Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Bước đầu nghiên cứu quản lý nước thải theo cơ chế hạn ngạch xả thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------o0o----------------

Lê Thanh Tùng

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NƯỚC
THẢI THEO CƠ CHẾ HẠN NGẠCH XẢ THẢI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Văn Diệu Anh

Hà Nội, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến
cô giáo TS. Văn Diệu Anh - Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt q trình
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, Viện Đào tạo sau Đại học và các thầy giáo, cô giáo Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cũng như gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn


Lê Thanh Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, kết quả của luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các tài liệu kết quả của đề tài được tơi và nhóm
thực hiện đề tài thực hiện. Các số liệu và kết quả của luận văn là hồn tồn trung
thực. Những vấn đề trích dẫn và các số liệu tham khảo đều được sự đồng ý của tác
giả, chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ quản nghiên cứu xây dựng dự án.
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thanh Tùng


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................ iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG “HẠN
NGẠCH XẢ THẢI”............................................................................................................. 3
1.1. Một số định nghĩa, khái niệm ..................................................................................... 3
1.1.1. Hạn ngạch (quota) là gì?................................................................................................ 3

1.1.2. Các khái niệm liên quan trong lĩnh vực môi trường. ...................................................... 4

1.2. Các công cụ quản lý tài nguyên nước và nước thải hiện áp dụng [23]: ..................... 5
1. Cơng cụ pháp lý .................................................................................................................... 5
2. Nhóm cơng cụ kỹ thuật ......................................................................................................... 6
3. Các công cụ kinh tế .............................................................................................................. 6
4. Công cụ giáo dục, tuyên truyền ............................................................................................ 7

1.3. Các nội dung cần thực hiện khi quản lý bằng hạn ngạch xả thải ............................... 7
1.3.1. Xác định hạn ngạch xả thải ............................................................................................ 7
1.3.2. Phân bổ hạn ngạch ......................................................................................................... 8

1.3. Những nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam .......................................................... 21
1.4. Một số nghiên cứu trên Thế giới .............................................................................. 28
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÍNH TỐN HẠN NGẠCH VÀ
PHÂN BỔ HẠN NGẠCH.................................................................................................. 34
2.1. Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 34
2.1. Giới thiêu chung về sông Cầu .................................................................................. 34
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Cầu [1] ...................................................................... 34
2.1.2. Diễn biến chất lượng nước mặt sông Cầu thuộc phạm vi nghiên cứu .......................... 39
2.1.3. Các nguồn thải đổ vào sông Cầu.................................................................................. 45

2.2. Ước tính hạn ngạch xả thải trên sơng Cầu................................................................ 45
2.2.1. Cơ sở phương pháp ...................................................................................................... 46
2.2.2.. Thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết phục vụ tính tốn “hạn ngạch xả thải” .......... 46

2.3. Phương pháp và số liệu sử dụng để tính tốn hạn ngạch xả thải .............................. 47

i



2.3.1. Tính tốn khả năng tiếp nhận thải ................................................................................ 47
2.3.2. Kiểm kê nguồn thải ....................................................................................................... 51
2.3.3. Xác định hạn ngạch xả thải .......................................................................................... 57

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 58
3.1. Kết quả tính tốn và phân bổ hạn ngạch xả thải trên đoạn sông nghiên cứu ........... 58
3.1.1. Nguyên tắc phân bổ ...................................................................................................... 58
3.1.2. Các cơ chế phân bổ hạn ngạch..................................................................................... 58
3.1.3. Kết quả phân bổ............................................................................................................ 60

3.2. Các yêu cầu để thực hiện quản lý nước thải bằng hạn ngạch ................................... 64
3.2.1. Yêu cầu về kỹ thuật ....................................................................................................... 64
3.2.2. Yêu cầu về quản lý ........................................................................................................ 65

3.3. Đánh giá các ưu điểm và khó khăn, tồn tại trong tính toán và phân bổ hạn ngạch .. 66
3.3.1. Các ưu điểm, thuận lợi: ................................................................................................ 66
3.3.2. Những khó khăn, hạn chế khi áp dụng: ........................................................................ 66

3.4. Đánh giá khả năng áp dụng cơ chế hạn ngạch xả thải trong quản lý nước thải và
công tác quản lý, tuân thủ việc xả thải theo hạn ngạch được phân bổ ............................ 67
3.4.1. Khả năng áp dụng......................................................................................................... 67
3.4.2. Áp dụng vào quản lý hoạt động xả nước thải tại Việt Nam .......................................... 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 75
KIẾN NGHỊ..................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 77
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 79


ii


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CSSX

Cơ sở sản xuất

HNPT

Hạn ngạch phát thải

HNXT

Hạn ngạch xả thải

KCN

Khu Công nghiệp

NĐ-CP


Nghị định của Chính phủ

NT

Nước thải

NTCN

Nước thải cơng nghiệp

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Hệ số Gini trước và sau khi tối ưu hóa .............................................................. 31
Dữ liệu về lưu lượng sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bẩy [1] ......................... 37
Các nguồn thải công nghiệp thuộc LVS Cầu trong phạm vi nghiên cứu [1] .... 47
Kết quả tính tốn tải lượng chất ơ nhiễm có sẵn trong đoạn sơng Cầu ............. 50
Kết quả tính tốn tải lượng chất ơ nhiễm tối đa của đoạn sơng Cầu ................. 50
Kết quả tính tốn tải lượng ơ nhiễm trong NT được xả thải vào đoạn sông Cầu ..
........................................................................................................................... 51
Bảng 7. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước khu dân cư tỉnh Thái Nguyên [6] .................. 52
Bảng 8. Nguồn tiếp nhận nước thải đô thị tại tỉnh Thái Nguyên [7] .............................. 53
Bảng 9. Tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt tỉnh Thái Nguyên đổ ra sông Cầu năm
2015 (m3/ngày đêm)............................................................................................................. 54
Bảng 10. Dự báo lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang [9] . 54

Bảng 11. Dự báo lưu lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông Cầu tại tỉnh Bắc Ninh
[10;11;12z] ........................................................................................................................... 55
Bảng 12. Tính chất đặc trưng của NT một số ngành công nghiệp [13;14] ....................... 56
Bảng 13. Kết quả phân bổ BOD5 theo cơ chế công bằng ................................................. 61
Bảng 14. Danh mục các cơ sở XNT được ưu tiên xả thải ................................................ 62
Bảng 1.
Bảng 2.
Bảng 3.
Bảng 4.
Bảng 5.
Bảng 6.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4.
Hình 5.
dân số
Hình 6.
Hình 7.
Hình 8.
Hình 9.
Hình 10.
Hình 11.
Hình 12.
Hình 13.

