Tải bản đầy đủ (.docx) (209 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIÊP ve viec day mang xuat khau ho tieu sang thi truong my

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 209 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

HUỲNH THỊ Ý NHI
LỚP: CLC – 14DTM2

KHÓA 14D

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA CÔNG
TY CP TM DV XNK TRÂN CHÂU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH, 11 THÁNG 05 NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

HUỲNH THỊ Ý NHI
LỚP: CLC – 14DTM2

KHÓA: 14D

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA CÔNG
TY CP TM DV XNK TRÂN CHÂU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1421001488


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TH.S LÊ QUANG HUY


LỜI CẢM ƠN!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cơ giáo trường Đại học Tài Chính
Marketing đã truyền đạt, giảng dạy trong suốt 4 năm qua để em có đầy đủ kiến thức và
kĩ năng để áp dụng vào cơng việc đồng thời hồn thành tốt khóa luận. Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn tới thầy Th.s Lê Quang Huy, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
q trình thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty và tồn thể các anh chị nhân
viên của cơng ty CP TM DV XNK Trân Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ và
hướng dẫn em trong suốt q trình thực tập. Đặc biệt là ln hỗ trợ em tìm kiếm và thu
thập tài liệu để đề tài được chính xác và hồn thiện hơn. Trong suốt q trình thực tập tại
cơng ty em đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế và nhiều kinh nghiệm q giá.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn cũng như kiến thức cịn hạn chế nên đề tài khó
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy
cơ giáo cùng phía đơn vị thực tập để đề tài trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Ý Nhi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn Th.s Lê Quang
Huy, đảm bảo tính trung thực về nội dung của khóa luận và tuân thủ các quy định về
trích dẫn, tài liệu tham khảo

Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Ý Nhi


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Sự phù hợp của đề tài đối với chuyên ngành đào tạo: ……………………...
…………………………………………………………................
………………………………...
…………………………………………………………................
……………………………...…………………………………………...
…………………………………………………………................
………………………………
2. Sự trùng lắp đề tài và mức độ sao chép các tài liệu đã công bố: ……………………...
…………………………………………………………................……………………...
………………………...
…………………………………………………………................
………………………………………………………………................
……………………...…………………………………………………………………
3. Sự phù hợp về mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
……………………...…………………………………………………………................
……………………………...
…………………………………………………………................
……………………………...………………………………………………………
4. Mức độ phù hợp về kết cấu các nội dung nghiên cứu: ……………………...

…………………………………………………………...............……………………...
…………………………………………………………................
……………………………...
…………………………………………………………...........
5. Mức độ phân tích, đánh giá chuyên sâu, sáng tạo các nội dung nghiên cứu:


……………………………………………………………………………………………..
.…………………………………………………………................
……………………………...
…………………………………………………………................
……………………………...
…………………………………………………………................………

6. Hình thức trình bày khóa luận (font chữ, size chữ; căn hàng, căn lề; bảng, hình; văn
phong; lỗi chính tả; trích dẫn nguồn và danh mục tài liệu tham khảo):
………………...…………………………………………………………................
……………………...…………………………………………………………...
…………………………………………………………................
……………………………...
…………………………………………………………................
……………………………...

Tp. Hồ Chí Minh, ngày.…tháng. …năm ……
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi đầy đủ họ tên)


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦ
.............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU.....7
1.1.

Một số khái niệm về hoạt động xuất khẩu:..........................................................7

1.2.

Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp:.......................................................8

1.3.

Các hình thức xuất khẩu:.....................................................................................8

1.3.1.

Xuất khẩu trực tiếp:......................................................................................8

1.3.2.

Xuất khẩu ủy thác:........................................................................................9

1.3.3.

Buôn bán đối lưu:.......................................................................................10

1.3.4.

Xuất khẩu tại chỗ:.......................................................................................11


1.3.5.

Gia công quốc tế:........................................................................................11

1.3.6.

