Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá giá trị của việc áp dụng bảng phân loại tirads theo ACR 2017 trong siêu âm tuyến giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 6 trang )

ĐẦU VÀ CỔ

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BẢNG PHÂN LOẠI
TIRADS THEO ACR 2017 TRONG SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP
BÙI THỊ THANH TRÚC1, HUỲNH THỊ ĐỖ QUYÊN1, NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG1,
NGUYỄN VŨ QUỲNH ANH1, ĐOÀN THỊ THÚY HẰNG1, LÊ LÝ TRỌNG HƯNG1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ mắc các hạt giáp đã tăng lên rất nhiều
trong những năm gần đây. Nguyên nhân của sự gia
tăng này có khả năng là do đa yếu tố, nhưng phần
lớn là do siêu âm với độ phân giải cao được sử
dụng rộng rãi cho chính tuyến giáp và các hạt giáp
thường xuyên được phát hiện tình cờ trên các
phương tiện hình ảnh khác. Trong khi hạt giáp phát
hiện khi khám lâm sàng chỉ chiếm 2 - 6% dân số, thì
khi siêu âm là 19 - 68%, và khi tử thiết thì tỷ lệ này là
8 - 65%, với tỷ lệ ác tính dao động từ 1,6% đến
12%[31]. Tại Việt Nam, theo Globocan Việt Nam
2018, số trường hợp ung thư tuyến giáp mới mắc là
5.418 trường hợp, chiếm tỷ lệ 3,3% (đứng hàng thứ
9). Số trường hợp tử vong do ung thư tuyến giáp là
528, chiếm tỷ lệ 0,46% (đứng hàng thứ 22) trong tất
cả các trường hợp ung thư[23].
Vấn đề được đặt ra là phát hiện sớm ung thư
tuyến giáp để điều trị tốt. Trong đó, siêu âm tuyến
giáp, được coi như là một phương tiện đầu tay,
là phương pháp chẩn đốn hình ảnh có nhiều khả
năng vượt trội, giúp đánh giá cấu trúc, hình thái
của hạt giáp, từ đó gợi ý tính chất lành ác của
tổn thương.


Năm 2017, bảng phân loại ACR-TIRADS ra đời
với nhiều ưu điểm về mặt thực hành, định hướng
tiếp cận tính lành - ác của hạt giáp và quan trọng
nhất là hướng đến chỉ định FNAC hạt giáp.
Giá trị của các bảng phân loại TIRADS đã được
đánh giá bằng một số nghiên cứu trên thế giới.
Tuy nhiên tại Việt Nam, cho đến nay, các bảng phân
loại này chưa được áp dụng một cách rộng rãi và có
hệ thống, và tại TP. HCM cũng chưa có nghiên cứu
nào đánh giá giá trị của việc áp dụng bảng phân loại
ACR-TIRADS 2017. Vì vậy chúng tôi muốn thực hiện
nghiên cứu để đánh giá giá trị việc áp dụng bảng
phân loại này trong siêu âm tuyến giáp hàng ngày
với mong muốn có thêm tiếng nói chung giữa các
bác sỹ chẩn đốn hình ảnh với các bác sỹ lâm sàng.
Mặt khác, chúng tôi cũng mong muốn kết quả của
1

nghiên cứu này có thể giúp ích cho việc quyết định
sử dụng bảng phân loại ACR-TIRADS vào công việc
thực hành siêu âm hàng ngày tại các bệnh viện cũng
như cơ sở y tế khác ở Việt Nam.
MỤC TIÊU
Mục tiêu tổng quát
Xác định mối tương quan giữa kết quả siêu âm
đánh giá hạt giáp bằng bảng phân loại ACR-TIRADS
2017 với kết quả tế bào học và kết quả giải phẫu
bệnh ở các bệnh nhân được phẫu thuật bướu giáp
tại khoa Ngoại 3, khoa Ngoại 5 và khoa Ngoại 6
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh từ

