Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Nghiên cứu tác động của nhận thức rủi ro đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HÀ HẢI ĐĂNG

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC RỦI RO
ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Hà Hải Đăng

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC RỦI RO
ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 38340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHÙNG THANH BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân và được sự hướng
dẫn khoa học của TS Phùng Thanh Bình. Các nội dung, kết quả nghiên cứu trong đề
tài này trung thực, khách quan và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu phục vụ cho công việc phân tích, đánh giá, nhận xét được tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau và có trích dẫn rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả luận văn

Hà Hải Đăng

năm 2019


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Từ viết tắt
TAM
UTAUT
PC

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ

Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ
Máy tính cá nhân

B2C

Mơ hình kinh doanh từ doanh nghiệp tới khách hàng

EDT

Lý thuyết xác nhận kỳ vọng

EDM

Mơ hình xác nhận kỳ vọng

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

SEM

Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính

IT

Cơng nghệ thông tin


PO

Quyền sở hữu tâm lý

WOM
TPB

Truyền miệng
Thuyết hành vi dự định


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm lý thuyết TAM ........................................... 16
Bảng 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm lý thuyết xác nhận kỳ vọng EDT ............... 20
Bảng 2.3. Các yếu tố tác động đến ý định tiếp tục sử dụng ...................................... 24
Bảng 2.4. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 32
Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 35
Bảng 3.2. Thang đo rủi ro tài chính .......................................................................... 40
Bảng 3.3. Thang đo rủi ro riêng tư ............................................................................ 40
Bảng 3.4. Thang đo rủi ro hiệu quả ........................................................................... 41
Bảng 3.5. Thang đo rủi ro thời gian .......................................................................... 41
Bảng 3.6. Thang đo nhận thức giá trị ........................................................................ 42
Bảng 3.7. Thang đo nhận thức hữu ích ..................................................................... 42
Bảng 3.8. Thang đo sự hài lòng ................................................................................ 43
Bảng 3.9. Thang đo ý định tiếp tục sử dụng ............................................................. 43
Bảng 3.10. Kết quả thống kê mô tả giới tính của mẫu nghiên cứu định lượng sơ
bộ ............................................................................................................................... 44

Bảng 3.11. Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo của mãu nghiên cứu định
lượng sơ bộ ................................................................................................................ 45
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định nhân tố khám phá EFA các biến độc lập của mẫu
nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................................................... 47
Bảng 3.13. Kết quả kiểm định nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc của mẫu
nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................................................... 49


iv

Bảng 3.14. Tổng hợp các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình CFA với dữ
liệu thị trường ............................................................................................................ 55
Bảng 4.1. Tần suất sử dụng ví điện tử ....................................................................... 58
Bảng 4.2. Tỉ lệ người tiêu dùng sử dụng thương hiệu cung cấp dịch vụ ví điện tử .. 59
Bảng 4.3. Đặc điểm mẫu quan sát ............................................................................. 60
Bảng 4.4. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo ......................................... 61
Bảng 4.5. Trọng số nhân tố các khái niệm ................................................................ 64
Bảng 4.6. Hệ số tin cậy tổng hợp (αc) và phương sai trích (ρvc) của khái niệm...... 67
Bảng 4.7. Hệ số tương quan của các khái niệm ........................................................ 67
Bảng 4.8. Căn bậc hai AVE và ma trận hệ số tương quan giữa các thành phần....... 69
Bảng 4.9. Hệ số hồi qui (chưa chuẩn hóa) của các mối quan hệ trong mơ hình ....... 72
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N=500 ....................................... 73
Bảng 4.11. Trung bình mức độ đánh giá về ý định tiếp tục sử dụng ........................ 74
Bảng 4.12. Trung bình mức độ đánh giá về rủi ro tài chính ..................................... 76
Bảng 4.13. Trung bình mức độ đánh giá về rủi ro riêng tư....................................... 77
Bảng 4.14. Trung bình mức độ đánh giá về rủi ro hiệu quả ..................................... 78
Bảng 4.15. Trung bình mức độ đánh giá về rủi ro thời gian ..................................... 79
Bảng 4.16. Trung bình mức độ đánh giá về nhận thức giá trị................................... 80
Bảng 4.17. Trung bình mức độ đánh giá về nhận thức hữu ích ................................ 81
Bảng 4.18. Trung bình mức độ đánh giá về sự hài lòng ........................................... 82

