Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại của việt nam và đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 135 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đạI HọC BáCH KHOA Hà NộI

Nguyễn Hòa Bình

Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn
nguy hại của việt nam và đề xuất một số giải pháp
quản lý có hiệu quả

Luận văn thạc sỹ ngành công nghệ môi tr-ờng

Giáo viên h-ớng dẫn: TS. T-ởng Thị Hội

Hà nội - 2004


Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đạI HọC BáCH KHOA Hà NộI

Nguyễn Hòa Bình

Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn
nguy hại của việt nam và đề xuất một số giải pháp
quản lý có hiệu quả

Luận văn thạc sỹ ngành công nghệ môi tr-ờng

Hà nội - 2004
ơ



Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Lời cảm ơn

Bản luận văn này đ-ợc hoàn thành tại Viện Khoa học Công nghệ và Môi tr-ờng tr-ờng Đại học Bách Khoa Hà Nội
Để hoàn thành bản luận văn này, tác giả đà nhận đ-ợc sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô giáo, các anh chị và bạn bè đồng nghiệp. Tr-ớc hết tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đối với TS. T-ởng Thị Hội đà nhiệt tình trực tiếp h-ớng dẫn và tạo điều
kiện trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Khoa học Công nghệ
và Môi tr-ờng - Đại học Bách Khoa - Hà Nội đà giúp đỡ rất nhiều về các kiến thức
chuyên môn cũng nh- tạo điều kiện thuận tiện để tiếp cận và nắm vững các kiến thức
mới trong lĩnh vực chất thải rắn nguy hại.
Xin cảm ơn tập thể cán bộ phòng Kiểm soát Ô nhiễm Môi tr-ờng - Cục Bảo vệ
Môi tr-ờng và Trung tâm T- vấn Công nghệ Môi tr-ờng - Liên Hiệp các Hội khoa học
Kỹ thuật Việt Nam đà tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình cho tôi trong luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè đồng nghiệp
đà luôn động viên tôi hoàn thành tốt luận văn.
Hà nội, Ngày tháng

năm 2004

Tác giả

Nguyễn Hòa Bình


Luận văn tốt nghiệp cao học


Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Các chữ viết tắt trong luận văn

BOD

Nhu cầu ôxy sinh học

BKHCNMT

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi tr-ờng

BVTV

Bảo vệ môi tr-ờng

BVTV

Bảo vệ thực vật

CĐHH

Chất độc hóa học

CN

Công nghiệp

COD


Nhu cầu oxi hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại

DO

Nồng độ ôxi hòa tan

GTCC

Giao thông công chính

KCN

Khu công nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

NN

Nông nghiệp

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


MTĐT

Môi tr-ờng đô thị

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

ủy ban nhân dân


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Mục lục
Nội dung
Mở đầu

Trang
1
4

Ch-ơng I: Tổng quan về chất thải rắn nguy hại
I.1. Khái niệm và định nghĩa về chất thải rắn nguy hại

4


(CTRNH)
I.2. Phân loại các chất thải rắn nguy hại

5

I.3. Sự vận chuyển, tác động ảnh h-ởng của chất thải rắn

8

nguy hại tới môi tr-ờng và sức khỏe cộng đồng
I.3.1. Sự vận chuyển và tác động của chất thải nguy hại tới môi

9

tr-ờng
I.3.2. Các tác động của chất thải nguy hại tới sức khỏe cộng

20

đồng
I.4. Tình hình quản lý CTRNH ở n-ớc ngoài và một số công

29

-ớc quốc tế liên quan đến công tác quản lý CTRNH
I.4.1. Kinh nghiệm quản lý CTRNH ở n-ớc ngoài

29


I.4.2. Một số công -ớc liên quan đến công tác quản lý CTRNH

33
37

Ch-ơng II: Hiện trạng chất thải nguy hại và tình hình quản lý chất thải
rắn nguy hại ở Việt Nam
II.1. Ph-ơng pháp luận đánh giá hiện trạng và tình hình

37

quản lý CTRNH
II.1.1. Đối t-ợng nghiên cứu

38

II.1.2. Phạm vi nghiên cứu

38

II.1.3. Ph-ơng pháp nghiên cứu

38

II.2. Hiện trạng chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam

39

II.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại


39

II.2.2. Hiện trạng chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam

40

II.3. Tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

56

II.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chất thải nguy hại

60

II.3.2. Quản lý nhà n-ớc về chất thải nguy hại

62

II.3.3. Quản lý kỹ thuật

65

II.4. Dự báo phát sinh chất thải rắn nguy hại đến năm 2010

67


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng


II.4.1. Ph-ơng pháp dự báo

67

II.4.2. Tính toán hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại

69

II.4.3. Dự báo l-ợng chất thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn

72

quốc năm 2010
Ch-ơng III: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại
III.1. Tăng c-ờng năng lực của các chủ thể quản lý chất

87
87

thải nguy hại
III.1.1. Sắp xếp lại tổ chức quản lý

87

III.1.2. Quy hoạch các trung tâm khu vực xử lý CTNH

89

III.1.3. Lựa chọn định h-ớng công nghệ xử lý chất thải rắn nguy


93

hại trong thời gian tới ở Việt Nam
III.1.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hai

102

III.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý

102

chất thải nguy hại
III.2.1. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành một

102

hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý
CTNH
III.2.2. Tăng c-ờng và đa dạng hóa đầu t- bảo vệ môi tr-ờng

106

III.2.3. Tìm các giải pháp và nguồn vốn để tăng c-ờng đầu t-

107

cho công tác quản lý chất thải nguy hại.
III.2.4. Tạo các -u đÃi về thuế cho việc nhập khẩu các thiết bị


107

xử lý CTNH, các -u đÃi về đất đai cho quy hoạch các công
trình xử lý CTNH
III.2.5. áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi tr-ờng

108

III.2.6. Tăng c-ờng giáo dục, truyền thông môi tr-ờng và nâng

111

cao nhận thức về môi tr-ờng, tạo điều kiện để cộng đồng tham
gia quỹ bảo vệ môi tr-ờng.
114
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận

114

2. Kiến nghị

115
117

Tài liƯu tham kh¶o
Phơ lơc kÌm theo


Luận văn tốt nghiệp cao học


Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Danh mục biểu bảng

Bảng

Nội dung

Bảng I.1

Ưu nh-ợc điểm của mỗi thành tố phân loại chất thải nguy hại

Bảng I.2

Nồng độ các chất HCH và DDT trong đất, n-ớc, không khí
của mét sè khu vùc kho thc BVTV cị ë ViƯt Nam

