Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐOÀN THỊ HUỆ

VẤN ĐỀ HƢ CẤU NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(Khảo sát tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Mộng Giác)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

ĐOÀN THỊ HUỆ
VẤN ĐỀ HƢ CẤU NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(Khảo sát tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Mộng Giác)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 62.22.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM
Phản biện độc lập:


Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Trần Nho Thìn
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. Bùi Thanh Truyền
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thành Thi
Phản biện 2: TS. Nguyễn Khắc Hóa
Phản biện 3: PGS.TS. Võ Văn Nhơn

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án, cùng những nỗ lực của bản thân, người viết đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ của nhiều người.
Người viết xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phùng Quý Nhâm,
Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã tận
tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Anh Thảo, giảng viên Khoa Ngữ văn Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ đã luôn bên cạnh động viên, hướng dẫn
người viết trong suốt q trình học tập và hồn thành luận án.
Xin cảm ơn q thầy cơ trong Khoa Văn học, Phịng Sau Đại học, lãnh đạo Trường ĐH
Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã giảng dạy,
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để người viết hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Đồng Nai, lãnh đạo Khoa Khoa học Xã
hội Trường Đại học Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác để người viết
hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, đã động viên, khích lệ người viết trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Người viết

Đoàn Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố ở đâu
và dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu sai, tơi xin chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Đoàn Thị Huệ


MỤC LỤC
DẪN NHẬP .......................................................................................................... .......1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ ...28
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... ...29
5. Đóng góp của luận án ................................................................................. ……….29
6. Cấu trúc luận án ................................................................................................... ...30
Chƣơng 1: Khái luận về tiểu thuyết lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại ..................................................................... .....32
1.1. Khái luận về tiểu thuyết lịch sử ....................................................................... ...32
1.1.1. Nội hàm và ngoại diên khái niệm tiểu thuyết lịch sử ...................................... ...33
1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử từ góc nhìn phương pháp sáng tác .................................... ...48
1.2. Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử ...................................... ...58

1.2.1. Hư cấu – thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong hoạt động sáng tác
văn chương .............................................................................................................. 58
1.2.2. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử - kiểu hư cấu nghệ thuật có nhiều tính đặc thù63
1.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với xu hướng tiếp cận hiện thực lịch sử
và quan niệm về hư cấu nghệ thuật ........................................................................... ...67
1.3.1. Xu hướng tiếp cận hiện thực lịch sử trên tinh thần lý thuyết hậu hiện đại ...... ...67
1.3.2. Hư cấu là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt trong tác phẩm ………..72
* Tiểu kết ................................................................................................................. ...77
Chƣơng 2: Hƣ cấu trong nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời kể chuyện và
nhân vật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại ........................................ ...79
2.1. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện của tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại ............................................................................................ ...79
2.1.1.Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu hình tượng người
kể chuyện toàn tri ........... ……………………………………………………………..79
2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu hình tượng người
kể chuyện đa thức ........................................................................................................87
2.2. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương
đại .............................................................................................................................97
2.2.1. Hư cấu trong nghệ thuật biểu hiện phương diện đời tư thế sự của nhân vật
lịch sử ………………………………………………………………………………... 97


2.2.2. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và sự kiện lịch sử bằng các mơ- típ
kỳ ảo ................................................................................................................... ……112
* Tiểu kết ................................................................................................................. .133
Chƣơng 3: Hƣ cấu trong nghệ thuật tổ chức kết cấu, lời văn trần thuật của tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại ..................................................................... ...135
3.1. Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức kết cấu trần thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại ................................................................................................................. .135
3.1.1. Kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự ......................................................... .135

3.1.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trần thuật như một hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại ............................................................................................... .139
3.2. Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức lời văn trần thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại .................................................................................................................. .162
3.2.1. Lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự ......................................................... .162
3.2.2. Nghệ thuật tổ chức lời văn trần thuật như một hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại ...................................................................................................... …165
* Tiểu kết ................................................................................................................. .183
KẾT LUẬN ........................................................................................................... .185
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kể từ sau năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có hơn 30 năm hội nhập và phát triển.
Trong hơn 30 năm đó, khát vọng thức tỉnh ý thức đổi mới đất nước khơng lúc nào
ngừng nghỉ trong hành trình văn hóa dân tộc. Hành trình đó khơng ngừng được xác lập
bởi nỗ lực và thành tựu của nhiều thế hệ người viết như cuộc chạy đua tiếp sức đường
trường. Có người cống hiến bằng cả đời viết văn, có người với một quyển tiểu thuyết,
một tập truyện ngắn, một tùy bút. Có người chợt lóe lên như ánh sao băng rực sáng và
cũng có số rất đơng người đã âm thầm cống hiến trong lặng lẽ.
Kể từ sau năm 1986 đến nay, đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XXI, văn học
Việt Nam thật sự khởi sắc trên các phương diện: tác giả, tác phẩm, hoạt động sáng tác,
lý luận phê bình văn học. Trong bức tranh chung ấy, chúng ta dễ nhận ra sự khởi sắc
trở lại của tiểu thuyết lịch sử. Khởi nguồn từ nhu cầu nhận thức lại một số giá trị, kiếm
tìm lớp ý nghĩa có tính mở của các sự kiện, nhân vật lịch sử - văn hóa, khơng ít nhà văn
nỗ lực kiếm tìm nguồn tư liệu từ lịch sử, qua đó bộc lộ suy nghiệm, cảm nhận, phán
đoán về đời sống hiện tại. Sự xuất hiện của các tác phẩm có tiếng vang như Sông Côn

mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần
(Hoàng Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hội thề (Nguyễn Quang Thân)… thêm
lần nữa chứng minh cho sự trỗi dậy của một tiềm năng từng bị bỏ quên trong quá khứ,
nhanh chóng đưa các sáng tác văn học thuộc tiểu thuyết lịch sử lên vị trí cao trên văn
đàn Việt Nam đương đại.
1.2. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của những sáng tác văn học thuộc tiểu thuyết
lịch sử đặt ra nhiều vấn đề về lý luận cho giới học giả, nghiên cứu, phê bình văn học.
Nổi bật là vấn đề về phương pháp, mục đích sáng tác, quyền năng sáng tạo, giới hạn hư
cấu của nhà văn khi tham gia xử lý các sự kiện lịch sử. Trong đó, vấn đề hư cấu nghệ
thuật, mối quan hệ giữa sự thật lịch sử với hư cấu nghệ thuật trong sáng tác tiểu thuyết
lịch sử luôn là vấn đề quan yếu, thu hút sự quan tâm của nhiều người và tạo nên khơng
ít tranh luận trong các cuộc hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành.
1.3. Đã có nhiều bài viết về tiểu thuyết lịch sử. Do khác nhau về đối tượng, mục đích,
phạm vi nghiên cứu nên phần lớn các bài viết, cơng trình mới dừng lại ở những nhận


