Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỒN HỒNG NGÂN

PHÁP LUẬT VỀ KẾT HƠN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI
TẠI VIỆT NAM
NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60380103

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN XUÂN QUANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Quang. Các số liệu, những kết luận nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực. Tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên
Đoàn Hồng Ngân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Luật Hôn nhân và gia đình

-


Luật HNGĐ

Bộ luật Dân sự

-

BLDS


Mục lục
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài: ..............................................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................................................2

3.

Tình tình nghiên cứu ....................................................................................................................2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................................................4

5.


Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................................5

6.

Bố cục luận văn: ............................................................................................................................5

CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾT HƠN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI .........................7
1.1.

Khái niệm kết hơn có yếu tố nước ngồi .....................................................................................7

1.1.1. Khái niệm kết hơn .........................................................................................................................7
1.1.2. Kết hơn có yếu tố nước ngồi .......................................................................................................9
1.2.

Đặc trưng của kết hơn có yếu tố nước ngồi ..............................................................................9

1.2.1. Một trong hai bên nam hoặc nữ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngồi, hoặc là người khơng có quốc tịch ...............................................................................................9
1.2.2. Việc kết hơn có thể đăng ký kết hôn Việt Nam hoặc đăng ký ghi chú việc kết hơn tại ở nước
ngồi ..................................................................................................................................................... 11
1.2.3. Kết hơn có yếu tố nước ngoài được nhiều hệ thống pháp luật điều chỉnh ............................ 12
1.3.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kết hơn có yếu tố nước ngồi ................... 15

1.3.1. Điều kiện kết hôn ....................................................................................................................... 15
1.3.1.1.


Về độ tuổi kết hôn ............................................................................................................ 17

1.3.1.2.

Về sự tự nguyện khi kết hôn ............................................................................................ 19

1.3.1.3.

Người tham gia kết hôn phải là người không mất năng lực dân sự khi kết hôn ........ 21

1.3.1.4.

Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn ..................................................................... 24

1.3.2. Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi tại các cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam ............................................................................................................................. 31
1.3.2.1.

Thẩm quyền đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi ...................................................... 31

1.3.2.2.

Thủ tục đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam ....................................... 34

1.3.3. Thẩm quyền và thủ tục ghi chú việc kết hôn có yếu tố nước ngồi ....................................... 37
1.3.4. Hiệu lực của kết hơn có yếu tố nước ngồi .............................................................................. 39


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................................... 41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾT HÔN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM, THỰC

TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
KẾT HƠN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI Ở VIỆT NAM ................................................................. 42
2.1.

Thực trạng kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.......................................................... 42

2.1.1. Thực trạng kết hơn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ............................................................ 42
2.1.2. Đặc điểm các cuộc hơn nhân có yếu tố nước ngồi trong thực tế .......................................... 51
2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên............................................................................................. 56
2.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam ............ 59

2.2.1. Vấn đề xác nhận tình trạng hơn nhân...................................................................................... 59
2.2.2. Vấn đề hoạt động phỏng vấn khi đăng ký kết hôn.................................................................. 61
2.2.3. Vấn đề xác định người mất năng lực hành vi dân sự khi kết hôn ......................................... 62
2.2.4. Vấn đề về thời gian để nộp lại hồ sơ khi bị từ chối đăng ký kết hôn hoặc ghi chú kết hơn. 64
2.3.

Giải pháp hồn thiện pháp luật điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngồi............................ 64

2.3.1. Về vấn đề xác nhận tình trạng hơn nhân của các bên đăng ký kết hôn ................................ 64
2.3.2. Vấn đề hoạt động phỏng vấn khi đăng ký kết hôn.................................................................. 65
2.3.3. Vấn đề xác định người mất năng lực dân sự khi kết hôn ....................................................... 66
2.3.4. Vấn đề về thời gian để nộp lại hồ sơ khi bị từ chối đăng ký kết hôn hoặc ghi chú kết hôn. 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 70



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế là tất yếu, cấp thiết đang được các quốc gia

trên thế giới quan tâm và Việt Nam chúng ta cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Nhờ có
hội nhập quốc tế nên việc giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các nước diễn ra rất sơi
nổi, khơng chỉ góp phần phát triển kinh tế mà cịn góp phần làm các quan hệ xã hội của
mỗi nước ngày càng phong phú và đa dạng. Việt Nam chúng ta đã và đang hội nhập
quốc tế nên các quan hệ xã hội cũng rất phát triển. Một trong những quan hệ xã hội khá
phát triển phải kể đến quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, nhất là kết
hơn có yếu tố nước ngồi ngày càng được mở rộng. Trong q trình giao lưu, trao đổi
giữa các nền văn hóa, kinh tế, xã hội, thơng qua các hình thức làm việc, học tập, nghiên
cứu và sinh sống công dân của mỗi nước hịa nhập vào cuộc sống của cộng đồng mình
đang sinh sống, hiểu và tiếp nhận phong tục, tập quán của nhau và đã đi đến kết hôn.
Cùng với sự phát triển của các kết hơn có yếu tố nước ngồi, Đảng và Nhà nước
ta đã đổi mới chính sách, pháp luật góp phần quan trọng vào q trình giao lưu dân sự
quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và kết hơn có yếu tố nước ngồi nói
riêng. Cụ thể, để điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngoài, Nhà nước đã ban hành các
văn bản pháp luật: Luật hơn và gia đình 1986; Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngoài 1993; Luật HNGĐ 2000 và các văn bản
hướng dẫn thi hành; Luật HNGĐ 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành ….
Bên cạnh đó chúng ta còn ký kết rất nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các
nước để điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngoài. Mặc dù, trong thời gian vừa qua, các
quy định điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngồi đã có những đóng góp nhất định
nhưng vẫn cịn thiếu sót và bộc lộ một số nhược điểm nhất là trong xu thế ngày càng
phát triển của quan hệ quốc tế. Hơn nữa, kết hơn có yếu tố nước ngoài là một quan hệ

