Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP – MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Ngành: Luật kinh tế

BẾ PHƯƠNG HÀ

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại Việt Nam

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 8380107

Họ và tên: Bế Phương Hà
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Thư

Hà Nội - 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây
ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng
tại Việt Nam” là của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Bế Phương Hà

năm 2019


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc, lịng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương cùng tập thể các thầy, cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tơi trong

suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Nguyễn Minh Thư người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hồn thiện
khơng thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bế Phương Hà


iii

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ...............................................4
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài .................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ........................................................................5

6. Kết cấu của luận văn .........................................................................................6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP .....7
1.1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...............................................7
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại....................................7
1.1.2. Đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại .....................................9
1.1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ........................10
1.2. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi
trường của doanh nghiệp ...........................................................................12
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp...............................................................................12
1.2.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp...............................................................................16
1.2.3. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp ..................................19


iv

1.2.4. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường của doanh nghiệp ...........................................................24
1.2.5. Thời hiệu khởi kiện ............................................................................28
1.2.6. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp....................29

Kết luận chương 1................................................................................................32
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .........................................33
2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm

môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam ..............................................33
2.1.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt
Nam ...................................................................................................33
2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam ......................................39
2.1.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ..............................47
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam ...................................48
2.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam .................48
2.2.2. Thực trạng áp pháp luật về TNBTTH của doanh nghiệp gây ô nhiễm
môi trường tại Việt Nam ...................................................................51
2.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật của người bị thiệt hại về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường doanh nghiệp ..............59


v

2.2.4. Thực trạng áp dụng pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp gây ra tại Việt Nam ...............................................................63
2.2.5. Thực trạng áp dụng pháp luật của hệ thống cơ quan Tòa án về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường doanh nghiệp
...........................................................................................................66

Kết luận chương 2................................................................................................69
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIỆN NGHỊ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI

VIỆT NAM ..............................................................................................................70
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây
ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam ................................70
3.1.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam
...........................................................................................................70
3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc phân chia trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp tại Việt Nam ..........................................................................73
3.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại đối với từng thành
phần môi trường do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt
Nam ...................................................................................................74
3.2. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt
Nam ..............................................................................................................77
3.2.1. Đối với doanh nghiệp tại Việt Nam ...................................................77


vi

3.2.2. Đối với người bị thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
tại Việt Nam ......................................................................................81
3.2.3. Đối với cơ quan nhà nước ..................................................................82
3.2.4. Đối với tòa án .....................................................................................84

Kết luận chương 3................................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92



vii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

BTTH

Bồi thường thiệt hại

BLDS

Bộ luật dân sự

LBVMT

Luật bảo vệ mơi trường

ƠNMT

Ơ nhiễm môi trường

TNBTTH

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

TN&MT

Tài nguyên và môi trường


UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC HÌNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Ảnh 1: những cánh đồng ô nhiễm ở Thạch Sơn – Phú Thọ………52
Ảnh 2: Cá chết tại biển Hà Tĩnh ………………………………….55


viii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
ƠNMT do doanh nghiệp gây ra ở Việt Nam đang là một vấn đề cấp thiết, thu
hút sự quan tâm không chỉ của các cơ quan truyền thông mà từng người dân cũng
đang thực sự lo lắng và hoang mang khi ÔNMT do những doanh nghiệp gây ra ngày
càng nhiều, và gây thiệt hại lớn cho hàng triệu người dân. Hành vi vi phạm của doanh
nghiệp có thể xảy ra ở bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. Người dân phải hứng chịu
rất nhiều thiệt hại do ÔNMT gây ra, các cơ quan quản lý nhà nước thì khó kiểm sốt,
khó quản lý được hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm. Người bị
thiệt hại khơng biết và khơng có khả năng để nhận biết được những thiệt hại về môi
trường. Họ đang phải sống chung với những thiệt hại và môi trường bị ô nhiễm mỗi
ngày.
Ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường đã tiềm ẩn và gây thiệt hại đến sức khỏe của
người dân như thế nào và vấn đề đặt ra là “ai” là người chịu TNBTTH do ô nhiễm
môi trường gây ra? Ở Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp sản xuất trong những năm
gần đây liên tục xảy tình trạng vi phạm pháp luật gây ƠNMT nghiêm trọng, bất kể sự
tồn tại của các quy định của pháp luật và sự quản lý của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của

