Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Giải pháp phát triển chuổi cung ứng ngành Công Nghiệp Điện Tử ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh thương mại

NÔNG QUÝ ĐẠT

Hà Nôi – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỔI CUNG ỨNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 1806012019

Họ và tên học viên: Nông Quý Đạt
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bình

Hà Nơi - 2020


i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên

Nông Quý Đạt


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ ...................................................................................................7
1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng ...............................7
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng .....................................................................7
1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ......................................................8
1.2. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng ..............................................9
1.2.1. Hoạch định .............................................................................................9
1.2.2. Thu mua ..................................................................................................9
1.2.3. Sản xuất ................................................................................................11
1.2.4. Phân phối ..............................................................................................11

1.3. Mơ hình đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng..........................................12
1.4. Khái quát chung về chuỗi cung ứng ngành CNĐT ...............................15
1.4.1. Đặc điểm chuỗi cung ứng ngành CNĐT.............................................15
1.4.2. Các thành phần chính tham gia chuỗi cung ứng ngành CNĐT .......17
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ngành CNĐT ................19
1.5. Kinh nghiệm xây dựng giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành công
nghiệp điện tử trong khu vực .............................................................................21
1.5.1. Thu hút FDI..........................................................................................21


iii
1.5.2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp ................................23
1.5.3. Liên kết trong sản xuất và nâng cấp công nghệ sản xuất ..................24
1.5.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .........................................24
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ........................................................................................26
2.1. Môi trường kinh tế xã hội Việt Nam ........................................................26
2.1.1. Môi trường kinh tế Việt Nam ...............................................................26
2.1.2. Môi trường xã hội Việt Nam ................................................................35
2.2. Giới thiệu ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ....................................39
2.2.1. Quá trình phát triển ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam ...............39
2.2.2. Các hình thức sản xuất điện tử tại Việt Nam......................................39
2.2.3. Số lượng doanh nghiệp ngành điện tử ................................................41
2.2.4. Sản lượng các mặt hàng điện tử ..........................................................43
2.2.5. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử Việt Nam.......................44
2.2.6. Chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ......45
2.2.7. Chính sách ưu đãi thuế cho CNHT và CNHT ngành điện tử ...........46
2.3. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng tồn cầu
ngành cơng nghiệp điện tử .................................................................................48
2.3.1. Chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử ............................................48

2.3.2. Ngành CNĐT Việt Nam trong trong chuỗi cung ứng tồn cầu ngành
cơng nghiệp điện tử ..........................................................................................50
2.4. Đánh giá hoạt động ngành công nghiệp điện tử Việt Nam ....................52
2.4.1. Thu mua ................................................................................................52
2.4.2. Sản xuất ................................................................................................53
2.4.3. Phân phối ..............................................................................................56


iv
CHƯƠNG 3.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ...........................................60
3.1. Định hướng phát triển ngành ...................................................................60
3.1.1. Định hướng phát triển ngành CNHT ..................................................60
3.1.2. Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử tầm nhìn
2030

...........................................................................................................60

3.2. Phân tích SWOT chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam .
.....................................................................................................................62
3.3. Giải pháp cụ thể .........................................................................................63
3.3.1. Phát huy lợi thế cạnh tranh .................................................................63
3.3.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư có trọng điểm ...................................64
3.3.3. Chú trọng đầu tư lĩnh vực nghiên cứu và phát triển R&D ................66
3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển giáo dục ..
...........................................................................................................67
3.3.5. Xây dựng các khu công nghiệp, công nghệ cao chuyên ngành điện tử
...........................................................................................................68
3.3.6. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNHT ................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................73
PHỤ LỤC ...............................................................................................................75