2

định hoặc quá hẹp khi tiến hành khảo sát một tác phẩm cụ thể hoặc quá rộng khi tiến
hành khảo sát nhiều tác phẩm xuất bản trong khoảng thời gian dài. Trong bối cảnh đó,
chúng ta chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên khảo tập trung tìm hiểu “Vấn đề hư cấu
nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại”. Đây là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng, gợi mở nhiều bài học lý luận cơ bản cho hoạt động sáng tác và nghiên cứu
tác phẩm văn học thuộc tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh hội nhập.
1.4. Gắn liền bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước, nhu cầu viết tiểu thuyết để giáo
dục lịch sử cho thế hệ trẻ có nguyên nhân thúc bách từ thực tế đời sống. Chỉ có qua tiểu
thuyết và dưới hình thức tiểu thuyết, chính sử, dã sử và cả những dòng tâm cảm của
nhân dân mới đan kết thành chuỗi giá trị tinh thần – văn hóa - kho tàng của những câu
chuyện lớn – những bi kịch lớn của thời đại. Học lịch sử qua tiểu thuyết là cách giúp
người học có dịp hóa thân và trải nghiệm những cung bậc cảm xúc của cha ông, biết

sống nhân văn hơn để không lặp lại bi kịch của quá khứ. Hùng khí cha ơng thấm nhuần
trong các câu chuyện kể góp phần bồi dưỡng nên người cơng dân Việt Nam sáng tạo và
đầy nhiệt huyết, sống có trách nhiệm hơn trước dân tộc và lịch sử.
Với hiệu quả thẩm mỹ và tác động xã hội tích cực như thế, việc sáng tác, nghiên
cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cần thiết.
Từ nhu cầu tìm hiểu những tìm tịi nghệ thuật trên phương diện xử lý mối quan
hệ giữa tính chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại; trước yêu cầu thực tiễn cần có những bài học lý luận cơ bản giúp ích
cho người nghiên cứu trong quá trình đọc, hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương thuộc
tiểu thuyết lịch sử, từ tấm lòng tri ân và sự xúc động chân thành trước hồn thiêng sông
núi lắng kết trong từng trang lịch sử hào hùng của dân tộc, chúng tôi chọn “Vấn đề hư
cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Khảo sát tác phẩm của
Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Mộng Giác)”
làm đề tài nghiên cứu của luận án.
Thực hiện đề tài này, luận án là tài liệu tham khảo bổ ích, giúp người nghiên cứu
có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại, lấy đó làm cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm và hứng thú sáng tác
của nhà văn; nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của người đọc khi tiếp nhận các tác phẩm


3

văn học thuộc sử và phi sử trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án là
nguồn cảm hứng và tiền đề cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về đặc trưng
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, đặc biệt trên phương diện nghệ thuật biểu hiện
và cảm hứng sáng tác, lấy đó làm cơ sở tìm hiểu quá trình phát triển tiểu thuyết lịch sử
trong tiến trình chung của văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.


Diễn trình lịch sử nghiên cứu khái niệm tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam và

thế giới
Ngay từ rất sớm, trong Tiểu thuyết hiện đại (Bản dịch của Dương Thanh Bình,
Tủ sách Kim Văn, Ủy ban dịch thuật phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản Sài
Gịn, năm 1971), hai giáo sư người Pháp là Drothy Brewster và John Burrell đã nêu
cách hiểu về tiểu thuyết lịch sử: “Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ
và chỉ vì nhân nhượng mà ta gọi là tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên
gọi khác tùy thuộc vào cách nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét)
chúng. Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường muốn đưa nó vào một
loại văn học có danh.” [9; tr.141-142]. Như thế, việc định danh tiểu thuyết lịch sử cho
tác phẩm văn học tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của nhà phê bình. Bất kỳ sự định danh
mang tính chủ quan nào cũng đều không ổn.
Trong Logic học về các thể loại văn học của Kate Hamburger (Bản dịch tiếng
Việt của Vũ Hoàng Địch và Trần Ngọc Vương, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2004), một số
quan niệm khác về tiểu thuyết lịch sử được tác giả đề cập đến ở các phương diện:
“Thời hiện tại lịch sử” (tr.149), “Vấn đề thời gian trong tiểu thuyết lịch sử” (tr.163).
Với “Giới thiệu lý thuyết tự sự của Hayden White” in trong Tự sự học – một số
vấn đề lý luận và lịch sử (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2008, tập 2, do Trần Đình Sử chủ biên),
Trần Ngọc Hiếu giới thiệu quan niệm của Hayden White về đặc trưng tiểu thuyết lịch
sử thể hiện ở mối quan hệ giữa tính chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật, chỉ ra điểm
tương đồng giữa diễn ngôn lịch sử và diễn ngôn truyện hư cấu.
Dẫn theo Nguyễn Văn Dân trong “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại – phác
họa một số xu hướng chủ yếu”, từ những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm tiểu thuyết
lịch sử đã được nhắc đến trong “Những viễn cảnh của tiểu thuyết lịch sử” (“Les


4

perspectives du roman historique”, Cahiers roumains d études) của Rumani Ion Maxim

(người dịch Thu Hà, đăng trên Tạp chí Thơng tin KHXH, số 11, 1982): “Tác giả ủng hộ
triển vọng của loại tiểu thuyết lịch sử lấy triết học lịch sử và triết học văn hóa làm
phương châm chỉ đạo, chứ không phải đi vào “những sự việc nhỏ nhặt, lạ lùng”, kể cả
những giai thoại. Ông cho rằng tiểu thuyết lịch sử phải giảng giải các vấn đề, các quy
luật vận động của lịch sử và văn hóa của một dân tộc.” [15]. Trong bài viết này,
Nguyễn Văn Dân đề cập đến một định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử của tập thể tác giả
Từ điển Bách khoa Encyclopacedia Britannica: “Tiểu thuyết lấy một giai đoạn lịch sử
làm khung cảnh và mong muốn truyền bá cái tinh thần, kiểu cách và các điều kiện xã
hội của một thời kỳ quá khứ với những chi tiết hiện thực và trung thành với sự thật lịch
sử (tuy nhiên trong một số trường hợp sự trung thành này chỉ là giả tạo). Cơng trình
sáng tạo đó có thể đề cập đến những nhân vật lịch sử có thật hoặc có thể bao hàm một
sự pha trộn nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu.” [15]
Dẫn theo Phan Cự Đệ (trong Phan Cự Đệ tuyển tập, tập 1, NXB Giáo dục, 2006),
thì Pierre Louis (trong Tiểu thuyết (Hachette supérieur. Paris. 1992)), đã chỉ ra các yếu
tố chính cấu thành khái niệm tiểu thuyết lịch sử (roman historique): “Tiểu thuyết lịch
sử ưu tiên khẳng định tính chất hư cấu của cốt truyện nhưng tạo cho nó cái vẻ giống
như thật (vraisemblance) bởi kết cấu (không gian và thời gian) và bởi những động lực
sâu xa của hành động. Bảo đảm cho độc giả rằng mọi sự đều có thể diễn ra như vậy
(tiểu thuyết lịch sử) còn giúp họ hiểu tốt hơn những nguyên nhân và những hậu quả
của những gì đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, tiểu thuyết lịch sử phải chăng là chân
thật hơn lịch sử.” [18; tr.175]
Thuật ngữ tiểu thuyết lịch sử xuất hiện tương đối sớm và phổ biến trong giới học
thuật phương Tây, gắn liền với các tên tuổi như Benedikte Naubert (Đức), Walter Scott
(Anh), A.Dumas (Pháp), L.Tolstoy (Nga)…
Ở Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ XVII, sự ra đời của nhiều bộ tiểu thuyết
chương hồi viết về lịch sử (dưới hình thức chữ Hán) như Hoan Châu ký (Nguyễn Cảnh
Thi), Nam Triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hồng Lê nhất thống chí
(Ngơ gia văn phái)… khẳng định bước đi ban đầu của các sáng tác văn học thuộc tiểu
thuyết lịch sử. Năm 1999, tập thể tác giả Từ điển thuật ngữ văn học (NXB ĐHQG Hà



