Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Điều tra đánh giá hiện trạng công nghệ, xây dựng định hướng chiến lược năng lực công nghệ của một số doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.53 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------

NGUYỄN TUẤN ANH
ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ, XÂY DỰNG ĐỊNH
HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP CƠ KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN BÌNH

HÀ NỘI - 2004


Luận văn tốt nghiệp cao học

1

Đại học Bách Khoa Hà Néi

LỜI NÓI ĐẦU
Tên đề tài:
Điều tra đánh giá hiện trạng công nghệ, xây dựng định hướng chiến lược
năng lực công nghệ của các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn Thành Phố Hải
Phòng
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học và công nghệ ngày càng sâu vào


trong sản xuất đã không chỉ giúp cho con người nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm mà còn làm thay đổi cả phương thức làm việc. Nó làm sâu
sắc thêm tính chất chiến lược và cạnh tranh quốc tế.
Mức độ ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ giúp cho việc tăng
trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia là khác nhau. Sự bùng phát của khoa học công
nghệ giúp cho đời sống của con người ngày càng được cải thiện và dân trí
được nâng cao. Cùng với sự ra đời của cuộc cách mạng thông tin và công
nghệ ngày nay chúng ta đều phải thừa nhận sự đóng góp của cơng nghệ vào
sự tăng trưởng kinh tế tăng lên một cách đáng kể (87% mức tăng năng suất ở
Mỹ trong giai đoạn 1950-1980, Nhật 29% trong giai đoạn 1955-1979 là do cải
tiến công nghệ) nghĩa là bất cứ một quốc gia nào muốn đưa ra các chính sách
tăng trưởng kinh tế có hiệu quả cũng cần phải chú ý tới sức nặng của công
nghệ. Bởi lẽ tăng trưởng kinh tế diễn ra thông qua những hoạt động chuyển
đổi của hệ thống sản xuất quốc gia.
Tồn cầu hóa đang vừa chứa đựng những cơ hội và cũng có những rủi ro
cho nền kinh tế nhỏ, những nước kém phát triển và đang phát triển. Bởi vì
ngày nay cơng nghệ cũng là hàng hố thương mại được, nó được to ra

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

2

Đại học Bách Khoa Hà Néi

cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Những nước kém và đang phát triển chủ

yếu xuất khẩu nguyên vật liệu thô, các nước phát triển chủ yếu xuất khẩu sản
phẩm đã chế tạo. Trong khi đó, giá ngun liệu thơ thì bấp bênh, ngược lại thì
giá các sản phẩm cơng nghệ cao ngày càng tăng. Do đó, những lợi thế về tài
nguyên không đủ để tăng trưởng kinh tế quốc gia, sự tăng năng suất các
nguồn lực quốc gia trước hết là nhờ khai thác lợi thế về công nghệ. Tuy vậy,
do giá sản phẩm chế tạo tại các nước có cơng nghệ cao là rất cao. Sẽ khơng có
lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp sản xuất toàn bộ tại các nước phát triển,
do đó có sự chuyển dịch dần công nghệ từ những nước phát triển sang các
nước đang phát triển. Đó là lý do ngày nay có rất nhiều công ty mới ra đời tại
các nước đang phát triển. Các công ty tại các nước phát triển tìm đến giá nhân
cơng lao động rẻ tại các nước đang phát triển để phát huy lợi thế về giá.
Hải Phịng, một trung tâm kinh tế, văn hố và du lịch của cả nước, đã có
bề dầy truyền thống trong các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng
mới tàu biển, dệt may, xếp dỡ và vận tải. Trước tình hình hội nhập kinh tế của
Việt nam với khu vực cũng như với tồn thế giới thì Thành phố cũng như
từng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần phải biết năng lực cơng nghệ
của mình đang ở đâu so với các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như khu
vực. Để từ đó, doanh nghiệp sẽ có lộ trình đổi mới cơng nghệ cho phù hợp.
Tuy nhiên việc đánh giá năng lực cơng nghệ của Hải Phịng trong các
ngành sản xuất chính để định hướng cho việc đầu tư, đổi mới thiết bị cơng
nghệ cịn rất hạn chế. Với từng ngành mới chỉ tiến hành được cho một vài đơn
vị như ngành công nghiệp. Kết qủa của việc đánh giá đó chưa đáp ứng được
nhu cầu về quản lý công nghệ của thành phố. Đứng trước các yêu cầu mới của
cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội để Hải Phịng có thể phát triển khi
tham gia hội nhập kinh tế thì sở khoa học cơng ngh Hi Phũng ó v ang

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh



Luận văn tốt nghiệp cao học

3

Đại học Bách Khoa Hà Néi

tiến hành xây dựng một đề án xây dựng, lựa chọn phương pháp luận, tiêu chí
đánh giá thí điểm cho một số nhóm ngành sản xuất trọng điểm của Hải Phòng,
làm cơ sở để tiến tới tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp tự đánh giá trình độ
cơng nghệ của chính mình. Luận văn được hình thành xuất phát từ ý tưởng
triển khai thực hiện đề tài này.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng cơng nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho
công tác quản lý công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phịng
- Tạo cơng cụ hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong công tác
quản lý công nghệ
- Đề xuất phương hướng phát triển công nghệ Thành phố Hải Phòng trong
giai đoạn 2005-2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Dựa trên bộ phiếu điều tra và các hệ số đóng góp β
để khảo sát đánh giá các thành phần công nghệ của các doanh nghiệp đó là
Phần cơng nghệ (Techware), Phần con người (Humanware), Phần thông
tin (Inforware) và phần tổ chức (Organware).
b) Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát đánh giá tại các cơng ty cơng
nghiệp nặng và cơ khí chế tạo trên địa bàn Thành phố cụ thể là Công ty
Công nghiệp nặng và xây dựng Hàn-Việt (HANVICO), Công ty cơ khí
Dun Hải, Cơng ty 189 thuộc tổng cơng ty cơng nghiệp quốc phịng và
Cơng ty Thép việt Úc (VINAUSTEEL) và một số cơng ty đóng tàu trên
địa bàn.