Bảng I.3

Các triệu chứng bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật đ-ợc Vụ
Y Tế dự phòng điều tra tại 3 miền năm 1996

Trang
6
14
25

Bảng I.4


Bất th-ờng thai sản ở huyện U Minh tỉnh Minh Hải

27

Bảng I.5

Tình hình dị tật bẩm sinh trong gia đình cựu chiến binh

27

huyện Việt Yên - Hà Bắc
Bảng I.6

Tổng phát thải các hóa chất theo TRI: 1988-1994 (1000 tấn)

32

Bảng I.7

Hệ thống quản lý và các hoạt động trong quản lý chất thải

32

nguy hại của các n-ớc trong khu vực
Bảng II.1

Tổng l-ợng CTRNH trên địa bàn các khu vực kinh tế trọng

41


điểm miền Bắc, miền Trung và Miền Nam tính đến năm
1999 (tấn /năm)
Bảng II.2

Tổng l-ợng CTRNH phát sinh trên toàn quốc của các ngành

42

Bảng II.3

Các loại chất thải nguy hại th-ờng gặp trong rác thải sinh

53

hoạt
Bảng II.4

Địa điểm và số l-ợng chất CS tồn l-u tại một số tỉnh

54

Bảng II.5

Số l-ợng các cơ sở điều tra có CTRNH phân theo ngành nghề

70

trong cả n-ớc.
Bảng II.6


Nhân công lao động và CTRNH của các ngành công nghiệp

70

Bảng II.7

Hệ số phát thải CTNH của các ngành công nghiệp

71

Bảng II.8

Dự báo l-ợng CTRNH của 3 nguồn đặc thù trên địa bàn toàn

74

quốc năm 2010
Bảng II.9

Dự báo nhân công của một số ngành công nghiệp chính năm
2010

74


Luận văn tốt nghiệp cao học

Bảng II.10

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng


Dự báo l-ợng chất thải rắn nguy hại của các ngành công

75

nghiệp trong tr-ờng hợp không thay đổi công nghệ vào năm
2010
Bảng II.12

Dự báo l-ợng CTRNH của các ngành công nghiệp trên toàn

76

quốc năm 2010
Bảng II.13

Danh sách các tỉnh phân theo các vùng phát sinh chất thải

77

rắn nguy hại
Bảng II.14

Dự báo dân số, số gi-ờng bệnh và tỷ phần phát sinh CTRNH

77

của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả n-ớc năm 2010
Bảng II.15


Dự báo l-ợng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong công

84

nghiệp, trong sinh hoạt, y tế và nông nghiệp đến năm 20
Bảng III.1

Những quá trình xử lý hoá/lý phổ biến

96

Bảng III.2

Bảng các biện pháp hỗ trợ tài chính của Nhà n-ớc

110


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Danh mục hình vẽ

Ký hiệu

Nội dung

Hình 1


Đánh giá quá trình vận chuyển chất thải nguy hại vào môi tr-ờng

Trang
10

đất và ảnh h-ởng của chúng tới n-ớc mặt, n-ớc ngầm, môi tr-ờng
khí, cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ con ng-ời
Hình 2

Đánh giá quá trình vận chuyển CTNH trong môi tr-ờng n-ớc bề

14

mặt, trầm tích, n-ớc ngầm, môi tr-ờng khí và cây trồng vật nuôi [7]
Hình 3

Hình Đánh giá quá trình vận chuyển chất thải nguy hại trong môi

18

tr-ờng không khí [7]
Hình 4

Sơ đồ cơ chế tác dụng và tác hại của hoá chất, thuốc BVTV

25

Hình 5

Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải (theo ERM)


33

Hình 6

Quá trình phát sinh chất thải nguy hại trong ngành công nghiệp

40

Hình 7

Tỷ lệ % l-ợng phát sinh chất thải rắn nguy hại tại các vùng kinh tế

42

trọng điểm ở Việt Nam năm 1999
Hình 8

Tỷ lệ l-ợng chất thải rắn nguy hại của các ngành trên địa bàn toàn

43

quốc năm 1999
Hình 9

Biểu đồ diễn biến % l-ợng CTRNH theo các ngành sản xuất ở 31

44

tỉnh, thành phố điều tra thống kê giai đoạn I (năm 2003).

