Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Thiết kế bài giảng tích hợp cho nghề hàn tại trường cao đẳng nghề việt nam hàn quốc tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------

VŨ TRUNG THƯỞNG

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TÍCH HỢP CHO NGHỀ HÀN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC
TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Hà Nội, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------

VŨ TRUNG THƯỞNG

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TÍCH HỢP CHO NGHỀ HÀN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC
TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐẮC TRUNG

Hà Nội, Năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Vũ Trung Thưởng
Đề tài luận văn: Thiết kế bài giảng tích hợp cho nghề Hàn tại Trường
Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Sư phạm kỹ thuật cơ khí
Mã số SV: CB150133
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 3/2/2018
với các nội dung sau:
- Từ chun mơn chưa chính xác “Người nghiên cứu” sửa chữa thành “Tác
giả”.
- Sửa đổi mục lục “2.3.2 Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của mô
đun Hàn MIG/MAG cơ bản” thành “2.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học
Mô đun Hàn Mig/Mag cơ bản tại trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc
TP Hà Nội” trang 49.
- Một số lỗi chính tả các trang 3,11,14,42, 91.
Ngày 05 tháng 02 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong
suốt khóa học, cung cấp những kiến thức cần thiết, cơ sở lý luận khoa học để tơi có
thể hồn thành bài luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS Nguyễn Đắc Trung đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Đào tạo sau Đại học,
Viện Sƣ phạm kỹ thuật – Trƣờng Đại học bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Xin cảm ơn những bạn bè trong tập thể lớp Sƣ phạm kỹ thuật 2015B cùng
những ngƣời bạn trong Viện Sƣ phạm kỹ thuật đã chung vai sát cánh bên tơi vƣợt
qua những khó khăn, thử thách, cùng nhau vững bƣớc trên con đƣờng học tập đầy
gian nan, vất vả.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của Ban giám hiệu trƣờng Cao đẳng
nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội đã giúp tơi hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Đắc Trung. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các thơng tin trích
dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

TÁC GIẢ

Vũ Trung Thƣởng

ii

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ .....................................................................ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP .................................... 5
1.1 Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu. ................................................................... 5
1.1.1 Trên thế giới .......................................................................................... 5
1.1.2 Tại Việt Nam ......................................................................................... 6
1.2 Các khái niệm cơ bản ........................................................................................ 7
1.2.1 Tích hợp ................................................................................................ 7
1.2.2 Dạy học tích hợp ................................................................................... 9
1.2.3 Mơ đun .................................................................................................. 9
1.2.4 Năng lực .............................................................................................. 10
1.2.5 Năng lực thực hiện ............................................................................. 11
1.3 Một số vẫn đề lý luận về dạy học tích hợp ..................................................... 13

1.3.1 Bản chất của dạy học tích hợp ............................................................ 13
1.3.2 Đặc điểm của dạy học tích hợp........................................................... 14
1.3.3 Mục đích của dạy học tích hợp ........................................................... 15
1.3.5 Định hướng đầu ra .............................................................................. 16
1.4 Tổ chức dạy học tích hợp ................................................................................ 29
1.4.1 Bài dạy học tích hợp............................................................................ 29
1.4.2 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp .................................................... 33
1.4.3 Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp ..................................................... 35
1.4.4 Các bước thiết kế bài dạy học tích hợp .......................................... 36
1.5 Tiểu kết chƣơng .............................................................................................. 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY NGHỀ HÀN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC TP HÀ NỘI ...................................................... 39
2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội
............................................................................................................................... 39
iii


2.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................... 39
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................... 40
2.1.3 Ngành nghề đào tạo ............................................................................ 41
2.2 Thực trạng dạy học Mô đun Hàn mig/mag cơ bản tại trƣờng Cao đẳng nghề
Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ........................................................................ 41
2.2.1 Giới thiệu nghề hàn ............................................................................. 41
2.2.2 Mục tiêu và nội dung chương trình mơ đun Hàn MIG/MAG cơ bản .. 43
2.3 Thực trạng dạy học Mô đun Hàn Mig/Mag cơ bản tại trƣờng Cao đẳng nghề
Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ........................................................................ 48
2.3.1 Công cụ khảo sát ................................................................................. 48
2.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học Mô đun Hàn Mig/Mag cơ bản tại
trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội .......................... 49
2.4 Tiểu kết chƣơng .............................................................................................. 64

CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC ........................................................................... 66
TP HÀ NỘI ............................................................................................................... 66
3.1 Cơ sở khoa học của việc tổ chức dạy học tích hợp mơ đun Hàn mig/mag cơ
bản tại trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ....................... 66
3.1.1 Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 66
3.1.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 67
3.2 Tổ chức dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag cơ bản tại trƣờng Cao đẳng
nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội ............................................................... 69
3.2.1 Xác định các bài trong nội dung mô đun Hàn mig/mag cơ bản .......... 69
3.2.2 Biên soạn giáo án tích hợp cho mô đun Hàn mig/mag cơ bản............ 70
3.3 Nguyên tắc vận dụng dạy học tích hợp .................................................... 71
3.3.1 Bảo đảm mục tiêu dạy học được xác định cụ thể, rõ ràng .................. 71
3.3.2 Tổ chức dạy học mô đun hàn MIG/MAG cơ bản ................................ 71
3.4 Thiết kế giáo án bài dạy mô đung Hàn mig/mag cơ bản ................................ 72
3.4.1 Giáo án chủ đề “hàn phải một phía - vị trí hàn 2F”. .................... 72
3.4.2 Kiểm tra đánh giá ........................................................................... 84
3.5. Khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của quy trình tổ chức dạy học tích
hợp mơ đun Hàn mig/mag cơ bản tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn
Quốc TP Hà Nội ................................................................................................... 85
iv


