Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính của dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện nam định 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 91 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Mai Anh. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích
dẫn nguồn gốc r ràng Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2014
Tác giả

Đỗ Công Hải

1


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Phân tính tính khả thi về kinh tế và tài
chính của Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1”, tác giả đã tích
lũy được một số kinh nghiệm bổ ích, ứng dụng các kiến thức đã học ở trường vào
thực tế Để hoàn thành được đề tài này tác giả đã được sự hướng dẫn giúp đỡ tận
tình của các thầy cơ giáo Viện Kinh tế và Quản lý-Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mai Anh, cùng các thầy cô
giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý đã tận tâm giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị trong các phịng, trung tâm
tại Viện Năng lượng-Bộ Cơng Thương và bạn bè khác đã giúp đỡ trong quá trình
thực hiện luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2014
Tác giả



Đỗ Công Hải

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ 2
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................. 6
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................................................ 7
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ.................................................. 12
1.1. Khái niệm về dự án đầu tƣ .............................................................................................. 12
1 1 1 Đầu tư ..........................................................................................................................12
1.1.2. Các khái niệm về dự án đầu tư.....................................................................................13
1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư ...............................................................................................14
1.1.4. Sự cầu thiết phải đầu tư theo dự án ..............................................................................14
1.2. Phân loại dự án đầu tƣ trong ngành điện ...................................................................... 16
1 2 1 Đặc trưng đầu tư ngành điện:.......................................................................................16
1.2.2. Các loại dự án điện ......................................................................................................16
1.3. Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tƣ .................................................. 17
1 3 1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ............................................................................................17
1 3 2 Giai đoạn thực hiện đầu tư ...........................................................................................22
1 3 3 Giai đoạn khai thác dự án ............................................................................................23
1.4. Phƣơng pháp tính tốn, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính đối với
dự án đầu tƣ. ........................................................................................................................... 23
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư ...............................................................................24

1.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư .......................................................................30
1.4.3. Phân tích kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư .......................................................................30
1.4.4. Phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư.......................................................................31
1.4.5. Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư...........................................................................34
CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ....................................... 38
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NAM DỊNH 1 ............................................................................. 38
2.1. Hiện trạng hệ thống điện quốc gia ................................................................................. 38
2.1.1 Tình hình sản xuất điện giai đoạn 2010-2013...............................................................38
2.1.2 Hiện trạng về nhu cầu điện năng ..................................................................................40
2.1.3. Dự báo phương án phát triển nhu cầu điện toàn quốc thời gian tới .............................41
2.2. Giới thiệu về dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 ..................... 43

3


2.2.1 Giới thiệu chung về Nhà máy .......................................................................................43
2.2.2. Lựa chọn kế hoạch đầu tư ............................................................................................44
2.2.3.Cấu trúc hợp đồng của Dự án theo hình thức BOT ......................................................48
2.3. Giới thiệu về dịng thu của dự án ................................................................................... 50
2.4. Giới thiệu về dòng chi của dự án .................................................................................... 50
2.4.1 Tổng mức đầu ...............................................................................................................50
2.4.2 Chi phí vận hành và bảo dưỡng ...................................................................................62
2.4.3 Chi phí nhiên liệu .........................................................................................................62
2.4.4 Chi phí trả lãi vốn vay..................................................................................................62
2.4.5 Trả nợ gốc ....................................................................................................................63
2.5. Kế hoạch và nguồn tài chính........................................................................................... 63
2.5.1 Kế hoạch tài chính cơ sở ..............................................................................................63
2.5.2 Kế hoạch nguồn vốn ....................................................................................................65
2.6. Rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, khả năng chuyển đổi và hỗ trợ của Chính phủ .............. 67
2.6.1 Rủi ro chuyển đổi ngoại tệ, khả năng chuyển ...............................................................67

2.6.2. Hỗ trợ của Chính phủ ...................................................................................................68
2.7. Kế hoạch chuyển giao ...................................................................................................... 69
a, Thời gian vận hành của Công ty BOT ...............................................................................69
b, Chuyển giao .......................................................................................................................69
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI VỀ ................................................................ 71
KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ..................................... 71
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN NAM ĐỊNH 1 ............................................................................. 71
3.1. Mục tiêu ............................................................................................................................ 71
3.2. Các thông số và giả thiết để phân tích ........................................................................... 72
3.2.1. Các thơng số kỹ thuật và kinh tế - tài chính.................................................................74
3 2 2 Giá bán điện của nhà máy ............................................................................................77
3.4. Phân tích tính khả thi về kinh tế của dự án................................................................... 77
3.4.1. Phương pháp luận ........................................................................................................77
3.4.2. Kết quả phân tích tính khả thi về kinh tế .....................................................................79
3.5. Phân tích tính khả thi về tài chính của dự án .............................................................. 81
3.5.1. Phương pháp luận ........................................................................................................81
3.5.2. Kết quả phân tích tính khả thi về tài chính ..................................................................82
3.6. Phân tích độ nhậy và đánh giá........................................................................................ 84
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 90
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC................................................................................................ 91

