Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.33 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH THỊ MINH DUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRONG
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HUỲNH THỊ MINH DUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRONG
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 603850

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sỹ NGUYỄN THỊ THỦY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ Giáo
viên hƣớng dẫn là Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy – Giảng viên Trƣờng Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Các nội dung nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
trƣớc đây. Trong luận văn, tơi có sử dụng một số nhận xét và đánh giá của các
tác giả khác và đã chú thích rõ ràng ở từng trang luận văn và đƣợc tổng hợp
trong Tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng
giám khảo cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2014

TÁC GIẢ

Huỳnh Thị Minh Duyên


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG ............................................................................................................... 6
1.1 - Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm trong hoạt động xây dựng ..... 6
1.2 - Sự cần thiết của bảo hiểm trong hoạt động xây dựng ..................... 13
1.3 - Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng....

......................................................................................................... 15
CHƢƠNG 2 - QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ............................................................ 30
2.1 -

Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây
dựng ................................................................................................. 30

2.2 -

Đối tƣợng đƣợc bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động
xây dựng .......................................................................................... 35

2.3 -

Phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
......................................................................................................... 39

2.4 -

Số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng .
......................................................................................................... 44

2.5 -

Thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây
dựng ................................................................................................. 47

2.6 -


Cách thức bồi thƣờng trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm trong hoạt
động xây dựng ................................................................................. 51

CHƢƠNG 3 - NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ............................................................ 57
3.1 -

Những bất cập của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và bảo hiểm


trong hoạt động xây dựng ................................................................ 57
3.2 -

Những kiến nghị nhằm hoàn thiện qui định pháp luật về hợp đồng
bảo hiểm và bảo hiểm trong hoạt động xây dựng ........................... 74

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83


-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1 - Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Đề tài:
Điều đầu tiên khi chúng ta nghĩ đến việc thi cơng xây dựng thì hầu hết
đều nghĩ đến những hiểm nguy và rủi ro. Những hiểm nguy đang chờ chực từ
lòng đất, những rủi ro xảy ra trong q trình thi cơng gây nguy hại cho cơng
trình xây dựng, các cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia xây dựng và kể cả cho
những ngƣời sống xung quanh cơng trình đang thi cơng.

Các rủi ro trong thi cơng xây dựng có thể là rủi ro có nguồn gốc từ
khách quan nhƣ mƣa, bão, động đất, núi lửa…lẫn chủ quan nhƣ: sai lầm trong
thiết kế, thi công, khuyết tật của nguyên vật liệu, sai lầm của công nhân điều
khiển, hành động phá hoại. Các rủi ro này nếu xảy ra thì khơng những gây
thiệt hại về mặt vật chất (tài sản) mà cịn cả cho con ngƣời (tính mạng và sức
khỏe) và xã hội. Đặc biệt đối với công trình có giá trị rất lớn, nếu tai nạn xảy
ra có thể dẫn tới thiệt hại to lớn, thậm chí có thể khiến các doanh nghiệp đi
đến phá sản. Do vậy tham gia bảo hiểm hay nói cách khác là chuyển giao rủi
ro cho nhà bảo hiểm là giải pháp hữu hiệu cho chủ thể bỏ vốn đầu tƣ cơng
trình nhƣ Chủ đầu tƣ và đặc biệt cho chủ thể tham gia trực tiếp vào q trình
xây dựng cơng trình nhƣ Nhà thầu thi công xây dựng.
Cũng giống nhƣ các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm trong xây dựng
nhằm ổn định hoạt động của các doanh nghiệp cũng nhƣ đời sống của ngƣời
dân trong trƣờng hợp gặp rủi ro. Khi ngƣời mua bảo hiểm gặp rủi ro, công ty
bảo hiểm cũng có thể giúp họ khắc phục một phần nào đó hậu quả của tổn
thất, làm nhẹ gánh nặng thiệt hại và giúp khôi phục sản xuất, kinh doanh và
đời sống. Điều đó cũng góp phần giúp xã hội ổn định và an tồn về mặt kinh
tế. Vai trị của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trong hoạt động xây dựng nói
riêng là khơng thể phủ nhận. Dẫu vậy trên thực tế, các bên tham gia hoạt động
xây dựng và kể cả khi đã tham gia quan hệ bảo hiểm trong hoạt động xây


-2-

dựng cũng vẫn chƣa thấy đƣợc vai trò to lớn của bảo hiểm. Cũng bởi một
phần do bảo hiểm trong hoạt động xây dựng mang tính đặc thù nên khi các
bên (cụ thể là bên mua bảo hiểm) ít có cơ hội tiếp cận với bảo hiểm sẽ không
thể hiểu thấu đáo đƣợc nội dung bảo hiểm dẫn đến việc khơng đánh giá đúng
những lợi ích thật sự mà bảo hiểm mang lại. Ngoài ra, một phần lớn nguyên
nhân của thực trạng trên là vì kinh nghiệm lập pháp của các nhà làm luật

trong lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam cịn hạn chế, chƣa có một tầm nhìn bao
qt về bảo hiểm mà đặc biệt là bảo hiểm trong hoạt động xây dựng nên có
nhiều qui định khơng rõ ràng và cịn nhiều thiếu sót. Điều đó đã gây khó khăn
trong việc thực hiện bảo hiểm của các bên liên quan và việc xử lý hành vi vi
phạm về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng của các cơ quan có thẩm quyền.
2 – Tình hình nghiên cứu Đề tài:
Qua tìm hiểu, nghiên cứu từ các nguồn thơng tin khác nhau, ngƣời viết
nhận thấy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về bảo hiểm với phạm vi nghiên
cứu rất khác nhau.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu bảo hiểm với phạm vi nghiên cứu là
pháp luật về một loại hình bảo hiểm cụ thể hoặc nghiên cứu hợp đồng bảo
hiểm nói chung, cụ thể nhƣ:
-

TS. Nguyễn Thị Thủy (2010), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt

Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM.
-

Trần Thị Hồi (2006), Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự -

Thực trạng và hƣớng hoàn thiện, Đại học Luật Hà Nội.
-

Phan Thị Hồng Thúy (2005), Một số vấn đề về hợp đồng bảo hiểm

trách nhiệm dân sự, Đại học Luật Hà Nội.
-

PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Nguyên lý bảo hiểm


(2008), Nhà xuất bản Thống kê.