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam so với khu vực và thế
giới.............................................................................................................................26
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm .................................................27
Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cơ cấu kinh tế một
số nước trong khu vực năm 2019 ..............................................................................28
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu vốn FDI đăng ký lũy kế đến hết tháng 12/2019 .......................29
Biểu đồ 3.5: Chỉ số sản xuất công nghiệp so với năm trước.....................................31
Biểu đồ 3.6: Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm ..................32
Biểu đồ 3.7: Các thị trường hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2019 ....33
Biểu đồ 3.8: Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ đô la ....................34
Biểu đồ 3.9: Tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực năm 2019................34
Biểu đồ 3.10: Dân số Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ..............................................35
Biểu đồ 3.11: Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi, dự báo đến 2020 ......36
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng điện thoại di động và điện thoại
thông minh năm 2017................................................................................................37
Biểu đồ 3.13: Mức lương trung bình của lao động trong ngành chế biến, chế tạo năm
2018 (USD/tháng) .....................................................................................................38
Biểu đồ 3.14: Sản lượng điện thoại di động của Việt Nam qua các năm .................43
Biểu đồ 3.15: Sản lượng Ti vi lắp ráp của Việt Nam qua các năm ...........................43
Biểu đồ 3.16: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử chính của Việt Nam ......44
Biểu đồ 3.17: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bộ phận, linh kiện điện tử sang một số
quốc gia (tỷ USD) .....................................................................................................53
Biểu đồ 3.18: Quốc gia trụ sở của các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam năm 2018
...................................................................................................................................55

Biểu đồ 3.19: Ty trọng một số sản phẩm điện tử cuối cùng xuất khẩu chính năm 2019
(%) .............................................................................................................................55
Biểu đồ 3.20: Tỷ trọng của doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu một
số mặt hàng điện tử chính .........................................................................................57
Biểu đồ 3.21: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử cuối cùng sang một số quốc gia
...................................................................................................................................58


vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hóa điển hình .............................................8
Hình 2.2: Quy trình thu mua cơ bản .........................................................................10
Hình 2.3: Chuỗi sản xuất ngành cơng nghiệp điện tử ...............................................15
Hình 2.4: Đường “smiling” thể hiện giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
ngành điện tử .............................................................................................................16
Hình 2.5: Mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu ngành điện tử “3C” ..................................17
Hình 3.1: Tháp cơ cấu lao động ngành điện tử Việt Nam năm 2017 .......................39
Hình 3.2: Tỷ trọng sản lượng sản phẩm điện tử của một số quốc gia năm 2018......48
Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi cung ứng tồn cầu ngành cơng nghiệp điện tử .....................49
Hình 3.4: Sự tham gia của Việt Nam trong mơ hình chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện
tử “3C” ......................................................................................................................51


vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

ASEAN


Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CNĐT

Công nghiệp điện tử

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

DNNVV

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ECM

Công ty gia công, lắp ráp điện tử

GSO

Tổng cục thống kê

IC

Bảng mạch

IMF

Quỹ tiền tệ thế giới


LK

Linh kiện

LTL

Vận chuyển LTL (Less than truckload – vận chuyển hàng lẻ bằng xe tải)

MNC

Công ty đa quốc gia

MSX

Mạng sản xuất

OEM

Nhà sản xuất thiết bị gốc

PCB

Bảng mạch in

PCBA

Bảng mạch lắp ráp

R&D


Nghiên cứu và phát triển

TNC

Tập đoàn xuyên quốc gia

TW

Trung ương

WB

Ngân hàng thế giới


viii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1. Thơng tin chung
- Tên đề tài: “Giải pháp phát triển chuổi cung ứng ngành Công Nghiệp Điện Tử
ở Việt Nam”
- Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
- Năm bảo vệ: 2020
- Tác giả: Nơng Q Đạt
- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bình
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chuỗi cung ứng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuỗi
cung ứng
- Phân tích hiện trạng chuỗi cung ứng ngành cơng nghiệp điện tử tồn cầu nói
chung và ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam nói chung

- Đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
- Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử Việt
Nam.
3. Những đóng góp mới của luận văn
Từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và nội dung nghiên cứu trên, kế thừa các kết
quả của các cơng trình trước, những đóng góp của luận văn bao gồm:
- Các khía cạnh, các hoạt động trong chuỗi cung ứng ngành CNĐT Việt Nam
được nghiên cứu theo hướng chung trong một tổng thể chuỗi cung ứng tồn cầu ngành
CNĐT. Qua đó, định vị được vị trí của ngành CNĐT Việt Nam trong chuỗi cung ứng
tồn cầu ngành CNĐT.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngành CNĐT Việt Nam hiện nay mặc dù là
ngành “xương sống” của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu
cao tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử, vi mạch của Việt Nam vẫn đang phải đối
mặt với nhiều thách thức do phần lớn giá trị xuất khẩu (95%) đều nằm trong khu vực
FDI, trong khi các DN nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu
và có đến 77% giá trị sản phẩm là hoàn toàn nhập khẩu. Nguyên nhân là do các DN
đang hoạt động trong ngành điện tử Việt Nam phần đông là các DN vừa và nhỏ,