Ngun Tn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

4

Đại học Bách Khoa Hà Néi

4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp Atlas công nghệ để nghiên cứu và phân tích thực
trạng cơng nghệ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố bằng việc lượng hoá
các yếu tố cấu thành bốn thành phần cơ bản của công nghệ Phần công nghệ,
Phần con người, Phần thơng tin và Phần tổ chức, phân tích, đánh giá và so
sánh các thành phần này giữa các công ty trên làm cơ sở để khảo sát và đánh
giá toàn bộ các công ty trong từng ngành trên địa bàn thành phố. Từ đó, thấy
được mặt mạnh và mặt yếu của cơng nghiệp Hải Phịng, giúp cho cơng tác
quản lý cơng nghệ ngày càng có hiệu quả hơn.
5. Nội dung của bản luận văn
Chương I: Phương pháp luận
Chương II: Phân tích hiện trạng cơng nghệ tại bốn doanh nghiệp
Chương III: Đề xuất phương hướng phát triển công nghệ cho các doanh
nghiệp cơ khí trên địa bàn Thành Phố trong giai on 2005-2010.

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh



Luận văn tốt nghiệp cao học

5

Đại học Bách Khoa Hà Néi

Chương I:

PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công
nghệ trên địa bàn Thành Phố Hải Phịng
1.1

Đặt vấn đề
Trong mơi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ phải

được xem xét là biến số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Đã từ lâu, vai trị quan trọng của cơng nghệ trong phát triển đã
được thừa nhận một cách rộng rãi, nó thể hiện rất rõ nét ở các nước có nền
công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Đức. Với sự phát triển và ứng dụng
công nghệ trong các ngành công nghệ vật liệu và công nghệ thông tin, các hệ
thống sản xuất linh hoạt và việc chuyển đổi các quy trình sản xuất đã cho
phép ta tạo ra mơi trường sống nhân tạo đầy đủ tiện nghi hơn, quan hệ giữa
cơng nghệ và q trình biến đổi xã hội dã tăng thêm sức mạnh cho nhau. Tuy
nhiên, việc nhìn nhận công nghệ như một yếu tố cấu thành trong các nỗ lực
phát triển ln địi hỏi một cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho việc ra các quyết định
thực tiễn để có thể trả lời các câu hỏi mang tính sống cịn như: hiện trạng
năng lực cơng nghệ, nhu cầu công nghệ cấp bách, những lĩnh vực công nghệ

cần chuyên mơn hố của một quốc gia.
Với đề tài được giao: “Điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở
dữ liệu về năng lực công nghệ các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn Thành
phố Hải Phịng” tơi có thể tóm tắt ở một số điểm sau:

Ngun Tn Anh

Ngµnh Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

1.

6

Đại học Bách Khoa Hà Néi

Đưa ra báo cáo tổng hợp về thực trạng công nghệ của một số
doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, công nghiệp nặng địa bàn
Thành Phố, dựa trên dữ liệu điều tra cụ thể có hệ thống

2.

Cung cấp thơng tin để giúp cho việc thiết lập cơ sở dữ liệu và
website về trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp trong địa
bàn phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu và hoạch định
chính sách phát triển KT-XH của Thành Phố.

3.


Tạo nền tảng để tiến tới tiếp tục phân tích, đề xuất phương
hướng tiếp tục đầu tư, phát triển công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp nặng của Thành phố Hải Phịng trong giai đoạn 20052010. Khuyến khích cơng nghệ cao khi xét duyệt dự án đầu tư,
cấp đất.

Đây là một đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trên quy mô một Thành Phố của một nước đang phát triển. Và với
những tham vọng đã nêu trong mục đích của đề tài, rõ ràng dự án phải được
thực hiện trên cơ sở các phương pháp luận hợp lý, tức là những công cụ lý
thuyết hỗ trợ để xem xét các vấn đề công nghệ trong q trình hồn thiện các
chính sách và lập kế hoạch phát triển. Trên thực tế, với lĩnh vực nghiên cứu
này, đã có khá nhiều các đề tài, cơng trình dự án nghiên cứu, cho ra các
phương pháp luận khác nhau, sử dụng các phương pháp luận và những kết
quả nghiên cứu nhất định. Chính vì vậy, cần thiết phải lựa chọn và xây dựng
một cơ sở phương pháp luận hợp lý cho dự án cơng nghệ Hải Phịng mới có
thể đạt được các kết quả nghiên cứu như mong muốn.
Lựa chọn và xây dựng phương pháp luận cho dự án là công việc mà
chúng tôi sẽ thực hiện trong chương này. Rõ ràng là, để xây dựng phương

Ngun Tn Anh

Ngµnh Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

7

Đại học Bách Khoa Hà Néi


pháp luận cho dự án và hệ tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ cho từng
ngành nghề phải được dựa trên các kết quả nghiên cứu của từng phương pháp
luận được sử dụng trong và ngoài nước và những đóng góp của các chun
gia. Chúng tơi sẽ trình bày một cách tổng quan về các phương pháp luận được
xây dựng và áp dụng trên thế giới cũng như ở nước ta. Phần việc cuối cùng
nhưng hết sức quan trọng là, dựa trên các cơ sở lý thuyết mà chúng tơi đã đề
cập, những đặc tính, mục đích của đề tài, sau khi tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, nhà quản lý (Bộ khoa học và công nghệ Thành Phố Hải Phòng, và
các địa phương khác), các nhà chuyên môn từ các đơn vị phối hợp sẽ lựa chọn
và xây dựng phương pháp luận có độ nhất trí cao cho dự án Hải Phịng.
1.2

Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Việc trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về cơng nghệ là hết sức

cần thiết. Nó cho phép nắm được những dự án, những cơng trình nghiên cứu
về cơng nghệ đã có, liên quan đến đề tài, cho phép xác định các phương pháp
luận đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới và trong nước, trước khi lựa
chọn và xây dựng cơ sở phương pháp luận cho dự án định thực hiện.
1.2.1 Nghiên cứu về cơng nghệ thế giới
Có thể sự ra đời của khái niệm về cơng nghệ, đánh giá cơng nghệ và q
trình phát triển của các hoạt động đánh giá về công nghệ trong thực tiễn có
thể xem là những cố gắng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quá trình
xây dựng và hồn thiện các chính sách và kế hoạch phát triển công nghệ.
Vào những năm 60 của thế kỷ, làn sóng khởi đầu cho việc đánh giá cơng
nghệ được coi là hệ thống cảnh báo sớm, phục vụ cho việc hoạch định chính
sách về cơng nghệ. Tuy nhiên, cùng với thời gian cũng như sự phát triển công
nghệ là cơng việc vơ cùng khó khăn nếu như khơng mun núi l khụng th
Nguyễn Tuấn Anh


Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

8

Đại học Bách Khoa Hà Néi

làm được. Hơn nữa, người ta cũng nhận thức rằng, cho dù có được một cơng
trình đánh giá về cơng nghệ hồn mỹ đến đâu chăng nữa thì cũng khơng có gì
đảm bảo là các nhà hoạch định chính sách và những tổ chức, tham gia vào quá
trình phát triển và sử dụng công nghệ. Việc đánh giá về công nghệ, một mặt
giúp cho tăng cường mối quan hệ giữa nghiên cứu, triển khai về phát triển sản
phẩm, mặt khác tăng cường phạm vi áp dụng công nghệ.
Xét về mặt lịch sử, đánh giá cơng nghệ được thể chế hố ở những hình
thức khác nhau. Đầu tiên là ở Mỹ, những tổ chức đánh giá công nghệ phục vụ
cho Quốc hội. Văn phịng đánh giá cơng nghệ là cơ quan đánh giá công nghệ
được thành lập từ năm 1973. Sau đó các cơ quan tương tự cũng được thành
lập ở một số nước Châu Âu. Hình thức thể chế thứ hai là những chương trình
quốc gia về cơng nghệ nhằm thúc đẩy những sáng kiến đánh giá công nghệ.
Với thể chế thứ 3, công tác đánh giá công nghệ dần dần được thể chế tại các
trường đại học thành những khoa, bộ mơn có chức năng nghiên cứu giữa khoa
học, cơng nghệ và xã hội. Ở hình thức thể chế thứ tư, đánh giá công nghệ
được tiến hành ở quy mô các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch
mang tính chiến lược, cơng việc mà người ta thường gọi dưới cái tên khác là
lập kế hoạch doanh nghiệp hay đánh giá công nghệ ứng dụng.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới coi công nghệ là một biến số làm
tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội. Vì thế nhiều quốc gia đã xây dựng hệ

thống cơ sở dữ liệu thống kê về khoa học công nghệ (KH & CN) làm căn cứ
cho việc xây dựng hoàn thiện các chính sách và kế hoạch phát triển cơng
nghệ. Trong số nhiều nước này, cần đặc biệt kể đến như những cường quốc
công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, Pháp, Đức.. Bài học từ các
quốc gia phát triển này chỉ ra rằng, đối với các nước đang phát triển, trong
q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nc, vn mang tớnh trng tõm

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản TrÞ Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

9

Đại học Bách Khoa Hà Néi

cũng là xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ. Sau đây
sẽ là một số nghiên cứu về KH&CN tại một số nước Đông Nam Á, nơi họ đã
và đang coi KHCN là tác nhân quan trọng trong việc phát triển kinh tế:
Indonesia:
• Dự án xây dựng hệ thống thông tin KH & CN quốc gia Indonesia dựa
trên cơ sở phương pháp luận Atlas cơng nghệ (1989)
• Khoa học và cơng nghệ cho phát triển ngành công nghiệp và chỉ số và
KH & CN ở Indonesia (STAID)
Malaysia:
• Xây dựng hệ thống các chỉ số KH & CN trong kế hoạch quốc gia lần
thứ sáu của Malaysia (1995)
Ấn Độ:

• Xây dựng hệ thống các chỉ số về KH & CN trong kế hoạch quốc gia Ấn
Độ (1993)
Thái Lan:
• Xây dựng hệ thống các chỉ số và KH & CN trong kế hoach quốc gia lần
thứ 7 của Thái Lan (1995)
Ngoài ra, cần phải kể đến một số những nghiên cứu về công nghệ của
một số quốc gia khác trong dự án Atlas công nghệ (1989). Tất cả các nghiên
cứu này được xem như nền tảng cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về
năng lực công nghệ của các quốc gia Châu Á ny. ú l tng quan tỡnh hỡnh

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản TrÞ Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

10

Đại học Bách Khoa Hà Néi

nghiên cứu về công nghệ trên thế giới và trong khu vực, vậy ở nước ta, những
nghiên cứu về công nghệ được quan tâm như thế nào.
1.2.2 Nghiên cứu về công nghệ ở Việt Nam
Đối với nước ta, việc thực hiện đánh giá năng lực cơng nghệ chỉ được
chính phủ quan tâm từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa. ở các quy mơ
khác nhau, có thể liệt kê từ đó tới nay, một số nghiên cứu về cơng nghệ như
sau:
• Năm 1991, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước (Nay là Bộ Khoa
học Công nghệ) công bố “Hệ thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ cơng

nghệ sản xuất công nghiệp” để làm cơ sở hướng dẫn các địa phương và
các doanh nghiệp đánh giá trình độ cơng nghệ.
• Năm 1997, dự án “ Điều tra khảo sát trình độ cơng nghệ một số ngành
sản xuất cơng nghiệp tỉnh Đồng Nai” của sở khoa học công nghệ mơi
trường tỉnh Đồng Nai.
• Năm 1999, dự án “Đánh giá và thẩm định Công nghệ, bộ Khoa học
Công nghệ và Mơi trường.
• Năm 2002, dự án “ Đánh giá hiện trạng công nghệ Quận 8” của Uỷ ban
nhân dân Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh.
• Năm 2002, Dự án “ Đánh giá thực trạng công nghệ các cơ sở sản xuất
thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và đề xuất phng ỏn i mi trong giai
on 2005-2010.