-3-

-

Trần Thị Thu Hiền (2006), Hợp đồng bảo hiểm và những tranh

chấp thường xảy ra – Hướng giải quyết, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Tp.
Hà Nội.
Bên cạnh đó cũng có một số cơng trình nghiên cứu bảo hiểm trong hoạt
động xây dựng dƣới góc độ nghiên cứu thực trạng triển khai loại hình bảo
hiểm trong hoạt động xây dựng ở doanh nghiệp bảo hiểm. Hầu hết những
cơng trình này nghiên cứu thiên về yếu tố kinh tế hơn là pháp luật, nhƣ: Lưu
Bảo Trâm (2012), Thực trạng khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại Tổng
Công ty Cổ phần Bảo Minh, Đại học Kinh tế Tp. HCM; Lê Xuân Phú (2012),
Thực trạng khai thác bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại Cơng ty Cổ phần Bảo
hiểm Tồn Cầu (GIC), Đại học Kinh tế Tp. HCM.
Hiện nay, theo tìm hiểu, ngƣời viết nhận thấy chƣa có nhiều cơng trình
nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm áp dụng trong hoạt động xây dựng cũng
nhƣ pháp luật về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Do vậy, trong suốt quá
trình nghiên cứu, việc tìm kiếm tài liệu tham khảo khá khó khăn và chủ yếu
dựa vào các nguồn tài liệu của nƣớc ngoài. Hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ
là sự khởi nguồn để có thêm nhiều tác giả khác cũng quan tâm và đóng góp
nhằm hồn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm và bảo
hiểm trong hoạt động xây dựng.
3 - Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài:
3.1 - Mục đích nghiên cứu:

Trƣớc những cấp thiết nhƣ trình bày ở trên, việc nghiên cứu đề tại này
nhằm hƣớng đến các mục đích:
- Xây dựng cho ngƣời đọc một kiến thức cơ bản về các loại hình bảo
hiểm tồn tại trong hoạt động xây dựng và những nội dung cơ bản của từng
loại hợp đồng bảo hiểm tƣơng ứng. Qua đó có kiến thức về những quyền lợi
chính đáng mà mình đƣợc hƣởng theo qui định của từng loại bảo hiểm; và


-4-

- Bằng việc tìm hiểu và phân tích những vấn đề pháp lý, chỉ rõ những
điểm thiếu sót và hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với qui định
về hợp đồng bảo hiểm và bảo hiểm trong hoạt động xây dựng để qua đó kiến
nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật.
3.2 - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài:
Hoạt động xây dựng liên quan đến nhiều rủi ro, do vậy, bảo hiểm với
mục đích phòng ngừa rủi ro trong hoạt động xây dựng cũng có rất nhiều loại
bảo hiểm với đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm khác nhau. Đề tài nghiên cứu có
tên là Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng với hoạt
động xây dựng ở đây đƣợc gói gọn trong phạm vi hoạt động thi cơng xây
dựng cơng trình của Nhà thầu thi cơng xây dựng.
Theo đó, các loại hợp đồng bảo hiểm mà các Nhà thầu thi cơng xây
dựng cơng trình sẽ gặp phải trong q trình thi cơng xây dựng theo qui định
của luật xây dựng hiện hành bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro xây
dựng, Hợp đồng bảo hiểm đối với bên thứ ba, Hợp đồng bảo hiểm máy móc
thiết bị trong xây dựng và Hợp đồng bảo hiểm cho ngƣời lao động của Nhà
thầu thi công xây dựng.
Hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng nói riêng và các hợp
đồng bảo hiểm trong các lĩnh vực khác phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức
và nội dung theo qui định về hợp đồng của Bộ luật dân sự và qui định về hợp

đồng bảo hiểm của luật chuyên ngành. Đề tài sẽ khơng đi phân tích các nội
dung đƣợc coi là cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm mà chỉ tìm hiểu và phân
tích những nội dung chủ yếu và đặc trƣng của các hợp đồng bảo hiểm trong
hoạt động xây dựng. Bên cạnh việc nghiên cứu hợp đồng bảo hiểm trong hoạt
động xây dựng, Đề tài cũng sẽ nghiên cứu và phân tích các qui định của pháp
luật Việt Nam về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng dƣới góc độ các loại
hình bảo hiểm mà Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm phải mua theo qui định.


-5-

4 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài:
4.1 - Ý nghĩa khoa học:
Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm
và bảo hiểm trong hoạt động xây dựng.
4.2 - Ý nghĩa thực tiễn:
- Khái quát những nội dung cơ bản các loại hình bảo hiểm mà Nhà
thầu xây dựng có trách nhiệm phải mua theo qui định của pháp luật hiện hành.
- Tổng hợp các qui định của pháp luật về bảo hiểm trong hoạt động
xây dựng nhằm giúp Nhà thầu xây dựng nói riêng và những chủ thể liên quan
nói chung cập nhật những kiến thức căn bản về qui định của pháp luật hiện
hành đối với bảo hiểm trong hoạt động xây dựng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của Đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình bảo hiểm trong hoạt đông xây
dựng bằng việc phân loại và đi sâu vào tìm hiểu các nội dung đặc trƣng của
mỗi loại hợp đồng bảo hiểm để chỉ ra những điểm thiếu sót của pháp luật hiện
hành. Qua đó phân tích những điểm thiếu sót để kiến nghị giải pháp hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và bảo hiểm trong hoạt động xây dựng.
5. Kết cấu của Đề tài:
Bao gồm 03 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
Chƣơng 2: Qui định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây
dựng
Chƣơng 3: Những bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện qui định của pháp
luật về hợp đồng bảo hiểm và bảo hiểm trong hoạt động xây dựng