Bảng 4.19. Kiểm định T-test theo giới tính .............................................................. 82
Bảng 4.20. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất (theo tuổi) ............................. 83


v

Bảng 4.21. Kết quả ANOVA (theo tuổi) .................................................................. 83
Bảng 4.22. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất (theo thu nhập) ..................... 83
Bảng 4.23. Kết quả ANOVA (theo thu nhập) ........................................................... 84
Bảng 4.24. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất (theo trình độ)....................... 84
Bảng 4.25. Kết quả ANOVA (theo trình độ) ............................................................ 84
Bảng 4.26. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất (theo số tiền thanh toán) ....... 85
Bảng 4.27. Kết quả ANOVA (theo số tiền thanh toán) ............................................ 85
Bảng 4.28. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất (theo trình độ)....................... 86
Bảng 4.29. Kết quả ANOVA (theo trình độ) ............................................................ 86


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 31
Hình 3.1. Qui trình thực hiện nghiên cứu ................................................................. 34
Hình 4.1. Kết quả CFA thang đo mơ hình tới hạn .................................................... 66
Hình 4.2. Kết quả SEM chuẩn hóa của mơ hình lý thuyết ........................................ 70


vii

Mục lục
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................1

1.1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...............................................................3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................7

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................7

1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................8

1.6.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................8

1.7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................9

1.7.1.


Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 9

1.7.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 9

1.8.

Bố cục đề tài ..................................................................................................9

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................11
2.1.

Một số vấn đề về rủi ro và ví điện tử ...........................................................11

2.1.1.

Rủi ro (Risk) ................................................................................................. 11

2.1.2.

Ví điện tử (E-wallet) ..................................................................................... 12

2.2.

Cơ sở lý thuyết .............................................................................................14

2.2.1.

Nhận thức rủi ro ........................................................................................... 14


2.2.2.

Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM-Technology acceptance model) ...... 15

2.2.3.

Lý thuyết xác nhận kỳ vọng của ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thông

tin

18

2.3.

Một số nghiên cứu nổi bật ...........................................................................21

2.3.1.

Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 21

2.3.2.

Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 25


viii

2.4.


Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất...............................................................26

2.4.1.

Nhận thức rủi ro ........................................................................................... 26

2.4.1.1. Rủi ro tài chính ............................................................................................26
2.4.1.2. Rủi ro riêng tư ..............................................................................................26
2.4.1.3. Rủi ro hiệu quả .............................................................................................27
2.4.1.4. Rủi ro thời gian ............................................................................................27
2.4.2.

Nhận thức giá trị .......................................................................................... 28

2.4.3.

Nhận thức hữu ích ........................................................................................ 29

2.4.4.

Sự hài lịng ................................................................................................... 30

2.5.

Mơ hình đề xuất ...........................................................................................31

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................34
3.1.

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................34


3.1.1.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 34

3.1.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 35

3.2.

Nghiên cứu định tính ...................................................................................37

3.2.1.

Mục đích ....................................................................................................... 37

3.2.2.

Cách thực hiện ............................................................................................. 37

3.2.3.

Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 38

3.3.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ ......................................................................44

3.3.1.


Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................... 44

3.3.2.

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................... 44

3.4.

Nghiên cứu định lượng chính thức ..............................................................50

3.4.1.

Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 50

3.4.2.

Mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu .................................................. 50


ix

3.4.3.

Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 51

3.4.3.1. Phương pháp đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s alpha .............................52
3.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................53
3.4.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ...........................................................54
3.4.3.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)..............................................56

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................58
4.1.

Phân tích thống kê tần số mẫu điều tra ........................................................58

4.2.

Đánh giá thang đo ........................................................................................61

4.2.1.

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ................................................... 61

4.2.2.

Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 63

4.2.3.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA.............................................................. 65

4.2.4.

Kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết .............................................. 69

4.2.4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu ....................................................................69
4.2.4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu: ................................................................70
4.2.4.3. Kiểm định ước lượng mơ hình bằng Bootstrap ............................................73
4.2.5.


Thảo luận những mặt tích cực và hạn chế trong từng yếu tố đã khảo sát. .. 74

4.2.5.1. Ý định tiếp tục sử dụng .................................................................................74
4.2.5.2. Rủi ro tài chính ............................................................................................75
4.2.5.3. Rủi ro riêng tư ..............................................................................................76
4.2.5.4. Rủi ro hiệu quả .............................................................................................77
4.2.5.5. Rủi ro thời gian ............................................................................................78
4.2.5.6. Nhận thức giá trị ..........................................................................................79
4.2.5.7. Nhận thức hữu ích ........................................................................................80
4.2.5.8. Sự hài lịng ...................................................................................................81


x

4.2.6.