5

Nội) thống nhất cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử là tác phẩm viết về các đề tài lịch sử và
nhân vật lịch sử. Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và
chi tiết hư cấu, tuy nhiên các nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên sử
liệu xác thực trong lịch sử, lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp
với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói
chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con
người và thời đại đã qua, song khơng vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính
chân thực lịch sử của thể loại này” [40; tr.255].
Năm 1999, trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX đến 1945 (Diện mạo và đặc điểm) (ĐHSP Hà Nội), Bùi Văn Lợi cho rằng: “Tiểu
thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy nội
dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Ở đây tác giả dựa vào
những sự kiện trong quá khứ, hư cấu, tưởng tượng thêm để tạo nên tác phẩm nhằm gây
hứng thú cho người đọc. Tiểu thuyết lịch sử tuy mượn đề tài và lấy cảm hứng từ lịch sử
nhưng không hề né tránh, xa rời với nhiệm vụ thực tại, thời thế hiện tại.” [58; tr.23]
Các định nghĩa trên cơ bản đã chỉ ra đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử. Trên thực
tế, đây thường được xem là những định nghĩa kinh điển về tiểu thuyết lịch sử ở Việt
Nam. Về sau, cùng sự vận động và phát triển của thực tế sáng tác, các nhà nghiên cứu,
lý luận, phê bình văn học Việt Nam có nhiều bổ sung, hồn chỉnh, hướng đến nhu cầu
tìm hiểu thấu đáo hơn về tiểu thuyết lịch sử.
Năm 2004, trong Từ điển văn học (NXB Thế giới, Hà Nội), tiểu thuyết lịch sử
được Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá định nghĩa: “Tác phẩm tự sự hư
cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát, là quá trình
phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là các khoa học
lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của lồi người trong tính cụ thể và đa dạng của nó.
Tuy nhiên, những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan tâm đến đề tài
lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nước, những biến

cố lớn trong đời sống của cộng đồng, quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia, chiến
tranh, cách mạng… Cuộc sống và sự nghiệp của các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến
trình lịch sử” [11; tr.1725].


6

Năm 2005, trong “Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử”, Phạm
Xuân Thạch nhận xét: “Lịch sử nhiều khi khơng phải là cái đích cuối cùng của một
cuốn tiểu thuyết lịch sử. (…) Tiểu thuyết lịch sử là những ấn tượng và suy tư cá nhân
về các vấn đề của lịch sử. Nó nêu ra các vấn đề của lịch sử và phản chiếu những suy tư
cá nhân về những vấn đề đó” [78]. Với Phạm Xuân Thạch, cá nhân nhà văn có quyền
lựa chọn và trình bày ấn tượng lẫn suy tư của mình về các sự kiện lịch sử. Trong tiểu
thuyết lịch sử, quyền năng hư cấu nghệ thuật của nhà văn là không thể phủ nhận.
Tháng 6 năm 2006, trong Phan Cự Đệ tuyển tập, tập 1 (NXB Giáo dục, Hà Nội),
Phan Cự Đệ dành hẳn 30 trang bàn về tiểu thuyết lịch sử trong đại gia đình tiểu thuyết
Việt Nam thế kỷ XX. Điểm qua tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử gắn liền
quan niệm về lý luận tiểu thuyết của Pierre, Louis – Rey, George Lukacs, Milan
Kundera… Phan Cự Đệ tiến tới phân tích, chỉ ra đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch
sử: “Tiểu thuyết lịch sử hóa ra là một tập hợp những dự phóng về một tương lai có thể
có được. Chính sự khả hữu này làm đổ mồ hôi trong công việc viết văn. Và tiểu thuyết
lịch sử nói cho cùng phải là máu cũng như nước mắt của người viết”[18; tr.194]. Vấn
đề phương pháp sáng tác tiểu thuyết lịch sử cũng được Phan Cự Đệ đề cập: “Trong quá
trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa
phải phát huy cao độ vai trò của hư cấu, sáng tạo nghệ thuật. Nghiên cứu lịch sử một
cách cơng phu chính xác, đó là con đường của các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ
nghĩa”[18; tr.177]. Đây là công trình nghiên cứu khoa học cơng phu, gợi mở nhiều vấn
đề liên quan đến khái niệm, đặc trưng, phương pháp sáng tác tiểu thuyết lịch sử ở Việt
Nam từ những năm đầu thế kỷ XX.
Ngày 26/10/2008, trong bài phỏng vấn được thực hiện bởi Hoài Hương “Nhà văn

Hà Ân, đề tài lịch sử không bao giờ xưa” (đăng trên Tạp chí Văn nghệ Trẻ, số
44/2008), Hà Ân cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử địi hỏi người viết phải có kiến thức sâu,
rộng, chính xác của sử gia và trí tưởng tượng, sáng tạo vô cùng phong phú của nhà
tiểu thuyết.” [49]. Hà Ân nêu lên giới hạn về sự hư cấu nghệ thuật của nhà văn khi viết
tiểu thuyết lịch sử: “Nhà văn có thể cho họ những hành vi, cử chỉ, cách nói năng, giao
tiếp sinh hoạt… theo trí tưởng tượng của mình. Nhưng tưởng tượng gì thì cũng phải


7

tuân thủ theo nguyên tắc chứ không thể đổi tên, tước vị, nhân thân và thời gian tồn tại
của nhân vật lịch sử” [49].
Năm 2008, trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945
đến nay (2008) bảo vệ thành công tại Viện Văn học (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt
Nam), Nguyễn Thị Tuyết Minh đưa ra cách hiểu về tiểu thuyết lịch sử: “Có thể thấy
tiểu thuyết / tiểu thuyết lịch sử là những giả thuyết về đời sống của nhà văn. Dĩ nhiên
đó khơng phải là những giả thuyết vu vơ mà hàm chứa suy nghĩ sâu sắc của chủ thể
sáng tạo về đời sống. Khi hình dung như vậy về thể loại, người ta nghĩ đến tính dân
chủ của tiểu thuyết. Tính mở của thể loại cho phép nó hấp thụ nhiều nguồn dưỡng chất
để tạo nên tổng phổ nhiều bè. Nghệ thuật tiểu thuyết có khả năng thám hiểm những
điều khơng nói ra của khoa học, triết học, tơn giáo, chính trị(…) Tư duy tiểu thuyết
khiến cho thể loại này có khả năng khám phá đời sống rộng lớn trong tồn bộ tính
phức tạp của nó” [63; tr.22]. Và “Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết
lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kỳ
hay tiến trình lịch sử. Đó có thể là một q khứ xa xơi hay một thời kỳ đặc biệt. Đó địi
hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của một nhà sử học, lại vừa có khả
năng biến những tri thức đó thành nghệ thuật. Tiểu thuyết lịch sử nói chuyện xưa
nhưng nhằm mục đích soi sáng những vấn đề của hiện tại” [63; tr.20].
Cùng quan tâm đến tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Thị Kim Tiến trong “Tiểu thuyết
lịch sử đương đại với quan niệm nghệ thuật về con người” cho rằng: “Tiểu thuyết lịch

sử là một loại hình tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử”[81]. Ngày 12/3/2011, trên Báo
Văn nghệ, số 11/2011, với “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại – phác họa một số
xu hướng chủ yếu”, Nguyễn Văn Dân chỉ ra ba xu hướng chủ yếu của tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại. Đó là tiểu thuyết lịch sử chương hồi khách quan, tiểu thuyết
lịch sử giáo huấn và tiểu thuyết luận giải. Vấn đề về mối quan hệ giữa tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại và hư cấu nghệ thuật cũng được tác giả đề cập. Đây là cơng
trình nghiên cứu bổ ích, giúp người đọc hình dung tổng quát tình hình sáng tác tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1986 đến nay (có xét đến mục đích sáng tác và quan
niệm nghệ thuật của nhà văn).