01/06/2018 đến 10/09/2019.
Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát các yếu tố dịch tễ học và bệnh học
của mẫu khảo sát.
Xác định mối tương quan giữa kết quả tế bào
học với kết quả giải phẫu bệnh.
Xác định mối tương quan giữa kết quả siêu âm
sử dụng bảng phân loại ACR-TIRADS 2017 với kết
quả giải phẫu bệnh.
Xác định mối tương quan giữa từng đặc điểm
siêu âm với kết quả giải phẫu bệnh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số đích: Tất cả bệnh nhân có hạt giáp
(sờ thấy hoặc khơng sờ thấy). Dân số nghiên cứu:
Tất cả bệnh nhân điều trị bệnh lý hạt giáp tại bệnh
viện Ung Bướu TP. HCM.
Dân số chọn mẫu: Tất cả bệnh nhân được phẫu
thuật điều trị bệnh lý hạt giáp tại khoa Ngoại 3,
khoa Ngoại 5 và khoa Ngoại 6 bệnh viện Ung Bướu
TP. HCM từ 01/06/2018 đến 10/09/2019.

Bác sĩ Khoa Nội soi siêu âm - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

141


ĐẦU VÀ CỔ

Phương pháp nghiên cứu

Hồi cứu hồ sơ bệnh án tại khoa.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả bệnh nhân của dân số chọn mẫu đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
Đang được điều trị bệnh lý hạt giáp và có hồ sơ
bệnh án tại khoa Ngoại III, khoa Ngoại V và khoa
Ngoại VI bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh.
Được siêu âm tuyến giáp và đánh giá hạt giáp
bằng ACR-TIRADS 2017 và được chọc hút tế bào
bằng kim nhỏ (FNA) trước khi phẫu thuật.
Được phẫu thuật tuyến giáp và có kết quả giải
phẫu bệnh.
Các kết quả siêu âm, tế bào học (TBH) và giải
phẫu bệnh (GPB) đều được thực hiện tại bệnh viện
Ung Bướu TP. HCM.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp không thỏa 1 trong các tiêu
chuẩn chọn mẫu.
Kết quả siêu âm khơng có hạt giáp.
Kết quả siêu âm có hạt giáp nhưng không được
đánh giá bằng bảng phân loại ACR - TIRADS 2017.
Mẫu tiêu bản FNA không đạt yêu cầu
(unsatisfactory smear).
Bệnh nhân đã được phẫu thuật tuyến giáp với
bất kỳ chẩn đoán nào trước đây.

Các số liệu được xử lý bằng phần mềm thống

kê SPSS 11.5 for Windows.
So sánh kết quả TBH và kết quả siêu âm với
tiêu chuẩn vàng là kết quả GPB, để xác định độ
nhạy, độ đặc hiệu, dương tính giả, âm tính giả, giá trị
tiên đốn dương, giá trị tiên đốn âm, và độ chính
xác của xét nghiệm tế bào học và của siêu âm.
Mối tương quan giữa 2 biến định tính được
kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương (²)
hoặc phép kiểm Fisher (khi có >20% số liệu nghiên
cứu có giá trị < 5).
Kiểm định trị trung bình của hai mẫu độc lập
bằng phép kiểm t.
Ngưỡng p = 0,05 được chọn là có ý nghĩa
thống kê, với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu của chúng tơi gồm có 280
bệnh nhân, gồm 64 bệnh nhân có kết quả GPB lành
tính và 216 bệnh nhân có kết quả GPB ác tính;
với 300 hạt giáp, gồm 70 hạt giáp lành tính và 230
hạt giáp ác tính.
Các đặc điểm dịch tễ học và bệnh học
Trong nghiên cứu này, khơng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình và giới tính
giữa hai nhóm bệnh nhân (p > 0,05).

Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân
Yếu tố
Tuổi trung bình

Kết quả GPB

Lành tính (n = 64)

Ác tính (n = 216)

45 ± 13

43 ± 14

Tất cả bệnh nhân (N = 280)

Giá trị P

43 ± 13

0,608

Giới tính

0,43

Nam

6 (9,4%)

30 (13,9%)

36 (12,9%)

Nữ


8 (90,6%)

186 (86,1%)

244 (87,1%)

Mối tương quan giữa kết quả TBH với kết quả
GPB
Số hạt giáp ác tính chiếm hơn 3/4 mẫu nghiên
cứu, trong đó hầu hết là carcinôm tuyến giáp dạng
nhú (99,6%). Trong số các hạt giáp lành tính, phình
giáp chiếm tỷ lệ cao nhất (84,3%). Kết quả này phù
hợp với y văn[3,4].