-6-

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1.1 - Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
1.1.1 - Khái niệm bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
1.1.1.1 - Khái niệm về bảo hiểm nói chung
Ý tƣởng về bảo hiểm đƣợc coi là đã xuất hiện từ khá lâu, vào khoảng
thế kỷ thứ 5 trƣớc Cơng ngun, ngƣời ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất tồn
bộ một lơ hàng bằng cách san nhỏ lơ hàng của mình ra làm nhiều chuyến
hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức
ngun khai của bảo hiểm. Nhƣ vậy, ngay từ xa xƣa, con ngƣời đã có ý thức
về những bất trắc có thể xảy đến với mình, và tìm cách phịng tránh chúng.
Bảo hiểm hình thành do sự tồn tại các loại rủi ro và sự địi hỏi con
ngƣời phải có những biện pháp đề phịng, ngăn chặn việc xảy ra rủi ro, đồng
thời, khắc phục, hạn chế những hậu quả của rủi ro. Vậy rủi ro là gì? Nhiều
nhà kinh tế trên thế giới đã nghiên cứu và đƣa ra rất nhiều khái niệm về rủi ro
sau. Tuy nhiên, nhìn chung, dù định nghĩa dƣới góc độ nào thì rủi ro cũng
phải bao hàm những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, rủi ro là sự không chắc chắn mà chúng ta coi là mối ngờ vực
đối với tƣơng lai. Ở đây, chúng ta phải xem xét đến các yếu tố có khả năng
hay khơng có khả năng xảy ra một sự cố, thời gian và không gian xảy ra sự cố
này (có thể xảy ra vào lúc nào, ở đâu). Bởi vì đã là sự ngờ vực thì phải nằm

ngồi ý chí chủ quan của con ngƣời.
Thứ hai, nói đến rủi ro, tức phải nói đến tổn thất hoặc hậu quả do một
hoặc nhiều nguyên nhân gây ra. Yếu tố căn bản của rủi ro là mức độ nghiêm
trọng của nó và đặc biệt là hậu quả mà nó có thể gây ra nhƣ thế nào.
Nhƣ vậy, rủi ro là sự không chắc chắn chứ không phải là tổn thất, nó
chỉ là yếu tố gây ra tổn thất. Điều gì chắc chắn khơng xảy ra (0% khả năng


-7-

tổn thất) hay chắc chắn sẽ xảy ra (100% khả năng tổn thất) thì khơng phải là
rủi ro. Cịn bất kỳ sự cố nào mà xác suất xảy ra trong khoảng từ trên 0% đến
dƣới 100% (0%rủi ro1.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đƣa ra một khái niệm về rủi ro
nhƣ sau: Rủi ro là những bất trắc, sự cố không mong đợi. Nếu rủi ro xảy ra
sẽ gây ra mất mát hiện tại về tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và
có thể đo lường rủi ro bằng xác suất.
Có rất nhiều biện pháp để phòng tránh rủi ro. Các biện pháp này đƣợc
chia thành nhiều nhóm biện pháp nhƣ: nhóm biện pháp phịng tránh và hạn
chế tổn thất, nhóm biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro. Bảo hiểm đƣợc coi là
hình thức chuyển giao rủi ro đƣợc thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp
hoá việc chuyển giao rủi ro. Kỹ thuật bảo hiểm sẽ giúp cho ngƣời ta quy tụ
đƣợc một số đơng ngƣời, trong đó, sẽ chỉ có một số ít ngƣời gặp rủi ro và bị
tổn thất. Họ sẽ đƣợc ngƣời bảo hiểm bồi thƣờng và số tiền bồi thƣờng đó
đƣợc lấy từ quỹ bảo hiểm do đám đơng cùng tham gia đóng góp dƣới hình
thức phí bảo hiểm. Bằng cách này, rủi ro có thể sẽ đƣợc cả cộng đồng gánh
chịu hay nói cách khác nó đƣợc hoán chuyển từng phần nhỏ qua từng ngƣời
khác. Nhƣ vậy, bảo hiểm cũng là một hình thức hốn chuyển rủi ro, nhưng
cần phải thấy rằng: cách thức hoán chuyển của nó, cách xử lý của nó là

triệt để hơn hết. Vì rằng: trong khi ở các hình thức hốn chuyển rủi ro khác,
việc hoán chuyển chỉ giải quyết lợi ích cục bộ của một ngƣời, rủi ro vẫn còn
tiếp tục đe dọa lợi ích của ngƣời khác và lợi ích của cả nền kinh tế xã hội. Ở
Việt Nam hiện nay, hình thức chuyển giao rủi ro đó đƣợc thực hiện bởi các tổ
chức đó chính là hệ thống Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tiền gửi
1

