Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thẩm quyền xét xử của tòa án việt nam đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỐ THỊ PHƯỚC HƯƠNG

THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC
VỤ ÁN DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Tp.Hồ Chí Minh, Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỖ THỊ PHƯỚC HƯƠNG

THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI
VỚI CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI

Chun ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã ngành: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÀNH QUỐC TUẤN

Tp Hồ Chí Minh, Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Ts. Bành Quốc Tuấn. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.
Đăklăk, năm 2018
Tác giả

Đỗ Thị Phước Hương

Đỗ Thị Phước Hương


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ
VỤ ÁN DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƢỚC NGỒI CỦA TỊA ÁN VIỆT NAM
1.1 Vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngoài ...................................................................... 5
1.1.2 Khái niệm vụ án dân sự .............................................................................. 5
1.1.2 Khái niệm vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài ........................................... 9
1.2 Thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi ..................................... 20
1.2.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử ................................................................... 20
1.2.2 Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế (dân sự có yếu tố nước
ngoài) và Phân biệt sự khác nhau giữa xung đột pháp luật và xung đột thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế............................................................................... 22

1.3 căn cứ quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có
yếu tố nước ngồi của Tịa án Việt Nam .................................................................. 23
1.3.1 Quyền khởi kiện ........................................................................................ 24
1.3.2 Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự .......................................... 25
1.3.3 Yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ................................................... 25
1.3.4 Tính đồng bộ của pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân
sự có yếu tố nưóc ngồi ..................................................................................... 26
1.4 Vai trị của thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi tại Tịa
án Việt Nam .............................................................................................................. 30
1.4.1 Cơ sở pháp lí bảo đảm quyền bình đẳng của cá nhân, tổ chức trước pháp
luật trong việc bảo vệ quyền lợi tại Tòa án ....................................................... 30
1.4.2. Cơ sở pháp lý bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp
luật tại Tòa án nhân dân ................................................................................... 30


1.4.3. Góp phần thúc đẩy q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ................ 31
1.5 Xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngoài của một số quốc
gia ............................................................................................................................. 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN
DẤN SỰ CĨ YẾU TỐ NƢỚC NGỒI CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM.
2.1 Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với các vụ án dân sự có
yếu tố nước ngồi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên...................... 36
2.1.1 Điều ước đa phương ................................................................................. 36
2.1.2 Điều ước song phương (hiệp định tương trợ tư pháp) ............................. 37
2.2 Xác định thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam đối với các vụ án dân sự có
yếu tố nƣớc ngồi trong các văn bản pháp luật Việt Nam ....................................... 42
2.2.1 Trong BLTTDS Việt Nam năm 2015 ........................................................ 42
2.2.2 Các văn bản pháp luật khác ..................................................................... 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................................

CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN HỒN
THIỆN PHÁP LUẬT THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
3.1 Thực trạng xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi của tịa án Việt
Nam .......................................................................................................................... 61
3.2 Những yêu cầu đặt ra từ thực trạng xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nƣớc
ngồi của Tịa án Việt Nam ...................................................................................... 64
3.2.1 Hồn thiện pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh sự
chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau trong hệ thống pháp luật. ............................. 64
3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự có yếu tố
nƣớc ngồi của Tịa án Việt Nam phải gắn liền với việc hoàn thiện các chế


định bổ trợ tƣ pháp, đảm bảo cho công dân thuận lợi trong việc thực hiện
quyền và tiếp cận công lý. ................................................................................. 65
3.3 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án dân sự
có yếu tố nƣớc ngồi bằng Tịa án............................................................................ 66
3.3.1 Sự phát triển nhu cầu cần giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi
bằng Tịa án trong q trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ............................ 66
3.3.2 Sức ép của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải nâng cao vị
thế của Tòa án Việt Nam trong giải xét xử dân sự quốc tế ............................... 67
3.4 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu
tố nƣớc ngoài ............................................................................................................ 68
3.5 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật xác định thẩm quyền xét xử của
tòa án trong xét xử dân sự quốc tế............................................................................ 70
3.5.1 Kí kết tham gia các điều ước quốc tế và hiệp định tương trợ tư pháp ..... 70
3.5.2 Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức ngành Tòa án .... 71
3.5.3 Ban hành các văn bản hướng dẫn trong xác định thẩm quyền xét xử dân
sự quốc tế. .......................................................................................................... 72
3.5.5 Khắc phục những hạn chế trong xây dựng văn bản ................................. 73

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 75
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