142

Giá trị của xét nghiệm TBH: Độ nhạy 93%,
độ đặc hiệu 88,6%, dương tính giả 11,4%, âm tính
giả 6,9%, giá trị tiên đoán dương 96,4%, giá trị tiên
đoán âm 79,5%, và độ chính xác 92%. Nếu so sánh
với y văn, thì giá trị của xét nghiệm TBH trong
nghiên cứu này có tỷ lệ dương tính giả và tỷ lệ âm
tính giả cao hơn.

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
Mối tương quan giữa kết quả siêu âm sử dụng bảng phân loại ACR-TIRADS 2017 với kết quả giải
phẫu bệnh

Bảng 2. Tỷ lệ ác tính theo hệ thống phân loại ACR-TIRADS
Tỷ lệ ác tính

Nghiên cứu
Middleton et al. (2017)

[33]

Jayashree Mohanty (2019)

TR1

TR2

TR3

TR4

TR5

0,3%

1,5%

4,8%

9,1%

35,0%


[28]

0%

0%

0%

30%

56%

Yan Shen et al. (2019)[40]

0%

0%

4,6%

14,5%

86,7%

NC này

0%

2,5%


38,5%

84,5%

9,.7%

< 2%

< 2%

2 - 5%

5 - 20%

>20%

Ủy ban ACR - TIRADS

Tỷ lệ ác tính (giá trị tiên đoán dương) của hạt giáp trong các nghiên cứu trên cũng như theo Ủy ban ACRTIRADS đều tăng dần theo phân loại ACR-TIRADS, đặc biệt tăng cao từ TIRADS 4. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.
Nguy cơ ác tính cũng tăng dần theo điểm số của hạt giáp được cho bởi bảng phân loại ACR - TIRADS.
Bảng 3. Giá trị của siêu âm (sử dụng bảng phân loại ACR-TIRADS) trong gợi ý chẩn đoán hạt giáp
lành/ ác qua các nghiên cứu
Tác giả
Yan Shen et al.

[40]

NC này


Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Giá trị tiên đoán dương

Giá trị tiên đốn âm

Độ chính xác

88,2%

87,5%

86,7%

8,0%

87,8%

97,4%

78,6%

93,7%

77,5%

93,0%


Để so sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của các test
chẩn đoán (siêu âm theo bảng phân loại TI-RADS),
chúng tơi sử dụng diện tích dưới đường cong ROC
của phân loại ACR-TIRADS trong chẩn đoán hạt
giáp ác tính. Kết quả nhận được là AUC bằng 0,944
(p < 0,001). Chọn điểm cắt (cut - off) là TIRADS 4
vì có chỉ số J (Joudex index) cao nhất (0,76, với độ
nhạy 97,4% và độ đặc hiệu 78,6%).
Tương tự, diện tích dưới đường cong ROC
(AUC) của điểm số của hạt giáp trong chẩn đốn hạt
giáp ác tính là 0,962 (p < 0,001). Điểm cắt (cut - off)
được chọn là 6 điểm.
Như vậy khi hạt giáp có phân loại ACR-TIRADS
tối thiểu là TIRADS 4 (hoặc có điểm số tối thiểu là 6)
thì có giá trị chẩn đốn hạt giáp ác tính, với độ nhạy,
độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đốn

âm, và độ chính xác lần lượt là 97,4% 78,6%,
97,8%, 25,4%, và 74,7% (81,7%, 97,1%, 98,9%,
62,8%, và 85,3%).
Mối tương quan giữa từng đặc điểm siêu âm với
kết quả GPB
Các hạt giáp ác tính có kích thước nhỏ hơn
đáng kể so với các hạt giáp lành tính, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (18 ± 13mm so với 35 ± 14mm;
P < 0,001).
Các đặc điểm siêu âm có giá trị phân biệt hạt
giáp lành tính và ác tính với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,005): Thành phần đặc, echo kém,
echo rất kém, chiều cao lớn hơn chiều ngang, bờ

không đều hoặc bờ đa cung, xâm lấn vỏ bao, và vi
vơi hóa.