Nguyễn Thị Thủy (2006), Các yếu tố chi phối qui định của pháp luật trong bảo hiểm tài sản, Tạp chí khoa

học pháp lý, số 4(35)/2006


-8-

Việt Nam và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
1.1.1.2 - Khái niệm bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
Bảo hiểm kỹ thuật ln gắn liền với q trình phát triển của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật. So với các loại hình bảo hiểm khác nhƣ bảo hiểm
hàng hải, bảo hiểm hỏa hoạn thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều.
Bảo hiểm hàng hải xuất hiện năm 1547, bảo hiểm hoả hoạn xuất hiện năm
1667, trong khi đó đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới là đơn bảo
hiểm đổ vỡ máy móc cho nồi hơi đƣợc cấp vào năm 1859 tại nƣớc Anh. Nhu
cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự phát triển
nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ và kỹ thuật là động lực thúc đẩy bảo
hiểm kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đồng thời nó cũng trở
thành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng khơng thể thiếu đối với
sự phát triển của bất cứ nền kinh tế nào.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển đã dần đi sâu vào
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh giúp cho cuộc sống
con ngƣời đƣợc tốt hơn. Con ngƣời ngày càng phụ thuộc nhiều vào khoa học

kĩ thuật, máy móc, điều này đã làm phát sinh những rủi ro mới. Một khi có
những tổn thất xảy ra đối với phƣơng tiện kĩ thuật, công nghệ sẽ làm cho chủ
tài sản bị thiệt hại tài chính hoặc bị gián đoạn kinh doanh, mất thị trƣờng và
có thể dẫn tới phá sản. Bảo hiểm kĩ thuật là một phƣơng thức hữu hiệu giúp
giảm thiểu và khắc phục các sự cố này. Từ việc bảo hiểm các máy móc trong
hoạt động sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong y tế, trong phịng thí
nghiệm cho tới việc bảo hiểm cho các cơng trình xây lắp khổng lồ nhƣ bến
cảng, sân bay hay lắp đặt các tàu biển cỡ lớn các giàn khoan trên biển, và cho
cả những con tàu vũ trụ.
Munich Re - công ty tái bảo hiểm Đức thành lập năm 1880, cho đến
nay vẫn đứng trong những công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới và đƣợc coi


-9-

là một trong những công ty đã sáng lập và phổ biến rộng rãi loại hình bảo
hiểm kỹ thuật. Ngày nay, hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới thực hiện
nghiệp vụ này kể cả tại Việt Nam đều áp dụng quy tắc Bảo hiểm của Munich
Re2 3.
Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật 4.
Trên thực tế, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng là những mắt xích khơng thể
thiếu đƣợc trong bảo hiểm kỹ thuật. Nó đảm bảo cho khâu xây dựng của một
cơng trình xây dựng. Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng là loại hình có sự
phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng nghiệp vụ do nhu cầu
xây dựng của các nƣớc trên thế giới ngày càng có xu hƣớng phát triển ngay cả
trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng bảo hiểm cho các rủi ro phát sinh
trong quá trình các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Theo qui định của
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về xây dựng (gọi tắt là
“Luật Xây dựng 2003”) thì hoạt động xây dựng đƣợc hiểu là: “lập quy hoạch

xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế
xây dựng cơng trình, thi cơng xây dựng cơng trình, giám sát thi cơng xây
dựng cơng trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây
dựng cơng trình”.
Hoạt động xây dựng theo định nghĩa kể trên đƣợc hiểu là tổng hợp
hành động của nhiều chủ thể nhƣ: Chủ đầu tƣ, Nhà thầu giám sát, Nhà thầu
thiết kế, Nhà thầu thi công xây dựng, Nhà cung cấp…Trong quá trình các chủ
thể này thực hiện cơng việc chun mơn của mình có thể xảy ra những rủi ro
2

Quyết định số 175/QĐ-PTI-TSKT ngày 05/07/2012 về qui định phân cấp nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản kỹ

thuật của Tổng Giám Đốc Công ty Bảo hiểm Bƣu điện
3

Hồ sơ năng lực của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (2011)

4

Charles W. Miller III (2007), Insurance Coverage for Construction Project, Norris McLaughlin & Marcus


- 10 -

gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc, uy tín của họ đối với khách hàng,
đối tác. Ngồi ra, những rủi ro này cũng có thể gây ảnh hƣờng đến tính mạng,
tài sản và sức khỏe của bên thứ ba. Những rủi ro đó có thể là rủi ro mang tính
khách quan nhƣ gió, bão, sóng thần, động đất, núi lửa; hoặc rủi ro mang tính
chủ quan nhƣ: trộm cắp, sai lầm trong thiết kế, sai lầm của ngƣời trực tiếp thi

công, tay nghề kém, khuyết tật của nguyên vật liệu...
1.1.2 - Đặc điểm của bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
Xét về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng là
loại hình bảo hiểm tƣơng đối phức tạp so với các loại hình bảo hiểm khác. Có
thể liệt kê một số nét đặc thù chủ yếu của bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
nhƣ sau:

- Nghiệp vụ bảo hiểm trong hoạt động xây dựng rất nhạy cảm với tính
đầu tƣ và gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật 5. Những dự án xây
dựng đƣợc đầu tƣ càng nhiều thì khả năng chịu rủi ro và mức độ thiệt hại do
rủi ro gây ra càng lớn. Tuy nhiên, với khoa học kỹ thuật càng phát triển thì
khả năng dự đốn và đo lƣờng các rủi ro càng chính xác giúp cho việc thực
hiện nghiệp vụ bảo hiểm dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Hoạt động xây dựng là một hoạt động tập thể bao gồm nhiều hoạt
động của nhiều chủ thể. Mỗi hoạt động đều hàm chứa những rủi ro mang tính
đặc thù. Do vậy, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng bao gồm nhiều loại rủi
ro khá đa dạng và phức tạp:
+ Rủi ro liên quan đến vấn đề kỹ thuật và chun mơn. Trong q
trình xây dựng buộc các chủ thể tham gia phải có đủ khả năng chun mơn để
thực hiện cơng việc xây dựng địi hỏi tính kỹ thuật cao. Rủi ro mang tính chất
tƣơng ứng sẽ là mối lo ngại lớn nhất trong quá trình thực hiện cơng việc, đó

5

The International Marin Contractor Association (2006), Identifying and Assessing Risk in Construction
Contracts