8

Năm 2012, trong “Vấn đề ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử đương đại”, Đỗ Hải
Ninh đưa ra quan niệm tương đối rộng mở và thơng thống về khái niệm tiểu thuyết
lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học truyền thống lâu đời trong văn học Việt
Nam. Với đặc trưng viết về đề tài lịch sử (nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch
sử), tiểu thuyết lịch sử có những quy ước riêng, đó là mối liên hệ chặt chẽ với quá khứ,
cái đã xảy ra, đã tồn tại trong kinh nghiệm của cộng đồng.(…) Với quan niệm rộng mở
hơn, tiểu thuyết lịch sử bao hàm cả dã sử, huyền sử, tùy theo tưởng tượng của nhà văn
mà hư cấu nhân vật và không nhất thiết là nhân vật đó phải đóng vai trị trung tâm
trong tiến trình lịch sử”[68]. Đỗ Hải Ninh thừa nhận mặt trái của việc nới rộng quá
mức nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử: “Sự nới rộng quan niệm đó dẫn đến việc
tiểu thuyết lịch sử lấn sân sang nhiều địa hạt khác, nghĩa là nó dung nạp cả sử thi, tiểu
thuyết phong tục, tiểu thuyết lãng mạn…” [68].
Liên quan đến những bất đồng trong quan niệm về tiểu thuyết lịch sử, với “Quan
niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh” (trích Lịch sử và văn hóa –
Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xn Khánh), Đỗ Hải Ninh đã cho rằng: “Sự bất đồng
trong quan niệm tiểu thuyết lịch sử của các nhà nghiên cứu xuất phát từ những cách
hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong tương quan với tiểu thuyết, quan hệ

giữa sự thật lịch sử và hư cấu, độ lùi quá khứ gần xa đến mức độ nào. Tiểu thuyết lịch
sử theo nghĩa chung nhất là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Sự có mặt của lịch sử
trong tiểu thuyết làm nảy sinh những mâu thuẫn” [20; tr.87]. “Bên cạnh đó, sự khác
biệt trong truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây cũng tạo nên những
quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử” [20; tr.88]. Một đáp án mở cho câu hỏi
Thế nào là tiểu thuyết lịch sử được Đỗ Hải Ninh chia sẻ: “Quan niệm về tiểu thuyết lịch
sử co giãn và có tính tương đối, nó phụ thuộc vào quan niệm riêng của mỗi người. Nếu
cứ vẽ một cái khuôn rồi ấn tác phẩm vào khn để phân tích thì e rằng sẽ khiên
cưỡng” [20; tr.105].
2.2. Diễn trình lịch sử nghiên cứu vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại
2.2.1. Tình hình chung


9

Năm 1966, trong Nguyễn Huy Tưởng (viết chung với Hà Minh Đức, NXB Văn
học, Hà Nội, 1966), Phan Cự Đệ đã quan tâm đến vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu
thuyết lịch sử. Ông cho rằng: “Việc nghiên cứu lịch sử là vô cùng cần thiết đối với nhà
nghệ sĩ nhưng sự nghiên cứu ấy không thể thay thế sự sáng tạo. Có khi nhà nghệ sĩ chỉ
cần vài khoảnh khắc trong đời sống của nhân vật lịch sử; có khi nghệ sĩ đưa vào tác
phẩm những điều phi lịch sử khơng quan trọng, thậm chí trong một chừng mực nào đó,
có quyền vi phạm sự đúng đắn về mặt sự kiện lịch sử, bởi vì tác giả chỉ cần sự đúng
đắn về mặt lý tưởng mà thôi” [19; tr.28].
Bàn về sự khác nhau giữa đối tượng phản ánh của nhà sử học và nhà văn khi viết
về đề tài lịch sử, Phan Cự Đệ chỉ ra quyền hư cấu của nhà văn trong trường hợp cụ thể:
“Trong khi vẽ lại bức tranh của một thời đại đã qua, sử gia và nghệ sĩ đều có những
đối tượng rất khác nhau. Nhà nghệ sĩ sẽ dùng quyền sáng tạo và hư cấu để bổ sung cho
những chi tiết, những thời kỳ mà lịch sử khơng nói đến (…). Đời sống riêng, tâm lý của
các nhân vật, tuy không được nhắc đến trong các văn kiện lịch sử nhưng đối với nghệ

sĩ thì điều đó lại có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Dựa trên vốn sống và những tài liệu
lịch sử, nhà nghệ sĩ phải tưởng tượng để bổ sung cho vô số những “điểm trắng”” [19;
tr.28]
Năm 1999, trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX đến 1945 (Diện mạo và đặc điểm) (ĐHSP Hà Nội), Bùi Văn Lợi giới thiệu hai
kiểu hư cấu phổ biến trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là kiểu hư
cấu hồn tồn vì lý tưởng người viết và kiểu bán hư cấu, tơn trọng sự thật.
Có thể nói, trong khoảng 10 năm đầu thế kỷ XXI, quan niệm của nhà văn và giới
nghiên cứu phê bình văn học về vấn đề văn học tái hiện chân thật hiện thực lịch sử có
nhiều thay đổi. Năm 2004, Trương Đăng Dung trong Tác phẩm văn học như là quá
trình (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội), đề cập đến hiện tượng thay đổi trên: “Tiêu chí
đánh giá một tác phẩm nghệ thuật không phụ thuộc vào sự so sánh, đối chiếu tác phẩm
với hiện thực khách quan để xem hiện thực đã “ngang tầm” với hiện thực bên ngoài
chưa, mà chủ yếu là tác phẩm có giúp ta nhận thức về hiện thực, có tạo ra tư tưởng gì
mới mẻ để ta cải tạo hiện thực hay không?” [16; tr.150].


10

Tháng 4 năm 2009, trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2009, Nguyễn Thị
Tuyết Minh trong “Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam sau 1975”, khẳng định hư cấu nghệ thuật là yếu tố cần thiết tạo nên sức hấp dẫn
cho tiểu thuyết: “Dưới hình thức của tiểu thuyết, lịch sử được phục sinh. Lịch sử trở
nên cụ thể hóa, sinh động hóa. Nhà tiểu thuyết đã dùng khả năng tưởng tượng của
mình để lấp đầy chỗ trống giữa những dòng sử biên niên khô khan mà sử quan ngày
xưa để lại. Điều đó khiến lịch sử được tái hiện khơng chỉ là những sự kiện hàn lâm mà
là lịch sử sống động của cõi nhân sinh. Đây là sức hấp dẫn riêng của những trang
sách tiểu thuyết so với những trang sách lịch sử” [64]. Nguyễn Thị Tuyết Minh cũng
cho rằng: “Trên con đường tiểu thuyết hóa lịch sử, ở những phóng thoát xa nhất của tư
duy tự sự lịch sử mang cảm quan hiện thực hậu hiện đại, tiểu thuyết càng thốt dần cái