khá nhạy cảm liên quan đến chính sách đối ngoại của quốc gia. Theo báo cáo tình hình
đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi ở các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc


2

trung ương, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc kết hơn với người nước ngồi để mơi giới
hoặc xác lập kết hơn với người nước ngồi khơng vì mục đích hơn nhân mà vì mục
đích kinh tế hoặc một số mục đích khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơng
dân Việt Nam. Thậm chí, nhiều đối tượng đã thiết lập cả đường dây mua bán phụ nữ
thông qua việc kết hơn với người nước ngồi, gây rối loạn xã hội. Đây là mối đe dọa
nguy hiểm đến sự ổn định an ninh, chính trị của nước ta cũng như đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Chính vì những lý do trên, tác giả muốn nghiên cứu vấn đề kết hơn có yếu tố
nước ngồi ở Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam hiện nay với đề tài “Pháp luật về kết
hơn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam” để củng cố nhận thức của bản thân cũng như
đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, từ đó
góp phần khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Kết hơn có yếu tố nước ngồi là một loại quan hệ khá nhạy cảm và phức tạp nên

trong luận văn này, trước hết, tác giả muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về
kết hôn có yếu tố nước ngồi.
Thứ hai, tác giả muốn nghiên cứu các quy định pháp luật về kết hơn có yếu tố
nước ngoài bao gồm: các quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngồi.
Thứ ba, qua q trình nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kết hơn có yếu tố nước ngồi nói riêng và hệ

thống pháp luật Việt Nam nói chung.
3.

Tình tình nghiên cứu
Kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi là vấn đề có tính thời sự

cao. Do vậy, từ trước tới nay có khơng ít các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Có
thể chia các cơng trình nghiên cứu về kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước
ngồi thành 3 nhóm lớn sau:


3



Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê đến một số cơng trình

nghiên cứu tiêu biểu như: Pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài
(Luận án Tiến sĩ Luật học của Nơng Quốc Bình, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003),
Vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ luật học của
Vilayvong Senebouttarat, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008), Kết hôn giữa công dân
Việt Nam với công dân Lào theo quy định của pháp luật Việt Nam và Lào (Khóa luận
tốt nghiệp của Vithanha Inthivixay, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010), Pháp luật về
kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ
luật học của Nguyễn Thị Hương, , Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006). Hay
như Thực trạng kết hơn có yếu tố nước ngồi và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay (Khóa luận tốt nghiệp
của Đỗ Thị Kiều Ngân, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009)… Nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản của pháp luật Việt Nam về kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết các cơng trình trên

đều được nghiên cứu dưới góc độ khác (chủ yếu là tư pháp quốc tế) hoặc với phạm vi
rộng lớn nên chỉ mang tính khái quát hoặc nghiên cứu dưới góc độ tư pháp quốc tế, lý
giải về hiện tượng xung đột pháp luật trong khi giải quyết kết hơn có yếu tố nước
ngồi.


Nhóm sách giáo trình, sách bình luận chun sâu: trong nhóm này, đầu tiên

phải kể đến cuốn sách “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi ở Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của Nơng Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Nhà
xuất bản Tư pháp, năm 2006. Ngồi ra cịn có một số giáo trình và bình luận khoa học
Luật Hơn nhân và gia đình. Hầu hết các cơng trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân
tích, bình luận các quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình về kết hơn giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngồi, chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành
các quy định của pháp luật về vấn đề trên.


4



Nhóm các bài báo, tạp chí chun ngành luật: trong số này phải kể đến bài

viết của Đỗ Văn Chỉnh đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân, số 1 (01/2011) với nhan đề
"Kết hơn có yếu tố 3 nước ngoài và thực tiễn áp dụng pháp luật"; "Một số vướng mắc
liên quan đến việc đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi" của Ngơ Văn Thìn, đăng trên
tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7/2009; "Thực trạng về việc phỏng vấn trong kết hơn
với người nước ngồi hiện nay" của Nguyễn Văn Thắng, đăng trên tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số chuyên đề về đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn, Các yếu tố xã hội liên
quan đến hôn nhân xuyên quốc gia của Trần Thị Phụng Hà, Nguyễn Ngọc Lẹ và

Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), đăng trên Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ,
Tập 51…
Phần lớn các bài viết này đề cập tới một số vấn đề cụ thể của kết hơn giữa cơng
dân Việt Nam với người nước ngồi, chưa đề cập được sâu sắc và toàn diện các vấn đề
của việc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngồi. Tóm lại, cho đến nay, chưa
có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện, chun sâu, đầy đủ và
có hệ thống về kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi. Các cơng trình
nghiên cứu hoặc chủ yếu tập trung vào một mảng cụ thể của quan hệ này hoặc nghiên
cứu dưới góc độ xung đột pháp luật và đi sâu vào việc luận giải hệ thống pháp luật nào
giải quyết quan hệ đó. Mặt khác, các cơng trình nghiên cứu này đa số dựa trên quy định
pháp luật của Luật HNGĐ 2000 và BLDS 2005. Do vậy, các cơng trình nghiên cứu
trên so với đề tài của luận văn này là hồn tồn khơng có sự trùng lắp về mặt nội dung.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về kết hôn giữa

công dân Việt Nam với người nước ngồi, các quy định của Luật HNGĐ 2014, pháp
luật hơn nhân và gia đình của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới về vấn đề
này, tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm
gần đây và thực trạng pháp luật điều chỉnh và các thiết chế đảm bảo thực thi việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.


5

Trong phạm vi nghiên cứu và khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung
vào một số vấn đề sau:



Những quy định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngồi, trong đó tập

trung chủ yếu vào kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi.


Các quy định của pháp luật về kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người

nước ngồi trong một số văn bản pháp luật như: Luật HNGĐ 2014; BLDS năm 2015
và các văn bản pháp luật khác liên quan. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu về
kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi trước cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam và theo các quy định của pháp luật Việt Nam mà không đề
cập tới việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo pháp luật nước
ngoài và u cầu pháp luật Việt Nam cơng nhận.


Tình hình kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi mà chủ

yếu là nữ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trong vài năm gần đây.
5.

Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu như

phương pháp phân tích luật học; phương pháp phân tích - so sánh; phương pháp tổng
hợp (trên cơ sở phân tích, so sánh và tham khảo pháp luật nước ngồi); phương pháp
trích dẫn, phương pháp thống kê v.v... Trên cơ sở phương pháp phân tích, tổng hợp,
đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi, đặc biệt đánh giá, phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam điều
chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã lựa chọn, tác giả rút ra những ưu
điểm, tồn tại trong việc thi hành pháp luật, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa

đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật.
6.

Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ gồm

2 chương:
Chương 1: Khái luận chung về kết hơn có yếu tố nước ngồi.


6

Chương 2: Thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp hồn thiện pháp
luật điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam.


7

CHƯƠNG 1
KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾT HƠN CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI
1.1.

Khái niệm kết hơn có yếu tố nước ngồi

1.1.1.

Khái niệm kết hôn
Kết hôn là xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của

xã hội. Theo nghĩa thông thường, kết hôn là việc nam lấy vợ, nữ lấy chồng khi đã

trưởng thành theo quan niệm của xã hội và phù hợp với quy định của pháp luật. Nam,
nữ có vợ, có chồng là sự kiện đánh dấu họ đã trưởng thành về mặt thể chất, trí tuệ và
trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thơng: “Kết hơn là chính thức lấy nhau làm vợ
chồng”1. Theo khái niệm này, việc nam, nữ thành vợ, chồng đồng nghĩa với việc kết
hôn, phát sinh các nghĩa vụ, quyền với nhau và được xã hội, pháp luật thừa nhận. Đó là
việc nam nữ gắn kết với nhau thành một gia đình, cùng chăm lo cho nhau và cùng thực
hiện các chức năng của gia đình dưới sự đồng thuận của gia đình các bên và xã hội.
Khái niệm này gắn liền với truyền thống của dân tộc về kết hôn và nghĩa vụ của vợ
chồng trước xã hội và đối với nhau. Việc kết hôn về cơ bản là tuân thủ pháp luật, song
trong chừng mực nhất định, bao hàm cả những trường hợp kết hôn theo phong tục tập
quán của người Việt Nam về vấn đề xác lập quan hệ hôn nhân.
Theo Từ điển Luật học: “Kết hôn là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn
bà thành vợ chồng, được pháp luật công nhận”2. Theo nghĩa này, kết hơn là sự kiện gắn
bó giữa các chủ thể khác giới nhằm thiệt lập quan hệ vợ chồng và được pháp luật công
nhận. Kết hôn là sự liên kết, khơng phải hợp đồng nhằm mục đích xây dựng gia đình
mà trước kết là thiết lập quan hệ vợ chồng. Việc kết hôn chỉ được coi là hợp pháp nếu
pháp luật công nhận.

Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt phổ thông (2005), NXB TPHCM, tr. 431
điển Luật học (1999), NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr. 244

