Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.22 KB, 14 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ VĂN HIỆP

CHẾ TÀI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI
PHẠM HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƢƠNG MẠI
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ

: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AM HIỂU

HÀ NỘI - NĂM 2007


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi, được tôi thực hiện một cách độc lập dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Am
Hiểu. Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn chính xác, có
trích dẫn rõ ràng và đầy đủ.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2007
Học viên

Ngô Văn Hiệp



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, khích lệ của người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Vì vậy, tôi xin được gửi lời
cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo công tác tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Bộ Tư pháp...., những người đã tâm
huyết dạy dỗ và giúp đỡ tôi cả trong thời gian tôi học tập tại Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội cũng như suốt quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin được
gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Am Hiểu, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự, kinh
tế - Bộ Tư pháp, người đã nhận lời hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi thực hiện
luận văn này.


MụC LụC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan

2

Lời cảm ơn

3

Mục lục

4

LỜI NÓI ĐẦU


7
Chƣơng 1

11

những vấn đề chung về bồi
thƣờng thiệt hại DO VI PHạM HợP ĐồNG
1.

Khái niệm và bản chất

11

1.1. Khái niệm

11

1.2. Bản chất

12

2.

Căn cứ phát sinh bồi thƣờng thiệt hại

13

2.1. Hành vi vi phạm


13

2.2. Thiệt hại thực tế

15

2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực

16

tế
2.4. Yếu tố lỗi
3.

17

ý nghĩa của chế tài bồi thƣờng thiệt hại

20

3.1. Đối với bên vi phạm

20

3.2. Đối với bên bị vi phạm

21

3.3. Đối với xã hội


22
Chƣơng 2
thực trạng pháp LUậT về bồi

thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng

22


1.

Nguyên tắc luật chung - luật riêng liên quan đến bồi

23

thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng
2.

Các chế tài vi phạm hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại

25

3.

Căn cứ áp dụng chế tài bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm

30

hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại
4.


Trƣờng hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm và nghĩa

35

vụ thông báo của bên vi phạm
5.

Nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất của bên

37

bị vi phạm
6.

Mối quan hệ giữa chế tài bồi thƣờng thiệt hại và chế tài

38

phạt vi phạm
7.

Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp

39

đồng và quyền yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại
8.

Bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng


41

hoá quốc tế
8.1. Cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

41

mua bán hàng hóa quốc tế
8.2. Các loại thiệt hại cơ bản do vi phạm hợp đồng mua bán hàng

43

hóa quốc tế
8.3. Điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi

43

phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chƣơng 3
một số bất cập và PHƢƠNG
HƢớng hoàn thiện pháp luật về Bồi
thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng

50


1.


Một số bất cập của pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại do vi

50

phạm hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại
2.

Một số kiến nghị sửa đổi pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại

55

do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thƣơng mại
2.1. Hành vi vi phạm và yếu tố lỗi

56

2.2. Thiệt hại và cách tính thiệt hại

59

2.3. Hội nhập pháp luật quốc tế

60

Kết luận

64

Tài liệu tham khảo


65


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều quy
định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh, thay thế cho các quy
định pháp luật cũ, lạc hậu với sự ra đời của các văn bản pháp luật điều chỉnh về
lĩnh vực kinh tế, hợp đồng kinh tế, đặc biệt là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng kinh tế. Là sản phẩm pháp luật đặc trưng của thời kỳ bao cấp, cùng với sự
chuyển đổi của nền kinh tế, pháp luật đã thay đổi tính chất từ việc quy định hợp
đồng kinh tế mang tính bắt buộc và tính kế hoạch, nay chuyển sang hợp đồng kinh
tế dựa trên sự thoả thuận ý chí, nhu cầu của các bên và đòi hỏi của thị trường. Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989; Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/02/1990
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, cùng các văn bản pháp luật
khác là những minh chứng quan trọng cho sự phát triển của pháp luật kinh tế.
Với sự phát triển của nền kinh tế, Bộ luật Dân sự 1995 ra đời cùng với Luật
Thương mại 1997 và các văn bản pháp luật liên quan đã góp phần tích cực vào sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, cùng với thời
gian các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997 đã trở nên
lạc hậu do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới và Bộ luật
Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005 đã đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển nền
kinh tế. Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 cùng các quy định pháp
luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trở thành
hành lang pháp lý cần thiết, tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các quan hệ kinh doanh liên tục
phát sinh và phát triển dẫn đến nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực hợp
đồng kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến bồi



thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đã trở lên lạc hậu do
đó vấn đề sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật này trở thành một yêu cầu cấp
thiết nhằm góp phần minh bạch hoá pháp luật về kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế
trong nước phát triển, tạo tiền đề để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là
một vấn đề quan trọng của pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp luật về hợp
đồng kinh doanh, thương mại nói riêng, do vậy được nhiều nhà khoa học và các
học giả quan tâm nghiên cứu, được thể hiện trong nhiều cuốn sách, các bài viết
trên báo chí, tạp chí chuyên ngành luật như: “Một số vấn đề liên quan đến việc sửa
đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” của TS. Nguyễn Am Hiểu - Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 4/2004; “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam“ của
TS. Dương Đăng Huệ - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2002; “Trách nhiệm
dân sự và một số vấn đề về xác định thiệt hại” của ThS. Trần Thị Huệ - Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số 1/2005;“Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng” của TS. Phùng Trung Tập - Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số
10/2004..... Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước tới nay liên quan đến chế tài bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại chỉ tập trung về mặt
lý luận, dừng lại ở việc nêu vấn đề, tiếp cận ở một khía cạnh hẹp mà ít có góc nhìn
tổng thể, khái quát hoặc so sánh đối chiếu với các loại chế tài bồi thường thiệt hại
khác. Mặt khác, hạn chế đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp
luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.
Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về vấn đề bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trên cơ sở lý luận và
thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại ở
nước ta trong những năm qua.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn



Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về chế tài bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, đánh giá thực trạng
thực hiện các quy định pháp luật, nêu ra những tồn tại, bất cập của các quy định
pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại
những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật tương ứng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh,
thương mại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng như thực tiễn thực hiện các
quy định này trong những năm qua, so sánh đối chiếu với các quy định pháp luật
về bồi thường thiệt hại khác.
5. Cơ sở khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác xít, các quan điểm của
Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế.
- Cơ sở thực tiễn: Thực tế công tác thực hiện các quy định pháp luật về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm qua, bối
cảnh nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội nhập kinh tế
quốc tế.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp,
phân tích, so sánh, đối chiếu, logic, quan sát....
7. Điểm mới của đề tài


- Nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung và

hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng một cách toàn diện và có hệ thống trên
cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật kinh doanh, hợp
đồng kinh doanh, thương mại, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh
doanh, thương mại thời gian qua.
- So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại của Việt Nam với bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng thương mại Nhật Bản, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể là cần sửa
đổi và bổ sung các điều, khoản tương ứng trong các văn bản pháp luật liên quan.
8. Cơ cấu luận văn
Luận văn này bao gồm lời nói đầu, ba chương và phần kết luận.
* Lời nói đầu: Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục đích và
nhiệm vụ của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cơ sở khoa học của đề
tài, phương pháp nghiên cứu, điểm mới của đề tài.
* Chương 1: Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng.
* Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng.
* Chương 3: Một số bất cập và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn bản quy phạm pháp luật
1.

Bộ luật Dân sự 1995.


2.

Bộ luật Dân sự 2005.

3.

Bộ luật Lao động 2002.

4.

Bộ luật tố tụng Dân sự 2004.

5.

Các nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT.

6.

Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế.

7.

Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài
nước ngoài.

8.

Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số
735 - TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ.


9.

Điều lệ tạm thời về Chế độ Hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định
số 04/CP ngày 04/01/1960 của Thủ tướng Chính phủ.

10.

Điều lệ về Chế độ Hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP
ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ.

11.

Hiến pháp 1992.

12.

Incoterms 2000 về những điều kiện thương mại quốc tế.

13.

Luật tổ chức Toà án nhân dân 2002.

14.

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.

15.

Luật Thương mại 1997.


16.

Luật Thương mại 2005.

17.

Nghị định số 17, HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

18.

Nghị định số 18, HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

19.

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.


20.

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại Việt Nam 2003.

21.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994.

22.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1994.


23.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ lao động 1995.

24.

Thông tư số 11/TT/PL của Trọng tài kinh tế Nhà nước ngày 25/5/1992.

2. Sách, tạp chí
25.

Bộ luật Thương mại và luật những ngoại lệ đặc biệt về kiểm soát của Nhật
bản, NXB Chính trị Quốc Gia 1994.

26.

Các Mác: Tư bản quyển 1, tập 1. NXB Sự thật, Hà Nội 1973.

27.

Giáo trình luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội.

28.

Giáo trình luật kinh tế, Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

29.

Giáo trình luật lao động, Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.


30.

Giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và tố tụng
1999, toà án nhân dân tối cao.

31.

Giải quyết tranh chấp bằng kinh tế Toà án. NXB Chính trị Quốc gia 1999.

32.

Hợp đồng kinh tế và vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay.
PTS Hoàng Thế Liên, Phạm Hữu Nghị, Trần Hữu Huỳnh, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh 1993.

33.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VII.

34.

Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
1992.

35.

Pháp luật về Hợp đồng. NXB Đồng Nai.

36.


Tạp chí Dân chủ Pháp luật từ năm 2002 - 2007.

37.

Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao từ năm 2002 - 2007.

38.

Tạp chí Luật học từ năm 2002 - 2007.

39.

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật từ năm 2002 - 2007.


40.

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp từ năm 2002 - 2007.

41.

Văn kiện Đại hội Đảng VI, NXB Sự thật, Hà Nội - 1987.

42.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc Gia,
Hà Nội - 2001.

3. Tài liệu khác
43.


Cẩm nang pháp luật kinh doanh dành cho Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa.
Tập I: Những vấn đề cơ bản về pháp luật kinh doanh.

44.

Các trang Website:

http//www.unidroit.org.
http//www.unilexinfo.
http//www.cisg.law.pace.edu.
http//www.lcd.gov.uk.
http//www.lawcom.gov.uk.
http//www.legistation.hmso.uk.
http//www.scotlawcom.gov.uk.
www.cktqp.gov.vn/news.php?id=1814&id su
bject=1 - 26k.
www1.mot.gov.vn/Ven/VBdetail.asp?id=2306
- 17k.

45.

Mấy vấn đề Pháp luật về kinh tế CHLB Đức.

46.

Tham luận Hội thảo Thương mại quốc tế Hà Nội ngày 13, 14/12/2004..





×