Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt quy định của pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 105 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀ NH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT

Nguyễn Thi Tƣơ
̣
̀ ng Vi

TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM NGHIÊM NGẶT –
QUY ĐINH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
̣
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Chuyên ngành: Luâ ̣t Kinh Tế
Mã số chuyên ngành: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS DƢƠNG ANH SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2015


2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS TS Dƣơng Anh Sơn. Các số liệu, những kết luận nghiên


cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất
cứ hình thức nào.

Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Nguyễn Thi Tƣơ
̣
̀ ng Vi


3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 1: Biể u đồ thể hiê ̣n tình tra ̣ng khiế u na ̣i trƣ̣c tiế p bằ ng văn bản của ngƣời tiêu
dùng tại VINASTAS trong năm 2012
Bảng 2: Biể u đồ thể hiê ̣n đố i tƣơ ̣ng khiế u na ̣i của ngƣời tiêu dùng tr
2009-2012

ong giai đoa ̣n

Bảng 3: Phân loa ̣i vấ n đề khiế u na ̣i năm ta ̣i VINASTAS năm 2013
Bảng 4: Kế t quả hoa ̣t đô ̣ng tƣ vấ n khiế u na ̣i năm 2013 của các hội tiêu chuẩn và bảo vệ
ngƣời tiêu dùng ta ̣i các điạ phƣơng
Bảng 5: Tỷ lệ khiếu nại tiếp nhận và xử lý khiếu nại theo khu vực địa lý Quý I năm
2015 của Cục Quản Lý Cạnh Tranh – Bô ̣ Công Thƣơng
Bảng 6: Tỷ lệ khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo từng ngành hàng , lĩnh vực Quý I
năm 2015 của Cục Quản Lý Cạnh Tranh – Bô ̣ Công Thƣơng


4


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................................3
MỤC LỤC.................................................................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM NGHIÊM NGẶT ............................ 10
1.1.

Tổ ng quan về trách nhiê ̣m sản phẩ m ........................................................................................... 10
1.1.1. Học thuyết pháp lý về trách nhiệm sản phẩm ................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm sản phẩm ................................................................................... 14
1.1.3. Nội dung cơ bản của chế độ trách nhiệm sản phẩm ....................................................... 17

1.2.

Chế đô ̣ trách nhiê ̣m sản phẩ m nghiêm ngă ̣t ................................................................................. 29
1.2.1

Khái niê ̣m chế độ trách nhiê ̣m sản phẩm nghiêm ngặt................................................... 29

1.2.2

Phạm vi trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt.................................................................. 30

1.2.2.1 Đối tượng trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt............................................................... 31
1.2.2.2 Giới hạn trách nhiê ̣m sản phẩm nghiêm ngặt................................................................. 33
1.2.2.3 Miễn, giảm trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt ............................................................. 34
1.2.3

Chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt ........................................................... 38


1.2.4

Thiê ̣t hại do sản phẩm có khuyế t tật gây ra .................................................................... 41

Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM NGHIÊM
NGẶT .................................................................................................................................................... 45
2.1

2.2

Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngă ̣t ........................................................ 45
2.1.1

Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm trước khi có sự ra đời của Luật bảo vê ̣
người tiêu dùng 2010 ...................................................................................................... 45

2.1.2

Quy đi ̣nh pháp luật Viê ̣t Nam sau khi Luật bảo vê ̣ người tiêu dùng 2010 có hiệu lực.... 48

Chế đinh
̣ trách nhiê ̣m sản phẩ m theo quy đinh
̣ pháp luâ ̣t Việt Nam hiê ̣n hành ........................... 49


5

2.2.1. Khái niệm và phân loại về trách nhiê ̣m sản phẩm theo quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành ................................................................................................................................ 49
2.2.2. Chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt ........................................................... 51

2.2.3. Các quy định về phạm vi trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt........................................ 53
2.2.4. Các quy định về miễn trách nhiệm sản phẩm ................................................................. 57
2.3

2.4

Vấ n đề thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam............... 60
2.3.1

Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam ....................... 60

2.3.2

Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam ......... 75

2.3.3

Nguyên nhân ................................................................................................................... 82

Vấ n đề hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về trách nhiê ̣m sản phẩ m ở Viê ̣t Nam............................................ 85
2.4.1

Yêu cầu hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam.................................... 85

2.4.2

Hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý về trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật hiện hành ... 88

KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 100



6

LỜI NĨI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngƣời tiêu dùng có mợt vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nhất là trong nền

kinh tế thị trƣờng hiện nay, chính ngƣời tiêu dùng quyết định cho sự phát triển của nền
sản xuất, khoa học cơng nghệ. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng đã đƣợc
ra đời từ rất sớm ở các nƣớc phát triển trên thế giới. Để bảo vệ mợt cách có hiệu quả
quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, hầu hết các nƣớc đều quy định chế định pháp luật về
trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất đối với ngƣời tiêu dùng bị thiệt hại do khuyết
tật của sản phẩm. Nhà sản xuất thƣờng phải gánh chịu các chế tài rất nghiêm khắc khi
vi phạm quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Những nhà sản xuất khổng lồ nhƣ Mcdonald’s hay
Ford đã phải bồi thƣờng hàng trăm triệu đô la cho ngƣời tiêu dùng khi sản phẩm của
mình có khuyết tật gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng1. Quy định trách nhiệm sản phẩm
cũng đã góp phần nâng cao trình đợ sản xuất, chất lƣợng sản phẩm của nền kinh tế.
Trong q trình hợi nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bƣớc xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng. Đây là mợt nền kinh tế có ngƣời bán, ngƣời
mua, có cạnh tranh, có cung cầu và các quy luật chi phối. Khi nƣớc ta đi vào quỹ đạo
của nền kinh tế thị trƣờng với những bƣớc tiến đáng kể về lực lƣợng sản xuất, quan hệ
sản xuất thì đời sống xã hợi cũng có nhiều thay đổi đáng kể: chất lƣợng cuộc sống
đƣợc cải thiện, quan hệ mua bán trên thị trƣờng ngày càng phong phú đa dạng, ngƣời
tiêu dùng có cơ hội đƣợc tiếp cận với khoa học công nghệ và chính cũng ngay lúc này
đây những mặt trái của kinh tế thị trƣờng ngày càng bộc lộ rõ nét. Mợt trong những
mặt trái đó là nhiều nhà sản xuất cung ứng dịch vụ vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi
lợi ích của ngƣời tiêu dùng dẫn đến rất nhiều hành vi vi phạm quyền và lợi ích của

ngƣời tiêu dùng trong giai đoạn này. Chƣa bao giờ ngƣời tiêu dùng Việt Nam phải đối
1