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản TrÞ Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

11

Đại học Bách Khoa Hà Néi

• 2003 Dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ một số ngành sản
xuất chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của Uỷ Ban nhân dân tỉnh
Bình Dương.
Có thể nói các dự án nghiên cứu về cơng nghệ ngoài nước cũng như
trong nước đã trải qua chặng đường khá phức tạp, với nhiều cơ sở phương
pháp luận khác nhau được sử dụng. Để có thể lựa chọn và xây dựng phương

pháp luận cho dự án Hải Phòng, chúng tơi xin được trình bày một cách ngắn
gọn các phương pháp luận đã được sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt
Nam cho các dự án, để tài nghiên cứu về công nghệ.
1.3.

Các phương pháp tiếp cận

1.3.1 Tiếp cận theo quan điểm đầu vào và đầu ra của quá trình
Một trong những cố gắng đầu tiên để xây dựng nên được một phương
pháp luận để phục vụ cho các công việc xem xét vấn đề công nghệ là cách
tiếp cận theo quan điểm đầu vào đầu ra của quá trình (Sience & Technology
input and output indicators). Theo cách tiếp cận này, năng lực công nghệ liên
quan đến năng lực của doanh nghiệp có thể tiến hành những hoạt động xác
định gắn liền với các vấn đề kinh tế, xã hội khác nhằm chuyển hoá đầu vào
thành đầu ra. Để đánh giá hiện trạng công nghệ của một đơn vị kinh tế, một
vùng, một quốc gia v.v... người ta tiếp cận đo lường các yếu tố đầu vào và các
yếu tố đầu ra của một quá trình. Bằng cách thống kê, so sánh các yếu tố đó,
người ta có thể đánh giá, theo dõi được hiện trạng công nghệ cũng như đóng
góp của cơng nghệ của một đơn vị kinh tế, một vùng, một quốc gia.
Nổi lên theo nguyên lý tiếp cận input-output này, các cơng trình nghiên
cứu của các tổ chức OECD và UNESCO để xây dựng chỉ s v khoa hc v

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

12


Đại học Bách Khoa Hà Néi

công nghệ (S&T). Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu tổng quan của hai phương
pháp tiếp cận này.
1.3.1.1

Phương pháp luận OECD

Mục đích chủ yếu của các nhà nghiên cứu OECD là xây dựng hệ thống
các chỉ số về S&T nhằm đưa ra những đánh giá về hiện trạng khoa học và
công nghệ hiện tại của các quốc gia thành viên của tổ chức này, đồng thời để
nắm được những thay đổi về công nghệ, ảnh hưởng của khoa học và công
nghệ tới tăng trưởng kinh tế, năng suất, năng lực cạnh tranh v.v
Để xây dựng hệ thống chỉ số đặc trưng trình độ S&T, cách tiếp cận của
các nhà nghiên cứu OECD là đánh giá hiện trạng công nghệ trên hai phạm trù
là đầu vào và đầu ra. Đầu vào (input indicator) bao gồm tất cả các nguồn lực
về vốn và nguồn lực về con người của cả khu vực công cộng cũng như của
khu vực tư nhân cần thiết dành cho lực lượng R&D. Các lực lượng R&D này
là đầu vào của hoạt động S&T được theo đuổi. Đầu ra phần lớn được xác định
từ lợi ích các ứng dụng của S&T. Đầu ra đo lường giá trị các sản phẩm trực
tiếp của các hoạt động S&T. Về cơ bản đầu ra bao gồm: cán cân thanh tốn về
cơng nghệ nảy sinh từ việc chuyển giao công nghệ, phản ánh mức độ phụ
thuộc của một quốc gia vào công nghệ nước ngoài; thống kê các loại phát
minh sáng chế phổ biến; và chuyển giao công nghệ. Với việc xác định các
thông số đầu vào và đầu ra của các hoạt động công nghệ, thông qua việc so
sánh input và output indicators, hiệu quả của các chính sách về cơng ngh ca
mi quc gia c xỏc nh.