ix
chiếm 98% tổng số DN, các DN này sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, thiếu
kinh nghiệm làm việc với DN nước ngồi, chưa chuẩn hóa đầy đủ, thiếu nhân viên
có tay nghề, trình độ quản lý cịn kém, rào cản ngôn ngữ, khả năng tiếp cận tài chính
thấp…
- Kết hợp với những đánh giá về thực trạng ngành CNĐT Việt Nam cũng như
bài học kinh nghiệm phát triển ngành CNĐT của một số nước trên thế giới, luận văn
đưa ra bảng phân tích SWOT và hệ thống các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng
ngành CNĐT Việt Nam. Trong đó đề xuất những giải pháp như: phát huy lợi thế
cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư có chọn lọc, chú trọng đầu tư lĩnh vực nghiên
cứu phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách phát triển ngành

cơng nghiệp hỗ trợ ngành CNĐT,…


1
MỞ ĐẦU
1. Tính thiết yếu của đề tài
Đầu những năm 1990, hầu hết các nhà sản xuất điện tử tại Việt Nam là doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp quy mô nhỏ tập trung chủ yếu vào lắp ráp TV, đài
cát-sét, đĩa VCD, DVD,… từ linh kiện nhập khẩu. Từ khoảng hơn trăm công ty năm
những năm 1990, sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, đến năm 2015 ngành
công nghiệp điện tử ở Việt Nam đã có hơn 1200 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo
việc làm cho khoảng 612 nghìn lao động. Có thể nói ngành cơng nghiệp điện tử là
ngành cơng nghiệp then chốt và đóng vai trị chính trong xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ngành điện tử đạt 111.41 tỷ USD, trong
đó kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm mặt hàng điện thoại (51.8 tỷ USD) và linh kiện và
điện tử, máy tính và linh kiện (35.6 tỷ USD) có giá trị xuất khẩu cao nhất, chiếm
33.18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của 2
nhóm mặt hàng trên vẫn chủ yếu thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
với 95% kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện và 82.3% kim ngạch xuất khẩu
điện tử, máy tính và linh kiện. Như vậy, có thể nói sự phát triển của ngành điện tử
Việt Nam chủ yếu dựa trên hoạt động của các dự án FDI từ các tập đoàn đa quốc gia,
đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia từ Hàn Quốc, Nhật Bản như Samsung, LG, Intel…
ở cả lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm cuối cùng.
Trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp điện tử toàn cầu, các doanh nghiệp điện
tử Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu sản xuất linh kiện đơn giản, bao bì và thực
hiện khâu lắp ráp cuối cùng, khâu mang lại giá trị thấp nhất trong chuỗi. Nguyên nhân
là do hạn chế về trình độ, cơng nghệ và vốn, cũng như ngành công nghiệp phụ trợ
ngành điện tử tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng phát triển, nên các doanh
nghiệp sản xuất điện tử tại Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào nguồn linh kiện nhập
khẩu. Hơn thế nữa, các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu vẫn chưa thực sự cở mở với

doanh nghiệp Việt Nam, họ thường sử dụng các đối tác quen thuộc hoặc các doanh
nghiệp cùng quốc tịch cho chuỗi cung ứng của mình. Tất cả các đối tác chiến lược
của cơng Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên - công ty đứng đầu


2
ngành điện tử tại Việt Nam là các công ty FDI Hàn Quốc tại Việt Nam là: Công Ty
TNHH Nano Tech, Công ty TNHH CMS Vina, Công Ty TNHH Mobase Việt Nam,
Công ty TNHH Korea Murata Electronics, Công ty TNHH Samsung Electronics
Taiwan.
Từ những vấn đề nêu trên, ngành điện tử Việt Nam cần được nghiên cứu và có
những chính sách, giải pháp phù hợp để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn
cầu, mang lại giá trị cao và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu tổng thể: Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
✓ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chuỗi cung ứng và chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả chuỗi cung ứng
✓ Phân tích hiện trạng chuỗi cung ứng ngành cơng nghiệp điện tử tồn
cầu nói chung và ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam nói chung
✓ Đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển ngành cơng nghiệp điện tử, đã có những
nghiên cứu trong và ngồi nước cụ thể như sau:
Giai đoạn xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện tử trong cơ chế kinh
tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp (1975-1990), sau khi đất nước thống nhất Việt Nam
tiếp quản một số xí nghiệp điện tử ở phía Nam. Phần lớn các xí nghiệp này sản xuất
hàng điện tử dân dụng, liên doanh với các công ty Nhật Bản như: Sony, National,
Sanyo…và một vài xí nghiệp sửa chữa nhỏ. Các xí nghiệp này cùng với một số xí