Kiểm định sự khác biệt của ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử theo các biến

định tính..................................................................................................................... 82
4.2.6.1. Sự khác biệt theo giới tính ...........................................................................82
4.2.6.2. Sự khác biệt theo độ tuổi ..............................................................................82
4.2.6.3. Sự khác biệt theo thu nhập ...........................................................................83
4.2.6.4. Sự khác biệt theo trình độ ............................................................................84
4.2.6.5. Sự khác biệt theo số tiền thanh tốn bằng ví điện tử hàng tháng ................85
4.2.6.6. Sự khác biệt theo tần suất sử dụng ..............................................................86
4.2.7.

Thảo luận kết quả ......................................................................................... 86

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................90

5.1.

Kết luận và hàm ý quản trị ..........................................................................90

5.1.1.

Kết luận ........................................................................................................ 90

5.1.2.

Hàm ý quản trị ............................................................................................. 90

5.2.

Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................93

5.2.1.

Ý nghĩa về mặt lý thuyết ............................................................................... 93

5.2.2.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn ............................................................................... 94

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96



1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
sự ra đời của nhiều sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone); cùng với sự phát triển
nhanh chóng về cơng nghệ viễn thông chẳng hạn như: Mua sắm di động, dịch vụ du lịch
di động, tiêu thụ trực tuyến đã góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển của thị trường
thương mại điện tử. Có nhiều yếu tố đóng góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực thương
mại điện tử, trong đó thanh tốn di động (mobile payment) đóng một vai trị hết sức quan
trọng, thanh tốn di động làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, nâng cao hiệu
quả thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất lưu thơng hàng hố và lưu
thơng tiền tệ. Thanh tốn di động được thực hiện thơng qua các thiết bị di động như điện
thoại thông minh hoặc thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân. Thanh toán di động đã đem lại
cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính thuận tiện, với chi phí phải chăng cho người tiêu
dùng. Là một dịch vụ mới nổi lên gần đây trên thế giới, ví điện tử là một giải pháp thanh
tốn khơng dùng tiền mặt khá thông minh và rất được ưa chuộng. Khi sử dụng ví điện tử
chỉ cần vài thao tác, ở bất cứ thời điểm nào người tiêu dùng cũng có thể thanh tốn,
chuyển tiền ngân hàng mà khơng phải cầm nhiều tiền mặt hay thẻ ATM, thẻ tín dụng khi
đi mua sắm. Ngồi ra ví điện tử cịn giúp người tiêu dùng lưu lại lịch sử thanh toán, để
dễ dàng kiểm tra lại. Thị trường tiềm năng cho dịch vụ ví điện tử đã thu hút nhiều nhà
cung cấp dịch vụ khác nhau điển hình như: trên thế giới đã chứng kiến sự ra đời và thành
công ngoạn mục của các dịch vụ ví điện tử như Apple Pay, SamsungPay, AirPay... Tại
thị trường Việt Nam: Zalo Pay, MoMo, Vimo hay hàng loạt các công ty Fintech khác
cũng đã tham gia vào thị trường ví điện tử với các thế mạnh và chiến lược khác nhau.
Theo thống kê của Statista vào năm 2017, Việt Nam có 28,77 triệu người sử dụng
điện thoại thơng minh và 53% dân số sử dụng internet. Với dân số trẻ, thích sự mới lạ,
nắm bắt xu hướng tồn cầu nhanh, Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng cho những
phương thức thanh tốn mới như ví điện tử. Hãng Google và Quỹ đầu tư Temasek trong