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý NGHĨA

STT


KÝ HIỆU

1

MOIT

2

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

4

NMNĐ

5

HTĐ

Hệ thống điện

6


QHĐ

Quy hoạch điện

7

BOT

Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

8

IPP

Dự án điện độc lập

9

PPA

Hợp đồng mua bán điện

10

CSA

Hợp đồng cung cấp than

11


NPV

Giá trị hiện tại rịng

12

IRR

Tỷ suất hồn vốn nội tại

13

B/C

Tỷ số Lợi ích/Chi phí

14

Thv

Thời gian hồn vốn

15

FCC

Chi phí cơng suất cố định

16


O&M

Chi phí vận hành và bảo dưỡng

17

FOMC

Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định

18

VOMC

Chi phí vận hành và bảo dưỡng biến đổi

Bộ Công Thương

Nhà máy Nhiệt điện

5


DANH MỤC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG


2.1

Công suất nguồn điện theo nhiên liệu giai đoạn 2010-2013

38

2.2

Tiêu thụ điện toàn quốc giai đoạn 2010-2013

40

2.3

Dự báo cơ cấu nguồn điện giai đoạn 2011-2030

42

2.4

Tóm tắt những đặc điểm chính của các hình thức đầu tư

46

2.5

Tổng hợp chi phí xây dựng

51


2.6

Tổng hợp chi phí thiết bị

52

2.7

Ước tính chi phí đền bù, hỗ trợ và tái định cư

53

2.8

Chi phí quản lý dự án

56

2.9

Chi phí tư vấn

57

2.10

Chi phí khác

59


2.11

Chi phí dự phịng

61

2.12

Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư

62

3.1

Tổng hợp các thơng số để phân tích kinh tế và tài chính

73

3.2

Tổng hợp thuế

76

3.3

Kết quả phân tích kinh tế

80


3.4

Kết quả phân tích tài chính

83

3.5

Kết quả phân tích độ nhậy

85

6


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
HÌNH

DIỄN GIẢI

TRANG

1.1

Đồ thì biểu diễn mối quan hệ giữa NPV với i

27

1.2


Sơ đồ lựa chọn, đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư

36

7


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng điện có vai trị hết sức to lớn trong phát triển kinh tế, đời sống và
xã hội, nó là năng lượng đầu vào của mọi ngành kinh tế, vì vậy nó đóng vai trị chi
phối tồn bộ nền kinh tế-xã hội của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Trong
những thập kỷ vừa qua, nhu cầu điện năng của toàn cầu tăng trưởng ngày một
nhanh hoà nhịp cùng với xu hướng tồn cầu hố Do đó vấn đề sản xuất điện năng
ngày càng đòi hỏi một cách bức thiết Tuy nhiên, đối với đất nước ta nói chung và
ngành Điện nói riêng, đã và đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn, đó
là sự hội nhập kinh tế tồn cầu (WTO), đó là sự chênh lệch q mức về năng lượng
của cầu so với cung. Nếu căn cứ vào số liệu dự báo về nhu cầu điện năng tiêu thụ
của nước ta trong những năm tới thì chúng ta nằm trong sự thiếu hụt khá lớn.
Bởi vậy, đứng trước những cơ hội và thách thức thì Điện lực Việt Nam phải
vượt qua rất nhiều khó khăn Và để đón nhận những điều kiện trên thì một trong
những giải pháp hữu hiệu đối với ngành Điện hiện nay là tận dụng những lợi thế về
địa lý, tài nguyên thiên nhiên của nước ta để xây dựng mới những Nhà máy thuỷ
điện, nhiệt điện, đồng thời mở rộng và nâng cấp những Nhà máy Nhiệt điện đã có
với những quy mơ lớn nhỏ khác nhau Do đó, đầu tư phát triển cho ngành Điện lực
là hết sức cần thiết, nó mang lại nhiều lợi ích cho xã hội Song, do đặc thù của
ngành Năng lượng nói chung và ngành Điện nói riêng là vốn đầu tư lớn, thời gian
xây dựng kéo dài, nên nó địi hỏi một q trình nghiên cứu chi tiết, tỉ mỉ và khối
lượng tính tốn khá lớn.
Xét từ sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) cho đến nửa đầu thập

kỷ 90 của thế kỷ XX, Việt Nam là một trong những nước nằm trong nhóm chậm
phát triển Nhưng với xu hướng mở của hội nhập, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần thì từ những năm 1993 tới nay, nước ta đã có những bước đi dài, vững
chắc, ngày một khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, theo đó là sự phát