nghiệp ở miền Bắc đã hình thành nền công nghiệp điện tử non trẻ của Việt Nam vào
thời kỳ này. Chính vì hạn chế về trình độ nghiên cứu và tiếp cận, cũng như ngành
điện tử khi đó là ngành cịn mới, chưa được chú trọng đầu tư nên có khá ít nghiên cứu
về lĩnh vực điện tử ở Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực nhỏ của ngành


3
công nghiệp điện tử như bài nghiên cứu Một số nét giới thiệu tổng quan về máy tính
của tác giả Nguyễn Thúc Hải (1989). Tuy nhiên, bài báo tập trung đi vào nghiên cứu
cấu trúc mạng máy tính và cơ sở hình thành internet tại Việt Nam, khơng đề cập đến
khía cạnh sản xuất và thương mại.
Sau thống nhất đất nước, ngày 3/10/1975, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định 316-TTg về việc thành lập Tiểu ban phát triển Công nghiệp điện tử trực thuộc
Chính phủ và hồn tất Phương hướng phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam vào
năm 1976. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo các tỉnh phía Nam khẩn trương khơi phục
và nhanh chóng đưa vào hoạt động các xí nghiệp điện tử phục vụ nhu cầu trong nước;
đồng thời, đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy mới sản xuất phụ tùng linh kiện
điện tử phục vụ cho các xí nghiệp lắp ráp. Tại thời điểm này, các báo cáo về ngành
công nghiệp điện tử ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu về chính sách thương mại, đầu
tư và phát triển như Chính sách thương mại đầu tư và sự phát triển một số ngành
công nghiệp chủ lực (điện tử, tin học, ôtô xe máy, xi măng/ximăng, dệt may, công
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản) của Việt Nam do tác giả Võ Đại Lược nghiên cứu
năm 1998. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ mang tính chất sơ khai, gợi ý chính sách cịn
hạn chế do chưa đủ thời gian thực nghiệm, thực tế; chưa đủ dữ liệu để nghiên cứu và
rút kinh nghiệm.
Đến giai đoạn 1990 – 2010, với chủ trương đổi mới và hội nhập, nền kinh tế
Việt Nam theo hướng kinh tế thị trường. Chính phủ đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng
và các khu chế xuất, khu công nghiệp nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến
Việt Nam, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ngành
Công nghiệp điện tử. Nhiều công ty điện tử nổi tiếng của các nước đã đầu tư vào Việt

Nam liên doanh với các doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây dựng
cơ sở sản xuất. Các nghiên cứu về ngành theo đó tăng lên về số lượng và lĩnh vực.
Năm 2009, bài nghiên cứu Mạng sản xuất toàn cầu trong ngành điện tử, do TS. Lê
Thị Ái Lâm, ThS. Nguyễn Hồng Bắc thực hiện đã trình bày quá trình hình thành và
phát triển của mạng sản xuất (MSX) toàn cầu trong ngành điện tử và mơ tả mơ hình
phát triển của MSX tồn cầu: bắt đầu từ MSX mơ hình tàu đơ đốc ban đầu, theo cấu
trúc “hai cấp”, công ty đa quốc gia lớn - công ty cung ứng nhỏ, chuyển thành MSX