2

một nghiên cứu công bố hồi tháng 11/2018 cũng đưa ra dự báo ngành TMĐT Việt Nam
từ nay đến năm 2025 sẽ đạt mức tăng trưởng lên tới 43%, cao nhất trong các nước Đông
Nam Á. Theo báo cáo mới đây của PwC, tỷ lệ người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng
thanh toán di động từ mức 37% năm 2018 đã tăng lên 61% vào năm 2019, trở thành quốc
gia có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau
Thái Lan 67%). Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, thị trường Việt Nam vào năm
2013 có 1,84 triệu người sử dụng ví điện tử, và dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 10 triệu
người dùng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu năm 2019, phía MoMo cho biết đã đạt lượng
10 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ.
Có thể thấy việc giao dịch thanh tốn bằng ví điện tử rất nhanh chóng, tiện ích
nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ tội phạm công nghệ. Các vấn đề về rủi ro trong
thanh tốn di động ln được người tiêu dùng chú ý đến. Rủi ro trong thanh tốn di động
nói chung và rủi ro trong thanh tốn bằng ví điện tử nói riêng có vai trị rất quan trọng,
những tổn thất, mất mát của các rủi ro trong quá trình thực hiện thanh tốn sẽ có tác động
xấu đến sự tồn tại và phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử nói chung, cũng như lợi
ích của người tiêu dùng nói riêng. Trên thế giới, một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra
rằng nhận thức về rủi ro sẽ ảnh hưởng đến việc chấp nhận thanh toán di động, đã xác
nhận hiệu ứng tiêu cực của nhận thức rủi ro về chấp nhận thanh toán di động như Martins
và cộng sự (2014); Yang và cộng sự (2015). Đồng thời việc nghiên cứu về rủi ro trong
thanh toán di là một hướng nghiên cứu thu hút nhiều học giả quan tâm, nhưng ở Việt
Nam, chưa có nghiên cứu cụ thể nào nói về tác động của các rủi ro đến ý định tiếp tục
sủ dụng ví điện tử.
Trước xu hướng phát triển của ví điện tử trên thế giới và thực trạng thanh tốn
bằng ví điện tử tại Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ với tên gọi: “Nghiên
cứu tác động của nhận thức rủi ro đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử tại Thành
phố Hồ Chí Minh” để khám phá điều gì đã khiến người tiêu dùng e ngại khi sử dụng

dịch vụ ví điện tử.


3

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tác giả tìm được những nghiên cứu trong nước và nước ngồi có
liên quan đến đề tài như sau:
Nghiên cứu nước ngoài
Khi nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng thanh tốn di động của một số tỉnh phía
Đơng Trung Quốc, Zhou (2013) đã dựa trên mơ hình thành cơng của hệ thống thơng tin
và lý thuyết dịng chảy đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng
thanh tốn điện tử. Trong đó, sự hài lịng là một trong những nhân tố có tác động dương
đến ý định tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế của nghiên
cứu như: Nghiên cứu tiến hành tại một thành phố phía Đơng của Trung Quốc với số
lượng mẫu nhỏ (khoảng 200 mẫu). Đồng thời, tác giả chỉ nghiên cứu ý định tiếp tục sử
dụng dựa trên sự tin tưởng, dòng chảy và sự hài lòng, mà chưa nghiên cứu cho một số
yếu tố khác như nhận thức hữu ích, nhận thức giá trị.
Yang và cộng sự (2015) khi nghiên cứu về nhận thức rủi ro tác động đến sự chấp
nhận sử dụng thanh toán di động đã cho rằng sự bất cân xứng về thông tin, sự không
chắc chắn về công nghệ, sự không chắc chắn về quy định và tính khơng rõ ràng của dịch
vụ được xác nhận là yếu tố chính của nhận thưc rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi
ro hiệu quả, rủi ro tài chính và riêng tư là yếu tố tác động âm đến nhận thức giá trị và ý
định chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 310
mẫu khảo sát của 26/34 tỉnh thành của Trung Quốc. Điều này cho thấy mẫu khảo sát chỉ
mang tính đại diện, chưa thể hiện tính tổng quát và chỉ nghiên cứu tại Trung Quốc. Các
thành phần của nhận thức rủi ro có thể thay đổi khi nghiên cứu ở một bối cảnh văn hóa
và một dịch vụ khác.
Yuan và cộng sự (2016) đã kết hợp mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM và mơ
hình xác nhận kỳ vọng EDM để nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng di động

của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng, nhận thức hữu ích, nhận
thức phù hợp với cơng nghệ và nhận thức rủi ro là những yếu tố dự báo chính cho ý định


