Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.74 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG PHƯỚC HOÀNG MAI

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đình Huy

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Trong suốt quá trình học và dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, tôi
đã đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu để viết luận văn với đề tài “Bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại”.
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung trong đề tài là do tôi viết, tôi không sao
chép của bất kỳ ai về đề tài này trừ những nội dung có trích dẫn cụ thể.
Tác giả

Đặng Phước Hoàng Mai


MỤC LỤC


Trang
Phần mở đầu

1

Phần nội dung

7

Chương 1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại

7

1.1 Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại

11

1.1.1 Hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã đến hạn thực hiện

11

1.1.2 Hành vi vi phạm hợp đồng trước thời hạn thực hiện

11

1.1.3 Những khó khăn khi xác định hành vi vi phạm hợp đồng

16


1.2 Có thiệt hại thực tế

18

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết có thiệt hại thực tế

18

1.2.2 Chứng minh có thiệt hại thực tế

19

1.2.3 Xác định có thiệt hại thực tế trong thực tiễn xét xử

23

1.3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại 28
1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của mối quan hệ nhân quả đối
với chế tài bồi thường thiệt hại
1.3.2 Xác định quan hệ nhân quả

28
29

1.4 Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh thương mại
1.4.1 Khái niệm lỗi và phân biệt lỗi với hành vi vi phạm

31

31

1.4.2 Vai trò của lỗi trong việc phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại
Tiểu kết chương 1

32
36


Chương 2. Những trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại
2.1 Miễn trách nhiệm do pháp luật quy định

38
39

2.1.1 Sự kiện bất khả kháng

39

2.1.2 Hành vi vi phạm hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bên kia

53

2.1.3 Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

54

2.2 Miễn trách nhiệm do các bên thoả thuận


57

2.3 Nghĩa vụ hạn chế tổn thất của yêu cầu bồi thường thiệt hại

65

Tiểu kết chương 2

67

Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thường
hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại

69

3.1 Định hướng hoàn thiện

69

3.2 Giải pháp hoàn thiện

78

Tiểu kết chương 3

84

Phần kết luận


87

Danh mục tài liệu tham khảo
Chú giải từ viết tắt


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại là
hình thức chế tài vật chất dùng để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt
hại. Biểu hiện của chế tài bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi hoàn
những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị
bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm. Mụgần đây chính sách thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước
để đầu tư vào phát triển kinh tế của nhà nước ta đã và đang phát huy tác dụng
được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ được
các nhà đầu tư thành lập. Với số lượng các nhà đầu tư ngày càng tăng (đặc biệt là
kể từ năm 2000 trở lại đây) thì hệ quả tất yếu kéo theo là những mối quan hệ làm
ăn thu lợi nhuận giữa các nhà đầu tư ngày càng tăng về số lượng, quy mô và giá
trị của các mối quan hệ này. Tuy nhiên, không phải tất cả các mối quan hệ làm
ăn đều diễn ra sn sẻ mà trong đó có những mối quan hệ gặp trở ngại do sự bất
đồng, mâu thuẫn về mặt lợi ích. Trong q trình giải quyết tranh chấp hợp đồng
kinh doanh thương mại, việc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng
cũng là một vấn đề được lưu ý và quan tâm.
Thông qua sự phân tích các chế định pháp luật liên quan đến bồi thường
thiệt hại trong kinh doanh thương mại như căn cứ làm phát sinh tranh chấp bồi

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và những trường hợp miễn trừ trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, tuy pháp luật thương mại Việt nam
hiện hành có rất nhiều điểm tiến bộ và tương đồng so với luật pháp các nước trên
thế giới nhưng tác giả vẫn nhận thấy có một số điểm bất cập và thiếu sót như
sau:


85

Thứ nhất, việc không quy định giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại so với
giá trị tổn thất và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng.
Thứ hai, không quy định căn cứ hành vi vi phạm hợp đồng trước thời hạn
thực hiện là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động
kinh doanh thương mại.
Thứ ba, khơng quy định việc Tịa án xác định lại bản chất của hợp đồng để
áp dụng căn cứ pháp luật khi xác định hành vi vi phạm hợp đồng trong kinh
doanh thương mại trong hoạt động tố tụng dân sự.
Thứ tư, Luật Thương mại 2005 không quy định các loại thiệt hại do hành vi
vi phạm hợp đồng được bồi thường, các căn cứ để xác định thiệt hại thực tế và
những khoản thiệt hại thực tế là đối tượng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mà chỉ quy định một cách chung nhất về giá trị thiệt hại được bồi thường.
Thứ năm, mâu thuẫn giữa các quy định về yếu tố lỗi trong việc phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các quy định pháp luật liên quan đến bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại.
Thứ sáu, chưa làm rõ quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất trong áp dụng
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương
mại.
Thứ bảy, không quy định cho phép các bên được quyền thỏa thuận xác định
trong hợp đồng các sự kiện pháp lý nào được thực tiễn hoạt động kinh doanh
thương mại thừa nhận nào được xem là trường hợp bất khả kháng.

Thứ tám, chưa quy định rõ trong trường hợp nào thì vi phạm hợp đồng do
tuân thủ quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được coi là cơ
sở miễn trách nhiệm sẽ gây ra những trường hợp áp dụng khơng thống nhất, thậm
chí có thể dẫn đến việc áp dụng luật một cách tùy tiện.


86

Thứ chín, Luật Thương mại 2005 khơng quy định về thỏa thuận miễn trừ
trách nhiệm của các bên tham gia giao kết hợp đồng trong kinh doanh thương
mại theo hướng loại trừ những thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm không trung thực
và thiếu thiện chí.
Trước những bất cập và thiếu sót như trên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại như sau:
Đối với Luật Thương mại 2005: tác giả kiến nghị bổ sung một số quy định
tại điểm a Khoản 1 Điều 294, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 302, Điều 303, Điều
305 Luật Thương mại 2005; tác giả kiến nghị sữa đổi và bổ sung một số quy
định vào điểm a và điểm d Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại; đồng thời tác
giả kiến nghị thêm điều khoản quy định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trước
thời hạn làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng.
Đối với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: tác giả kiến nghị thêm điều khoản
quy định trách nhiệm của Tòa án phải xác định lại bản chất hợp đồng khi giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có liên quan đến bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng.
Tóm lại, những quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại có những ưu điểm nhưng cũng vẫn
cịn một số thiếu sót phát sinh trong q trình thực thi pháp luật. Thơng qua cơ
sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện những bất cập cũng như những khó khăn trong thực tế áp dụng
pháp luật.


87

KẾT LUẬN

Pháp luật về kinh doanh thương mại nói chung và trách nhiệm bồi thường
thiệt hai do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại nói riêng đóng vai
trị quan trọng trong quá trình thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế của Đảng và Nhà nước. Thực trạng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại cịn bất cập, thiếu tính nhất
qn, chưa đồng bộ với pháp luật quốc tế. Vì vậy, việc hồn thiện các quy định
pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương
mại như căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các trường hợp miễn
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm là rất cần thiết.
Để giải quyết vấn đề này, tác giả đã phân tích, chứng minh những bất cập,
thiếu sót, những quy định chưa hợp lý liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại thông qua việc nghiên cứu,
so sánh giữa các quy định pháp luật có liên quan, các tranh chấp về bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong thực tiễn xét xử của Tòa án và pháp luật
quốc tế về kinh doanh thương mại. Trên cơ sở đó tác giả đã đạt được một số kết
quả sau:
Phân tích, làm rõ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo quy định Luật Thương mại 2005, cũng như những khó khăn vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
trong kinh doanh thương mại. So sánh với các quy định của Luật Thương mại
1997, Pháp lênh Hợp đồng kinh tế và các tập quán thương mại quốc tế. Trên cơ
sở đó nêu ra những quy định mang tính tiến bộ, những điểm cịn bất cập trong