Sơ đồ các bước thực hiện quy trình xác định và phân bổ hạn ngạch [19] ......... 25
Tính tốn hệ số Gini sử dụng đường cong Lorenz ............................................ 29

Ứng dụng đường Lorenz trong phân bổ giấy phép xả thải ................................ 30
Hệ số Gini hiện tại cho 4 chỉ tiêu ...................................................................... 31
Phân bổ tối ưu hóa các quá trình xử lý cho các mục đích sử dụng theo quy mô
........................................................................................................................... 33
Lưu vực sông Cầu [21] ...................................................................................... 35
Bản đồ chất lượng nước sông Cầu theo WQI năm 2010 [16] ........................... 40
Bản đồ chất lượng nước sông Cầu theo WQI năm 2012 [16] ........................... 41
Giá trị DO trên sông Cầu [1] ............................................................................. 43
Giá trị BOD5 trên sông Cầu [1] ........................................................................ 43
Giá trị NH4+ trên sông Cầu [1] .......................................................................... 44
Giá trị NO3- trên sông Cầu [1] ........................................................................... 44
Giá trị PO43- trên sông Cầu [1] .......................................................................... 44

iv


MỞ ĐẦU
“Bước đầu nghiên cứu quản lý nước thải theo cơ chế hạn ngạch xả thải”
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước thải hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới. Sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia luôn đi kèm với sự gia tăng nhu cầu sử
dụng tài nguyên nói chung, và tài nguyên nước nói riêng. Kéo theo đó là lượng
nước thải phát sinh cũng tăng lên. Vấn đề ơ nhiễm, suy thối mơi trường do nước
thải là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý cũng như người dân tại mỗi quốc gia,
mỗi địa phương do những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và đời sống,
sức khỏe của con người, hệ sinh thái. Đây có thể coi là vấn đề chung của tồn thế
giới, kể cả những nước phát triển do nước thải luôn phải phát sinh cùng các hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của con người. Liên hợp quốc cũng coi “nước thải” này là
một vấn đề cần được quan tâm, quản lý hàng đầu của mỗi quốc gia. Chủ đề “Ngày
nước Thế giới” năm 2017 của tổ chức này cũng được lấy là “Nước thải”. Điều đó

càng thể hiện tầm quan trọng của nước thải và công tác quản lý nước thải trong đời
sống kinh tế - xã hội, hướng tới hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của mỗi quốc
gia trong công tác quản lý môi trường.
Quản lý nước thải hiện đã được các nước quan tâm nhiều hơn với sự đầu tư,
phát triển các công cụ kinh tế, kỹ thuật, pháp lý cho công tác này. Hệ thống các văn
bản pháp lý được xây dựng và dần hoàn thiện, việc đầu tư nghiên cứu công nghệ
mới để xử lý nước thải các loại phát sinh cũng được chú trọng, và nguồn tài chính
dành cho hoạt động quản lý, xử lý nước thải cũng được các quốc gia, địa phương
phân bổ nhiều hơn.
“Hạn ngạch xả thải” cũng là một công cụ pháp lý, kỹ thuật trong quản lý môi
trường, quản lý nước thải. Tuy nhiên, thuật ngữ này, công cụ này hiện vẫn còn là
một hướng đi khá mới, chưa được nghiên cứu, phát triển và sử dụng hiệu quả trên
thế giới cũng như ở nước ta. Tại Việt Nam, “hạn ngạch xả thải” đã được nghiên cứu
tại một số đề tài và cũng đã được sử dụng trong một số văn bản pháp luật về quản lý
1


môi trường như “Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu” nhưng cũng khơng đầy đủ để có thể áp
dụng. Các kết quả nghiên cứu cũng hạn chế và chưa cho ra được một cái nhìn rõ
ràng, chi tiết về cơ sở khoa học cũng như khả năng ứng dụng của “hạn ngạch xả
thải” trong quản lý nước thải. Do đó, học viên chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu
quản lý nước thải theo cơ chế hạn ngạch xả thải” này để có thể tìm hiểu, đánh giá
được các nội dung chính, cốt lõi của cơ chế “hạn ngạch xả thải” ở mức bước đầu,
làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn, đồng thời cũng có thể đề xuất
các phương án áp dụng cơ chế này trong quản lý nước thải tại Việt Nam.
2. Mục tiêu của đề tài
Các mục tiêu chính cần đạt được của đề tài là:
- Hiểu được khái niệm, các cơ chế, nguyên lý cơ bản của “hạn ngạch xả thải”
trong công tác quản lý nước thải.

- Nghiên cứu áp dụng cơ chế “hạn ngạch xả thải” trong quản lý nước thải đối
với một đối tượng cụ thể.
- Đề xuất áp dụng “hạn ngạch xả thải” trong quản lý nước thải tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sông Cầu, các nguồn xả thải và công cụ quản lý nước thải bằng hạn ngạch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: dịng chính sơng Cầu, đoạn từ trạm thủy
văn Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) đến Phả Lại.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
“HẠN NGẠCH XẢ THẢI”
1.1. Một số định nghĩa, khái niệm
1.1.1. Hạn ngạch (quota) là gì?
Hạn ngạch một cách tổng quát là biện pháp quản lý của nhà nước qui định
trực tiếp lượng hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm thực hiện mục
tiêu bảo hộ [7].
Hạn ngạch nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng thặng dư của người sản
xuất hàng hố. Tuy vậy nó làm cho lượng hàng nhập khẩu nhỏ hơn lượng hàng
nhập trong thương mại tự do đẫn đến tổng phúc lợi xã hội giảm, giá của hàng hoá
trong nước tăng nhưng thực tế giá của hàng hố nhập khẩu khơng tăng, tiêu dùng
trong nước giảm, thăng dư của người tiêu dùng giảm.
Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng hoá được nhập
khẩu hoặc xuất khẩu. Nếu điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế
quan sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ thì điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm
tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Tuy vậy do trong tình
hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ dần

hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ thường
dùng hệ thống hạn ngạch.
Hạn ngạch là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lượng hàng hố
xuất nhập khẩu của một quốc gia, thơng qua hạn ngạch cho phép chính phủ ước
đốn tương đối chính xác lượng hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Trong khi
đó thơng qua thuế quan chính phủ khơng thể dự báo trước được khối lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế.
Quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch có những đặc
điểm sau đây khác với hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu
+ Trong hạn mức khống chế mức tối đa lượng hàng (bằng hiện vật hoặc bằng
giá trị) được phép xuất khẩu hoặc được phép nhập khẩu.

3


+ Qui định thời gian có hiệu lực của hạn mức (năm, tháng, quý). Ví dụ: Năm
2002 Việt nam đựơc cấp hạn ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường EU với tổng
giá trị gần 575 triệu USD [18].
+ Dạng theo từng nước: Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng nước mà ta
quy định danh sách những hàng hố xuất hoặc nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch.
Ngồi ra cịn có cả loại hạn ngạch cấp cho các loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu
được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.
1.1.2. Các khái niệm liên quan trong lĩnh vực môi trường.
- “Hạn ngạch xả thải”: Theo Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, “Hạn ngạch xả nước thải
là giới hạn tải lượng của từng chất gây ô nhiễm hoặc thông số trong nước thải do cơ
quan quản lý nhà nước ban hành đối với từng nguồn tiếp nhận nước thải nhằm đảm
bảo việc xả nước thải không vượt quá sức chịu tải của môi trường nước”.
Một số khái niệm khác có liên quan: Theo Thơng tư số 02/2009/TT-BTNMT
ngày 29/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Quy định đánh giá khả năng

tiếp nhận nước thải của nguồn nước” thì:
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có
thể tiếp nhận được thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn bảo đảm nồng độ
các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định
trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn
nước tiếp nhận.
- Mục tiêu chất lượng nước là mức độ chất lượng nước của nguồn nước tiếp
nhận cần phải duy trì để bảo đảm mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận.
- Tải lượng ô nhiễm là khối lượng chất ô nhiễm có trong nước thải hoặc
nguồn nước trong một đơn vị thời gian xác định.

4


- Tải lượng ô nhiễm tối đa là khối lượng lớn nhất của chất ơ nhiễm có thể có
trong nguồn nước tiếp nhận mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng mục
tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận.
1.2. Các công cụ quản lý tài nguyên nước và nước thải hiện áp dụng [23]:
Trong hoạt động quản lý nước thải hiện nay, các công cụ cơ bản được sử
dụng gồm có:
- Nhóm cơng cụ pháp lý;
- Nhóm cơng cụ kỹ thuật;
- Nhóm cơng cụ kinh tế;
- Nhóm công cụ giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức.
1. Cơng cụ pháp lý
Cơng cụ luật pháp chính sách hay cịn gọi là các cơng cụ pháp lý, bao gồm
các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật (pháp lệnh,
nghị định, quy định, các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường...), các kế
hoạch, chiến lược và chính sách mơi trường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa
phương. Cụ thể đối với lĩnh vực quản lý nước thải tại nước ta gồm có: Luật Bảo vệ

mơi trường, Luật tài nguyên nước, các Nghị định, thông tư hướng dẫn, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước (gồm cả nước mặt và nước
thải), các quy hoạch môi trường, quy hoạch phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước của
các địa phương…
Công cụ này được sử dụng trong quản lý theo nguyên tắc cưỡng chế, bắt
buộc. Các quy định được đưa ra trong các văn bản pháp lý của các cơ quan quản lý
các cấp buộc các tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện theo. Tất cả những hành
vi không tuân thủ các văn bản này được coi là vi phạm pháp luật và đều đã có chế
tài xử phạt các vi phạm tương ứng.

5


- Ưu điểm chính của cơng cụ này là dễ thực hiện, bắt buộc các tổ chức, cá
nhân liên quan đến hoạt động phát sinh nước thải và xả nước thải phải tuân theo, tạo
điều kiện cho việc quản lý của các cơ quan chức năng.
- Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nước thải
của nước ta đã ban hành được coi là khá đầy đủ, phục vụ đắc lực cho công tác quản
lý mơi trường nói chung và quản lý nước thải nói riêng. Luật tài ngun nước, Luật
bảo vệ mơi trường, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật… đều đã được ban hành, tuy chưa bao quát được tất cả các vấn đề phát
sinh nhưng cơ bản đã có thể giúp hoạt động quản lý mơi trường hoạt động hiệu quả.
2. Nhóm cơng cụ kỹ thuật
Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường thực hiện vai trị kiểm sốt và giám
sát Nhà nước về chất lượng và thành phần mơi trường, về sự hình thành và phân bố
chất ô nhiễm trong môi trường. Các cơng cụ kỹ thuật quản lý mơi trường có thể bao
gồm các đánh giá mơi trường, kiểm tốn mơi trường, các hệ thống quan trắc
(monitoring) môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Các công cụ kỹ thuật được coi là những công cụ hành động quan trọng của các tổ
chức trong công tác bảo vệ môi trường.

Thông qua việc thực hiện các công cụ kỹ thuật, các cơ quan chức năng có thể
có những thơng tin đầy đủ, chính xác về hiện trạng và diễn biến chất lượng mơi
trường đồng thời có những biện pháp, giải pháp phù hợp để xử lý, hạn chế những
tác động tiêu cực đối với môi trường.
Các công cụ kỹ thuật cũng đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ
các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi trường.
3. Các công cụ kinh tế
Trong quản lý tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay, các công cụ kinh
tế được sử dụng gồm:
- Thuế và phí mơi trường.