/>

7

mặt với nhiều thách thức nhƣ hiện nay: tình trạng vệ sinh an tồn thực phẩm, tình trạng
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, dich vụ thấp. Tính mạng, sức khoẻ của
ngƣời tiêu dùng đang bị đe doạ hàng ngày hàng giờ.
Trách nhiệm sản phẩm (product liability) là thuật ngữ pháp lý đƣợc sử dụng phổ
biế n trong pháp luâ ̣t về bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng của đa sớ các nƣớc phát triể n . Nói mợt
cách tổng quát nhất , “Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
các chủ thể kinh doanh sản phẩm khi sản phẩm của mình có khút tật gây thiệt hại
cho người tiêu dùng” . Trong đó , chế đô ̣ trách nhiê ̣m sản phẩ m nghiêm ngă ̣t

(strict

liability) thì nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại ngay cả khi nhà sản xuất khơng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại miễn
là sản phẩm của những ngƣời cung ứng này có khuyết tật và gây thiê ̣t ha ̣i cho ngƣời
tiêu dùng mà không cần chứng minh lỗi của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ.
Đáp ƣ́ng yêu cầ u hô ̣i nhâ ̣p và cũng nhƣ yêu cầ u bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng

, Viê ̣t

Nam đang tƣ̀ng bƣớc xây dƣ̣ng và hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng pháp lý về bảo vê ̣ ngƣời tiêu
dùng nhằm đảm bảo mục tiêu xâ y dƣ̣ng khung pháp lý đồng bộ và hiệu quả để bảo vệ
ngƣời tiêu dùng. Sƣ̣ ra đời của Luâ ̣t bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng số


59/2010/QH12 là một

bƣớc tiế n lớn của pháp luâ ̣t bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng . Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
của Việt Nam hiê ̣n nay chƣa chính thƣ́c quy đinh
̣ cu ̣ thể và trƣ̣c tiế p về “trách nhiê ̣m
sản phẩm”. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Bộ
luật dân sự, pháp luật về chất lƣợng sản phẩm, nhà làm luật Việt Nam đã quy định
trách nhiệm của nhà sản xuất về sản phẩm của mình . Nói cách khác, chế định pháp luật
trách nhiệm sản phẩm đã tồn tại ở Việt Nam nhƣng chế định này chƣa đƣợc hồn thiện
để phát huy vai trị, ý nghĩa của nó trong vấn đề bảo vệ ngƣời tiêu dùng . Vì vậy, tác giả
đã quyết định chọn đề tài “Trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt - quy đinh
̣ pháp luật
Viê ̣t Nam và thực tiễn áp dụng” để làm đề tài luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p cao ho ̣c Luâ ̣t.


8

2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trách nhiệm sản phẩm là vấn đề còn mới trong khoa học pháp lý Việt Nam. Vì

vậy, hiện nay chỉ có mợt vài cơng trình khoa học nghiên cứu và mợt số bài viết đăng
trên tạp chí về trách nhiệm sản phẩm. Các cơng trình này chủ yếu tập trung giới thiệu
các quy định chung của pháp luật một số nƣớc trên thế giới và từ đó xem xét các quy
định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến trách nhiệm sản phẩm.
Mơ ̣t số công trình nghiên cƣ́u tiêu biể u :
-

Vũ Duy Cƣơng (2004), Trách nhiệm sản phẩm theo Bản chỉ thị 85/374/EEC và


quy định pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Thành
phố Hồ Chí Minh
-

Phạm Thị Phƣơng Anh (2009), Trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt và miễn trừ

trách nhiệm sản phẩm , Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ luật học, Trƣờng đa ̣i ho ̣c L ̣t Thành phớ Hờ
Chí Minh.
Tuy nhiên hầu hết các cơng trình này đều nghiên cứu về những vấn đề khái quát
cũng nhƣ đi sâu về hƣớng nghiên cứu pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trƣớc
khi Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ra đ ời qua đó phân tích những bất cập hạn
chế về cơ chế bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, so sánh với pháp luật về bảo vệ
ngƣời tiêu dùng ở Châu Âu và một số quốc gia khác và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện.
3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn làm rõ những vấn đề lý luận và

quy định pháp luật Viê ̣t Nam hiê ̣n hành về trách nhiê ̣m sản phẩ m , trên cơ sở so sánh và
đánh giá các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t của các nƣớc phát triể n trên thế giới có hê ̣ thố ng pháp


9

luâ ̣t bảo vê ̣ ngƣời tiêu dùng ƣu viê ̣t , để tƣ̀ đó lý giải những nguyên nhân của thực trạng
vi phạm quyền lợi ngƣời tiêu dùng của Việt Nam hiện nay và tìm ra những giải pháp
thiết thực góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.

Trách nhiệm sản phẩm là một vấn đề tƣơng đối rộng. vì vậy, trong phạm vi luâ ̣n
văn này , tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam điề u chỉnh
về vấ n đề trách nhiê ̣m sản phẩ m nghiêm ngă ̣t , có sự so sánh đối chiếu với các quy định
pháp luật của các nƣớc trên thế giới để tìm ra các kiến nghị áp dụng chế đợ trách nhiệm
sản phẩm nghiêm ngặt ở Việt Nam.
Phƣơng pháp nghiên cứu

5.

Trong đề tài luâ ̣n văn này , tác giả phối hợp giữa các phƣơng pháp phân tích,
đánh giá, so sánh, đối chiếu, thống kê và tổng hợp dựa trên phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để thực hiện các mục đích của đề tài.
Bố cục của đề tài

6.

Luâ ̣n văn gồ m các phầ n sau đây:
-

Lời nói đầu

-

Phần nợi dung bao gồm 2 Chƣơng:

o Chƣơng 1: Tổng quan về trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngă ̣t
o Chƣơng 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm
ngă ̣t


10

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM NGHIÊM NGẶT
1.1.

Tổ ng quan về trách nhiệm sản phẩm

1.1.1. Học thuyết pháp lý về trách nhiệm sản phẩm
Hiện nay trên thế giới, khái niệm trách nhiệm sản phẩm (product liability) đƣợc
thừa nhận rộng rãi, đây là một trong những quy định cụ thể để bảo vệ lợi ích của ngƣời
tiêu dùng. Trách nhiệm sản phẩm đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất là trách nhiệm bồi
thƣờng của nhà sản xuất đối với những thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm của mình
gây ra cho ngƣời tiêu dùng.
Trách nhiệm sản phẩm đƣợc hình thành và phát triển dựa trên học thuyết về mối
quan hệ giữa các bên trong giao dịch hoặc hợp đồng (privity doctrine)2. Theo học
thuyết này thì các bên trong quan hệ hợp đồng có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện
mợt cách có thiện chí các thỏa thuận, nếu khơng thì phải chịu trách nhiệm trƣớc bên kia
do vi phạm nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận. Dựa trên học thuyết này thì ngƣời bị
thƣơng, bị chết hoă ̣c bi ̣thiê ̣t ha ̣i do sử dụng sản phẩm có khuyết tật có thể khởi kiện địi
bồi thƣờng ngƣời ngƣời gây ra thiệt hại nếu họ là một bên trong hợp đồng tồn tại trƣớc
đó. Đối với bên thứ ba, sẽ khơng có quyền khởi kiện u cầu bồi thƣờng thiệt hại. Nhƣ
vậy, trách nhiệm ở đây chỉ là trách nhiệm bồi thƣờng trong hợp đồng. Đến những năm
cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, mợt số tịa án của Mỹ bắt đầu mở rợng đối tƣợng có
quyền khởi kiện bao gồm cả ngƣời sử dụng sản phẩm bị thiệt hại, và nhà sản xuất
không bắt buộc chứng minh yếu tố lỗi của nhà sản xuất.