doanh nghiệp gây ra là tấm gương phản chiếu trung thực về ý thức bảo vệ môi trường
hiện nay của doanh nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp về TNBTTH
do ô nhiễm mơi trường gây ra vẫn cịn kém, cịn thờ ơ và mang tính đối phó, chỉ khi
có vụ, việc ô nhiễm môi trường xảy ra và bị phát hiện, chứng minh thì doanh nghiệp
mới nhận lỗi và phải chấp nhận thương lượng bồi thường với người bị thiệt hại, tuy
nhiên mức bồi thường cũng chưa tương xứng với hành vi vi phạm. Về phía các cơ
quan nhà nước thì hoạt động quản lý cịn mờ nhạt khơng hiệu quả, không hỗ trợ được
nhiều cho người bị thiệt hại trong việc hướng dẫn, tổ chức khiếu kiện và giải quyết
yêu cầu TNBTTH do ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây ra. Mặc dù có những
cố gắng nhất định nhưng các cơ quan nhà nước trong thực hiện chế định này còn
nhiều bất cập và hạn chế nên chưa tạo ra được niềm tin từ phía người dân, trong khi


ix

nhận thức của chính những người bị thiệt hại vẫn chưa thực sự được nâng cao, nhất
là việc tự trang bị cho mình những kiến thức về bồi thường thiệt hại là rất là ít, việc
tự chứng minh thiệt hại để u cầu BTTH là rất khó. Chính vì vậy mà học viên đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và thực trạng áp dụng tại Việt Nam” làm
đề tài luận văn cao học để mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu và hoàn thiện
pháp luật về TNBTTH do gây ƠNMT của doanh nghiệp hiện nay.
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của

doanh nghiệp tại Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi và bức xúc trong dư luận xã hội
hiện nay, là vấn đề về ô nhiễm môi trường. Mà chủ yếu là do các hoạt động sản xuất,
các phương tiện tham gia giao thông và rác thải sinh hoạt. Theo ước tính, trong tổng
số 183 khu cơng nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu cơng nghiệp chưa có hệ
thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đơ thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải
rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể
đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm
dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các
sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm trong năm 2016 là trường
hợp cá chết hàng loạt ở Việt Nam ở dọc miền trung hay còn gọi là Sự cố Formosa.
Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, khơng ít doanh nghiệp đã vi phạm
quy trình khai thác, góp phần gây ơ nhiễm mơi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống
xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh
hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong cơng tác quản lý bảo vệ môi
trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại mơi trường.
Có nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm bảo vệ mơi trường,
ngăn chặn và hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Trong đó các biện pháp pháp lý
với nội dung chính là chế tài trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do gây ơ nhiễm,
suy thối môi trường đã và đang được các nước trên thế giới và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm. Pháp luật Việt Nam đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật Dân sự năm 2015,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Các quy định của pháp luật, bước đầu đã tạo cơ
sở pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường yêu cầu

bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra nhằm bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô


2
nhiễm mơi trường hiện vẫn cịn dừng lại ở mức quy định chung, mang tính ngun
tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi làm
ô nhiễm môi trường gây nên trên thực tế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân, theo quy định của pháp luật, người dân phải tự thu thập các chứng cứ về
hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường của người gây thiệt hại và tự xác định mức
độ thiệt hại của mình để khởi kiện địi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế,
người dân khó có thể tự thu thập được chứng cứ do khơng có đủ thời gian, tài chính,
trang thiết bị cũng như trình độ. Điều này ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của họ.
Việc xác định giá trị và mức tính bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản là rất khó
khăn, đặc biệt là mức tính bồi thường thiệt hại về tinh thần, tính mạng bị xâm hại do
hành vi gây ô nhiễm môi trường tạo ra như: trong năm 2019, vụ cháy nhà máy Rạng
Đơng, người dân Hạ Đình địi đền bù 1 tỷ/lít máu nhiễm thủy ngân. u cầu này rất
khó để chứng minh đó là thiệt hại thực tế, và người dân cũng khơng có cơ sở để chứng
minh, vì vậy doanh nghiệp đã từ chối TNBTTH cho người dân.
Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây ra trên diện rộng và
ảnh hưởng tới nhiều chủ thể bị thiệt hại. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện
nay, người dân khơng có quyền được khởi kiện tập thể để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân do các hành
vi vi phạm pháp luật về môi trường là rất đa dạng với nhiều diễn biến phức tạp, vì
vậy để xác định chính xác các thiệt hại cũng như giá trị của các vụ việc là rất khó
khăn. Bên cạnh đó, các quy định về xác định thiệt hại và ấn định mức bồi thường thiệt
hại trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa cụ thể, mang tính nguyên tắc. Điều này dẫn
đến tình trạng mỗi Thẩm phán hiểu và áp dụng khác nhau, cách giải quyết thiếu nhất
quán, chưa có sự thống nhất, do đó quyền, lợi ích của các chủ thể chưa được đảm
bảo, nhiều trường hợp người gây thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại không

