Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.35 KB, 33 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.
I. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM -
YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN.
1. Chi phí sản xuất.
1.1. Khái niệm
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp và tiêu hao tư liệu lao động, đối
tượng lao động và sức lao động. Để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản
xuất
phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động
.
Như vậy, chi phí sản xuất là tất yếu khách quan để tạo ra giá trị sản phẩm,
nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp
phải chi ra trong một kỳ kinh doanh.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung
kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất
cũng khác nhau, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập
hợp chi phí sản xuất, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu
thức khác nhau. Dưới đây trình bày các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu.
a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm
những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát
sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi
phí như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất
theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trogn kỳ được chia làm các yếu tố chi phí
sau:
* Chi phí nguyên liệu, vật liệu


Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ
bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
* Chi phí nhân công
Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong
doanh nghiệp.
* Chi phí khấu hao tài sản cố định
Bao gồm tòn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất
của doanh nghiệp.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ
bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí… phục vụ cho hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí khác bằng tiền
Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu
tố chi phí đã nêu ở trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có
tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của
từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán
chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh
báo cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất,
lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương tính toán nhu cầu vốn lưu
động cho kỳ sau; cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
Mối yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công
dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này, căn cứ vào
mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi
phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục
đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào.

Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục.
Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi
phí sau:
* Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Bao gồm chi phí vê nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử
dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này
những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và
những hoạt động ngoài sản xuất.
* Chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục
này số tiền công và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của
nhân viên sản xuất chung và nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng.
* Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chunglà những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung
ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu
trên. Bao gồm 5 điều khoản:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng như:
tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm… cho nhân viên quản
lý phân xưởng, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, tiếp liệu, công nhân vận
chuyển, sửa chữa ở phân xưởng.
- Chi phí vật liệu
Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng
để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của phân xưởng, vật liệu văn phòng và
những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng tổ đội sản xuất.
- Chi phí dụng cụ sản xuất
Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở
phân xưởng, tổ đội sản xuất, như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay,
dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, giàn giáo trong xây dựng cơ bản…

- Chi phí khấu hao tài sản cố định
Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, tài
sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, tổ
đội sản xuất, như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất , phương tiện vận tải,
truyền dẫn, nhà xưởng, vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, súc vật làm việc.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ
cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về
điện, nước, khí nén, hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định
thuê ngoài…
- Chi phí bằng tiền khác.
Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho
yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng
phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức; cung cấp số liệu
cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thức hiện kế hoạch giá
thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch
giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và
mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại :
* Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản
xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán
có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng
chịu chi phí.
* Chi phí gián tiếp.
Chi phí gián tiếp là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất
nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này kế toán phải tiến hành
phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.

Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định
phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một các
đúng đắn, hợp lý.
2. Giá thành sản phẩm:
2.1. Khái niệm:
Qú trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao
phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh hao phí sản xuất
còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sản xuất.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến công tác, sản phẩm và
lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở
doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng
như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được phân loại để xem xét
dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau.
a. Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành thì Giá thành sản
phẩm bao gồm 3 loại sau:
- Giá thành kế hoạch: Là giá được xác định trước khi bước vào kinh doanh
trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của
kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: là giá được xác định trước khi bước vào sản xuất sản
phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định
trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất
sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất
sản phẩm.

b. Theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành sản xuất được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản
ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
GTSX = CPSP dở dang ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSP dở dang
cuối kỳ
- Giá thành toàn bộ (Giá thành đầy đủ hoặc giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu
phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + CPQLDN + CP bán hàng
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, chúng là biểu hiện 2 mặt của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh,
cùng giống nhau về chất, đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về
lao động sống, lao động vật hóa.
- Tuy nhiên, Chi phí sản xuất chỉ tính đến những chi phí phát sinh trong
một kỳ nhất định mà không tính đến việc chúng có liên quan đến sản phẩm hoàn
thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm lại chỉ bao gồm các Chi phí liên quan
đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà doanh nghiệp đã bỏ ra ở
bất kể kỳ nào. Do vậy, mối quan hệ giữa Chi phí sản xuất và Giá thành sản
phẩm thể hiện như sau:
Σ Giá thành
sản phẩm
= Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ
+ Chi phí phát sinh
trong kỳ
- Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
=> Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất, khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