1Viện
2Từ


8

Dưới góc độ pháp lý, kết hơn là một trong các sự kiện pháp lý làm hình thành
quan hệ hơn nhân, là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật. Kết hôn chịu sự điều

chỉnh của pháp luật và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật do nhà nước ban
hành, Nhà nước ta bảo hộ việc kết hơn của cơng dân. Hiến pháp của nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận: “Nam, nữ có quyền kết hơn, ly hơn. Hơn
nhân theo ngun tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn
trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ
và trẻ em”3. BLDS cũng quy định cá nhân có quyền kết hơn, ly hơn, quyền bình đẳng
của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền
nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và
con và quan hệ giữa các thành viên gia đình4. Cụ thể hố những quy định trên, Luật
HNGĐ 2014 quy định về chế độ hôn nhân và các điều kiện kết hơn được chuẩn hố
theo ý chí của Nhà nước “kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau
theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn5”. Đây là cơ sở pháp lý được
quy định trong luật chuyên ngành khẳng định quan điểm về kết hôn của nhà nước ta và
tính hợp pháp về quan hệ hơn nhân dưới góc độ pháp luật.
Với các quy định trên, kết hơn là sự liên kết lâu dài, bền vững, tự nguyện, tuân
thủ pháp luật giữa người nam và người nữ nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đó là sự liên kết giữa hai người khác giới, là kết quả của
sự tự nguyện giữa các bên về việc xây dựng cuộc sống chung lâu dài, ổn định, bền
vững. Sự liên kết này dựa trên sự bày tỏ ý chí tự nguyện của các bên và phải tuân thủ
các thủ tục theo quy định của pháp luật để được công nhận và được tiến hành theo thủ
tục, trình tự chặt chẽ, trong đó các bên nam, nữ phải đáp ứng các điều kiện kết hôn về
nội dung, hình thức và thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong việc đăng ký kết hôn. Nhà nước chỉ thừa nhận một hình thức kết hơn
Điều 36 Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Điều 39 BLDS 2015
5 Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
3
4



9

duy nhất đó là kết hơn theo luật định. Quan hệ vợ, chồng chỉ phát sinh sau khi nam, nữ
đã được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận việc kết hơn.
1.1.2.

Kết hơn có yếu tố nước ngồi
Quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan hệ hơn nhân và gia

đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngồi; quan hệ hơn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngồi,
phát sinh tại nước ngồi hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi.6
Kết hơn là căn cứ xác lập quan hệ hơn nhân. Từ đó có thể nói kết hơn có u tố
nước ngồi có các tiêu chí xác định như quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi:
Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể: có ít nhất một trong các bên vợ, chồng là cá nhân
nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thứ hai, căn cứ vào các sự kiện pháp lý để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
theo pháp luật nước ngoài hoặc phát sinh ở nước ngồi.
1.2.

Đặc trưng của kết hơn có yếu tố nước ngồi

1.2.1.

Một trong hai bên nam hoặc nữ là người nước ngoài, người Việt Nam

định cư ở nước ngồi, hoặc là người khơng có quốc tịch
Nếu kết hơn trong nước có chủ thể là hai cơng dân có quốc tịch Việt Nam thì kết
hơn có yếu tố nước ngồi có chủ thể tham gia kết hơn bắt buộc phải là công dân Việt

Nam và một bên là người nước ngồi, hoặc giữa cơng dân Việt Nam cư trú ở trong
nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi với nhau; hoặc giữa cơng dân Việt
Nam đồng thời có quốc tịch nước ngồi với cơng dân Việt Nam hoặc với người nước
ngoài.
Người nước ngoài theo quy định là người khơng có quốc tịch Việt Nam, bao
gồm: Người có quốc tịch nước ngồi và người khơng có quốc tịch7. Riêng đối với

6
7

Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008


10

người nước ngồi khơng có quốc tịch có nghĩa là họ không phải là công dân của bất kỳ
nước nào, là người khơng có quốc tịch Việt Nam và cũng khơng được các nước khác
thừa nhận có quốc tịch nước đó, đang làm ăn và sinh sống ổn định, lâu dài ở Việt
Nam8. Với quan điểm nhân đạo, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định địa vị
pháp lý dân sự của người khơng có quốc tịch được coi ngang bằng với địa vị pháp lý
của công dân nước nơi người khơng có quốc tịch thường trú9, pháp luật hơn nhân và
gia đình Việt Nam thừa nhận người khơng có quốc tịch là người nước ngồi, họ khơng
chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình mà cịn phải tn thủ pháp
luật nơi họ thường trú.
Việc kết hơn có yếu tố nước ngồi có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngồi mà việc
kết hơn này được tiến hành ở Việt Nam, trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam.
Trường hợp thứ hai, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngồi tại cơ

quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp thứ ba, người nước ngồi cư trú tại Việt Nam có u cầu đăng ký
kết hơn tại Việt Nam thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên
thực hiện đăng ký kết hôn10. Họ là công dân của nước ngồi hoặc là người khơng có
quốc tịch, thường trú tại Việt Nam, việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam, khơng phải là các cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước ngoài tại
Việt Nam. Khi họ đăng ký kết hôn nhằm xác lập quan hệ vợ chồng tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam thì kết hơn của họ là kết hơn có yếu tố nước ngồi.
Theo quy định trên đây thì người nước ngồi nếu có u cầu kết hơn tại Việt Nam thì
phải tn theo các quy định của Luật HNGĐ về điều kiện kết hôn, không bắt buộc
Điểm 2 Điều 1 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ qui định chi tiết về đăng ký kết hôn
theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH 10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội.
9 Nơng Quốc Bình (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, tr. 18
10 Khoản 2 Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014
8


11

người nước ngồi muốn kết hơn phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam. Việc khơng bắt buộc người nước ngồi muốn kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam được nhiều người ủng hộ11.
Trường hợp thứ tư, giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân
Việt Nam định cư ở nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với
nhau. Đây là trường hợp nhà làm luật căn cứ vào dấu hiệu cư trú của đương sự để xác
định yếu tố nước ngồi trong kết hơn.
Trường hợp thứ năm, giữa cơng dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước
ngồi với cơng dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. Đây là trường hợp mới được
quy định trong Luật Hộ tịch 2014, đó là trường hợp cơng dân Việt Nam hiện nay có

đồng thời hai quốc tịch, mà một trong hai quốc tịch đó là Việt Nam.
Như vậy, các trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi theo quy định tại Luật
Hộ tịch 2014 cụ thể hơn so với quy định trước đây.
1.2.2.