Nguyễn Tuấn Anh


Ngành Quản TrÞ Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

13

Đại học Bách Khoa Hà Néi

Bảng 1.1: OECD S&T indicators
OECD S&T
1

Input Indicators

Output Indicators

Nguồn lực về vốn cho Cán cân thanh toán về
R&D ở khu vực công công nghệ

2

Nguồn lực con người cho Thống kê các phát minh
R&D ở khu vực công sáng chế

3

Nguồn lực con người cho Chuyển giao công nghệ
R&D ở khu vực tư nhân


4

Nguồn lực con người cho
R&D ở khu vực tư nhân

Như vậy, hệ thống các chỉ số của OECD đã đạt được một vài thành công
tối thiểu là về mặt thuật ngữ hợp nhất (Unifying terminology). Các nhà
nghiên cứu OECD đã phát triển những định nghĩa chuẩn đối với những thuật
ngữ được sử dụng trong các chỉ số đầu vào, đầu ra của OECD. Theo như đánh
giá của Sharif (1986), nó cung cấp những cơng cụ nhằm giải thích các thành
ngữ có những nghĩa rộng như “public funding” hay government R&D funding
v.v..., bằng việc sử dụng hệ thống các chỉ số đầu vào đầu ra về S&T được
phát triển ở các nước khác nhau.
Tuy nhiên hệ thống các chỉ số mà OECD xây dựng tồn tại những hạn chế
lớn, đặc biệt là trong việc lập các chính sách phát triển cơng nghệ. Trước hết,
cách tiếp cận của OECD dựa trên cơ sở của các phân tích đầu vào đầu ra
(inflow-outflow), nên khơng chỉ có chỉ số mơ tả cơng nghệ có tính kế thừa,
biến số chính yếu để xác định sự thay đổi, tiến bộ về cơng nghệ. Ngồi ra,
một yếu tố khác của tiến bộ về công nghệ là cũng nằm ngoài các hoạt động
R&D những đổi mới được thực hiện bởi các xí nghiệp nhỏ. Đặc biệt, hệ thống
các chỉ tiêu S&T được xây dựng trên điều kiện xã hi, kinh t, k thut, cỏn

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học


14

Đại học Bách Khoa Hà Néi

cân thanh tốn về cơng nghệ của tổ chức các nước OECD, nhìn chung khơng
thể áp dụng cho các dự án về công nghệ được thực hiện ở các nước đang phát
triển.
1.3.1.2

Phương pháp luận UNESCO

Các nhà nghiên cứu của UNESCO cũng xây dựng phương pháp luận
theo cách tiếp cận đầu vào đầu ra. Cũng như OECD, UNESCO xây dựng hệ
thống các chỉ số để đánh giá trình độ cơng nghệ. Trên thực tế, các chỉ số S&T
của UNESCO bắt đầu được thảo luận trong các kỳ họp lần 20 tại Paris vào
tháng 11 năm 1978, nhằm giúp cho các nước thành viên xây dựng và cải thiện
các thống kê về S&T của họ. Bằng việc chỉ ra các hạn chế của phương pháp
luận OECD, UNESCO đã phát triển một bộ chuẩn các chỉ số S&T mà phạm
vi ứng dụng là lớn hơn.
Hệ thống các chỉ số S&T của UNESCO là bộ các chỉ số S&T được xây
dựng cho các áp dụng ở các nước đang phát triển. Trong hệ thống các chỉ số
S&T của UNESCO, các chỉ số đầu vào bao gồm: Chỉ số đầu vào chính là
R&D được xây dựng bởi NAF (National Sience Foundation) và OECD; thêm
nữa là giáo dục đào tạo cho S&T cũng được xây dựng bởi NAF bao gồm số
lượng các cơng trình về khoa học công nghệ được công bố, số lượng các phát
minh sỏng ch ó ng ký vv.

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh



Luận văn tốt nghiệp cao học

15

Đại học Bách Khoa Hà Néi

Bảng 1.2: Unesco S&T indicators
Unesco S&T Input indicators

Output Indicator

1

Hoạt động R&D xác định ở quy mô Số lượng các công trình

2

Q ố i
Giáo dục và đào tạo cho S&T

khoa học công nghệ được
Số lượng các phát minh sáng
chế đã công bố

3

Dịch vụ cho S&T


Thông qua việc xác định các chỉ số đầu vào và đầu ra của S&T, phương
pháp luận UNESCO làm cơ sở cho các nước thành viên xây dựng và cải tiến
hệ thống thống kê về S&T để giúp họ có những đánh giá hiện trạng cơng
nghệ. Tuy đã có những phát triển so với phương pháp luận OECD trong việc
xây dựng các chỉ số đầu vào đầu ra về S&T, “UNESCO S&T indicators”
cũng không tránh khỏi những hạn chế đặc biệt là khả năng hỗ trợ quyết định
trong các chính sách về S&T của các nước đang phát triển. Đó cũng chính là
yếu điểm lớn nhất của phương pháp luận được xây dựng trên cơ sở của việc
chuyển hoá đầu vào thành đầu ra của S&T.
1.3.2 Phương pháp luận Atlas công nghệ
Phương pháp luận Atlas công nghệ là kết quả của dự án Atlas công
nghệ-Technology Atlas Project được khởi xướng trên cơ sở của tiên đề cho
rằng công nghệ là biến số chiến lược quyết định sự phát triển tăng tốc kinh tếxã hội trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế, mơi trường cạnh tranh quốc tế
ngày càng tăng. Đây là dự án công nghệ do trung tâm chuyển giao cơng nghệ
Châu Á Thái Bình Dương (APCTT) thuộc Uỷ ban kinh tế-Xã hội Châu Á
NguyÔn TuÊn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

16

Đại học Bách Khoa Hà Néi

Thái Bình Dương (UNESCO-ESCAP) đã nghiên cứu và ban hành bộ tài liệu “
Nguyên lý phát triển dựa trên cơ sở công nghệ” dùng để áp dụng cho các quốc
gia trong khu vực từ năm 1986 đến năm 1988, dưới sự tài trợ của chính phủ
Nhật Bản. Tài liệu này hướng dẫn các nội dung và phương pháp đánh giá hiện