3.5.1 Sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học ...................................... 85
3.5.2 Tính thiết thực của nội dung các bài học trong mô đun Hàn mig/mag
cơ bản ........................................................................................................... 86
3.6 Thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................ 89
3.6.1 Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá kết
quả thực nghiệm ........................................................................................... 89
3.6.2 Nhận xét kết quả thực nghiệm ............................................................. 90

3.7 Tiểu kết chƣơng ............................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................107
A. Kết luận ..........................................................................................................107
B. Kiến nghị ........................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................111
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................113
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................115
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................117
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................124
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................165
PHỤ LỤC 7 .............................................................................................................173
PHỤ LỤC 8 .............................................................................................................174
PHỤ LỤC 9 .............................................................................................................176
PHỤ LỤC 10 ...........................................................................................................179
PHỤ LỤC 11 ...........................................................................................................180
PHỤ LỤC 12 ...........................................................................................................182
PHỤ LỤC 13 ...........................................................................................................184
PHỤ LỤC 14 ...........................................................................................................185

v


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

TT

Chữ viết đầy đủ


1.

DH
1

Dạy học

2.

ĐC
3

Đối chứng

3.

GV
4

Giáo viên

4.

GQVĐ
5

Giải quyết vấn đề

5.


HS
6

Học sinh

6.

ND
7

Nội dung

7.

NLTH
8

Năng lực thực hiện

8.

PPDH
9

Phƣơng pháp dạy học

9.

QĐ-BLĐTBXH
3


Quyết định Bộ Lao động- thƣơng binh Xã hội

10. 1
SL
0
11. 1
SPDN
1
12. 1
TCDN
2
13. 1
THCVĐ
5
14. 1
THHT
6
15. 1
TN
7
16. 1
TL
8

Số lƣợng
Sƣ phạm dạy nghề
Tổng cục dạy nghề
Tình huống có vấn đề
Tình huống học tập

Thực nghiệm
Tỉ lệ

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của mô đun......................... 50
hàn mig/mag cơ bản .................................................................................................. 50
Bảng 2.2: Sự phù hợp của tài liệu học tập đối với mô đun Hàn mig/mag cơ bản .... 51
Bảng 2.3: Mức độ tiếp thu tri thức qua hình thức tổ chức dạy học .......................... 52
Bảng 2.4: Thời gian chuẩn bị bài trƣớc mỗi buổi học .............................................. 53
Bảng 2.5: Mức độ đáp ứng của dụng cụ và trang thiết bị ......................................... 53
Bảng 2.6: Cảm nhận của HS sau khi học xong mô đun Hàn mig/mag cơ bản ......... 54
Bảng 2.7: Mức độ đáp ứng mục tiêu mô đun Hàn mig/mag cơ bản ......................... 55
Bảng 2.8: Hình thức kiểm tra kết quả của HS .......................................................... 56
Bảng 2.9: Sử dụng phƣơng pháp trong quá trình dạy học ........................................ 57
Bảng 2.10: Mức độ sử dụng phƣơng tiện dạy học trong môn Hàn mig/mag cơ bản 58
Bảng 2.11: Mức độ đáp ứng của thiết bị với mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............. 59
Bảng 2.12: Sự đáp ứng về kiến thức chuyên môn của mô đun Hàn mig/mag cơ bản
................................................................................................................................... 60
Bảng 2.13: Sự đáp ứng về kĩ năng nghề nghiệp của mô đun Hàn mig/mag cơ bản . 61
Bảng 2.14: Thái độ làm việc của sinh viên nhà trƣờng làm việc tại doanh nghiệp .. 62
Bảng 2.15: Sự đáp ứng mô đun Hàn mig/mag cơ bản đối với nhu cầu sản xuất
doanh nghiệp ............................................................................................................. 63
Bảng 3.1: Sơ đồ tổng quát mô đun Hàn mig/mag cơ bản .......................................... 69
Bảng 3.2. Sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học ............................................. 85
Bảng 3.4: Hoạt động dạy-học của GV, HS trong từng tiểu kỹ năng ......................... 87
Bảng 3.5: Hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mô đun ............................ 87
Bảng 3.6: Tính khả thi của việc áp dụng quy trình tổ chức dạy học tích hợp mơ đun