4

tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tác giả cũng thừa nhận một số hạn chế
mà nghiên cứu gặp phải đó là: Kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh được ý định của người
tiêu dùng tại khu vực nghiên cứu, không thể khái quát cho người tiêu dùng ngồi khu
vực miền Đơng Trung Quốc, đồng thời mơ hình lý thuyết chiếm 53,4% phương sai trong
ý định tiếp tục sử dụng, vẫn còn một số yếu tố tác động đến ý định tiếp tục sử dụng mà
tác giả chưa đưa vào mơ hình.
Một nghiên cứu của Singh và cộng sự (2017) về sở thích và sự hài lịng khi sử
dụng ví điện tử của người tiêu dùng Bắc Ấn đã cho thấy các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến việc chấp nhận sử dụng ví điện tử. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức,
sự hài lịng và sở thích là ba yếu tố tác động đến người tiêu dùng khi sử dụng ví điện tử.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ xác định nhận thức, sự hài lịng và sở thích của người tiêu
dùng tại một thời điểm và không gian duy nhất, đồng thời với cỡ mẫu nhỏ (khoảng 204
mẫu) và phần lớn người tiêu dùng được khảo sát là nam nên sẽ không phản ánh được
quan điểm đầy đủ người tiêu dùng nói chung.
Shang và cộng sự (2017) đã mở rộng sự hiểu biết về ý định tiếp tục sử dụng thông
qua mối quan hệ giữa các yếu tố nhận thức giá trị, nhận thức hữu ích và sự hài lịng khi
nghiên cứu ý định tiếp tục mua sắm di động của người tiêu dùng trong ngành hàng thực
phẩm và phi thực phẩm. Tác giả đã khẳng định sự tác động dương của nhận thức hữu
ích và nhận thức giá trị đến sự hài lịng của người tiêu dùng, từ đó làm người tiêu dùng
có ý định tiếp tục mua sắm di động. Mặt khác, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như
chỉ kiểm tra các yếu tố được đề xuất bởi TAM và EDM mà chưa bổ sung các yếu tố khác
như nhận thức rủi ro.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức bảo mật và giải quyết khiếu nại đối với
ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Ấn Độ, Kumar và cộng sự (2018)

đã kết luận rằng nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng ảnh hưởng đáng kể đến sự
hài lòng của người tiêu dùng và ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử. Tác động của nhận
thức bảo mật đối với sự hài lòng của người tiêu dùng cũng rất đáng kể và việc giải quyết


5

khiếu nại làm trung gian cho sự tác động của nhận thức bảo mật đối với ý định tiếp tục
sử dụng ví điện tử. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng ngoài giải quyết khiếu nại, tin tưởng
và sự hài lịng, có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc tiếp tục sử dụng và tính
hợp lệ, khả năng ứng dụng của nghiên cứu này ở các nơi khác trên thế giới phải được
nghiên cứu lại.
Nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2011) cho rằng ngân hàng điện tử (E-Banking)
là một xu thế tất yếu của các giao dịch ngân hàng trong tương lai, nó khơng những đem
lại lợi ích cho các ngân hàng mà cịn cho cả khách hàng. Các nghiên cứu cho thấy, những
mô hình khác nhau về E-Banking để phù hợp với các quốc gia cũng như sự phổ biến
rộng rãi các dịch vụ E-Banking.Tuy nhiên, thang đo vẫn chưa phù hợp với tình hình và
điều kiện phát triển E-Banking ở Việt Nam, cịn thiếu các yếu tố chất lượng dịch vụ văn
hóa xã hội.
Nguyễn Thị Linh Phương (2013) đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định
sử dụng ví điện tử tại Việt Nam, trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng mơ hình nghiên
cứu dựa trên thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của
Venkatesh và cộng sự (2003). Mơ hình UTAUT gồm bốn nhóm nhân tố chính tác động
đến ý định và hành vi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ công nghệ như: Nhận thức hữu ích,
nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi và các biến kiểm sốt độ
tuổi, giới tính, kinh nghiệm và trình độ. Ngồi ra tác giả cịn bổ sung thêm bốn nhóm
nhân tố nhận thức tin cậy, nhận thức chi phí, hỗ trợ Chính phủ và cộng đồng người dùng.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu tác giả khơng nhắc đến nhóm nhân tố rủi ro, một thành phần
quan trọng tác động đến ý định sử dụng công nghệ của người tiêu dùng.