Tạm nhập tái xuất:......................................................................................12

1.3.7.

Chuyển khẩu:.............................................................................................13

1.3.8.

Xuất theo nghị định thư..............................................................................13

1.4.

Quy trình tổ chức kinh doanh xuất khẩu:..........................................................13

1.4.1.

Nghiên cứu thị trường:...............................................................................14

1.4.2.

Tìm kiếm đối tác:.......................................................................................15

1.4.3.


Lập phương án kinh doanh:........................................................................15

1.4.4.

Đàm phán và kí kết hợp đồng:....................................................................17

1.4.5.

Thực hiện hợp đồng xuất khẩu:..................................................................20


1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu:..............24

1.5.1.

Các nhân bên ngoài doanh nghiệp:.............................................................24

1.5.2

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp..........................................................30

1.6.

Các phương pháp đánh giá tình hình xuất khẩu của cơng ty:............................32

1.6.1.


Phương pháp so sánh:.................................................................................32

1.6.2.

Phương pháp số tuyệt đối:..........................................................................33

1.6.3.

Phương pháp chỉ số:...................................................................................33

1.7.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty:.....................34

1.7.1.

Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty theo sản lượng hàng

hóa xuất khẩu:..........................................................................................................34
1.7.2.

Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của cơng ty theo giá trị hàng hóa

xuất khẩu:................................................................................................................34
1.7.3.

Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty theo doanh thu xuất

khẩu……….............................................................................................................35
1.7.4.


Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty theo thị trường, thị

phần của công ty:.....................................................................................................36
1.7.5. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của cơng ty theo phương thức thanh
tốn…………...…………………………………………………………………….38
1.7.6 Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty theo điều kiện thương mại
Incoterms...................................................................................................................40
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU
CỦA CÔNG TY CP TM DV XNK TRÂN CHÂU SANG THỊ TRƯỜNG MĨ GIAI
ĐOẠN 2013-2017..........................................................................................................43
2.1

Tổng quan về công ty CP TM DV XNK Trân Châu:.........................................43


2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty CP TM DV XNK Trân Châu:
43

2.1.2

Chức năng và nhiệm vụ của công ty CP TM DV XNK Trân Châu:...........45

2.1.3

Cơ cấu tổ chức và quản trị của cơng ty:......................................................45

2.2


Phân tích tình hình kinh doanh chung của cơng ty CP TM DV XNK Trân Châu:
49

2.2.1

Sản phẩm xuất khẩu kinh doanh của công ty CP TM DV XNK Trân Châu:
49

2.2.2

Hình thức kinh doanh của công ty CP TM DV XNK Trân Châu:...............50

2.2.3

Công nghệ sản xuất của công ty CP TM DV XNK Trân Châu:..................51

2.2.4

Giới thiệu đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty CP TM DV XNK Trân

Châu: 56
2.2.5

Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty CP TM DV XNK Trân Châu:. .57

2.2.6

Phân tích kết quả kinh doanh của cơng ty CP TM DV XNK Trân Châu:...59


2.3

Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty CP TM DV XNK Trân

Châu sang thị trường Mĩ giai đoạn 2013-2017:...........................................................61
2.3.1

Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty CP TM DV XNK Trân

Châu sang thị trường Mĩ theo kim ngạch và số lượng xuất khẩu giai đoạn 20132017:

62

2.3.2

Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty CP TM DV XNK Trân

Châu sang thị trường Mĩ theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2013-2017:.....................65
2.3.3

Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty CP TM DV XNK Trân

Châu sang thị trường Mĩ theo phương thức xuất khẩu giai đoạn 2013-2017:..........68
2.3.4

Phân tích doanh thu theo phương thức thanh tốn Phân tích kết quả kinh

doanh xuất khẩu của cơng ty CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mĩ theo
phương thức thanh toán giai đoạn 2013-2017:.........................................................70



2.3.5

Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của cơng ty CP TM DV XNK Trân