Hàn mig/mag cơ bản ................................................................................................. 88
Bảng 3.7 Sự phù hợp trong việc phân bổ các bài dạy trong mô đun Hàn mig/mag cơ
bản ............................................................................................................................. 90
Bảng 3.8: Tính thiết thực nội dung trong các bài của mơ đun Hàn mig/mag cơ bản
................................................................................................................................... 91
Bảng 3.9: Tính hợp lí trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun .......... 91
Hàn mig/mag cơ bản ................................................................................................. 91
Bảng 3.10: Tính phù hợp của nội dung bài học với mục tiêu đạt ra ......................... 92
Bảng 3.11: Tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong mơ đun Hàn
vii


mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 93
Bảng 3.12: Hoạt động của GV, HS trong q trình dạy học .................................... 93
Bảng 3.13: Tính khả thi việc áp dụng dạy học tích hợp mơ đun Hàn mig/mag cơ bản
theo tác giả đƣa ra ..................................................................................................... 94
Bảng 3.14: Điểm đánh giá của giáo viên dự giờ thông qua phiếu đánh giá bài giảng
(Phụ lục 9) ................................................................................................................. 95
Bảng 3.15: Mức độ hứng thú khi học mô đun Hàn mig/mag cơ bản ........................ 97
Bảng 3.16: Mức độ tiếp thu tri thức của HS ............................................................. 97
Bảng 3.17: Mức độ tự tin của HS sau khi học xong ................................................. 98
Bảng 3.18: Thái độ khi tiếp nhận vấn đề giáo viên đƣa ra ....................................... 99
Bảng 3.19: Mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức vào thực tế .................................100
Bảng 3.20: Cách xử lí khi gặp tình huống có trong thực tế sản xuất ......................101
Bảng 3.21: Mức độ tự tin khi tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật ...................101
Bảng 3.22: Xếp loại lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .........................................102
Bảng 3.23: Phân phối xác suất của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra số
1 ...............................................................................................................................104
Bảng 3.24: Phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm
tra bài số 1 ...............................................................................................................104

Bảng 3.25: Tổng trung bình lớp đối chứng và thực nghiệm bài kiểm tra số 1 .......105

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cá c thành tố cấu thành năng lực thực hiện .............................................. 12
Hình 1.2: Cấu trúc của năng lực hoạt động chuyên môn ........................................... 12
Hình 1.3: Qui trình phát triển chƣơng trình đào tạo nghề theo định hƣớng năng lực19
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa lĩnh vực/nhiệm vụ nghề, mô đun đào tạo NL và bài dạy
trong mơ đun ............................................................................................................. 20
Hình 1.5: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bƣớc ........................................ 23
Hình 1.6: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bƣớc ........................................ 24
Hình 1.7: Cấu trúc vĩ mơ của hoạt động .................................................................... 25
Hình 1.8: Cấu trúc dạy học định hƣớng hoạt động .................................................... 27
Hình 1.9: Quy trình tổ chức dạy học tích hợp.......................................................... 33
Hình 1.10: Các bƣớc biên soạn giáo án tích hợp ....................................................... 33
Hình 1.11: Hoạt động của GV và HSSV trong từng tiểu kỹ năng........................... 35
Hình 2.1:Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội ........................ 40
Hình 2.2:Cơ cấu tổ chức trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội 40
Hình 2.3 Biểu đồ Nhận thức của sinh viên về tầm quang trọng của mô đun hàn
mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 50
Hình 2.4 Biểu đồ sự phù hợp của tài liệu học tập đối với mô đun Hàn mig/mag cơ
bản ............................................................................................................................. 51
Hình 2.5 Biểu đồ mức độ tiếp thu tri thức qua hình thức tổ chức dạy học ............... 52
Hình 2.6 Biểu đồ thời gian chuẩn bị bài trƣớc mỗi buổi học .................................... 53
Hình 2.7 Biểu đồ mức độ đáp ứng về dụng cụ và trang thiết bị ............................... 54
Hình 2.6 Biểu đồ cảm nhận của HS sau khi học xong mơ đun Hàn mig/mag cơ bản
................................................................................................................................... 54
Hình 2.8 Biểu đồ mức độ đáp ứng mục tiêu mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............. 56

Hình 2.9 Biểu đồ hình thức kiểm tra kết quả của HS ............................................... 57
Hình 2.10 Biểu đồ sử dụng phƣơng pháp trong quá trình dạy học ........................... 58
Hình 2.11 Biểu đồ mức độ sử dụng phƣơng tiện dạy học trong mơn Hàn mig/mag
cơ bản ........................................................................................................................ 59
Hình 2.12 Biểu đồ mức độ đáp ứng của thiết bị với mơ đun Hàn mig/mag cơ bản . 60
Hình 2.13 Biểu đồ sự đáp ứng về kiến thức chuyên môn của mơ đun Hàn mig/mag
cơ bản ........................................................................................................................ 61
Hình 2.14 Biểu đồ sự đáp ứng về kĩ năng nghề nghiệp của mơ đun Hàn mig/mag cơ
bản ............................................................................................................................. 62
Hình 2.15 Biểu đồ thái độ làm việc của sinh viên nhà trƣờng làm việc tại doanh
ix