Hình 10

L-ợng CTRNH phát sinh ở một số vùng, thành phố ở Việt Nam

45

năm 1999 và 2003
Hình 11

Sơ đồ hiện trạng chất thải rắn nguy hại làng nghề tại một số tỉnh

56

trên địa bàn toàn quốc năm 2003
Hình 12

Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải

64

Hình 13

Tổng l-ợng CTRNH phát sinh tại các vùng trọng điểm

85

trên địa bàn toàn quốc
Hình 14

Sơ đồ các kỹ thuật giảm thiểu chất thải rắn nguy hại cho Việt Nam


93

Hình 15

Số doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn theo năm

95

Hình 16

Thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp trên

95

địa bàn toàn quốc
Hình 17

Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp

95


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Hình 18

Quy trình sản xuất xi măng tổng quan


98

Hình 19

Sơ đồ các kỹ thuật giảm thiểu chất thải rắn nguy hại cho Việt Nam

101

Hình 20

Quy trình sản xuất xi măng tổng quan

101

Hình 21

Sơ đồ xử lý dùng ph-ơng pháp ổn định hóa/hóa rắn

101

Hình 22

Thứ bậc -u tiên trong quản lý chất thải rắn

113


Luận văn tốt nghiệp cao học


Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Mở đầu
Để thực hiện mục tiêu chiến l-ợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc đến năm
2020, việc phát triển công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung và các khu
chế xuất có một ý nghĩa quan trọng. Bên cạnh những lợi ích kinh tế đem lại cho xà hội,
các khu công nghiệp này đà sản sinh ra một l-ợng các chất thải khổng lồ gây ô nhiễm
không khí, nguồn n-ớc, ô nhiễm đất và phá huỷ môi tr-ờng sống, làm mất tính đa dạng
sinh học, tính cân bằng của hệ sinh thái và có ảnh h-ởng tiêu cực đến sức khoẻ con ng-ời.
Chúng ta biết rằng, trong các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động phát triển
hiện nay, đáng chú ý nhất là chất thải rắn nguy hại (CTRNH).
Hầu nh- toàn bộ các quá trình sản xuất công nghiệp đều tiềm ẩn các nguy cơ gây
tác động xấu đến môi tr-ờng và sức khoẻ con ng-ời, trong đó nguy cơ lớn nhất phải kể
đến là các hoá chất, các chất thải nguy hại. Do vậy, cần phải quan tâm đến xử lý các
chất thải nguy hại một cách an toàn, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý các quá
trình sản xuất tạo ra các chất thải nguy hại một cách thích hợp để đảm bảo an toàn của
ng-ời lao động nói riêng và cộng đồng nói chung. Điều này chẳng những đem lại
những thành quả cao trong sự phát triển công nghiệp mà còn không gây ra những ảnh
h-ởng tiêu cực đến môi tr-ờng.
Theo kết quả thống kê của Cục Môi tr-ờng [9] (nay là Cục Bảo vệ Môi tr-ờng)
năm 1999 l-ợng chất thải rắn nguy hại phát sinh trên địa bàn toàn quốc là 152.000
tấn/năm. L-ợng chất thải này có xu thế ngày càng tăng cùng với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc, năm 2003 chỉ tính riêng l-ợng CTRNH trên địa
bàn 31 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc l-ợng chất thải rắn nguy hại tăng lên tới
206.349,48 tấn/năm [12]. Từ những thực tế đó, trong những năm gần đây, các cơ
quan quản lý Nhà n-ớc và Bảo vệ Môi tr-ờng ở n-ớc ta đà quan tâm nhiều đến việc
quản lý và xử lý chất thải nguy hại, ví dụ nh-: xây dựng và ban hành chiến l-ợc quản
lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và Quy
chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ t-ớng Chính Phủ ký quyết định ban hành. Bên
cạnh đó đà có một số công trình đ-ợc đầu t- nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp

1


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

tốt nhất, phù hợp nhất để quản lý và xử lý CTNH, trong đó có chất thải rắn nguy hại.
Tuy vậy tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại ë n-íc ta hiƯn nay vÉn cßn nhiỊu
bÊt cËp, ch-a kiểm kê nắm vững đ-ợc toàn bộ các nguồn thải cũng nh- l-ợng
chất thải sinh ra, ch-a có hệ thống hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý CTNH, ch-a xây dựng đ-ợc các trung tâm xử lý tập trung các loại
CTRNH, tình trạng tiêu huỷ chất thải nguy hại còn tuỳ tiện đang là một trong
những nguy cơ gây ô nhiễm môi tr-ờng.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài: Điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất
thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý có hiệu quả là
hết sức cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay. Điều này góp phần tăng
c-ờng hệ thống quản lý môi tr-ờng, đồng thời thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế xà hội trên đất n-ớc ta một cách bền vững.
Mục tiêu chính của luận văn:
Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại của Việt Nam, trong đó tập
trung chủ yếu vào việc đánh giá tình hình phát sinh CTRNH công nghiệp, y tế, sinh
hoạt, nông nghiệp và một số làng nghề đánh giá tình hình công tác quản lý CTNH, từ
đó đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi để quản lý CTNH trên toàn quốc,
góp phần phát triển bền vững đất n-ớc trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Luận văn đà sử dụng các ph-ơng pháp sau:
- Ph-ơng pháp điều tra thực tế
- Ph-ơng pháp kế thừa truyền thống
- Ph-ơng pháp đánh giá nhanh
- Ph-ơng pháp đánh giá tác động môi tr-ờng
- Ph-ơng pháp chuyên gia

- Ph-ơng pháp dự báo
Luận văn đà đ-a ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình phát sinh CTRNH và
quản lý chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam, đà thể hiện rõ những thành tựu đà đạt đ-ợc
cũng nh- những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý của Nhà n-ớc, của chính phủ
2


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

đối với CTNH nói chung và chất thải rắn nguy hại nói riêng. Đồng thời cũng thể hiện
đ-ợc những ý t-ởng mới trong việc đề xuất các giải pháp quản lý CTNH, đà đ-a ra
những giải pháp hữu hiệu và cã tÝnh kh¶ thi cao trong viƯc xư lý CTRNH, .
Luận văn bao gồm 3 ch-ơng, các bảng biểu hình vẽ và các sơ đồ, đồ thị, các phụ lục
kèm theo. Cấu trúc của luận văn nh- sau:
Mở đầu
Ch-ơng I:

Tổng quan về chất thải rắn nguy hại

Ch-ơng II:

Hiện trạng chất thải rắn nguy hại và tình hình quản lý chất thải
rắn nguy hại ở Việt Nam

Ch-ơng III:

Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại


Kết luận và kiến nghị

3


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Ch-ơng I

Tổng Quan về chất thải Rắn nguy hại
I.1. Khái niệm và định nghĩa về chất thải rắn nguy hại (CTRNH)
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam đà đ-a nền kinh tế ngày
càng phát triển, nh-ng đồng thời chính nó cũng để lại cho môi tr-ờng Việt Nam một
l-ợng chất thải ngày càng nhiều, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại cũng sẽ đ-ợc tăng
lên, đ-a lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho thiên nhiên và con ng-ời.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về chất thải rắn nguy hại. Theo quan niệm
phổ biến nhất thì chất thải rắn nguy hại là chất có chứa một chất (hoặc các chất) có
tính nguy hại và có thể gây nguy hại trực tiếp hay gián tiếp cho sức khoẻ của con ng-ời
hoặc môi tr-ờng.
Tuy nhiên, d-ới góc độ của nhà quản lý Nhà N-ớc về bảo vệ môi tr-ờng, đồng thời
cũng là mục tiêu của luận văn thì cần có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về chất
thải rắn nguy hại. Chính vì vậy, tác giả chọn định nghĩa về chất thải rắn nguy hại
theo Quy chế quản lý chất thải rắn nguy hại (ban hành theo quyết định số
155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ t-ớng Chính phủ). Theo Quy
chế này thì chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có chứa các chất hoặc hợp
chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ
độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm..) hoặc t-ơng tác với các chất khác gây nguy hại
cho môi tr-ờng và cho sức khoẻ con ng-ời".