Việc kết hơn có thể đăng ký kết hôn Việt Nam hoặc đăng ký ghi chú việc

kết hơn tại ở nước ngồi
Khác với kết hơn trong nước, việc đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngoài tại Uỷ
ban nhân dân cấp huyện12 hoặc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi ở
nước ngồi sau đó thực hiện thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các
bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật
HNGĐ Việt Nam13.
Để bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em liên quan đến kết hơn có
yếu tố nước ngoài, pháp luật cũng quy định nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có
thẩm quyền nước ngồi, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi
phạm điều cấm theo quy định của Luật HNGĐ, vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ
Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 330-331
Điều 30, 31, 32, 33 Nghị định 123/2015/NĐ- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
13 Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
11
12


12

tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhẳm bảo vệ
quyền lợi của cơng dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ

tịch14.
Để ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết
tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài phải thực hiện theo trình tự
thủ tục ghi chú kết hơn15. Việc ghi chú kết hơn này cũng có thể bị từ chối nếu vi phạm
một số quy định của pháp luật như việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của
Luật HNGĐ hay trường hợp công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi tại cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam16.
1.2.3.

Kết hơn có yếu tố nước ngồi được nhiều hệ thống pháp luật điều chỉnh
Trái với kết hôn trong nước, pháp luật về kết hơn có yếu tố nước ngồi có phạm

vi rộng hơn. Kết hơn có yếu tố nước ngoài thường được điều chỉnh bởi hai hay nhiều
hệ thống pháp luật khác nhau như pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngồi nơi người
nước ngồi có quốc tịch, điều ước hay tập quán quốc tế.
Pháp luật mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện kết hôn. Việc
chọn pháp luật của nước nào để điều chỉnh vấn đề này là rất quan trọng. Các quốc gia
thường dựa vào dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú hoặc luật nơi tiến hành
đăng ký kết hôn để giải quyết những xung độ pháp luật về điều kiện kết hôn. Tuy vậy,
quy định của nước nơi cơng dân đó có quốc tịch phải khơng trái với trật tự công cộng
của nước sở tại thực hiện việc đăng ký kết hôn mới được chấp thuận.
 Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Việc kết hơn có yếu tố nước ngoài mỗi bên phải tuân thủ pháp luật nước mình
mang quốc tịch về điều kiện kết hơn17. Có hai trường hợp cụ thể theo quy định gồm:
Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
15 Điều 35 Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hộ tịch.
16 Điều 36 Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hộ tịch.

17 Khoản 1 Điều 126 Luật Hơn nhân và gia đình 2014
14


13

Trường hợp thứ nhất, việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền
của nước ngồi. Trường hợp này, công dân Việt Nam phải tuân thủ các quy định về
điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam, người còn lại phải tuân thủ các quy định về
điều kiện kết hôn của nước mà họ mang quốc tịch. Pháp luật Việt Nam công nhận bằng
việc ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn
và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật HNGĐ Việt Nam.
Trường hợp thứ hai, việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam. Trong trường hợp này, công dân Việt Nam phải tuân thủ các quy định
về điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài ngoài việc tuân thủ các
quy định của pháp luật nước họ về điều kiện kết hơn thì còn phải tuân thủ các quy định
về điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam.
 Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết
Để điều chỉnh kết hơn có yếu tố nước ngồi nói riêng, pháp luật các nước tuỳ
trường hợp mà lựa chọn dựa vào dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú của các chủ thể, nơi tiến
hành đăng ký kết hơn… để có sự lựa chọn pháp luật áp dụng. Nhìn chung, hệ thống
pháp luật được dẫn chiếu chỉ được áp dụng khi pháp luật trong nước có quy định cho
phép áp dụng hoặc điều ước quốc tế có liên quan có quy định áp dụng18.
Trong quan hệ hơn nhân và gia đình với cơng dân Việt Nam, người nước ngồi
tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật
Việt Nam có quy định khác19. Việc kết hơn sẽ áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc tham gia nếu trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật HNGĐ Việt
Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó20.