Bảng 4. Độ mạnh của mối tương quan giữa các đặc điểm hình ảnh siêu âm
với nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp
Đặc điểm

Hệ số hồi quy B

Sai số chuẩn S.E

Hệ số Wald

df

Giá trị P

Exp (B) (KTC 95%)

Thành phần đặc

2,400

0,648

13,712

1

0,000


1,023 (3,095 - 39,264)

Echo kém

0,300

0,648

0,215

1

0,643

2,381 (0.379 - 4809)

Chiều cao > chiều ngang

0,741

1,147

0,417

1

0,518

2,098 (0,222 - 19,869)


Bờ không đều hoặc bờ đa cung

2,407

0,821

8,606

1

0,003

11,106 (2,223 - 55,476)

Đốm nhỏ echo dày/ vi vơi hóa

3,764

1,168

10,390

1

0,001

43,102 (4,372 - 424,964)

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


143


ĐẦU VÀ CỔ
Như vậy, hạt giáp có thành phần đặc, có bờ khơng đều hoặc bờ đa cung, hoặc có đốm nhỏ echo dày
hoặc vi vơi hóa thì nguy cơ ác tính tăng lên lần lượt là 11, 11 và 43 lần.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 280 bệnh nhân, với 300 hạt giáp
tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, chúng tôi nhận
thấy:
* Nữ giới chiếm đa số. Số hạt giáp ác tính
chiếm hơn ¾ mẫu nghiên cứu, trong đó hầu hết
là carcinôm tuyến giáp dạng nhú (99,6%). Sự xâm
lấn vỏ bao xảy ra ở gần ½ trường hợp ung thư
tuyến giáp.
Nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp của người sờ
thấy hạt giáp thấp hơn người không sờ thấy hạt giáp
0,363 lần (KTC 95% của OR là 0,175 - 0,754).
Giá trị của xét nghiệm TBH trong chẩn đoán
hạt giáp: Độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 88,6%, dương
tính giả 11,4%, âm tính giả 6,9%, giá trị tiên đoán
dương 96,4%, giá trị tiên đoán âm 79,5%, và độ
chính xác 92%.
* ACR-TIRADS được nhận thấy là hệ thống
phân loại chính xác và đặc hiệu để phân tầng nguy
cơ ác tính của các hạt giáp dựa vào các đặc điểm
siêu âm.
Giá trị của siêu âm trong gợi ý chẩn đoán hạt
giáp lành/ác: Độ nhạy 97,4%, độ đặc hiệu 78,6%,

dương tính giả 21,4%, âm tính giả 2,6%, giá trị tiên
đoán dương 93,7%, giá trị tiên đoán âm 77,5%,
và độ chính xác 93%.
Nguy cơ ác tính của hạt giáp tăng dần theo
phân loại ACR-TIRADS và theo điểm số của
hạt giáp, với giá trị tiên đoán dương với TR1, TR2,
TR3, TR4, và TR5 lần lượt là 0%, 2,5%, 38,5%,
84,5% và 98,7%.
Diện tích dưới đường cong ROC (AUC) của
phân loại ACR-TIRADS và của điểm số của hạt giáp
trong chẩn đoán hạt giáp ác tính lần lượt là 0,944 và
0,962 (p < 0,001). Điểm cắt (cut - off) được chọn là
TIRADS 4 và 6 điểm.
* Các đặc điểm siêu âm có giá trị phân biệt hạt
giáp lành tính và ác tính với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,005): Thành phần đặc, echo kém,
echo rất kém, chiều cao lớn hơn chiều ngang, bờ
không đều hoặc bờ đa cung, xâm lấn vỏ bao, và vi
vơi hóa.
Các hạt giáp ác tính có kích thước nhỏ hơn
đáng kể so với các hạt giáp lành tính, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (18 ± 13mm so với 35 ± 14mm;
P < 0,001).