4
hiện đại, theo cấu trúc “ba cấp”, công ty thương hiệu - nhà chế tạo hợp đồng - công
ty cung ứng nhỏ. Đồng thời, bài viết cũng nêu bật vai trị quan trọng của các nhà chế
tạo hợp đồng tồn cầu trong việc tạo ra các cụm công nghiệp, cũng như tạo ra hàng
loạt công ăn việc làm trong các nhà máy chế tạo. Nghiên cứu về Lan tỏa công nghệ
qua FDI trong ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc và Malaysia: Bài học kinh
nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam, do tác giả Nguyễn Quang Hồng (2009), chỉ ra
những tác động tích cực đến từ Lan tỏa cơng nghệ (LTCN) qua FDI mang lại cho nền
kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nội địa nói riêng. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ
công nghệ của các doanh nghiệp nội địa trong nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế. Vì
vậy, tác giả đã nghiên cứu bài học của các nền công nghiệp điện tử đi trước là Trung
Quốc và Malaysia để đưa ra giải pháp cho Việt Nam nhằm tăng cường tác động LTCN
và hấp thụ công nghệ từ các doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp nội địa.
Giai đoạn 2010 – nay, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã hịa mình với
ngành điện tử khu vực và thế giới, trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu
của thị trường sản phẩm điện tử quốc tế thông qua các cam kết hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế. Các sản phẩm điện tử trên thế giới đã tiếp cận Việt Nam dưới nhiều
hình thức khác nhau: nhập khẩu chính thức linh kiện và bộ linh kiện, nhập khẩu chính
thức các sản phẩm nguyên chiếc và các sản phẩm do các liên doanh nước ngoài sản
xuất tại Việt Nam. Cùng với q trình hồn thiện thể chế kinh doanh, khung pháp lý
và một số chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp điện tử, ngành điện tử Việt

Nam đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt; số lượng doanh nghiệp đầu tư mới, giá
trị sản xuất cơng nghiệp, chủng loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Các nghiên
cứu trong giai đoạn này đi sâu hơn vào phân tích năng lực cạnh tranh, lợi thế, khung
pháp lý, vị thế của ngành công nghiệp điện tử trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tác giả
Hisami Mitarai (2005), Issues in electrical and electronic industries of ASEAN
countries and experiences for Vietnam (Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và
điện tử của các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam), phân tích những
vấn đề phát sinh trong q trình phát triển ngành cơng nghiệp điện, điện tử của Thái
Lan, Malaysia, Indonesia và Phillipine giai đoạn 2000-20005, qua đó đưa ra bài học
kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển ngành


5
công nghiệp điện tử. Tác giả Hồ Lê Nghĩa (2008), Liên kết sản xuất trong ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra, phân tích những vấn đề cịn tồn tại
trong q trình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện
tử của Việt Nam, từ đó tìm ra ngun nhân của những hạn chế, tồn tại và đề xuất giải
pháp tăng cường liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp sản xuất trong ngành. Tác
giả Nguyễn Thị Nhiễu (2009), Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử và khả năng
tham gia của Việt Nam, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, quá trình hình thành,
phát triển Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử (GEVC) và thực tiễn tham gia của
Việt Nam trong GECV giai đoạn đến năm 2015 và định hướng tới 2020. Tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2011), Năng lực cạnh tranh của ngành công nghệp điện tử
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã nghiên cứu những vấn đề lý luận
cơ bản về năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh ngành cơng nghiệp điện tử. Qua đó, đánh giá thực trạng năng lực
cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và đề xuất giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Cùng với những nghiên cứu về ngành công nghiệp điện tử, trong giai
đoạn này ngành công nghiệp phụ trợ cũng được quan tâm và chú trọng nghiên cứu.

Tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF – 2006), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới
góc nhịn của các nhà sản xuất Nhật Bản, được nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng
phát triển của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong mạng lưới phát triển công nghiệp
khu vực theo quan điểm của các chuyên gia Nhật Bản. Tác giả Vũ Thị Thanh Huyền
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Phát triển công nghiệp hỗ trợ
và tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Trường hợp ngành điện tử, đã chỉ ra rằng CNHT
của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành điện tử nói riêng
và tồn ngành cơng nghiệp nói chung. Với hơn 90% ngun liệu phụ trợ cho sản xuất
ngành điện tử đều phải nhập khẩu, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và các tập
đồn, doanh nghiệp điện tử nước ngồi cịn vơ cùng yếu, dẫn đến giá trị gia tăng của
toàn ngành điện tử tạo ra còn thấp, chưa tham gia đáng kể vào chuỗi sản xuất điện tử
trong khu vực. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển
CNHT ngành điện tử gắn với mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam.


