Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quyền và nghĩa vụ của hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng dân sự qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.06 KB, 62 trang )

RƯỜ

I H C KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ NHỊ

QUYỀ V

Ĩ VỤ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN

TRONG PHÁP LUẬT T
ÁP DỤ



LUẬ VĂ

TP. H

TỤNG DÂN SỰ QUA THỰC TIỄN
ỊA BÀN TỈ

ẮK LẮK

SĨ L ẬT H C

CHÍ MINH - 2019


RƯỜ


I H C KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ NHỊ

QUYỀ V

Ĩ VỤ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN

TRONG PHÁP LUẬT T
ÁP DỤ

TỤNG DÂN SỰ QUA THỰC TIỄN



ỊA BÀN TỈ

ẮK LẮK

Luật dân sự và Tố tụng dân sự
60.38.01.03

L Ậ VĂ

ƯỜ

Ư

SĨ LUẬT H C


S NGƠ HỒNG OANH

TP.

- 2019


LỜI
Người viết xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính người viết,
các số liệu, các nội dung hoặc tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và có
xuất xứ rõ ràng, các phân tích, đánh giá hoặc phát hiện trong luận văn thạc sĩ này là
kết quả nghiên cứu của chính người viết.
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ NHỊ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

TTDS

Tố tụng dân sự


2

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

3

HTND

Hội thẩm nhân dân

4

TAND

Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
LỜ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Trang

MỞ ẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Đối tượng và mục đích của đề tài ................................................................ 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5

5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5
6. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 6
ƯƠ

1

ỮNG VẤ

Ề LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN VÀ

Ĩ VỤ CỦA HTND TRONG PHÁP LUẬT TTDS VIỆT NAM ...... 7
1.1. Khái niệm và vai trò của HTND trong hoạt động tố tụng của TAND ...... 7
1.1.1. Khái niệm HTND trong TTDS .............................................................. 7
1.1.2. Vai trò của HTND trong hoạt động xét xử của TAND ......................... 8
1.2. Quá trình hình thành và phát triển quy định về HTND trong hoạt động xét
xử của TAND ................................................................................................. 12
1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975 ..................................................................... 12
1.2.2. Giai đoạn 1976 đến 1988 ..................................................................... 15
1.2.3. Giai đoạn 1989 đến nay ........................................................................ 16


1.3. Khái quát về chế định HTND của một số nước ...................................... 17
1.4. Quy định của pháp luật TTDS về quyền và nghĩa vụ của HTND .......... 21
1.4.1. Quyền, nghĩa vụ của HTND trước khi xét xử: ..................................... 21
1.4.2. Quyền, nghĩa vụ của Hội Thẩm tại phiên t a ...................................... 23
1.4.3. Quyền của Hội Thẩm với việc nghị án và ra ản án ............................ 25
1.4.4. Một số quyền và nghĩa vụ khác của HTND. ........................................ 26
ƯƠ

2


ỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ

Ĩ VỤ CỦA HTND TRONG PHÁP LUẬ
TỈ

S RÊ

ỊA BÀN

ẮK LẮK VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 32

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của HTND theo quy
định của BLTTDS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ................................................ 32
2.2. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, hạn chế về quyền và
nghĩa vụ của HTND trong hoạt động xét xử của TAND các cấp tỉnh Đắk
Lắk .................................................................................................................. 43
2.3. Các kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của HTND trong hoạt động xét xử của TAND ............................... 47
KẾT LUẬ

ƯƠ

2 ........................................................................... 51

KẾT LUẬN ................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


MỞ

ẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng tháng Tám thành công đã ghi thêm một trang sử vẻ vang, chói lọi
của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để giữ được thành quả cách
mạng non trẻ lúc bấy giờ, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng h a dưới sự lãnh đạo
của Đảng đã nhanh chóng tổ chức, xây dựng bộ máy chính quyền cách mạng, để
duy trì ổn định trật tự xã hội, thực thi quyền lực Nhà nước, trong đó có T a án.
Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký an hành sắc lệnh số 33C thiết lập
các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Ngành Tòa án Việt Nam. Sau 25 năm
đổi mới, tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng phát triển về mọi mặt,
chính trị trong nước được ổn định. Đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng, sự đoàn kết của toàn Đảng toàn dân ta. Bên cạnh những thành tựu
kinh tế, chính trị, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và các tranh chấp giữa các
cá nhân, tổ chức diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Các loại tội phạm xuất hiện
trong nhiều lĩnh vực như: Xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu của công dân… Các mối quan hệ xã hội
ngày càng phức tạp hơn: Như quan hệ nhân thân; quan hệ tài sản; quan hệ lao động;
quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ trong lĩnh vực kinh tế…. Vì vậy hệ thống pháp
luật để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, hình sự, hành chính, thương mại…được
Quốc hội hết sức quan tâm, ban hành và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện phát
triển của đất nước. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều
chế định pháp luật không đi trước đón đầu được, đây là những vướng mắc cho q
trình quản lý và duy trì trật tự xã hội hiện nay.
Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước những năm qua,
ngành Tư pháp nước ta đã từng ước hoàn thiện, nâng cao chất lượng xét xử theo
tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Lịch

sử phát triển của nền tư pháp nước ta từ năm 1945 đến nay cho thấy, Hội thẩm giữ
vai trò rất quan trọng trong trong hoạt động xét xử của Tòa án. Cụ thể: Khi tham gia


