Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu ứng dụng đốt nhiệt sóng cao tần điều trị bướu giáp nhân lành tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 7 trang )

ĐẦU VÀ CỔ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐỐT NHIỆT SÓNG CAO TẦN
ĐIỀU TRỊ BƯỚU GIÁP NHÂN LÀNH TÍNH
TRẦN MINH KHỞI1, NGUYỄN TRƯỜNG GIANG2, HUỲNH THẢO LUẬT3, PHẠM TUẤN KHẢI4,
NGUYỄN VĨNH PHONG5, PHẠM HỒNG LONG6, LÊ THỊ XN MINH7
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nhân giáp lành tính bằng đốt nhiệt sóng cao tần.
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca 149 bệnh nhân
được thực hiện điều trị bướu giáp đơn nhân lành tính bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố
Cần Thơ từ tháng 04/2017 đến tháng 04/2019.
Kết quả: Tỷ lệ nữ 91,3% và nam 8,7%, tuổi trung bình 37,1+ 11,8, Thể tích bướu trung bình 11,2+ 10,3ml.
Thời gian thủ thuật trung bình: 22,6 ± 9,7 phút. Khơng có trường hợp nào phải ngưng thủ thuật. Bệnh nhân về
ngay sau khi điều trị vài giờ. Tai biến và biến chứng chung thủ thuật 5,3% không nghiêm trọng và có thể kiểm
sốt được: Khàn tiếng tạm thời 1,3% và hồi phục giọng nói sau 3 tháng, chảy máu trong bướu 1,3%, áp xe vị trí
bướu 0,6%, bỏng da vị trí kim RF 2%. Sau RF, thể tích bướu giảm nhiều nhất trong 3 tháng đầu và tiếp tục
giảm từ từ sau đó. Thể tích bướu giảm trung bình sau 12 tháng 88,4 ± 18,3%.
Kết luận: Điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần là kỹ thuật ít xâm lấn, an tồn và hiệu quả, có thể
là 1 giải pháp lựa chọn điều trị bệnh lý tuyến giáp.
Từ khóa: Đốt nhiệt sóng cao tần, bướu tuyến giáp.
ABSTRACT
Study the results of radiofrequency ablation for benign thyroid nodules
Purpose: Study the result of radiofrequency ablation (RFA) for benign throyid nodules.
Patients and methord: A descriptive study of 149 benign thyroid nodules was applied radiofrequency
ablation in Can Tho oncology hospital from 4/2017 - 04/2019.
Results: Male/female ratio was 9/1 (male 91,3% female 8,7%), mean age: 37,1 ± 11,8, age from 21 - 40
and 41 - 60 were predominant with 45% and 42,3%. Mean turmor volume 11,2 ± 10,3ml. The mean ablation
time were 22,6 ± 9,7 minutes, There was no case needed convert toopen. The patient go home in a few hours
after radiofrequency ablation. Postoperative complication (5,3%) and not serious: with 2 caseminor voice
change (1,3%) and get better after 3 month, 2 case had a little hematoma in thyroid nodules (1,3%), 1 case had
abscess in ablation thyroid nodules (0,6%), 3 case had minor skin burnsin (2%). The volume reductions rapidly


of thyroid nodules after 3 months. The volume reductions of thyroid nodules after 12 month 88,4 ± 18,3%.
There were no case not respone.
Conclusions: Radiofrequency ablation as a minimally invasive treatment, effective and safe method for
treating benign thyroid nodules.
Keyword: Radiofrequancy Ablation (RFA), throyid nodule.

BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ
BSCKII. Giám đốc - Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ
3 BSCKII. Phó Giám đốc - Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ
4 BSCKI. Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ
5 BSCKI. Khoa Chẩn đốn Hình ảnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ
6 BS. Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ
7 Điều dưỡng Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ

1

2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

153


ĐẦU VÀ CỔ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bướu giáp nhân (bướu cổ) là bệnh tuyến giáp
phổ biến trong dân số, tỷ lệ phát hiện bướu giáp
nhân gần đây tăng. Theo Hiệp Hội Tuyến giáp Hoa
Kỳ (ATA) , nếu dùng siêu âm chẩn đoán thì tỉ lệ mắc
bệnh 19 - 67%. Phẫu thuật là phương pháp điều trị

bướu giáp nhân lành tính phổ biến. Tuy nhiên, phẫu
thuật tiềm ẩn nhiều biến chứng, hệ quả suy giảm
chức năng tuyến giáp ảnh hưởng chất lượng cuộc
sống bệnh nhân. Vấn đề đặt ra trong điều trị bướu
giáp nhân lành tính sao cho an tồn, hiệu quả, ít
biến chứng, bảo tồn được tuyến giáp, thẩm mỹ… có
thể thay thế một phần trong phẫu thuật cắt bướu
giáp lành tính. Theo xu hướng điều trị mới, can thiệp
không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu ngày càng
được quan tâm. Điều trị bướu giáp nhân bằng sóng
cao tần mới được ứng dụng và chưa có nghiên cứu
báo cáo kết quả điều trị tại Việt Nam. Bệnh viện Ung
Bướu TP. Cần Thơ ứng dụng đốt nhiệt sóng cao tần
điều trị bướu giáp nhân lành tính từ 04/2017.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
bướu giáp nhân lành tính.
Đánh giá kết quả điều trị bướu giáp nhân lành
tính bằng đốt nhiệt sóng cao tần.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân có can thiệp RFA hay đốt laser nhân
giáp trước đó.
Đặc điểm nhân giáp khám lâm sàng nghi ngờ
ung thư tuyến giáp, siêu âm hay FNA nghi ngờ ung
thư tuyến giáp.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu mô tả loạt ca.
Các bước tiến hành
Trước và sau can thiệp RFA, chúng tôi ghi nhận

thể tích nhân giáp và vùng đốt RF bằng đo kích
thước trên siêu âm tuyến giáp, V = πabc/6 (V: thể
tích, a: đường kính lớn nhất, b và c: đường kính của
2 đường trực giác cịn lại).
Những trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
Phòng thủ thuật, phòng mổ, bàn mổ, hệ thống
đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn.
Máy siêu âm Doppler màu, đầu dò liner tần số
10,5MHz.
Monitor theo dõi mạch, huyết, bão hịa ơxy, nhịp
thở, điện tim.
Hệ thống máy điều trị nhân giáp bằng sóng cao
tần CoATherm AK-F200, kim đốt số 7mm, 10mm.
Vô cảm

Đối tượng

Tê tại chỗ vùng da cổ xuyên kim bằng lidocain
2% 2ml.

149 bệnh nhân được thực hiện điều trị bướu
giáp đơn nhân lành tính bằng sóng cao tần tại Bệnh
viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ từ tháng
04/2017 và theo dõi đến tháng 04/2019.

Chích tê xung quanh bao tuyến giáp dưới
hướng dẫn siêu âm bằng lidocain pha loãng 1%
20ml.

Tiêu chuẩn chọn mẫu


Tư thế người bệnh

Bướu giáp đơn nhân lành tính và chỉ can thiệp
1 thùy tuyến giáp.
Xác định lành tính: ≥1 tế bào học bằng chọc kim
nhỏ (FNA) hoặc sinh thiết lõi lành tính và hình ảnh
siêu âm nghĩ nhân giáp lành tính (theo ATA).
Siêu âm tuyến giáp xác định bướu giáp thể đơn
nhân, vị trí, kích thước và thể tích nhân giáp.
Sau điều trị bệnh nhân được khám kiểm tra thời
điểm 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và
theo dõi tình trạng bệnh đến ngày kết thúc ghi nhận.

Bệnh nhân nằm ngửa, cổ hơi ngửa, độn gối dưới vai.
Dán miếng điện cực vùng đùi

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có khàn giọng hay liệt dây thanh 1
hoặc 2 bên.
Bệnh nhân có cường giáp hay suy giáp chưa
ổn định.

154

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
Kỹ thuật


Theo dõi và đánh giá kết quả

Kỹ thuật “xuyên eo giáp”:

Đánh giá các biến chứng trong và sau RFA
Tổn thương dây TKTQQN, tổn thương khí
quản, thực quản... đau, chảy máu, tụ máu, bỏng da,
áp xe, thay đổi giọng nói, triệu chứng hạ canxi máu,
suy giáp, cường giáp và các biến chứng khác nếu
có. Chúng tơi ghi nhận lại trong lúc thực hiện RF và
sau đó.