8


triển vượt bậc của ngành Điện cùng hoà chung vào xu thế lớn mạnh của đất nước.
Hàng loạt các Nhà máy điện được xây dựng mới và mở rộng trên phạm vi cả nước.
Với những đặc điểm chung của dự án đầu tư NMNĐ, vấn đề đặt ra là để xây
dựng được NMNĐ có quy mơ lớn như dự án Nhiệt điện Nam Định 1 địi hỏi phải có
một lượng đầu tư rất lớn, nó bao gồm chi phí xây dựng cho bản thân cơng trình, chi
phí thiết bị, cho đền bù, di dân, tái định cư và san lấp mặt bằng. Ngồi ra cịn phải
cải tạo, nâng cấp, làm mới đường giao thông, bến bãi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho
chun chở, thi cơng xây dựng. Theo đó, trong đầu tư xây dựng dự án thì bên cạnh
các phương án kỹ thuật cịn có các phương án đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính
cho dự án Trong giai đoạn hiện nay nó rất có ý nghĩa bởi nó góp phần trong việc
phát triển thị trường điện, đặc biệt là vấn đề cổ phần hoá các Nhà máy điện hiện
nay. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính này là khá mới
mẻ đối với ngành Điện, trong đó cơng tác soạn thảo dự án hay chuẩn bị đầu tư phải
được nghiên cứu tốt, nhằm tạo tiền đề và yếu tố quyết định sự thành công hoặc thất
bại ở các giai đoạn tiếp theo. Sau khi xác định được phương án tối ưu thông qua
phân tích kinh tế (xem xét tổng thể Hệ thống điện quốc gia, các tác động xã hội,
mơi trường…) thì cần tiếp tục phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của
dự án với các phương án huy động nguồn vốn, kết quả nhằm xác định tính hiệu quả
về tài chính với doanh nghiệp, lợi nhuận mang lại cho chủ đầu tư, giúp cho chủ đầu
tư có hay không quyết định đầu tư vào dự án.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đặc biệt là dưới sự dẫn dắt, giúp đỡ
tận tình của giáo viên hướng dẫn, cũng như cán bộ các phòng, trung tâm của Viện

Năng lượng-Bộ Cơng Thương và để khẳng định tính khả thi của dự án Nhiệt điện
Nam Định 1 về mặt kinh tế và tài chính, tơi chọn đề tài:
‘Phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính của Dự án đầu tƣ xây
dựng Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1’ làm đề tài luận văn cao học cho mình.
Đây là một dự án lớn, nó có tầm ảnh hưởng và liên quan đến nhiều lĩnh vực,
những vấn đề trong xã hội như môi trường và sinh thái, chính sách của các cơ quan
đơn vị và cơ sở pháp lý, phát triển kinh tế và dân số, giao lưu quốc tế và thương mại

9


hố các nguồn năng lượng, trình độ cơng nghệ và mức độ cơng nghiệp hố, hiện đại
hố của từng vùng, miền và quốc gia. Tuy nhiên, do giới hạn của luận văn nên tôi
chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính
của dự án.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tài
chính dự án đầu tư NMNĐ, phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả tài chính, về hiện
trạng ngành Điện Việt Nam với sự cần thiết ra đời Dự án Nhà máy nhiệt điện Nam
Định 1. Từ đó vận dụng để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính cho dự án
đầu tư trên cơ sở phương án tối ưu về mặt kỹ thuật đã được Chính phủ phê duyệt.
Qua đó đề tài nhằm khẳng định tính khả thi của dự án về mặt kinh tế và tài chính.
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng ngành Điện Việt Nam nói chung và Nhà
máy nhiệt điện Nam Định 1 nói riêng.
Phạm vị nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu Dự án Nhà máy
nhiệt điện Nam Định 1, đặc biệt đi sâu vào nội dung phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế tài chính của nhà máy.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn lấy việc nghiên cứu khoa học kết hợp với thực tiễn, đồng thời sử

dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích kinh tế-kỹ thuật, kinh tế-tài
chính, so sánh và điều tra thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính
của Dự án Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1.
Những đóng góp của đề tài
Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư, dự án đầu tư, quá
trình hình thành một dự án đầu tư, phân biệt giữa phân tích tài chính và phân tích
kinh tế, các đặc điểm chung của dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện với nội
dung phân tích dự án đầu tư thơng qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

10


Hai là: Đánh giá hiện trạng ngành Điện Việt Nam, sự cần thiết phải có các
nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030. Giới thiệu
tổng quan về Dự án Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1.
Ba là: Xác định tổng vốn đầu tư, chi phí, doanh thu hàng năm, từ đó xây
dựng dịng tiền dự án với các phương án về nguồn vốn huy động khác nhau và tính
tốn các chỉ tiêu phân tích tài chính Dự án Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1, nhằm
khẳng định tính khả thi của dự án về mặt kinh tế và tài chính.
Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo thì
được chia làm 3 chương chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về dự án đầu tƣ.
Chƣơng 2: Giới thiệu về dự án Đầu tƣ xây dựng Nhà máy nhiệt điện
Nam Định 1.
Chƣơng 3: Phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính của dự án đầu
tƣ xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nam Định 1.