bằng Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc trong các ngành sản xuất kinh
doanh không có sản phẩm dở dang.
4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
- Với chức năng thông tin, kiểm tra về chi phí đáp ứng tốt yêu cầu quản lý
chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc ra các quyết định giá trị và tính toán chính
xác giá thành sản phẩm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải thực
hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp
với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
+ Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất cho đúng đối
tượng từ đó phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí thực tế phát sinh
tại các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
+ Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất cho đúng đối
tượng từ đó phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí thực tế phát sinh
tại các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
+ Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán và phương pháp kế toán một
cách hợp lý theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành.
+ Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán chính xác
giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động cũng
như tình hình chấp nhận các dự toán chi phí của các bộ phận sản xuất, cung cấp
các thông tin cần thiết cho việc định giá thành và đề ra các quyết định quản lý.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các chi phí được tập hợp trong
một phạm vi, giới hạn nhất định, giới hạn đó là sản phẩm, chi tiết, bộ phận,

nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, toàn bộ qui trình công
nghệ.
- Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định
nơi phát sinh ra chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và tính giá thành
sản phẩm xác định đúng đắn kết quả hạch toán kinh tế nội bộ.
- Căn cứ để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
+ Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt…
+ Tính chất, qui trình của công nghệ sản xuất sản phẩm bằng sản phẩm
giản đơn hay phức tạp, qui trình chế biến liên tục hay chế biến song song.
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất.
+ Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp.
1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
a. Khái niệm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là 1 phương pháp hoặc 1 hệ thống
các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm
vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định.
b. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản
phẩm:
Theo phưong pháp này thì các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại
theo từng chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm riêng biệt phù hợp với tính chất của
qui trình công nghệ.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bộ phận, từng chi tiết sản
phẩm (giá thành sản xuất được xác định bằng phương pháp tổng cộng chi phí)
Phương pháp này khá phức tạp nên thường được áp dụng ở các doanh
nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao, sản xuất ít loại sản phẩm hoặc sản xuất
có tính đơn chiếc, ít chi tiết và bộ phận cấu thành sản phẩm.
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm: (Phương pháp
trực tiếp).
Theo phương pháp này thì các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và

phân loại theo từng thứ sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính chất phức
tạp của sản phẩm và quá trình công nghệ của sản phẩm sản xuất. Nếu quá trình
chế biến sản phẩm đã trải qua nhiều phân xưởng khác nhau thì các chi phí sản
xuất được tập hợp theo tưng phân xưởng, trong đó có loại chi tiết cho từng sản
phẩm.
2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1. Đối tượng:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là loại sản phẩm, bán thành phẩm dịch
vụ, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành 1 đơn vị. Đối tượng đó có thể là
sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất
tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào
đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng loạt sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp sản xuất và thực hiện để xác định đối tượng tính giá thành cho
phù hợp.
- Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc thì đối tượng
tính giá thành là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Nếu sản xuất chế tạo hàng
loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ
đã hoàn thành.
- Nếu qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản
phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ, nếu qui trình sản xuất phức tạp
theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá có thể là nửa thành phẩm ở từng giai
đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Nếu qui trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá là
từng chi tiết, bộ phận, sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn
chỉnh.
2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
- Khái niệm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là 1 phương pháp hoặc
hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và giá
thành đơn vị của từng loại sản phẩm hoặc là công việc đã hoàn thành theo
khoản mục chi phí, giá thành.