Chế định trách nhiệm sản phẩm xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1916 khi
Tòa án phúc thẩm bang New York đã xét xử vụ kiện MacPheson v. Buick Motor Co.3
2

/>Xem vụ MACPHERSON V. BUICK MOTOR CO., 217 N.Y. 382, 111 N.E. 1050 (N.Y. 1916), chi tiết tại địa chỉ
/>3


11

Trong vụ kiện này, nguyên đơn MacPherson bị thƣơng do bánh xe ô tô mua tại một
nhà bán lẻ của công ty Buick motor phát nổ và gây ra thƣơng tích cho ngun đơn.
Mac kiện lên tịa án dựa trên lỗi vơ ý của nhà sản xuất trong q trình sản xuất của
mình. Và trong phán quyết của tịa án thì cơng ty Buick phải chịu trách nhiệm bồi
thƣờng cho Mac vì trách nhiệm: “khơng giới hạn trong những nguy hiểm do việc hƣ
hỏng, độc hại và những lỗi, khuyết tật ẩn chứa khác trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Nếu những khuyết tật này xảy ra trong thực tiễn hoặc có thể xảy ra nguy hiểm thì nó
phải đƣợc cảnh báo bởi nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ”. Tại Mỹ, phán
quyết này đã trở thành án lệ cho trách nhiệm sản phẩm dựa trên lỗi vô ý của nhà sản
xuất hay là nhà cung cấp đối với đợng sản. Có thể nói phán quyết trên đã đặt nền móng
cho sự phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất sau này.
Đến những năm 1930, có nhiều vụ kiện liên quan đến trách nhiệm bảo hành của
nhà sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm. Theo đó, trong thời hạn bảo hành nếu sản phẩm
gây ra thiệt hại vật chất cho ngƣời mua sản phẩm đó thì nhà sản xuất hoặc ngƣời bán
sản phẩm đó sẽ chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời mua. Trách nhiệm bảo
hành chỉ đƣợc áp dụng cho hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa và bên nguyên
đơn khởi kiện chỉ có thể là ngƣời đã mua hàng hóa, tức là mợt bên trong hợp đồng mua
bán. Đây là điểm bất lợi lớn nhất cho ngƣời tiêu dùng vì thực tế, ngƣời mua có thể bị
chết do thiệt hại hoặc ngƣời bị thiệt hại không phải là ngƣời mua trực tiếp mà là ngƣời
mua lại hoặc ngƣời đƣợc tặng cho, mƣợn lại để sử dụng hoặc các thành viên trong gia

đình của ngƣời mua sản phẩm sử dụng và bị thiệt hại. Một trong những vụ kiện điển
hình cho loại trách nhiệm này là vụ Baxter v. Ford Motor Co., 168 Wash. 456, 12 P.2d
409 [Wash. 1932]4. Trong vụ này, Baxter đã kiện công ty Ford Motor vì cho rằng Ford
đƣa ra điều khoản bảo hành đối với chiếc chắn gió xe máy chịu lực tốt và khơng bị vỡ
trong q trình sử dụng, nhƣng nó đã bị vỡ và gây thƣơng tích cho Baxter và ngƣời bạn
4

Xem chi tiết tại />

12

đi cùng với mình. Tịa án đã ra phán quyết buộc Ford phải bồi thƣờng cho cả Baxter và
bạn của mình dựa trên điều khoản bảo hành sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trách
nhiệm bảo hành có những ngoại lệ đối với những nhu yếu phẩm thiết yếu cho sinh hoạt
nhƣ thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh và cả mỹ phẩm, theo đó ngƣời sử dụng cuối
cùng các sản phẩm này cũng có quyền đƣợc u cầu địi bồi thƣờng thiệt hại, trách
nhiệm bảo hành này thƣờng đƣợc gọi là trách nhiệm bảo hành mặc nhiên5. Trong vụ
Henningsen v. Bloomfield Motors, Inc., 32 N.J. 358, 161 A.2d 69 (1960)6, tòa án tối
cao bang New Jersay đã phán quyết rằng trách nhiệm bảo hành sản phẩm sẽ áp dụng
cho cả ngƣời tiêu dùng và ngƣời sử dụng cuối cùng sản phẩm đó. Phán quyết này cũng
áp dụng cho các trƣờng hợp tƣơng tự.
Từ những năm 1930 đến những năm 1960 tại Mỹ, các nhà luật gia và các luật sƣ
đƣa ra những quan điểm về việc áp dụng trách nhiệm sản phẩm mà không cần lỗi của
nhà sản xuất hay còn gọi là trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt (strict liability)7. Phán
quyết của tòa án tối cao bang California (Hoa Kỳ ) về vụ Escola v. Coca Cola Bottling
Co. of Fresno, 24 Cal. 2d 453, 150 P.2d 436 (1944)8 là phán quyết đầu tiên cho loại
trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt của nhà sản xuất. Trong vụ kiện này, nguyên đơn
là mợt nữ bồi bàn, trong q trình phục vụ thì vỏ chai Cocacola phát nổ làm nguyên
đơn bị thƣơng ở tay. Trong quá trình tranh tụng, mặc dù nguyên đơn không chứng
minh đƣợc lỗi của công ty sản xuất vỏ chai trên, nhƣng thẩm phán Roger John Traynor

cho rằng, bị đơn là ngƣời chịu trách nhiệm sản xuất và đƣa ra thị trƣờng các loại vỏ
chai đảm bảo an toàn cho ngƣời sử dụng, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm đối với
các khuyết tật xảy ra trong điều kiện thông thƣờng mà bị đơn không thể lƣờng trƣớc
đƣợc.