- 11 -


có thể là rủi ro về kỹ thuật xuất phát từ việc vận hành máy móc thiết bị, rủi ro
chun mơn xuất phát từ trình độ tay nghề của ngƣời thi công hoặc những
ngƣời tham gia công việc tƣ vấn giám sát hoặc thiết kế...
+ Rủi ro liên quan đến yếu tố thiên nhiên mang tính thảm họa nhƣ
động đất, lũ lụt, gió bão...Việc xây dựng cơng trình thƣờng đƣợc tiến hành
ngoài trời nên sẽ chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố bên ngồi. Chúng ta
có thể nắm đƣợc qui luật của tự nhiên nhƣng khó có thể dự đốn chính xác sự
xuất hiện của các thiên tai. Thiên tai xuất hiện càng nhiều thì nguy cơ gây
thiệt hại cho cơng trình xây dựng và việc thi công xây dựng càng lớn.
+ Rủi ro đa dạng và phức tạp sẽ gây khó khăn trong q trình đánh
giá và phòng tránh rủi ro của ngƣời đƣợc bảo hiểm cũng nhƣ cơng ty bảo
hiểm. Hơn nữa, q trình giải quyết hậu quả rủi ro cũng sẽ là một trở ngại lớn,
cụ thể là gây khó khăn trong việc xác định rủi ro đƣợc bảo hiểm của công ty
giám định tổn thất.
- Thời hạn bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào thời hạn xây dựng cơng
trình. Việc xây dựng cơng trình cịn tiếp diễn thì hợp đồng bảo hiểm cũng
phải tiếp diễn cùng lúc bởi mục đích của bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
chính là đảm bảo khắc phục những thiệt hại xảy ra đối với đối tƣợng đƣợc bảo
hiểm trong quá trình hoạt động xây dựng. Thời hạn xây dựng thƣờng bao gồm
thời hạn thi công dự kiến – khoảng thời gian mà các bên ấn định tại thời điểm
khởi cơng cơng trình và những khoảng thời gian thực tế kéo dài vì nhiều
nguyên nhân nhƣ: sự chậm trễ trong thi công của nhà thầu xây dựng, gia hạn
vì phát sinh khối lƣợng cơng việc, tạm dừng thi cơng vì lý do khách quan của
thiên nhiên. Ngồi ra, trách nhiệm của nhà thầu xây dựng sẽ luôn phải kéo dài
thêm một khoảng thời gian sau khi hoàn thành việc xây dựng, gọi là thời hạn
bảo hành. Việc sửa chữa những sai sót phát sinh trong thời hạn bảo hành cũng
có nhiều rủi ro, do vậy bảo hiểm trong hoạt động xây dựng luôn phải đƣợc


- 12 -


kéo dài cho đến khi ngƣời đƣợc bảo hiểm chấm dứt việc thực hiện công việc.
- Số tiền bảo hiểm dựa vào giá trị của cơng trình xây dựng thi cơng
nên thƣờng có giá trị rất lớn.
- Rủi ro trong hoạt động xây dựng mang tính chất cộng dồn tích lũy
vì càng gần đến giai đoạn hồn thành thi cơng xây dựng thì nguy cơ xảy ra rủi
ro càng lớn. Tại thời điểm đó, giá trị bảo hiểm càng lớn nên nếu rủi ro xảy ra
sẽ gây ra thiệt hại lớn.
- Vị trí của rủi ro đƣợc bảo hiểm có thể đƣợc khoanh vùng ở một địa
điểm nhất định tức là vị trí mà cơng trình thi cơng đƣợc xây dựng nhƣng có
khi lại trải dài trên một khu vực rộng (nhƣ bảo hiểm xây dựng đƣờng sá, tàu
điện...) thì ngƣời đƣợc bảo hiểm có thể phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác
nhau khiến việc phòng ngừa rủi ro của ngƣời đƣợc bảo hiểm và việc đánh giá
rủi ro của cơng ty bảo hiểm khá khó khăn và phức tạp.
- Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng cũng bao gồm bảo hiểm lắp đặt.
Trên thực tế xây dựng và lắp đặt là hai công việc thƣờng đi liền với nhau
nhƣng không phải lúc nào và bất kỳ Nhà thầu xây dựng nào cũng sẽ kiêm
luôn việc lắp đặt thiết bị, máy móc nhƣ lắ p đă ̣t hệ thống thang máy, điều hoà
điện nƣớc, thiết bị bảo vệ cơng triǹ h đó . Do vậy, bảo hiểm trong hoạt động
xây dựng có thể bao gồm bảo hiểm lắp đặt. Để phân biệt đơn bảo hiểm cho
hoạt động xây dựng hay lắp đặt, doanh nghiệp bảo hiểm dựa vào % giá trị
công việc xây dựng hay lắp đặt chiếm trong tổng giá trị cơng trình để cấp đơn
bảo hiểm xây dựng hay đơn bảo hiểm lắp đặt. Nếu phần việc nào chiếm trên
50% giá trị toàn bộ cơng trình thì sẽ cấp đơn bảo hiểm loại đó.
- Một số loại hình bảo hiểm trong hoạt động xây dựng là loại hình
bảo hiểm cho mọi rủi ro. Theo đó, hầu hết tất cả các rủi ro xảy ra trong thời
hạn bảo hiểm (trừ các rủi ro đặc biệt đƣợc loại trừ trong đơn bảo hiểm) đều
đƣợc bảo hiểm.