6
Nhìn chung, các nghiên cứu về ngành cơng nghiệp điện tử trước đây mang tính
thời sự và phù hợp tại thời điểm nghiên cứu và dự báo trong vòng 5 năm tiếp theo.
Ngoài ra, nghiên cứu thị trường về ngành điện tử của các công ty chuyên nghiên cứu
thị trường (Tractus, WB, UNICEF, JETRO,…) được công bố hàng quý, hàng năm
cũng đã phân tích được tổng quan và vị thế ngành điện tử Việt Nam trong liên kết
khu vực và tồn cầu. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đa phần chú trọng biểu diễn và
phân tích số liệu, mà chưa đưa ra được khung lý thuyết để so sánh, đối chiếu, cũng
như chưa đưa ra được giải pháp cụ thể, chi tiết. Chính vì thế, luận văn “Giải pháp
phát triển chuổi cung ứng ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam” mục tiêu giải quyết
những hạn chế và bổ sung cho các nghiên cứu trước đây đã nêu trên.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử
- Phạm vi nghiên cứu:
o Về mặt không gian: Phạm vi tìm hiểu là chuỗi cung ứng ngành CNĐT

Việt Nam, thơng qua các công đoạn sản xuất ngành CNĐT Việt Nam tham gia
vào.
o Về mặt thời gian: Các thông tin, số liệu về chuỗi cung ứng ngành CNĐT
Việt Nam thu thập được và sử dụng trong luận văn chủ yếu nằm trong giai đoạn
2010-2019, dự báo đến 2025 nhằm đảm bảo tính cập nhật của thơng tin số liệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu thứ cấp
từ các công trình khoa học, báo cáo nghiên cứu thị trường có liên quan đến CNHT và
CNĐT.
Phương рháр thu thậр dữ liệu, sо sánh, thống kê, quу nạр, suу diễn...để hệ thống
hоá cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử, thực trạng chuỗi
cung ứng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành.
Qua đó đề xuất giải pháp phát triển ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam.
Mơ hình quản trị chuỗi cung ứng được sử dụng phân tích chính trong luận văn
là mơ hình SCOR (Mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng)


7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CÔNG
NGHIỆP ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” và “Quản trị chuỗi cung ứng” xuất hiện vào cuối
những năm 1980 và được sử dụng phổ biến vào những năm 1990. Thời gian trước
đó, hoạt động kinh doanh đã sử dụng các thuật ngữ như “hậu cần” và “quản lý hoạt
động” để thay thế. Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng được nêu ra như sau:
Chuỗi cung ứng là sự liên kết của nhiều công ty hướng đến mục tiêu đưa sản
phẩm hay dịch vụ vào thị trường1. Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm các cơng đoạn
có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực

hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm
và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng2. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm
nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn bao gồm nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ
và bản thân khách hàng3.

Lambert và Cooper, “Issues in Supply Chain Management”, 2000
Ganeshan và Terry, “An Introduction to Supply Chain Management,1995
3
Chopra và Peter, “Supply Chain Management: Strategy, Planning and Operation, 2001
1
2


8

Nhà cung cấp

Nhà sản xuất

Nhà bán bn

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Hình 1.1: Cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hóa điển hình
Nguồn: Ashish Deshmukh và Hari Vasudevan, 2019
1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Theo Viện quản trị cung ứng, Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản
lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự

của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và cơng
nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.4

4

The Institute for supply management, “Glossary of key purchasing and supply terms”,2000


9
“Logistics – Những vấn đề căn bản”5 định nghĩa: “Quản trị chuỗi cung ứng là
một khoa học và nghệ thuật cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động của doanh
nghiệp nhằm hoàn thiện tất cả các khâu từ tìm kiếm các tài nguyên đầu vào cho đến
khi sản xuất ra sản phẩm dịch vụ và phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng”.
1.2. Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng
Mỗi chuỗi cung ứng có nhu cầu thị trường riêng và những thách thức trong các
hoạt động; nhưng nhìn chung các cơng ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng cần
phải quyết định riêng lẻ và hướng hoạt động theo 5 lĩnh vực sau:
1.2.1. Hoạch định
Hoạch định chuỗi cung ứng là phối hợp các nguồn lực để tối ưu hóa việc phân
phối sản phẩm, dịch vụ và thông tin từ nhà cung cấp đến khách hàng, cân bằng giữa
cung và cầu.
Ba hoạt động chính của khâu hoạch định bao gồm: Dự báo cầu; Định giá sản
phẩm; Quản lý lưu kho. Việc nghiên cứu thị trường và dự báo cầu tiêu dùng là bước
quan trọng nhất trong kinh doanh. Nhà hoạch định cần trả lời các câu hỏi “Thị trường
cần có sản phẩm gì? Sản phẩm được sản xuất như thế nào? Số lượng bao nhiêu? Và
được bán với mức giá nào?” Trả lời được các câu hỏi đó nhà hoạch định có thể lên
lịch trình sản xuất phù hợp với khả năng sản xuất của nhà máy và lên kế hoạch các
bước tiếp theo để đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning ERP) được coi là công cụ hệ thống phần mềm quản lý thống nhất giúp doanh nghiệp
hoạch định tồn bộ nguồn lực của mình từ đầu vào đến đầu ra trong một kế hoạch