11



CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.1. Khái niệm về dự án đầu tƣ
1.1.1. Đầu tƣ
Đầu tư là sự “hy sinh” các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm đạt được lợi ích cho người đầu tư trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ
ra.
Nguồn lực ở đây có thể là: Tiền vốn, tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất,
sức lao động, trí tuệ…
Kết quả ở đây có thể là sự tăng thêm về: Tài sản vật chất (Nhà máy, đường
giao thơng, các sản phẩm khác…), tài sản chính (tiền vốn, trái phiếu, cổ phiếu…),
tài sản trí tuệ (trình độ văn hố, chun mơn, khoa học kỹ thuật…), nguồn nhân lực
(lao động tăng cả về chất và lượng, có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao
hơn trong xã hội).
Cịn lợi ích ở đây là thực hiện được mục tiêu của chủ đầu tư và các lợi ích
kinh tế-xã hội.
Mặt khác, nguồn gốc của mọi vấn đề kinh tế là sự khan hiếm, do khan hiếm
buộc con người phải có những quyết định đúng đắn về mọi hoạt động của mình
trong mơi trường cuộc sống, đặc biệt là đối với những quyết định đòi hỏi sự đầu tư
thời gian dài và khả năng kinh tế lớn Như vậy, điều đặt ra ở đây là làm thế nào để
dung hoà mối quan hệ mâu thuẫn giữa ham muốn gần như vô hạn của con người với
sự khan hiếm, với sự hữu hạn của của nguồn của cải, vật chất, tài nguyên thiên
nhiên, thời gian…
Chính bởi những lý do đó, các nhà đầu tư cần sử dụng các nguồn lực một
cách hiệu quả và dự án đầu tư được lập ra trong khâu chuẩn bị đầu tư để giúp các
hoạt động đầu tư được thực hiện tốt hơn, theo sát mục tiêu mà chủ đầu tư đặt ra,
tránh được những sai sót cũng như rủi ro trong q trình thực hiện dự án.
Trong lĩnh vực đầu tư có các loại sau:
Đầu tư tài chính: Mua cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm…


12


Đầu tư thương mại: Đầu tư tiền vốn mua hàng hoá vào rồi bán tra để hưởng
chênh lệch giá.
Đầu tư phát triển: Tạo ra của cải, vật chất và tài sản mới cho xã hôi.
Đầu tư cho lao động: Tăng chất và lượng cho lao động.
Điểm khác biệt của đầu tư phát triển so với các loại đầu tư khác là tạo ra tài
sản mới cho nền kinh tế.
Tóm lại, đầu tư là hoạt động trong tương lai, nó đem lại lợi ích tài chính cho
chủ đầu tư đối với dự án sản xuất kinh doanh và lợi ích kinh tế-xã hội đối với dự án
công cộng. Nếu dự án được thực hiện thành cơng thì sẽ sinh lợi cịn nếu thất bại sẽ
đem lại sự rủi ro cho dự án.
1.1.2. Các khái niệm về dự án đầu tƣ
Dự án đầu tư là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư, là một tập hợp các biện
pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý đã được đề xuất về các mặt kỹ thuật, công
nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc bỏ vốn đầu
tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế-xã hội đem
lại cho quốc gia một cách lớn nhất có thể được. Vì thế, dự án đầu tư có thể được
xem xét từ nhiều mặt khác nhau:
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách
chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những
kết quả nhằm giải quyết được những mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định.
- Về mặt quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế-xã hội trong một thời gian dài.
- Về mặt kế hoạch hố: Dự án đầu tư là một cơng cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, làm
tiền đề cho các quyết dịnh đầu tư và tài trợ Đây là một hoạt động kinh tế riêng biệt
nhỏ nhất trong cơng tác kế hoạch hố.
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan

với nhau và đã được kế hoạch hoá nhằm đạt được những mục tiêu đã định bằng việc

13


tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng các
nguồn lực xác định.
1.1.3. Vai trò của dự án đầu tƣ
 Đối với Nhà nước và các định chế tài chính (các cơ quan cho vay): Dự án
đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự
án.
 Đối với chủ đầu tư-Dự án đầu tư là cơ sở để:
-

Xin giấy phép đầu tư hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư và giấy phép
hoạt động.

-

Xin được hưởng ưu đãi trong đầu tư (nếu dự án thuộc diện ưu tiên).

-

Xin được vay vốn của các định chế tài chính trong và ngồi nước.

-

Kêu gọi góp vốn và niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng
khoán.


1.1.4. Sự cầu thiết phải đầu tƣ theo dự án
Trong những hoạt động đầu tư có một số điểm nổi bật sau:
 Tính sinh lợi: Đây là đặc trưng hàng đầu của đầu tư, không thể coi là đầu
tư nếu việc sử dụng tiền vốn, các nguồn lực khơng nhằm mục đích thu lại kết quả có
lợi cho người đầu tư ở trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra ở hiện tại để
đạt được kết quả đó Như vậy, đầu tư khác với:
-

Việc mua sắm, cất trữ, để dành (chỉ cần giữ được lượng giá trị vốn có,

khơng nhất thiết phải sinh lợi)
-

Việc mua sắm nhằm mục đích tiêu dùng thì trong những trường hợp này

tiền không sinh lời mà ngược lại.
-

Việc chi tiêu vì những lý do nhân đạo hoặc tình cảm.

 Hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, đối với hoạt
động đầu tư phát triển thì lượng vốn này nằm khê đọng, khơng vận động trong suốt
quá trình thực hiện dự án đầu tư (vốn không sinh lời).