Quốc Bình (2002), Các ngn tắc pháp lý cơ bản điều chỉnh pháp luật hơn nhân gia đình có yêu tố nước ngoài tại
Việt Nam, Luật học, (05), tr. 14.
19Khoản 2 Điều 121 Luật Hơn nhân và gia đình 2014.
20Khoản 1 Điều 122 Luật Hơn nhân gia đình năm 2014.
18Nông


14

Đối với điều kiện kết hôn, đương sự của nước ký kết nào thì phải tuân thủ pháp
luật của nước ký kết đó về điều kiện kết hơn21. Chẳng hạn việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam và công dân Lào phải tuân thủ quy định trong việc kết hôn giữa công dân các
nước ký kết, mỗi bên đương sự phải tuân theo điều kiện kết hôn quy định trong pháp
luật của các nước ký kết mà họ là công dân22. Ngoài việc tuân theo pháp luật của nước
mà đương sự là công dân, khi tham gia vào kết hôn có yếu tố nước ngồi, các Hiệp
định tương trợ tư pháp còn quy định các đương sự còn phải tuân theo pháp luật của
nước nơi tiến hành kết hơn. Ví dụ, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và cơng dân
Liên Bang Nga phải tn theo quy định ngồi việc tuân theo pháp luật của ước mà họ
là công dân về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hơn cịn phải tn theo
pháp luật của bên kí kết nơi tiến hành kết hơn23...
 Theo tập qn quốc tế
Để áp dụng tập quán trong giải quyết quan hệ hơn nhân và gia đình nói chung,
kết hơn có yếu tố nước ngồi nói riêng phải đảm bảo ngun tắc được pháp luật quy
định24. Trước đây, việc áp dụng tập quán quốc tế để bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan hệ hơn nhân và gia đình phù hợp với pháp
luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế25. Như vậy,
có thể nhận thấy theo quy định trên thì tập quán quốc tế chỉ được áp dụng để giải quyết
quan hệ hôn nhân của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi mà khơng quy định có được áp
dụng giải quyết quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi khác hay khơng thì luật chưa
hướng dẫn.


Thị Anh, Đỗ Thị Mai Hạnh, Lê Thị Nam Giang (2000), Một số kiến nghị hoàn thành pháp luật điều chỉnh quan hệ gia
đình có yếu tố nước ngồi, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr13.
22Điều 25 Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào
23Khoản 1 Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam với Liên Bang Nga
24Điều 2 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hơn nhân và gia đình 2014
25Khoản 3 Điều 100 của Luật Hơn nhân gia đình năm 2000
21Trịnh


15

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kết hơn có yếu tố nước

1.3.
ngồi
1.3.1.

Điều kiện kết hơn
Theo Thuật ngữ pháp lý thì điều kiện kết hơn là những điều kiện về mặt xã hội,

do pháp luật quy định, theo đó pháp luật thừa nhận việc kết hơn của nam, nữ26. Có thể
nói, điều kiện kết hơn là những yêu cầu của pháp luật đặt ra khi kết hôn, chỉ khi nào
đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện này thì việc kết hơn mới hợp pháp và được pháp
luật bảo vệ.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình quy định:
1. Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, mỗi bên
phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được
tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngồi cịn

phải tn theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn;
2. Việc kết hơn giữa những người nước ngồi với nhau tại Việt Nam tước cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo những quy định của Luật này về điều kiện
kết hôn27.
Theo quy định này, mọi trường hợp công dân Việt Nam phải tn thủ về điều
kiện kết hơn, cịn người nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều
kiện kết hơn. Người nước ngồi kết hơn với người nước ngồi tại Việt Nam cịn phải
đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, không chỉ khi kết
hôn tiến hành tại Việt Nam mà cả kết hơn tiến hành ở nước ngồi nhưng trước cơ quan
ngoại giao Việt Nam28. Như vậy, một cuộc hôn nhân hợp pháp phải đáp ứng đủ các
điều kiện mà pháp luật đưa ra.
Tuy nhiên, pháp luật mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về điều kiện kết
hôn. Việc chọn pháp luật của nước nào để điều chỉnh vấn đề này là rất quan trọng. Các
26Nguyễn

Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, NXB CTQG, Hà Nội, tr 134.
126 Luật Hơn nhân và gia đình 2014
28Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, tr 345.
27Điều


16

quốc gia (ví dụ như Pháp, Thuỵ Sỹ, Liên Bang Nga, Lào, Hàn Quốc…) thường dựa
vào dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu cư trú hoặc luật nơi tiến hành hôn nhân của đương
sự để giải quyết những xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Tuy vậy, những quy
định của nước nơi cơng dân có quốc tịch phải không trái với trật tự công cộng của nước
sở tại mới được chấp thuận. Để thống nhất, các nước đã ký kết các điều ước quốc tế đa
phương và song phương, hầu như các nước đều thoả thuận nguyên tắc luật quốc tịch
của các bên để điều chỉnh về điều kiện kết hơn. Có nghĩa là đương sự của nước ký kết