trạng cơng nghệ của một quốc gia.
Mục tiêu chính yếu của “Technology Atlas Project” là đưa ra một công
cụ hỗ trợ quyết định ở một tài liệu phương pháp luận để hợp nhất các công
việc xem xét vấn đề công nghệ trong quá trình lập kế hoạch phát triển. Dự án
trình bày các biện pháp trong lĩnh vực quan trọng mà tới nay vẫn chưa được
chú ý thích đáng và cung cấp phương tiện nhằm giới thiệu một cách rộng rãi
các cách tiếp cận phân tích để đề ra và hồn thiện các chính sách và kế hoạch
phát triển cơng nghệ ở mỗi đơn vị kinh tế, ngành, mỗi quốc gia.
Với tựa đề chung là “ Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ”, nội
dung của phương pháp luận Atlas cơng nghệ bao gồm việc phân tích đánh giá
chỉ số công nghệ mà cán bộ dự án đã xây dựng (Atlas S&T indicators: hàm
lượng công nghệ, môi trường công nghệ, trình độ cơng nghệ, năng lực cơng
nghệ và nhu cầu công nghệ) được xem xét ở ba quy mô khác nhau.
• Ở cấp doanh nghiệp:
Các chỉ số cơng nghệ được xem xét là: các thành phần công nghệ (thành
phần kỹ thuật, thành phần thông tin, thành phần con người, thành phần tổ
chức), kết quả đóng góp trực tiếp của bốn thành phần này xác định hàm lượng
công nghệ gia tăng, đây là cơ sở để đánh giá hàm lượng công nghệ; năng lực
cơng nghệ; và chiến lược cơng nghệ.
• Ở cp ca mt ngnh cụng nghip:

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản TrÞ Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

17


Đại học Bách Khoa Hà Néi

Thông thường ở quy mô của một ngành công nghiệp, các đặc trưng công
nghệ được đánh giá là các nguồn lực cơng nghệ và cơ sở hạ tầng cơng nghệ.
• Ở quy mô một quốc gia:
Với quy mô là một quốc gia, những chỉ số công nghệ được xem xét là
môi trường công nghệ và nhu cầu công nghệ
Để việc hợp nhất các xem xét cơng nghệ với q trình kế hoạch hố phát
triển kinh tế xã hội có ý nghĩa, thì điều kiện cơ bản là các nhà nghiên cứu về
kinh tế và công nghệ phải hỗ trợ lẫn nhau khi tiến hành các phân tích. Nếu sử
dụng 4 hình thức biểu hiện của cơng nghệ theo cách phân chia theo phương
pháp Atlas (thành phần kỹ thuật-Techware, thành phần con ngườiHumanware, thành phần thông tin-Infoware, thành phần tổ chức-Orgaware) ở
trên làm cơ sở để điều tra, thì có thể đạt được sự bổ sung cho nhau giữa kế
hoạch hoá kinh tế thơng thường và kế hoạch hố kinh tế dựa trên công nghệ ở
cấp công ty, phân ngành, ngành, ngành, tỉnh, quốc gia.. tuỳ theo mức độ dự án
thực hiện.
Với những ưu điểm lớn trong việc đánh giá, quản lý và hoạch định chiến
lược công nghệ, phương pháp luận Atlas công nghệ đã được sử dụng làm cơ
sở cho khá nhiều dự án về công nghệ đặc biệt là các dự án ở các nước đang
phát triển.
1.3.3 Tiếp cận theo quan điểm quản trị chiến lược
Hầu hết các định nghĩa về chiến lược đều có thể mơ tả từ sự kết hợp giữa
điểm mạnh và điểm yếu của yếu tố bên trong công ty với cơ hội và thách thức
của các yếu tố bên ngoài. Phát triển cách tiếp cận này, phương pháp luận cho
quản lý chiến lược công nghệ của Sharif (1995) xem xét nguồn lực cơng nghệ

Ngun Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh



Luận văn tốt nghiệp cao học

18

Đại học Bách Khoa Hà Néi

và năng lực cơng nghệ có thể được xem là điểm mạnh và điểm yếu của xí
nghiệp, trong khi đó môi trường công nghệ và cơ sở hạ tầng công nghệ có thể
được xem như là cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó Sharif xây dựng các chỉ
số đặc trưng công nghệ này, xem xét đánh giá và đưa ra chiến lược quản lý
chiến lược công nghệ.
a) Nguồn lực công nghệ
Theo Sharif & Ramathan, hai thành viên cốt cán của dự án Atlas công
nghệ, đánh giá nguồn lực công nghệ trên cơ sở xem xét đánh giá 4 thành phần
công nghệ trong Atlas công nghệ (Thành phần kỹ thuật, thành phần con
người, thành phần thông tin, thành phần tổ chức) mà chúng tôi đã giới thiệu
một cách tổng quan ở trên.
b) Năng lực cơng nghệ
Có rất nhiều cách tiếp cận, tác giả khác nhau định nghĩa, đánh giá năng
lực công nghệ cho các nước thế giới thứ 3. Sharif (1995) đã xây dựng 6 thành
phần của năng lực cơng nghệ đó là: Năng lực thu nhận cơng nghệ, năng lực
biến đổi, năng lực bán hàng, năng lực sửa chữa, năng lực thiết kế, năng lực
sản sinh cơng nghệ.
Ngồi ra, việc đánh giá năng lực cơng nghệ cịn có thể dựa trên phương
pháp chiết trung của Bộ khoa học cơng nghệ và mơi trường Việt nam. Theo
đó phương pháp chiết trung xếp năng lực công nghệ của doanh nghiệp thành
ba phần sau:
• Năng lực tiếp thu
• Năng lực vận hnh


Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

19

Đại học Bách Khoa Hà Néi

• Năng lực đổi mới
Phương pháp chiết trung được xây dựng từ việc tổng hợp đánh giá 8
phương pháp khác nhau về đánh giá năng lực công nghệ của các nhà nghiên
cứu, các tổ chức khoa học nước ngoài
c) Cơ sở hạ tầng công nghệ
Ramathan (1993) đã xác định 3 yếu tố chính của Cơ sở hạ tầng cơng
nghệ đó là i) Cơ sở hạ tầng hỗ trợ về mặt vật chất như là cung cấp điện nước,
giao thông, thông tin…ii) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động công nghệ
như là các hỗ trợ đầu tư, số lượng các trung tâm đầu tư mạo hiểm, sự tồn tại
của trung tâm thông tin (Khoa học công nghệ v.v), iii) Sức mạnh các hoạt
động công nghệ được đánh giá ở ba cấp (Viện hàn lâm,- Đơn vị NC & TKngành công nghiệp), số lượng các thư viện NC&TK, số lượng các trường đại
học kỹ thuật
d) Môi trường công nghệ
Theo Ramathan (1993) môi trường công nghệ trong phương pháp luận
dựa theo quan điểm quản trị của Sharif được diễn tả trong 4 nhân tố chính:
thơng tin về khách hàng (Infor-Customers); thơng tin về địch thủ cạnh tranh
(Infor-Rivals), thông tin về bản thân (Infor-Owners), thông tin ngành (InforCluster).
Như vậy phương pháp luận Sharif thực chất cũng bắt nguồn từ cơ sở của