HĐTPTANDTC

Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lĩnh vực Tƣ pháp quốc tế, việc lựa chọn Tịa án có thẩm quyền cùng với việc
lựa chọn luật áp dụng và cơng nhận, thi hành phán quyết của Tịa án hoặc trọng tài nƣớc
ngoài đƣợc coi là những vấn đề cơ bản. Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay các quan hệ dân
sự, kinh tế, thƣơng mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngồi và việc giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài là một trong những vấn đề lý luận và thực
tiễn rất đƣợc quan tâm trong khoa học pháp lý vì những lý do sau:
Thứ nhất: Cơ chế pháp lý của việc giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế nói chung và
việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự quốc tế nói riêng là lĩnh vực phức tạp
cả về lý luận và thực tiễn. Bởi vì nó khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà luôn liên
quan đến quan hệ với nƣớc ngồi và có tính chất quốc tế.
Thứ hai: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào đời sống dân sự quốc tế.
Vì vậy, các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngồi nảy sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi các Tòa
án phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết của mình, đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra
nhanh chóng và đúng pháp luật. Mặt khác, các cá nhân, tổ chức Việt Nam khi tham gia
quan hệ dân sự quốc tế cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về thẩm quyền xét xử dân
sự quốc tế của Tòa án các quốc gia nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của
mình một cách tốt nhất.
Thứ ba, việc xác định thẩm quyền xét xử của một tòa án quốc gia đối với một vụ việc
dân sự có yếu tố nƣớc ngồi cũng tƣơng tự nhƣ việc xác định luật áp dụng, nó có ý nghĩa
đặc biệt trong việc giải quyết xung đột pháp luật ơ đây có nghĩa là xung đột về thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế giữa các quốc gia. Việc xác định thẩm quyền này dựa trên các cơ sở:
Điều ƣớc quốc tế, kí kết điều ƣớc quốc tế giữa các quốc gia (cụ thể là hiệp định tƣơng trợ
tƣ pháp giữa các quốc gia), pháp luật quốc gia.
Chính vì vậy, một khi có tranh chấp dân sự có yếu tố nƣớc ngoài xảy ra đƣợc khởi

kiện tại một quốc gia, viêc đầu tiên cần đặt ra là Tòa án có quyền thụ lí vụ án đó hay


2

không? Đây là một trong những nội dung quan trọng của Tƣ pháp quốc tế có giá trị thực
tiễn cao và vô cùng cần thiết trong hoạt động thực tiễn tịa án. Chính vì vậy tơi chọn thực
hiện đề tài ―Thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án dân sự có yếu tố
nƣớc ngồi‖.
2. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung một số vấn đề chính liên quan đến vấn đề lí luận xác định thẩm
quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi của tịa án Việt Nam với pháp luật
trong nƣớc từ đó đối chiếu với thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án Việt Nam
3. Mục tiêu
- Đƣa ra đƣợc các cách thức xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam
- Nêu lên thực trạng xác định thẩm quyền xét xử đối với vụ án dân sự có yếu tố nƣớc
ngồi tại Tòa án Việt Nam
- Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền Tịa án trong quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc
ngoài tại Việt Nam
- Đƣa ra đƣợc những bất cập của pháp luật Việt Nam trong cách xác định thẩm quyền
xét xử của Tòa án Việt Nam với các vụ án dân sự có u tố nƣớc ngồi.
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc xác định thẩm quyền với các vụ
việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tƣ pháp và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp cụ thể

Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài luận văn tác giả sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học truyền thống nhƣ: phƣơng pháp phân tích; phƣơng pháp tổng


3

hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn giải, quy nạp; thống kê số liệu;
tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những ngƣời làm công tác thực tiễn v…v. để thực
hiện những nội dung đã đặt ra.
5. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số cơng trình khoa học, bài viết hoặc tham luận đƣợc
công bố trên các sách chuyên khảo, tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc diễn
đàn khoa học đề cập đến vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án trong xét xử dân sự có
yếu tố nƣớc ngồi nhƣ:
Vềluận án tiến sĩ, luận văn cao học nghiên cứu về thẩm quyền của Tòa án trong tố tụng
dân sự hoặc tố tụng dân sự quốc tế ở các cơ sở đào tạo luật: Luận án tiến sĩ Luật học của
tác giả Lê Thị Hà (2003), Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ
thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Đồng
Thị Kim Thoa (2004), Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp dân sự có yếu
tố nước ngồi trong pháp luật Việt Nam và Thụy Điển - nhìn từ phương pháp tiếp cận so
sánh,Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học luật Hà Nội - Đại học Lund (Thụy
Điển)...
- Về một số bài viết khoa học:Nguyễn Trung Tín (2004), "Thẩm quyền của tòa án Việt
Nam giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi",Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr.
37-43; Nguyễn Bá Bình (2008), "Việc xác định thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng đối
với hợp đồng", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (5), tr. 9-15; Thái Công Khanh (2006), "Bàn
về thẩm quyền của tịa án giải quyết các vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi", Tạp chí
TAND, (5), tr.20-23. Bành Quốc Tuấn(2012),“Quyền thỏa thuận lựa chọn tòa án giải
quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28
(2012) 169-179. Nguyễn Văn Tiến, Bành Quốc Tuấn (2013), ―Một số kiến nghị góp phần

hồn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn
nhân và gia đình của cơ quan có thẩm quyền nước ngồi”, Tạp chí Khoa học pháp lý (04),
tr. 46-54… Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề trong xác định thẩm quyền xét


4

xử dân sự có yếu tố nƣớc ngồi của Tịa án Việt Nam chƣa đƣợc làm rõ, đặt biệt
BLTTDS2015 có nhiều điểm mới cần đƣợc làm rõ hơn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua việc tiến hành phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về quy
định trong xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi của Tòa án
Việt Nam và áp dụng thực tiễn trong xét xử tại Tòa án. Luận văn còn chỉ ra những
điểm còn bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành và đƣa ra một
số các giải pháp cần thiết để góp phần hồn thiện chính sách, quy định trong vấn đề
xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có u tố nƣớc ngồi của Tòa án Việt Nam
nhằm nâng cao trách nhiệm của Tòa án đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các đƣơng sự
tham gia tố tụng là ngƣời Việt mà còn là ngƣời nƣớc ngoài một cách kịp thời.
7. Kết cấu luận văn
Gồm ba chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung về thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố
nƣớc ngồi của Tịa án Việt Nam
- Chƣơng 2: Pháp luật về xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nƣớc
ngồi của tịa án Việt Nam
- Chƣơng 3:Một số giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử
vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi


5


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ
VỤ ÁN DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGỒI CỦA TỊA ÁN VIỆT NAM
1.1 Vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi
1.1.2 Khái niệm vụ án dân sự
Vụ án dân sự là những phát sinh từ tranh chấp dân sự. Mà tranh chấp dân sự “là những
bất đồng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ xã hội nhất định được
pháp luật điều chỉnh”1. Đây là cách hiểu phổ biến nhất hiện nay dƣới góc độ pháp lí. Theo
từ điển Tiếng Việt thì “Tranh chấp là việc giành nhau giằng co khơng rõ thuộc về bên
nào”2. Các tranh chấp trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú, vì chúng phát sinh từ
nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Có thể phân loại tranh chấp theo những tiêu chí
nhƣ sau:
- Căn cứ theo nội dung tranh chấp có thể chia thành tranh chấp hợp đồng, tranh chấp
bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp sỡ hữu trí tuệ, tranh chấp đất đai….
- Căn cứ vào quan hệ pháp luật có thể chia tranh chấp thành tranh chấp dân sự, tranh
chấp thƣơng mại, tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính.
Hiện nay trên thế giới quan niệm về tranh chấp dân sự rất khác nhau, nhƣ ở các nƣớc
theo hệ thống pháp luật Common Law (Thơng luật) nhƣ Anh, Hoa kì, Oxtraylia… thì tranh
chấp dân sự đƣợc hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm tranh chấp từ hoạt động dân sự và cả
các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh cũng nhƣ những tranh chấp liên quan
đến hoạt động kinh doanh. Chủ thể của tranh chấp dân sự cũng rất rộng, bao gồm nhƣng
chủ thể dân sự (những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật không nhằm mục đích kinh
doanh) và cả thƣơng nhân. Trong khi đó, hệ thống pháp luật các nƣớc theo truyền thống
pháp luật châu Âu lục địa nhƣ Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ… lại có sự phân biệt hoạt
động dân sự và hoạt động kinh doanh và thừa nhận sự tồn tại của pháp luật thƣơng mại bên
cạnh pháp luật dân sự. Theo đó, tranh chấp dân sự là những tranh chấp phát sinh giữa các
chủ thể dân sự và, hoặc không liên quan đến những hoạt động nhằm mục đích kinh doanh.
1
2

Nguyễn Hơp Tồn, Giáo trình Pháp luật đại cƣơng, NXB lao động – xã hội, Hà nội, 2004, Tr 262

Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Tr 1685


6

Nhìn chung hiện nay tranh chấp dân sự là một thuật ngữ mang tính ƣớc lệ và chƣa có quy
chuẩn chung cho thuật ngữ này.
Tại Việt Nam trƣớc sự ra đời của BLTTDS thì trong các văn bản trƣớc đó thì thuật
ngữ ―vụ án dân sự‖ đã đƣợc sử dụng để chỉ tất cả vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân.
Trong giai đọan từ 1945 đến trƣớc 1989 thuật ngữ vụ án dân sự đƣợc biết đến với các
khái niệm nhƣ ―việc hình‖ ―việc hộ‖ Tại Điều 65 Hiến pháp năm 1946 của nƣớc Việt Nam
dân chủ cộng hòa quy định: ―Trong khi xét xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để
hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nêu là việc
đại hình‖ hay khái niệm việc hộ quy định trong trong sắc lệnh số 13-SL ngày 24 tháng 01
năm 1946 về tổ chức tòa án và các ngạch thẩm phán đã quy định bao gồm ―các việc về dân
sự và thương sự‖ (Điều 3, Điều 17).3
Hay trong sắc lệnh số 85- SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về cải cách bộ máy tƣ pháp
và luật tố tụng, tại Điều 9 quy định: ―Tòa án nhân dân huyện họp thành hội đồng hòa gỉải
đề thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ
kiện mà theo pháp luật đương sự khơng có quyền điều đình‖. thuật ngữ ―việc kiện‖ dùng
để chỉ những việc kiện tụng, tranh chấp về quyền lợi giữa các bên yêu cầu. Trong giai
đoạn này bản chất của vụ án dân sự đã đƣợc chỉ rõ hơn so với giai đoạn trƣớc trực tiếp chỉ
ra đó là tranh chấp quyền lợi gữa các bên.
Giai đoạn 1960 đến 1989 thuật ngữ ―vụ án dân sự‖ cũng đã đƣợc đƣợc sử dụng và dần
dần hình thành để chỉ tất cả các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, tại Điều 1 quy định:‖Các Tòa án nhân dân là
những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hỏa. Tàa án nhân dân xét xử
những vụ án hình sự và dân sự để trừng trị những kẻ phạm tội và giải quyết những việc
tranh chấp về dân sự trong nhân dân... ”Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

3

Nguyễn Văn Tiến - Bành Quốc Tuấn(2011), Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi và

việc bảo vệ quyền dân sự tại cơ quan tư pháp Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động, Tr 10