nghiệp ........................................................................................................................ 63
Hình 2.16 Biểu đồ sự đáp ứng của mơ đun Hàn mig/mag cơ bản với doanh nghiệp
................................................................................................................................... 64
Hình 3.1 Sự phù hợp của mục tiêu trong từng bài học .............................................. 85
Hình 3.2 Tính thiết thực của nội dung các bài học trong mơ đun.............................. 86
Hình 3.3 Hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh trong từng tiểu kỹ năng .......... 87
Hình 3.4 Hình thức kiểm tra đánh giá các bài học trong mơ đun .............................. 88
Hình 3.5 Tính khả thi của việc áp dụng quy trình tổ chức dạy tích hợp mơ đun Hàn
mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 88
Hình 3.6 Biểu đồ sự phù hợp trong việc phân bố các bài dạy trong mô đun Hàn
mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 90
Hình 3.7 Biểu đồ tính thiết thực nội dung của bài dạy trong mô đun Hàn mig/mag
cơ bản ........................................................................................................................ 91
Hình 3.8 Biểu đồ tính hợp lí trong hoạt động dạy và học của các bài trong mô đun
Hàn mig/mag cơ bản ................................................................................................ 92
Hình 3.9 Biểu đồ tính phù hợp của nội dung bài học với mục tiêu đạt ra ................ 92
Hình 3.10 Biểu đồ tính phù hợp của hình thức kiểm tra- đánh giá trong môđun Hàn

mig/mag cơ bản ......................................................................................................... 93
Hình 3.11 Biểu đồ hoạt động của GV, HS trong quá trình dạy học ......................... 94
Hình 3.12 Biểu đồ tính khả thi việc áp dụng dạy học tích hợp mô đun Hàn mig/mag
cơ bản theo tác giả đƣa ra ......................................................................................... 95
................................................................................................................................... 96
Hình 3.13 Biểu đồ điểm đánh giá bài giảng của giáo viên dự giờ ............................ 96
Hình 3.14 Biểu đồ mức độ hứng thú khi học mô đun Hàn mig/mag cơ bản ............ 97
Hình 3.15 Biểu đồ mức độ tiếp thu tri thức của HS .................................................. 98
Hình 3.16 Biểu đồ mức độ tự tin của HS sau khi học xong ...................................... 98
Hình 3.17 Biểu đồ thái độ khi tiếp nhận vấn đề giáo viên đƣa ra ............................. 99
Hình 3.18 Biểu đồ mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức vào thực tế .....................100
Hình 3.19 Biểu đồ cách xử lí khi gặp tình huống có trong thực tế sản xuất ...........101
Hình 3.20 Biểu đồ mức độ tự tin khi tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật ........102
Hình 3.21 Biểu đồ xếp loại thứ hạng lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bài kiểm tra
số 1 ..........................................................................................................................103
Hình 3.22 Biểu đồ phân phối tần suất hội tụ của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
bài kiểm tra số 1 ......................................................................................................104

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World
Trade Oganization, WTO). Đây vừa là thời cơ để Việt Nam nhanh chóng hội
nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhƣng đồng thời cũng là thách thức
trƣớc những bất cập của chúng ta về trình độ, kinh nghiệm, vốn liếng trƣớc sân
chơi tồn cầu hóa. Một trong những địi hỏi của tồn cầu hóa là u cầu cao về chất
lƣợng nguồn nhân lực.
Để có đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội, vai trò của GDĐT

nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng đóng một vai trị hết sức quan trọng.
Trong khi đó, chất lƣợng nguồn nhân lực nƣớc ta còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc
nhu cầu của thị trƣờng lao động. Ngƣời học sau khi ra trƣờng tuy vững về lý
thuyết nhƣng khả năng thực hành thì chƣa bắt kịp với thực tế sản xuất. Nhiều sinh
viên ra trƣờng tham gia lao động đều đƣợc doanh nghiệp đào tạo lại. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chƣơng trình đào tạo nghề tuy
đƣợc đổi mới nhƣng còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tổ chức thực hiện.
Phƣơng pháp đào tạo chƣa thiết thực, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, lý
thuyết chƣa gắn với thực hành làm cho sinh viên không hứng thú học tập, chất
lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chƣa cao.
Để đào tạo nguồn nhân lực đủ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng đáp ứng cho
sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc và hội nhập quốc tế, Đảng CSVN đã
khẳng định “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu”. Luật Dạy nghề năm 2006 khẳng định: “… phƣơng pháp dạy nghề
phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên
môn”. Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt, phần Giáo dục nghề nghiệp, đã nêu rõ: “…đổi mới và chuẩn hóa
nội dung, chƣơng trình đào tạo theo hƣớng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực
hành…” và “kết hợp chặt chẽ việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trƣờng
với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất kinh doanh…”.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có 60% lao động trong độ tuổi lao động
đã qua đào tạo và 95% trong số đó đƣợc các nhà tuyển dụng đánh giá là đạt yêu
cầu công việc, Tổng cục Dạy nghề cũng đã đề ra những dự án phát triển, những
cải cách, đổi mới về chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giảng dạy… nhằm nâng
cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