- 13 -

1.2 - Sự cần thiết của bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
Bảo hiểm là loại hình kinh doanh đặc thù. Xây dựng là hoạt động mang
tính chuyên môn kỹ thuật cao. Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng kết hợp cả
hai yếu tố đặc thù và chuyên mơn nên khá phức tạp và địi hỏi những ngƣời
tham gia bảo hiểm phải có sự hiểu biết nhất định để có thể hƣởng đƣợc các lợi
ích từ bảo hiểm với vai trị khắc phục rủi ro.
Ngồi ra, với đặc điểm của hoạt động xây dựng là một hoạt động tập
thể có sự tham gia của nhiều chủ thể nhƣ Chủ đầu tƣ, Nhà tƣ vấn giám sát,
Đơn vị thiết kế, Nhà thầu thi công...Công việc của chủ thể này sẽ ảnh hƣởng
mắt xích đến cơng việc của chủ thể khác, ví dụ nhƣ mối quan hệ mắt xích
giữa Chủ đầu tƣ – Đơn vị thiết kế - Nhà tƣ vấn – Nhà thầu xây dựng. Một cá
nhân thực hiện chậm trễ cơng việc của mình sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong việc
thực hiện công việc của các nhân khác. Cũng nhƣ vậy, một cá nhân làm sai sẽ
dẫn đến kết quả công việc của cá nhân khác cũng không tốt hoặc việc thực
hiện công việc của họ nhƣ thể tiếp bƣớc theo sai lầm của cá nhân kia. Sai lầm
của một cá nhân thì trƣớc hết cá nhân đó sẽ phải gánh chịu những thiệt hại
mang tính hậu quả và sau cùng là gây ra hệ lụy cho những cá nhân khác. Kết
quả của một tổng thể sai lầm sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro cho công trình xây
dựng. Rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho một cơng trình đặc biệt là những cơng
trình đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ sẽ làm lãng phí ngân sách của Nhà nƣớc và kéo
theo những thiệt hại mang tính hệ lụy rất to lớn.
Thêm vào đó, cơng trình đƣợc xây dựng ngồi trời nên có mối liên
quan mật thiết với những chủ thể khác. Những chủ thể này là nhóm đối tƣợng
không liên quan đến hoạt động xây dựng (không trực tiếp hay gián tiếp tham
gia quan hệ xây dựng) nhƣng lại có nhiều khả năng phải gánh chịu thiệt hại về
tài sản và tính mạng do q trình thi cơng xây dựng gây nên. Họ có thể là chủ
sở hữu các cơng trình liền kề/lân cận cơng trình đang thi cơng có khả năng



- 14 -

phải gánh chịu thiệt hại từ việc thi cơng cơng trình, nhƣ: phải chịu đựng tiếng
ồn của máy móc, thiết bị xây dựng; tài sản (nhà cửa, cơng ty, xí nghiệp…) có
khả năng bị đổ vỡ, nứt tƣờng, sụt lún do việc thi cơng cơng trình gây ra. Họ
có thể khơng phải là chủ sở hữu cơng trình liền kề/lân cận cơng trình đang thi
cơng nhƣng có khả năng chịu thiệt hại về tính mạng và tài sản nhƣ: ngƣời đi
đƣờng, khách hàng đến tham quan cơng trình xây dựng...Chính vì thế, sự
khơng an tồn của một cơng trình xây dựng sẽ là một mối nguy lớn của toàn
xã hội. Để các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng giảm thiểu và khắc phục
rủi ro không mong muốn xảy ra cũng nhƣ đƣợc hỗ trợ về các phƣơng thức
phịng tránh rủi ro từ một cơng ty chun gia thì việc mua bảo hiểm là giải
pháp tốt nhất. Việc mua bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không chỉ giúp
các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có đƣợc một chỗ dựa, một đảm bảo
về tài chính để khắc phục những thiệt hại khi có rủi ro xảy ra, khôi phục sản
xuất kinh doanh và đời sống mà cịn đảm bảo sự an tồn cho xã hội thơng qua
việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của những đối tƣợng khơng tham gia hoạt động
xây dựng. Qua đó, thể hiện vai trò quản lý và điều tiết kinh tế của Nhà nƣớc.
Ở nƣớc ta, ngành xây dựng - lắp đặt là ngành sản xuất vật chất lớn nhất
của nền kinh tế quốc dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Ngày nay
Việt Nam đang trên đà phát triển thì các cơng trình xây dựng và máy móc
thiết bị hiện đại giá trị lớn ngày càng nhiều, do đó một khi xảy ra tổn thất
cũng là rất lớn. Trong quá trình thực hiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ đề ra các biện pháp giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho ngƣời bảo hiểm và
công ty bảo hiểm cùng thực hiện. Từ đó làm giảm thiểu các khả năng xảy ra
tổn thất cũng nhƣ mức độ tổn thất. Cùng với việc thu phí bảo hiểm của nhiều
tổ chức, cá nhân có liên quan trong xã hội để lập quỹ bảo hiểm, cơng ty bảo
hiểm có đủ khả năng bồi thƣờng ngay tổn thất cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, giúp
họ nhanh chóng khắc phục hậu quả của tổn thất.



- 15 -

1.3 - Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
1.3.1 - Giới thiệu chung về hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
Hợp đồng bảo hiểm, giống nhƣ hợp đồng trong bất cứ lĩnh vực nào đều
là công cụ pháp lý để hình thành các quan hệ đối tác bình đẳng thơng qua việc
xác lập các quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng giữa các chủ thể6. Hợp đồng bảo
hiểm là một trong những loại hợp đồng dân sự thơng dụng. Trên góc độ pháp
lý, hợp đồng bảo hiểm đƣợc hiểu là một cam kết pháp lý đƣợc thể hiện bằng
văn bản giữa hai bên: Bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Trong đó bên bảo
hiểm cam kết sẽ bồi thƣờng cho bên mua bảo hiểm trong trƣờng hợp họ phải
gánh chịu những tổn thất tài chính do các rủi ro hoặc sự kiện đƣợc bên bảo
hiểm chấp nhận gây ra trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, trên cơ sở bên
mua bảo hiểm trả cho bên bảo hiểm một số tiền nhất định (gọi là phí bảo
hiểm).
Pháp luật Việt Nam trong thời kỳ trƣớc khi chuyển sang nền kinh tế thị
trƣờng cũng đã biết đến hợp đồng bảo hiểm xây dựng. Tại Việt Nam, trƣớc
những năm 1970, chính quyền Sài Gòn cũ đã thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm
xây dựng và lắp đặt. Đối tƣợng đƣợc bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thời kỳ
này chủ yếu là nhà tƣ nhân của một số tƣớng tá cấp cao trong quân đội Mỹ và
chính quyền tay sai. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài số 4-HĐNN8 tại Việt Nam ra đời
ngày 28/12/1987 đã đánh dấu sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng
tại Việt Nam. Thời điểm này, đối tƣợng đƣợc bảo hiểm của hợp đồng bảo
hiểm xây dựng đƣợc mở rộng là các cơng trình có nguồn vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi có quy mơ lớn. Hiện nay, trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng bảo hiểm đã trở nên phổ biến
và có ý nghĩa quan trọng.
Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không đƣợc qui định riêng biệt bởi