Châu sang thị trường Mĩ theo điều kiện Incoterm giai đoạn 2013-2017:.................72
2.4

Phân tích hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Hồ tiêu của công ty

CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mỹ:.......................................................74
2.4.1

Phân tích hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng trong xuất khẩu

Hồ tiêu sang thị trường Mỹ:.....................................................................................74
2.4.2

Phân tích hoạt động lập phương án kinh doanh xuất khẩu Hồ tiêu của công

ty CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mỹ:...............................................76
2.4.3

Phân tích hoạt động đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu Hồ tiêu của công

ty CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mỹ:...............................................77
2.4.4

Phân tích hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Hồ tiêu của công


ty CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mỹ:...............................................79
2.5

Một số đặc điểm thị trường Mỹ trong tiêu thụ mặt hàng Hồ tiêu......................91

2.5.1

Một số đặc điểm về thị trường Mỹ:............................................................91

2.5.2

Quan hệ thương mại Việt Nam- Mỹ:........................................................100

2.5.3

Thị hiếu tiêu dùng mặt hàng Hồ tiêu tại thị trường Mỹ:...........................103

2.5.4

Phân tích tình hình cung cầu Hồ tiêu tại thị trường Mỹ:...........................104

2.5.5

Quy định nhập khẩu chung về mặt hàng Hồ tiêu tại thị trường Mỹ:.........109

2.6

Đánh giá hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty:.....................113

2.6.1


Những điểm mạnh của cơng ty:................................................................113

2.6.2

Những điểm yếu:......................................................................................114

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA CÔNG TY CP TM DV XNK TRÂN CHÂU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ.............................................................................................................. 116
3.1

Giới thiệu chung chương 3..............................................................................116


3.2

Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................116

3.2.1

Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................116

3.2.2

Quy trình nghiên cứu:...............................................................................120

3.3

Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu:.................................121


3.4

Thang đó nghiên cứu các biến độc lập:...........................................................123

3.4.1

Thang đo Mơi trường Chính trị-pháp luật-kinh tế Mỹ:.............................123

3.4.2

Thang đo cơ sở hạ tầng:...........................................................................124

3.4.3

Thang đo chính sách, quy định của nhà nước:..........................................125

3.4.4

Thang đo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất:.................................125

3.4.5

Thang đo giá cả, chi phí:..........................................................................125

3.4.6

Thang đo về nguồn nhân lực, quản trị:.....................................................126

3.4.7


Thang đo về cơng nghệ............................................................................126

3.4.8

Thang đo tài chính:...................................................................................127

3.5

Điều chỉnh thang đo thơng qua kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ:...............127

3.6

Phân tích kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng...............................................130

3.7

Phân tích kết quả nghiên cứu chính thức:........................................................130

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HỒ TIÊU SANG THỊ TRƯỜNG MĨ
..................................................................................................................................... 132
4.1

Dự báo cơ hội và thách thức tác động đễn xuất khẩu của công ty Trân Châu

sang thị trường Mỹ trong thời gian tới:.....................................................................132
4.1.1

Cơ hội:......................................................................................................132


4.1.2

Thách thức:...............................................................................................132

4.2

Cơ sở đề ra biện pháp xuất khẩu Hồ tiêu sang thị trường Mĩ:.........................133

4.2.1

Mục tiêu:..................................................................................................133


4.2.2
4.3

Cơ sở đề ra biện pháp:..............................................................................134

Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Hồ tiêu sang thị trường Mĩ:......................136

4.3.1

Biện pháp:................................................................................................136

4.3.2

Kiến nghị:.................................................................................................145

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
B/L: Bill of Lading
L/C: Letter of Credit – Thƣ tín dụng chứng từ
T/T: Telegraphic Tranfer: Điện chuyển tiền
XNK : Xuất nhập khẩu
FDA: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
FSMA: Luật Hiện đại hóa An tồn Thực phẩm
TPP: Hiệp định đối tác xun thái Bình Dương
BAT: Chính sách thuế doanh nghiệp điều chỉnh biên giới


MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ Hồ tiêu của công ty Trân Châu giai đoạn 20132017................................................................................................................................ 40
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu Hồ tiêu của công ty CP TM DV XNK Trân Châu giai
đoạn 2013-2017.............................................................................................................. 42
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu Hồ tiêu sang các thị trường giai đoạn 2013-2017....43
Biểu đồ 2.4: Tình hình xuất khẩu Hồ tiêu của cơng ty Trân Châu sang thị trường Mỹ
theo kim ngạch và số lượng xuất khẩu giai đoạn 2013-2017..........................................45
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu Hồ tiêu theo cơ cấu mặt hàng sang Mỹ của công ty
Trân Châu....................................................................................................................... 49
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng cơ cấu doanh thu xuất khẩu Hồ tiêu sang Mỹ theo hình thức xuất
khẩu................................................................................................................................ 51
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng cơ cấu doanh thu xuất khẩu Hồ tiêu sang Mỹ của công ty Trân
Châu sang Mỹ theo thương thức thanh toán...................................................................52
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Mỹ đầu năm 2017.....................................65
Biểu đồ 2.9: GDP của Mỹ và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2017.................69
Biểu đồ 2.10: Tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu của Mỹ giai đoạn 2013-2017. ........70

Biểu đồ 2.11: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với Việt Nam giai đoạn 2013-2017. .72
Biểu đồ 2.12: Kim ngạch xuất khẩu Hồ tiêu của Mỹ giai đoạn 2013-2017. ..................75
Biểu đồ 2.13 Kim ngạch nhập khẩu Hồ tiêu của Mỹ giai đoạn 2013-2017....................78


MỤC LỤC BẢNG

Bảng2.1: Cơ cấu nhân sự tính tới tháng 03/2018............................................................33
Bảng2.2: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng....................................................................44
Bảng 2.3: Tình hình xuất khẩu Hồ tiêu của cơng ty Trân Châu sang thị trường Mỹ theo
kim ngạch và số lượng xuất khẩu giai đoạn 2013-2017.................................................45
Bảng 2.4: So sánh kim ngạch xuất khẩu và số lượng xuất khẩu Hồ Tiêu sang thị trường
Mỹ của công ty Trân Châu qua các năm 29,83...............................................................46
Bảng 2.5: Mơ tả hàng hóa Hồ tiêu..................................................................................48
Bảng 2.6: Doanh thu xuất khẩu Hồ tiêu công ty Trân Châu sang Mỹ theo điều kiện
Incoterm......................................................................................................................... 53
Bảng 2.7: GDP của Mỹ và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2017.....................69
Bảng 2.8: Tổng kim ngạch nhập khẩu Hồ tiêu của Mỹ ở từng quốc gia giai đoạn 20132017................................................................................................................................ 76
Bảng 2.9: Tốc độ tăng giảm và tốc độ tăng trưởng mặt hang Hồ tiêu tại Mỹ giai đoạn
2013-2017...................................................................................................................... 77
Bảng 4.1:Mơ hình Swot của cơng ty CP TM DV XNK Trân Châu..............................102


MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy cơng ty Trân Châu................................................................46
Sơ đồ 2.2: Quy trình cơng nghệ: ...................................................................................52
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất tiêu đen...........................................................................84
Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất tiêu trắng.........................................................................85
Sơ đồ 3.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu.......................................................................117
Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiên cứu của tác giả..................................................................121



SUMMARY OF THE THESIS
I would like to present a summary of the thesis with “Stepping up the export of
pepper of Tran Chau Export – Import Trading Service Joint Stock Company to the
US market”
Objectives of the study:
 Firstly, I will evaluate inputs, technologies of production,
consumption market, methods of business and so on.
 Second, I am going to analyze the results of the export business for
the period 2013 – 2017 in order to assess whether the copany is
operating effectively.
 Third, this thesis will show the analysis and evaluation of the US
pepper market to identify opportunities and challenges.
 Fourth, then I work out solutions to promote pepper exports to the US
market.
Research Methods:
Documentary study methodology
Direct interview method
Comparative method
Observation method
Content:
Chapter 1: Theoretical basis for export business, characteristics and the role
of the export to the enterprise, the export forms, advantages and disadvantages of
each forms. The process of organizing export activities consists of several steps,
explaining each step in the process. Criteria for assessing business results and
methods of studying export business results of enterprises.