6


- Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".
- Ký quỹ môi trường.
- Trợ cấp môi trường.
- Nhãn sinh thái.
4. Công cụ giáo dục, tuyên truyền
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng. Các nhiệm vụ bảo vệ mơi
trường có được hồn thành hay không phụ thuộc một phần lớn vào nhận thức và ý
thức mơi trường của tồn xã hội. Do đó, giáo dục và truyền thông môi trường cũng
là một công cụ quản lý môi trường gián tiếp và rất cần thiết, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển.
1.3. Các nội dung cần thực hiện khi quản lý bằng hạn ngạch xả thải
Để quản lý nước bằng hạn ngạch xả thải cần thiết phải tính tốn được sức
chịu tải của nguồn tiếp nhận và thực hiện kiểm kê nguồn thải trong phạm vi nguồn
tiếp nhận. Từ cơ sở sức chịu tải và tổng lượng xả thải trong khu vực đưa ra cơ chế
phân bổ hạn ngạch phù hợp với nguồn tiếp nhận cũng như phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế xã hôi của khu vực.

1.3.1. Xác định hạn ngạch xả thải
1.3.1.1. Xác định sức chịu tải của nguồn tiếp nhận
Các phương pháp xác định sức chịu tải
(1) Phương pháp bảo tồn khối lượng.
(2) Phương pháp mơ hình hóa: Sử dụng các mơ hình số để tính tốn khả năng
tiếp nhận nước thải, ví dụ: Mơ hình MIKE, mơ hình QUAL2K…
1.3.1.2. Kiểm kê nguồn thải
- Là hoạt động điều tra để liệt kê, lập danh mục các nguồn xả nước thải trong
lưu vực hoặc đoạn sông cùng tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải
- Đối tượng kiểm kê là các các nguồn thải điểm.

7


1.3.2. Phân bổ hạn ngạch
Trên Thế giới, các nghiên cứu về “hạn ngạch xả thải” thường được sử dụng
là “hạn ngạch phát thải” hay “hạn ngạch xả thải” đối với các loại chất thải khác
nhau, bao gồm cả nước thải. Hạn ngạch xả thải có thể coi là một cơng cụ kỹ thuật
và kinh tế trong quản lý chất thải.
Hệ thống hạn ngạch là một cơng cụ thị trường, có thể áp dụng với gần hết
các nguồn tài nguyên. Nó thiết lập giới hạn cho mọi thứ, giảm thiểu sự phát thải
chất ô nhiễm nguy hiểm, hoặc hạn chế việc sản xuất và thu hoạch, ví dụ như hạn
ngạch đối với gỗ hoặc đánh bắt cá. Hạn ngạch cũng quy định một phần của giới hạn
đối với mỗi cá nhân hay nhóm tham gia. Giấy phép cho mỗi phần sẽ được phân
phối tới người tham gia. Hạn ngạch thường được sử dụng trong pháp luật về môi
trường khi người ra quyết định muốn mức hạn chế cụ thể được lập từ các phương
pháp khác, như là phần trăm giảm thiểu có thể khơng mang đến mức chắc chắn
tương tự. Bằng việc áp dụng các giới hạn và hạn chế, các nhà lập chính sách nỗ lực
đảm bảo mức độ sử dụng là bền vững về mặt môi trường.
Giấy phép thường được phân phối cho từng cá nhân hoặc công ty tham gia

dựa trên các công thức cụ thể.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kết quả cụ thể nào về hạn ngạch xả thải được
công bố và ứng dụng. Một số nghiên cứu tương tự về phân bổ tài nguyên nước đã
được nghiên cứu. Các cơ chế của việc phân bổ này có thể được áp dụng để sử dụng
cho nghiên cứu hạn ngạch xả thải của học viên. Một nghiên cứu của các tác giả
Ariel Dinar, Mark W. Rosegrant, và Ruth Meinzen-Dick trong cơng trình nghiên
cứu về “Ngun tắc, cơ chế và các ví dụ về phân bổ tài nguyên nước” (Water
allocation Mechanisms-Principles and Examples), có đưa ra một số nội dung có thể
vận dụng vào nghiên cứu của đề tài này như sau:
I. Nguyên tắc của phân bổ:
1. Hiệu quả kinh tế

8


Phân bổ nước cho các ngành khác nhau có thể được nhìn nhận từ quan điểm
kinh tế thuần túy như là một danh mục các dự án đầu tư: nước là nguồn tài nguyên
có hạn (vốn), và các ngành kinh tế sử dụng vốn và tạo ra lợi nhuận. Nếu phân bổ tài
nguyên có hiệu quả về mặt kinh tế, lợi nhuận biên từ việc sử dụng tài nguyên cần
bình đẳng giữa các ngành để tối đa hóa phúc lợi xã hội. Nói cách khác, lợi nhuận từ
việc sử dụng thêm một đơn vị tài nguyên cần tương đương với việc sử dụng nó ở
ngành khác. Nếu khơng lợi nhuận xã hội sẽ đến từ việc phân bổ nước nhiều hơn cho
các ngành có nhiều lợi nhuận nhất.
2. Cơng bằng
Phân bổ tài ngun cũng có thể dựa trên tính cơng bằng. Mục tiêu về công
bằng sẽ quan tâm đặc biệt đến sự phân bổ cơng bằng giữa các nhóm kinh tế khác
nhau, điều này có thể khơng phù hợp với các mục tiêu về hiệu quả. Ví dụ, đối với
các hộ gia đình, việc phân bổ bình đẳng tức là các hộ đều có quyền cơ bản đối với
các dịch vụ về nước, bất kể họ có khả năng mua nước hay khơng. Đạt được mục
tiêu này thì có thể dẫn đến việc cung cấp trợ cấp của chính phủ hoặc dịch vụ miễn

phí, hoặc có thể áp dụng cơ chế định giá khác nhau dựa trên thu nhập.
3. Các tiêu chí để phân bổ
Các phương tiện hợp lý để phân bổ tài nguyên là cần thiết để đạt được sự
phân bổ tài nguyên tối ưu. Có một số tiêu chí được sử dụng để so sánh các hình
thức phân bổ nước là:
- Tính linh hoạt trong phân bổ cấp nước, để có thể chuyển đổi giữa các mục
đích hoặc nơi sử dụng khi nhu cầu thay đổi, để có thể làm cân bằng giá trị biên giữa
các ngành sử dụng nước với chi phí thấp nhất.
- Việc đảm bảo quyền sử dụng cho người dùng đã có, để họ có những biện
pháp cần thiết để sử dụng nguồn hiệu quả; Sự đảm bảo này không mâu thuẫn với sự
linh hoạt miễn là có một dự trữ của các nguồn tài nguyên có sẵn để đáp ứng nhu cầu
bất ngờ.