các nghiên cứu trong dự án Atlas công nghệ của trung tâm chuyển giao cơng
nghệ Châu á-Thái Bình Dương. Cha đẻ của cách tiếp cận theo quan điểm
quản trị chiến lược này cũng lại là thành viên cốt cán của dự án Atlas cơng
nghệ. Ví dụ như việc xác định nguồn lc cụng ngh trong phng phỏp lun

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản TrÞ Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

20

Đại học Bách Khoa Hà Néi

của Sharif cũng chính là việc xem xét đánh giá bốn thành phần công nghệ
trong phương pháp luận Atlas công nghệ. Tuy nhiên, so với Atlas công nghệ,
phương pháp Sharif chưa có nhiều ứng dụng cụ thể như khơng có tính ngun
bản.
Như đã đề cập ở trên, đã có khá nhiều nghiên cứu về công nghệ, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển ở châu á và trong khu vực Đông Nam Á đã
được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận Atlas công nghệ và đã đạt
được các kết quả rất khả quan. Ngay ở Việt Nam, mới đây dự án “ Đánh giá
hiện trạng công nghệ Quận 8”, Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở
phương pháp luận Atlas cũng thu được kết quả tốt. Rõ ràng là với những tiêu
chí về lựa chọn được thoả mãn: nội dung phương pháp luận chặt chẽ, chi tiết,
logic, và nguyên bản, dễ dàng áp dụng, phù hợp ở những nước đang phát
triển, phù hợp ở cấp độ quy mô nghiên cứu khác nhau, ứng dụng và kết quả
của các ứng dụng, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, tổng hợp ý kiến

của các nhà quản lý như Bộ khoa học công nghệ, Thành Phố Hải Phịng, các
địa phương khác.. chúng tơi lựa chọn phương pháp luận Atlas công nghệ để
xây dựng cơ sở lý thuyết cho dự án cơng nghệ Hải Phịng.
1.4

Xây dựng phương pháp luận và tiêu chí Atlas cơng nghệ nghệ cho
dự án Hải Phòng
Xét về nguyên bản, nội dung phương pháp luận Atlas cơng nghệ bao

gồm việc phân tích đánh giá năm yếu tố đặc trưng cho các nghiên cứu về
công nghệ như đã trình bày là:
- Hàm lượng cơng nghệ
- Mơi trng cụng ngh

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

21

Đại học Bách Khoa Hà Néi

- Trình độ cơng nghệ
- Năng lực cơng nghệ
- Nhu cầu công nghệ
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá các đại lượng này hồn tồn khơng
độc lập với nhau. Ví dụ như việc xác định hàm lượng công nghệ gia tăng

thường phải xác định được hệ số môi trường công nghệ. Khi xây dựng
phương pháp luận cho dự án Hải Phịng theo phương pháp Atlas cơng nghệ,
chúng tơi sẽ dựa theo mục đích theo đuổi đề tài để lựa chọn hệ tiêu chí và
mức độ ứng dụng phương pháp luận lý thuyết phù hợp.
Xin được nhắc lại rằng đây là dự án điều tra, đánh giá hiện trạng và để
góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ ở các doanh nghiệp
công nghiệp nặng trên địa bản Hải Phòng. Đây là đề tài nghiên cứu về công
nghệ ở quy mô một thành phố, nhưng rõ ràng là việc điều tra đánh giá các yếu
tố lại ở quy mô khác nhau như hàm lượng công nghệ sẽ được điều tra nghiên
cứu ở quy mô của doanh nghiệp và tổng quan cho một ngành, cịn mơi trường
cơng nghệ sẽ được xem xét chung ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, dù ở mức độ chi
tiết nào việc nghiên cứu các đại lượng đặc trưng này phải đảm bảo đúng quy
trình: các yếu tố xác định của đại lượng, phương pháp đánh giá, và lợi ích của
việc đánh giá đó. Chúng tơi sẽ trình bày đầy đủ lý thuyết phương pháp luận
Atlas công nghệ trước khi triển khai cho dự án Hải phịng.
1.4.1 Hàm lượng cơng nghệ và bốn thành phần công nghệ
Nghiên cứu về hàm lượng công nghệ, người ta nghiên cứu độ chênh lệch
giữa hàm lượng công nghệ của một hoạt động chuyển đổi nào đó đưa vào hệ
thống và hàm lượng công nghệ cao hơn của đầu ra. Núi cỏch khỏc, ngi ta

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

22

Đại học Bách Khoa Hà Néi


nghiên cứu hàm lượng cơng nghệ gia tăng, đó là kết quả đóng góp trực tiếp
của bốn thành phần cơng nghệ được sử dụng để chuyển đổi. Nó phản ánh
trình độ công nghệ thực của một hoạt động chuyển đổi. Như vậy việc đánh
giá bốn thành phần công nghệ là hết sức quan trọng với dự án mà chúng tôi
thực hiện vì một trong các mục đích của dự án là đánh giá hiện trạng công
nghệ cho Thành phố Hải Phịng.
1.4.1.1

