1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN III. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY
BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI
3.1 Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Chế tạo máy biến thế và Vật liệu điện Hà Nội
Hiện tại công ty chỉ mới sử dụng phương pháp so sánh giữa số đầu năm và
cuối năm để thực hiện công tác phân tích.
Nội dung phân tích chỉ tập trung vào những chỉ tiêu cơ bản như hệ số giữa
doanh thu so với lợi nhuận, LNST với VCSH và tổng tài sản, phân tích cơ cấu và
tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn.
Công tác phân tích ở công ty cũng đạt được những thành công nhất định và
đồng thời cũng còn rất nhiều hạn chế, tồn tại.
3.1.1 Những ưu điểm
Nhìn chung, công ty cũng đã có sử dụng việc phân tích để đánh giá hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.
Những tài liệu từ việc phân tích cũng giúp Hội đồng quản trị có những quyết
định đầu tư sản xuất hợp lý, bổ sung những tài sản thiếu, dần dần cân đối được cơ
cấu của tài sản và nguồn vốn, giúp công ty đứng vững trong giai đoạn nền kinh tế
đang suy thoái như hiện nay. Đó là một thành tích tuy không lớn nhưng cũng góp
phần giúp công ty tạo dựng uy tín của mình trên thị trường của công tác phân tích.
3.1.2 Những tồn tại, nguyên nhân
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
1
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện tại, công ty chưa có một đội ngũ riêng để phục vụ cho việc phân tích.
Công tác phân tích vẫn do kế toán đảm nhiệm và rình các ý kiến đánh giá về tình
hình tài chính của công ty lên Ban giám đốc và Hội đồng quản trị.
Phương pháp phân tích mà công ty sử dụng là phương pháp so sánh. Chỉ sử
dụng một phương pháp phân tích khiến kết quả của việc phân tích sẽ không đánh
giá được một cách chính xác tình hình cũng như tiềm lực tài chính của công ty.
Tài liệu phân tích của công ty chủ yếu dựa vào Bảng cân đối kế toán và Báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy sẽ có những hạn chế trong việc
đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của công ty.
Công ty chưa xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu phân tích để làm mốc
chuẩn cho việc phân tích. Hiện tại, công ty chỉ mới sử dụng các chỉ tiêu hệ số tài
trợ, hệ số tự tài trợ, tỷ suất lợi nhuận với doanh thu thuần, sức sinh lợi của tài sản,
hệ số lợi nhuận so với VCSH.
3.2 Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Chế tạo máy biền thế và Vật liệu điện Hà Nội
Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cần
thiết phục vụ cho các quyết định tài chính, vì vậy khi quy mô SXKD ngày càng mở
rộng đặc biệt là khi công ty là một công ty cổ phần thì cần chú trọng hơn nữa đến
công tác phân tích tình hình tài chính.
Để thể đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của công ty nhằm đưa ra
những giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Em mạnh
dạn đưa ra một vài kiến nghị về công tác phân tích tại công ty.
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
2
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2.1 Hoàn thiện về tài liệu phân tích
Công ty nên sử dụng cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo
tài chính cho quá trình phân tích. Đồng thời sử dụng cả các sổ kế toán chi tiết như
“số chi tiết phải thu khách hàng” , “ Sổ chi tiết phải trả người bán” để có đượccái
nhìn sâu hơn về tình hình tài chính.
3.2.2 Hoàn thiện về phương pháp phân tích
Công ty nên sử dụng thêm hệ thống phương pháp phân tích như phương
pháp loại trừ để có thể xác định cụ thể và chính xác mức tăng giảm và nguyên
nhân tăng giảm của các chỉ tiêu đó.
Đồng thời, công ty nên sử dụng phương pháp liên hệ cân đối để so sánh tình
hình và các chỉ tiêu tài chính của công ty mình với các doanh nghiệp cùng ngành
khác.
3.2.3 Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính
Về nhân sự: Để có thể phân tích tốt tình hình tài chính thì yếu tố tiên quyết
đầu tiên là về nhân sự. Công ty cần có một cán bộ chuyên thực hiện công tác phân
tích tình hình tài chính của công ty. Đó phải là người có khả năng, trình độ chuyên
môn cao, có đầu óc tổng hợp và am hiểu về kế toán cũng như lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của công ty để có thể đưa ra được những kết quả phân tích chính xác và
khách quan.