Kỹ thuật “đốt di chuyển”:

Đánh giá kết quả điều trị
Chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc đốt phá
hủy khối nhân giáp dựa trên trên siêu âm kiểm tra
đánh giá thể tích vùng khối nhân giáp ở các thời
điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
18.0. Xử lý và phân tích kết quả theo phương pháp
thống kê y học.
KẾT QUẢ

Biểu đồ 1. Phân bố nhóm đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Nhận xét: Tỷ lệ nữ cao 91,3%, gấp 9,5 lần nam (8,7%).
Bảng 1. Phân bố nhóm đối tượng nghiên cứu
theo tuổi

Nhóm tuổi

Số trường hợp

Tỷ lệ %

≤ 20

17

11,4

21 - 40

67

45

41 - 60

63

42,3

>60

2

1,3


Tổng cộng

149

100

Tuổi trung bình

37,1 ± 11,8

Bảng 3. Kết luận siêu âm về dạng nhân giáp
Chẩn đoán

Số trường hợp

Tỷ lệ %

Dạng hỗn hợp

92

61,8

Dạng đặc

25

16,7

Dạng nang


32

21.5

149

100

Tổng

Nhận xét: Siêu âm kết luận nhân giáp dạng hỗn
hợp 61,8%, dạng nang 21,5% và dạng đặc 25%.

Nhận xét: tuổi trung bình 37,1 ± 11,8, lớn nhất
67 tuổi và nhỏ nhất 12 tuổi.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

155


ĐẦU VÀ CỔ
Bảng 4. Vị trí nhân giáp RFA
Vị trí nhân giáp RFA

Số trường hợp

Tỷ lệ %

Thùy (t)


68

45,6

Thùy (p)

81

54,4

Eo giáp

-

-

149

100

Tổng

Nhận xét: Vị trí nhân giáp RFA thùy (t) và (p)
tương đương 45,6% và 54,4%. Chúng tôi không
chọn nhân vùng eo giáp hay nhân 2 thùy tuyến giáp.

Bảng 5. Thể tích bướu trước điều trị (ml)
Thể tích bướu (ml)


≤5

5 - 10

11 - 15

16 - 20

21 - 25

>25

Tổng

Số TH

31

52

35

18

4

9

149


Tỷ lệ %

20,8

34,9

23,5

12,1

2,7

6,0

100

TB
11,2 ± 10,3

Nhận xét: Thể tích nhân giáp chiếm tỷ lệ cao nhất từ 5 - 15ml (58,4%), trung bình 11,2 ± 10,3ml, lớn nhất
89,2ml (dạng nang) và nhỏ nhất 0,9ml.

Dị ứng thuốc tê

Bảng 6. Kết quả tế bào học
FNA

1 lần

2 lần


Tổng

Lành tính (phình giáp)

110

39

149

Tỷ lệ%

73,8

26,2

100

Tổng cộng

RFA và Thời gian nằm viện sau thuật thủ
Thời gian RFA: Thời gian thủ thuật trung bình:
22,6 ± 9,7 phút, ngắn nhất: 6 phút và dài nhất: 65
phút.
Thời gian nằm viện: Tất cả bệnh nhân đều tự về
trong ngày sau thủ thuật RFA.

7


4,7

Bảng 9. Đánh giá tai biến và biến chứng thủ thuật
Tai biến & biến chứng thủ thuật
Xuất huyết trong bướu
Dị ứng thuốc tê, sóng RFA
Trong lúc thủ
Bỏng da vị trí kim RFA
thuật

Bảng 8. Đánh giá đau và bất thường trong lúc
thủ thuật
Số trường hợp

Tỷ lệ %

Đau nhiều lúc thủ thuật

7

4,7

Thủng khí quản

-

-

Thủng thực quản


-

-

Đau phải ngưng thủ thuật

-

-

Khàn tiếng

-

-

Biến chứng
muộn

Số
TH

Tỷ lệ
%

2

1,3

-


-

3

2

Tổn thương tạng, mạch máu
quanh TG

-

-

Tổn thương TK TQQN

-

-

Suy phó giáp tạm thời

-

-

-

-


Áp xe vùng RFA

1

0,6

Khàn tiếng tạm thời

2

1,3

Cường giáp

-

-

Suy Giáp

-

-

Tổn thương TK TQQN

-

-


Sẹo vùng cổ

-

-

8

5,3

Biến chứng sớm Sưng nề, Tụ máu vùng cổ

Nhận xét: Thời gian làm thủ thuật RFA nhân
giáp nhanh, trung bình: 22,6 ± 8,7 phút và bệnh
nhân khơng phải nằm viện sau thủ thuật.