- Các phương pháp tính giá thành.
(1). Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản
xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản
xuất ngắn.
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+ Chi phí phát
sinh trong
kỳ
- Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
(2). Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực
hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay
bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản
xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng cộng chi phí sản xuất của các
giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
GTSX = Z
1
+ Z
2
+ …. + Z
n
(3). Phương pháp hệ số
Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất,
cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng

thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản
phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm
về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại
=
Giá
thành
SP đơn
vị
Giỏ thành đơn vị SP gốc
=
sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành sản phẩm
từng loại.
Tổng giá thánh sản xuất các loại sản phẩm
Số lượng đơn vị sản phẩm qui đối (SP gốc)
Giá thành đơn vị
sản phẩm từng loại
=
Giá thành đơn
vị sản phẩm
gốc
x
Hệ số qui đổi SP
từng loại
Trong đó:
Số lượng sản phẩm
qui đổi
=

Số lượng

sản phẩm
loại i
x Hệ số qui đổi
sản phẩm loại
i
∑ GTSX của
các loại sản
phẩm
=
Giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
∑ CPSX
phát sinh
trong kỳ
-
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
(4). Phương pháp tỷ lệ:
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách,
phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim… Để giảm bớt khối lượng hạch
toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại
và căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế
hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản
phẩm.
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm từng
loại
=

Giá thành kế hoạch (hoặc
định mức) đơn vị sản phẩm
từng loại
x
Tỷ lệ
chi phí
Tỷ lệ chi phí = x 100
(5). Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
n
i = 1
Áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng 1 quá trình sản xuất, bên
cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ. Để
tính giá thành sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi
tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo
nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá
nguyên liệu ban đầu…
∑ Giá
thành sản
phẩm
chính
=
Giá trị SP
chính dở
dang đầu
kỳ
+
∑ Chi phí
sản xuất phát
sinh trong kỳ
-

Giá trị sản
phẩm phụ
thu hồi ước
tính
-
Giá trị sản
phẩm chính
dở dang cuối
kỳ
(6). Phương pháp liên hợp
Áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, qui trình công
nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thàhn phải kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với
tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số và loại trừ sản phẩm phụ.
2.3. Tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu
* Đối với doanh nghiệp sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất mặt hàng sản
xuất ít, sản phẩm hoàn thành không phải qua nhiều bước chế biến phức tạp:
Phương pháp tính giá thành tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm có thể sử
dụng phương pháp trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp với hệ số hay kết hợp tỷ lệ
chi phí…
* Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:
Trong những doanh nghiệp này việc tập hợp chi phí thường được tiến hành
theo từng đơn, chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí liên quan
đến đơn nào sẽ được coi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Tuy
nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của công tác quản lý cần biết được
khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ thì kế toán phải tính giá thành của
bộ phận công việc đã hoàn thành và xác định giá trị công việc còn dở dang dựa
vào chi phí hay phương pháp trực tiếp tuỳ theo tính chất của từng đơn vị đặt
hàng.
* Đối với doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ.

- Giữa các phân xưởng sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau:
Trong trường hợp này chi phí sẽ được tập hợp riêng cho từng hoạt động và
giá thành sản phẩm dịch vụ từng hoạt động sẽ được tính theo phương pháp trực
tiếp.
- Giữa các bộ phận sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn nhau hoặc phục
vụ lẫn nhau không đáng kể (coi như không phục vụ) thì chi phí của bộ phận nào
được tập hợp riêng vào bộ phận đó và được tính giá thành theo phương pháp
trực tiếp.
Tổng giá thành
sản phẩm
chính
=
Giá trị sản
phẩm chính
dở dang đầu
kỳ
+
Chi phí phát
sinh trong kỳ
-
Giá trị sản
phẩm chính dở
dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị =
- Giữa các phân xưởng sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể:
Trong trường hợp này giá thành sản phẩm lao vụ của sản xuất phụ có thể tính
theo phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần theo giá thành kế hoạch hoặc theo
giá thành đơn vị ban đầu:
+ Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần theo giá thành kế hoạch:
B1. Xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ theo

giá thành kế hoạch.
= x
B2. Xác định giá trị của sản xuất phục vụ cho các đối tượng khác theo giá
thành đơn vị mới.
= x

×