- Các chất thải nguy hại có tính chất cháy nh- các cặn dầu mỡ thải trong sản
xuất công nghiệp.
- Các chất thải nguy hại có tính chất ăn mòn nh- các chất thải có chứa các
axít, bazơ phát sinh trong quá trình chuẩn bị bề mặt và đánh bóng kim loại
trong các ngành điện, điện tử, cơ khí,
- Các chất thải nguy hại có tính chất ngộ độc nh- các chất thải có chứa
Xianua, chất thải bùn cặn kim loại tạo thành từ trong quá trình tinh luyện
khoáng sản, thuộc da, mạ kim loại, bồi vải

4


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

- Chất thải nguy hại có tính chất lây nhiễm nh- các chất thải phát sinh từ lĩnh
vực y tế, nh- bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, có thể nói, hầu hết các họat
động phát triển đều có thể phát sinh chất thải nguy hại có tính chất lây nhiễm
ví dụ nh- amiăng.v.v..
I.2. Phân loại các chất thải rắn nguy hại
Theo các tài liệu của ERM (Environmental Resources management) và nhiều tài liệu
tham khảo khác cho thấy: hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều hệ thống phân loại chất
thải nguy hại. Tuy nhiên, cơ sở phân loại của các hệ thống này th-ờng dựa vào một
hoặc một số thành tố nh- sau:
* Bản chất của nguồn thải
* Các nguồn thải "phi đặc thù"
* Chất thải công nghiệp
* Nguồn thải đặc thù
* Phân loại theo loại nguy hại

* Phân loại theo mức độ nguy hại
*Phân loại theo nhóm hoá học
* Phân loại theo thành phần hoá học ban đầu
* Phân loại theo tình trạng vật lý:
Ví dụ nh-:
- Phân loại theo b¶n chÊt cđa ngn th¶i ng-êi ta cã thĨ phân ra các loại:
+ Chất thải nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình
+ Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp
+ Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động th-ơng mại
+ Chất thải nguy hại phát sinh các bệnh viện, trung tâm y tế,
- Phân loại chất thải nguy hại theo nguồn thải phi đặc thù: Cách phân loại
này chủ yếu tập trung vào bản chất của đơn vị sản sinh ra chất thải nh-:
+ Chất thải nguy hại phát sinh từ khâu sản xuất, pha chế hoặc phân phối sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp
+ Chất thải nguy hại phát sinh từ khâu sản xuất, pha chế d-ợc phẩm trong
ngµnh y tÕ,...
5


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

- Hoặc phân loại chất thải nguy hại có thể phân ra theo các loại nh- (độc hại, đễ
cháy, đễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,). Hoặc có thể phân loại chất thải nguy hại
theo mức độ độc hại của chất thải nh- rất độc, độc hại và ít độc hại.
- Phân loại chất thải nguy hại theo tính chất vật lý có thể phân ra các loại nh-:
đạng lỏng, đạng rắn, dạng khí,..
Nói chung mỗi thành tố phân loại trên đều có những -u điểm, nh-ợc điểm riêng của
nó. Cụ thể (xem bảng I.1).

Bảng I.1: Ưu nh-ợc điểm của mỗi thành tố phân loại CTNH
TT

Tên thành tố

Đặc điểm của thành

phân loại

tố phân loại

Ưu điểm

Nh-ợc điểm

Xác định đ-ợc bản Chỉ ra đ-ợc trách nhiệm Không biết đ-ợc
chất của vị trí, nơi đối với việc thu gom và bản chất và thành
1

Bản chất của
nguồn thải

phát sinh ra nguồn quản lý chất thải

phần của chất thải

thải nh- hộ gia đình,
công nghiệp, bệnh
viện,...


2

3

Nguồn thải
phi đặc thù

Chất thải
công nghiệp

Tập trung vào bản Có tác dụng cảnh báo Không biết đ-ợc
chất của các đơn vị về thành phần tiềm tàng bản chất thực tế
sản sinh ra chất thải

của chất thải

của chất thải

Dùng

Tiêu

chuẩn Giúp cho dự đoán đ-ợc Phải

Phân

loại

Công tổng l-ợng phát thải đối nhiều lần đối với


nghiệp

phân

loại

(Standard với một khu vực thông đơn vị công nghiệp

Industrial

qua ph-ơng pháp ngoại có nhiều hoạt động

Classification - SIC) suy

khác

nhau

trên

để phân loại

cùng một địa điểm.

Dựa trên quá trình Cung cấp những thông Không mang nét
đặc thù của việc sản tin rất đặc thù về bản tổng quan cho cả
4

Nguồn đặc
thù


sinh chất thải

chất của chất thải, có hệ thống phân loại
thể áp dụng phân loại
chất thải riêng cho từng
ngành

5

Loại nguy hại

Dựa vào loại nguy Nêu đ-ợc bản chất nguy Tuy

nhiên,

cần
6


Luận văn tốt nghiệp cao học

TT

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Tên thành tố

Đặc điểm của thành


phân loại

tố phân loại

Ưu điểm

Nh-ợc điểm

hại như chất: độc hại và sự cần thiết phải phải xác định rõ
hại, dễ cháy, dễ nổ, phân loại CTNH

những chất có khả

dễ ăn mòn, dễ lây

năng nguy hại tiềm

nhiễm để phân loại

tàng.

Tính theo độ độc hại Nêu đ-ợc rõ bản chất và Cần phân tích chi
hoặc chỉ số nguy hại
6

thành phần của CTNH

tiết về thành phần

Mức độ nguy


hoá học của chất

hại

thải, chi phí tốn
kém và không thực
tiễn.
Xác định nhóm các Có thể nêu rõ những Không mang nét

7

Theo nhóm
hoá học

hợp chất hoá học ban yếu cầu kỹ thuật và các tổng quan cho cả
dầu của chất thải

l-u ý trong quá trình xử hệ thống phân loại
lý chất thải

Theo thành
8

phần hoá học
ban đầu

9

Theo tình


Chia nhỏ tiếp sự Cung cấp nhiều thông Cần phải cân nhắc
phân loại theo nhóm tin hơn về bản chất của và đặt đúng chỗ
hoá học

chất thải

loại chất thải trong
hệ thống phân loại

Rắn, lỏng, khí

trạng vật lý

Làm tiền đề để chọn các thành tố tiếp theo
trong hệ thống phân loại

Có thể tóm l-ợc cơ sở của hệ thống phân loại chất thải nguy hại dựa vào các thành tố chính sau:
- Theo bản chất nguồn thải (nguồn thải đặc thù, phi đặc thù)
- Theo ngành (ngành công nghiệp, nông nghiệp, hộ gia đình, bệnh viện..)
- Theo bản chất chất thải (trạng thái vật lý, nhóm hoá học, thành phần hoá học,
mức độ nguy hại, loại nguy hại).
Để có những đề xuất thích hợp trong việc quản lý chất thải rắn nguy hại cần phải kết
hợp hài hoà các cách phân loại nói trên nhằm:
- Thứ nhất xác định đ-ợc bản chất và thành phần của chất thải nguy hại
- Thứ hai lựa chọn đ-ợc ph-ơng pháp thu gom, l-u giữ, vận chuyển, tái chế và
xử lý phï hỵp.
7



Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này tác giả chủ yếu dựa vào hệ thống phân
loại chất thải nguy hại của Việt Nam đ-ợc quy định tại Quyết định 155/TTg của
Thủ T-ớng Chính Phủ đ-ợc đ-a thành tiêu chuẩn Việt Nam nhằm "Điều tra, đánh
giá tình hình quản lý chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp quản lý có hiệu quả".
Việc phân loại chất thải rắn nguy hại trong quyết định 155/TTg của Thủ t-ớng Chính
phủ dựa trên cơ sở của Công -ớc Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới
các chất thải nguy hại và tiêu huỷ chúng. Việc phân loại chất thải theo công -ớc Basel
dựa trên cơ sở đặc tính chất thải, nhóm hoá học và thành phần hoá học của chất thải.
Trên cơ sở đó chất thải đ-ợc phân loại ra thành các danh mục nh- danh mục A là chất
thải nguy hại, danh mục B là chất thải không nguy hại, trong các danh mục chất thải
đ-ợc phân loại theo các nhóm nh- nhóm A1 chất thải nguy hại thuộc nhóm kim loại và
chất thải có chứa kim loại, nhóm A2 là các chất thải nguy hại chủ yếu là hợp chất vô
cơ nh-ng có thể chứa kim loại hay hợp chất hữu cơ, nhóm B1 chất thải không nguy hại
thuộc nhóm kim loại và chất thải có chứa kim loại,trong các nhóm chất thải lại đ-ợc
phân ra thành từng phân nhóm nh- phân nhóm A1010 là chất thải nguy hại của các
kim loại và chất thải có chứa một số hợp kim nh- antimony, arsenic, chì, , hay phân
nhóm B1020 là chất thải dạng vụn kim loại sạch không bị lẫn, gồm các hợp kim ở dạng
thành phẩm,(xem phần phụ lục)
I.3. Sự vận chuyển, tác động và ảnh h-ởng của chất thải rắn nguy hại tới môi
tr-ờng và sức khoẻ cộng đồng
Chất thải nguy hại có ảnh h-ởng tiêu cực đến môi tr-ờng và sức khoẻ con ng-ời trong
quá trình sản xuất, sử dụng, xử lý chúng không đúng cách. Ngoài ra ở Việt Nam còn
phải kể đến ảnh h-ởng của chất độc hoá học tồn l-u trong chiến tranh, mà cụ thể là:
-


ảnh h-ởng của chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất;

-

ảnh h-ởng của chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sử dụng;

-

Chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy cách;

-

Những ảnh h-ởng do chất độc hoá học trong chiến tranh

Bên cạnh những tác động xấu đến sức khoẻ con ng-ời, CTRNH có thể ảnh h-ởng tới
tất cả các thành phần môi tr-ờng xung quanh chúng (môi tr-ờng đất, môi tr-ờng
n-ớc, môi tr-ờng không khí), đồng thời tác động đến sự đa dạng sinh học gây ảnh
h-ởng đến hệ sinh thái,
8


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

I.3.1. Sự vận chuyển và tác động của chất thải nguy hại tới môi tr-ờng
I.3.1.1. Tác động của chất thải nguy hại tới môi tr-ờng đất
Chất thải rắn nguy hại tác động tới môi tr-ờng đất ở Việt Nam đ-ợc tạo ra do nhiều
nguyên nhân khác nhau, điển hình là:
a. Chôn lấp CTRNH không đúng quy cách

Thực tế cho thấy, ở cả ba khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung Việt Nam, các
chất thải công nghiệp, bao gồm cả các chất thải rắn nguy hại đ-ợc thu gom bởi các
công ty môi tr-ờng đô thị, sau đó đ-ợc đem chôn ở những bÃi chôn lấp kém chất
l-ợng cùng với các chất thải đô thị. Cho đến nay, các bÃi chôn lấp hoặc các bÃi thải
nói chung hầu hết đà quá tải và không đáp ứng đ-ợc yêu cầu bảo vệ môi tr-ờng. Theo
quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 04 năm 2003 của Thủ t-ớng chính phủ,
hiện có 52 bÃi rác lộ thiện và bÃi chôn lấp không hợp vệ sinh. Vì vậy, đà gây ra
những ảnh h-ởng rất lớn đến môi tr-ờng đất, n-ớc ngầm và không khí tại khu vực
chôn lấp.
Qua khảo sát tại 630 cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải rắn nguy hại thì
hiện nay các cơ sở vẫn ch-a có giải pháp xử lý thích hợp, các chất thải th-ờng bị
chôn lấp hoặc dồn đống tại chỗ hoặc ở khu vực bên trong nhà máy hoặc đổ thải bừa
bÃi trong khuôn viên của cơ sở do ch-a có khái niệm đúng đắn về chất thải rắn nguy
hại hoặc đ-ợc thu gom lẫn lộn với chất thải rắn sinh hoạt. Nh-ng cũng đà có một số
cơ sở xây dựng các kho chứa chất thải nguy hại chờ để đ-a đến các vị trí xử lý thích
hợp, điển hình nh- công ty liên doanh ô tô FOR Việt Nam, Nhà máy hoá chất Biên
Hoà Đồng Nai, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) MAPPACIPIE Việt Nam đóng
tại Đồng Nai,.,trong một số tr-ờng hợp, chất thải l-u giữ theo kiểu này cũng có thể
tạo ra rủi ro đến môi tr-ờng.
Việc l-u giữ chất thải nguy hại ch-a thực sự đ-ợc quan tâm đúng mức, có thể gây
hiện t-ợng rò rỉ các chất độc nh- cặn nhựa. Những nơi chứa chất thải không thể tái sử
dụng không đ-ợc che đậy kỹ gây ra sự ăn mòn vật liệu bao bì. Mặt khác, chất thải có
thể rò rỉ vào lớp đất tầng d-ới và gây nhiễm bẩn n-ớc ngầm (Hình I) chỉ ra quá trình
vận chuyển CTNH vào môi tr-ờng đất và đánh giá ảnh h-ởng của chúng tới n-ớc
mặt, n-ớc ngầm, không khí, cây trồng vật nuôi và sức khoẻ con ng-ời.

9


Luận văn tốt nghiệp cao học


Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng
Chất gây ô nhiễm thâm nhập
vào đất

Hoá chất có thể ảnh h-ởng đến
n-ớc bề mặt ?

Không

Dự báo tốc độ thẩm thấu của
hoá chất vào đất

Dự báo cho những ng-ời tiếp
xúc trực tiếp với đất bị ô nhiễm

Các loại vật nuôi có tiếp xúc với
đất không?