6

Nguyễn Thị Thủy (2010), Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM


- 16 -

một Bộ luật nhƣ Bảo hiểm hàng hải. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
nay, khơng có văn bản pháp luật nào đƣa ra định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm
xây dựng hay bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Do đó, về mặt lý luận,
những chế định cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
đƣợc điều chỉnh bởi Chƣơng XVIII, Mục 11 – Hợp đồng bảo hiểm của Bộ
luật dân sự 2005 (sau đây gọi tắt là “BLDS 2005”) và các qui định về hợp
đồng bảo hiểm của Luật chuyên ngành về bảo hiểm.
BLDS 2005 có một mục quy định về Hợp đồng bảo hiểm và coi đây là
một loại hợp đồng dân sự thông dụng. Khái niệm về Hợp đồng bảo hiểm đƣợc
BLDS đƣa ra tại Điều 567 nhƣ sau: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo
hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm”. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm
là một nội dung cơ bản, quan trọng và khơng thể thiếu. Có lẽ vì thế mà Luật
số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về kinh doanh bảo hiểm (sau
đây gọi tắt là “Luật KDBH 2000”) đã quy định về Hợp đồng bảo hiểm
ở ngay Chƣơng II của Luật sau phần những quy định chung. Theo đó, hợp
đồng bảo hiểm đƣợc Luật KDBH 200 định nghĩa “là sự thoả thuận giữa bên
mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm”7.
Trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, Nhà thầu thi cơng xây

dựng phải mua các loại hình bảo hiểm theo qui định của Luật xây dựng. Việc
mua bán các loại hình bảo hiểm này phải đƣợc thể hiện bằng một hợp đồng
bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm không những là cơ sở để khiếu nại bồi thƣờng
7

Điều 12 [Hợp đồng bảo hiểm] Luật KDBH 2000


- 17 -

mà còn là một chứng từ quan trọng để Nhà thầu thi công xây dựng nộp cho cơ
quan quản lý khi có yêu cầu để chứng minh việc mình đã thực hiện nghĩa vụ
mua bảo hiểm theo yêu cầu.
Thông thƣờng hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng bao gồm:
Giấy yêu cầu bảo hiểm và Đơn bảo hiểm.
- Giấy yêu cầu bảo hiểm: Phần lớn Giấy yêu cầu bảo hiểm đƣợc thiết
kế dƣới dạng một hệ thống câu hỏi do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo. Giấy
yêu cầu bảo hiểm thông thƣờng là tài liệu giúp ngƣời bảo hiểm thu lƣợm
thông tin để đánh giá rủi ro sơ bộ, những thông tin cơ bản nhất về ngƣời tham
gia bảo hiểm, mặt khác thể hiện yêu cầu bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
- Đơn bảo hiểm (Giấy chứng nhận bảo hiểm)
Khi chấp nhận yêu cầu bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp cho ngƣời
đƣợc bảo hiểm Đơn bảo hiểm, thể hiện các điều kiện, điều khoản mà hai bên
cam kết thực hiện. Đơn bảo hiểm thông thƣờng bao gồm những mục cơ bản
sau: Điều khoản thi hành, phạm vi bảo hiểm, những điểm loại trừ, những điều
kiện chung, những điều kiện riêng, những điều khoản khiếu nại bồi thƣờng và
điều khoản bổ sung. Khi đơn bảo hiểm đƣợc cấp có nghĩa là việc mua bán bảo
hiểm đã có hiệu lực.
Trong thực tế, cơng ty bảo hiểm có thể cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm
thay cho Đơn bảo hiểm. Về bản chất, Giấy chứng nhận bảo hiểm và Đơn bảo

hiểm có giá trị pháp lý nhƣ nhau. Điểm khác là Giấy chứng nhận bảo hiểm
đơn giản hơn, khơng có các điều kiện, điều khoản đƣợc ghi cụ thể nhƣ trong
đơn bảo hiểm. Các điều kiện, điều khoản đƣợc qui định tại Quy tắc bảo hiểm
đƣợc dẫn chiếu cho riêng loại hình bảo hiểm đƣợc cấp giấy chứng nhận.
Nội dung của một Đơn bảo hiểm thông thƣờng bao gồm:
- Điều kiện chung: bao gồm các điều khoản áp dụng chung cho một
loại hình hợp đồng bảo hiểm. Gồm có: phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm,