Chapter 2: Analyzing the pepper export business of Company to the US

market in the period of 2013-2017. Introducing the field of operation, market,
products of the company. Analysis of the company's export results in the period
2013-2017. Analysis of the process of organizing export activities in the company to
the US market. Analysis of American pepper market characteristics.
Chapter 3: Analyzing factors which directly affect the export of pepper of
Tran Chau Export - Import Service Joint Stock Company to the US market. The
author develops a scale and performs surveys of employees in the company. Then
analyzing the data by the qualitative analysis and quantitative analysis to evaluate
the factors that affect the export of pepper of the company Tran Chau Export-Import
Services to the US market.
Chapter 4: The author offers options to promote export of pepper of Tran
Chau Export-Import Service Joint Stock Company to the US market.
The topic has provided the theoretical and practical basis for promoting the
export of pepper of Tran Chau Company. Over the last few years, the company has
achieved some admirable results in exporting pepper to the US market. However,
the company also faced many difficulties.. Because the US is one of the most
demanding market on over the world, high requirement for the quality of the
products with the monitoring systems and management closely from the
government along with brand development, improving the quality of food hygiene
and safety. Therefore, the company should focus on improving product quality,
building clean pepper growing areas, not containing pesticides, stabilizing input
materials, diversifying products, improving skills of workers, the professional level
of staff to improve labor productivity, increase efficiency and profits. At the same
time, applying new technologies to rise productivity. In addition, we need to focus
on market researches, finding out the need of pepper in the US market, seeking new
customers to expand the market.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay xu hướng tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là một vấn đề
phổ biến đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập
hiện nay, việc mở mở rộng thị trường và củng cố mối quan hệ kinh tế và kinh doanh
quốc tế giữa các quốc gia là vơ cùng quan trọng. Vì vậy, chúng ta cần hội nhập vào
nền kinh tế thế giới để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật cũng như những
tinh hoa nhân loại.
Cùng với xu hướng đó, Việt Nam đã thực hiện q trình đổi mới, tạo một nền
tảng để phát triển lâu dài, bền vững và thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nền
kinh tế quốc gia, chuyển dịch cơ cấu kinh tế năng động hiệu quả. Việt Nam chủ
động mở cửa thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán với các quốc gia trên thế
giới. Và hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế Việt Nam để có thể sánh
ngang với các quốc gia trên thế giới.
Xuất khẩu hàng hóa đã và đang mang lại những lợi ích nhất định cho nền
kinh tế. Do đó việc phân tích hoạt động xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nắm bắt
được tình hình thực tế của cơng ty, biết được mức độ hoàn thành của kế hoạch đã đề
ra so với thực tế và những nhân tố đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Thơng
qua đó sẽ có những biện pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất ,
xuất khẩu và phát triển nền kinh tế. Đây cũng là cơ sở khoa học để công ty đề ra
những kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kì tiếp theo. Nếu các doanh nhiệp khơng
nắm bắt được tình hình hoạt động của cơng ty thì sẽ khơng có biện pháp thích hợp,
làm kế hoạch đi lệch hướng.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước có nền nơng nghiệp lâu đời. Dân số sống
bằng nghề nông chiếm tới 51.4% và tổng giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 36 tỷ USD
1