1


Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã xác định lấy quan điểm dạy học

tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chƣơng trình, biên soạn giáo
trình và lựa chọn các phƣơng pháp giảng dạy. Nguyên tắc dạy học tích hợp phải
đƣợc quán triệt trong tồn bộ mơ-đun, mơn học của một chƣơng trình đào tạo
nghề; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động dạy nghề; tích hợp trong chƣơng
trình; tích hợp trong giáo trình; tích hợp trong phƣơng pháp dạy học của ngƣời
dạy và trong hoạt động học tập của ngƣời học.
Các chƣơng trình dạy nghề đều đƣợc xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng
lực cần có của ngƣời lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Phƣơng
pháp đƣợc dùng phổ biến để xây dựng chƣơng trình là phƣơng pháp phân tích
nghề (DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Đến nay đã có
trên 200 bộ chƣơng trình khung cho từng nghề đƣợc xây dựng theo hƣớng “tiếp
cận theo kỹ năng”. Do vậy, về chƣơng trình đào tạo đã đáp ứng đủ điều kiện để
các cơ sở dạy nghề triển khai tổ chức dạy học tích hợp.
Tuy quan điểm chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy nghề đã đƣợc chú trọng
nhƣng việc triển khai thực hiện tại các cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp, cao
đẳng còn nhiều bất cập, chƣa đƣợc áp dụng một cách triệt để.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thiết kế bài giảng tích hợp
cho nghề Hàn tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà
Nội” nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng
nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp.
- Khảo sát thực trạng dạy học nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt
Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.
- Tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.

2



4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hình thức tổ chức dạy học tích hợp
Khách thể nghiên cứu
- Nghề hàn..
- Giáo viên, HSSV nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn
Quốc Thành phố Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, việc tổ chức dạy nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam
- Hàn Quốc Thành phố Hà Nội chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xã hội. Nếu áp dụng
hình thức tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn mà tác giả đã đề xuất thì sẽ góp
phần nâng cao chất lƣợng dạy học nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam
- Hàn Quốc Thành phố Hà Nội, qua đó đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nguồn nhân
lực đối với xã hội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy học tích hợp bài “Hàn phải một
phía - vị trí hàn 2F” và bài “Hàn trái một phía - vị trí 2F” nghề Hàn tại Trƣờng Cao
đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến dạy học tích
hợp nhƣ mục đích, đặc điểm của daỵ học tích hợp, phƣơng pháp dạy học tích hợp
nghề Hàn... đã đƣợc xuất bản trên các ấn phẩm trong và ngoài nƣớc để làm cơ sở
lý luận cho đề tài.
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy và học để tìm hiểu thực trạng dạy học nghề Hàn tại
Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.
-Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Khảo sát bằng bảng hỏi đối với giáo viên và HSSV để tìm hiểu thực trạng dạy học
nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.
Khảo sát bằng bảng hỏi với chun gia để tìm hiểu tính khả thi của quy trình
tổ chức dạy học tích hợp nghề Hàn đã đƣợc đề xuất.

3


- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên và HSSV để tìm hiểu thực trạng dạy học nghề Hàn tại
Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội.
- Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với chuyên gia về quy trình tổ chức dạy học tích hợp và chất
lƣợng hồ sơ bài dạy tích hợp đã đƣợc biên soạn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm bài “Hàn phải một phía - vị trí hàn 2F” và
bài “Hàn trái một phía - vị trí 2F” để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học.
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê tốn học để xử lí số liệu về thực trạng dạy
học nghề Hàn tại Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Thành phố Hà Nội,
về tính khả thi của quy trình tổ chức dạy học tích hợp và kết quả thực nghiệm sƣ
phạm.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1 Sơ lƣợc lịch sử vấn đề nghiên cứu.
1.1.1 Trên thế giới

Dạy học tích hợp áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ và Anh dƣới hình thức một thuật
ngữ khác: phƣơng pháp dự án, vào những năm 30 của thể kỷ XX. Chúng đƣợc
áp dụng trƣớc hết ở trƣờng phổ thông, trung học nghề, trƣờng cao đẳng và đại học,
trong những giáo trình tích hợp. Dần dần, chƣơng trình tích hợp đƣợc chuyển xuống
các bậc học dƣới. Tƣ tƣởng tích hợp gắn rất chặt với khái niệm hoạt động và xã
hội hóa nhà trƣờng, nhằm đẩy đời sống nhà trƣờng gần gũi hơn nữa với cuộc sống
xã hội, hạn chế tính hàn lâm sách vở và lối giáo dục nhồi sọ.
Ngày nay, dạy học tích hợp có mặt trong hầu hết các nền giáo dục của các
quốc gia trên thế giới, ở khu vực châu Á các nƣớc Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc
… đã đƣa dạy học tích hợp vào hệ thống giáo dục và đã đạt đƣợc thành công
trong việc đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nƣớc.
Ở Mỹ đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo cơng nhân. Đó là việc đào tạo bổ
túc tức thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng
General, Motor và Ford vào những năm 20 của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu
sản xuất theo kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, cơng nhân đƣợc đào tạo cấp
tốc trong các khóa học chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Học viên đƣợc làm quen với mục
tiêu công việc và đƣợc đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa,
không thiếu nhằm đảm nhận công việc cụ thể trong dây chuyền. phƣơng pháp và
hình thức đào tạo này đã nhanh chóng đƣợc phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Anh
và một số nƣớc Tây Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo.
UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế không chỉ khuyến khích mà cịn
tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mơ đun trong đào tạo
nghề nói riêng và đào tạo nói chung. Tại Paris, các chuyên gia cho rằng sử
dụng mơ đun là “thích hợp và cần thiết cho mọi đối tƣợng đào tạo, đặc biệt cho
giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp và trong việc phổ biến kĩ thuật mới” và khuyến cáo
các nƣớc đang phát triển khi đầu tƣ tổng thể cho giáo dục còn hạn chế thì nên
quan tâm đến việc đào tạo trên thế giới không nên “sa đà” vào việc tranh cãi, duy
danh thuật ngữ mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm.
Từ đào tạo theo mơ đun kỹ năng hành nghề (Modules of employable skills
- MES) đến đào tạo theo mô đun năng lực thực hiện (MEQ). Đề cƣơng năm