2
xét xử hội thẩm được quyền nghiên cứu hồ sơ, được quyền đề xuất với Chánh án,
Thẩm phán ban hành các quyết định liên quan đến việc giải quyết vụ án và đặc biệt
là ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Hội đồng xét xử, đảm bảo việc tuyên án của T a án đúng pháp luật. Đội ngũ Hội
thẩm qua nhiều thế hệ đã cùng với các Thẩm phán luôn luôn song hành với nhau để
thực hiện nhiệm vụ cao cả, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, ảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, các tổ chức xã hội. Sự hiện diện của
HTND trong xét xử và kết quả hoạt động của Hội thẩm lại càng thêm khẳng định
rằng, nhân dân luôn phải có tiếng nói của mình trong hoạt động tư pháp, thể hiện
quyền làm chủ của nhân dân. Quá trình tổng kết hoạt động xét xử hàng năm, hầu hết
các bản án, các quyết định của T a án được an hành đúng pháp luật, hoàn toàn
khách quan, dân chủ, đạt tình, đạt lý, bản án tun có tính thuyết phục cao. Những
thành tựu trong quá trình xét xử của cơ quan t a án với sự tham gia tích cực và có
hiệu quả của HTND đã tơn vinh thêm vị trí, vai trị và uy tín của T a án, tăng thêm
niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong thực tiễn cơng tác xét xử cịn
có tồn tại cho thấy khơng ít Hội thẩm chưa phát huy hết khả năng quyền và nghĩa
vụ của mình. Việc khơng phát huy hết vai trò của HTND là do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Trong đó có thể kể đến:
- Nhiều HTND xem việc tham gia xét xử tại Tòa án chỉ là công tác kiêm
nhiệm nên không chuẩn bị thời gian nghiên cứu hồ sơ dẫn đến không nắm bắt được
các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hậu quả là khi tham gia xét xử phụ thuộc rất
nhiều vào ý kiến của Thẩm phán – Chủ Tọa phiên tịa.
- Trình độ nhận thức về pháp luật chưa cao: Không thiếu những vị HTND do
trình độ nhận thức về pháp luật và kiến thức xã hội còn hạn chế nên trong q trình

tham gia xét hỏi khơng đặt ra được những câu hỏi sát với yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn hay yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
dẫn đến không làm sáng tỏ được các tình tiết của vụ án. Do đó không phát huy được


3
hết quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm khi tham gia xét xử được quy định tại điều 49
của BLTTDS.
- Ngồi ra cịn có nhiều ngun nhân bất cập khác dẫn đến việc các Hội thẩm
khi tham gia phiên Tòa khơng phát huy hết quyền và nghĩa vụ của mình đó là: Bất
cập trong việc bổ nhiệm hội thẩm; chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với HTND còn
chưa phù hợp, hoạt động của HTND chỉ dựa vào ý thức trách nhiệm của cá nhân
dẫn đến tâm lý của các hội thẩm khi tham gia xét xử theo hướng “tham gia cho có”
hoặc có nhiều hội thẩm khơng muốn tham gia xét xử.
Vì vậy, cần xem xét lại một cách khách quan các quy định của pháp luật về
chế định pháp luật về HTND và thực tiễn công tác xét xử với sự tham gia của
HTND để có một cái nhìn tổng quan về quyền và nghĩa vụ của HTND trong hoạt
động xét xử của T a án, cũng như mong muốn tìm ra một số nguyên nhân, hạn chế
trong hoạt động xét xử của HTND hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTND trong hoạt động xét xử của Tịa
án. Do đó học viên chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của HTND trong pháp luật
TTDS qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ luật
dân sự và TTDS.
2. Tình hình nghiên cứu
“Quyền và nghĩa vụ của HTND” khơng c n là vấn đề mới, trong thời gian
qua đã có rất nhiều những bài viết, những cơng trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề
có liên quan đến HTND như:
- Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Nhung San “Khi xét xử Thẩm phán và Hội
thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong TTDS”, năm 1995, Đại học luật
Hà Nội;

- Luận văn thạc sĩ của Hoàng Hồng Phương “Nguyên tắc Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, năm 2011, Đại học quốc gia
Hà Nội.


4
- Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Huệ “Nâng cao vai tr của Thẩm phán và
HTND của TAND địa phương trong xét xử vụ án hình sự”, năm 2015, Đại học quốc
gia Hà Nội;
- Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Minh Hạnh “Vị trí vai trị của HTND trong
hoạt động xét xử từ thực tiễn TAND tỉnh Thanh Hóa”, năm 2017, Đại học luật
Hà Nội;
- Cao Việt Thắng (2010), Bàn về vai trò của chế định HTND ở nước ta hiện
nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật;
- Trần Văn Kiểm (2011), “Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và
HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1(186);
- Đỗ Thị Phương (2012), “Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc
lập và chỉ tuân theo và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động
xét xử của Tòa án”, đề tài nghiên cứu khoa học, Viện khoa học xét xử - TAND tối
cao;
Những công trình nghiên cứu kể trên là các tài liệu tham khảo hữu ích giúp
cho q trình thực hiện Luận văn của tác giả. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu
trên hầu như nghiên cứu về những vấn đề chung, cơ ản các quy định về chế định
của HTND như khái niệm HTND, tiêu chuẩn HTND, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm, nhiệm kỳ HTND, trách nhiệm và quyền hạn của HTND. Chưa có cơng trình
nghiên cứu chun sâu giải quyết những vấn đề lý luận liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của HTND và thực tiễn áp dụng quyền và nghĩa vụ của HTND trên thực tế
vẫn còn nhiều bất cập và đưa ra những giải pháp thích hợp để được thực thi có hiệu
quả hơn. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài “Quyền và nghĩa vụ của HTND
trong pháp luật TTDS qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là điều

cần thiết.