Nguyễn Thị Thùy Vân và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về nhận thức rủi ro trong
sự chấp nhận thanh toán qua mạng xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố: Kì vọng
hiệu quả, kì vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, sự tin tưởng, và nhận thức rủi ro có ảnh
hưởng đến sự chấp nhận thanh tốn qua mạng xã hội. Nhưng tác giả chỉ giới hạn đối


6

tượng nghiên cứu trong ngân hàng Techcombank và cũng chưa xem xét hành vi sử dụng
thanh toán qua mạng xã hội.
Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dung và cộng sự (2018) về thực trạng thanh tốn
bằng hình thức ví điện tử tại Việt Nam và một số giải pháp. Trong nghiên cứu tác giả đã
đưa ra quá trình phát triển của ví điện tử tại Việt Nam từ lúc mới hình thành cho đến nay,
so sánh các tính năng cơ bản của một số ví điện tử và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
nhằm phát triển hình thức thanh tốn bằng ví điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên
cứu này chỉ sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh, nghiên cứu chưa
cho thấy được xu hướng của người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng hay dừng lại và yếu tố
nào tác động đến điều đó.
Trong giới hạn thời gian và khả năng tìm kiếm, tác giả chỉ tìm được một số nghiên
cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến nhận thức rủi ro và ý định tiếp tục sử dụng
của người tiêu dùng khi sử dụng thanh tốn điện tử, ví điện tử. Tuy nhiên qua tham khảo
các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu về nhận thức rủi ro các tác giả đã sử dụng mơ
hình TAM, TAM2, UTAUT để đo lường về ý định chấp nhận sử dụng thanh toán điện
tử nói chung, ví điện tử nói riêng. Các nghiên cứu trên đều sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng, khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng để đo lường ý định chấp
nhận sử dụng. Hạn chế của các nghiên cứu trên là về giới hạn địa lý của khảo sát, mỗi
khảo sát đều mang tính địa phương, cỡ mẫu khơng đủ mang tính đại diện cho tồn bộ
người tiêu dùng.
Thứ hai, các nghiên về ý định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng hầu hết đều

kế thừa lý thuyết xác nhận kỳ vọng (EDT) với các nhân tố sự hài lịng, nhận thức hữu
ích, nhận thức giá trị, niềm tin… Trong các nghiên cứu đó, phần lớn nghiên cứu về ý
định tiếp tục sử dụng công nghệ hoặc các dịch vụ thương mại nói chung mà chưa có
nhiều nghiên cứu cụ thể cho ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử.


7

Tóm lại, chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp yếu tố nhận thức rủi ro để đo lường ý
định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng khi sử dụng ví điện tử. Nhận thức rủi ro là một
trong những yếu tố quan trọng, không những được kết hợp khi đo lường về ý định chấp
nhận sử dụng và mà còn để đo lường về ý định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng. Tác
giả muốn thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về tác động của các khía cạnh trong nhận
thức rủi ro đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm
hiện nay.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là nghiên cứu về tác động của các rủi ro đến
ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử, qua đó tác giả đề xuất một số kiến nghị cho nhà cung
cấp nhằm giảm thiểu rủi ro và giữ chân người tiêu dùng sau khi sử dụng ví điện tử tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Để làm rõ mục tiêu trên, nghiên cứu thực hiện các mục tiêu cụ
thể sau:
Thứ nhất, đề xuất mơ hình lý thuyết về tác động của các khía cạnh trong nhận
thức rủi ro đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử.
Thứ hai, xác định và đo lường các mức độ tác động của các yếu tố đến ý định tiếp
tục sử dụng ví điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, kiến nghị một số hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời tăng ý
định tiếp tục sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác giả xác định các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Những yếu tố nào để đánh giá tác động của nhận thức rủi ro đến ý định

tiếp tục sử dụng ví điện tử?
Thứ hai: Những yếu tố nào và mức độ tác động của các rủi ro đến ý định tiếp tục
sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Thứ ba: Những kiến nghị hàm ý quản trị nào phù hợp giúp giảm thiểu rủi ro và
gia tăng ý định tiếp tục thanh tốn bằng ví điện tử?