các quy định Luật Thương mại hiện hành. Đồng thời, nghiên cứu rút ra những


88

quy định từ các văn bản đã hết hiệu lực thi hành nhưng còn giá trị ứng dụng vào
thực tiễn; các quy định của các tập quán thương mại quốc tế phù hợp để đưa ra
các đề xuất, kiến nghị nhằm mục đích hồn thiện các căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Kết quả đạt được là kiến nghị hoàn thiện Điều 294 và
Điều 305 Luật Thương mại 2005.
Phân tích các quy định của Luật Thương mại 2005 về các trường hợp miễn
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại, so sánh với các
tập quán thương mại, pháp luật quốc tế để chứng minh những quy định chưa
hoàn thiện của Luật Thương mại hiện hành. Thơng qua đó đề xuất các kiến nghị
nhằm hoàn thiện các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp
đồng theo quy định của Luật Thương mại 2005: kiến nghị hoàn thiện trường hợp
miễn trách nhiệm theo thỏa thuận giữa các bên, trường hợp miễn trách nhiệm do
thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn cịn một số hạn chế nhất định
như trình tự nghiên cứu, cách bố trí bố cục chưa mang tính khoa học, phạm vi
nghiên cứu chưa thật sự rộng, nội dung nghiên cứu chưa bao quát toàn bộ đề tài
đã chọn.
Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng vào trong thực tiễn
hoạt động kinh doanh thương mại. Đồng thời các kiến nghị trong luận văn sẽ có
giá trị tham khảo khi ban hành văn bản hướng dẫn thi hành về chế tài bồi thường
thiệt trong Luật Thương mại 2005 và trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật
Thương mại hiện hành.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Bộ luật Tố tụng Dân sự của Việt Nam (2004), nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội.
2.Luật Thương mại của Việt Nam (2005), nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự của Cộng hịa Pháp (1998), nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà nội.
5. Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế
6.Luận văn tiến sĩ về “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và vấn đề hồn thiện pháp luật Việt Nam” của tác giả Trương Văn Dũng năm
2003
7.“Vi phạm hợp đồng được dự đoán trước - Sự cần thiết phải điều chỉnh trong
pháp luật hợp đồng của Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Trong;
7.“Hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại: Thực trạng và một
số giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Văn Hùng.
8.“Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp
luật Việt Nam” tác giả Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ (Tạp chí Khoa học pháp
lý số 1 năm 2005);
9.“Việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải
quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động thương mại” tác giả Nguyễn Thị Hằng
Nga (Tạp chí Tồ án nhân dân số 9 /2005);
10.“Tác động của hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng” tác giả
Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn (Tạp chí Khoa học pháp lý);
11.“Thoả thuận hạn chế hay miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng” tác giả
Dương Anh Sơn (Nhà Nước và Pháp luật số 3/2005).
12. Luận văn thạc sĩ luật học về “Mối tương quan giữa hợp đồng kinh tế - Hợp
đồng dân sự - Hợp đồng thương mại” của tác giả Đào Anh Tuấn


13. “Vị trí của BLDS trong lĩnh vực hợp đồng” TS. Đỗ Văn Đại (tạp chí Nhà Nước
và Pháp luật số 7/2008);
14. “Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh” tác giả Nguyễn Thị Dung

(nhà xuất bản Chính trị, Hà nội)
15. “Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế” tác giả Nguyễn Văn Luyện –
Lê Thị Bích Thọ - Dương Anh Sơn (nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh)
16. Giáo trình Luật Dân sự Việt nam
17. “Một số ý kiến liên quan đến các quy định về chế tài trong thương mại theo
quy định Luật Thương mại”, tác giả Nguyễn Thị Khế (Tạp chí Nhà nước và pháp
luật số 01/2008)
18. “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế”, người dịch Lê Nết
19. Công ước Viên 1980
20. “Luật hợp đồng Việt Nam (bản án và bình luận bản án)”, tác giả Đỗ Văn Đại
(nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2008)
21. “Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu án lệ trọng tài và kinh nghiệm”, tác
giả Hồng ngọc Thiết (nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà nội, năm 2002)
22.” Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam”, tác giả Đỗ Văn Đại, tạp chí Khoa học pháp lý số 03/2004


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ Công nghiệp

BCN

Cổ phần

CP

Hội đồng Thẩm phán


HĐTP

Hội đồng Bộ trưởng

HĐBT

Kinh doanh thương mại

KDTM

Thư tín dụng

LC

Nghị quyết

NQ

Nhà xuất bản

NXB

Quyết định



Sơ thẩm

ST


Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Thành phố

TP

Thương mại

TM

Xuất nhập khẩu

XNK



×