nhìn tồn tri của tư duy đại tự sự để hướng đến cái nhìn tiểu tự sự. Ảnh hưởng của
tiếng gọi trò chơi, tiểu thuyết lịch sử trở thành mảnh đất để nhà văn tự do sử dụng các
thủ pháp nghệ thuật khác nhau, tiến hành các thử nghiệm khác nhau, miễn là trình bày
cảm nhận thế giới của mình một cách hiệu quả” [64].
Ngày 18/8/2009, trong “Thuyết Hư cấu lịch sử - đôi điều cần bàn giải thêm”,
Yến Nhi đề cập đến hư cấu lịch sử ở các sáng tác văn học viết về lịch sử. Vấn đề về
mối quan hệ giữa cái có thật và cái sáng tạo thêm, liều lượng và tác dụng của hư cấu
nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử được Yến Nhi đề cập đến trên hai phương diện: 1)
Hư cấu lịch sử - nhu cầu thẩm mỹ tất yếu trong các tác phẩm văn chương viết về đề tài
lịch sử. 2) Các phương diện hư cấu nghệ thuật quen thuộc được thể hiện trong các tác
phẩm văn chương viết về lịch sử. Kết thúc bài tiểu luận, Yến Nhi viết: “Tìm hiểu về sự
sáng tạo của các tác giả trong văn chương Việt Nam về đề tài lịch sử, dẫu có muộn
nhưng vẫn có một bề dày truyền thống. Kể từ Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ gia văn
phái) cho đến nay, vấn đề hư cấu nghệ thuật quả thật đã được lý giải phần nào, đã có
một bước tiến dài trong nhận thức lý luận cũng như thực tiễn sáng tạo. Có thể lý thuyết
chưa theo kịp thực tiễn nhưng trong khơng khí cách tân, với những học hỏi giao lưu
văn chương thế giới và tầm tư duy mới mà xã hội mang lại đã khiến các tác giả khi
thực hiện nhu cầu gửi gắm những thông điệp mang tinh thần mới của thời đại qua các
đề tài lịch sử đã kéo theo những cách tân trong thủ pháp xây dựng hình tượng, cũng


11

như việc sử dụng một ngôn ngữ theo những quy chuẩn mới” [66]. Đây là bài viết hay,
gợi mở nhiều điều thú vị về vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại.
Ngày 15 tháng 8 năm 2010, trong “Tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX viết về
lịch sử Thăng Long – Hà Nội”, Phan Mạnh Hùng thừa nhận hư cấu là quyền năng sáng
tạo nghệ thuật của nhà tiểu thuyết: “Khi bàn đến tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, người
ta thường đề cập đến những vấn đề như “tính chân thực lịch sử”, “mối quan hệ giữa

sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật”. Thế nhưng không ai phủ nhận hư cấu là quyền
năng của tiểu thuyết” [47].
Tháng 12 năm 2011, trong “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại – phác họa
một số xu hướng chủ yếu”, Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Trong tiểu thuyết lịch sử, nghệ
thuật hư cấu chính là lĩnh vực chủ yếu để nhà văn thể hiện sự sáng tạo của mình, làm
cho tác phẩm đúng là một cuốn tiểu thuyết và làm cho tiểu thuyết lịch sử khác với một
cơng trình sử ký. Các sự kiện hư cấu cũng còn là sự thể hiện quan điểm của tác giả đối
với lịch sử” [15]. Đối chiếu hư cấu nghệ thuật trong tự sự tiểu thuyết với hư cấu nghệ
thuật trong tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Văn Dân chỉ ra điểm khác biệt: “Tuy nhiên, hư
cấu trong tiểu thuyết lịch sử có một nét đặc thù riêng, khơng giống với hư cấu của tiểu
thuyết nói chung. Tiểu thuyết lịch sử phải căn cứ vào sự kiện và nhân vật lịch sử có
thật, cho nên dù có hư cấu thì cũng chỉ có thể tạo ra các sự kiện giống như “chất phụ
gia” cho lịch sử chứ không thể làm sai lệch lịch sử” [15]. Tác giả đi đến kết luận
“Chính vì thế, theo quan điểm chung của các nhà lý luận thế giới cũng như của Việt
Nam, hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử phải có giới hạn. Hư cấu khơng được
mâu thuẫn với logic của sự kiện và cốt truyện lịch sử, phải đảm bảo tính chân thực lịch
sử của tiểu thuyết lịch sử. Nếu khơng nó sẽ khơng là tiểu thuyết lịch sử mà chỉ là tiểu
thuyết hư cấu thuần túy dựa trên sự vay mượn một đề tài hoặc truyền thuyết lịch sử,
như loại truyện viết về đề tài Faust của thế giới hay loại truyện viết về đề tài Thúy Kiều
của Trung Quốc và Việt Nam”[15]. Với Nguyễn Văn Dân, trong khi xem “hư cấu như
là tạo chất phụ gia” cho tác phẩm thì xét đến cùng “tiểu thuyết lịch sử vẫn phải lấy
tính chính xác làm yếu tố nịng cốt” [15]. Nếu vi phạm điều này, “Những chi tiết và sự


12

kiện lịch sử thiếu chính xác có thể sẽ dẫn đến những đánh giá sai lệch và những suy
diễn chủ quan, làm cho người đọc hiểu sai lịch sử” [15].
Nhưng đã có mấy ai tiêu chuẩn và lượng hóa được giới hạn, phạm vi, quyền năng
hư cấu của tác giả tiểu thuyết lịch sử? Dẫu mọi người đã thống nhất rằng: tiểu thuyết

lịch sử phải đảm bảo được tính chân thật của sự thật lịch sử thì trong sự thống nhất ấy
cũng tồn hiện nhiều nghi vấn. Cái gọi là lịch sử này là lịch sử nào? Là chính sử, dã sử
hay huyền sử? Ai dám khẳng định những điều được viết ra bởi sử quan hay tập thể
nhân dân lao động là “sự thật”? Làm sao để kiểm chứng được sự chính xác tuyệt đối
của cái gọi là “sự thật lịch sử” khi phần nhiều những điều ghi chép lại, kể lại câu
chuyện quá khứ đều là sự “diễn giải về sự thật”?
Năm 2012, trong tiểu luận đề dẫn Hội thảo Lịch sử và văn hóa – Cái nhìn nghệ
thuật của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Đăng Điệp viết: “Khác với truyền thống coi
lịch sử là đại lịch sử (đã xong xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại khẳng định lịch sử
là q trình chưa hồn tất mà đang được cấu tạo lại với sự xuất hiện của các tiểu lịch
sử. Tại đấy, lịch sử được hình dung như những mảnh vỡ… Có người khẳng định, nhà
văn có quyền tưởng tượng đến vô hạn và tác phẩm của họ thực chất là cách cấu tạo
lịch sử theo quan điểm cá nhân. Tại đó, có một thứ lịch sử khác (ngoại vi) so với lịch
sử được thừa nhận (trung tâm) và lịch sử, khi đi vào lãnh địa tiểu thuyết, phải được tổ
chức trên cơ sở hư cấu và nguyên tắc trò chơi vốn là một đặc trưng của nghệ thuật”
[20; tr.5-8]. Viết lời bạt cho kỷ yếu của Hội thảo Lịch sử và văn hóa – Cái nhìn nghệ
thuật của Nguyễn Xuân Khánh, Trần Đình Sử đề cao quyền năng hư cấu nghệ thuật của
nhà văn khi cho rằng: “Trên thế giới sự đổi thay của tiểu thuyết lịch sử gắn với quan
niệm về lịch sử. Từ chủ nghĩa cấu trúc đến hậu cấu trúc, từ hậu cấu trúc đến chủ nghĩa
tân lịch sử người ta nhận rõ lịch sử chỉ là sự trần thuật về lịch sử, tạo nên sự hồi nghi
đối với tính chân thực của văn bản lịch sử. Do đó, “sự thật lịch sử” là một khái niệm
ẩn dụ, mang tính chủ quan” [20; tr.467].
Là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết lịch sử, Hoàng Quốc Hải cho rằng: “Lịch sử
đối với nhà văn chỉ là cái cớ. (… ) Nhiệm vụ của nhà văn viết về lịch sử là giải mã lịch
sử chứ không lặp lại các thông tin lịch sử.(…) Sự hư cấu là một tất yếu nằm trong


13

thuộc tính của mọi loại hình tiểu thuyết (… ) Lại hỏi: Biên độ hư cấu đến mức nào?