8

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các khía cạnh trong
nhận thức rủi ro khi thanh tốn bằng ví điện tử đến ý định tiếp tục sử dụng của người
tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2018 cho đến tháng 6/2019.
Về không gian: Đề tài được thưc hiện trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhằm tổng quan lý thuyết, tổng quan các
nghiên cứu trước ở nước ngoài và Việt Nam, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giả thuyết và
mơ hình nghiên cứu, đồng thời đưa ra thang đo nháp. Nghiên cứu định tính cũng được
tiến hành khám phá thơng qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm để điều chỉnh
thang đo ban đầu. Sau khi điều chỉnh thang đo ban đầu, tác giả xây dựng bảng hỏi sơ bộ
và tiến hành phỏng vấn sơ bộ 150 người tiêu dùng sử dụng ví điện tử. Thu thập dữ liệu
và đánh giá sơ bộ thơng qua hai cơng cụ chính đó là hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratoty Factor Analysis) để loại bỏ
các biến quan sát khơng phù hợp, hồn thiện và đưa ra thang đo chính thức để tiến hành
khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy và giá

trị của thang đo chính thức. Được bắt đầu thực hiện thông qua khảo sát người tiêu dùng
đã sử dụng ví điện tử tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập từ nghiên
cứu này sẽ được kiểm tra bằng cách phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA (Exploratoty Factor Analysis, phân tích nhân tố khẳng định CFA
(Confirmatory Factor Analysis) và mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation


9

Modeling). Việc xử lý số liệu khảo sát chạy trên phần mềm SPSS 23 (Statistical Pachage
for Social Sciences) và Amos 20.
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.7.1. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống lý thuyết về nhận thức rủi ro trong thanh toán di động, thanh toán bằng
ví điện tử và tác động của nó đến nhận thức hữu ích, nhận thức giá trị và sự hài lịng của
người tiêu dùng, từ đó tác động đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của người tiêu
dùng.
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này của tác gải có những ý nghĩa thực tiễn như sau:
Đối với nhà cung cấp: Giúp các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử ở Thành phố Hồ Chí
Minh có thể giảm thiểu được các rủi ro trong dịch vụ thanh toán, qua đó quảng bá hình
ảnh đến người tiêu dùng và phát triển dịch vụ ví điện tử của mình nhằm giữ chân người
tiêu dùng đã sử dụng ví điện tử.
Đối với người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan về các rủi ro
trong thanh tốn điện tử, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro. Qua đó giúp người tiêu
dùng phần nào đó có thể phịng và tránh các rủi ro xảy ra để có trải nghiệm về ví điện tử
tốt hơn và lựa chọn được nhà cung cấp ví điện tử uy tính.
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp, học viên cao học, sinh viên và
những ai quan tâm đến các khía cạnh của rủi ro trong nghiên cứu ý định tiếp tục sử dụng
ví điện tử.

1.8. Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương này trình bày lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, bố cục của đề tài.


10

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương này giới thiệu các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tổng
quan lý thuyết, tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện trước đó. Từ đó đưa ra mơ hình
nghiên cứu tác động của rủi ro đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu và quy trình xây dựng thang đo,
cách đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mơ hình, kiểm định sự phù
hợp của mơ hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày phân tích về dữ liệu khảo sát và kết quả rút ra từ nghiên
cứu, bao gồm: mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo,
kiểm định sự phù hợp của mơ hình, và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương này tổng kết q trình và kết quả chính của nghiên cứu, từ đó đề xuất các
kiến nghị cho các doanh nghiệp để giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán tránh tác động
âm đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó luận văn cũng nêu lên những đóng
góp của đề tài về mặt thực tiễn, và những hạn chế cùng với đề xuất cho hướng nghiên
cứu tiếp theo.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan nội dung nghiên cứu về những vấn đề: (1) Tính
cấp thiết của đề tài, (2) Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, (3) Mục tiêu nghiên

cứu, (4) Câu hỏi nghiên cứu, (5) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (6) Phương pháp
nghiên cứu, (7) Ý nghĩa nghiên cứu và (8) Cấu trúc luận văn. Các lý thuyết, cơ sở lý
luận nền tảng của đề tài sẽ được trình bày trong Chương 2.