tăng 13% so với cùng kì.1 Do đó, một số doanh nghiệp chọn mặt hàng xuất khẩu chủ
lực là sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt ngành hồ tiêu là một trong những ngành phát
triển đặc biệt trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Diện tích hồ tiêu năm 2017 đạt 152.000 ha, tăng 17,6% tương đương 22.700
ha so với năm 2016. Sản lượng đạt 241.500 tấn, tăng 11,6% tương đương 25.100
tấn.2 Hoạt động xuất khẩu đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất hồ tiêu và tạo công
việc và thu nhập cho người dân. Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu năm 2017 đạt khoảng
230.000 tấn tăng 30% so với năm 2016 đạt kim ngạch 1.119 tỷ USD. Tháng 01/2018,
Lượng xuất khẩu đạt 17.198 tấn, tiêu đen đạt 15.257 tấn, tiêu trắng đạt 1.941 tấn.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 68,9 triệu USD, tiêu đen đạt 57,6 triệu USD, tiêu trắng đạt
11,3 triệu USD
Công ty CP TM DV XNK Trân Châu là một trong những công ty đi đầu
trong việc xuất khẩu hồ tiêu, có sản lượng xuất khẩu đứng thứ hai cả nước. Cơng ty
hiện đang có hai kho sản xuất và chế biến hồ tiêu với đầy đủ các loại máy móc tiên
tiến. Trong những năm qua Cơng ty Trân Châu đã xây dựng một vị thế mạnh mẽ ở
thị trường châu Á, giao dịch thường xuyên với một số thị trường như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Singapore, Philippines, Malaysia, Pakistan, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Mĩ.
Công ty Trân Châu cũng đã được đối tác gia công cho xuất khẩu đầu tiên trong
ngành công nghiệp hạt tiêu Việt Nam. Gần đây, công ty cũng hợp tác với nhiều cơ
quan chuyên về thực phẩm nhằm mục đích mở rộng thị trường đến châu Âu, khu vực
Địa Trung Hải. Công ty Trân Châu cũng chú trọng xuất khẩu sang Đức, Hà Lan, Ba
Lan, Ý, Bulgaria, Ai Cập và Li-băng. Năm 2017, Công ty xuất khẩu 34.400 tấn Hồ
tiêu đạt 98.03 triệu USD đứng thứ ba trong tổng lượng xuất khẩu Hồ tiêu theo đánh
giá của hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam.3

1 Nguồn: />Ngày 29/12/2017. Truy cập ngày 05/03/2018
2 Nguồn: Đức Quỳnh (28/02/2018) Truy cập ngày 05/03/2018
3 Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Trân Châu năm 2017

2


Trong 10 tháng đầu năm 2017 thì ba thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất

Việt Nam là : Mỹ, Ấn Độ, và các vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) với thị phần
lần lượt là 19.3%, 6.8%, 6%. Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ Hồ tiêu lớn nhất của
Việt Nam, chiếm 18% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu cả nước và chiếm 19%
trong tổng kim ngạch đạt 31.876 tấn tương đương 186.46 triệu USD.
Công ty CP TM DV XNK Trân Châu nhìn thấy được tiềm năng của thị
trường Mỹ nên xem Mỹ là một thị trường mục tiêu. Năm 2017 Trân Châu xuất khẩu
khoảng 12.700 tấn hồ tiêu sang thị trường Mỹ đạt kim ngạch khoảng 34.8 triệu
USD.4 Nhưng Mĩ cũng là một thị trường khó tính về các vấn đề vệ sinh an tồn thực
phẩm, kiểm dịch, và các các hàng rào thương mại. Nhận thấy những thách thức và
những cơ hội đó cơng ty đang đẩy mạnh những kế hoạch để đẩy mạnh xuất khẩu hồ
tiêu vào thị trường Mỹ. Đây cũng là lý do em chọn đề tài: “ Đẩy mạnh xuất khẩu Hồ
tiêu của công ty CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mỹ”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Thứ nhất, đánh giá các yếu tố đầu vào, công nghệ sản xuất, thị trường
tiêu thụ, phương thức kinh doanh…
 Thứ hai, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu giai đoạn
2013-2017 nhằm đánh giá cơng ty có hoạt động hiệu quả hay khơng.
 Thứ ba, phân tích và đánh giá thị trường Hồ tiêu Mỹ để xác định được
những cơ hội và thách thức.
 Thứ năm, đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu sang
thị trường Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu Hồ tiêu sang thị
trường Mỹ.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 2013-2017