5

Implied warranty , />Xem chi tiết tại />7
/>8
Xem chi tiết tại />6


13

Sau hàng loạt các phán quyết trên, cuối cùng vào năm 1963, tòa án tối cao bang
California trong phán quyết về vụ kiện Greenman v. Yuba Power Products, Inc., 59
Cal. 2d 57, 377 P.2d 8979 đã tuyên bố rằng “nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm sản
phẩm ngay cả khi khơng có lỗi đối với mọi sản phẩm có khuyết tật gây ra cho ngƣời
tiêu dùng, chỉ cần chứng minh đƣợc rằng sản phẩm có khuyết tật và khuyết tật này là
nguyên nhân của thiệt hại của ngƣời tiêu dùng”10.
Đến năm 1965, trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt đƣợc Viện nghiên cứu Luật
Hoa Kì (The American Law Institute) chính thức đƣa ra tại Điều 402A của Bản quy
định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng (Restatement (second) of
Tort) 11 quy định về trách nhiệm đặc biệt của ngƣời bán sản phẩm đối với thiệt hại vật
chất của ngƣời tiêu dùng hay ngƣời sử dụng sản phẩm. Trách nhiệm sản phẩm nghiêm
ngặt này áp dụng cho bất cứ ngƣời nào cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng, bao gồm nhà
sản xuất, nhà cung ứng sản phẩm, nhà phân phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ.
Với sự gia tăng khơng ngừng của sản xuất hàng hóa theo quy mơ lớn, việc kiểm
sốt về chất lƣợng hàng hóa gặp nhiều vấn đề thách thức và điều này dẫn tới gia tăng
những thiệt hại về cá nhân và tài sản đối với ngƣời sử dụng, kể cả ngƣời thứ 3 có liên

quan đến sản phẩm chứa đựng khuyết tật. Chế định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
đƣợc quy định đầu tiên ở Mỹ và sau đó phát triển sang các nƣớc châu Âu, châu Á và
ngày càng đƣợc hoàn thiện để bảo vệ tốt hơn ngƣời tiêu dùng. Hiện nay, tại các quốc
gia phát triển đều ban hành Luật trách nhiệm sản phẩm điều chỉnh các vấn đề liên quan
9

Chi tiết tại địa chỉ : />Xem B.S.Markesinis and S.F.Deakin (1996), Tort Law (Third edition), Oxford, tr.530
11
Theo nội dung của điều luật này:
Trách nhiệm đặc biệt của ngƣời bán đối với thiệt hại vật chất của ngƣời tiêu dùng hay ngƣời sử dụng:
(1). Khi mợt ngƣời bán bất kì mợt sản phẩm nào có khiếm khuyết chứa đựng sự nguy hiểm bất hợp lý gây ra
thƣơng tích cho ngƣời sử dụng hoặc ngƣời tiêu dùng hoặc gây thiệt hại cho tài sản của họ thì ngƣời bán sẽ phải
chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho những thiệt hại vật chất trên cho ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời sử dụng cuối cùng,
nếu:
(a) ngƣời bán tham gia vào quá trình kinh doanh, phân phối sản phẩm đó
(b) Ngƣời bán trực tiếp bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng
10


14

đến trách nhiệm bồi thƣờng của nhà sản xuất đối với thiệt hại do sản phẩm có khuyết
tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng nhƣ pháp luật của Đức, Nhật Bản12 và đặc biệt là Cộng
đồng chung châu Âu ban hành bản chỉ thị 85/374/EEC về trách nhiệm sản phẩm13. Một
số quốc gia khác quy định trách nhiệm sản phẩm trong các đạo luật về bảo vệ ngƣời
tiêu dùng, chẳng hạn nhƣ pháp luật Mỹ, trách nhiệm sản phẩm đƣợc quy định ở nhiều
đạo luật của Liên bang và các bang nhƣ Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer
Product Safety Act), Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm, Luật liên bang về
các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act).
Nhìn chung, các vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm ln có xu hƣớng tăng tại các

quốc gia phát triển. Chỉ riêng tại Hoa Kì, mặc dù mới đƣợc xử lý theo pháp luật về
trách nhiệm sản phẩm từ nửa cuối thế kỉ 20, nhƣng cho đến năm 1992, đã có tới 12.763
vụ kiện tại 75 khu vực quan trọng đã đƣợc đƣa ra phán quyết14. Tại một số quốc gia
khác nhƣ Nhật, Đức, Pháp… số các vụ kiện đƣợc đƣa ra xét xử cũng không ngừng
tăng, mặc dù mức đợ nghiêm trọng của chúng có thể khác nhau. Qua đó, ta có thể thấy
nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật vấn đề trách nhiệm sản phẩm là nhu cầu có tính
khách quan của nền kinh tế thị trƣờng và đặc biệt trong thời đại của những thị trƣờng
có tính tồn cầu hiện nay15.
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm sản phẩm
Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng khơng cịn là một vấn đề mới ở các nƣớc công
nghiệp phát triển, đặc biệt là các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu, Hoa kỳ, Nhật Bản,
12

Luật trách nhiệm sản phẩm Nhật Bản ban hành ngày 01 tháng 07 năm 1994, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm
1995
13
Council Directive 85/374/EEC of 25 July 1985 on the approximation of the laws, regulations and
administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products: Bản chỉ thị của Cộng
đồng số 85/374/EEC về áp dụng pháp luật, nghị định và quy định hành chính của các nƣớc thành viên liên quan
đến trách nhiệm sản phẩm nhiệm đối với sản phẩm có khuyết tật.
14
Chi tiết tại địa chỉ : />15
Tăng Văn Nghĩa (2008), Bàn về trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế, Tạp chí nhà nước và pháp
luật (02), tr. 41-49.


15

Australia… Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng cũng đã đƣợc Liên Hiệp quốc ghi nhận
trong hƣớng dẫn về bảo vệ ngƣời tiêu dùng năm 1999, theo đó ngƣời tiêu dùng có các

quyền cơ bản nhƣ quyền đƣợc thơng tin, quyền đƣợc sử dụng các sản phẩm an toàn,
quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại khi có các thiệt hại do sản phẩm khơng an tồn gây ra
cho ngƣời tiêu dùng16… Pháp luật đa số các nƣớc đều ban hành các quy định pháp luật
để bảo vệ ngƣời tiêu dùng và quy định chi tiết các quyền lợi đƣợc bảo vệ của ngƣời
tiêu dùng đồng thời cũng quy định trách nhiệm của các nhà sản xuất đối với ngƣời tiêu
dùng sản phẩm của mình.
Khi mợt ngƣời tiêu dùng bị thƣơng tổn về sức khỏe hoặc thiệt mạng hoặc thiệt
hại về tài sản do những khuyết tật của sản phẩm gây ra thì họ có quyền đƣợc u cầu
nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc ngƣời bán hàng yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại cho
mình. Quyền đƣợc bồi thƣờng cho thiệt hại là một quyền cơ bản của ngƣời tiêu dùng
và đƣợc ghi nhận trong pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của các nƣớc trên thế giới.
Tƣơng ứng với quyền của ngƣời tiêu dùng thì nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập
khẩu sẽ có trách nhiệm bồi thƣờng cho những thiệt hại mà ngƣời tiêu dùng phải gánh
chịu do sản phẩm của mình có khuyết tật gây ra. Hầu hết các nƣớc phát triển đều quy
định vấn đề trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Điều 402 Restatement (Second) of Torts của Hoa Kỳ năm 1965 quy định bất cứ
ngƣời nào bán sản phẩm có khuyết tật gây sự nguy hiểm bất hợp lý về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời sử dụng cuối cùng thì phải có trách nhiệm
bồi thƣờng cho những thiệt hại đó.
Luật quản lý chất lƣợng sản phẩm của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 9 năm
1993 tại Điều 14 cũng quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối phải cung
16

Hƣớng dẫn của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Bản dịch tài liệu “The United Nations Guidelines
on Consumer Protection (as expanded in 1999) của Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Thƣơng mại để tham khảo.