14


 Hoạt động đầu từ là hoạt động có tính chất lâu dài:
-


Thời gian để tiến hành một công việc đầu tư cho đến khi các thành quả

của nó phát huy tác dụng thường kéo dài trong nhiều năm, tháng
-

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư để thu hồi vốn hoặc đến khi thanh

lý tài sản do vốn đầu tư tạo ra cũng thường kéo dài.
-

Các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài: có thể vài

năm, chục năm, hoặc thậm chí tồn tại vĩnh viễn.
 Các thành quả của hoạt động đầu tư là các cơng trình xây dựng sẽ hoạt
động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên thì sản xuất phải chịu ảnh hưởng của
điều kiện địa hình, thời tiết của khu vực đó
Do thời gian đầu tư kéo dài nên kết quả của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố không ổn định theo thời gian tự nhiên và kinh tế-xã hội Đặc điểm
này cũng do tính chất lâu dài quy định.
Chính vì những đặc điểm trên, để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được tiến
hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao
thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị, có nghĩa là phải xem xét, tính
tốn tồn diện các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, mơi trường xã hội,
pháp lý…có liên quan đến q trình đầu tư Ngồi ra phải tính đến sự phát huy tác
dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư, phải dự đoán được các yếu tố bất
định sẽ xẩy ra trong quá trình thực hiện đầu tư cho đến khi các thành quả của hoạt
động đầu tư phát huy tác dụng có ảnh hưởng đến sự thành bại của cơng cuộc đầu tư
Mọi sự xem xét, tính tốn và chuẩn bị này được thể hiện trong dự án đầu tư, thực
chất là quá trình lập dự án đầu tư Có thể nói, dự án đầu tư là kim chỉ nam, là cơ sở
vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tếxã hội mong muốn. Tóm lại, mọi giai đoạn của đầu tư phải được thực hiện theo dự

án thì mới đạt hiệu quả tối ưu

15


1.2. Phân loại dự án đầu tƣ trong ngành điện
1.2.1. Đặc trƣng đầu tƣ ngành điện:
Trong hệ thống cơ sở hạ tầng ngành Điện là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn, nó địi hỏi một cơ chế riêng biệt hay nói một cách khác là nó có nhu cầu
vốn đầu tư rất lớn. Bởi nó được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế, từ các đề án
quy hoạch, các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, các thiết kế kỹ thuật-tổng
dự toán, và vốn đầu tư phải dựa trên khái toán vốn đầu tư đối với hạng mục chính
của cơng trình. Mặt khác, nó cịn mang tính chất cơng nghệ-thời đại.
Như vậy, để có thể đầu tư xây dựng được một cơng trình thuộc ngành Điện
phải cần một quỹ thời gian khá dài. Bắt đầu từ những ý tưởng, các nghiên cứu, các
báo cáo, các đề án…các quá trình xây dựng và vận hành. Bên cạnh đó cũng cần
phải tính tốn đến tính đồng bộ trong phát triển nguồn và lưới, bởi nếu không đảm
bảo tính đồng bộ sẽ gây ra sự mất cân bằng trong vận hành, từ đó dẫn đến tính cơng
nghệ-thời đại khơng cịn đảm bảo và như vậy là động nghĩa với sự lạc hậu. Ngoài
ra, đầu tư ngành Điện cũng có liên quan mật thiết đến sự phát triển của các ngành
khác, ví dụ như ngành Than, ngành Dầu khí…
1.2.2. Các loại dự án điện
Trong ngành Điện có khá nhiều các phương án đầu tư và các loại dự án điện
khác nhau Điều đó địi hỏi một q trình nghiên cứu, khảo nghiệm và quy hoạch
chuẩn xác. Xuất phát từ luận điểm đó mà dự án điện phải bắt đầu từ những nghiên
cứu trong tổng sơ đồ phát triển điện lực.
Căn cứ trên dữ liệu của tổng sơ đồ phát triển điện lực mà ta chia ra hai loại
quy hoạch đó là quy hoạch nguồn điện và lưới điện.
Trong quy hoạch nguồn điện gồm có nguồn thuỷ điện, nhiệt điện (than, dầu,
khí…), điện nguyên tử và các nguốn khác Cịn đối với quy hoạch lưới điện cũng

gồm có quy hoạch truyền tải và phân phối.
Bắt nguồn từ các dữ liệu trong tổng sơ đồ phát triển điện lực với các vấn đề
về quy hoạch nguồn và lưới mà hình thành các dự án về điện. Tuy nhiên, do thể chế

16


chính trị, pháp luật và cơ chế nền kinh tế nên ta có các dự án điện thuộc ngành Điện
Việt Nam (EVN) và các dự án điện không thuộc ngành Điện Việt Nam (ngồi
EVN).
1.3. Q trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tƣ
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư phải trải qua 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

-

Giai đoạn thực hiện đầu tư

-

Giai đoạn khai thác

1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ
Trong ba giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định
sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn vận hành kết quả
đầu tư Do đó, đối với giai đoạn đầu này, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của
các kết quả nghiên cứu, tính tốn và dự đốn là quan trọng nhất, nó gồm các công
việc sau:

 Xác định sự cần thiết đầu tư
 Tiếp tục, thăm dò thị trường
 Điều tra, khảo sát, chọn địa điểm
 Lập, thẩm định dự án khả thi
Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5-5% tổng vốn đầu tư
của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 9599,5% vốn đầu tư còn lại của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ,
không phải phá đi, làm lại, tránh được những chi phí khơng cần thiết khác…) Điều
này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng
thu hồi vốn đầu tư và có lãi đối với các dự án sản xuất kinh doanh, nhanh chóng
phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến đối với các dự án xây dựng. Soạn thảo dự án
nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, được tiến hành qua ba mức độ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi

17


Nghiên cứu khả thi
a. Nghiên cứu và phát triển các cơ hội đầu tƣ
Nội dung của giai đoạn này là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc
tiến hành một công cuộc đầu tư, các kết quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư
Đây là giai đoạn hình thành dự án, là bước nghiên cứu sơ bộ. Yêu cầu của
giai đoạn này là phải đưa ra được các thông tin cơ bản phản ánh sơ bộ khả năng
thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ
tự ưu tiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngành,
và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, vùng, miền hoặc quố gia.
 Các loại cơ hộ đầu tư: Căn cứ vào phạm vi đầu tư chia thành hai loại:
-

Cơ hội đàu tư chung: là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành,


vùng, cả nước hoặc cho một loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, ứng với mỗi
cơ hội đầu tư ta có một dự án.
Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ
phận hoạt động kinh tế-xã hội cần và có thể được đầu tư trong từng thời kỳ phát
triển kinh tế-xã hội của ngành, của khu vực, vùng, miền, quốc gia hoặc của từng
loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó hình thành các dự án sơ bộ.
Trong giai đoạn này các cấp quản lý kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ
chức quốc tế (nếu được mời), các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân liên quan
đến dự án sẽ tham gia (ở mức độ khác nhau) vào quá trình nghiên cứu và sàng lọc
các dự án, chọn ra một số dự án thích hợp với tình hình phát triển cũng như khả
năng của nền kinh tế, với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,
của đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành và
hứa hẹn hiệu quả kinh tế, tài chính khả quan.
-

Cơ hội đầu tư cụ thể: Là các cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ từng

đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát hiện những khâu, những giải pháp
kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có

18


thể được đầu tư trong kỳ kế hoạch vừa để phục vụ cho việc thực hiện chiến lược
phát triển của đơn vị, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển ngành, vùng và đất nước.
 Các căn cứ để nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư:
-

Chiến lược phát triển kinh tê-xã hội của vùng, của đất nước, của địa


phương hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, của cơ sở.
-

Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc

dịch vụ cụ thể nào đó
-

Tình hình cung cấp các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đó

trong nước và trên thế giới cịn có chỗ trống cho dự án chiếm chỗ hay khơng?
-

Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, vốn, sức lao động cần và có

thể khai thác để thực hiện dự án, những lợi thế so sánh nếu thực hiện dự án.
-

Những kết quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư

 Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư:
Xác dịnh một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ nhận thấy về các
khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có
khả năng đầu tư phải cân nhắc và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn
nghiên cứu sau hay không.


Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội dầu tư: Còn sơ sài, được thể hiện ở


việc xác định đầu vào, đầu ra, hiệu quả tài chính thường dựa vào các ước tính tổng
hợp hoặc dựa vào các dự án tương tự để xem xét.
Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư phải được tiến hành thường
xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, tư đó xác
định danh mục các dự án cần thực hiện trong từng kỳ kế hoạch.
b. Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển
vọng, cơ hội đầu tư này thường có quy mơ tương đối lớn, có tính chất kỹ thuật phức
tạp, thời gian thu hồi vốn lâu và có nhiều yếu tố bất định tác động.

19


Bước này nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư
còn thấy phân vân, chưa chắc chắn nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu
tư (đã được xác định ở cấp Bộ, ngành, vùng hoặc cả nước) hoặc để khẳng định lại
cơ hội đầu tư đã được lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay khơng.
Đối với các cơ hội đầu tư có quy mơ nhỏ, khơng phức tạp về mặt kỹ thuật và
triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền
khả thi.
Mục đích của giai đoạn này tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu hơn, chi tiết
hơn cơ hội đầu tư đã lựa chọn nhằm khẳng định lại một lần nữa ý đồ đưa ra đầu tư
là đúng
 Nội dung nghiên cứu tiền khả thi:
-

Nghiên cứu về các bối cảnh chung về kinh tế-xã hội, pháp luật có ảnh
hưởng đến dự án.

-


Nghiên cứu khía cạnh thị trường.

-

Nghiên cứu kỹ thuật.

-

Nghiên cứu về tổ chức quản lý và nhân sự.

-

Xem xét về tài chính.

-

Phân tích khía cạnh kinh tế-xã hội của dự án.

Những nội dung trên cũng được xem xét ở giai đoạn nghiên cứu khả thi sau
này.
 Đặc điểm của giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi:
Mặc dù có chi tiết hơn so với giai đoạn trước nhưng ở đây việc nghiên cứu
vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái tĩnh, ở mức độ trung bình cả đời dự án.
Điều này thể hiện:
- Vẫn chưa đi vào phân tích từng năm mà chỉ chọn một năm là đại diện để
nghiên cứu (ước tính trong một năm nào đó của đời dự án).
- Chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố quyết định (do dự tính tại một
năm mà chưa xét đến các yếu tố tác động của từng năm)
- Chưa phân tích cụ thể từng nội dung của dự án (chỉ là ước tính).