Bên cạnh đó, công tác phân tích cần phải được thực hiện hàng quý, điều này
sẽ làm cho Ban lãnh đạo công ty có cái nhìn cụ thể, sâu và sát hơn về tình hình tài
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
3
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chính của công ty mình. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, sẽ không có
tình trạng sai lầm nối tiếp sai lầm cho các quyết định SXKD.
Về hệ thống chỉ tiêu: Một hệ thống chỉ tiêu phân tích tốt sẽ giúp cho công
việc phân tích đơn giản, hiệu quả và mang tính khoa học. Bộ phận phân tích của
công ty nên sử dụng thêm các chỉ tiêu và hệ số như đã trình bày trong phần II của
chuyên đề để có thể có cái nhìn sâu rộng hơn về tình hình tài chính của công ty
mình. Cụ thể, công ty có thể bắt đầu theo trình tự:
1) Đánh giá khái quát tình tình tài chính của doanh nghiệp.
2)Phân tích công nợ và khả năng thanh toán.
3)Phân tích hiệu quả kinh doanh.
4)Phân tích rủi ro tài chính.
Về công tác báo cáo sau phân tích: Sau khi phân tích, công ty nên lập báo
cáo phân tích. Báo cáo gồm phần tổng hợp kết quả phân tích và đưa ra những
phương hướng, giải pháp phấn đấu trong kỳ tới.
3.2.4 Các kiến nghị khác
a)Kiến nghị về kế toán tài chính
Từ những đánh giá trên quan điểm cá nhân về bộ máy kế toán tại đơn vị. Sau
đây xin có vài kiến nghị để công ty tham khảo để hoàn thiện hơn bộ máy kế toán:
Đơn vị cần bổ sung đội ngũ cán bộ kế toán nhằm đáp ứng hiệu quả hơn công
tác kế toán tại đơn vị, giảm việc kiêm nhiệm các phần hành bởi một kế toán. Qua
đó đơn vị sẽ tranh được những sai sót dễ bị mắc phải do áp lực công việc lên mỗi
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
4
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
kế toán là quá lớn.
Là một doanh nghiệp sản xuất, kế toán phần hành vật tư, giá thành là rất
phức tạp, có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Cho nên, công ty cần bổ sung nhân viên kế
toán cho bộ phận này để đảm bảo sự chính xác và phân bổ nhân lực lao động hợp
lý.
Công ty cũng cần bổ sung thêm bộ phận kế toán Tài sản cố định để đảm bảo
cho việc ghi chép, theo dõi, giảm áp lực công việc cho kế toán trưởng và đưa lại
hiệu quả tốt hơn cho công ty.
Đơn vị nên in và đóng và lưu tất cả các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp nhằm
thực hiện đúng tinh thần của quyết định 15/2006/QĐ-BTC
Việc tổ chức mở thẻ TSCĐ cho các TSCĐ tại đơn vị giúp đơn vị thực hiện
công tác quản lý tài sản tốt hơn. Vì vậy khuyến nghị đơn vị mở thẻ TSCĐ cho từng
TSCĐ.
Là một công ty sản xuất, nhưng hiện tại công ty chưa lập dự phòng cho
HTK. Vẫn biết công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng nếu không lập dự phòng
cho HTK thì công ty sẽ dễ rơi vào tìh trạng thất thoát vốn do việc HTK bị lỗi thời,
chậm luân chuyển.
Mặt khác, phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao đều
theo năm, điều này khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp không được phản ánh
đúng. Cụ thể như trong tháng sản xuất, nếu doanh thu cao thì chi phí khấu hao
phân bổ cho tháng đó sẽ cao. Do vậy, giá thành của công ty không phản ánh được
chính xác số hao phí đã sản sinh trong quá trình sản xuất đó.
b) Kiến nghị về tình hình tài chính
Hồ thị Hoài Thương Kế toán 47D
5
5