9


- Chi phí cơ hội thực của việc sử dụng tài nguyên phải được trả bởi người sử
dụng, để các nhu cầu và những tác động bên ngoài là chủ quan. Điều này cho phép
phân bổ cho các mục đích sử dụng mơi trường có giá trị phi thị trường (như cung
cấp môi trường sống động vật hoang dã). Điều này cũng hướng tới việc sử dụng tài
nguyên cho các hoạt động với các giá trị thay thế cao nhất.
- Tính dự đốn của kết quả của q trình phân bổ, để phân bổ tốt nhất có thể
được thực hiện và tính khơng chắc chắn (đặc biệt là đối với chi phí giao dịch) được
giảm thiểu.
- Sự cơng bằng trong phân bổ, cần được nhận thức rõ bởi người sử dụng sau
này, tạo cơ hội bình đẳng trong sử dụng tài nguyên tới mọi người sử dụng tiềm
năng.
- Sự chấp nhận của cơ quan quản lý và cộng đồng, để sự phân bổ này phục
vụ các giá trị và mục tiêu đề ra, và do đó, được chấp nhận bởi các thành phần xã hội
khác nhau.

- Hiệu quả, để hình thức phân bổ sẽ làm chuyển biến các tình trạng không
mong muốn như: suy giảm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước… tiến tới đạt được các
mục tiêu mong muốn.
- Tính khả thi về bền vững về hành chính, để có thể thực hiện cơ chế phân
bổ, và cho phép hiệu quả của chính sách là liên tục phát triển.
II. Cơ chế phân bổ tài nguyên nước:
1. Định giá bằng chi phí biên (MCP):
Cơ chế định giá bằng chi phí biên (MCP - Marginal cost pricing) về bản chất
là nhắm đến một giá nước tương đương chi phí biên của việc cung cấp đơn vị cuối
cùng của nguồn nước đó. Một sự phân bổ để cân bằng giá đơn vị nước (giá trị biên
của nước) với chi phí biên được xem xét về để phân bổ có hiệu quả kinh tế hoặc tối
ưu về mặt xã hội của nguồn nước. Tiêu chí hiệu quả tối đa hóa tổng giá trị sản xuất
trên tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng của nền kinh tế. Các chi phí điển hình của hoạt

10


động cấp nước gồm việc thu lấy nước, vận chuyển đến trạm xử lý, phí xử lý, phân
phối đến người sử dụng và việc quan trắc, thi hành. Các chi phí khơng bao gồm các
cống lấy nước. Các phí về nước có thể bao gồm các chi phí (hoặc lợi nhuận) xã hội
nhưng thường khó tính tốn. Nếu có chi phí cao hơn khi phân bổ nước cho các mục
đích sử dụng này hơn các mục đích khác thì giá có thể được lấy vi phân để tương
đương với chi phí biên liên quan của phần cung cấp tới mỗi mục đích sử dụng. Mặc
dù nước có thể có giá trị khan hiếm, phụ thuộc vào vị trí và thời gian, thì nó cũng
khơng phải ln được phản ánh trong các chi phí mà người sử dụng phải đối mặt.
Có 2 khái niệm - chi phí xã hội và giá trị khan hiếm - được phản ánh trong đường
cong chi phí biên cao hơn đường cong giá trị biên riêng. Định giá bằng chi phí biên
cũng có thể được áp dụng để xây dựng các giá khác nhau cho số lượng nước khác
nhau khi chất lượng nước tốt hơn có giá trị biên khi cung cấp cao hơn. Theo cách
đó, độ tin cậy của nước cấp cũng là một hệ số quan trọng, khi chi phí biên cao hơn

cũng liên quan tới độ tin cậy cao hơn.
* Các ưu điểm:
Ưu điểm rõ nhất của Định giá bằng chi phí biên là hiệu quả về mặt lý thuyết.
Không chỉ là chi phí và lợi nhuận biên bằng nhau, mà tại mức giá hiệu quả sự khác
nhau giữa tổng giá trị nước được cấp với tổng chi phí là tối đa. Định giá bằng chi
phí biên giúp tránh xu hướng giảm giá nước (dẫn tới sử dụng quá mức). Trong tình
trạng khan hiếm, việc sử dụng nước quá mức rõ ràng là khơng mong muốn và có
chi phí xã hội cao. Một hệ thống MCP có thể tránh việc sử dụng quá mức vì giá sẽ
tăng để phản ánh tình trạng khan hiếm của nước cấp. Cách tiếp cận MCP để phân
bổ nguồn nước cũng có thể được kết hợp với phí hoặc thuế ơ nhiễm để các tác động
bên ngồi khi sử dụng nước cũng được tính trong các ưu đãi đối với người sử dụng
nước.
* Các nhược điểm:
Một trong các hạn chế của MCP liên quan đến những khó khăn khi xác định
chi phí biên của chính bản thân nó. Những khó khăn này một phần là do vấn đề thu

11


thập đủ tài liệu cho việc tính tốn chính xác, và sau đó là tính tốn chi phí và lợi
nhuận. Spulber và Sabbaghi (1994) đã chỉ ra một số vấn đề sau:
- Chi phí biên bản chất là đa chiều. Nó bao gồm nhiều đầu vào, ví dụ như
chất lượng và số lượng nước.
- Chi phí biên thay đổi theo thời kỳ đo đạc, gồm chi phí ngắn hạn và dài hạn.
- Chi phí biên thay đổi phụ thuộc vào việc tăng nhu cầu là vĩnh viễn hay tạm
thời. Tức là, thành phần của chi phí cố định và biến đổi được xác định bởi nhu cầu
ngắn hạn và dài hạn có tác động đáng kể đến chi phí biên.
Những vấn đề này, cùng với những vấn đề khác, tạo ra những khó khăn đáng
kể trong việc lựa chọn mơ hình chi phí biên ngắn hạn (SRMC) hoặc dài hạn
(LRMC) để thiết lập giá.