16

cấp sản phẩm đảm bảo an toàn chất lƣợng cho ngƣời tiêu dùng. Nếu sản phẩm có

khuyết tật gây thiệt hại vật chất về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản cho ngƣời tiêu
dùng hoặc ngƣời sử dụng sản phẩm thì nhà sản xuất, nhà phân phối đó phải bồi thƣờng
thiệt hại.
Nghị viện của liên minh châu Âu EU ban hành Bản chỉ thị17 về Trách nhiệm sản
phẩm vào ngày 25 tháng 07 năm 198518 áp dụng chung cho các nƣớc thành viên, quy
định tại Điều 1 của Bản chỉ thị: “Nhà sản xuất có trách nhiệm bồi thường cho những
thiệt hại mà sản phẩm có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng”.
Tháng 7 năm 1992, Nghị viện của Australia ban hành Luật trách nhiệm sản
phẩm. Điều 1 quy định bất cứ ngƣời nào cung cấp sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại
cho ngƣời tiêu dùng hoặc ngƣời sử dụng thì phải bồi thƣờng.Luật trách nhiệm sản
phẩm của Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 7 năm 1995 quy định bất kì nhà sản xuất,
nhà phân phối hay nhà nhập khẩu nào cung cấp sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe của ngƣời tiêu dùng thì phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng cho
những thiệt hại đó.
Nhƣ vậy, qua các quy định của pháp luật mợt số nƣớc, tác giả có thể đƣa ra khái
niệm sau: “Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể
kinh doanh sản phẩm khi sản phẩm của mình có khút tật gây thiệt hại cho người tiêu
dùng.”

17

Chỉ thị (directive) là mợt hình thức của pháp luật của Cộng đồng châu Âu, chỉ thị có hiệu lực đối với các nƣớc
thành viên. Để các quy định của Chỉ thị đƣợc thi hành, các nƣớc thành viên sẽ nợi luật hóa các quy định của bản
chỉ thị băng cách sửa đổi pháp luật của nƣớc mình cho phù hợp với các quy định của bản chỉ thị của cộng đồng.
Chỉ thị đƣợc phân biệt với Nghị định (regulation), có thể áp dụng trực tiếp mà khơng cần phải trải qua giai đoạn
nợi luật hóa.
18
Council Directive 85/374/EEC of 25 July 1985 on the approximation of the laws, regulations and
administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products: Bản chỉ thị của Cộng
đồng số 85/374/EEC về áp dụng pháp luật, nghị định và quy định hành chính của các nƣớc thành viên liên quan

đến trách nhiệm sản phẩm nhiệm đối với sản phẩm có khuyết tật.


17

1.1.3. Nội dung cơ bản của chế độ trách nhiệm sản phẩm
1.1.3.1

Đối tượng của trách nhiệm sản phẩm
Đối tƣợng của trách nhiệm sản phẩm là sản phẩm tiêu dùng có khuyết tật. Khi

giải quyết một vụ việc liên quan đến trách nhiệm sản phẩm thì vấn đề xác định đối
tƣợng của trách nhiệm sản phẩm là vấn đề đƣợc quan tâm đầu tiên. Chỉ khi nào sản
phẩm tiêu dùng có khuyết tật và sản phẩm này gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng thì sản
phẩm đó mới trở thành đối tƣợng của trách nhiệm sản phẩm.
Đối tƣợng của trách nhiệm sản phẩm có các đặc điểm:
(a)

Là sản phẩm phục vụ tiêu dùng, do pháp luật quy định:
Dƣới góc đợ nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của một số nƣớc

trên thế giới, thì sản phẩm đƣợc đề cập dƣới các góc đợ:
-

Trƣớc hết sản phẩm phải là hàng hóa hữu hình, chứ khơng phải sản phẩm vơ

hình nhƣ dịch vụ.
-

Sản phẩm phục vụ cho mục đích tiêu dùng: một sản phẩm tiêu dùng là sản phẩm


đƣợc cung cấp cho cá nhân, hợ gia đình và đƣợc sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong
đời sống hàng ngày19. Cùng mợt sản phẩm nhƣng có thể có nhiều mục đích sử dụng, ví
dụ nhƣ xe ơ tơ 7 chỗ nếu do hợ gia đình sử dụng để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của
mình thì đƣợc coi là sản phẩm tiêu dùng nhƣng nếu hợ gia đình đó dùng xe làm xe taxi
hoặc xe chở hàng thì xe lại đƣợc coi là sản phẩm phục vụ cho mục đích sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, khi xem xét mợt sản phẩm có phải là sản phẩm phục vụ tiêu dùng hay
khơng thì cần cần phải xem xét từng trƣờng hợp cụ thể.

19

Theo định nghĩa tại />

18

Loại sản phẩm đƣợc pháp luật quy định cụ thể. Hiện nay, chế độ trách nhiệm

-

sản phẩm mới chỉ đƣợc áp dụng cho động sản, bao gồm cả động sản gắn với bất đợng
sản.
(b) Là sản phẩm có khút tật.
Nhƣ đã phân tích ở mục trên, mợt sản phẩm tiêu dùng có khuyết tật có thể sẽ trở
thành đối tƣợng của trách nhiệm sản phẩm. Theo Black’s Law dictionary20 thì sản
phẩm có khuyết tật là sản phẩm gây ra sự thiếu an tồn (nguy hiểm) mợt cách bất hợp
lý trong điều kiện sử dụng bình thƣờng mà khơng đáp ứng đƣợc yêu cầu mà một ngƣời
sử dụng mong đợi, không phù hợp với những tiêu chuẩn thiết kế ban đầu hoặc có lỗi kĩ
thuật trong thiết kế, sản xuất sản phẩm.21
-


Phân loaị khuyế t tật của sản phẩ m: có 3 loại nhƣ sau:



Khuyết tật do thiết kế (design defects): xảy ra khi sản phẩm đƣợc sản xuất theo

đúng thiết kế, nhƣng bản thân sản phẩm có những dấu hiệu có thể gây ra nguy hiểm bất
hợp lý cho ngƣời sử dụng theo cách thức thông thƣờng. Những khuyết tật này là do
trong quá trình thiết kế, nhà thiết kế, nhà sản xuất đã không lƣờng trƣớc đƣợc những
nguy hiểm trong q trình thiết kế hoặc khơng đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện an
tồn thơng thƣờng cho mợt thiết kế của sản phẩm22.


