Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.56 KB, 21 trang )

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1. Thanh toán quốc tế và các phương thức thanh toán quốc tế
thông dụng.
1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế:
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế:
Trong quan hệ kinh tế thì thanh toán quốc tế được hiểu đó là việc thực hiện
các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài
chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân ở các
nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại.
Theo một cách hiểu khác thì thanh toán quốc tế là sự vận dụng các điều kiện
thanh toán quốc tế. Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm: Điều kiện về tiền tệ,
về địa điểm thanh toán, về thời gian thanh toán, về phương thức thanh toán.
Những điều kiện này được quy định một cách cụ thể trong các điều khoản ký
kết giữa các nước trong các hiệp định thương mại và cụ thể hơn nó được quy định
trong các điều khoản của hợp đồng ngoại thương ký kết giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu.
Yêu cầu đặt ra đối với những người làm công tác thanh toán là phải hiểu rõ
các điều kiện thanh toán quốc tế nhằm vận dụng nó một cách có hiệu quả trong
việc ký kết các hợp đồng ngoại thương với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp và đồng thời cũng phải phù hợp với chính sách kinh tế đối ngoại và chính
sách tiền tệ của quốc gia.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế
chúng ta mới thu được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Qua đó chúng ta mới có thể phát
huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời tận dụng được vốn và công
nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình công


nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước khác
trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những khâu quan trọng không thể
thiếu trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá
nhân, các quốc gia khác nhau, và nó được xem như là một chiếc cầu nối quan trọng
trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại giữa các nước trên thế giới.
Sự giao lưu buôn bán ngày càng mở rộng dẫn đến sự phát triển của thanh toán
quốc tế cả về chất và lượng.
Hoạt động thanh toán quốc tế còn có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp- đặc
biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Vì việc
tiến hành mua bán với các bạn hàng ở các nước khác nhau, có vị trí địa lý khác
nhau nên việc tìm hiểu bạn hàng bị hạn chế. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh
tế thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin ngày càng phát triển tạo cơ
hội cho những kẻ xấu tiến hành lừa đảo. Vì vậy, rủi ro đối với các doanh nghiệp
trong việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Do đó, tổ chức
thực hiện tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được
rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế, qua đó thúc đẩy hoạt động
xuất nhập khẩu phát triển.
Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ
là một nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ
sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác như: huy động vốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt
động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu…cùng phát triển. Ngoài ra, hoạt động thanh
toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao dịch
kinh doanh quốc tế, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển thì hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ
đối với nền kinh tế nói chung mà còn có ý nghĩa đối với các ngân hàng thương mại
nói riêng.
1.2.Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng:
Phương thức thanh toán quốc tế là một trong những điều kiện không thể

thiếu và quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế. Phương thức thanh
toán quốc tế được hiểu là cách thức mà người bán sử dụng để thu tiền từ người
mua, và cách mà người mua dùng để trả tiền cho người bán.
Trong buôn bán quốc tế, người mua và người bán có thể lựa chọn nhiều
phương thức thanh toán khác nhau. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào
cũng phải xuất phát từ nhu cầu: người bán mong muốn thu được tiền hàng về một
cách nhanh chóng và đầy đủ; người mua mong muốn sau khi trả tiền hàng thì phải
nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng theo đúng thời gian
quy định trong hợp đồng.
Người mua và người bán có thể lựa chọn các phương thức thanh toán khác
nhau. Tuy nhiên trên thực tế, có một số phương thức thanh toán mà người mua và
người bán hay sử dụng là:
1.2.1. Phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà một khách hàng
(được gọi là người chuyển tiền) yêu cầu đối với ngân hàng phục vụ mình chuyển
một số tiền nhất định cho một người khác(được gọi là người hưởng lợi) ở một địa
điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Các bên tham gia : Người trả tiền; người hưởng lợi; ngân hàng chuyển tiền;
ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền.
Phương thức chuyển tiền có thủ tục và quy trình thanh toán đơn giản, thời
gian thanh toán nhanh. Tuy nhiên quá trình giao hàng và thanh toán không gắn liền
với nhau, do vậy nó không đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho người xuất khẩu. Bên
cạnh đó, ngân hàng tham gia trong phương thức này chỉ có nhiệm vụ chuyển tiền
để nhận phí chuyển tiền, không có gì ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng nếu
như hợp đồng buôn bán không được thực hiện. Do vậy, phương thức chuyển tiền
chỉ áp dụng trong trường hợp thanh toán các hợp đồng có giá trị nhỏ, các bên có
quan hệ thương mại thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.
1.2.2. Phương thức nhờ thu:
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà trong đó người bán sau
khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì uỷ

thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu
do mình lập ra.
Các bên tham gia: người bán, người mua, ngân hàng uỷ thác và ngân hàng
đại lý của ngân hàng uỷ thác.
Phương thức nhờ thu có hai loại:
* Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác
cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua chỉ căn cứ vào hối phiếu
do mình lập ra, còn bộ chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng đến cho người mua không
thông qua ngân hàng.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn có lợi hơn cho người nhập khẩu, người xuất
khẩu không được đảm bảo quyền lợi vì việc trả tiền hàng và quá trình giao hàng
không gắn liền với nhau. Tuy nhiên rủi ro cũng có thể xảy ra đối với người nhập
khẩu trong trường hợp hối phiếu đòi tiền đến trước bộ chứng từ hàng hoá. Trong
phương thức nhờ thu phiếu trơn, ngân hàng cũng chỉ đóng vai trò là trung gian thu
hộ số tiền cho người bán và nhận phí.
Phương thức nhờ thu chỉ áp dụng đối với việc thanh toán giữa công ty mẹ
với công ty con, các bên có quan hệ buôn bán lâu đời và tin tưởng lẫn nhau.
* Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó người bán sau
khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập một bộ chứng từ thanh toán nhờ thu gửi
đến ngân hàng phục vụ mình,nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu với
điều kiện người mua trả tiền hối phiếu hoặc ký chấp nhận trả tiền hối phiếu thì
ngân hàng mới trao cho người mua bộ chứng từ để đi nhận hàng.
Trong phương thức này ngân hàng có trách nhiệm cao hơn. Ngân hàng
không chỉ thu hộ số tiền người mua mà còn khống chế hộ người bán bộ chứng từ.
Do vậy quyền lợi của người bán được bảo đảm hơn. Tuy nhiên rủi ro vẫn xảy ra
đối với người bán vì người bán mới chỉ khống chế được quyền nhận hàng của
người mua mà chưa khống chế được việc thanh toán của người mua.
Phương thức này cũng chỉ áp dụng đối với các lô hàng có giá trị nhỏ, hai bên
có quan hệ buôn bán lâu đời và tin tưởng lẫn nhau.
1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức
được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ như vậy vì việc thanh
toán chặt chẽ dựa trên bộ chứng từ hàng hoá và trong phương thức này trách nhiệm
của ngân hàng đã được nâng cao hơn. Với sự tham gia của ngân hàng, người bán sẽ
chắc chắn hơn trong việc nhận được tiền và người mua cũng đảm bảo nhận được
hàng khi đã trả tiền.
Các bên tham gia vào quy trình thanh toán: người xuất khẩu, người nhập
khẩu, ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân
hàng thanh toán.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tuy rằng có nhiều ưu điểm hơn
hẳn so với phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu. Tuy nhiên bản thân
phương thức này vẫn tồn tại nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với các bên có liên quan:
người xuất khẩu vẫn có thể gặp rủi ro do lập chứng từ sai, rủi ro trong quá trình
vận chuyển hàng hoá… Ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro do tư cách đạo đức của
người nhập khẩu, do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán; nhà nhập khẩu có thể
gặp rủi ro do nhận phải bộ chứng từ giả không đúng với thực tế hàng hoá được
giao..
Để có thể hiểu rõ và vận dụng một cách thành thạo nhằm hạn chế rủi ro có
thể xảy ra là yêu cầu không chỉ đối với các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu của các doanh nghiệp mà cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân
hàng thương mại. Vấn đề này sẽ được đề cập một cách chi tiết và cụ thể ở phần
sau.
1.2.4. Các phương thức thanh toán khác:
Ngoài ba phương thức thanh toán trên, trong thanh toán quốc tế còn sử dụng
một số phương thức thanh toán khác như:
 Phương thức trả tiền mặt ( Cash payment).
Trong phương thức này, người mua thanh toán tiền hàng cho người bán khi
ký hợp đồng hoặc đặt hàng (CWO- Cash with order) hoặc trước khi người bán giao
hàng (CBD- Cash before delevery) hoặc khi người bán giao hàng (COD- Cash on
delevery) hoặc khi người bán xuất trình chứng từ ( CAD- Cash against documents).