nào thì phải tuân thủ pháp luật của nước ký kết đó về điều kiện kết hơn29. Cụ thể, ở
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Lào30 hay Việt Nam và Liên Bang
Nga31 thì trong việc kết hôn giữa công dân các nước ký kết, mỗi bên đương sự phải
tuân theo điều kiện kết hôn quy định trong pháp luật của các nước ký kết mà họ là cơng
dân.
Ngồi việc tn theo pháp luật của nước mà đương sự là công dân, khi tham gia
vào kết hơn có yếu tố nước ngồi, các Hiệp định tương trợ tư pháp này quy định các
đương sự còn phải tuân theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hơn. Ví dụ, Hiệp
định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Lào quy định trong trường hợp kết hôn được
tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của một nước ký kết thì họ cịn phải tn theo
pháp luật của nước ký kết đó về điều kiện kết hơn32 hay Hiệp định tương trợ tư pháp
giữa Việt Nam và Liên Bang Nga quy định ngoài việc tuân theo pháp luật của nước mà
họ là công dân về điều kiện kết hơn và những trường hợp cấm kết hơn cịn phải tuân
theo pháp luật của nơi tiến hành kết hôn33…
Việc kết hôn bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện kết hơn và có tn thủ các quy
định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn mới được Nhà nước cơng nhận tính hợp
pháp của cuộc hơn nhân đó. Khi xem xét tính hợp pháp của một cuộc hơn nhân nói
Trịnh Anh Ngun, Đỗ Thị Mai Hạnh, Lê Thị Nam Giang (2000), Một số kiến nghị hoàn thành pháp luật điều chỉnh quan
hệ gia đình có yếu tố nước ngoài, Trường Đại học Luật TPHCM, tr. 13
30 Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào
31 Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga
32 Khoản 1 Điều 25 trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào
33 Khoản 1 Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên bang Nga
29


17

chung, đặc biệt là kết hơn có yếu tố nước ngồi, Nhà nước căn cứ vào điều kiện kết
hơn (điều kiện về nội dung) và đăng ký kết hôn (điều kiện về hình thức).

1.3.1.1. Về độ tuổi kết hơn
Hầu hết pháp luật các nước trên thế giới đều xem độ tuổi kết hôn là điều kiện
đầu tiên để kết hôn. Một người muốn kết hơn là khi người đó đạt đến một độ tuổi nhất
định. Độ tuổi kết hơn có thể hiểu là giới hạn độ tuổi tối thiểu để nam, nữ muốn kết hôn
phải đạt được và bất kỳ các bên nam, nữ khi đạt độ tuổi mà pháp luật quy định thì có
quyền kết hơn phù hợp với nguyện vọng của bản thân. Việc quy định về độ tuổi kết
hôn không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ của các bên kết hôn mà điều cơ bản là bảo vệ
cuộc sống gia đình của họ. Một gia đình khơng thể bền vững, không thể hạnh phúc khi
mà chủ thể của quan hệ hơn nhân trong gia đình đó là những người chưa phát triển đầy
đủ về thể lực và trí lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của gia đình34. Trên cơ sở
đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hôn nhân, căn cứ vào sự phát triển tâm
sinh lý của con người và khả năng nhận thức của cá nhân, khả năng tự đảm bảo duy trì
cuộc sống cũng như căn cứ vào các điều kiện kinh tế xã hội nên pháp luật của các quốc
gia trên thế giới đều quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu khác nhau. Một người nam hoặc
nữ chỉ được phép kết hôn khi đã đạt độ tuổi nhất định.
Hiện nay, độ tuổi kết hôn theo quy định là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18
tuổi trở lên35. Luật HNGĐ 2014 đã nâng độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên
và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật HNGĐ
2000. Đây là tuổi mà nam và nữ đã trưởng thành, đảm bảo về thể chất, trí tuệ và tâm
sinh lý.
Trước đây Luật HNGĐ năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn là “Nam từ 20 tuổi
trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”36 và “Nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang tuổi mười tám

Nơng Quốc Bình, Nguyễn Hồng Bắc (2006), Quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, tr. 178
35 Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình 2014
36 Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
34



18

thì đủ điều kiện kết hơn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật HNGĐ”37, tương tự,
theo hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ năm 2000 của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám
tuổi trở lên được hiểu là không bắt buộc nam phải đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải đủ
mười tám tuổi trở lên thì mới được kết hơn38. Do đó, nam đã nước sang tuổi hai mươi,
nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết
hôn. Trong khi đó, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 quy định “… nữ
đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện vê tuổi kết hôn; do
đó, khi có u cầu Tồ án giải quyết các vụ việc về Hơn nhân và gia đình thì họ có
quyền tự mình tham gia tố tụng dân sự”. Rõ ràng đã có sự thiếu đồng bộ giữa một số
luật liên quan đến quy định về độ tuổi. Vì thế, Luật HNGĐ 2014 quy định mới về độ
tuổi kết hôn như thế là hợp lý và phù hợp. Đồng thời, việc quy định độ tuổi như thế để
phù hợp, đồng bộ, thống nhất với các quy định của các luật khác liên quan đến độ tuổi
như BLDS, Bộ luật Tố tụng dân sự… và đặc biệt là đảm bảo được quyền cơng dân.
Điều 144 BLDS Pháp thì nam chưa trịn mười tám tuổi, nữ chưa trịn mười lăm
tuổi thì khơng được kết hơn; Điều 731 BLDS Nhật Bản thì khơng thể kết hơn khi chưa
trịn mười tám tuổi đối với nam giới và khơng trịn mười sáu tuổi đối với nữ giới. Hay
như ở Hàn Quốc, tuổi thành niên là 18 tuổi, độ tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi, nữ là
16 tuổi; nam từ đủ 18 tuổi đến dưới hai mươi tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi đến dưới 20 tuổi
muốn kết hơn phải có sự đồng ý của cha mẹ. Ở Đài Loan, người thành niên là 20 tuổi,
tuổi kết hôn của cả nam và nữ là 20, trong đó nam từ đủ 18 đến dưới 20 tuổi, nữ từ đủ
16 đến dưới 20 tuổi muốn kết hơn phải có sự đồng ý của cha mẹ39.
Tuy nhiên, trong kết hơn có yếu tố nước ngồi, pháp luật các nước cũng như
Việt Nam chỉ quy định độ tuổi tối thiểu phải đạt khi kết hôn mà không quy định độ tuổi
Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2000
Điểm a mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
39
Nguyễn Văn Tiến, Độ tuổi kết hôn trong Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam,