Khuyết tật do sản xuất (manufacturing defects): Khuyết tật trong giai đoạn sản

xuất sản phẩm xuất hiện khi mà thành phẩm không tuân theo thiết kế dự kiến hoặc quy
20

Bryan A. Garner editor, (2004), “Black's Law Dictionary 8th edition, West Group.
Nguyên bản tiếng Anh là “a product unreasonably dangerous for normal use, as when it is not for its intended
purpose, inadequate instructions are provided for its use. Or it is inherently dangerous in its design or
manufacture”
22
Các vụ tranh chấp về trách nhiệm sản phẩm có liên quan đến trƣờng hợp khuyết tật trong thiết kế ngày nay xảy
ra tƣơng đối phổ biến chẳng hạn, các tác dụng phụ gây nguy hiểm của vacxin, các loại dƣợc phẩm khác, các loại
vải dễ cháy, rồi các vụ tranh chấp về dụng cụ, thiết bị điện tử gây nguy hại.. Nói chung, khuyết tật trong thiết kế
có thể xảy ra trong nhiều trƣờng hợp mà việc thiết kế sản phẩm làm cho nó trở nên nguy hiểm mợt cách bất hợp
lý và gây tai nạn cho ngƣời tiêu dung theo cách thức thông thƣờng. Việc đánh giá những nguy hiểm do lỗi thiết
kế của sản phẩm trong nhiều trƣờng hợp là tƣơng đối phức tạp
21



19

cách phẩm chất của nhà sản xuất đề ra. Ví dụ, những sản phẩm có khuyết tật do: khi
sản xuất đã sử dụng những vật liệu không đúng tiêu chuẩn, không tuân theo các thông
số kĩ thuật đã thiết kế…


Khuyết tật do không cảnh báo sự nguy hiểm, không cảnh báo sự an toàn

(warrant defects): khuyết tật này thƣờng xuất hiện trong giai đoạn chào bán, đƣa sản
phẩm vào quá trình tiêu dùng. Theo đó ngƣời bán (có thể là ngƣời trực tiếp sản xuất ,
ngƣời nhâ ̣p khẩ u hoă ̣c ngƣời phân phố i) đã không cảnh báo đầy đủ cho ngƣời tiêu dùng
về những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm. Loại khuyết tật này xảy ra
phổ biến ở các loại dƣợc phẩm, mỹ phẩm khi nhà sản xuất, nhà phân phối không chỉ
dẫn cách sử dụng hoặc những tác động phụ của các loại sản phẩm trên23.
-

Xác định khuyết tật của sản phẩm
Để xác định đƣợc khuyết tật của sản phẩm ngƣời ta dựa vào nhiều yếu tố nhƣ

bản chất của sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm một cách thông thƣờng, thời hạn lƣu
hành sản phẩm trên thị trƣờng24. Ngoài ra, để đánh giá sự an toàn của sản phẩm, ngƣời
ta còn phải căn cứ vào mối quan hệ giữa giá cả của sản phẩm và mức độ thỏa mãn của
sản phẩm mang lại. Ở mợt mức giá nào đó mà ngƣời tiêu dùng bỏ ra cho sản phẩm, về
nguyên tắc, anh ta sẽ đƣợc quyền chờ đợi về một sự đảm bảo về chất lƣợng tƣơng ứng
với giá đó. Chẳng hạn, khi mua xe ô tô với hệ thống phanh chống bó cứng và phân bố
23


Hiện nay, để tránh trách nhiệm sản phẩm do khuyết tật này, các nhà sản xuất, nhà cung ứng đều đƣa ra lời cảnh
báo, hƣớng dẫn sử dụng chi tiết sản phẩm. chẳng hạn nhƣ đối với thuốc chữa bệnh, đều có dịng chữ: “để xa tầm
tay trẻ em”, với thuốc lá: “hút thuốc lá có thể gây ung thƣ phổi”…Mợt trong những vụ kiện điển hình về trách
nhiệm sản phẩm dựa trên khuyết tật sản phẩm do không cảnh báo sự nguy hiểm là vụ kiện nhũng ngƣời hút thuốc
lá khởi kiện công ty sản xuất thuốc lá Malborro vì cho rằng mình đã không đƣợc cảnh báo sự nguy hiểm do hút
thuốc nên đã dẫn đến các bệnh liên quan đến đƣờng hô hấp, đặc biệt là ung thƣ phổi. Tòa án phán quyết phần
thắng về các nguyên đơn. Sau vụ kiện này, các hãng thuốc lá đều đƣa ra lời cảnh báo về sự nguy hiểm cho sức
khỏe trên vỏ bao thuốc.
24

Thời hạn này đƣợc hiểu là thời hạn đảm bảo những u cầu về đợ an tồn của sản phẩm đối với ngƣời tiêu
dùng, thời hạn này đƣợc tính từ thời điểm ngƣời sản xuất giao mặt hàng đó hoặc từ khi sản phẩm đó đƣợc chuyển
đến tay ngƣời tiêu dùng cùng với những yêu cầu và tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm


20

lực điện tử (ABS), ngƣời mua sẽ phải trả giá cao hơn nhiều so với phanh tang trống
thông thƣờng và anh ta có quyền chờ đợi sự an tồn của hệ thống phanh ABS nhiều
hơn so với phanh thông thƣờng khác, nhất là khi xe chạy trên những địa hình khác
nhau. Nếu rủi ro vẫn xảy ra nhƣ trong điều kiện của phanh thơng thƣờng thì chứng tỏ
rằng sản phẩm phanh ABS có khuyết tật.
Mợt vấn đề khác cần tìm hiểu là khuyết tật của sản phẩm phải chứa đựng sự
thiếu an tồn (nguy hiểm) mợt cách bất hợp lý (unreasonably) khi sử dụng sản phẩm.
Nếu một sản phẩm với bản chất chứa đựng sự nguy hiểm, sự nguy hiểm này ln tồn
tại mợt cách hợp lý trong q trình sử dụng sản phẩm thì nhà sản xuất sẽ khơng phải
chịu trách nhiệm cho sản phẩm đó. Chẳng hạn, thiết bị truyền tải điện, xăng dầu, axit,
độc dƣợc… những sản phẩm này vốn đã ẩn chứa sự nguy hiểm, nhƣng cơng năng, tính
hữu dụng của nó cịn lớn hơn nhiều so với sự nguy hiểm đó. Sự nguy hiểm tồn tại thực
chất là do bản chất công năng của sản phẩm, nó gắn liền với bản chất của sản phẩm.