156

-

Nhận xét: 7 TH (4,7%) than đau nhiều và lan
phía sau cổ - cột sống cổ lúc đang thủ thuật- được
xử trí và tiếp tục thủ thuật.

Nhận xét: Chúng tơi lựa chọn nhân giáp lành
tính qua khám lâm sàng + hình ảnh siêu âm nghĩ
nhân giáp lành tính (theo ATA) và loại trừ các trường
hợp FNA là: Tổn thương dạng nang. 100% FNA lành
tính dạng tế bào học là phình giáp, trong đó FNA 1
lần 73,8% và 2 lần 26,2%.


Biến chứng lúc thủ thuật

-

Tổng

Nhận xét: Các tai biến & biến chứng chung
5,3% nhưng không nghiêm trọng và ảnh hưởng
điều trị.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ

Bảng10. Đánh giá tỷ lệ giảm thể tích bướu theo thời gian sau RFA
%V bướu giảm

%V - 1th

%V - 3th

%V - 6th

%V - 12th

Giảm nhiều nhất

99,5


99,5

100

100

Giảm ít nhất

-9,4

-4,8

21,4

30,5

68,5 ± 26,2

77,9 ± 21,6

82,4 ± 20,9

88,4 ± 18,3

149

149

149


149

Trung bình
Tổng TH

Nhận xét: Tỷ lệ giảm thể tích bướu trung bình theo thời gian 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, và 12 tháng là
68,5%, 77,9%, 82,4% và 88,4%. Như vậy, qua thời gian sau RFA thể tích bướu giảm tăng dần. Tỷ lệ giảm
nhiều nhất 100%, giảm ít nhất 30,5% và tất cả các TH này đều RFA 1 lần. Có 3 TH sau RFA thể tích bướu
khơng giảm 1 - 3 tháng đầu mà vùng đốt to hơn so trước khi can thiệp và sau 6 - 12 tháng thể tích bướu có
giảm dần- Tất cả 3 TH này đều là dạng hỗn hợp.
Bảng11. Đánh giá tỷ lệ giảm thể tích bướu theo dạng mô bướu sau RFA.
%V bướu giảm

%V - 1th

%V - 3th

%V - 6th

%V - 12th

Dạng hỗn hợp

TB

66,5 ± 26

78,3 ± 20,7


81,7 ± 24

88,7 ± 21,8

Dạng nang

TB

86,6 ± 10,1

88,3 ± 14,2

94,7 ± 4,2

94,7 ± 10,7

Dạng đặc

TB

51,6 ± 29,4

61,7 ± 25,8

73,3 ± 16,7

83,1 ± 9,2

68,5 ± 26,2


77,9 ± 21,6

82,4 ± 20,9

88,4 ± 18,3

149

149

149

149

TB 3 dạng bướu
Tổng

Nhận xét: Tất cả các TH đều có đáp ứng điều trị. Bướu dạng hỗn hợp: TH giảm thể tích bướu nhiều nhất
100% và TH giảm ít nhất 30,5%. Bướu dạng nang: TH giảm thể tích bướu nhiều nhất 100% và TH giảm ít nhất
70,3%. Bướu dạng đặc: TH giảm thể tích bướu nhiều nhất 96,7% và TH giảm ít nhất 67,3%. Giảm thể tích
trung bình chung 77,9% trong 3 th đầu, trong đó tỷ lệ giảm nhanh: dạng nang > dạng hỗn hợp > dạng đặc, sau
6 - 12 tháng tiếp tục đáp ứng tốt điều trị-tỷ lệ giảm thể tích khơng cịn khác biệt nhiều ở các dạng bướu.
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 149 bệnh nhân được thực hiện
điều trị bướu giáp đơn nhân lành tính bằng sóng cao
tần tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ
theo dõi đến 12 tháng.
Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu cao 91,3%, gấp 9,5
lần nam (8,7%). Điều này có thể nói sự phù hợp
bệnh lý tuyến giáp tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn rất nhiều