11

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Chương 2 này nhằm mục đích
giới thiệu cơ sở lý thuyết để xây dựng mơ hình lý thuyết. Chương này bao gồm ba phần
chính. Phần đầu giới thiệu một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu. Phần thứ hai giới
thiệu cơ sở lý thuyết về nhận thức rủi ro, lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ và lý
thuyết xác nhận kỳ vọng cùng với một số nghiên cứu nổi bật có liên quan đến đề tài.
Phần cuối cùng tác giả sẽ đưa ra các giả thuyết và mô hình của nghiên cứu.
2.1. Một số vấn đề về rủi ro và ví điện tử
2.1.1. Rủi ro (Risk)
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái
khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định
nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường
phái lớn: Trường phái truyền thống và trường phái hiện đại.
Theo trường phái truyền thống, AllanWillett cho rằng rủi ro được xem là sự khơng
may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không
tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so
với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong
q trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại,
mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng
chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, Frank H. Knigh cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo
lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến

những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những
cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phịng
ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho


12

tương lai. Sách Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cũng có đề cập
đến quan điểm này.
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó cùng đề cập
đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng
xảy ra kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại
cho đối tượng gặp rủi ro.
2.1.2. Ví điện tử (E-wallet)
Khái niệm
Theo Ngân hàng nhà nước, trong dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động cung
ứng dịch vụ trung gian thanh tốn, “dịch vụ Ví điện tử” được định nghĩa là dịch vụ cung
cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ tạo lập trên một vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy chủ…),
cho phép lưu trữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền mặt tương đương và
được sử dụng để thanh tốn thay thế cho tiền mặt.
Theo cơng ty chuyển mạch tài chính Quốc gia (Banknetvn), “Ví điện tử” là một
tài khoản điện tử, nó giống như “ví tiền” của người dùng trên internet và đóng vai trị
như một chiếc ví tiền mặt trong thanh tốn trực tuyến, giúp người tiêu dùng thực hiện
cơng việc thanh tốn các khoản phí trên internet, gửi tiền một cách nhanh chóng, đơn
giản và tiết kiệm cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc.
Chức năng
Hầu hết các ví điện tử tại Việt Nam hiện nay đều có bốn chức năng chính là:
Nhận và chuyển tiền: sau khi đăng ký và kích hoạt thành cơng thì tài khoản ví
điện tử đó có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như: nạp tiền trực

tiếp tại quầy giao dịch của nhà cung cấp ví điện tử, nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng
kết nối với nhà cung cấp ví điện tử, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ví điện tử
cùng loại, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng …Và khi có tiền trong tài khoản ví
điện tử, chủ tài khoản ví điện tử có thể chuyển tiền sang ví điện tử khác cùng loại, chuyển


13

tiền sang tài khoản ngân hàng có liên kết hoặc chuyển cho người thân/ bạn bè theo đường
bưu điện và qua các chi nhánh ngân hàng.
Lưu trữ tiền trên tài khoản điện tử: người tiêu dùng có thể sử dụng ví điện tử làm
nơi lưu trữ tiền dưới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an tồn và tiện lợi. Và số
tiền ghi nhận trên tài khoản ví điện tử tương đương với giá trị tiền thật được chuyển vào.
Thanh tốn trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản ví điện tử thì người tiêu dùng
cũng có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến trên
các gian hàng/website thương mại điện tử tại Việt Nam hoặc ở nước ngồi có tích hợp
chức năng thanh tốn bằng ví điện tử đó.
Truy vấn tài khoản: với chức năng này, chủ tài khoản ví điện tử có thể thực hiện
các thay đổi về thông tin cá nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lịch sử giao dịch trong
tài khoản ví điện tử của mình.
Ngồi ra các nhà cung cấp ví điện tử tại Việt Nam hiện nay còn phát triển và tích
hợp thêm nhiều chức năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho người tiêu
dùng khi sử dụng ví điện tử, như:
Thanh tốn hóa đơn: các nhà cung cấp ví điện tử đã mở rộng liên kết, hợp tác với
các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như các điện thoại, internet,
điện lực, nước, truyền hình… cho phép người tiêu dùng có thể thanh tốn các loại hóa
đơn sinh hoạt này thơng qua tài khoản ví điện tử một cách chủ động và thuận tiện.
Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn: khi sở hữu ví
điện tử người dùng internet cũng có thể sử dụng tiền trong tài khoản ví điện tử để chi trả
những khoản phí nhỏ cho các dịch vụ nội dung số trên internet dễ dàng, nhanh chóng với

chi phí thấp hơn so với các phương thức thanh toán di động khác.
Mua vé điện tử: với sự gia tăng của nhu cầu mua vé điện tử như vé máy bay, vé
tàu, vé xe, vé xem phim, ca nhạc, bảo hiểm ôtô – xe máy…. các nhà cung cấp ví điện tử
đã mở rộng thêm chức năng mua vé điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu và gia tăng tiện ích
cho người tiêu dùng sử dụng ví điện tử.


×