thống nhất xuyên suốt toàn bộ doanh nghiệp.
1.2.2. Thu mua
Hoạt động thu mua là hoạt động gom nguyên vật liệu, dịch vụ để đáp ứng nhu
cầu hoạt động của tổ chức. Hoạt động thu mua có thể bao gồm các hoạt động sau:
- Lập kế hoạch mua

5

Đoàn Thị Hồng Vân,“Logistics – Những vấn đề căn bản”, 2010


10
- Xác định các tiêu chuẩn
- Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp
- Phân tích giá trị
- Tài chính
- Đàm phán giá cả
- Mua hàng
- Quản lý hợp đồng cung cấp
- Kiểm sốt hàng tồn kho
- Thanh tốn.
Quy trình thu mua hàng hóa rất đa dạng. Mỗi cơng ty, tổ chức thường có một
quy trình thu mua hàng hóa khác nhau nhưng đều phải đảm bảo một số yếu tố quan
trọng chung như sơ đồ sau:

Kế hoạch
mua hàng

Chi tiết
hóa kế

hoạch
mua hàng

Lựa chọn
nhà cung
cấp

Thương
lượng hợp
đồng

Quản lý
hợp đồng

Hình 1.2: Quy trình thu mua cơ bản
Nguồn: UN Procurement Practitioner's Handbook, 2019
Quy trình thu mua thường bắt đầu từ một nhu cầu hoặc một yêu cầu cụ thể (có
thể là yêu cầu về hàng tồn trữ hoặc yêu cầu về dịch vụ). Bộ phận thu mua sẽ thiết lập
một bảng tiêu chuẩn nêu rõ chi tiết các u cầu (đặc tính, thơng số kỹ thuật, tính chất
vật lý, hóa học, …). Sau đó, một hồ sơ mời thầu (RFP) hay một yêu cầu báo giá
(RFQ) sẽ được thiết lập và gửi đến các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sẽ gửi đến
báo giá của họ để đáp ứng các RFQ. Bộ phận thu mua sẽ xem xét để chọn ra nhà cung
cấp tốt nhất (dựa trên các cơ sở là giá cả, giá trị và chất lượng của mặt hàng) để đặt
ra các đơn hàng. Đơn đặt hàng thường đi kèm với các điều khoản và điều kiện cụ thể
để hình thành nên những thỏa thuận của hợp đồng giao dịch. Tiếp đến, các nhà cung


11
cấp sẽ cung cấp hay phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ theo đơn đặt hàng. Một
hóa đơn do nhà cung cấp phát hành được dùng để đối chiếu các đơn đặt hàng với các

giấy tờ để kiểm tra hàng hóa đã nhận. Sau khi hồn tất thủ tục kiểm tra đối chiếu, bộ
phận thu mua sẽ thanh toán đơn hàng cho nhà cung cấp.
Nguyên tắc cơ bản của khâu Thu mua là tối đa hóa chi phí cho doanh nghiệp,
tức là hàng hóa phải được mua tại mức giá tốt nhất. Có hai xu hướng thu mua được
áp dụng phổ biến trong doanh nghiệp là JIT (Just In Time) và e-procurement. JIT bắt
đầu xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm 90, à sự sắp đặt thu mua hàng hóa sao cho
lượng hàng hóa đó được sử dụng một cách tức thời, tránh tồn đọng không cần thiết.
Trong những năm 2000 thì xu hướng e-procurement trở nên phổ biến hơn nhờ vào sự
phát triển mạnh mẽ và thịnh hành của sức mạnh công nghệ thông tin và an ninh mạng.
1.2.3. Sản xuất
Sản xuất là q trình chuyển hố đầu vào, biến chúng thành đầu ra dưới dạng
sản phẩm và dịch vụ. Quản trị sản xuất và dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động liên
quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm
chuyển hố thành các kết quả đầu ra là sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả
cao nhất, đạt được các lợi ích lớn nhất.
Q trình sản xuất bao gồm hai cơng đoạn chính là: thiết kế sản phẩm và lập
lịch trình sản xuất.
Thiết kế sản phẩm: Sản phẩm thiết kế nên có cơ cấu đơn giản hố, có thể được
lắp ráp từ các bộ phận giống nhau và được phân phối bởi một nhóm các nhà cung cấp
chun trách.
Lập lịch trình sản xuất: Là quá trình phân bổ các nguồn lực sẵn có (trang thiết
bị, nhân cơng, nhà xưởng...) để tiến hành công việc một cách hiệu quả và mang lại
nhiều lợi nhuận nhất.
1.2.4. Phân phối
Sau khi trải qua các quá trình trên, q trình phân phối sản phẩm có nhiệm vụ
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Quy trình phân phối là các hoạt động bao gồm