7

năm 1989 sử dụng thống nhất thuật ngữ vụ án dân sự. Điều 10 Pháp lệnh đã xác định
thẩmquyền giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân rất rộng, bao gồm cả tranh
chấp dân sự và các việc dân sự trong các lĩnh vực dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động,
hợp đồng kinh tế... Trong giai đoạn này, vụ án dân sự đƣợc định nghĩa: “Là việc phát sinh
tại Tòa án, do cả nhân, pháp nhân, tổ chức xã hội khởi kiện, Viện kiểm sát khởi tố yêu cầu
tỏa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước, của tập thể hay của
người khác ”
Về mặt nội dung, thuật ngữ vụ án dân sự trong giai đoạn này đƣợc sử dụng để chỉ cả
những việc kiện dân sự và những việc dân sự khác, chƣa có sự phân biệt giữa khái niệm vụ
án dân sự và việc dân sự. Chính điều này đã dẫn đến hệ quả trong pháp luật tố tụng chƣa
có sự phân biệt giữa tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự. Tuy nhiên, ở góc độ lý luận
chúng ta có thể nhận thấy rằng giai đoạn này, tranh chấp dân sự đƣợc hiểu theo phạm vi rất
rộng, bao gồm các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự và cả các tranh chấp trong lĩnh vực
hơn nhân và gia đình, lao động, hợp đồng kinh tế, hành chính... Nói cách khác, vụ án dân
sự đƣợc hiểu bao gồm các tranh chấp xảy ra trong tất cả các quan hệ thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự theo nghĩa rộng.
Việc nhập nhằn chƣa phân biệt rõ hai thuật ngữ ―vụ việc dân sự‖ và ―vụ án dân sự‖
trong các văn bản pháp luật ở giai đoạn trƣớc đây kéo dài cho đến khi có sự ra đời của
BLTTDS 2004 có hiệu lực ngày 01/01/2005 lần đầu tiên hai loại vấn đề trong lĩnh vực dân
sự thuộc thẩm quyền xét của của tòa án đƣợc định nghĩa rõ ràng và cụ thể tại điều 1
BLTTDS 2004 nhƣ sau:―BLTTDS quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;

trình tự, thủ tục khởi kiện để tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đâv gọi chung là vụ án dân sự) và
trình tự, thủ tục u cầu để tịa án giải quyết các yêu cầu về dân sự; hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại tòa án...”

Với

quy định này, phạm vi điều chỉnh của BLTTDS 2004 là những vụ việc dân sự bao gồm vụ
án dân sự và việc dân sự. Vụ án dân sự là những vụ việc dân sự có tranh chấp về quyền lợi,


8

nghĩa vụ giữa cá nhân, tổ chức với nhau. Các tranh chấp gồm tranh chấp dân sự, tranh
chấp hôn nhân và gia đình, tranh chấp kinh doanh và thƣơng mại, tranh chấp lao động. Lần
đầu tiên, về mặt pháp lý, thuật ngữ ―vụ án dân sự‖ đƣợc sử dụng với một ranh giới rõ ràng
và phân biệt với ―việc dân sự‖. Đây là thời điểm cho thấy sự phân biệt rõ ràng giữa ―vụ án
dân sự‖ và ―vụ việc dân sự‖ sự ra đời của BLTTDS 2004 cụ thể hơn là điểu khoản quy
định về vụ án dân sự và vụ việc dân sự đã là một điểm sáng tiền đề để phân biệt đâu là vụ
án dân sự đâu là vụ việc dân sự.
Tiếp đến nay sự ra đời của BLTTDS 2015 có hiệu lực ngày 01/07/2016 thuật ngữ vụ
án dân sự vẫn đƣợc sử dụng và định nghĩa nhƣ trong BLTTDS 2004 khẳng định lại lần nữa
định nghĩa về vụ án dân sự và vụ việc dân sự đã đƣợc nêu trƣớc đó cụ thể quy định tại điều
1 BLTTDS 2015 nhƣ sau :‖Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản
trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tịa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa
án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án
giải quyết các việc về u cầu dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân

sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án…” Nhƣ vậy, trong BLTTDS 2015 vụ
án dân sự đƣợc định nghĩa là những tranh chấp quyền lợi, nghĩa vụ giữa cá nhân tổ chức
với nhau. Gồm có các tranh chấp dân sự, tranh chấp hơn nhân và gia đình, tranh chấp kinh
doanh và thƣơng mại, tranh chấp lao động và cũng đã định nghĩa về thẩm quyền của tòa án
từ Điều 26, 28, 30, 33 Chƣơng III BLTTDS 2015 về các tranh chấp hơn nhân và gia đình,
tranh chấp về kinh doanh và thƣơng mại, trạh chấp lao đơng.Tóm lại, quy định của
BLTTDS 2015 thì khái niệm vụ án dân sự đƣợc hiểu nhƣ sau đó là những mâu thuẫn, bất
đồng về quyền và lợi ích giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp
luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật kinh doanh thƣơng mại và quan hệ pháp luật
về lao động.