lần so với nam.
Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng
tơi là 37,1 ± 11,8, trong đó có 2 nhóm tuổi mắc cao
nhất là nhóm 21 - 40 tuổi và 41 - 60 tuổi với tỷ lệ lần
lượt là 45% và 42,3%, lớn nhất 67 tuổi và nhỏ nhất
12 tuổi.
Trong nghiên cứu nhân giáp dạng hỗn hợp
61,8%, dạng nang 21,5% và dạng đặc 25%. Thể tích
nhân giáp chiếm tỷ lệ cao nhất từ 5 - 15ml (58,4%),
trung bình 11,2 ± 0,3ml, lớn nhất 89,2ml (dạng nang)
và nhỏ nhất 0,9ml. Chúng tôi không chọn nhân vùng
eo giáp hay nhân 2 thùy tuyến giáp.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Thời gian thủ thuật trung bình: 22,6 ± 9,7 phút,
ngắn nhất: 6 phút, dài nhất: 65 phút.
Và tất cả bệnh nhân đều tự về trong ngày sau
thủ thuật RFA.
Chúng tôi ghi nhận dấu hiệu đau trong lúc thực
hiện RFA có 7 TH (4,7%) đau nhiều và lan phía sau
cổ-cột sống cổ gây khó chịu - được xử trí và tiếp tục
thủ thuật. Tuy nhiên chỉ xảy ra một số trường hợp
thực hiện đầu tiên, có lẽ do kỹ thuật tê màng bao
giáp chưa thực hiện tốt. Theo ghi nhận các nghiên
cứu đau là than phiền thường gặp khi đốt RF, mặc
dù đau giảm nhanh khi năng lượng phát ra giảm
hoặc tắt. Đau thường tự giới hạn. Vài BN than phiền
đau cứng vùng cổ[5].
Các tai biến & biến chứng chứng 5,3% nhưng

không nghiêm trọng và ảnh hưởng điều trị. Bao gồm,
trong lúc thực hiện RFA: 1,3% (2 trường hợp) xuất
huyết trong bướu, 2% (3 trường hợp) bị bỏng ngồi
da vị trí xun kim RFA. Biến chứng sớm: 1,3%
(2 trường hợp) khàn tiếng tạm thời, 0,6%(1 trường
hợp) bị áp xe vùng RFA.

157


ĐẦU VÀ CỔ
Phân tích các trường hợp có biến chứng.
Trường hợp xuất huyết (chảy máu) trong bướu lúc
thực hiện RF không gây phù nề vùng cổ hay chèn ép
làm BN khó chịu, chỉ gây khó khăn trong lúc thực
hiện thủ thuật. Các TH bị bỏng da vị trí xuyên kim do
trong quá trình đốt vùng kim đốt gần với da mà
chúng ta khơng kiểm sốt tốt, tuy nhiên chỉ là vết
bỏng nhỏ và không để lại sẹo. Trường hợp khàn
tiếng tạm thời đều là nhân cực dưới thùy - thể tích
bướu >20ml, cả 2 trường hợp đều hồi phục giọng
nói sau 2 - 3 tháng. Trường hợp áp xe vùng RF xảy
ra sau 2 tuần gây sưng, nóng đỏ, đau vùng cổ,
chúng tôi phải can thiệp kháng sinh và rạch áp xe
sau đó bệnh ổn định. Theo các nghiên cứu cũng có
nhiều biến chứng có thể xảy ra trong lúc đốt RF, do
đó, hiểu rõ những biến chứng và làm đúng kỹ thuật
sẽ rất quan trọng giúp điều trị an toàn và hiệu quả[4].
Khàn giọng được xem là một biến chứng nặng của
đốt RF, có thể do tổn thương TK quặt ngược thanh