Các chất gây ô nhiễm dễ bay
hơi? Sinh ra bụi hay không?



Đánh giá đ-ờng tiếp xúc với
n-ớc ngầm

Không




Đánh giá l-ợng chất ô nhiễm do
vật nuôi và hoa màu mà con
ng-ời sẽ tiêu thụ

Không



Đánh giá sự dịch chuyển của
hoá chất vào không khí

Hình 1: Đánh giá quá trình vận chuyển chất thải nguy hại vào môi tr-ờng đất và
ảnh h-ởng của chúng tới n-ớc mặt, n-ớc ngầm, môi tr-ờng khí, cây trồng, vật
nuôi và sức khoẻ con ng-ời [12]
b. Sự vận chuyển và tác động của chất độc hoá học trong chiến tranh tới môi
tr-ờng đất
Có thể nói, Mỹ đà tiến hành ở miền Nam Việt Nam cuộc chiến tranh hoá học với qui
mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hoá học trên thế giới. Tổng số hoá chất đà đ-ợc
sử dụng là 15 loại, trong đó chất độc nhất là 2,3,7,8-Tetrachloro dibenzo-p-dioxin (có
tên gọi tắt lµ Dioxin), cã trong chÊt Da Cam (10 - 300mg/kg khô). Ngoài ra, còn có các
chất độc khác nh-: chất Da Cam, chÊt Tr¾ng, chÊt Xanh da trêi, chÊt diƯt cá CS,
Melathion,…Theo thèng kª, víi trªn 76 triƯu lÝt chÊt độc hoá học Mỹ đà rải trên 16.8
triệu ha (chiếm 12%) tỉng diƯn tÝch ®Êt ë miỊn Nam, trong ®ã tổng diện tích đất rừng
bị rải là 5,8 triệu ha và tổng diện tích đất canh tác bị rải là 3,04 triệu ha [3].
Chất độc sau khi phá huỷ toàn bộ thảm thực vật rừng, các xác hữu cơ rơi rụng trong đất
làm tăng đột ngột các chất dinh d-ỡng của đất. Nh-ng do địa hình chia cắt mạnh, l-ợng
10



Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

m-a lớn, quá trình rửa trôi xảy ra đà làm mất dần các chất hữu cơ của đất và cho hàm
l-ợng chất dinh d-ỡng trong đất giảm nhanh chóng. Nh- vậy, chất độc hoá học thông
qua việc phá huỷ thảm thực vật đà làm tăng c-ờng quá trình thoái hoá đất, làm giảm sút
đáng kể các chất dinh d-ỡng quan trọng cho cây trồng. Độ phì nhiêu tự nhiên của đất
mất đi là nguyên nhân dẫn đến các xu h-ớng làm thoái hoá đất ở các vùng này là quá
trình rửa trôi, xói mòn đất, hiện t-ợng hoang mạc đất cằn, đất bị ô nhiễm bởi các chất
độc hoá học.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Mỹ về ảnh h-ởng của chất diệt cỏ đối với sinh
thái và môi trường của các vùng chiến lược quan trọng như Chiến khu D, A Lưới, Cà
Mau, các đèo chiến l-ợc của Tây Nguyên nh-: Măng Giang, An Khê, Ph-ợng Hoàng,..
[13] cho thấy, các vùng này đà bị phá huỷ thảm rừng, cho đến nay thảm cỏ vẫn phát
triển th-a thớt ch-a đủ sức để bảo vệ đất khỏi xói mòn. Hàng năm trên các s-ờn dốc 80
tổn thất về đất trên 200tấn/ha/năm. Điều này không những gây ra ô nhiễm môi tr-ờng
sau chiến tranh mà còn tàn phá thảm rừng, thảm cỏ, thảm cây trồng,... làm tăng c-ờng
độ xói mòn đất, gây ra tổn thất to lớn làm trôi đi lớp thổ nh-ỡng, giảm đi nhanh chóng
hàm l-ợng chất dinh đ-ỡng trong đất, tạo điều kiện cho phát triển nhanh chóng các quá
trình thoái hoá đất, mở rộng diện tích đất bạc màu, nhiều vùng lộ đá gốc, kết quả sẽ
làm cho tài nguyên đất ở các vùng xảy ra chiến tranh hoá học, sự cày xới của bom
đạn,.. hoàn toàn mất khả năng canh tác nông lâm nghiệp.
Nếu tính sơ bộ, lấy bình quân hàm l-ợng chất dinh d-ỡng trong cặn đất bị xói mòn là :
C : 2%; N : 0,1%; P2O5 : 0,08%; H2O : 0,05% và bình quân mỗi năm trôi đi 10 tấn
đất/ha; t-ơng đ-ơng với việc mất đi một l-ợng dinh d-ỡng cho cây trồng nh- sau:
- Cacbon hữu cơ : 200 kg ~ 1 tấn phân chuồng x 80.000đ/tấn = 80.000 đồng.
- Nitơ : 10 kg = 20 kg phân Urê x 2.000 đồng/kg = 40.000 ®ång.
- P2O5 : 8 kg = 44 kg ph©n L©n Supe x 800 ®ång/kg = 35.200 ®ång.
- H2O : 5 kg = 10 kg K2SO4 x 2.000 ®ång/kg = 20.000 ®ång.

Tỉng céng mét hecta lµ mÊt ®i 175.200 ®ång.
Víi phÐp tính nh- trên áp dụng cho việc tính toán thiệt hại tài nguyên đất ở miền Nam
Việt Nam do chiến tranh hoá học gây ra thì tổn thất này là vô giá, đòi hỏi phải có thời
gian dài mới phục hồi đ-ợc. Vì muốn có 10cm đất canh tác để các quá trình phong
hoá, tạo đất ít nhất cũng cần từ 50 - 100 năm hoặc hơn.