thỏa đáng… Tuy vậy, lại chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun về vấn đề này
để góp phần đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm bồi thường


3
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp – một số vấn đề pháp lý và
thực trạng áp dụng tại Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học. Việc nghiên cứu đề
tài trên một cách có hệ thống về vấn đề lý luận cơ bản, cũng như đánh giá một cách
toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do làm ơ
nhiễm mơi trường của doanh nghiệp sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bước pháp luật
về bồi thường thiệt hại do làm ơ nhiễm mơi trường góp phần bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định BTTH đã được nhiều nhà khoa học
pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau.
Ở nước ngồi có các cơng trình của một số tác giả về các vấn đề liên quan đến
đề tài này như: Viet Nam Forest Protection And Development Fund, “Newsletter
Payment for Forest Environmental Services”,2016; International Union For
Conservation of Nature (IUCN), “Application of the ecosystem, Approach to
Wetlands in Vietnam”, 2008; ....
Ở nước ta có một số chuyên đề nghiên cứu và bài viết liên quan đến nội dung
của đề tài như: “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của Vũ Thu Hạnh, 2004;
“Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam” Luận
văn cao học của thạc sỹ Chu Thu Hiền, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
2011; “Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây
ra”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của Mai Thị Anh Thư, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; “Lượng giá thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường

gây ra”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Chiến lược và Chính sách tài
nguyên môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, 2008; “Trách nhiệm
pháp lý dân sự trong lĩnh vực môi trường”, Đề tài nghiên cứu khoa học do Viện
Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện, 2002; “Ơ nhiễm mơi trường
biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn”, của Tiến sĩ. Nguyễn Hồng Thao; “Trách


4
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại
Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội,
2007; “Bồi thường thiệt hại về môi trường”, thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường; “Lỗi
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, của Tiến sĩ. Phùng Trung Tập
- Trưởng bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, đăng
trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, 2004; “Bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm, suy
thối mơi trường”, của Tiến sĩ Vũ Thu Hạnh, đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, số
3(40), 2007. Ngồi ra, cịn có một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả làm công
tác giảng dạy, nghiên cứu, xây dựng pháp luật về vấn đề này và một số lĩnh vực liên
quan như bài viết: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực mơi trường” của
Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Hữu Nghị.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến TNBTTH do ơ
nhiễm mơi trường nói chung, chưa phân tích, tiếp cận ở góc độ cụ thể là TNBTTH
do gây ÔNMT của chủ thể doanh nghiệp gây ra. Bên cạnh đó, thời gian nghiên cứu
của các cơng trình trên là trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực, vì vậy một số nội
dung pháp luật đã thay đổi. Vì vậy khi lựa chọn đề tài để nghiên cứu, tác giả mong
muốn sẽ có cái nhìn hồn thiện, đầy đủ hơn về TNBTTH do gây ÔNMT của một chủ
thể riêng biệt là doanh nghiệp, qua đó nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật về
nội dung này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về TNBTTH
nói chung, và pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp và thực tiễn

thực hiện pháp luật về TNBTTH do ÔNMT gây ra của doanh nghiệp tại cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp gây ÔNMT và người bị thiệt hại trong thời gian qua, luận văn đề
xuất những kiến nghị nhằm:
+ Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH
nói chung và TNBTTH do ƠNMT của doanh nghiệp nói riêng.