MCP cũng có nhược điểm do nó có xu hướng bỏ qua các vấn đề về cơng
bằng. Khi khan hiếm hoặc thiếu nước, nếu giá tăng đến mức nào đó, những nhóm
người thu nhập thấp có thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Sự cân nhắc về cơng bằng
cần được giải quyết khi chi phí cận biên đẩy giá nước vượt quá mức mà các nhóm
thu nhập thấp có thể đủ khả năng và nếu những người đầu tư trước đó phải trả thêm
tiền khi người sử dụng mới được thêm vào.
Trong thực tiễn, MCP cũng khó thực hiện do nó cần có quan trắc khối lượng,
vốn rất tốn kém và khó quản lý. Ngồi ra, khái niệm MCP thường không được hiểu
rõ bởi các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Hơn nữa, yêu cầu thông tin cho
một hệ thống quản lý giá hiệu quả là rất cần thiết và nhiều thơng tin này có thể từ
các thử nghiệm thử hoặc lỗi. Thông tin đắt và những lỗi do các thử nghiệm sai là rất
tốn kém. Nếu giá quá thấp, nhu cầu sử dụng nước có thể sẽ rất cao và nếu giá quá
cao, nước có thể bị thất thốt.
2. Phân bổ nước cơng cộng (theo hành chính)
Ba điểm chính hỗ trợ lập luận cho sự can thiệp của nhà nước hoặc của chính
phủ vào việc phát triển và phân bổ nguồn nước là: khó khăn khi coi nước giống như

12


thị trường hàng hóa khác; nước được nhìn nhận rộng rãi là một loại hàng hóa
chung; và phát triển ngành nước quy mơ lớn nói chung là q đắt đối với các ngành
tư nhân.
Sự phân bổ công cộng được thấy trong hầu hết các hệ thống thủy lợi quy mô
lớn, nơi mà nhà nước quyết định sử dụng toàn bộ hệ thống tài nguyên nước, và phân
bổ, phân phối nước tới các phần khác nhau của hệ thống.
Trong lĩnh vực nước sinh hoạt, các công ty cấp nước thành thị và nông thôn
đều thể hiện cơ chế phân bổ công. Phân bổ công cũng chiếm ưu thế trong sử dụng
nước cho công nghiệp thông qua việc cấp phép và quy định về khai thác nước và xả
nước thải theo từng công ty và ngành công nghiệp riêng lẻ. Với thủy điện, mặc dù là

sử dụng không tiêu hao nhưng vẫn yêu cầu phân bổ trong các quyết định xây dựng
đập và các quy định vận hành mà gây thay đổi chế độ dịng chảy của sơng. Phân bổ
cơng trong thủy sản, thế giới hoang dã và giao thông thủy thể hiện trong những hạn
chế đối với việc phát triển hoặc thu hồi nước cho các mục đích sử dụng khác.
Nhà nước có vai trị mạnh mẽ trong phân bổ liên ngành do nhà nước thường
là thể chế quản lý tất cả việc sử dụng nước và có quyền hạn tới tất cả các ngành sử
dụng nước.
* Các ưu điểm:
Phân bổ công thường thúc đẩy các mục tiêu về công bằng, đảm bảo việc cấp
nước tới các khu vực thiếu nước. Có thể bảo vệ các mục đích cho mơi trường và
cung cấp mức nước cho nhu cầu tối thiểu của từng ngành. Việc phân bổ nước giữa
các ngành không phụ thuộc nguồn cấp. Quy tắc phân bổ trong trường hợp này có
thể dựa trên thực tế, chia sẻ cơng bằng theo lượng nước sẵn có, theo nhu cầu riêng
lẻ, hoặc thậm chí có thể theo áp lực về chính trị.
* Nhược điểm:
Cấp nước tới các vùng thiếu nước thường đắt đỏ. Các dự án sử dụng tài
chính cơng thường ngăn cản các nhu cầu mua nước do sự khan hiếm tài nguyên.

13


Nói cách khác, việc trợ cấp phát triển cấp nước thay thế cơ chế thị trường của việc
cấp nước thông qua việc chuyển nước. Kết quả là giá không đại diện cho chi phí cấp
nước hay giá trị của nó đối với người sử dụng. Hình phạt bắt buộc cơng khai về việc
lạm dụng hạn ngạch nước có thể khơng kết hợp được giá trị của những hàng hóa và
dịch vụ mà rất khó định giá hoặc khơng được mua và bán.
Kết quả nữa là cơ chế phân bổ công thường dẫn đến lãng phí hoặc phân bổ
sai, cũng như việc đầu tư và quản lý phân nhỏ đối với nguồn nước hiện có. Đồng
thời, phân bổ cơng thường khơng hỗ trợ sự tham gia của người sử dụng. Trong
nhiều trường hợp, các kết quả này mâu thuẫn với các mục tiêu chính sách ban đầu