11


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Việc đánh giá mức độ ô nhiễm đất và n-ớc do chất độc Dioxin đến nay vẫn ch-a đánh
giá định l-ợng cụ thể cho từng vị trí. Sự đánh giá định l-ợng rất sơ bộ chỉ tính trung
bình trên toàn diện tích bị rải (chẳng hạn 10% diện tích miền Nam bị rải). Tuy nhiên,
các kết qủa nghiên cứu b-ớc đầu về đất bị ô nhiễm bởi chất 2,3,7,8-TCDD Hoàng
Trọng Quỳnh và Bạch Thế Dũng tại một số điểm bị rải CĐHH trong thời kỳ chiến
tranh cho thấy: 2,3,7,8-TCDD hÃy còn ở cả miền núi, đồng bằng, ven biển với mức độ
là ven biển bị ô nhiễm nhiều nhất, rồi đến rừng núi và sau cùng là đồng bằng.
Những tổng hợp nghiên cứu của Phạm Bình Quyền [13] cho thấy:
Chất độc hoá học đà làm chế độ đất đai thay đổi nhanh, xói mòn trầm trọng, chất dinh
d-ỡng kém đi, không có khả năng để cho rừng tái sinh.
- Do huỷ diệt toàn bộ thảm thực vật nên đà làm cho chất hữu cơ nitơ bị rửa trôi. Hàm
l-ợng photpho tổng và photpho dễ tiêu ở các đất Feralit đỏ vàng giảm đi rõ rệt. Do bị
nhiễm chất độc hoá học nên hệ sinh vật trong đất bị rối loạn. Rừng bị chết, đất bị thoái
hoá dần, một số nơi hàm l-ợng As cao, hàm l-ợng Dioxin trong đất ở một số nơi cũng
cao và th-ờng bị tích tụ nhiều ở bùn sông, cát phù sa, ví dụ mẫu đất ở căn cứ quân sự A
So cũ có nồng độ 2,3,7,8-TCDD từ 220 đến 360pg/g.
- Những kết quả nghiên cứu của 3 năm 1996, 1997, 1998 của Hatfiel và UB 10-80 [13]

ở vùng A L-ới cho thấy, phần lớn các mẫu đất đều bị nhiễm Dioxin một cách đáng kể
do vùng này bị rải chất độc hoá học trong thời gian 1965 1970, nh- các mẫu đất lấy
tại khu vực căn cứ quân sự A So cũ nêu trên. Những mẫu lấy ở các vùng phụ cận đều
cho hàm l-ợng Dioxin trong đất nhỏ hơn 10pg/g nh- mẫu đất lấy tại ruộng canh tác
vùng Aso có hàm l-ợng Dioxin trong đất là 4,2pg/g, nghĩa là có thể chấp nhận sử dụng
làm đất nông nghiệp an toàn (theo tiêu chuẩn của Bristish-Columbia, Canada). Từ
những đánh giá trên cho thấy, tác động của chất độc hoá học đến môi tr-ờng và sức
khoẻ con ng-ời là rất lớn. Thực tế ở n-ớc ta hiện nay còn tồn đọng chất độc hoá học
d-ới dạng khác nhau nh- các thùng CS, các kho bom trở thành nơi tiềm ẩn những nguy
cơ ô nhiễm môi tr-ờng rất lớn và cần đ-ợc liệt kê vào chất thải rắn nguy hại và cần
đ-ợc xử lý, quản lý chặt chẽ.
c. Sự vận chuyển và tác động của TBVTV sử dụng trong nông nghiệp tới môi tr-ờng đất
Hoá chất bảo vệ thực vật đà đ-ợc sử dụng từ lâu ở Việt nam và mức độ sử dụng hoá
chất bảo vệ thực vật tăng lên rõ rệt, đặc biệt những năm gần đây hoá chất bảo vệ thự
12


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

vật đà đ-ợc sử dụng tăng lên đáng kể cả về số l-ợng lẫn chủng loại. Theo [10] vào cuối
thập kỷ 80, số l-ợng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng là 10.000 tấn/năm nh-ng b-ớc
sang những năm cuối thập kỷ 90, số l-ợng hoá chất bảo vệ thực vật đà tăng lên gấp đôi
(20.300tấn/năm), do diện tích đất canh tác tăng, môi tr-ờng bị ô nhiễm mất cân bằng
sinh thái nên sâu bệnh ngày càng nhiều, do vậy nhu cầu sử dụng hoá chất bảo vệ thực
vật đà tăng lên, kéo theo liều l-ợng bình quân sử dụng trên một đơn vị diện tích cũng
tăng lên (từ 0,1 - 0,2 lên 0,5 - 0,7kg/ha). Liều l-ợng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật sử
dụng trong nông nghiệp vùng Bắc Trung Bộ tính bình quân là 5 - 7 kg/ha/vụ; vùng
Đồng bằng sông Hồng là 0,5 - 2kg/ha/năm đối với vùng trồng lúa và 4,15kg/ha đối với

rau màu và các loại cây khác; vùng Duyên Hải Miền Trung là 2,61kg/ha đối với vùng
trồng lúa và 2,65kg/ha đối với vùng trồng rau màu và các loại cây khác; vùng Đông
Nam Bộ là 2,17kg/ha đối với vùng trồng lúa và 3,98kg/ha đối với cây rau màu và các
loại cây khác.
Kết quả dự báo các vùng có khả năng bị ô nhiễm nặng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật
do Trung tâm T- vấn Đầu t- Nghiên cứu Phát triển Nông thôn Việt Nam năm 1999
[23] cho thấy:
- Vùng trồng nho ở Ninh Thuận và Bình Thuận cũng có khả năng bị ô nhiễm
nặng ở diện hẹp. Kết quả phân tích mẫu rau tại các hộ trồng rau vùng quanh
Phan Thiết, d- l-ợng thuốc bảo vệ thực vật trong đất t-ơng đối cao, trong rau có
mẫu d- l-ợng Monitor v-ợt đến 900 lần, mẫu bắp cải v-ợt 270 lần, cà chua v-ợt
120 lần so với tiêu chuẩn cho phép của WHO (nguồn: Hiện trạng môi tr-ờng
tỉnh Bình Thuận).
- Các vùng trồng rau tỉnh Lâm Đồng, vùng trồng rau của ngoại thành Hà Nội
cũng nh- các vùng trồng rau ven đô của các tỉnh, thành phố đều là những vùng
có nguy cơ ô nhiễm nặng ở diện hẹp.
- Các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Thái Bình đều là những
tỉnh có nguy cơ ô nhiễm nặng ở diện rộng.
Môi tr-ờng đang bị đe doạ bởi các chất hữu cơ khó phân huỷ tồn d- ch-a đ-ợc kiểm
soát. Tại khu vực xung quanh 36 kho thc BVTV cị, ph©n tÝch mÉu đất và n-ớc cho
thấy (xem bảng I. 2):