5
+ Đề xuất các kiến nghị nhằm tháo gỡ, khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động áp dụng pháp luật về TNBTTH do gây ô nhiễm môi trường của doanh
nghiệp tại Việt Nam
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần làm sáng tỏ các nhiệm
vụ sau:
+ Đưa ra các khái niệm, đặc điểm cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
làm ơ nhiễm mơi trường.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do làm ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.
+ Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu
TNBTTH do hành vi vi phạm pháp luật làm ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh gây nên. Nghĩa là chỉ nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp trong q trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh đã có những hành vi vi phạm pháp luật môi trường, xâm hại các quan hệ
xã hội được pháp luật môi trường bảo vệ mà không nghiên cứu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi trường do tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người.
Thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn 2016-2018.
Không gian nghiên cứu: Do thời gian và tính chất phạm vi đề tài nên tác giả chỉ

tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
phương pháp luận duy vật biện chứng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thu thập thông tin;


6
phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phương pháp dự
báo. Cụ thể:
Tại chương 1: tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp
tổng hợp để thu thập các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài trong các cơng trình
nghiên cứu trước đây, báo, tạp chí, sách tham khảo, tạp chí khoa học, các trang web.
Tại chương 2: phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp
quy nạp, tổng hợp được sử dụng để phân tích thực trạng quy định của pháp luật, thực
tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do gây ÔNMT của doanh nghiệp
Tại chương 3: Trên cơ sở thực tiễn quy định của pháp luật và thực hiện pháp
luật, luận văn sử dụng phương pháp dự báo để đưa ra các kiến nghị, giải pháp để hoàn
thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTTH
do gây ÔNMT của doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô
nhiễm môi trường của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của
doanh nghiệp tại Việt Nam



7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, khơng
thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì
chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu
quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là BTTH.
Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của Luật
tư như hiện nay thì trách nhiệm BTTH đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều
giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản
của trách nhiệm BTTH như sau1:
Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội cịn chưa
được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền lợi
được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay lấy
tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ tư nhân phục thù.
Trong giai đoạn thứ hai, người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc
hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được gọi là chế độ thục
kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 1) Khi chưa có sự can thiệp
của pháp luật, các bên tự thoả thuận với nhau về tiền chuộc, đó là chuộc lỗi tự nguyện;
2) Nhờ sự can thiệp của chính quyền, các bên tranh chấp bắt buộc phải giải quyết
tranh chấp bằng cách trả cho nhau số tiền chuộc lỗi theo ngạch giá do pháp luật quy
định, đó là chế độ thục kim bắt buộc. Tiền thục kim này có thể coi như vừa là một
hình phạt, vừa có tính chất bồi thường thiệt hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật

Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo, quyển 2, nghĩa vụ và khế ước, in lần 1, 1963,

Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, tr. 437 và cuốn Từ điển Bách khoa toàn thư
1


8
La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế độ tự ý thục kim sang bắt buộc thục kim.
Giai đoạn thứ ba, chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự.
Chính quyền, trước hết là sự can thiệp để trừng phạt những tội phạm chỉ liên quan
đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Sự can thiệp này rất cần thiết, vì nếu
khơng có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm pháp này khơng được chú ý tới
vì khơng làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tư nhân. Sự can thiệp của chính quyền
dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp liên quan đến quyền lợi của các cá nhân
như các vụ ẩu đả, trộm cắp. Về phương diện hình sự, cá nhân mất hết quyền phục thù
và chỉ còn quyền xin bồi thường tổn hại của mình về dân sự.
Ở Việt Nam2, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm BTTH là một loại trách
nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự cơng. Vì vậy, các
điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hồng Việt
Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoản trách nhiệm về luật hình ví dụ:
Điều 582 Quốc triều hình luật đã quy định “Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và
cắn người mà cách làm hiệu và ràng buộc không đúng phép – (theo đúng phép vật
nào hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người
thì phải cắt hai tai)- hay là chó dại mà khơng giết thì người chủ phải phạt 60 lượng.
Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị thương thì phải tội q thất. Nếu cố ý thả ra để
làm cho người chết hay bị thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh
chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là người cố
trêu trọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ khơng phải tội”. Tuy
nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định sự bồi
thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, điều 468 Quốc triều hình luật đã
quy định sự ni bảo cơ. Thí dụ: đánh bị thương bằng chân tay thì phải ni 10 ngày,
bằng vật khác thì phải ni 20 ngày, bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sơi, lửa, thì

phải ni 40 ngày, đánh gãy xương thì phải ni 80 ngày… Nhưng ngồi những trường
hợp đặc biệt, Cổ luật Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân

2

Nguyễn Minh Oanh, 2010, “Trách nhiệm BTTH và phân loại TNBTTH”, Thông tin pháp luật dân sự


9
sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự.
Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm BTTH được quy định và điều chỉnh bởi Luật
tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước.
Ở Việt Nam, BTTH hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó người
có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình
gây ra.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo
đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác
phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
1.1.2. Đặc điểm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngồi
những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến
hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà
nước… thì TNBTTH cịn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Một là về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự
và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người
khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài
sản do Luật Dân sự điều chỉnh, dựa trên nền tảng từ những nguyên tắc chung của
Hiến pháp3 và các nguyên tắc cơ bản được quy định trong BLDS.
- Hai là về cơ sở hình thành: được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hợp pháp

giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật, xuất hiện khi có sự kiện gây thiệt hại
do hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc hành vi trái pháp luật thì người gây thiệt hại phải
bồi thường cho những thiệt hại đó.
- Ba là về khách thể của quan hệ bồi thường thiệt hại: lợi ích mà các bên hướng

3

Điều 20, 30 Hiến pháp năm 2013


10
tới trong quan hệ BTTH là bao giờ cũng mang tính chất tài sản, bù đắp những tổn thất
cho người bị thiệt hại. Do đó những thiệt hại về tinh thần nhưng cũng được xác định
theo quy định của pháp luật để bù đắp cho người bị thiệt hại.
- Bốn là về chủ thể có nghĩa vụ bồi thường: Ngồi người trực tiếp có hành vi
gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác
đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ,
pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong
trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…
- Năm là về hậu quả pháp lý: trách nhiệm BTTH luôn mang đến một hậu quả
bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho
người khác thì tổn thất đó phải tính tốn được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy
định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc
bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù khơng thể tính tốn được
nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho
người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp
khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại.
1.1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là những yếu tố, là cơ sở

để xác định trách nhiệm bồi thường, người được bồi thường và người phải bồi
thường… Theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phải hội tụ đủ 4 yếu tố: (1) Có thiệt hại xảy ra, (2) Có hành vi vi
phạm pháp luật, (3) Có lỗi của người gây thiệt hại, (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra.
1.1.3.1 Có thiệt hại xảy ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng là nhằm khơi phục tình trạng tài
sản cho người bị thiệt hại nên thiệt hại là yếu tố không thể thiếu được trong việc áp
dụng trách nhiệm này. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản


11
hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về
một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính tốn được
thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau
thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lịng
tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
1.1.3.2 Có hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông
qua hành động hoặc không hành động trái với quy định (yêu cầu) của pháp luật. Hành
vi này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại cho một hoặc nhiều chủ thể.
1.1.3.3 Lỗi của người gây thiệt hại
Lỗi là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với xã hội mà
nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua
các quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn
cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác
nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi
là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó
đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Khi phân tích lỗi, người

ta thường chia làm hai loại:
Lỗi cố ý: chủ thể bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của mình
sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu chủ thể này mong
muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu
họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của
họ là lỗi cố ý gián tiếp.
Lỗi vơ ý: chủ thể có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vơ ý nếu họ
khơng thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải
biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó. Nếu chủ thể


12
này cho rằng thiệt hại khơng xảy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vô ý cẩu thả;
nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vơ ý vì quá tự tin.
1.1.3.4 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại
xảy ra
Quá trình phát sinh, phát triển và chẩm dứt giữa các sự vật và hiện tượng bao
giờ cũng có mối liên hệ nội tại, trong đó, sự vật, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng kia. Có thể một sự vật, hiện tượng là nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều sự vật, hiện tượng khác, có thể nhiều sự vật, hiện
tượng cùng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, để
xác định chính xác người phải bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào cặp phạm trù:
Nguyên nhân và kết quả và tìm ra mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
xảy ra, trong đó, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tẩt yếu của hành vi trái pháp luật và
ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
1.2. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm
môi trường của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
của doanh nghiệp
Trên phạm vi thế giới cũng như tại Việt Nam, TNBTTH do gây ô nhiễm môi

trường được tiếp cận và được pháp luật ghi nhận với những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, môi trường cần được xem là một loại “tài sản đồng nhất”4 được xác
định bởi các giá trị khoa học, kinh tế và môi sinh. Gây hại đối với mơi trường chính
là gây hại đến các giá trị nêu trên. Nếu xem xét một cách chặt chẽ tác hại gây ra đối
với môi trường tự nhiên không khác gì tác hại gây ra đối với con người hay với tài
sản của con người thì chất lượng mơi trường bị suy giảm, bị xâm hại cũng cần phải
được bồi thường một cách thỏa đáng. Người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi
thường những tổn thất gây ra đối với môi trường. Trách nhiệm này trước hết được

4

Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, CIDA Canada, Bản tin Luật so sánh, số 1/2004.