20


Bởi vậy, kết quả nghiên cứu của giai đoạn này mới chỉ là ước tính sơ lược và
mức độ chính xác chưa cao, tuy nhiên nó cũng tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để
tiến hành giai đoạn sau hoặc dừng lại nếu kết quả nghiên cứu không khả thi Do đó,
sản phẩm của giai đoạn này là dự án tiền khả thi.
 Nội dung của luận chứng tiền khả thi:
- Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả
thi.
- Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định
cho đầu tư Các thơng tin đưa ra phải đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư
- Những khía cạnh gây khó khăn cho việc thực hiện đầu tư và vận hành các
kết quả đầu tư sau này đòi hỏi phải tổ chức các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên
cứu hỗ trợ.
Nghiên cứu hỗ trợ còn gọi là nghiên cứu chức năng, đó là nghiên cứu một
cách chuyên sâu, kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định cuối cùng (thông thường đối
với các dự án quy mô lớn, tuỳ theo yêu cầu của dự án nội dung nào cần thì bổ sung
cho quá trình nghiên cứu tiền khả thi được tốt hơn, được tiến hành song song hoặc
nghiên cứu tiền khả thi).
c. Nghiên cứu khả thi
Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu Trong đó giai
đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay khơng, có bền vững và hiệu
quả hay khơng?
Nghiên cứu khả thi (chính thức đi vào lập dự án) được coi là cốt lõi của quá
trình lập dự án đầu tư nhằm đưa ra những kết luận chính xác về các vấn đề cơ bản
của dự án. Kết quả là cơ sở để các cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt dự án.
 Nội dung của nghiên cứu khả thi:
Nội dung bao bồm sáu nội dung như trong nghiên cứu tiền khả thi nhưng chỉ

khác nhau ở mức độ chi tiết hơn và chính xác hơn, cụ thể và r ràng hơn, cịn ở tiền
khả thi chỉ là ước tính.

21


Vậy, quá trình soạn thảo dự án trải qua ba cấp độ nghiên cứu theo hướng là
kết quả dự án ngày càng đầy đủ, chi tiết, chính xác hơn:
- Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư: Nhằm loại bỏ ngay những dự kiến rõ
ràng không khả thi mặc dù khơng đi sâu vào chi tiết. Tính khơng khả thi này được
chứng minh bằng những số liệu thống kê, các tài liệu thơng tin kinh tế dễ tìm Điều
này đã tiết kiệm được thời gian và chi phí của các nghiên cứu kế tiếp.
- Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi: Nhằm loại bỏ các dự án bấp bênh về thị
trường, kỹ thuật…, những dự án mà kinh phí đầu tư quá lớn, mức sinh lợi nhỏ hoặc
không thuộc loại ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, hoặc chiến lược
sản xuất kinh doanh. Nhờ đó các chủ đầu tư có thể hoặc loại bỏ hẳn dự án để đỡ
phải chi phí thời gian, kinh phí, hoặc xếp lại dự án để chờ cơ hội thuận lợi hơn
- Giai đoạn nghiên cứu khả thi: Kiểm tra lại lần cuối cùng các yếu tố nhằm
đi đến kết luận chính xác về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã được
tính tốn chi tiết, cẩn thận, các đề án kinh tế-kỹ thuật, các lịch, biểu và tiến độ thực
hiện dự án trước khi quyết định đầu tư vào dự án một cách chính thức.
Như vậy, dự án đầu tư là một trong những công cụ thực thi kế hoạch kinh tế
của ngành, của địa phương, của quốc gia và đem lại lợi ích kinh tế-xã hội cho đất
nước, cho nhà đầu tư
1.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tƣ
Trong hai giai đoạn này vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, 95-99,5% vốn
đầu tư của dự án được giải ngân mà nó đã nằm đọng trong suốt quá trình chuẩn bị
và thực hiện đầu tư Đây là quãng thời gian vốn không sinh lợi, thời gian thực hiện
đầu tư càng dài thì vốn tồn đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. Bên cạnh đó cịn có
những tổn thất do điều kiện thời tiết gây nên đối với trang thiết bị chưa hay đang

được thi công (đối với cơng trình đang được thi cơng dở dang).
Mặt khác, thời gian thực hiện đầu tư lại lệ thuộc khá lớn vào chất lượng công
tác chuẩn bị đầu tư, cơng tác quản lý q trình thực hiện đâu tư và các hoạt động
khác trong quản lý việc thực hiện dự án có liên quan trực tiếp đến các kết quả của
q trình thực hiện đầu tư đã được tính toán trong dự án đầu tư

22


 Giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm một số nội dung cơ bản sau:
-

Thi công xây lắp công trình.

-

Lắp đặt máy móc, thiết bị.

-

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.

-

Chạy thử và nghiệm thu sử dụng.