5
3

i tượng và mục đíc của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của đề tài là quyền và
nghĩa vụ của HTND trong pháp luật TTDS. Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, luận
văn nêu lên những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của HTND, có sự so sánh
về cơ sở pháp lý qua các thời kỳ, quan điểm chỉ đạo của Đảng ta hiện nay và việc áp
dụng trong thời gian tới tại Việt Nam. Những khó khăn và thuận lợi tác động tới
việc áp dụng, từ đó đưa ra một số kiến nghị hồn thiện góp phần vào q trình
nghiên cứu cũng như trên thực tế.
4

ơ ở lý luậ v p ươ

p áp

iê cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm định hướng của Đảng về quyền và nghĩa vụ của
HTND tham gia hoạt động xét xử của Tòa án.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến cụ thể:
Nghiên cứu, tổng hợp các quy định của pháp luật, các cơng trình nghiên cứu
hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của HTND trong pháp luật TTDS tại Chương 1;

So sánh các quy định pháp luật về HTND qua các thời kỳ, so sánh chế định
HTND với các quy định về chế độ Bồi thẩm đoàn trong luật của nước ngoài như
Hàn Quốc, Hoa Kỳ tại Chương 1;
Nghiên cứu, tổng hợp, thống kê các bản án, biên bản phiên tòa, biên bản nghị
án, báo cáo tổng kết hoạt động của HTND; Khảo sát thực tế, quan sát việc thực hiện
các quy định của Thẩm phán, HTND được đúng không tại Chương 2.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung quyền và nghĩa vụ của HTND trong pháp
luật TTDS Việt Nam, luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này trên phương diện
lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những kiến nghị
hồn thiện, góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ khi tham gia xét xử của HTND


6
với tư cách là người đại diện cho tiếng nói của xã hội, của nhân dân vào trong hoạt
động xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án.
6. Kết cấu luậ vă
Luận văn có kết cấu gồm lời mở đầu, kết luận và được chia làm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quyền và nghĩa vụ của HTND
trong pháp luật TTDS Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của HTND
trong pháp luật TTDS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các kiến nghị hoàn thiện.


7

CHƯƠNG 1


VẤ


Ề LÝ L Ậ

HTND R
1.1.

VỀ

YỀ V

Ĩ VỤ Ủ

Á L Ậ TTDS V Ệ

ái iệm v vai trò của HTND tro

oạt độ

t tụ

của TAND

1.1.1. Khái niệm HTND trong TTDS
HTND là một chế định có vai tr quan trọng trong hoạt động xét xử của Tồ
án nói chung và hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói riêng. Hội thẩm nhân dân là
người đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Toà án. Tiếng nói
của Hội thẩm nhân dân trong q trình xét xử của Tồ án là tiếng nói của nhân dân.
Ở nước ta, việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử của T a án được thể
hiện tập trung nhất thông qua chế định về HTND. Chế định Hội thẩm là sự bảo đảm
nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể

hiện bản chất nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân. Đây là một chế định được ghi nhận trong tất cả các
bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013.
Theo Từ điển tiếng Việt, “Hội thẩm nhân dân” được hiểu là “ g
đ ng nh n
nhi

n

vụ

u a
vụ n

ng
y a

h i gian nh
địa h

định

ng v i h

i

i

h n à


ng”1. Qua nội dung khái niệm trên có

thể thấy, Hội thẩm nhân dân là người được Hội đồng nhân dân ầu theo nhiệm kỳ
để thực hiện nhiệm vụ của họ cùng với Thẩm phán xét xử các vụ án thuộc thẩm
quyền của Toà án.
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “Hội thẩm nhân dân” xuất phát từ thuật
ngữ “Hội thẩm”. Theo khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh số 02 2002 PL- BTVQH 11,
ngày 04 tháng 10 năm 2002 của

an Thường vụ Quốc hội về Thẩm phán và Hội

Từ điển tiếng việt phổ thông, NXB thành phố Hồ Chí Minh - 2002, chủ biên TS. Chu
Bích Thu.
1


8
thẩm Toà án nhân dân sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án
nhân dân được định nghĩa, “
ủa h

uậ đ à nhi

i h

vụ

à ng




nh ng vụ n hu

uh
h

h
uyền ủa

uy định
à n”.

Thuật ngữ “Hội thẩm” theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND ao
gồm “Hội thẩm nhân dân” và “Hội thẩm quân nhân”.
Với quy định trên, “Hội thẩm nhân dân”, thuộc hệ thống Toà án nhân dân
được hiểu là người được ầu theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử
những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân “Hội thẩm quân nhân” được
hiểu là người được cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những
vụ án thuộc thẩm quyền xét của Toà án quân sự.
Tại Điều 3, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 quy định: “ h đ
HTND đ

hự hi n đối v i

à n nh n

n địa h

u


ng ”

Tham gia hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân là các Hội thẩm được nhân
dân tín nhiệm được ầu lên, c n tham gia hoạt động xét xử tại Toà án quân sự là các
hội thẩm được đề cử.
h vậy, H i th m nhân dân trong tố tụng dân sự à ng
uy định ủa h
uyền ủa

uậ đ

à

nhi

vụ

nh ng vụ n


n ự hu

u h
h

à n.