1973 tổ chức lao động thế giới ILO đã đề xuất phƣơng thức đào tạo theo mô

5


đun (MES = phƣơng thức đào tạo nghề theo công việc / kỹ năng hành nghề) nên bị
phê phán là hẹp, thiển cận khơng đủ đáp ứng về trình độ. Những yếu tố lý thuyết
chỉ dừng ở mức thấp không đủ để đạt trình độ phân tích, hiểu và giải quyết vấn
đề. Do vậy, đề cƣơng năm 1992 ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và trình
độ.
1.1.2 Tại Việt Nam
Từ những thập niên 60, ngành giáo dục Việt Nam đã tiếp cận với nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới cụ thể nhƣ: Tích cực chủ động sáng tạo, lấy ngƣời học làm
trung tâm, tạo điều kiện cho ngƣời học tƣ duy sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề,
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của UNESCO
đã tổ chức hội thảo về phƣơng pháp soạn nội dung đào tạo nghề, và đã đề cập đến
việc đào tạo nghề theo mô đun ở một số nƣớc đang phát triển trên thế giới. Sau đó,
năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tài trợ của
ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phƣơng thức đào tạo nghề theo mô đun
(MES) ở Việt Nam. Tháng 5-1992, Trung tâm Phƣơng tiện kĩ thuật dạy nghề
(CREDEPRO) cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phƣơng pháp tiếp cận đào tạo nghề
MES với tài trợ của UNDP. Trong thời gian những năm 1987 - 1994, một số Trung
tâm dạy nghề, dƣới sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề đã thử nghiệm biên soạn tài liệu và
đào tạo nghề ngắn hạn theo mơ đun. Sau đó thì việc đào tạo nghề theo mô đun MES
tạm thời lắng xuống vì những mặt hạn chế của nó. Khi đề cƣơng của ILO năm l993
báo cáo lại hƣớng tới mô đun năng lực thì tình hình đổi khác. Trong Dự án Giáo dục
kĩ thuật và Dạy nghề đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bƣớc đầu những tƣ
tƣởng mới của việc đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện và trình độ. Tuy
cũng đã có vài cơng trình nghiên cứu khoa học đi sâu nghiên cứu vấn đề dạy học

theo hƣớng tích hợp nhƣ đề tài:
+ Năm 1993 GS. TS. Nguyễn Minh Đƣờng đã làm sáng tỏ bản chất, cách tiếp
cận và áp dụng mô đun kĩ năng nghề trong đào tạo nghề qua đề tài “Mô đun kĩ năng
hành nghề - Phương pháp tiếp cận hướng dẫn biên soạn và áp dụng” .
+ Năm 1995 PGS. TS. Nguyễn Đức Trí (chủ nhiệm đề tài), cùng tập thể các
nhà khoa học của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo mô đun kĩ năng hành nghề”.
Qua đó, có thể đánh giá đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng về kĩ năng hành nghề một
cách đầy đủ, hồn thiện nhất. Đề tài đã góp phần làm rõ cơ sở khoa học tiếp cận và

6


ứng dụng kĩ năng hành nghề, góp phần vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học,
chƣơng trình trong đào tạo nghề.
Xu thế dạy học ngày nay nói chung, đặc biệt là lĩnh vực dạy nghề nói riêng,
chƣơng trình dạy nghề đƣợc xây dựng dựa trên các mô đun tiếp cận năng lực trong
đó tổ hợp các năng lực cần thiết (kiến thức, kĩ năng, thái độ) mà ngƣời lao động
cần phải có để tham gia lao động sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp... Chƣơng trình
đào tạo đƣợc thiết kế theo mô đun tiếp cận năng lực nhƣ vậy còn đƣợc gọi là giáo
dục định hướng kết quả đầu ra.
Hiện nay, mơ hình năng lực cũng đã bắt đầu nhận đƣợc sự quan tâm và đƣợc
sử dụng trong những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực trong xu thế mở cửa hội nhập
của đất nƣớc. Xuất phát từ đó nhiều hội thảo lần lƣợt diễn ra nhƣ: Hội thảo về “Đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề - kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam” đƣợc tổ chức
hồi tháng 8 năm 2009 và các Hội thảo chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học
trong lĩnh vực dạy nghề”, “chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề”, ngày
10/7/2009, tại TP. Đà Nẵng, Dự án VN 101, Tổng cục dạy nghề (Bộ LĐTB-XH) phối hợp với Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở nƣớc ngoài (APEFE) tổ chức
Hội thảo “Tổ chức dạy nghề tích hợp - kinh nghiệm của Bỉ và Việt Nam”.
Nhận xét: Tất cả việc nghiên cứu trên đi sâu vào tìm hiểu cơ sở lí luận dạy