144

Hạt giáp có thành phần đặc, có bờ khơng đều
hoặc bờ đa cung, hoặc có đốm nhỏ echo dày hoặc vi
vơi hóa thì nguy cơ ác tính tăng lên lần lượt là 11, 11
và 43 lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thanh Trúc, 2011. “Giá trị của siêu âm
trong chẩn đốn các hạt giáp”. Tạp chí Ung thư
học Việt Nam số 3 - 2011, tr. 645 - 648.
2. Đỗ Tất Giao, 2013. “Nghiên cứu giá trị của siêu
âm trong chẩn đốn ung thư tuyến giáp”. Tạp chí
Ung thư học Việt Nam số 4 - 2013, tr. 497 - 501.
3. Hứa Thị Ngọc Hà và cs., 2003, “Đối chiếu siêu
âm - tế bào học - giải phẫu bệnh các nhân giáp”,
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 7(3): tr.57 - 62.
4. Ngơ Viết Thịnh và cs., 2014. “Chẩn đốn và xử
trí carcinơm tuyến giáp dạng nhú kích thước
nhỏ”. Tạp chí Ung thư học Việt Nam,
số 3 - 2014, tr. 78 - 86.
5. Trần Văn Tuấn và cs., 2011. “Nghiên cứu đặc
điểm hình ảnh của siêu âm trong chẩn đốn ung
thư tuyến giáp”. Tạp chí Ung thư học Việt Nam,
số 3 - 2011, tr. 132 - 135.
6. Triệu Thị Hoàng Lâm và Đặng Công Thuận,
2018. “Nghiên cứu giá trị của hệ thống TIRADS
trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp”.
7. Ahuja A. et al., 1996. “Clinical significance of the
comet-tail artifact in thyroid ultrasound”. J Clin
Ulatrasound 24 (3): 129 - 133.
8. Ajmal S. et al., 2015. “The natural history of the
benign thyroid nodule: what is the appropriate
follow-up strategy?” J Am Coll Surg 220 (6):
987 - 992.
9. Alexander EK et al., 2003. “Natural history of
benign solid and cystic thyroid nodules”. Ann

Intern Med 138 (4): 315 - 318.
10. Amar Udare, 2019. “TIRADS ACR: What
radiologists need to know!”, April 26, 2019
<URL: />11. Anna Skowrońska et al., 2018. “Accuracy of EUTIRADS in the valuation of thyroid nodule
malignancy in reference to the post - surgery
histological results”. Pol J Radiol 88: e579 e586.
12. Antonio Rahal Junior et al., 2016. “Correlation of
TI - RADS and fine needle aspiration: experience
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐẦU VÀ CỔ
in 1,000 nodules”. Einstein (Sao Paulo) 14 (2):
119 - 123.
13. Anuradha Chandramohan et al., 2016. “Is
TIRADS a practical and accurate system for use
in daily clinical pratice”. Indian J Radiol Imaging
26(1): 145 - 152.
14. Arun C. Nachiappan et al., 2014. “The Thyroid:
Review of Imaging Features and Biopsy
Techniques
with
Radiologic-Pathologic
Correlation”. Radio Graphics 34 (2014):
276 - 293.
15. Asanuma K. et al., 2001. “The rate of tumour
growth does not distinguish between malignant
and benign thyroid nodules”. Eur J Surg 167 (2):
102 - 105.
16. Beland MD et al., 2011. “Nonshadowing

echogenic foci in thyroid nodules: are certain
appearance enogh to avoi thyroid biopsy?” J
Ultrasound Med 30 (6): 753 - 760.
17. Bryan K. Chan et al., 2003. “Common and
Uncommon Sonographic Features of Papillary
Thyroid Carcinoma”. J Ultrasound Med 22:
1083 - 1090.
18. Bryan R. Haugen et al., 2015. “ATA
Management Guidelines for Adult Patients with
Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid
Cancer: The ATA Guidelines Task Force on
Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid
Cancer”. Thyroid 26 (1): 1 - 133.
19. David S. Cooper et al., 2009. “Revised ATA
management guidelines for patients with thyroid
nodules and differentiated thyroid cancer”.
Thyroid 19 (11): 1167 - 1213.
20. Edward G. Grant et al., 2015. “ACR TI-RADS:
White Paper of the ACR TI-RADS Committee”. J
Am Coll Radiol 12 (12A): 1272 - 1279.
21. Erdogan MF et al., 2006. “Natural course of
benign thyroid nodules in a moderately iodinedeficient area”. Clin Endocrinol (Oxf) 65 (6): 767771.
22. Franklin N. Tesler et al., 2017. “ACR TI-RADS:
White Paper of the ACR TI-RADS Committee”. J
Am Coll Radiol 14 (5): 587 - 595.
23. Freddie Bray et al., 2018. “Global Cancer
Statistics 2018: GLOBOCAN Estimates of
Incidence and Mortality Worldwide for 36
Cancers in 185 Countries”. CA Cancer J Clin 68:
394 - 424.