quản. Tổn thương TK do nhiệt có thể phòng tránh
bằng kỹ thuật đốt di chuyển và chừa phần mô gần
kề TK (tránh tam giác nguy hiểm)[2,3,5,8]. Bỏng da
thường gặp ở vị trí da đâm xuyên điện cực, nhất là
trong trường hợp bướu lớn và phồng ra da. Thay đổi
màu sắc da thường phục hồi trong vòng 1 tuần và
không để lại di chứng[4,6].
Sau RFA chúng tôi đánh giá lại chức năng
tuyến giáp từ 2 - 3 tháng và khơng ghi nhận có
trường hợp nào bị suy giáp hay cường giáp sau thủ
thuật, cũng khơng trường hợp nào có triệu chứng
suy phó giáp tạm thời. Chúng tơi tiếp tục theo dõi
các trường hợp và ghi nhận 1 trường hợp có triệu
chứng LS và CLS cường giáp sau RFA 24 tháng
(TH này bn nữ, 35 tuổi, nhân giáp dạng hỗn hợp, XN
hiện tại cường giáp, siêu âm tuyến giáp hình ảnh
nhân độc giáp). Chúng tơi chưa thấy có mối liên
quan cường giáp với thủ thuật RFA trên bệnh nhân
này và tiếp tục theo dõi, ghi nhận thêm nhóm nghiên
cứu. Chức năng tuyến giáp chỉ ảnh hưởng ít sau đốt
RF, mặc dù có một số trường suy giáp được báo
cáo với tình trạng tăng kháng thể kháng giáp.
Nguyên nhân suy giáp có thể do q trình viêm giáp
tự miễn liên quan với kháng thể đã sẳn có[3,4].
Các nghiên cứu khác cũng khơng thấy có ghi nhận
nào về suy giáp, suy cận giáp, cường giáp sau RFA.
Tỷ lệ giảm thể tích bướu trung bình theo thời
gian 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, và 12 tháng là 68,5%,
77,9%, 82,4% và 88,4%. Như vậy, qua thời gian sau
RFA thể tích bướu giảm tăng dần. Tỷ lệ giảm nhiều

nhất 100%, giảm ít nhất 30,5% và tất cả các TH này
đều RFA 1 lần. Chúng tôi ghi nhận có 3 TH sau RFA
thể tích bướu khơng giảm 1 - 3 tháng đầu mà vùng
đốt to hơn so trước khi can thiệp và sau 6 - 12 tháng
thể tích bướu có giảm dần, tất cả 3 TH này đều là

158

dạng hỗn hợp. Nhìn chung tất cả các TH đều có đáp
ứng điều trị.
Đánh giá tỷ lệ giảm thể tích bướu theo dạng mơ
bướu. Bướu dạng hỗn hợp: TH giảm thể tích bướu
nhiều nhất 100% và TH giảm ít nhất 30,5%. Bướu
dạng nang: TH giảm thể tích bướu nhiều nhất 100%
và TH giảm ít nhất 70,3%. Bướu dạng đặc: TH giảm
thể tích bướu nhiều nhất 96,7% và TH giảm ít nhất
67,3%. Trong 3 tháng đầu tỷ lệ giảm nhanh: dạng
nang > dạng hỗn hợp > dạng đặc, sau 6 - 12 tháng
tiếp tục đáp ứng tốt điều trị - tỷ lệ giảm thể tích
khơng cịn khác biệt nhiều ở các dạng bướu. Chúng
tôi ghi nhận trong 3 loại bướu giáp với thành phần
ưu thế là nang giáp, nhân hỗn hợp hoặc nhân đặc,
thể tích bướu giảm sau đốt RF nhiều nhất ở dạng
nang trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, theo dõi sau 6
tháng khơng thấy có sự khác biệt về giảm thể tích ở
3 loại bướu trên.
Nghiên cứu tiền cứu có nhóm chứng của Baek
và CS đã xác định phương pháp điều trị RF làm
giảm thể tích nhân giáp và giảm triệu chứng do nhân
giáp gây ra[2]. Nhiều nghiên cứu xác định phương