dựa trên sự can thiệp của công chúng. Cụ thể, các mục tiêu xã hội khơng được hồn
thành.
Việc phân bổ cơng là cần thiết ở mức độ nào đó, đặc biệt trong phân bổ liên
ngành. Tuy nhiên, các vấn đề của hình thức phân bổ này được xem là có hiệu quả
kém trong hệ thống thủy lợi của chính phủ, rị rỉ nước cấp đơ thị ở những hệ thống
công, cấp giấy phép bất thường và kiểm sốt khơng đầy đủ đối với việc sử dụng
nước công nghiệp và thiệt hại cho môi trường sống của cá và động vật hoang dã.
Lý do chính được chỉ ra cho các vấn đề này là nằm ở những thất bại trong cơ
chế phân bổ công về việc thiết lập các khuyến khích người sử dụng nước bảo tồn
và cải thiện hiệu quả sử dụng. Dưới sự quản lý cơng, khuyến khích chủ yếu để tn
thủ là sự cưỡng chế, đó là đặt ra các quy định và sử dụng các chế tài đối với người
vi phạm. Nhưng kiểu này chỉ có hiệu quả nếu nhà nước phát hiện và phạt được các
vi phạm. Nhiều trường hợp nhà nước thiếu các thông tin địa phương và khả năng xử
phạt, ví dụ như việc phá vỡ cấu trúc phân phối nước hoặc khai thác quá mức. Nó
tương đối có hiệu quả hơn tại những nơi có ít điểm quan trắc, ví dụ, các kênh chính
của hệ thống thủy lợi hơn là các cấu trúc phân phối cấp ba, hoặc thủy lợi quy mô
nhỏ, hoặc điểm khai thác hay xả nước của một vài nhà máy lớn hơn là các công ty
kinh doanh nhỏ.

14


Hơn nữa, các cơ quan về ngành nước chỉ có trách nhiệm theo ngành (ví dụ,
về thủy lợi, nước uống, cơng nghiệp hoặc mơi trường). Trong khi nhà nước có trách
nhiệm tồn diện về sử dụng nước, thì các cơ quan thực hiện khơng có nhiệm vụ hay
động lực để lập các dự án tổng hợp hoặc để làm cân bằng các nhu cầu của những
người dùng khác nhau. Do đó, các cơ quan vận hành trong hạn chế chặt chẽ về
lượng nước sử dụng, hoặc chỉ đáp ứng cho từng nhóm đơn lẻ (ví dụ, nơng dân hay
cơng nghiệp). Điều này mang đến sự linh hoạt rất nhỏ trong việc đáp ứng các thay
đổi trong nhu cầu nước, và cơ chế ra quyết định trong phân bổ liên ngành hoặc là

khơng rõ ràng hoặc mang tính chính trị cao. Trong thực tiễn, cơ chế phân bổ nguồn
nước công điển hình bao gồm các hình thức định giá nước khơng hiệu quả. Chi phí
cố định thường phổ biến, dễ quản lý và dễ hiểu. Các biểu giá khác thường dựa trên
mức phí tối thiểu hoặc phí cố định. Những khoản phí này thường đi kèm với cả mức
phí theo khối lượng, theo mùa, hoặc tỷ lệ chặn tăng hoặc giảm.
Cơ cấu phí sử dụng nước dưới sự phân bổ cơng thường không tạo ra động
lực cho người sử dụng để tiết kiệm nước và sử dụng hiệu quả hơn. Phần lớn các hệ
thống thủy lợi, thậm chí cả nhiều hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, có mức giá cố
định cho mỗi hecta hoặc hộ gia đình được phục vụ. Theo loại phí này, người sử
dụng khơng chỉ trả tiền theo lượng nước tiêu thụ bởi mảnh đất đó hoặc hộ gia đình
đó, mà việc tăng phí nước - một giải pháp cấy ghép thường được đưa ra để nâng cao
hiệu quả sử dụng nướ c- thậm chí có thể có một ảnh hưởng ngược lại do việc tăng
tiêu thụ nước khi mọi người cảm thấy rằng họ được hưởng nhiều nước hơn vì họ
phải trả nhiều tiền hơn.
3. Thị trường nước
Phân bổ nước dựa theo thị trường gọi là trao đổi quyền sử dụng nước, so với
việc trao đổi tạm thời một lượng nước nhất định giữa những người sử dụng lân cận.
Loại thứ hai nữa là thị trường nước theo điểm, vận hành đôi khi theo các quy tắc
khác với thị trường quyền sử dụng nước.

15


Từ quan điểm kinh tế nghiêm ngặt, việc vận hành một thị trường (có cạnh
tranh) có một số điều kiện. Thứ nhất, thị trường cần có nhiều người bán và người
mua giống nhau, mỗi người đều có thơng tin đầy đủ về các quy tắc thị trường và
mỗi loại đều có chi phí giao dịch tương tự. Thứ hai, quyết định của từng người bán
hoặc người mua không phụ thuộc vào quyết định của người bán và người mua khác.
Thứ ba, quyết định của một cá nhân không nên ảnh hưởng đến kết quả của một cá
nhân khác. Và, cuối cùng, các cá nhân (hoặc các đại lý kinh tế hoạt động trong một

thị trường cạnh tranh) được thúc đẩy để tối đa hóa lợi nhuận của họ. Trong những
điều kiện như vậy, nguồn lực cung và cầu sẽ quyết định số lượng sẽ được giao dịch
và đơn giá cho hàng hóa trên thị trường này.
Thơng thường, hàng hóa (tài nguyên) sẽ chuyển từ sử dụng với giá trị thấp
đến giá trị cao nhất. Do đó, phân bổ theo thị trường được coi là hiệu quả kinh tế từ
quan điểm cá nhân và xã hội.
Đối với tài nguyên nước, có một số quy định bổ sung từ những đặc điểm đặc
biệt của nước đã được thảo luận trước đó. Đơi khi nó địi hỏi sự can thiệp của chính
phủ để tạo ra các điều kiện cần thiết cho thị trường để hoạt động. Điều này bao gồm
(1) xác định việc phân bổ quyền sử dụng nước ban đầu, (2) tạo ra khuôn khổ pháp
lý và thể chế cho thương mại, và (3) đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết cơ bản để cho
phép chuyển nhượng nước.
Cơ chế thị trường nếu được vận hành trong các điều kiện như vậy có thể đảm
bảo cung cấp nước cho các mục đích sử dụng có giá trị cao trong các lĩnh vực khác
nhau mà không cần phát triển các nguồn nước mới và tốn kém. Ngoài ra, bằng cách
cho phép bồi thường cho nước bán bởi sử dụng giá trị thấp, thị trường nước cung
cấp một động lực để sử dụng nước hiệu quả hơn.
* Ưu điểm:
Thị trường nước mang đến một số lợi ích. Người bán có cơ hội trong điều
kiện nhất định để tăng khả năng sinh lợi (trừ khi tất cả các nguồn nước được bán và
người bán ngừng hoạt động kinh tế). Người mua có lợi vì thị trường nước khuyến
16