24. Giorgo Granin et al., 2019. “Reducing the
Number of Unnecessary Thyroid Biopsies While
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Improving Diagnostic Accuracy: Toward the
“Right TIRADS”. J Clin Endocrinol Metab 104(1):
95 - 102.
25. Gokulakrishnan Periakaruppan et al., 2018.
“Correlation between Ultrasound-based TIRADS
and Bethesda System for Reporting Thyroidcytopathology: 2-year Expirience at a Tertiary
Care Center in India”. Indian J Endocrinol Metab
22(5): 651 - 655.
26. Hoang JK et al., 2007. “US Features of Thyroid
Malignancy: Pearls and Pitfalls”. Radiographics
27 (3): 847 - 860.
27. Kim EK et al., 2002. “New Sonographic Criteria
for Recommending FNAB of Nonpalpable Solid
Nodules of the Thyroid”. AJR Am J Roengenol
178(3): 687 - 691.
28. Jayashree Mohanty et al., 2019. “Role of ACRTIRADS in risk stratification of thyroid nodules”.
Int J Res Med Sci 7(4): 1039 - 1043.
29. Jin Young Kwak et al, 2013. “Image Reporting
and Characterization System for Ultrasound
Features of Thyroid Nodules: Multicentric Korean
Retrospective Study”. Korean J Radiol 14(1):
117.
30. Jin Young Kwak et al., 2017. “Diagnosis and
Management of Small Thyroid Nodules: A
Comparative Study with Six Guidelines for
Thyroid Nodules”. Radiology 283 (2): 560-569.

31. Jung Hee Shin et al., 2016. “Ultrasonography
Diagnosis and Imaging-Based Management of
Thyroid Nodules: Revised Korean Society of
Thyroid Radiology Consensus Statement and
Recommendations”. Korean J Radiol 17(3):
370 - 395.
32. Malhi H. et al., 2014. “Echogenic foci in thyroid
nodules: Significance of posterior acoustic
artifacts”. AJR Am J Roentgenol 203:
1310 - 1316.
33. Middleton WD et al., 2017. “Multiinstitutional
analysis of thyroid nodule risk stratification using
the ACR-TIRADS”. Am J Roentgenol 208(6):
131 - 41.
34. Rebecca Smith-Bindman et al., 2013. “Risk of
thyroid cancer based on thyroid ultrasound
imaging characteristics: results of a populationbased study”. JAMA Intern Med 173 (19):
1788 - 96.
35. Sakorafas GH, Giotakis J, Stafyla V (2005),
"Papillary thyroid microcarcinoma: a surgical

145


ĐẦU VÀ CỔ
perspective".
423 - 438.

Cancer


Treat

Rev,

31(6):

36. Sara Ahmadi et al., 2018. “A direct comparison
of the ATA and TI-RADS ultrasound scoring
systems”. Endocr Pract 25(5): 413 - 422.
37. Shin JJ et al., 2015. “Impact of thyroid nodule
size on prevalence and post-test probability of
malignancy: a systematic review”. Laryngoscope
2015 125(1): 263 - 72.

39. Won-Jin Moon, 2008. “Benign and Malignant
Thyroid
Nodules:
US
Differentiation
-Multicenter Retrospective Study”. Radiology 247
(3): 762 - 770.
40. Yan Shen et al., 2019. “Comparison of Different
Risk-Stratification Systems for the Diagnosis of
Benign and Malignant Thyroid Nodules”.
Oncology 9 (378): 1 - 8.

38. Sophia C. Kamran et al., 2012. “Thyroid nodule
size and prediction of cancer”. J Clin Endocrinol
Metab 98 (2): 564 - 570.


146

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM



×