9

1.1.2 Khái niệm vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
Trong điều kiện hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra
ngày càng mạnh mẽ, các giao lƣu dân sự mà phạm vi của nó vƣợt ra khỏi phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia cả về nội dung quan hệ, phạm vi chủ thể, địa điểm thực hiện, thì việc
xuất hiện ngày càng nhiều các quan hệ xã hội có tính quốc tế là một xu thế tất yếu. Kéo
theo đó là các tranh chấp dân sự mà thẩm quyết xét xử khơng cịn thuộc về một Tịa án của
một quốc gia mà ngày càng mở rộng về không gian, thì việc pháp luật của mỗi quốc gia
phải có sự phát triển tƣơng thích với các quan hệ xã hội đó là nhu cầu tất yếu của đời sống
xã hội. Đó chính là các quy định của pháp luật về giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu
tố nƣớc ngồi.
Trƣớc năm 1997 đã có quy định về thẩm quyền tịa àn với vụ việc ly hơn có yếu tố
nƣớc ngồi trong Luật tổ chức Tịa án 1981. Tuy nhiên, thời điểm đó chƣa có văn bản hay
điều luật nào đề cập đến dấu hiệu nhận biết nhƣ thế nào là quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc
ngồi. Đến tận thời điểm 1997 chính phủ mới ban hành Nghị định 60 ngày 06/06/1997 đã
có quy định về dấu hiệu nhận biết quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngồi là:
- Có ngƣời nƣớc ngồi, pháp nhân nƣớc ngồi tham gia

- Căn cứ để xác lập, thay đổi chấp dứt ở nƣớc ngoài
- Tài sản liên quan đến qua hệ đó ở nƣớc ngồi
Tiếp theo đó là sự ra đời của BLTTDS 2004 là văn bản một trong những văn bản lớn
trong hệ thống văn bản pháp luật của nƣớc ta đã có quy định về vụ việc dân sự có yếu tố
nƣớc ngồi.Khoản 2 Điều 405 BLTTDS quy định:―Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là
vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt nam
định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sư là công dân, cơ quan, tể
chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đótheo pháp luật
nước ngồi, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sàn liên quan đến quan hệ đỏ ở nước ngoài‖
Điều khoản trên đƣa ra trong BLTTDS 2004 không đề cập trực tiếp đến định nghĩa của vụ
án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi mà đƣa ra ba dấu hiệu để nhận biết vụ án dân sự có yếu tố
nƣớc ngồi là


10

- Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là
ngƣời nƣớc ngoài. Tuy nhiên vấn đầ đặt ra ở đây là dùng từ ―người nước ngoài” đƣợc hiểu
nhƣ thế nào nó là nghĩa hẹp chỉ là cá nhân nƣớc ngoài hay là hiểu theo nghĩa rộng là bao
gồm cả cá nhân hay pháp nhân nƣớc ngoài
- Thứ hai, đối tƣợng của quan hệ dân sự là tài sản ở nƣớc ngoài. Nghĩa là các bên tham
gia vào quan hệ dân sự có thể cùng quốc tịch nhƣng tài sản liên quan đến quan hệ đó nằm
ở nƣớc ngồi. (ví dụ: hai cơng dân Nhật bản có tranh chấp về một ngôi nhà nằm trên lãnh
thổ Việt Nam).
- Thứ 3, sự kiện pháp lí là căn cứ xác lập thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nƣớc ngồi.
Điều này có nghĩa là các bên tham gia vào quan hệ dân sự có thể có cùng quốc tịch nhƣng
căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nƣớc ngồi. (ví dụ: hai cơng dân Nga kết
hơn tại Việt Nam.)
Chính vì là văn bản pháp lý đầu tiên nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong văn
bản nó có sự khơng đồng nhất với quy định trong Bộ Luật dân sự 2005 Đối chiếu quy định

tại khoản 2 Điều 405 BLTTDS 2004 với Điều 758 Bộ Luật Dân sự năm 2005 của nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dấu hiệu chủ thể nƣớc ngoài chúng ta thấy có sự
khác nhau giữa hai đạo luật. Điều 758 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: ―Quan hệ dân sự có
yếu tơ nước ngồi là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân
sự gịữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ đê xác lập, thay
đối, chẩm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đên quan hệ đó ở nước ngồi‖.Nhƣ vậy, phạm vi chủ thể nƣớc ngoài theo quy
định của Bộ Luật dân sự 2005 rộng hơn quy định của BLTTDS2004 vì bên cạnh ―đƣơng
sự là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt nam định cƣ ở nƣớc ngồi‖ cịn có thêm đƣong sự là
―cơ quan, tổ chức nƣớc ngồi‖. Có lẽ đây là sự khơng đồng nhất trong q trình lập pháp.
Sự ra đời của BLTTDS 2015 đã hoàn thiện hơn cho những thiếu sót vƣớng phải trong
BLTTDS 2004 về vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi. Mặc dù trong văn bản này vẫn chƣa
đƣa ra đƣợc định nghĩa cụ thể nhƣng các dấu hiệu nhận biết vụ án dân sự có yếu tố nƣớc