Đáp: Không giới hạn” [20; tr.260-262]
Ngày 28/3/2012, trong “Những tranh luận về văn xuôi hư cấu lịch sử và sự
chuyển biến của tư duy lịch sử hiện nay”, Đỗ Hải Ninh có nhiều ý kiến bàn về mối
quan hệ giữa hư cấu nghệ thuật và chân lý lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại. Trước nhất, Đỗ Hải Ninh chỉ ra sự vận động theo hướng cởi mở hơn về mặt
tư duy lịch sử và quan niệm về tiểu thuyết lịch sử: “Sự xuất hiện trở lại khá rầm rộ của
tiểu thuyết lịch sử nói riêng và văn xi hư cấu lịch sử nói chung trong văn học thời kỳ
Đổi mới đã tạo nên hứng thú tranh luận đa chiều, mặt khác gây ra khơng ít bối rối cho
các nhà nghiên cứu phê bình. Những quan niệm bất đồng về mối quan hệ sự thật – hư
cấu trong tự sự lịch sử như quyền hư cấu của nhà văn đến đâu, mức độ chân thực và
hư cấu ra sao… tiếp tục tạo nên các cuộc đối thoại gay gắt mặc dù nhu cầu nội tại của
nhà văn trong hành trình tự đổi mới và sự tiếp cận nhiều lý thuyết mới về văn xuôi hư
cấu lịch sử khiến cho tư duy lịch sử cũng như quan niệm về thể loại đã có nhiều chuyển
biến mang hướng cởi mở hơn”[69]. Đỗ Hải Ninh chỉ ra nguyên nhân chính của vấn đề
trên là: “Những cuộc tranh luận thường xuất phát từ hai điểm cơ bản: 1. Mức độ chân
thực so với sự thật lịch sử (chính sử). 2. Độ vênh lệch so với nhận thức / quan điểm
chung của cộng đồng” [69]. Đỗ Hải Ninh cho rằng hư cấu nghệ thuật không thể thiếu
trong tiểu thuyết lịch sử: “Hư cấu lịch sử vốn là một thách thức không nhỏ với nhà văn
bởi vì chạm vào lịch sử tức là đối diện với sự thực, cái đã xảy ra được nhiều người biết
đến, đòi hỏi nhà văn vốn kiến thức phong phú. Đồng thời nó cũng địi hỏi sự từng trải
và bản lĩnh nghệ thuật bởi qua thời gian, lịch sử được tích tụ lại trong văn hóa, gắn
với tâm thức dân tộc, cộng đồng.” [69]. Từ đó, Đỗ Hải Ninh chỉ ra: “Để hư cấu lịch sử
nhuần nhuyễn, nhà văn phải am tường lịch sử. Hơn thế nữa, khác với sử gia, nhà văn
tái tạo lịch sử bằng chất liệu nghệ thuật để khám phá cái có thể xảy ra với kiến giải
của cá nhân. Khám phá và lý giải lịch sử bằng cái nhìn của cá nhân nên lịch sử trong
quan niệm của nhà văn sẽ không trùng khớp với quan niệm của cộng đồng và không
tránh khỏi sự sai biệt tất yếu” [69]. Liên quan đến việc đánh giá giá trị tác phẩm văn
xuôi hư cấu lịch sử, Đỗ Hải Ninh lưu ý người đọc: “Trở lại với những tranh luận về
văn xuôi hư cấu lịch sử, một điều dễ nhận thấy là khi đọc và phê bình tác phẩm hư cấu



14

lịch sử, chúng ta thường bị cuốn vào lịch sử nên ít quan tâm đến tính văn chương của
nó, trong khi đây mới chính là yếu tố làm nên giá trị lâu bền” [69].
Như vậy, với Đỗ Hải Ninh, hư cấu nghệ thuật là yếu tố gợi ra nhiều tranh luận
đồng thời cũng là yếu tố không thể thiếu để tạo nên tính văn chương và giá trị lâu bền
cho tác phẩm văn học viết về lịch sử. Vì vậy, văn hóa tranh luận cần được đặt ra một
cách nghiêm túc: “Bởi vậy, văn hóa tranh luận cũng cần được đặt ra một cách nghiêm
túc, sự đối thoại, góp ý, va chạm các quan điểm sẽ hữu ích hơn nếu tránh những suy
diễn quy chụp” [69].
Trong bài viết trên, Đỗ Hải Ninh nhắc nhở độc giả về cách đọc đúng khi tiếp cận
các tác phẩm văn học thuộc tiểu thuyết lịch sử: “Từ những cuộc tranh luận về tự sự hư
cấu lịch sử, vấn đề đặt ra là, mặc dù có những cách đọc khác nhau, diễn giải tác phẩm
theo quan điểm riêng và thị hiếu thẩm mỹ không đồng nhất nhưng người đọc văn bản
hư cấu lịch sử cần tỉnh táo để thưởng thức tác phẩm văn chương chứ khơng phải thẩm
định tính đúng sai của lịch sử. (…) Thứ hai, đó là sự cần thiết đổi mới tư duy lịch sử
khi tiếp cận tác phẩm văn học viết về lịch sử” [69]. Bởi vì: “Mỗi dân tộc đều tích lũy
được “hằng số lịch sử”, những giá trị bất biến trong chiều sâu văn hóa. Nhưng để
khám phá những hằng số lịch sử đó có thể được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau,
nhất là sự linh hoạt trong tư duy về lịch sử” [69].
Ngày 15/11/2012, trong “Hư cấu nghệ thuật và chân lý lịch sử”, Nhật Linh cho
rằng: “Trong mấy năm gần đây, nhiều văn nghệ sĩ quan tâm đến đề tài lịch sử với cách
tiếp cận và thể hiện khác nhau, đặc biệt là biên độ hư cấu. Nhiều văn nghệ sĩ và công
chúng băn khoăn trước những câu hỏi như: đâu là hư cấu? Đâu là giải thiêng? Đâu là
lịch sử, đâu là nghệ thuật?”[57]. Nhật Linh cũng dẫn lời Trần Minh Ngọc khi bàn về
hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử: “Hư cấu cần cho sáng tác văn chương
nhưng hư cấu để làm rõ sự thật chứ khơng bóp méo sự thật, khơng xuyên tạc, làm sai
lệch lịch sử. Đây là yêu cầu hàng đầu của công việc sáng tác và sáng tạo.” [57]
Tháng 12 năm 2013, trên Tạp chí Sơng Hương, số 298, với “Lịch sử như là hư

cấu – Quan niệm sáng tạo mới về đề tài lịch sử”, Phan Tuấn Anh viết: “Trước những
thay đổi lớn lao về mặt nhận thức lịch sử, nhà nghệ sĩ “được phép”, thậm chí được
“cổ động” sáng tạo và hư cấu không giới hạn. Bằng chứng là những tiểu thuyết