khích sự sẵn có của nước. Trong trường hợp thương mại nước giữa nông nghiệp và
các đô thị, môi trường có thể được hưởng lợi theo hai cách. Thứ nhất, thị trường
nước tạo ra sự thay đổi về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong nông
nghiệp, giảm ô nhiễm liên quan đến nước thủy lợi. Thứ hai, với thị trường nước,
nơng dân có thể chi trả nội bộ chi phí ngoại sinh, hoặc thậm chí trả chi phí xã hội
liên quan đến ơ nhiễm cao hơn.

Rosegrant và Binswanger (1994) đã làm rõ các lợi ích tiềm năng sau đây của
thị trường nước. Lợi ích đầu tiên là trao quyền cho người sử dụng nước bằng cách
yêu cầu sự đồng ý của họ đối với việc tái phân bổ nước và bồi thường cho bất kỳ
nước nào được chuyển. Thứ hai là đảm bảo quyền sử dụng nước đối với người sử
dụng nước. Nếu các quyền được xác định rõ ràng, người sử dụng nước có thể đầu tư
vào công nghệ tiết kiệm nước khi biết rằng họ sẽ được hưởng lợi từ đầu tư. Thứ ba,
một hệ thống các quyền mang tính thị trường đối với nước sẽ khiến người sử dụng
nước cân nhắc đến chi phí cơ hội đầy đủ của nước, kể cả giá trị sử dụng thay thế, do
đó tạo ra động lực để sử dụng có hiệu quả nước và tăng thu nhập thông qua việc bán
nước đã tiết kiệm. Thứ tư, một hệ thống quyền sử dụng nước có thể thương mại sẽ
tạo ra động cơ khuyến khích người sử dụng nước cân nhắc tới các chi phí bên ngồi
do việc sử dụng nước của họ, giảm áp lực để làm giảm tài nguyên. Thứ năm, so với
định mức thể tích nước tưới thông thường, cách tiếp cận dựa trên quyền sẽ được
nhiều người chấp nhận hơn. Áp đặt định mức thể tích sẽ được người nơng dân xem
là sự chiếm đoạt quyền sử dụng nước truyền thống, gây ra thiệt hại về vốn trong
những trang trại đã được tưới nước. Việc thiết lập các quyền về nước có thể chuyển
nhượng sẽ thay vào đó chính thức hóa các quyền hiện có đối với nước. Cuối cùng,
phân bổ nước thơng qua các quyền thương mại cung cấp sự linh hoạt tối đa trong
việc đáp ứng với thay đổi giá cả cây trồng và giá trị nước theo mơ hình nhu cầu và
thay đổi lợi thế so sánh và đa dạng hóa thu nhập từ trồng trọt. Hệ thống dựa trên thị
trường đáp ứng nhanh hơn việc phân bổ nước tập trung.
* Nhược điểm:

17


Một số đặc điểm độc đáo của nước tạo ra những thách thức đặc biệt trong
việc xây dựng một thị trường nước tốt. Những khó khăn này bao gồm: đo đạc nước,
xác định quyền sử dụng nước khi các dòng chảy thay đổi, thực thi các quy tắc lấy
nước, đầu tư vào các hệ thống vận chuyển cần thiết, nông dân nghèo bán nước lấy

tiền, và cuối cùng là các tác động bên ngoài và bên thứ ba và suy thối mơi trường.
Hơn nữa, việc tăng nhu cầu sử dụng nước cho cơng nghiệp và đơ thị có thể gây các
vấn đề ô nhiễm môi trường sâu rộng nếu các biện pháp cần thiết để hạn chế việc xả
nước thải công nghiệp và đô thị chưa xử lý không được thực hiện. Phân bổ thị
trường nước hiệu quả yêu cầu các tác động của bên thứ ba đối với thương mại về
nước cần được xác định và định lượng chính xác, và các chi phí liên quan được xem
xét đầy đủ trong quá trình trao đổi. Sự lan rộng của các yếu tố bên ngồi như thay
đổi dịng chảy hạ lưu, dịng chảy trở lại, ơ nhiễm, sử dụng q mực nước cho phép,
ngập úng, và các bất lợi khác, thường gây tác động môi trường không thể đảo ngược
được và là những lý luận cơ bản chống lại thị trường. Từ quan điểm hiệu quả kinh
tế, những yếu tố bên ngồi này cần được xem xét trong chi phí chuyển nhượng. Từ
quan điểm công bằng, việc bồi thường cho những ảnh hưởng của bên thứ ba này
nên được thanh toán cho những người đã bị thiệt hại như là kết quả của thỏa thuận.
Thậm chí có thể quan trọng hơn là trong một hệ thống thủy lợi hiện có, giá
trị của quyền sử dụng nước hiện hành (chính thức hoặc khơng chính thức) đã được
vốn hóa trong giá trị của đất được tưới tiêu. Việc áp đặt giá quản lý được các chủ
bản quyền nhận thức chính xác như sự tước đoạt các quyền đó, gây ra thiệt hại về
vốn tại các hệ thống thủy lợi đã được thiết lập.
4. Phân bổ theo người sử dụng
Hệ thống thủy lợi quản lý bởi nơng dân là ví dụ rõ ràng nhất về phân bổ theo
người sử dụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên tắc phân bổ khác nhau trong hệ
thống này, theo thời gian, độ sâu của nước, diện tích đất hay việc chia sẻ dịng chảy.
Trong các hệ thống cấp nước sinh hoạt, phân bổ theo người sử dụng được thấy
trong các hệ thống giếng và bơm tay, cũng như là sự tăng lên về số lượng các hệ

18


×