Phương thức này tuy đơn giản nhưng trong thanh toán quốc tế hiện nay ít dùng vì
rủi ro cao và hiệu quả thấp.
 Phương thức ghi sổ (Open account). Đây là phương thức thanh toán trong
đó người bán mở một tài khoản( Hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua. Sau khi
người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó, đến thời
hạn quy định ( tháng, quý, năm…) người mua sẽ trả tiền cho người bán. Đặc điểm
của phương thức này là đơn giản, chỉ có hai bên mua và bán tham gia thanh toán,
ngân hàng không tham gia với chức năng mở tài khoản để thực thi thanh toán, chỉ
mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài
khoản để ghi thì tài khoản đó chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị quyết toán
giữa hai bên. Do vậy phương thức này chỉ thích hợp trong thanh toán mua bán nội
địa; thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài; dùng cho phương thức hàng đổi
hàng; thanh toán khi đôi bên thực sự tin cậy lẫn nhau; dùng để thanh toán tiền phí
dịch vụ như: tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp
vụ môi giới uỷ thác…
2. Khái niệm và đặc điểm của phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ:
2.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” số 500, bản
sửa đổi năm 1993- gọi tắt là UCP500 của phòng thương mại quốc tế Paris thì:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó
một ngân hàng( ngân hàng mở thư tín dụng) sẽ theo yêu cầu của khách
hàng( người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một
người thứ ba(được gọi là người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người
thứ ba này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho
ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đã được đề
ra trong thư tín dụng.
2.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng một cách phổ biến
trong buôn bán quốc tế. Điều này xuất phát từ ưu điểm của phương thức này hơn

hẳn các phương thức thanh toán khác. Nếu như các phương thức thanh toán khác
thường mang lại nhiều rủi ro hơn cho bên nhập khẩu hoặc xuất khẩu, thì phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ lại đảm bảo quyền lợi không chỉ đối với người
nhập khẩu, mà cả đối với người xuất khẩu. Nhờ sự có mặt của ngân hàng, người
bán đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng khi đã giao hàng; đồng thời người
mua cũng đảm bảo chắc chắn nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian
như đã yêu cầu.
3. Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ:
Kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển, càng ngày càng có nhiều quốc gia
tiến hành giao dịch, buôn bán với nhau trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ở mỗi
quốc gia khác nhau đều có sự khác biệt về văn hoá, luật pháp, chính trị. Do vậy,
nếu trong quá trình giao dịch xảy ra sự tranh chấp thì hai bên sẽ gặp khó khăn và
trở ngại trong việc giải quyết các tranh chấp đó. Yêu cầu cần thiết là phải có những
quy định,luật lệ mang tính thống nhất chung cho tất cả các quốc gia khi tham gia
vào thương mại quốc tế nhằm ngăn ngừa, giải quyết những khó khăn và trở ngại
trong thương mại quốc tế.
* Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng thương mại quốc tế( The
International Chamber of Commerce - ICC) là làm cho việc buôn bán của các công
ty ở các nước khác nhau được dễ dàng hơn, thông qua đó sẽ mở rộng quan hệ buôn
bán quốc tế. Vì thế năm 1993 ICC đã xuất bản: “Quy tắc và thực hành thống nhất
về tín dụng chứng từ”. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi mà công nghệ và
thông tin liên lạc thay đổi và cải tiến nhanh chóng thì việc sửa đổi định kỳ các quy
tắc của ICC để thuận tiện hơn cho việc buôn bán là điều kiện không tránh khỏi.
Các quy tắc được sửa đổi không những phải theo kịp sự phát triển của công nghệ
mới mà còn phải quan tâm tới luật pháp hiện hành của các quốc gia trên thế giới
cũng như luật pháp quốc tế. Qua nhiều lần sửa đổi, ấn bản số 500 là bản điều lệ

×