13
hiểu là trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội của người gây hại cho mơi trường
vì họ đã xâm hại tới các điều kiện sống chung của con người. Tiếp đến mới là trách
nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể là nạn nhân của sự xâm hại đó, thể hiện qua
việc bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị hại. Hai
khía cạnh trên của trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường được xác định bởi
yếu tố khách thể của quan hệ pháp luật môi trường. Trong các quan hệ pháp luật mơi
trường, lợi ích mà các bên tham gia quan hệ hướng tới vừa có tính chất cơng (lợi ích
cơng) vừa có tính chất tư (lợi ích tư). Trong mọi trường hợp lợi ích công cộng, lợi ích
cộng đồng phải được ưu tiên bảo vệ. Điều này cũng có nghĩa là cần phải có sự phân
định giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên với trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản con người. Sự phân
định này nên được thể hiện qua các quy định về mức bồi thường, hình thức và phương
thức bồi thường. Chẳng hạn như đối với những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của
con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thối
mơi trường, giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận về mức bồi

thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Cịn thiệt hại đối với mơi
trường tự nhiên, người gây thiệt hại chỉ được lựa chọn các mức bồi thường, hình thức
bồi thường và phương thức bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, do quan hệ pháp luật trong lĩnh vực mơi trường có thể phát sinh giữa
các chủ thể mà không cần đến các cơ sở pháp lý làm tiền đề (như quan hệ hợp đồng
hay quan hệ công vụ), nên bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ
bảo vệ môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại
trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà
khơng cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự trùng hợp về một số nội dung
có liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các thỏa thuận hay cam
kết không làm ảnh hưởng đến căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường theo luật định. Nếu trách nhiệm BTTH trong hợp đồng bao giờ cũng được
phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng là
một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp


14
luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật
Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá
nhân và tổ chức khác.
Thứ ba, mơi trường có thể bị xâm hại từ 2 nhóm nguyên nhân: Một là, các
nguyên nhân khách quan tác động đến môi trường không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán... Những trường hợp này không
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với bất cứ tổ chức,
cá nhân nào; hai là, các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người gây ra từ việc
khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường hay từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ khác. Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường phát sinh khi có đủ các dấu hiệu cấu thành trách nhiệm pháp lý dân sự. Thậm
chí loại trách nhiệm này còn phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại khơng có lỗi.

Tại nhiều nước “trách nhiệm dân sự tuyệt đối” là loại trách nhiệm được áp dụng phổ
biến trong lĩnh vực môi trường.
Thứ tư, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mơi trường có mối quan hệ nhất
định với trách nhiệm khắc phục tình trạng mơi trường bị ô nhiễm. Thông thường,
trong các quan hệ pháp lý khác có liên quan đến bồi thường thiệt hại, người gây thiệt
hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra và được giải phóng khỏi quan
hệ với người bị hại. Nhưng trong lĩnh vực môi trường, người làm ô nhiễm môi trường
gây thiệt hại thường phải thực hiện đồng thời cả hai biện pháp: i) Khắc phục tình
trạng môi trường bị ô nhiễm; và ii) Bồi thường thiệt hại về mơi trường. Tác dụng
chính của biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường là hạn chế, ngăn chặn phạm vi
ảnh hưởng, khả năng lây lan ô nhiễm môi trường, đồng thời làm giảm nhẹ những thiệt
hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Tác dụng của bồi thường thiệt hại là bù đắp những
tổn thất về người, tài sản và những giá trị sinh thái đã bị mất. Trách nhiệm áp dụng
các biện pháp khắc phục ô nhiễm mơi trường mang tính chất là một biện pháp cưỡng
chế hành chính, do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định, cịn
bồi thường thiệt hại lại là một loại trách nhiệm dân sự có thể thỏa thuận và xác lập


×