< />2%CC%89i_ke%CC%82%CC%81t_ho%CC%82n_trong_lua%CC%A3%CC%82t_ho%CC%82n_nha%CC%82n_va%CC%
80_gia_%C4%91i%CC%80nh__vie%CC%A3%CC%82t_nam.pdf>, truy cập ngày 05/03/2019.
37
38


19

kết hơn tối đa. Trong thực tế, có nhiều trường hợp kết hôn giữa nữ công dân Việt Nam
và người nước ngồi có sự chênh lệch lớn về tuổi, thậm chí cịn lớn hơn tuổi cha mẹ.
Để khắc phục điều đó, Thơng tư số 22/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp cũng từng quy
định hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên phải đến Trung tâm tư vấn, hỗ trợ Hơn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi40. Tuy nhiên hiện nay khơng cịn quy định này.
Điều này là hợp lý vì theo quy định hiện hành, việc tư vấn, hỗ trợ hơn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngồi tại Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngồi khơng phải là thủ tục bắt buộc mà là quyền của người yêu cầu kết hôn.
1.3.1.2. Về sự tự nguyện khi kết hôn
Điều kiện về sự tự nguyện của các bên kết hôn được pháp luật quy định “Việc
kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”41. Theo quy định trên, bản thân mỗi bên
nam, nữ tự mình muốn kết hơn với người kia, cả hai cùng thống nhất đi đến hôn nhân,
tỏ rõ thái độ ưng thuận lấy nhau, quyết tâm đến với nhau, trở thành vợ chồng. Mỗi
người có quyền tự do quyết định việc kết hôn, đây là quyền riêng, không ai được cản
trở. Pháp luật Việt Nam tơn trọng, bảo vệ sự tự nguyện đó, kể cả người nước ngoài.
Quy định này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế hiện nay.
Quyền kết hơn, lập gia đình và bình đẳng trong hơn nhân đầu tiên được đề cập
trong Điều 16 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), hay như quy định “khơng có
hơn nhân khi khơng có sự tự nguyện42” tại BLDS Pháp. Theo đó, nam và nữ khỉ đủ
tuổi đều có quyền kết hơn và xây dựng gia đình mà khơng có bất kỳ sự hạn chế nào về
chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc kết hơn,
trong thời gian chung sống và khi ly hôn. Việc kết hơn chỉ được tiến hành với sự đồng

ý hồn tồn và tự nguyện của hai bên đương sự… Mọi cuộc hôn nhân sẽ được coi là
trái pháp luật nếu không có sự đồng ý hồn tồn và tự nguyện của cả hai bên. Sự đồng

Điểm b khoản 4 Điều 6 Thông tư số 22/2013/TTƯBTP ngày 31/12/2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ
41 Điểm b Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
42 Điều 146 BLDS Pháp
40


20

ý này phải được các bên bày tỏ trực tiếp sau khi đã khai báo đầy đủ và với sự hiện diện
của cơ quan chức năng có thẩm quyền tuyên bố công nhận hôn nhân và những người
chứng kiến theo quy định của pháp luật. Pháp Luật HNGĐ Việt Nam luôn xem sự tự
nguyện của các bên là một trong những điều kiện kết hôn, là nguyên tắc cơ bản, xuyên
suốt của Luật HNGĐ năm 1959, 1986, 2000 và 2014. Luật HNGĐ 1959 quy định “Con
trai và con gái đến tuổi, được hồn tồn tự nguyện quyết định kết hơn của mình;khơng
bên nào được ép buộc bên nào, khơng một ai đuộc cưỡng ép hoặc cản trở43”; Luật
HNGĐ1986: “việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở44”; Luật HNGĐ 2000 và Luật
HNGĐ 2014 cũng quy định “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không
bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai đuộc cưỡng ép hoặc cản trở”.
Mặt khác, quy định về sự tự nguyện còn được thể hiện trong BLDS 2015.Theo
đó, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình có quyền tự do kết hơn45. Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc,
tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công
dân việt Nam với người nước ngồi được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ46.
Để đảm bảo sự tự nguyện của các bên tham gia quan hệ hơn nhân, pháp luật
cũng có những quy định thể hiện sự tự nguyện của các bên. Khi nộp hồ sơ kết hơn có

thể một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp nhưng khi đăng ký kết hơn phải có mặt của
hai bên nam, nữ trong trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi để khẳng định sự tự
nguyện kết hôn của hai bên47.
Trước đây, để làm rõ sự tự nguyện của hai bên, Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy
định Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn trực tiếp để làm rõ sự tự nguyện kết hôn của hia
Điều 4 Luật Hơn nhân và gia đình 1959
Điều 6 Luật Hơn nhân và gia đình 1986
45 Khoản 1 Điều 39 BLDS 2015
46Điều 36, BLDS 2005.
47Điều 24 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 38 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
43
44


×