- 18 -

nghĩa vụ của các bên...Những nội dung này đƣợc gọi chung là Quy tắc bảo
hiểm.
- Điều khoản bổ sung: Bên cạnh điều kiện chung bao gồm những điều
khoản áp dụng chung cho mọi hợp đồng bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ đƣợc
giao kết theo kiểu đồng loạt, thì cũng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của bên
mua và bên bán bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm có thể có các điều khoản bổ
sung nhằm đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm tăng thêm của bên mua bảo hiểm.
- Điều kiện riêng: Nếu nhƣ những tài liệu về điều kiện chung và điều
khoản bổ sung đƣợc in trƣớc toàn bộ thì tài liệu về phần điều kiện riêng của
hợp đồng bảo hiểm chỉ đƣợc in sẵn một phần. Những thông tin đặc thù của
mỗi một hợp đồng bảo hiểm đƣợc đề cập đến trong tài liệu này và chỉ đƣợc
hoàn tất khi các bên đã thỏa thuận xong về hợp đồng bảo hiểm. Đó là những
thơng tin về đối tƣợng bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, số
tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm...Tài liệu này đƣợc các bên liên quan trong hợp
đồng bảo hiểm lƣu giữ nhƣ một bằng chứng hiện hữu về hợp đồng đã giao
kết.
Ngồi những tài liệu cơ bản thơng thƣờng nói trên, hợp đồng bảo hiểm
cịn có thể kèm theo những giấy tờ khác nhƣ là: văn bản sửa đổi hợp đồng bảo
hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.... Tất cả những tài liệu đó đều

nhằm mục đích xác định rõ ràng, cụ thể quan hệ giữa các bên trong hợp đồng
bảo hiểm bên cạnh sự điều chỉnh bằng các quy định chung của hệ thống luật
pháp về bảo hiểm.
1.3.2 - Phân loại hợp đồng bảo hiểm trong hoạt động xây dựng
Mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế gọi là Điều kiện hợp đồng xây dựng
cho các cơng trình kiến trúc và cơng trình kỹ thuật do Chủ đầu tƣ thiết kế –


- 19 -

đƣợc Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sƣ Tƣ vấn (FIDIC)8 ban hành đầu tiên vào năm
1999 và qua các lần chỉnh sửa cũng đã đề cập đến các loại bảo hiểm mà Nhà
thầu xây dựng có trách nhiệm thực hiện trong q trình thi cơng xây dựng
dƣới góc độ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc mà Nhà thầu xây dựng cần
phải thực hiện để bảo vệ cơng trình thi cơng, bao gồm: Bảo hiểm cơng trình,
bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo hiểm bên thứ ba và bảo hiểm cho nhân sự của
Nhà thầu. Mẫu hợp đồng này cịn có điều khoản dự trù trong trƣờng hợp Nhà
thầu khơng mua bảo hiểm thì Chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm mua. Theo đó,
chi phí mua bảo hiểm mà Chủ đầu tƣ đã mua sẽ thuộc trách nhiệm chi trả của
Nhà thầu.
Văn bản pháp luật duy nhất hiện nay ở Việt Nam đề cập trực tiếp đến
bảo hiểm trong hoạt động xây dựng là Luật Xây dựng 2003. Cũng nhƣ mẫu
Hợp đồng FIDIC, Luật Xây dựng 2003 đề cập đến bảo hiểm trong hoạt động
xây dựng dƣới góc độ là nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng. Thơng qua đó cung cấp cho ngƣời đọc thơng tin về các loại hình bảo
hiểm xuất hiện trong hoạt động xây dựng. Mỗi chủ thể tham gia hoạt động
xây dựng phải thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm phù hợp với tính chất nghề
nghiệp của mình. Cụ thể là:
- Đối với cơng việc khảo sát xây dựng, bao gồm cơng việc khảo sát
địa hình, khảo sát địa chất cơng trình, khảo sát địa chất thuỷ văn, khảo sát

hiện trạng cơng trình và các cơng việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động
xây dựng, thì nhà thầu khảo sát phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
theo qui định tại Điều 51 Luật Xây dựng 2003.

8

Clause 18.2 [General Requirements for Insurances] International Federation of Consutlting Engineers

(1999), Conditions of Contract for Construction for building and Enineering Works designed by the
Employer, First Edition 1999.


- 20 -

- Đối với công việc thiết kế xây dựng, bao gồm công việc thiết kế
phƣơng án công nghệ, kiến trúc, kết cấu kỹ thuật, phòng chống cháy nổ, bảo
vệ mơi trƣờng..., thì nhà thầu thiết kế xây dựng phải mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp theo qui định tại Điều 58 Luật Xây dựng 2003.
- Đối với công việc giám sát thi cơng cơng trình, bao gồm cơng việc
theo dõi, kiểm tra về chất lƣợng, khối lƣợng, tiến độ, an tồn lao động và vệ
sinh mơi trƣờng trong thi cơng xây dựng cơng trình, thì nhà thầu giám sát
cơng trình phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo qui định tại Điều
90 Luật Xây dựng 2003.
- Nhà thầu xây dựng phải mua các bảo hiểm theo qui định của luật về
bảo hiểm theo qui định tại Điều 76 Luật Xây dựng 2003. Tại điểm b, Khoản
1, Điều 45, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong
hoạt động xây dựng đã qui định cụ thể hơn: “Bên nhận thầu phải thực hiện
mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ
ba) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo qui định của pháp luật”. Cũng
tại Điều 19 Thông tƣ số 09/2011/TT-BXD ngày 28/06/2011 hƣớng dẫn mẫu

hợp đồng thi cơng xây dựng cơng trình, ngồi việc đề cập các loại bảo hiểm
mà nhà thầu xây dựng phải có nghĩa vụ mua nhƣ qui định tại Nghị định 48, đã
bổ sung một loại hình bảo hiểm mà nhà thầu xây dựng phải mua là “bảo hiểm
nhân lực của nhà thầu”.
- Chủ đầu tƣ cơng trình phải mua bảo hiểm cơng trình theo qui định
tại Điều 75 Luật Xây dựng 2003. Về qui định này, Điểm a, Khoản 1, Điều 45,
Nghị định 48 cũng đã nêu rõ: “Bảo hiểm công trình xây dựng do Chủ đầu tư
mua. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên
nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm cơng trình theo qui định”.
Ƣu điểm của Luật Xây dựng 2003 về qui định bảo hiểm so với các văn
bản pháp luật trƣớc đây là:


×