Mợt nhân tố khác để đánh giá mợt sản phẩm có khuyết tật là liệu sản phẩm đó
cần phải có những cảnh báo thích hợp hay khơng? Nếu sự cảnh báo khơng đầy đủ sẽ
làm tăng sự nguy hiểm, thì bản thân nó cũng có thể coi là sự cẩu thả của nhà sản xuất.
Hơn nữa, sự cảnh báo thích hợp về sự nguy hiểm tiềm ẩn trong sản phẩm phải thỏa
mãn điều kiện: khi sử dụng sản phẩm đó sẽ không phát sinh rủi ro một cách vô lý cho
ngƣời sử dụng. Do đó, mợt sản phẩm có ẩn chứa các nguy cơ gây nguy hiểm mà đƣợc
cảnh báo một cách thích hợp cho ngƣời sử dụng theo cách thức thơng thƣờng thì nhà
sản xuất sẽ khơng phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại do nguồn nguy hiểm đó.
1.1.3.2

Chủ thể yêu cầu trách nhiệm sản phẩm
Chủ thể có quyền yêu cầu trách nhiệm sản phẩm đầu tiên là ngƣời tiêu dùng, sau

đó là những ngƣời khác bị thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra. Vì vậy, để xác
định tƣ cách chủ thể có quyền yêu cầu trách nhiệm sản phẩm thì cần phải phân tích


21

khái niệm về ngƣời tiêu dùng. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về ngƣời
tiêu dùng, sau đây là những khái niệm phổ biến nhất:
-

Theo luật mẫu về bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Tổ chức quốc tế ngƣời tiêu dùng

JOCU (International Organization of Consumer Union) đƣợc thành lập ngày
01/04/1960 do năm nƣớc Anh, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Úc kí quyết định thành lập trong “Hợi
nghị quốc tế khuyến khích về thử nghiệm ngƣời tiêu dùng” tại LaHaye, đến năm 1985
đổi tên thành CI (Consumer International) thì : “Người tiêu dùng có nghĩa là người yêu
cầu hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho những mục đích cá nhân trong gia đình

hay nội trợ”.
-

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật dân sự của CHLB Đức năm 2002: “ Người

tiêu dùng là một thể nhân nào đó khi kí kết một giao dịch pháp lý khơng nhằm mục
đích kinh doanh và cũng khơng phục vụ hoạt động ngành nghề độc lập của mình”25.
-

Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Thái Lan quy định: “Người tiêu dùng là người

mua hay sử dụng dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người được chào hàng
hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh”26.
-

Theo pháp luật Việt Nam tại Khoản 1 Điề u 3 Luâ ̣t bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i ngƣời tiêu

dùng 2010: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hố, dịch vụ cho mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức”.
Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc xác định thông qua hành vi và mục đích sử
dụng sản phẩm của mình. Xét dƣới góc đợ hành vi, ngƣời tiêu dùng có thể là ngƣời
mua, ngƣời sử dụng (theo pháp luật của Đức, Việt Nam,..) hoặc bao gồm cả ngƣời
đƣợc chào hàng (nhƣ Thái Lan). Tuy nhiên, ngƣời mua không luôn luôn là ngƣời sử
25

Đỗ Viết Tịnh, khiếu nại và giải quyết khiếu nại (tài liệu tập huấn cạnh tranh và ngƣời tiêu dùng)
Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật, Tìm hiểu luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của các nƣớc và vấn đề bảo vệ
ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Lao Động, 1997
26



22

dụng duy nhất và cuối cùng, họ có thể chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thể là quyền
sở hữu cho mợt chủ thể khác. Dƣới góc đợ này, ngƣời tiêu dùng cịn đƣợc hiểu khơng
chỉ là ngƣời mua mà còn bao gồm những ngƣời đồng sử dụng hoặc ngƣời sử dụng cuối
cùng. Xét dƣới góc đợ mục đích, ngƣời tiêu dùng là ngƣời sử dụng sản phẩm dùng cho
sinh hoạt cá nhân, gia đình mà khơng phải là mục đích phục vụ cho kinh doanh, sản
xuất.
Ngƣời có quyền u cầu trách nhiệm sản phẩm còn bao gồm cả ngƣời bị thiệt
hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra. Ngƣời bị thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật
khơng ln ln chỉ có ngƣời tiêu dùng là ngƣời mua, ngƣời sử dụng sản phẩm, mà
trong một số trƣờng hợp, ngƣời bị thiệt hại lại không trực tiếp mua hoặc sử dụng sản
phẩm27. Trong mục 402A của Restatement (second )of Tort của Viện nghiên cứu luật
pháp Hoa Kỳ năm 1965 thì ngƣời mua, ngƣời sử dụng cuối cùng hoặc ngƣời làm cơng
của ngƣời mua hoặc những ngƣời khác có liên quan đến thiệt hại có quyền khởi kiện
địi bồi thƣờng thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra.
Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 1987 của Anh28 cũng quy định ngƣời bị thiệt hại
(có thể là ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp bị thiệt hại) do khuyết tật của sản phẩm sẽ
đƣợc quyền yêu cầu nhà sản xuất, nhà phân phối bồi thƣờng cho những thiệt hại29.
Nhƣ vậy, ngƣời mua, ngƣời sử dụng và những ngƣời khác bị thiệt hại do khuyết
tật của sản phẩm gây ra đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để nhà
sản xuất, nhà phân phối bồi thƣờng cho những thiệt hại đó. Việc quy định ngƣời tiêu
dùng trong trách nhiệm sản phẩm bao gồm những ngƣời bị thiệt hại sẽ tạo điều kiện, cơ

27

Ví dụ điển hình cho trƣờng hợp này là vụ công ty vỏ chai của Cocacola bị kiện vì vỏ chai Cocacola phát nổ gây
thƣơng tích ở tay cho một nữ bồi bàn trong khi đang đem chai Cocacola phục vụ cho khách hàng.
28

Consumer protection Act 1987
29
Xem tại phần mở đầu của Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Anh [Consumer protection Act 1987]


23

sở pháp lý thuận lợi cho những ngƣời bị thiệt hại khiếu kiện yêu cầu nhà sản xuất, nhà
phân phối chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình30.
Chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm

1.1.3.3

Chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm đƣợc hiểu là ngƣời sẽ có nghĩa vụ bồi
thƣờng thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra đối với ngƣời tiêu dùng. Khi xảy ra
một vụ việc trách nhiệm sản phẩm, xác định đƣợc chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm
là một nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo quyền đƣợc bồi thƣờng của ngƣời tiêu
dùng bị thiệt hại. Chủ thể phải chịu trách nhiệm sản phẩm bao gồm nhà sản xuất sản
phẩm, nhà nhập khẩu sản phẩm, nhà phân phối sản phẩm hoặc ngƣời bán lẻ sản
phẩm31.
Nhà sản xuất sẽ bao gồm nhà sản xuất từng bộ phận riêng lẻ (nhà sản xuất phụ)
và nhà sản xuất tồn bợ sản phẩm (nhà sản xuất chính). Đối với mợt sản phẩm có nhiều
bợ phận riêng lẻ đƣợc cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau thì các nhà sản xuất
này sẽ chịu trách nhiệm sản phẩm nếu bợ phận của mình là ngun nhân chính gây ra
khuyết tật cho sản phẩm. Nếu nhà sản xuất phụ chứng minh đƣợc rằng bợ phận của
mình đảm bảo tn thủ đầy đủ các điều kiện về an toàn kỹ thuật, thiết kế, sản xuất thì
nhà sản xuất chính sẽ phải chịu trách nhiệm sản phẩm.
Nhà phân phối (sỉ và lẻ ) là ngƣời không trực tiếp sản xuất sản phẩm nhƣng là
ngƣời có vai trị trong việc cung cấp sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng.


30

Từ những phần sau của khóa luận này, thuật ngữ “ngƣời tiêu dùng ” trong trách nhiệm sản phẩm sẽ đƣợc hiểu
bao gồm cả những ngƣời bị thiệt hại có liên quan khác.
31
Vấn đề chủ thể chịu tráchh nhiệm sản phẩm sẽ đƣợc phân tích cụ thể ở chƣơng II mục 3.3.1.3


24

Nhà nhập khẩu bao gồm nhà nhập khẩu trực tiếp sản phẩm và nhà nhập khẩu
gián tiếp.32
1.1.3.4

Phân loại trách nhiệm sản phẩm
Nhƣ đã phân tích tại mục 1.1, hiện nay theo pháp luật của các nƣớc phát triển thì

trách nhiệm sản phẩm gồm ba loại33:
-

Chế độ bảo hành sản phẩm;

-

Chế đợ bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng khi nhà sản xuất có lỗi vơ ý;

-

Chế đợ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ngay cả khi nhà sản xuất, nhà phân


phối khơng có lỗi, hay còn go ̣i là chế đô ̣ trách nhiê ̣m sản phẩ m nghiêm ngă ̣t.
Tùy theo tính chất, mức đợ của từng trƣờng hợp cụ thể mà ngƣời tiêu dùng có
thể khởi kiện yêu cầu đòi bồi thƣờng theo các loại trách nhiệm sản phẩm trên. Riêng tại
Hoa Kỳ, Thái Lan và một số nƣớc khác thì ngƣời tiêu dùng cịn có thể khởi kiện vụ
việc trách nhiệm sản phẩm liên quan đến việc quảng cáo sai sự thật của nhà sản xuất,
nhà phân phối, nhà bán lẻ sản phẩm.
(a)

Chế độ bảo hành sản phẩm
Nếu nguyên đơn là ngƣời tiêu dùng khởi kiện theo chế đợ bảo hành thì giữa

ngun đơn và bị đơn34 là hai bên trong quan hệ hợp đồng. Chế đợ bảo hành đƣợc hiểu
là khi bán bất kì mợt sản phẩm nào thì nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ
phải bảo đảm rằng sản phẩm đƣợc cung cấp đáp ứng đầy đủ những cam kết mà mình

32

Trong pha ̣m vi luâ ̣n văn này , khi đề câ ̣p đế n chủ thể chiụ trách nhiê ̣m sản phẩ m thì thuâ ̣t ngƣ̃ “Nhà sản xuấ t” sẽ
bao gồ m cả nhà sản xuấ t , nhà phân phối và nhà nhâ ̣p khẩ u .
33
Nguyễn Văn Cƣơng (2007), “Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam”, Thông tin khoa học
pháp lý (04+ 05), tr.46-52.
34
Có thể là nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ sản phẩm


25

đã công bố bao gồm các cam kết về chất lƣợng sản phẩm, các điều khoản về bảo hành,
hậu mãi, các cam kết về bồi thƣờng thiệt hại và các cam kết khác đối với khách hàng

cũng nhƣ các yêu cầu do pháp luật quy định. Quy định về chế độ bảo hành đƣợc quy
định trong pháp luật về hợp đồng, bên bán sẽ phải có trách nhiệm bảo hành trong một
khoảng thời gian hợp lý35. Bên bán sẽ phải đáp ứng các yêu cầu nhƣ:
-

Sản phẩm cung cấp phải đúng nhƣ mô tả mà ngƣời bán hàng đã cam kết với

ngƣời mua về các tḥc tính của hàng hóa nhƣ màu sắc, kiểu dáng, công dụng, chất
lƣợng, kiểu dáng.
-

Sản phẩm ấy phải tuân thủ theo đúng sản phẩm mẫu nếu nhƣ việc bán hàng

đƣợc thực hiện theo sản phẩm mẫu.
-

Sản phẩm đó phải có những tính năng, chất lƣợng mà ngƣời tiêu dùng thông

thƣờng kỳ vọng36.
-

Sản phẩm ấy phải tuân thủ đầy đủ các cam kết mà ngƣời bán đã hứa với ngƣời

mua.
Trong thời hạn bảo hành, nếu trong q trình sử dụng, ngƣời tiêu dùng thấy sản
phẩm khơng đáp ứng đƣợc các nội dung bảo hành kể trên thì ngƣời tiêu dùng có thể
u cầu ngƣời bán đổi, trả lại hàng hoặc yêu cầu sửa chữa và đòi bồi thƣờng thiệt hại.
Nhƣ vậy, bản chất của chế độ bảo hành trong trách nhiệm sản phẩm là việc đòi bồi
thƣờng thiệt hại trong hợp đồng.


35

Khoảng thời gian bảo hành hợp lý khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm và mỗi nhà sản xuất, phân phối.
chẳng hạn, đối với sản phẩm điện tử nhƣ Tivi, điện thoại di động thƣờng là một năm.
36
Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, những tính năng và chất lƣợng này cịn phụ thuộc vào giá thành sản phẩm.
chảng hạn, một ngƣời mua mợt chiếc tivi bình thƣờng với mức giá hợp lý thì mong đợi chiếc tivi đó có những
tính năng thơng thƣờng nhƣ thu phát sóng hình ảnh rõ nét, âm thanh tốt… nhƣng đối với một ngƣời tiêu dùng
khác mua tivi LCD có đợ phân giải cao thì địi hỏi chiếc LCD đó phải đáp ứng các tiêu chí về tính năng, chất
lƣợng tốt hơn nhƣ đợ rõ nét cao hơn, âm thanh sống đợng hơn chiếc tivi bình thƣờng.


×