pháp này giảm thể tích nhân giáp 33 - 58% sau 1
tháng, 51 - 85% sau 6 tháng[2,3,9]. Sau đốt RF, thể
tích bướu thường giảm nhiều nhất trong tháng đầu.
Thể tích bướu tiếp tục giảm từ từ sau đó. Gần đây,
một nghiên cứu trên 111 BN với 126 nhân giáp đã
báo cáo thể tích bướu giảm trung bình sau điều trị
RF 4 năm là 93.4%[7].
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng nhân giáp lành tính điều trị
bằng sóng cao tần trong nhóm nghiên cứu.
Nữ 91,3%, tuổi trung bình 37,1 ± 1,8, Thể tích bướu
trung bình 11,2 ± 10,3ml. Thời gian thủ thuật trung
bình: 22,6 ± 9,7 phút. Tai biến & biến chứng chung
thủ thuật 5,3% không nghiêm trọng và có thể
kiểm sốt được: bỏng da vị trí kim RF 2%, chảy máu
trong bướu 1,3%, khàn tiếng tạm thời 1,3%, áp xe
vị trí bướu 0,6%. Sau RF, thể tích bướu giảm nhiều
nhất trong 3 tháng đầu và tiếp tục giảm từ từ sau đó.
Thể tích bướu giảm trung bình sau 12 tháng
88,4 ± 18,3%.
Điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần
là kỹ thuật ít xâm lấn, an tồn và hiệu quả, có thể là
1 giải pháp lựa chọn điều trị bệnh lý tuyến giáp.
Chỉ cần gây tê, thời gian điều trị và hồi phục nhanh
chóng, bệnh nhân về ngay sau khi điều trị và không
để lại sẹo. Để tránh được biến chứng mà vẫn bảo
đảm kết quả tốt, Phẫu thuật viên cần có sự bao quát,
nắm vững cấu trúc giải phẫu và nguyên lý của kỹ
thuật.


TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. J. H. Baek, H. J. Jeong, Y. S. Kim, M. S. Kwak,
and D. Lee, “Radiofrequency ablation for an
autonomously functioning thyroid nodule,”
Thyroid, vol. 18, no. 6, pp. 675–676, 2008.
2. J.H. Baek, Y. S. Kim, D. Lee, J. Y. Huh, and J.
H. Lee, “Benign predominantly solid thyroid
nodules: prospective study of efficacy of
sonographically guided radiofrequency ablation
versus control condition,” American Journal of
Roentgenology,
vol.
194,
no.
4,
pp. 1137 - 1142, 2010.
3. J. H. Baek, W. J. Moon, Y. S. Kim, J. H. Lee, and
D. Lee, “Radiofrequency ablation for the
treatment of autonomously functioning thyroid
nodules,” World Journal of Surgery, vol. 33, no.
9, pp. 1971 - 1977, 2009.
4. J. H. Baek, J. H. Lee, J. Y. Sung et al.,
“Complications encountered in the treatment of
benign
thyroid
noduleswith

us-guided
radiofrequency ablation: a multicenter study,”
Radiology, vol. 262, no. 1, pp. 335–342, 2012
5. W. K. Jeong, J. H. Baek, H. Rhim et al.,
“Radiofrequency ablation of benign thyroid
nodules: safety and imaging followup in 236
patients,” European Radiology, vol. 18, no. 6,
pp.1244 - 1250, 2008.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

6. Y. S. Kim, H. Rhim, K. Tae, D. W. Park, and S.
T. Kim, “Radiofrequency ablation of benign cold
thyroid nodules: initial clinical experience,”
Thyroid, vol. 16, no. 4, pp. 361–367, 2006.
7. H. K. Lim, J. H. Lee, E. J. Ha, J. Y. Sung, J. K.
Kim, and J. H. Baek, “Radiofrequency ablation of
benign nonfunctioning thyroid nodules: 4-year
follow-up results in 111 patients,” European
Radiology. In press.
8. J. H. Lee, Y. S. Kim, D. Lee, H. Choi, H. Yoo,
and J. H. Baek, “Radiofrequency ablation (RFA)
of benign thyroid nodules in patients with
incompletely resolved clinical problems after
ethanol ablation (EA),” World Journal of Surgery,
vol. 34, no. 7, pp. 1488 - 1493, 2010.
9. S. Spiezia, R. Garberoglio, F. Milone et al.,
“Thyroid nodules and related symptoms are
stably controlled two years after radiofrequency
thermal ablation,” Thyroid, vol. 19, no. 3, pp.

219 - 225, 2009.
10. J. Y. Sung, Y. S. Kim, H. Choi, J. H. Lee, and J.
H. Baek, “Optimum first-line treatment technique
for benign cystic thyroid nodules: ethanol
ablation or radiofrequency ablation?” American
Journal of Roentgenology, vol. 196, no. 2, pp.
W210 - W214, 2011.

159



×