12
một phần của quá trình quản trị đơn đặt hàng, quá trình phân phối và quy trình trả

hàng.
Các họat động phân phối bao gồm:
- Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian,
địa điểm… mà khách hàng cần.
- Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp
ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.
- Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm bị hư hỏng, công ty phải bố trí để
chun chở những loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.
1.3. Mô hình đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng
Mơ hình SCOR (Supply Chain Operation Reference Model, tạm dịch: Mơ hình
tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng) được nghiên cứu và phát triển bởi Hội Đồng
Chuỗi Cung Ứng vào những năm 90 của thế kỷ XX, đã trở thành một trong những
chuẩn mực về quản trị chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới được nhiều công ty ở các
lĩnh vực khác nhau tham chiếu và vận dụng để phát triển chuỗi cung ứng của họ. Hoạt
động chuỗi cung ứng theo chuẩn quốc tế SCOR bao gồm 4 quy trình (hoạch định,
cung ứng, sản xuất, phân phối). Triết lý quản lý theo chuỗi cung ứng là theo chiều
ngang khác với phương pháp quản lý cũ là theo phòng ban (chiều dọc). Bảng 2.1 nêu
khái quát các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của 4 nhóm quy trình.


13

Bảng 1.1: Các chỉ số đo lường của SCOR
Thước đo hiệu suất

Mức độ phức tạp
Phần trăm của các thay đổi đơn

Hoạch
định


Chi phí hoạch định

hàng

Chi phí huy động vốn

Số lượng hàng lưu kho

Số ngày hàng tồn kho sẵn có Sản lượng sản xuất
Chi phí vận chuyển hàng tồn kho
Chi phí thu mua nguyên vật

Cung ứng

liệu

Số lượng nhà cung cấp

Thời gian chu kì cung ứng

Phần trăm chi tiêu mua hàng theo

Số ngày cung ứng nguyên khu vực
vật liệu
Số hàng lỗi, phản hồi từ
khách hàng
Sản xuất

Đo lường hiệu quả

Sản lượng sản phẩm theo
kênh phân phối
Số lượng kênh phân phối
Số lượng địa điểm cung ứng

Nguyên liệu thu mua theo
khu vực địa lý

Thời gian chu kỳ hoạt động
Tính chính xác trong dự báo
Hàng tồn kho quá hạn hiện có

Năng lực giao hàng của nhà
cung cấp

Thời gian thanh tốn
Phần trăm chi tiêu mua hàng
Phần trăm món hàng được mua
theo khu vực
với những chu kỳ liên quan
Tỷ lệ GTGT

Số lượng đơn vị tồn kho

Các bước trong quy trình sản Phần trăm BTO

xuất theo địa lý
Thời gian cho chu kì sản
Khả năng linh hoạt trong sản xuất
xuất

Tận dụng công suất
Tỷ lệ đạt được đơn hàng

Đo lường thực tiễn quản lý

Phần trăm BTS
Phần trăm đơn hàng sản xuất
thay đổi do các vấn đề nội bộ


14

Chất lượng sản phẩm

Phân phối

Hàng tồn kho đầu ký

Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng

Số lượng đơn hàng theo kênh

Tỷ lệ hàng hóa trả lại

về

Khoảng thời gian phân phối
Chí phí quản lý đơn hàng
Số lượng dòng sản phẩm theo Những địa điểm phân phối chính thức
theo địa lý

Phần trăm hóa đơn có lỗi
Khoản thời gian hồn thành kênh
đơn hàng
Phần trăm dịng sản phẩm bị trả Số lượng kênh phân phối
Những phương pháp nhập đơn
hàng
Nguồn: Association for Supply chain management (ASCM), 2020


×