1.1.2. Vai trò của HTND trong hoạt động xét xử của TAND
Do điều kiện sống, sinh hoạt, HTND là người gần dân nhất có điều kiện nắm
ắt và hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Là người làm việc, công tác trong rất

nhiều ngành nghề, lĩnh vực của xã hội nên HTND tích lu được khá nhiều kiến thức
chuyên môn trong các lĩnh vực. Với những kinh nghiệm sống và kiến thức của
mình, HTND giúp Thẩm phán đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan,
tồn diện, chính xác hơn Giúp Hội đồng xét xử có thêm cơ sở cân nhắc trước khi
đưa ra quyết định. Như vậy có thể thấy HTND vừa là người đại diện cho nhân dân


9
xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, vừa là người đại diện cho nhân dân
phán xét vụ án.
Việc đưa HTND vào Hội đồng xét xử sơ thẩm chính là đưa tiếng nói từ phía
xã hội vào trong q trình xét xử của Tồ án. Bởi lẽ, pháp luật chỉ là những khuôn
mẫu chung khá cứng nhắc được xây dựng trên sự đồng thuận theo t lệ mà xã hội
chấp nhận chứ không phải là sự đồng thuận tuyệt đối, cho nên pháp luật cũng không
phải là một giá trị tuyệt đối đúng để có thể áp dụng chung cho mọi trường hợp. Mặt
khác, pháp luật cũng chỉ là một loại quy phạm xã hội có giá trị áp dụng cao nhất
chứ khơng phải là tồn bộ các quy phạm xã hội và có thể thay thế các quy phạm xã
hội khác trong đời sống hàng ngày2. Do đó, cần có những tiếng nói từ phía người
dân và xã hội trong việc đưa ra các phán quyết có tính quyết định đối với một quan
hệ xã hội nào đó. Khi đó, các phán quyết của Tịa án mới được xem là “thấu tình,
đạt lý”. Hay nói cách khác, trong một nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân
dân dân, vì nhân dân thì việc quy định về số lượng của HTND trong thành phần Hội
đồng xét xử cũng là thể hiện tính nhân dân của Nhà nước pháp quyền đó.
HTND có vai tr quan trọng trong tổ chức TAND nước ta, để bảo đảm quyền
làm chủ của nhân dân trong việc quản lý Nhà nước. Bản thân chế định Hội thẩm là
sự thể hiện tư tưởng "lấy dân làm gốc", bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực
của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tịa án. Vì rằng, T a án là cơ quan quyền
lực nhà nước, Nhà nước thông qua T a án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình.
TAND thực hiện chức năng ảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, ảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản Nhà nước, bảo vệ tính

mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của cơng dân. Chính bằng hoạt động
xét xử, Tịa án giáo dục cơng dân trung thành với Tổ quốc, tơn trọng pháp luật, đấu
tranh phịng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân. HTND bằng sự tham

Cao Việt Thắng (2010), Bàn về vai trò của ch định HTND
Nhà nước và pháp luật, tr.27-30.
2

n

c ta hi n nay, Tạp chí


10
gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực tư pháp và thơng qua đó
để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào cơng tác quản lý nhà nước nói
chung, hoạt động của Tịa án nói riêng.
Như vậy có thể thấy vai tr của HTND đầy trọng trách khơng chỉ có tính đại
diện mà còn thực thi quyền lực tư pháp của nhân dân bằng việc tham gia hoạt động
xét xử của Tòa án. Vị trí vai trị của HTND được quy định rõ Tại Điều 103 Hiến
pháp năm 2013 và Điều 4 Luật Tổ chức TAND: “ i
nh n

n

i h

h n

i h


h

nh n an hi

ha
đ

gia

ng h

ậ và hỉ u n h
và vi

h

ủa h

h
h

uậ
h n

hủ ụ
ghi
i h

ủa


à n

g n

h
uan

”.

Tư pháp với ý nghĩa chung nhất là ý tưởng về một nền công lý, đ i hỏi hoạt
động của Tòa án nhằm giải quyết mọi tranh chấp, xử lý mọi hành vi trái pháp luật
xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm trật
tự k cương theo thể chế Nhà nước Hiến pháp và pháp luật quy định. Những người
tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật và khơng trái với ý chí của nhân dân. Mọi
quyết định của T a án nhân danh Nhà nước phải tuân thủ pháp luật và hiển nhiên là
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Pháp luật nước ta đã quy định chế định Hội
thẩm để nhân dân có thể trực tiếp tham gia hoạt động xét xử của T a án, đồng thời
thông qua HTND để kiểm tra hoạt động đó. Theo quy định của pháp luật, Hội thẩm
tham gia trực tiếp trong việc đưa ra phán quyết của Tòa án, cùng với Thẩm phán ra
những bản án và quyết định đúng pháp luật, hợp lý hợp tình. Muốn vậy thì những
người làm cơng tác xét xử phải có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh, có trình độ
chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức và vốn hiểu biết cuộc sống, có kinh
nghiệm hoạt động xã hội. Việc HTND tham gia công tác xét xử của Tòa án là trực
tiếp cung cấp cho Tòa án những kinh nghiệm sống thực tế, khắc phục bệnh nghề
nghiệp của các Thẩm phán chuyên nghiệp trong khi xử án. Giúp cho việc xét xử của