học tích hợp, thực trạng dạy – học tại các các trƣờng Trung cấp nghề, Cao đẳng
nghề và tiến hành dạy thực nghiệm. Qua đó, góp phần to lớn vào việc mở đƣờng cho
việc ứng dụng phƣơng thức đào tạo theo mô đun và tổ chức dạy học theo hƣớng tích
hợp ở Việt Nam. Việc nghiên cứu – vận dụng quan điểm dạy học tích hợp đƣợc
phát triển mạnh ở giai đoạn sau này. Vì thế, trong đào tạo nghề nói riêng, giáo dục
nghề nghiệp nói chung ở Việt Nam đang còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu.Tuy
nhiên, các đề tài này chƣa đề cập nhiều đến quy trình tổ chức dạy học tích hợp. Vì
thế, tác giả tiếp tục đi sâu tìm hiểu để đề xuất quy trình tổ chức dạy học tích hợp
cho mơ đun Hàn mig/mag cơ bản tại trƣờng Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc
TP Hà Nội.

1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chƣơng trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp
có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

7


Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong tiếng Anh, tích hợp đƣợc viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp
các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm
sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.
Theo quan điểm của tác giả: “Tích hợp là trong cùng một không gian, thời
gian, địa điểm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ để
thực hiện cơng việc nào đó, giải quyết vấn đề nào đó mà thực tiễn đặt ra”.

Đƣa tƣ tƣởng sƣ phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
dạy học tích hợp là một xu hƣớng của lí luận dạy học và đƣợc nhiều nƣớc trên
thế giới thực hiện.
Tích hợp dọc là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học
thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau.
Tích hợp ngang là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tƣợng học tập,
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề.
Tích hợp kiến thức là hành động liên kết, nối liền các tri thức khoa học khác
nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất.
Tích hợp kĩ năng là hành động liên kết rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năng thuộc
cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để nắm vững một thể.
Tích hợp chương trình là sự liên kết, hợp nhất nội dung các mơn học có nguồn
tri thức khoa học và có những quy luật chung gần gũi nhau. Tích hợp chƣơng trình
làm giảm bớt số môn học, loại bớt đƣợc nhiều phần kiến thức trùng hợp nhau, tạo
điều kiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. (từ điển giáo dục học, Nxb
Bách Khoa, Hà nội).
Tích hợp các bộ mơn là q trình xích lại gần và liên kết các ngành khoa học
lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho
các bộ mơn, ngƣợc lại với q trình phân hóa chúng.
Theo Dƣơng Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống
các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập trong các
môn học đó”.

8


Nhận xét: Trong cơng tác đào tạo nghề, tích hợp đƣợc coi là sự liên kết các đối
tƣợng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch để đảm bảo đƣợc sự thống nhất
nhằm đạt tới mục tiêu dạy học. Đƣa tƣ tƣởng sƣ phạm tích hợp vào trong quá trình

dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hƣớng của lí luận dạy học và đƣợc
nhiều nƣớc trên thế giới thực hiện.
1.2.2 Dạy học tích hợp
Ths. Trần Văn Nịch, Phó Vụ trƣởng vụ GV-CBQLDN cho biết: “Dạy học tích
hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực
hành, qua đó ngƣời học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm
đáp ứng đƣợc mục tiêu của môn học/ mô-đun .
Theo PGS.TS Bùi Thế Dũng: “Dạy học tích hợp là phƣơng pháp dạy học kết
hợp dạy lý thuyết (kiến thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học
tập”.
Theo TS. Nguyễn Văn Tuấn: “Thực chất của dạy học tích hợp trong dạy học
là vừa dạy nội dung lý thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy. Với cách hiểu
đơn giản nhƣ vậy là chƣa đủ mà đằng sau nó là cả một quan điểm giáo dục theo mơ
hình năng lực. Tích hợp đề cập đến các yếu tố sau:
- Nội dung chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế theo modun định hƣớng năng
lực.
- Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm dạy học định hƣớng giải quyết vấn đề
và định hƣớng hoạt động”.
Tóm lại: Dạy học tích hợp là phƣơng pháp dạy học kết hợp dạy lý thuyết (kiến
thức) với dạy thực hành (kỹ năng) tại một địa điểm học tập, nhằm giúp cho ngƣời
học hình thành năng lực thực hành nghề.
1.2.3 Mơ đun
Theo từ điển giáo dục học, Mô đun là “một phân hệ tự chủ của một chương
trình học tập hoặc một giáo trình” .
Mơ đun là “tƣ liệu sƣ phạm dùng để hƣớng dẫn trong những quá trình làm việc
của học sinh”.
Ngồi ra cịn một số khái niệm nhƣ sau:
Trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 chƣơng I, điều 5 có
nêu “Mơ đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chun mơn, kĩ năng
thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học

nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.”.