4 Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Trân Châu năm 2017


3


-

Không gian: Tại Công ty CP TM DV XNK Trân Châu dựa trên số
liệu, bài phỏng vấn cũng như trong q trình thực tập và làm việc

tại cơng ty
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là nghiên cứu tài liệu hoặc cơ sở dữ
liệu của tổ chức.5 Người ta chia tài liệu thành hai nhóm. Gồm tài liệu
hoàn chỉnh và và tài liệu làm tiếp.
- Tài liệu hoàn chỉnh bao gồm:
 Các tài liệu giao dịch như: chứng từ, thư từ thông báo
 Tài liệu lưu như: sổ sách báo cáo
 Tài liệu tổng hợp như: thống kê, kế hoạch
 Tài liệu tổ chức chính sách như: cấu trúc tổ chức, mơ tả cơng
việc, quy trình thủ tục, các quy định nội bộ chủ trương,…
- Tài liệu làm tiếp bao gồm:
 Tài liệu bổ sung như: bảng câu hỏi, phiếu thu thập
 Tài liệu nghiên cứu như: báo cáo nghiên cứu.6
Phương pháp nghiên cứu này dùng để thu nhập và xử lí những dữ
liệu lý thuyết về hoạt động xuất nhập khẩu trong Chương 1. Tiếp theo
thu nhập những dữ liệu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của
công ty sang thị trường Mỹ thông qua các báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong Chương 2. Và thu thập xử lý các thông tin liên quan
đến thị trường mục tiêu Mỹ trong Chương 3.
 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: được chia thành hai loại là phỏng
vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. Phỏng vấn cá nhân là cuộc phỏng

vấn tay đôi giữa người phỏng vấn và khách hàng hoặc chuyên gia
thuộc lĩnh vực liên quan. Phỏng vấn nhóm là cuộc phỏng vấn mà
trong cùng một lúc người phỏng vấn phải thảo luận với nhóm nhiều
đối tượng có cùng một đặc điểm nào đó để thu thập dữ liệu.7 Phương
pháp này dùng để phỏng vấn , trao đổi với các nhân viên trong công ty
5 Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Hồng Tiến và Tơ Ngọc Hoàng Kim (2017), Nghiên cứu khoa học trong kinh tếxã hội, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tr55
6 Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Hồng Tiến và Tơ Ngọc Hoàng Kim (2017), Nghiên cứu khoa học trong kinh tếxã hội, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tr76
7 Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Hồng Tiến và Tơ Ngọc Hồng Kim (2017), Nghiên cứu khoa học trong kinh tếxã hội, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tr54

4


về tình hình kinh doanh xuất khẩu Hồ tiêu của công ty trong Chương
2, cũng như những thông tin liên quan đến thị trường Mỹ trong
chương 3.
 Phương pháp so sánh: Đối chiếu các số liệu thu thập được theo một
tiêu chí nhất định với cùng một đơn vị so sánh, dựa trên mục đích
nghiên cứu.8 Phương pháp này dùng để so sánh các số liệu liên quan
đến hoạt sản lượng kim ngạch khi xuất khẩu Hồ tiêu qua các năm, các
tháng… Cũng như so sánh các lợi thế cạnh tranh của công ty.
 Phương pháp quan sát: là phương pháp tri giác có mục đích, kế hoạch
để ghi nhận dữ liệu về một sự kiện hiện tượng quá trình trong những
hoàn cảnh tự nhiên khác nhau. Quan sát bao gồm nghe- nhìn tại nơi
làm việc, hiện trường để cảm nhận và ghi nhận dữ liệu. Có thể quan
sát trực tiếp bằng mắt, nghe bằng tai hay bằng các phương tiện nghe
nhìn khác như camera, radio, tivi….9 Phương pháp này dùng để quan
sát ghi nhận dữ liệu tại công ty Trân Châu
5. Kết cấu của chuyên đề:
 Lời mở đầu.
 Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu

 Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu của công
ty CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mĩ giai đoạn 20132017
 Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
hồ tiêu của công ty CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mỹ
 Chương 4: Biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của công ty
CP TM DV XNK Trân Châu sang thị trường Mỹ.

8 Nguyễn Đình Thọ (2014), Giáo trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học trong kinh doanh, NXB Tài Chính,
tr118
9 Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Hồng Tiến và Tơ Ngọc Hồng Kim (2017), Nghiên cứu khoa học trong kinh tếxã hội, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tr77

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT
KHẨU
1.1. Một số khái niệm về hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở
dùng tiền tệ để thanh tốn. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay
đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế
của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hóa giữa
các quốc gia nếu có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này. 10
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thỗ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.11
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc
gia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu là lợi nhuận. Mục đích
của hoạt động này là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia từ đó phát
huy được lợi thế bên trong và tận dụng được những lợi thế bên ngoài. Xuất khẩu sẽ
giúp các quốc gia tạo ra một khoản ngoại tệ lớn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập

và nâng cao mức sống của người dân.
Cùng với hoạt động nhập khẩu thì xuất khẩu là hoạt động cơ bản của mỗi
quốc gia, nó là chìa khóa để mở cửa thị trường giao dịch với các quốc gia trên thế
giới. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa khơng phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là
cả hệ thống có quan hệ mua bán phức tạp của tổ chức cả bên trong và ngoài nước
nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội nhằm góp phần chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và rút ngắn khoảng cách của
nước ta với các nước phát triển.

10 Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động- Xã Hội, tr64
11 Theo điều 28, luật thương mại (2005)

6


Trong xu thế tồn cầu hóa, hiện đại hóa thì chủ động hội nhập nền kinh tế thế
giới, nâng cao sức ảnh hưởng và cạnh tranh trên trường quốc tế đang là vấn đề hàng
đầu được các doanh nghiệp và quốc gia quan tâm hàng đầu.
1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp:
 Tăng khả năng cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Với xu
hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa thì xuất khẩu là một trong những yếu tố
cần thiết và quan trọng để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng
quan hệ kinh doanh, có nhiều đối tác hơn, gia tăng sản xuất. Khi xuất
khẩu sẽ có nhiều đối thủ hơn, vì vậy u cầu các doanh nghiệp nâng cao
chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã. Khi đó buộc các doanh nghiệp
phải nâng cao khoa học, cơng nghệ, hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp
với đòi hỏi của thị trường. Các doanh nghiệp phải ln trong tư thế học
hỏi, tìm tịi và hồn thiện cơng tác quản lí
 Tạo ra lợi nhuận. Xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu được ngoại tê, tạo

nguồn vốn quan trọng để công ty xây dựng phát triển thương hiệu, củng
cố trị trí của mình trên trường quốc tế
1.3. Các hình thức xuất khẩu:
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán ( người sản
xuất, người cung cấp ) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau ( bằng cách gặp
mặt, qua thư từ điện tín ) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện
xuất khẩu khác.12 Để có thể xuất khẩu trực tiếp thì các doanh nghiệp cần phải đảm
bảo về nguồn vốn để sản xuất sản phẩm, có năng lực sản xuất, có hàng hóa và thị
trường tiêu thụ ổn định.
Ưu điểm:
-

Tận dụng được tiềm năng sản suất của doanh nghiệp về nguyên liệu, nhân
công.

12 GS.TS. Võ Thanh Thu (2011), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu NXB Tổng Hợp Tp Hồ Chí MInh

7


×