11
T a án được chính xác, khách quan, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của

quần chúng.
Mặt khác, Tịa án liên hệ với quần chúng nhân dân ở các đơn vị, cơ quan,
cụm dân cư thông qua hoạt động của Hội thẩm. Hội thẩm phản ánh cho Tòa án
những ý kiến của quần chúng đối với cơng tác của Tịa án nói chung và cơng việc
xét xử nói riêng, giúp cho quần chúng nhân dân hiểu rõ việc xét xử của T a án để
giáo dục quần chúng. Như vậy, không chỉ nâng cao tinh thần tự giác, tôn trọng,
chấp hành và bảo vệ pháp luật, mà còn thực hiện được sự giám sát của quần chúng
đối với việc xét xử của T a án. Do đó việc thực hiện chế định HTND c n có vai tr
tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Tịa án với đơng đảo quần chúng nhân dân.
Qua sự tham gia xét xử của Hội thẩm, uy tín của T a án ngày càng được
nâng cao và được nhân dân tin cậy, ủng hộ. Bởi, kinh nghiệm thực tế cho thấy
những người được cử hoặc được bầu làm Hội thẩm là những người có uy tín trong
xã hội, được quần chúng tín nhiệm và có một ảnh hưởng nhất định trong xã hội, họ
thường là những người có lối sống gương mẫu, có phẩm chất tốt, là tấm gương
trong lao động, công tác, được nhân dân tin cậy vào sự công minh và vô tư của họ.
Bên cạnh đó, vai tr của Hội thẩm không chỉ dừng lại ở tham gia hoạt động
xét xử và đưa ra những phán quyết đúng pháp luật mà cịn giúp Tịa án làm tốt cơng
tác tun truyền pháp luật, hoặc chính bản thân Hội thẩm cũng tranh thủ mọi thời
gian, hoàn cảnh để tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao ý thức chấp hành chủ
chương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong nhân dân.
Góp phần nhất định trong việc giữ gìn "tình làng nghĩa xóm", ổn định xã hội.
Vì vậy, HTND cần có nhận thức đúng đắn mà xác định rõ vị trí trách nhiệm của
mình để làm tốt cơng tác Hội thẩm, khắc phục tư tưởng tham gia xét xử chỉ là hình
thức, hoặc khơng muốn tham gia khi được bầu làm Hội thẩm.


12
1.2.
độ


uá trì

ì

t

v p át triể quy đị

về HTND tro

oạt

xét xử của TAND

1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975
Chế định Hội thẩm ở nước ta xuất hiện cùng với sự ra đời của Tòa án quân
sự và TAND. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng h a ra đời, việc tham
gia của người dân vào hoạt động xét xử tại Tòa án đã được quy định tại nhiều văn
bản pháp luật. Trong q trình xét xử, khơng thể thiếu thành phần xét xử là HTND.
Từ những năm 1945-1950, đây là thời kỳ đầu của chính quyền non trẻ mới
được thành lập từ sau cách mạng Tháng Tám thành công. Có thể nói đây là giai
đoạn lịch sử thăng trầm, đặc trưng nhất của đất nước ta với nhiều định hướng phát
triển về thể chế được tìm tịi, khảo nghiệm và từng ước định hình. Trong đó, năm
1950 là năm đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của nền Tư pháp Việt Nam với
sự ra đời của một thiết chế tư pháp mang tính chất nhân dân sâu sắc được thể hiện
qua sự thay đổi tên gọi mới: TAND.
Sắc lệnh số 13/SL, ngày 24-1-1945 ra đời, đây là văn ản pháp luật đầu tiên
quy định việc tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán. Đây cũng là văn ản đầu
tiên ghi nhận sự tham gia của nhân dân vào trong hoạt động xét xử của Tòa án với
tên gọi "Phụ thẩm", sắc lệnh này quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của

Phụ thẩm cũng như việc tuyển cử, tham gia của Phụ thẩm vào hoạt động xét xử của
T a án. Thêm vào đó ngày 09 11 1946 Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban
hành đã chính thức ghi nhận sự tham gia của Phụ thẩm nhân dân trong hoạt động
xét xử: "Trong khi xét xử việc hình thì phải có Phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia
ý kiến nếu là việc tiểu hình hoặc cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại
hình"3. Phụ thẩm nhân dân do Ủy ban lựa chọn, Hội đồng nhân dân chuẩn y.4 Phụ
thẩm nhân dân thiểu số đối với thành phần chuyên môn trong hội đồng xét xử: Hai

3

Điều thứ 65, Hiến pháp năm 1946.

4

Điều thứ 18, Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1943.


13
phụ thẩm nhân dân, ba thẩm phán chuyên môn và Phụ thẩm nhân dân chỉ có quyền
biểu quyết trong những việc Đại hình mà khơng có quyền tham gia trong những
việc hộ.5
Nói chung, tinh thần Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1943 là đặt ra những Tịa án
chỉ gồm có thành phần chuyên môn mà thôi. Phụ thẩm nhân dân không có tính cách
nhân dân rõ ràng. Hơn nữa phụ thẩm nhân dân phụ thuộc hồn tồn vào thành phần
chun mơn.
Nhận rõ những khuyết điểm đó, Bộ Tư pháp đã xây dựng lý luận Tư pháp
nhân dân thông qua việc “đã phá lập trường quan niệm phương pháp của pháp lý cũ,
rồi sau đó đưa lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn kháng chiến Việt Nam, theo hướng
tiến của Chính quyền Dân chủ Nhân dân Việt Nam mà xây dựng nền pháp lý mới”.
Đánh dấu cho việc cải cách đổi mới về tư tưởng này đó là sự ra đời của một thiết