9


Mơ đun có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh “modulus” với nghĩa đầu tiên là
mực thƣớc, thƣớc đo. Trong kiến trúc xây dựng La mã nó đƣợc sử dụng nhƣ một
đơn vị đo. Đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ modulus mới đƣợc truyền tải sang lĩnh vực
kỹ thuật. Nó đƣợc dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật có
các chức năng riêng biệt có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau, khơng nhất thiết phải
hoạt động độc lập. Mô đun mở ra khả năng cho việc phát triển, hoàn thiện và sửa
chữa sản phẩm.
Trong đào tạo có nhiều khái niệm về mơ đun:
- Mô đun là một đơn vị học tập đƣợc tích hợp giữa kiến thức chun mơn,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho ngƣời học
nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.
- Mô đun là một đơn vị trọn vẹn về mặt chun mơn. Vì vậy, nhờ những
điều kiện cơ bản mỗi mô đun tƣơng ứng với một khả năng tìm việc. Điều đó có
nghĩa khi kết thúc thành công mỗi mô đun sẽ tạo ra những khả năng cần thiết cho
tìm việc làm. Đồng thời, mỗi mơ đun có thể hình thành một bộ phận nhỏ trong
chuyên môn của một ngƣời thợ lành nghề.
- Mô đun chia quá trình đào tạo ra làm các thành tố đơn giản. Mỗi thành tố
hoặc mô đun đƣợc xác định bởi mục đích kỹ năng tiên quyết phải có, nội dung và
độ dài thời gian. Thƣờng thì mơ đun nhấn mạnh vào phát triển năng lực hơn là
kiến thức đạt đƣợc, tạo khả năng cho ngƣời thợ nhanh chóng thích nghi với mơi
trƣờng nghề nghiệp và có thể đƣợc cấp chứng chỉ.
Nhận xét: Trong giáo dục đào tạo nghề, mô đun có thể xây dựng dựa trên
những giáo trình và tài liệu đã có, khi đó những mơ đun này đƣợc liên kết chặt chẽ
với nhau và phụ thuộc vào giáo trình có sẵn. Ngồi ra, mơ đun có thể xây dựng
nhằm bổ xung nội dung cho những giáo trình đang có, làm tăng thêm sự phong phú

về kiến thức.
1.2.4 Năng lực
Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng và thái độ vào thực hiện
một công việc có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Năng lực chính là khả
năng mỗi cá nhân có sự phù hợp giữa một tổ hợp các thuộc tính tâm lí với yêu cầu
của một hoạt động nhất định để hoạt động có kết quả. Mỗi một cá nhân có những
khả năng/ tiềm năng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên theo quan niệm đào tạo
nghề theo năng lực thì mọi học sinh học nghề đều có thể học đạt đến một trình độ
thơng thạo (Mastery Learning) cho một nghề nhất định. Do đó trong đào tạo nghề

10


chúng ta cần tạo mọi điều kiện về sƣ phạm và cơ sở vật chất để các em đạt yêu cầu
của nơi sử dụng lao động.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập III, tr.41): Năng lực là đặc điểm của cá
nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thuần thục và
chắc chắn hay một số dạng hoạt động nào đó”.
Theo Bộ GDĐT (2015): Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động
trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và
các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân
được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết
các vấn đề của cuộc sống.
1.2.5 Năng lực thực hiện
Thuật ngữ năng lực thực hiện đƣợc dịch từ tiếng Anh của từ “competency”.
Theo S.Sullivan, “năng lực thực hiện là kỹ năng được hình thành theo
những tiêu chuẩn cụ thể dưới những điều kiện cụ thể”.
Trong khi đó, G.Bunk lại định nghĩa “năng lực thực hiện là kiến thức, kỹ
năng và khả năng mà người lao động cần có để hành nghề”.
Một số tác giả khác thì năng lực thực hiện đƣợc coi nhƣ là sự tích hợp

của kiến thức - kỹ năng - thái độ làm thành khả năng thực hiện một công việc
sản xuất và đƣợc thể hiện trong thực tiễn sản xuất.
Không chỉ là kỹ năng tâm vận động hay là kỹ năng lao động tay chân,
nhƣng kỹ năng trí tuệ cũng là thành phần kỹ năng tạo nên năng lực thực hiện.
Chẳng hạn, kỹ năng nhận biết, kỹ năng phán đoán, kỹ năng xử lý và giải
quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định …Tùy theo loại năng lực cần hình thành
mà thành phần kỹ năng đƣợc nhận diện có thể khác nhau.
Trong năng lực thực hiện, ngƣời ta cũng phân biệt bốn loại chủ yếu sau:
- Kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt
- Kỹ năng quản lý các công việc
- Kỹ năng quản lý các sự cố
- Kỹ năng hoạt động trong môi trƣờng làm việc

11


Hình 1.1: Cá c thành tố cấu thành năng lực thực hiện
Khi trình bày năng lực thực hiện, R.Tippelt dùng một thuật ngữ tƣơng đƣơng
là năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn (Professional Action Competency).
Năng lực này đƣợc coi là tích hợp của bốn loại năng lực sau: năng lực cá nhân
(Individual competency) - năng lực chuyên môn/kỹ thuật (Professional/ Technical
competency) - năng lực phƣơng pháp luận (Methodical competency) và năng lực xã
hội (Social competency) nhƣ hình 1.2.

Hình 1.2: Cấu trúc của năng lực hoạt động chuyên môn

12



×