11

ngoài đƣợc nêu ra một cách toàn diện và cụ thể và đồng nhất với các văn bản khác hơn so
với BLTTDS 2004 trƣớc đây cụ thể trong khoản 2 điều 464 BLTTDS 2015 quy đinh :
“Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập,
thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của
quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Dấu hiệu thứ nhất, dấu hiệu về mặt chủ thể: Vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngồi là vụ
việc dân sự phải có ít nhất một trong các đƣơng sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nƣớc
ngoài. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất bởi thực tiễn cho thấy một số lƣợng lớn các quan

hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngồi tại Việt Nam là do dấu hiệu chủ thể nƣớc ngồi tham gia.
Chính vì vậy việc hiểu một cách chính xác thế nào là cá nhân, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài
một yêu cầu rất quan trọng trong việc xác định quan hệ dân sự cũng nhƣ vụ án dân sự có
yếu tố nƣớc ngoài.
Thứ nhất về cá nhân nước ngoài: Ở Việt Nam cá nhân nƣớc ngoài đƣợc hiểu rất rộng,
bao gồm ngƣời mang một quốc tịch nƣớc ngoài; ngƣời mang nhiều quốc tịch nƣớc ngồi;
ngƣời khơng mang quốc tịch nƣớc nào (gọi tắt là ngƣời khơng quốc tịch). Ngồi ra, thuật
ngữ ―cá nhân nƣớc ngồi‖ cịn đƣợc hiểu là cơng dân nƣớc ngồi. Trong pháp luật của
nhiều nƣớc trên thế giới có một nét đặt trƣng chung nhất là đều lấy dấu hiệu quốc tịch để
định nghĩa ngƣời nƣớc ngồi. Theo đó, ―cá nhân nƣớc ngồi‖ là ngƣời khơng có quốc tịch
của nƣớc nơi mà họ đang cƣ trú, làm việc. Quốc tịch luôn lá căn cứ pháp lý để xác định
ngƣời đó là cơng dân nƣớc nào hoặc là ngƣời khơng thuộc công dân nƣớc nào (ngƣời
không quốc tịch).
Khoản 1 Điểu 9 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật hơn nhân vả gia đình về quan hệ hơn nhân và
gia đình có yếu tố nƣớc ngồi quy định: “Người nước ngồi là người khơng có quốc tịch


12

Việt Nam, bao gồm cơng dân nước ngồi và người khơng quốc tịch”Khoản 2 Điều 9 Nghị
định này cịn quy định: “Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là cơng dân nước
ngồi và người khơng quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam”
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chủ thể cá nhân nƣớc ngồi
bao gồm:
-

Ngƣời có một quốc tịch nƣớc ngồi;

-


Ngƣời có nhiều quốc tịch nhƣng khơng có quốc tịch Việt Nam;

-

Ngƣời khơng có quốc tịch nào.

Trong nhóm chủ thể nƣớc ngồi là cá nhân chúng ta cịn cần chú ý đến nhóm chủ thể
―ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi‖. Đây là nhóm chủ thể tƣơng đối đặc biệt do
nguồn gốc hình thành cũng nhƣ những đặc điểm pháp lý về nhân thân của họ. Trong hệ
thống pháp luật Việt Nam hiện hành có nhiều văn bản điều chỉnh các quan hệ do nhóm chủ
thể này tham gia nhƣ Luật Đầu tƣ, pháp luật về nhà ở, pháp luật đất đai, BLTTDS 2015...
nhƣng văn bản pháp luật quy định tập trung địa vị pháp lý của nhóm chủ thể này là Luật
quốc tịch năm 2008.
Theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc
ngồi là cơng dân Việt Nam và ngƣời gốc Việt Nam cƣ trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở
nƣớc ngồi. Những ngƣời này có thể cịn hay khơng cịn quốc tịch Việt Nam.Khoản 4 Điều
3 Luật Quốc tịch 2008 quy định:"Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngồi, là người Việt
Nam đã từng có quốc tịchViệt Nam mà khỉ sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo
nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngồi―.
Nhƣ đã phân tích chủ thể ngƣời nƣớc ngồi là ngƣời khơng có quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi hiện nay có rất nhiều ngƣời vẫn còn mang quốc
tịch Việt Nam. Đây là vấn đề do lịch sử để lại và pháp luật Việt Nam đang cố gắng giải
quyết để góp phần đƣa cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngồi gắn bó chặt chẽ hơn với
cộng đồng ngƣời Việt Nam ở trong nƣớc và trong chừng mực nhất định họ là công dân
Việt Nam cần đƣợc hƣớng đến và bảo vệ.


13


Thứ hai chủ thể là cơ quan, tổ chức nước ngoài: Trong BLTTDS 2004 trƣớc đây
ngƣời nƣớc ngoài đƣợc hiểu là cá nhân nƣớc ngoài và pháp nhân nƣớc ngoài. Trong đó
pháp nhân nƣớc ngồi là một tổ chức đƣợc pháp luật quy định và có các quyền năng chủ
thể. Không phải bất kỳ tổ chức nào cũng đƣợc công nhận có tƣ cách pháp nhân. Chỉ những
tổ chức đƣợc thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định
hoặc tồn tại trên thực tế và đƣợc Nhà nƣớc cơng nhận thì mới có tƣ cách pháp nhân.
Theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005, pháp nhân phải là tổ
chức có đủ 4 điều kiện sau đây:
- Đƣợc thành lập một cách hợp pháp.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
minh đối với các ngĩa vụ tài chính.
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hiện nay theo BLTTDS 2015 thì một tổ chức có tƣ cách pháp nhân khi đáp ứng điều
kiện theo Khoản 1 Điều 74 BLDS 2015:” Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi
có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Theo dấn chiếu tại Điểm b Khoản 1 Điều 74 của bộ luật này thì pháp nhân phải có cơ cấu
tổ chức quy đinh theo Điều 83 BLDS 2015 nhƣ sau:
“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan
điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định
thành lập pháp nhân;
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của
pháp luật.”