chế tư pháp với tên gọi “TAND” gắn liền với việc ban hành Sắc lệnh 85-SL ngày
22-5-1950 cải cách bộ máy tư pháp và luật Tố tụng, đây là Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký. TAND khơng chỉ thuần túy là sự thay đổi về tên gọi trước đây là t a
án sơ cấp, t a án đề nhị cấp mà trước hết đây là kết quả của cuộc “cải cách” tư
tưởng, quan niệm mới về nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Sự ra đời với tên gọi TAND
đã mang một bản chất khác, nhân dân hơn, cách mạng hơn. Một trong những điểm
nhấn của Sắc lệnh này làm thay đổi về chất của công tác Tư pháp chính là sự vận
dụng lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ đó hình thành một
cơ chế mang tính nhân dân, thể hiện bản chất nhân dân của nhà nước ta, đó là chế
định HTND, thay thế chế định Phụ thẩm nhân dân tại Sắc lệnh số 13 trước đây.
TAND gồm có thành phần vừa chun mơn vừa nhân dân. HTND, đại diện cho
thành phần nhân dân nó có tính cách nhân dân hơn vì họ do Hội đồng nhân dân trực
tiếp hay gián tiếp bầu ra.

5

Điều thứ 28 và Điều 33, Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1943.


14
Sau đó là một loạt các văn ản ra đời nhằm hoàn thiện chế định HTND bao
gồm: Sắc lệnh số 151/SL ngày 17/11/1950 về đặt thể lệ chỉ định các HTND và định
thành phần TAND liên khu trong trường hợp đặc biệt; Sắc lệnh số 156/SL ngày
22/11/1950 về tổ chức TAND liên khu, Sắc lệnh số 12/SL ngày 30/03/1957 và
thông tư số 02 P/4 ngày 05/02/1952 của Bộ tư pháp sửa đổi bộ phận chế định
HTND. Với những văn ản trên thì quy định HTND tham gia xét xử tại Tòa án
được tăng lên tùy theo cấp xét xử, như ở Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh, Hội đồng
xét xử gồm một Thẩm phán và hai HTND; ở Tòa án cấp phúc thẩm khu hoặc thành
phố Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba HTND. Quyền hạn và nghĩa vụ
được mở rộng như: HTND được quyết định tất cả các vấn đề trong xét xử vụ án từ

giai đoạn nghiên cứu hồ sơ cho đến biểu quyết về tội danh và hình phạt, được
TAND tỉnh, thành phố triệu tập cuộc họp để phổ biến nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối
làm việc, trao đổi về lịch công tác được bồi dưỡng nghiệp vụ, được dự họp tổng kết
của Tịa án.
Về hình thức lựa chọn, HTND được quy định trong các sắc lệnh số 151/SL
ngày 17/11/1950, Sắc lệnh số 156/SL ngày 22/11/1950, Nghị quyết của Hội đồng
chính phủ tháng 09/1951, tháng 09 1952 và thông tư 138 HCTP ngày 23 11 1957
của Bộ tư pháp. Theo các văn ản này, HTND được Hội đồng nhân dân lựa chọn
chủ yếu theo hình thức bầu, trong trường hợp đặc biệt HTND Tịa án liên khu có thể
do Bộ trưởng bộ tư pháp chỉ định theo đề nghị của Ủy ban hành chính liên khu hoặc
chọn trong đại biểu đồn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc khu hoặc tỉnh.
Nhằm củng cố, phát huy vai trị của chính quyền dân chủ nhân dân trong giai
đoạn cách mạng mới, ngày sau khi kháng chiến chống thực dân pháp thành công,
miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thì các quy định về
HTND tiếp tục được hoàn thiện hơn. Địa vị pháp lý của HTND được ghi nhận trong
hiến pháp 1959, Luật tổ chức TAND năm 1960 và các văn ản pháp luật khác.
Nguyên tắc xét xử có HTND tham gia, ngun tắc Tịa án xét xử độc lập6 đã chính
6

Điều 99, Điều 100 Hiến pháp năm 1959.


15
thức được ghi nhận trong Hiến pháp 1959; HTND ngang quyền với Thẩm phán
trong hoạt động xét xử7 trong luật tổ chức TAND năm 1960. Việc tham gia xét xử
của HTND ở các cấp Tòa án theo Luật tổ chức TAND năm 1960 cũng được mở
rộng hơn so với các quy định trước đây. HTND chủ yếu tham gia xét xử ở cấp sơ
thẩm, còn cấp phúc thẩm, HTND chủ yếu tham gia trong trường hợp đặc biệt; thành
phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai HTND trường hợp
xét xử những vụ án nhỏ, đơn giản và khơng quan trọng thì có thể khơng có HTND

tham gia.

1.2.2. Giai đoạn 1976 đến 1988
Bước vào giai đoạn mới, sau khi đất nước dành được độc lập, thống nhất hai
miền năm 1975. Cả nước bắt đầu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục
hậu quả sau nhiều năm ị chiến tranh tàn phá, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế,
Đất nước đứng trước yêu cầu mới về cải cách về mặt thể chế chính trị, cải cách nền
dân chủ, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong quản lý nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cùng với
việc phát huy các mặt tích cực ở các giai đoạn trước đó trong việc tăng cường tính
nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức
TAND tiếp tục ghi nhận sự tham gia xét xử của HTND qua các nguyên tắc: HTND
ngang quyền với Thẩm phán8; Xét xử tập thể và quyết định theo đa số9. Đối với
nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật10 đã xác định rõ chủ thể thực
hiện hoạt động xét xử là Thẩm phán và HTND, khác so với Hiến pháp năm 1959
xác định chủ thể chung ở đây là T a án.