15

như Hồ Quý Ly, Hội thề… đều đạt giải của Hội Nhà văn. Và cho dù đều gây ra tranh
cãi nhưng bạn đọc đã tích cực đón nhận những tác phẩm này” [2]. Khảo sát quan niệm
của Karl Popper trong Sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Karl Popper, NXB Tri thức,
Hà Nội, 2012) và quan niệm của Thomas Kuhn trong Cấu trúc các cuộc cách mạng
khoa học (Thomas Kuhn, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008), Phan Tuấn Anh kết luận:
“Chính thái độ bất tín vào tính chân xác và khách quan của tri thức khoa học đã dẫn
đến việc xem sử học cũng chỉ là tri thức có tính chủ quan, phục vụ cho một số mục đích
nhất định. Từ đó, sử học hồn tồn có thể bị hư cấu nhằm phục vụ cho “bối cảnh” bị
tác động sâu sắc bởi chính trị, văn hóa, tư tưởng, tơn giáo… Quan điểm này đã mở
đường cho những hư cấu ngoài/trái/phản sử học. Như vậy, trong một thời đại mà mọi
khoa học nói chung và sử học nói riêng đã đặt nặng tính dụng hành hơn tính chân xác,
khách quan, thì đương nhiên văn học có quyền sáng tạo, hư cấu nên một thế giới nghệ
thuật độc lập, phù hợp với “bối cảnh” riêng của nó” [2].
Với Phan Tuấn Anh, hư cấu nghệ thuật trong văn học viết về đề tài lịch sử là sự
tiếp nối thêm một lần hư cấu nghệ thuật vốn đã có trong sử học được viết bởi sử quan
thời trước. Phan Tuấn Anh nhắc nhở nhà văn: “Sáng tạo lịch sử dẫu có tự do và dân
chủ đến mức nào đi nữa, cũng không phải là khơng có giới hạn. Mọi sáng tạo và hư
cấu về đề tài lịch sử luôn phải dựa trên cứ liệu sử học (mốc thời gian, nhân vật lịch sử,
ý nghĩa lịch sử). Dẫu bổ sung, tái hiện quan niệm, giải thiêng hoặc thậm chí phủ định,
thì rõ ràng những sáng tạo văn học vẫn cần có sử học như một đối tượng để đối thoại”
[2]. Bởi: “ Nếu khơng có sử học sẽ khơng có văn học (viết về đề tài lịch sử), sử học dù
có thể cũng mang tính chủ quan, cũng là một loại hình diễn ngơn, nhưng bản thân giữa
sử học và văn học khác xa về mặt bản chất. Văn học xem trọng hư cấu, lấy hư cấu làm

giá trị, sử học xem trọng biên niên sự kiện/ sự thật lịch sử, lấy sự thật làm giá trị” [2].
Làm thế nào để dung hòa cả hai phần sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật hay nói
khác là lịch sử và tiểu thuyết trong cùng một tác phẩm văn học? Ngày 7/11/2011, trên
báo Văn nghệ Trẻ, số 18/2011, với “Tiểu thuyết lịch sử không phải là cuộc chơi của
người trẻ”, Thu An bày tỏ quan ngại: “Tiểu thuyết lịch sử rất dễ rơi vào mâu thuẫn
khơng thể dung hịa được giữa “tính chân thật lịch sử” đầy quy ước và “tính hư cấu”
sáng tạo của văn chương hoặc việc dùng quan niệm ngày hôm nay để kiến giải quá


16

khứ chứ khơng phải dùng chính con người trong q khứ để làm vang động hiện tại”
[1]. Thu An chỉ ra nguyên tắc: “Tiểu thuyết lịch sử không phục dựng lịch sử “nguyên
si” mà là dùng quá khứ để soi sáng thực tại, cung cấp một nhận thức về thực tại. Vấn
đề là ở chỗ, tác giả đã phải dùng những kỹ thuật nào để thuyết phục người đọc” [1].
2.2.2. Diễn trình lịch sử nghiên cứu vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại xét trên các phương diện: nghệ thuật xây dựng người kể chuyện
và nhân vật, nghệ thuật tổ chức kết cấu và lời văn trần thuật
2.2.2.1. Về hư cấu trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện và nhân vật
Bàn về nghệ thuật hư cấu người kể chuyện trong Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân
Khánh), Thu An trong “Tiểu thuyết lịch sử không phải là cuộc chơi của người trẻ” đã
viết: “Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và
người kể chuyện ngôi thứ ba đồng thời cũng là nhân vật chính nhằm tái hiện bi kịch
của con người đi trước thời đại, không được cộng đồng thấu hiểu” [1]. Cũng trong bài
viết trên, Thu An chỉ ra hiệu quả nghệ thuật có được từ sự kết hợp linh hoạt người kể
chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân
Khánh): “Tất nhiên đây không chỉ là sự thay đổi cơ học mà kéo theo nó là sự thay đổi
của quan điểm lập trường, giọng điệu, các kiểu lời nói, dẫn đến chỗ nhân vật của
Nguyễn Xuân Khánh trở thành một kiểu nhân vật tư tưởng đặc sắc và tồn bộ tiểu
thuyết này khơng chỉ là cuộc đối thoại giữa các nhân vật tư tưởng như Trần Khát Chân,

Hồ Hán Thương, Hồ Quý Ly… mà còn tiến hành một cuộc đối thoại lớn giữa quá khứ
và hiện tại, giữa “cải cách” ngày xưa và “đổi mới” hôm nay, giữa các chiều hướng
khác nhau trong sự vận động của lịch sử - xã hội hiện tại: canh tân – bảo thủ hay thái
độ thứ ba” [1]
Cùng quan tâm đến vấn đề người kể chuyện đa điểm nhìn trong Hồ Quý Ly
(Nguyễn Xuân Khánh), trong “Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn
Xuân Khánh” (Khảo sát Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn) (trích Lịch sử và văn hóa –
Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2012) Đỗ Hải Ninh
chia sẻ với bạn đọc: “Truyện kể lịch sử đảm bảo tính khách quan bằng việc tạo khoảng
cách đối với độc giả, trần thuật từ một điểm nhìn nhất quán hoặc nhân danh chân lý để
trần thuật. Đó là điểm nhìn hướng ngoại, hướng tới cái chung, tới kinh nghiệm cộng


17

đồng và chủ thể trần thuật là người hướng đạo cho độc giả. Trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh có sự đan xen trần thuật ở ngôi thứ ba với trần thuật ngôi thứ nhất. Nhà
văn nhập thân vào nhân vật để cho nhân vật Hồ Nguyên Trừng xưng “tôi” kể chuyện,
nhân vật như thoát ra khỏi cái khung lịch sử đã khép kín để đối thoại với hiện tại. (…)
Trong Hồ Quý Ly từ nhân vật Hồ Nguyên Trừng xưng “tôi”, các nhân vật khác đều
được kéo gần lại, họ là những người cùng thời với người kể chuyện” [20; tr.97].
Năm 2014, trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm
1986 dưới góc nhìn tự sự học”, Nguyễn Văn Hùng dành hẳn một chương của luận án
khảo sát về “Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
sau năm 1986”. Trên cơ sở khảo cứu các tiểu thuyết lịch sử được xuất bản ở Việt Nam
giai đoạn sau 1986, Nguyễn văn Hùng đưa ra nhận định: “Nghiên cứu người kể chuyện
trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986, chúng tơi nhận thấy có hai dạng thức
chính, đó là hình thức kể chuyện từ ngơi thứ ba và hình thức kể chuyện từ ngơi thứ
nhất. Ở mỗi hình thức đều ghi nhận những nỗ lực vượt thốt làm mới thể loại của nhà
văn. Các tác giả đã đổi mới hình thức kể chuyện từ ngơi thứ ba, thể nghiệm với hình