Tổng quan đánh giá hàm lượng cơng nghệ

Trong Atlas cơng nghệ, phương pháp phân tích hàm lượng cơng nghệ tập
trung vào khía cạnh cơng nghệ, là cách tiếp cận định lượng để đo mức độ
đóng góp của mỗi thành phần công nghệ trong bốn thành phần công nghệ (Kỹ
thuật, con người, thông tin, tổ chức) tại một phương tiện chuyển đổi.
Phần kỹ thuật có thể coi như hình thức biểu hiện về mặt vật thể của cơng
nghệ. Nó bao gồm tất cả các phương tiện về vật chất cần thiết cho hoạt động
chuyển đổi, ví dụ các dụng cụ, thiết bị, máy móc, các kết cấu nhà xưởng...
Phần con người là hình thức biểu hiện về mặt con người của cơng nghệ.
Nó bao gồm các năng lực cần thiết mà con người đã tích luỹ được cho các
hoạt động chuyển đổi.
Phần thơng tin là hình thức biểu hiện về mặt tư liệu của cơng nghệ. Nó bao
gồm tồn bộ các dữ kiện và số liệu cần cho hoạt động chuyển đổi, ví dụ các
bản thiết kế, các bản tính tốn, các quan sát, các phương trình, biểu đồ ...
Phần tổ chức là hình thức biểu hiện về mặt thể chế của cơng nghệ. Nó
bao gồm các cơ cấu tổ chức cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, ví dụ: sự
phân chia nhóm, phân trách nhiệm, hệ thống các tổ chức, cỏc mng li qun
lý.

Nguyễn Tuấn Anh


Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

23

Đại học Bách Khoa Hà Néi

Trong bất cứ hoạt động chuyển đổi nào, tất cả bốn thành phần cơng nghệ
đều cần phải có một cách đồng thời. Sự đòi hỏi này được lý giải như sau:
- Phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ sự chuyển đổi nào. Nó được triển
khai, lắp đặt và vận hành bởi phần Con người.
- Phần con người là yếu tố chủ chốt của bất kỳ hoạt động chuyển đổi nào
và đến lượt nó được hướng dẫn bởi phần Thông tin
- Phần Thông tin được tạo ra và cũng được sử dụng bởi phần con người
để ra quyết định và vận hành phần Kỹ thuật.
- Phần Tổ chức tiếp nhận và kiểm sốt phần Thơng tin, phần Con người
và phần Kỹ thuật để tiến hành quá trình chuyển đổi.
Khi xem xét thực tế các phương tiện chuyển đổi có thể nhận ra ngay các
mức độ tinh xảo trong từng thành phần cơng nghệ. Nhìn chung khi nói tới
việc tăng mức độ tinh xảo có thể ngầm hiểu là: Tăng độ phức tạp trong vận
hành trong vận hành (trường hợp các phương tiện), tăng mức độ đòi hỏi về
tay nghề và kinh nghiệm (trong trường hợp năng lực), tăng chất lượng thơng
tin và tri thức tích luỹ (trong trường hợp các dữ liệu thông tin), tăng mức độ
tương tác và liên kết động (trong trường hợp tổ chức quản lý). Trình tự đo
hàm lượng cơng nghệ dựa trên hai phương diện: xác định mức độ tinh xảo của
từng thành phần cơng nghệ, trình độ cơng nghệ hiện tại đang sử dụng so với
trình độ hiện đại. Mức đóng góp tổng hợp 4 thành phần cơng nghệ gọi là hệ

số đóng góp cơng nghệ và phản ánh hàm lượng cơng nghệ gia tăng trên một
đơn vị sản phẩm.
Việc phân tích hàm lượng công nghệ co thể cho ta biết được điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp liên quan đến công nghệ v cỏc ng lc chuyn

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


Luận văn tốt nghiệp cao học

24

Đại học Bách Khoa Hà Néi

đổi ở cấp cơng ty. Nó cho phép xác định các ưu tiên trong phân bổ nguồn lực
nhằm nâng cấp các thành phần cơng nghệ. Nó khơng ảnh hưởng bởi sự khơng
hồn chỉnh của thị trường cơng nghệ và có thể bổ sung cho việc phân tích tài
chính thơng thường. Hơn nữa, việc phân tích hàm lượng cơng nghệ có thể làm
tăng khả năng sàng lọc cho công nghệ quốc gia và nâng cao năng lực quốc gia
về mặt đánh giá cơng nghệ khi hợp tác với nước ngồi.
1.4.1.2

Các bước tiến hành

Như chúng ta đã đề cập, để đo lường các hàm lượng công nghệ của một
công ty, người ta dùng phương pháp trắc lượng công nghệ để đo lường mức
độ đóng góp của bốn thành phần cơng nghệ trong một q trình chuyển đổi
xác định. Hệ số đóng góp cơng nghệ TCC cho q trình chuyển đổi có thể

được tính theo cơng thức sau:
TCC=Tβt.Hβh.Iβi.Oβo

(Phương trình 1).

Trong đó T, H, I, O là mức độ đóng góp riêng tương ứng của từng thành
phần công nghệ. β t , β h, β I, β o là cường độ đóng góp của các thành phần cơng
nghệ tương ứng. Để tính được TCC người ta tiến hành theo các bước sau.
Bước 1: Đánh giá cấp bậc tinh xảo của 4 thành phần công nghệ
Thông qua thủ tục cho đIểm để xác định mức độ tinh xảo của các thành
phần công nghệ. Bước này nhằm thực hiện kiểm tra chất lượng của 4 thành
phần công nghệ và thu thập các thông tin phù hợp, xác định giới hạn cấp bậc
tinh xảo trên và cấp độ tinh xảo dưới (thang điểm trên/thang điểm dưới) của
bốn thành phần công nghệ một cách chi tiết. Với dự án Hải Phịng, chúng tơi
đã xây dựng 28 tiêu chí để đánh giá mức độ tinh xảo của các thành phn cụng

Nguyễn Tuấn Anh

Ngành Quản Trị Kinh Doanh


×