7

Điều 11 Luật tổ chức TAND năm 1960.

8

Điều 130 Hiến pháp 1980 Điều 4 Luật tổ chức TAND năm 1981

9

Điều 132 Hiến pháp 1980 Điều 7 Luật tổ chức TAND năm 1981

10


Điều 131 Hiến pháp 1980 Điều 7 Luật tổ chức TAND năm 1981


16
Tiêu chuẩn bầu chọn, hình thức lựa chọn HTND ở từng cấp tòa, nhiệm vụ,
quyền hạn của HTND được quy định tại Chương III luật tổ chức TAND năm 1981.
Tiêu chuẩn đối với HTND ở giai đoạn này cũng khá đơn giản đó là "Cơng dân Việt
Nam trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có quan hệ tốt với nhân dân". Về
hình thức bầu chọn Hội thẩm ở mỗi cấp t a có quy định khác nhau: HTND TAND
tối cao do Hội đồng Nhà nước cử, theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam; HTND TAND địa phương do Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam ở
địa phương. Nhiệm vụ của HTND là tham gia công tác xét xử của Tòa án; quyền
lợi, chế độ của HTND là được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng phụ cấp khi
tham gia xét xử.
Có thể nói giai đoạn này các nguyên tắc trong hoạt động xét xử đã được ghi
nhận và quy định rõ hơn trong hiến pháp, cũng như các văn ản khác. Quyền hạn
của Hội thẩm được mở rộng hơn quy định cụ thể về mức độ tham gia và số lượng
HTND được tham gia trong từng vụ án, từng cấp xét xử. Điều này thể hiện Nhà
nước ta đã nhận thức đúng đắn vai tr đại diện và giám sát của HTND trong hoạt
động xét xử.

1.2.3. Giai đoạn 1989 đến nay
Giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện chế định HTND tham gia xét xử tại Tịa án,
do đó có nhiều văn ản quy định về HTND như: Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
được sửa đổi bổ sung năm 2000 , Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi bổ sung năm
2001), Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh Thẩm phán và HTND năm 1993, Pháp lệnh
Thẩm phán và HTND năm 2002 được sửa đổi bổ sung năm 2011 , Luật tổ chức
T a án năm 2002 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, BLTTDS năm 2004 (sửa đổi,

bổ sung năm 2011 , luật tố tụng hành chính năm 2010, Quy chế tổ chức và hoạt
động của Hội thẩm TAND năm 2005, Bộ luật dân sự 2015, BLTTDS 2015, Bộ luật
hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Những


17
văn ản này đã cụ thể hóa thành những quy định về vị trí, vai tr cũng như nhiệm
vụ, quyền hạn của HTND trong từng lĩnh vực tố tụng cụ thể.
Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Tòa
án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. HTND tham gia xét xử kể từ khi có
quyết định xét xử cho đến khi kết thúc vụ án, được nghị án, thảo luận và biểu quyết
tất cả các vấn đề liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Tuy nhiên trong lĩnh vực TTDS số lượng HTND tham xét xử ở cấp sơ thẩm
phụ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, phức tạp của từng vụ án: "Hội đồng
xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có
tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và
ba HTND. Đối với vụ án mà bị cáo bị truy tố, xét xử về một tội có khung hình phạt
cao nhất là tử hình, thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba HTND".
1.3.

ái quát về c ế đị

HTND của một

ước

Việc đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã
hội nói chung và cơng tác xét xử của Tịa án nói riêng là u cầu quan trọng trong
một nhà nước tiến bộ. Ở các nước theo hệ thống thơng luật, có chế định về Bồi
thẩm đoàn. Ở những nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, Hội đồng xét

xử có thể bao gồm Thẩm phán chuyên nghiệp và Thẩm phán không chuyên nghiệp
hoặc Thẩm phán và HTND. Nói chung, hình thức thể hiện việc nhân dân tham gia
công tác xét xử của T a án cũng có sự khác nhau ở mỗi nước. Thơng qua việc tìm
hiểu chế độ tư pháp của một số Quốc gia để hiểu rõ thêm cơ cấu và chế định HTND
của các nước. Cụ thể:
Tại Hàn Quốc, chế độ tư pháp được xây dựng và thiết lập dựa trên nguyên
tắc “Tam quyền phân lập”. Để thực hiện quyền lực được giao, Tòa án Hàn Quốc
được tổ chức thành 3 cấp: Tòa án tối cao; Các tòa án cấp cao (bao gồm: Tòa án cấp
cao Seoul, Tòa án cấp cao Daejeon, Tòa án cấp cao Daegu, Tòa án cấp cao Busan
và Tòa án cấp cao Gwangju Các t a án địa phương.