thức kể chuyện từ ngơi thứ nhất với mục đích gia tăng hiệu quả tự sự trong việc tiếp
cận, luận giải hiện thực lịch sử và con người” [48; tr. 26-27]. Xét riêng ở từng loại
hình người kể chuyện, Nguyễn Văn Hùng chỉ ra thành công của tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam giai đoạn sau 1986 ở các phương diện cụ thể: “Đổi mới loại hình người kể chuyện
ngơi thứ ba bằng sự đa dạng hóa chức năng người kể chuyện, nhiều nhà văn viết về đề
tài lịch sử sau năm 1986 không những tái hiện bức tranh lịch sử, bối cảnh văn hóa xã
hội rộng lớn, mà còn khám phá, luận giải sâu sắc những vấn đề của lịch sử, văn hóa
dân tộc”[48; tr.38]. Trong khi đó thì, “Người kể chuyện ngơi thứ nhất là một thể
nghiệm đột phá trong chiến lược tự sự của các nhà văn sau 1986. Với hình thức hiện
đại này, “khoảng cách sử thi” giữa người kể chuyện và câu chuyện, người kể chuyện
và độc giả được rút ngắn đáng kể. Câu chuyện được kể cũng chính do người kể chuyện
chứng kiến, nếm trải. Nhờ vậy, những vấn đề của lịch sử được hiện diện ở thời hiện tại
chưa hoàn thành, trên cùng một mặt phẳng và được đối thoại, luận giải bằng tinh thần
dân chủ, bình đẳng của người đương thời” [48; tr48-49].


18

Những nhận định trên cơ bản đã chỉ ra tính phức tạp trong nghệ thuật trần thuật
của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Nghệ thuật trần thuật ấy không ngừng
được bổ sung thêm bằng sự linh hoạt luân chuyển giữa trần thuật từ ngôi thứ nhất và
trần thuật từ ngôi thứ ba. Điều này tất yếu kéo theo sự đa dạng về giọng điệu trần thuật
và sự hiện diện đồng thời các dạng lời của người trần thuật và lời nhân vật.
Tháng 11 năm 2000, trong “Hấp lực của Hồ Quý Ly” đăng trên Phụ nữ Việt Nam,
số 48/2000, Hòa Vang chỉ ra nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nguyễn Xuân Khánh: “Lực hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ Quý Ly còn nằm trong thân
phận, sự vận động của các hình tượng nhân vật. (…) Mỗi người một số phận, một tính
cách, một dạng nổi trội và vùng vẫy, một kết cục, để mỗi người một nét cùng vẽ nên
sinh động, rõ ràng và bi hùng một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó những người u
thương, kính mộ của mình khơng thể không bị cuốn vào” [85].

Quan tâm đến nghệ thuật hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Hà Ân và
Nguyễn Xuân Khánh, năm 2006, trong Phan Cự Đệ tuyển tập, tập 1 (NXB Giáo dục,
Hà Nội), Phan Cự Đệ viết: “Không chỉ uyên bác về lịch sử, Hà Ân cũng như Nguyễn
Xuân Khánh (trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly) còn đi sâu vào thế giới nội tâm, thổi sự
sống vào nhân vật lịch sử, tạo cho mỗi nhân vật một tính cách riêng, khiến cho họ lung
linh hơn, gần gũi mà xa lạ” [18; tr.200].
Tháng 4 năm 2009, trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2009, với “Khuynh
hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975”, Nguyễn
Thị Tuyết Minh đề cập đến nghệ thuật hư cấu nhân vật lịch sử từ góc nhìn đời tư, thế
sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975: “Nhà văn sẽ dùng quyền sáng tạo và
hư cấu để bổ sung thêm những chi tiết, phục dựng lại những thời kỳ mà sách lịch sử
không nói đến. Đời sống riêng, tâm lý nhân vật khơng được nhắc đến trong các tư liệu
lịch sử nhưng nhà tiểu thuyết sẽ huy động tối đa năng lực tưởng tượng để bổ sung, lấp
đầy những khoảng trống này để lịch sử trở nên đầy đặn hơn, sinh động hơn. Bằng một
vài điểm níu mong manh từ lịch sử, nhà tiểu thuyết sẽ sáng tạo ra cả một thế giới” [64].
Bàn về nghệ thuật dùng nhân vật hư cấu làm điểm nối giữa sự thật lịch sử và hư
cấu nghệ thuật trong Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), trong Mênh mông chật chội (NXB Tri
thức, Hà Nội, 2009), Lại Nguyên Ân viết: “Về mặt này, cung nữ Ngạn La hư cấu lại là


19

điểm nối vào sự thật lịch sử. Ỷ Lan Nguyên phi Đức Linh Nhân thái hậu đã buộc con
trai là vua Lý Nhân Tông đưa tập tục chôn theo này vào lệ tục triều Lý cốt để trừ diệt
Dương Thái hậu. (…) Cả một chương thuật những cơn ác mộng của Ngạn La trong
lãnh cung là nói về sự thật ấy theo kiểu thấy ma giữa ban ngày” [4; tr.119]. Về nhân
vật hư cấu Lê Thị Đoan trong Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Lại Nguyên Ân chỉ ra điểm nối
giữa quá khứ và hiện tại được Võ Thị Hảo sáng tạo khéo léo: “Nhân vật Lê Thị Đoan
là một biểu hiện “lãng mạn lịch sử” của tác giả Giàn thiêu. (…) Nhân vật Lê Thị Đoan,
như vậy, đã được tạo ra như là lương tri của dân chúng. Các tác giả khác khi viết về

quá khứ thường đặt điểm tựa lương tri vào nhân vật nhà nho. Tác giả Giàn thiêu cũng
lựa chọn một nhà nho nhưng không phải là nho sĩ quan liêu, trái lại đây là một phụ nữ,
một phụ nữ từng theo nho học, rồi qua nho học đã đi đến những suy nghĩ vì dân, dám
lên tiếng nói địi quyền sống của giới phụ nữ, lên án sự bạo hành đối với phụ nữ.
Khơng khó để nhận ra rằng tác giả đã đưa vấn đề của thế giới hiện tại vào quá khứ.
Đây không phải là điểm yếu, ngược lại là điểm mạnh, đem lại sức sống cho nhà tiểu
thuyết khi nhúng bút vào tích xưa chuyện cũ” [4; tr.120-121] .
Năm 2012, với “Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh” (trích trong lịch sử và văn hóa – Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh), Đỗ
Hải Ninh đã viết: “Nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là những cá nhân với đầy đủ tính
cách phức tạp và đa dạng. Nó lý giải cho động cơ sâu xa của những hành động có tính
lịch sử của nhân vật. (…) Trong cách nhìn của nhà tiểu thuyết, lịch sử khơng mang tính
khách quan ngoại tại, nó phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân. Đây là một cách
nhìn tích cực vì nó xác định trách nhiệm cá nhân một cách hiển nhiên. Dấu ấn lịch sử
in dấu đậm nét trên cuộc đời và số phận con người” [20; tr.101]. Đồng thời, Đỗ Hải
Ninh còn chỉ ra dấu ấn lịch sử trong con người ở cái thế bị lịch sử chọn của nhân vật
lịch sử trong Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh): “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh bao
gồm một hệ thống nhân vật đông đảo, từ những nhân vật có thật trong lịch sử tới
những nhân vật hư cấu, từ tầng lớp dân thường vô danh đến nhân vật can dự trực tiếp
vào lịch sử, họ đều bị mắc kẹt trong lịch sử và thực sự mang trên mình ý nghĩa lịch sử.
Nhân vật Hồ Quý Ly là một kiểu cá nhân “bị” lịch sử chọn” [20; tr. 100]


×