14

Nhƣ vậy, việc công nhận một pháp nhân phải dựa trên cơ sở pháp lụât quốc gia. Tuy
nhiên, trong quá trình tham gia vào các quan hệ kinh tế thƣơng mại, phạm vi hoạt động của
pháp nhân không chỉ giới hạn trong lãnh thổ một quốc gia nó mang quốc tịch mà còn mở
rộng phạm vi sang nƣớc khác. Vậy pháp nhân nƣớc ngồi là pháp nhân khơng mang quốc
tịch của nƣớc sở tại. Nhƣ vậy có thể hiểu việc xác định một pháp nhân có phải là pháp
nhân nƣớc ngồi hay khơng trong quan hệ pháp lý quốc tế liên quan chặt chẽ đến vấn đề
quốc tịch pháp nhân.Hiện nay, pháp luật các nƣớc áp dụng nhiều nguyên tắc xác định quốc
tịch của pháp nhân.
- Theo pháp luật của Pháp, Đức và một số quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa khác, pháp nhân đật trung tâm quản lý ở nƣớc nào thì mang quốc tịch của nƣớc
đó, khơng phân biệt nơi đãng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân.4
- Pháp luật Anh - Mỹ, các nƣớc trong hệ thống Common Law, các nƣớc đang phát
triển ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh quy định quốc tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi đăng,
kỷ điều lệ của pháp nhân khi thành lập, bất kể nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của
nó.
- Pháp luật của một số nƣớc khác nhƣ Ai Cập, Xiry... lại quy định quốc tịch pháp nhân
tùy thuộc vào nơi trung tâm hoại động của pháp nhân, bất kể nơi đặt trụ sở chính hay nơi
đăng ký điều lệ pháp nhân khi thành lập. Những nƣớc này thƣờng là những nƣớc đang có
nhu cầu thu hút đầu tƣ nƣớc ngồi và muốn kiểm sốt hoạt động của các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.5
Ở Nga và Đông Âu quy định quốc tịch pháp nhân áp dụng hai nguyên tắc: Tùy thuộc
vào nơi thành lập pháp nhân và tùy thuộc vào nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân.6
Ở Việt Nam, từ trƣớc đến nay, thực tế các pháp nhân đƣợc thành lập theo pháp luật
Việt Nam đồng thời cũng đặt trụ sở và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.Những pháp nhân
đó đƣợc thừa nhận có quốc tịch Việt Nam. Theo Khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự
4
5
6


Giáo trình Tƣ pháp quốc tế (Đồn Năng chủ biên) Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994, tr. 98
Giáo trình Tƣ pháp quốc tế (Đồn Năng chủ biên) Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994, tr. 104
Giáo trình Tƣ pháp quốc tế (Đoàn Năng chủ biên) Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994, tr. 102


15

2015―Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành
lập” Nhƣ vậy, Bộ Luật Dân sự Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận nguyân tắc quốc tịch của
pháp nhân tùy thuộc vào nơi thành lâp pháp nhân. Tƣơng tự nhƣ thế, nhiều quy định trong
các văn bản pháp luật Việt Nam cũng sử dụng dấu hiệu nơi thành lập và đăng ký kinh
doanh để xác định quốc tịch pháp nhân.
Ngoài trong Bộ luật dân sự 2015 ra thì trong một số văn bản luật khác của Việt Nam
cũng đã thừa nhân dấu hiệu nơi đăng kí kinh doanh để xác định quốc tịch của tổ chức có tƣ
cách pháp nhân nhƣ: Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp Việt nam năm 2005 quy định:
“Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thể nơi doanh nghiệp
thành lập, đăng ký kinh doanh”.Hay tại khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp 2005 cũng
quy định: “Trụ sở chỉnh của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh
nghiệp; phải ở trên lãnh thồ Việt Nam,... ”
Khoản 1 Điều 16 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Thương nhân nước ngoài là
thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài
hoặc được phấp luật nước ngoài công nhận”.
Khoản 4 Điều 16 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì
được coi là thương nhân Việt Nam”
Khoản 1 Điều 6 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xun vã có đăng kí kinh doanh”. Thƣơng nhân là tổ chức kinh tế chính là các loại hình

doanh nghiệp.
Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày I5/11/2006 của Chính phủ quy
định cụ thể:"Pháp nhân nước ngồi là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước
ngoài”
Trên thực tế một số nhà nghiên cứu, thậm chí thẩm phán của một số Tịa án vẫn có ý
kiến cho rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi là pháp nhân nƣớc ngoài chỉ xét