18
Ngồi ra Hàn Quốc cịn có một số t a án đặc biệt như: T a án sáng chế đặt
tại thành phố Daejeon , 6 T a án gia đình và 01 T a án hành chính.
Việc xét xử sơ thẩm được thực hiện bởi 1 thẩm phán hoặc hội đồng 3 thẩm
phán của T a án địa phương. Hàn Quốc có thực hiện việc xét xử có sự tham gia của
cơng dân, chính là bồi thẩm viên của Bồi thẩm đồn. Tuy nhiên, chế độ xét xử có
bồi thẩm đoàn chỉ áp dụng trong một số vụ án, bồi thẩm đồn khơng phải là người
xử án và quyết định của bồi thẩm đồn chỉ mang tính chất tham khảo, khơng có ý
nghĩa ắt buộc đối với hội đồng xét xử. Mặc dù ý kiến của bồi thẩm đồn khơng có
ý nghĩa ắt buộc đối với hội đồng xét xử, tuy nhiên trong thực tế xét xử của Hàn
Quốc hầu như các ý kiến của bồi thẩm đoàn đều được hội đồng xét xử chấp nhận.
Tại Hoa Kỳ, hệ thống pháp luật áp dụng cho hầu hết các tội về hình luật và
dân luật, được phân xử dựa trên căn ản phán quyết của ồi thẩm đoàn, ngoại trừ
một số nhỏ chỉ dựa trên phán quyết của người Thẩm phán hoặc Chánh án.
Xét xử theo thủ tục Bồi thẩm đoàn trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ được
thực hiện bởi 3 loại: Đại bồi thẩm đoàn, Tiểu bồi thẩm đoàn xét xử án hình sự và
Tiểu bồi thẩm đồn xét xử án dân sự. Việc xét xử của các Bồi thẩm đồn tại các Tịa
án liên bang và của các ang được bảo đảm bởi hiến pháp Hoa Kỳ.

Xét xử Bồi thẩm đồn nói chung chỉ được tiến hành khi một bên trong vụ
kiện dân sự hoặc bị cáo trong vụ án hình sự cho rằng việc lựa chọn của họ là có lợi
nhất. Theo pháp luật Hoa Kỳ, Thẩm phán thường giải quyết những vấn đề liên quan
đến việc áp dụng pháp luật, giải thích ngun tắc luật, cịn Bồi thẩm đoàn xem xét
những vấn đề liên quan đến giải quyết một tranh chấp hay tranh cãi giữa các bên về
sự đúng đắn, sự chân thực của một sự việc.
Mỗi thành viên của Bồi thẩm đồn là một cơng dân ình thường như mỗi
chúng ta và người đó phải là người khơng hề có kiến thức hoặc sống bằng nghề liên
quan tới luật pháp. Sau khi đã được mời vào t a, trước khi phiên tòa bắt đầu, trợ lý
quan tịa sẽ bỏ tên của người được chọn thơng thường là 30 người được chọn) vào


19
trong một cái hộp. Sau đó ốc thăm ra chọn ra 20 người, 20 người được chọn sẽ
đứng lên cho luật sư hai ên thấy mặt mũi rõ ràng.
Trong việc chọn ra 12-15 người cho vụ kiện hình sự quan tịa khơng can dự
vào chỉ ngồi đó xem để bảo đảm rằng thủ tục này làm đúng luật. Quan tòa không
đụng đến Bồi thẩm cho đến khi họ đã được chọn ra và ngồi vào ghế bồi thẩm. Sau
đó là luật sư mỗi ên, không quan tâm đến bất cứ vì lý do gì, có quyền gạch tên 3-4
người đã chọn ra. Như vậy là còn lại 12 người. Lý do mà có thể chọn 15 người là vì
trong vụ kiện kéo dài vài ngày ở tịa, lỡ có Bồi thẩm bị bệnh thì 15 có thể cịn lại 12
nhưng không được dưới 10.
Sau khi xong và chọn ra một người đứng đầu Bồi thẩm đồn rồi, quan tịa sẽ
hướng dẫn tường tận cho các bồi thẩm viên biết phải làm gì. Khơng một ai được
phép liên hệ với bồi thẩm viên, ngồi quan tịa - nếu khơng hiểu gì phải hỏi quan
tịa. Bồi thẩm viên khơng được phép thảo luận với bất cứ ai ngoài các bạn bồi thẩm
và khơng được phép đem giấy tờ ra khỏi phịng xử. Không phải, Bồi thẩm phải làm
theo hướng dẫn của quan tịa và họ chỉ tự do có quyền phán quyết về các chứng cứ
của một vụ án trong khi quan tòa là phán quyết về mặt pháp lý. Hai bên cứ vô tư cãi
nhau, đem hết bằng chứng cho bồi thẩm đoàn nghe. Xong Bồi thẩm đoàn sẽ quyết

định là ai đúng ai sai.
Sau khi nghe xong bồi thẩm đoàn sẽ họp quyết định để đưa ra phán quyết.
Trong hình sự bắt buộc nếu muốn phán có tội phải khơng có ai trong 12 người có
nghi ngờ về các chứng cứ. Nếu có nghi ngờ thì bị cáo sẽ vơ tội. Nếu nhất trí thì bị
cáo có tội. Từ đây Bồi thẩm kết thúc nghỉ khỏe đến phiên quan tòa sẽ phán bị bị
phạt tù ra sao. Trong lúc xử, quan tịa sẽ giải thích cho Bồi thẩm hiểu (vì họ khơng
có khả năng luật pháp)11.
Các Bồi thẩm chỉ tham gia xét xử từng vụ kiện. Sau mỗi vụ kiện, Bồi thẩm
đồn sẽ giải tán và Tịa án lại tiếp tục thành lập một Bồi thẩm đoàn khác cho vụ
Trần Quốc S (2012), “
ngày 04/11/2012.
11

thống b i th

đ àn ủa Hoa Kỳ” kho tài liệu tổng hợp,


×