13


Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

Bảng I.2. Nồng độ các chất HCH và DDT trong ®Êt, n-íc, kh«ng khÝ cđa mét sè

khu vùc kho thc BVTV cũ ở Việt Nam
Đối t-ợng

Số l-ợng mẫu

HCH

DDT

Đất

423

0,3 - 7,1 mg/kg

0,02 - 22 mg/kg

N-íc

120

0,15 - 8,1 mg/l

0,01 - 6,5 mg/l

Kh«ng khí

144

0,07 - 0,20 mg/m3


0,06 - 0,40 mg/m3

Nguồn: Điều tra, đánh giá các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ở Việt Nam và ảnh h-ởng
của chúng đến môi tr-ờng và sức khoẻ con ng-ời - Cục Môi tr-ờng.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu môi tr-ờng đất tại các kho tån l-u thc b¶o vƯ thùc vËt cịng
cho thÊy møc độ ô nhiễm (di chuyển) thuốc bảo vệ thực vật giảm dần theo chiều sâu, th-ờng
đạt ở độ sâu 1,5m đối với các loại đất cát pha sét. Ví dụ tại kho thuốc bảo vệ thực vật tồn l-u
ở Diễn Châu Nghệ An [10] nồng độ bảo vệ thực vật phát hiện ở độ sâu 30 cm là 54mg/kg,
50cm là 35mg/kg và 150 cm là 30mg/kg. Từ kết quả trên, ta thấy đất nông nghiệp là đối
t-ợng bị ô nhiễm thc b¶o vƯ thùc vËt nhiỊu nhÊt.
I.3.1.2. Sù vËn chun và tác động của chất thải nguy hại tới môi tr-ờng n-ớc mặt
Mạng l-ới sông suối của Việt Nam khá dày với các sông, hồ chứa, kênh, ao đ-ợc sử
dụng nh- nguồn n-ớc sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp. Đồng thời, chúng cũng
đ-ợc sử dụng nh- là nơi tiếp nhận n-ớc thải công nghiệp, sinh hoạt và đô thị.
Hiện nay, hầu hết các chất thải rắn nguy hại không đ-ợc xử lý đầy đủ, vệ sinh công
nghiệp kém, các chất thải rắn nguy hại chất đống tại các xí nghiệp không đ-ợc che đậy
cẩn thận nên khi gặp n-ớc m-a chúng phát tán các hoá chất độc hại ra hệ thống n-ớc
mặt xung quanh gây ô nhiễm môi tr-ờng n-ớc mặt (xem hình 2).
a. Ô nhiễm n-ớc mặt do sản xuất công nghiệp
N-ớc thải từ các khu công nghiệp của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hầu nhkhông đ-ợc xử lý và thải trực tiếp vào các kênh rạch, sông ngòi, gây ô nhiễm các
nguồn n-ớc này. Cục Môi tr-ờng đà -ớc tính rằng n-ớc thải công nghiệp ở thành phố
Hồ Chí Minh vào khoảng 20 - 30% tổng l-u l-ợng dòng chảy trong các sông và đóng
góp chủ yếu từ công nghiệp tinh chế, hoá chất và chế biến thực phẩm.
Tốc độ tăng tr-ởng kinh tế cao có thể sẽ làm tăng vấn đề ô nhiễm n-ớc đô thị vốn đÃ
trầm trọng. Các bệnh viện cũng thải một khối l-ợng lớn n-ớc thải vào hệ thống cống vµ
14



Luận văn tốt nghiệp cao học

Chuyên ngành công nghệ môi tr-ờng

cuối cùng lại đổ vào hệ thống n-ớc mặt. Việc thải các CTNH vào các thuỷ vực n-ớc
mặt đà đ-ợc thông báo ở nhiều khu công nghiệp nh- các dẫn chứng nêu d-ới đây:
- ở Hà Bắc, n-ớc thải có nồng độ amoiac cao đ-ợc thải từ quá trình sản xuất urê vào
sông Th-ợng không hề đ-ợc xử lý. Mức amoniac gấp khoảng 60 lần tiêu chuẩn cho
phép [7].
- Tổ chức Ngân hàng Thế giới đà -ớc tính tại Biên Hoà, Đồng Nai có khoảng 20
- 40% vật t- sản xuất của các cơ sở sản xuất giấy và bột đà bị thất thoát qua
n-ớc thải.
Sông Đồng Nai ở khu công nghiệp Biên Hoà đà phải tiếp nhận CTNH từ n-ớc thải của
các cơ sở sản xuất hoá chất, vật liệu xây dựng, giấy, dệt nhuộm. N-ớc sông bị thông
báo là bị nhiễm dầu, chất bôi trơn, hợp chất hữu cơ và kim loại nặng. Việc phân tích
các mẫu n-ớc sông ở cầu Biên Hoà và trạm Hoà An (lấy vµ cÊp n-íc thµnh phè Hå ChÝ
Minh) cho thÊy cã mặt của kim loại nặng nh- Cr, Cd v-ợt quá mức cho phép.
- Tại Việt Trì, chất thải công nghiệp không xử lý từ nhà máy giấy và bột, phân
bón, dệt nhuộm và hoá chất -ớc tính khoảng 3 triệu tấn/năm đ-ợc thải vào sông
Thao. Theo thông báo có khoảng 1.000 tÊn axit sulfuric, 4.000 tÊn axit
hydrocloric, 1.300 tÊn Natri hydroxit, 300 tấn benzen và 25 tấn thuốc trừ sâu
[7].
- Tại Thái Nguyên, n-ớc thải chứa khoảng 250 tấn natri hydroxit, 6.000 tấn chất
hữu cơ lơ lửng, 250 tấn muối amon và 60 tấn phospho đ-ợc thải vào sông Cầu.
Nhiều hiện t-ợng cá chết do n-ớc thải đà đ-ợc thông báo.
- Tại khu vực Văn Điển - Hà Nội, một số xí nghiệp đà thải trực tiếp vào ao, hồ
và kênh mà không qua xử lý đà gây ô nhiễm nguồn n-ớc mặt.
b. Ô nhiễm n-ớc mặt do việc sử dụng TBVTV trong nông nghiệp
Mặc dù độ hoà tan của hoá chất, thuốc BVTV t-ơng đối thấp, song chúng cũng bị rửa
trôi vào n-ớc t-ới tiêu gây ô nhiễm nguồn n-ớc mặt, n-ớc ngầm, n-ớc vùng cửa sông

ven biển.
c. Ô nhiễm n-ớc mặt do chất độc hoá học chiến tranh:
Đến nay, có rất ít các công trình nghiên cứu ảnh h-ởng của chất độc hoá học trong
chiến tranh đến môi tr-ờng n-ớc mặt. Theo nghiên cứu của Hoàng Trọng Quỳnh và
cộng sự (1993) đà đ-a ra nhận xét là CĐHH (dioxin) cã thĨ di chun theo dßng n-íc
15


×