16

ở góc độ vốn đầu tƣ thì rõ ràng các doanh nghiệp này có yếu tố nƣớc ngồi. Mặc dù nơi
thành lập và đăng ký hoạt động của pháp nhân đã đƣợc thừa nhận rộng rãi trong thực tiễn
pháp lý cũng nhƣ đã đƣợc một số văn bản pháp luật Việt Nam quy định dùng làm tiêu chí
xác định quốc tịch của pháp nhân. Điều này làm phức tạp thêm việc xác định yếu tố nƣớc
ngoài đối với các tranh chấp có doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi tham gia để phân
định thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Ngồi tổ chức nƣớc ngồi có tƣ cách pháp nhân thì quy định mới của Bộ luậtTố tụng
2015 thì chủ thể trong vụ án dân sự có yếu tố nƣớc ngồi khơng chỉ là cá nhân nƣớc ngồi
hay pháp nhân nƣớc ngoài nhƣ trong BLTTDS 2004 là chủ thể mà cịn có cơ quan, tổ chức
nƣớc ngồi. Có thể hiểu cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài nhƣ sau: cơ quan, tổ chức đƣợc hiểu
nhƣ sau. Đó là tập hợp ngƣời đƣợc tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm
một mục đích chung. Về cơ bản, Pháp nhân và cơ quan, tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân
có cơ cấu tổ chức gồm nhiều thành viên, có bộ máy hoạt động và mục tiêu hoạt động rõ ràng.
Các thành viên trong pháp nhân và tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân chủ yếu tham gia vào
các hoạt động một cách tự nguyện hoặc theo nhiệm vụ nhất định. Khi tham gia vào
hoạt động dân sự pháp nhân và tổ chức khơng có tƣ cách pháp nhân đều có quyền
hƣởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch. Cơ quan, tổ chức khi thực hiện
các hoạt động không chịu sự ràng buộc nhất định của pháp luật về tài sản, tƣ cách tham gia.
Tổ chức khi tham gia hoạt động dân sự thƣờng chỉ yêu cầu năng lực dân sự của cá nhân đại
diện tham gia thực hiện giao kết đó.

Theo Nghị định số 88/2012/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo
chí nƣớc ngồi, cơ quan đại diện nƣớc ngồi, tổ chức nƣớc ngồi tại Việt Nam thì khái
niệm cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài đƣợc định nghĩa tại Khoản 8,9 điều 2 nghị định này nhƣ
sau:
“Cơ quan đại diện nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ
quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài
được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam.


17

Tổ chức nước ngoài là cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
nước ngồi khác tại Việt Nam.”
Nhƣ vậy, theo pháp luật Việt Nam thì cơ quan nƣớc ngồi bao gồm các cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự của các tổ chức liên chính phủ và các cơ quan nƣớc ngồi đƣợc
ủy quyền tại việc nam. Đây có thể đƣợc hiểu là các cơ quan nhà nƣớc của các quốc gia khác
đặt tại Việt Nam. Theo đó tổ chức nƣớc ngồi trong quy định tại Nghị định số
88/2012/NĐ-CP thì tổ chức nƣớc ngoài là cơ quan đại diện của các tổ chức phi chính phủ và
các cơ quan khác tại Việt Nam, ví dụ nhƣ:Cao ủy Liên Hiệp quốc về ngƣời tị nạn United
Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR). Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc:
United Nations Childrens Fund (UNICEF). Chƣơng trình phát triển Liên Hiệp Quốc:
United Nations Development Programme(UNDP). Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên
Hiệp Quốc: United Nations Industrial Development (UNIDO)….
Cũng nhƣ pháp nhân nƣớc ngoài cơ quan tổ, tổ chức nƣớc ngồi là các cơ quan tổ chức
có quốc tịch nƣớc ngoài, thành lập theo pháp luật quốc tế. căn cứ theo khoản 4 điều 2 Nghị
định số 138/2006/ NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sựvềquan
hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài"Cơ quan, tổ chức nước ngoài" là các cơ quan, tổ chức
không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao
gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế”. Nhƣ vậy, các cơ
quan, tổ chức nƣớc ngoài nghĩa là các cơ quan, tổ chức khơng có quốc tịch Việt Nam, và

đƣợc thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài. Kể cả các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
quốc tế đƣợc thành lập theo pháp luật quốc tế.
Đối chiếu giữa Bộ luật dân sự 2015 với BLTTDS 2015 ta thấy có điều khác biệt trong
dấu hiệu xác định quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài khoản 2 điều 464 BLTTDS 2015
quy đinh :
“ Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;


18

b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập,
thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi;
c) Các bên tham gia đều là cơng dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của
quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.”
Và khoản 2 điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015
―Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngồi;
b) Các bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập,
thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.”
Ta có thể thấy đƣợc dấu hiệu nhận biết về chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc
ngồi trong BLTTDS 2015 có vẻ rộng hơn so với Bộ luật dân sự 2015 vì chủ thể trong
quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngồi trong BLTTDS 2015 khơng chỉ có cá nhân, pháp
nhân nƣớc ngồi mà cịn có cơ quan, tổ chức nƣớc ngồi tức là khơng chỉ là tổ chức nƣớc
ngồi có tƣ cách pháp nhân là chủ thể mà cịn có các cơ qua, tổ chức nƣớc ngồi nhƣ lãnh
sự qn, các tổ chức phi chính phủ… Cũng có thể là chủ thể trong quan hệ dân sự có yếu

tố nƣớc ngồi.
Dấu hiệu thứ hai,các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi: hay có
thể nói cách khác là sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật dân sự có phát sinh tranh chấp xảy ra ở nƣớc ngoài. Trong trƣờng hợp thứ hai này,
quan hệ pháp luật đã xảy ra mà các bên chủ thể đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhƣng sự việc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ đó lại ở nƣớc ngồi.
Tranh chấp phát sinh từ một quan hệ pháp luật mà căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam. Trong trƣờng hợp này sự kiện pháp lý xảy ra theo
quy định của pháp luật Việt Nam nhƣng nơi xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Loại


×