-Quyết tốn vốn đầu tư xây dựng khi đã hồn thành cơng trình và đưa dự án
vào khai thác, sử dụng.
1.3.3. Giai đoạn khai thác dự án
Giai đoạn này nhằm đạt được các mục tiêu của dự án, làm tốt công tác chuẩn

bị đầu tư và thực hiện đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý
và phát huy hết tác dụng của các kết quả đầu tư Thời gian phát huy tác dụng của
các kết quả đầu tư chính là đời của dự án, nó gắn liền với đời sống của sản phẩm do
nó tạo nên trên thị trường.
Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra bảo đảm tính đồng bộ,
giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, địa điểm thích hợp, quy mơ tối ưu thì
hiệu quả trong hoạt động của các kết quả này và mục dích của nó chỉ phụ thuộc trực
tiếp vào q trình tổ chức quản lý các kết quả đầu tư
Trong giai đoạn sản xuất kinh doanh dịch vụ được chia làm hai dạng:
- Nếu dự án có tuổi đời < 5 năm: Khơng chia
- Nếu dự án có tuổi đời >= 5 năm: Chia làm ba bước:
+ Sử dụng chưa hết công suất.
+ Công suất sử dụng ở mức cao nhất.
+ Công suất giảm dần và thanh lý ở cuối đời dự án.
1.4. Phƣơng pháp tính tốn, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính đối
với dự án đầu tƣ.
Trong giai đoạn hiện nay, việc phân tích kinh tế-tài chính cho các dự án đầu
tư là một cơng việc rất phức tạp, rộng lớn và liên quan đến nhiều lĩnh vực Đối với
ngành năng lượng, cụ thể là các nhà máy điện cũng khơng nằm ngồi quy luật này.

23


Trong phần này sẽ tập trung xem xét cơ sở lý thuyết và phương pháp phân
tích kinh tế-tài chính cho các dự án đầu tư và áp dụng vào ngành năng lượng, cụ thể
là các dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện.
Bất kỳ một dự án nào cũng cần đánh giá tồn diện với các khía cạnh: kỹ
thuật, tài chính, kinh tế, chính trị xã hội và mơi trường sinh thái. Do vậy, để tiến
hành thực thi một dự án đầu tư phải thực hiện các loại phân tích Trong đó:
- Phân tích kinh tế-kỹ thuật nhằm lựa chọn được phương án tối ưu về kỹ

thuật trên quan điểm kinh tế.
- Phân tích kinh tế-tài chính nhằm mục đích xác định hiệu quả tài chính mà
các dự án mang lại cho chủ đầu tư
- Phân tích kinh tế-xã hội để xác định được hiệu quả của dự án mang lại đối
với sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tƣ
Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế-tài chính dự án đầu tư là bước quan
trọng, bởi nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ kết quả tài
chính. Vì vậy, thu nhập và chi phí trực tiếp của dự án được tính bằng tiền theo giá
trị thị trường thực tế (hoặc dự kiến). Việc phân tích này nhằm đánh giá sự đúng đắn
và khả năng chấp nhận của từng dự án cũng như để so sánh các dự án trên cơ sở
hiệu quả kinh tế của chúng.
1.4.1.1.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV

 Định nghĩa:
Việc so sánh đánh giá nhiều dự án thì tất cả các dự án đó phải được chiết
khấu về cùng thời điểm. Các lợi ích và chi phí của dự án có thể được chiết khấu về
năm gốc 0, thường là năm trước khi dự án đi vào vận hành hoạt động.
NPV là tổng lãi của dự án (Thu nhập - Chi phí)
 Cơng thức NPV



-t

24



Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tài thuần
i: Hệ số chiết khấu
Bt: Doanh thu tại năm t
t: Thời gian
Ct: Chi phí tại năm t
n: Tuổi thọ dự án
Hệ số chiết khấu phải dựa một cách chặt chẽ vào tỷ lệ lãi thực tế trên thị
trường vốn, nhằm phản ánh đúng ảnh hưởng của yếu tố thời gian và chi phí cơ hội
của các phương án sử dụng vốn đầu tư Thường khi vốn đầu tư được tài trợ bằng
vốn vay dài hạn thì tỷ lệ lãi suất thực tế phải trả sẽ được lấy làm hệ số chiết khấu.
Trên góc độ hiệu quả kinh tế vốn đầu tư thì dự án sẽ được chấp nhận nếu
NPV ≥ 0 Trong trường hợp lựa chọn nhiều dự án xem xét dự án nào có giá trị NPV
lớn nhất sẽ được lựa chọn thực hiện.
 Ưu, nhược điểm của phương pháp
 Ưu điểm:
NPV là tiêu chuẩn tốt để lựa chọn các dự án, trên quan điểm cực đại hoá lợi
nhuận, theo nguyên tắc dự án được lựa chọn là dự án mang lại NPV dương lớn nhất.
 Nhược điểm:
Nhược điểm chính của tiêu chuẩn giá trị hiện tại là nó rất nhạy cảm với hệ số
chiết khấu được sử dụng Thay đổi trong hệ số chiết khấu có thể ảnh hưởng lớn đến
giá trị hiện tại của các lợi ích và chi phí. Dự án thường phải chịu các khoản chi phí
lớn trong những năm đầu tiên, khi vốn đầu tư được thực hiện và các lợi ích chỉ xuất
hiện trong những năm sau, khi các dự án đi vào hoạt động. Bởi vậy khi hệ số chiết
khấu cao, giá trị hiện tại của dịng lợi ích sẽ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của
dịng chi phí và do đó giá trị NPV của dự án sẽ giảm. Khi số chiết khấu này vượt
qua một mức nào đó giá trị hiện tại sẽ chuyển từ dương sang âm Như vậy NPV
không phải là một tiêu chuẩn tốt nếu không xác định được hệ số chiết khấu thích

25



×