Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.29 KB, 49 trang )

Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHCT BÃI CHÁY
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHCT BÃI CHÁY
2.1.1. Lịch sử hình thành
Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy được thành lập năm 1990 trên
cơ sở nâng cấp phòng Giao dịch Bãi Cháy – Ngân hàng công thương Quảng Ninh.
Khi mới thành lập là chi nhánh cấp hai hạch tóan trực thuộc Ngân hàng công
thương Việt Nam. Qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, xét về quy mô cũng như
năng lực phát triển, nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển tại một khu vực kinh tế năng
động, từ ngày 01/01/2006, chi nhánh Ngân hàng Công thương Bãi Cháy được nâng
cấp thành chi nhánh cấp một hạch toán phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt
Nam.
Là Ngân hàng đặt trụ sở đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đến ngày
31/12/2008, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã hoạt động và phát triển cùng với
đội ngũ cán bộ công nhân viên chức là 52 người. Với vị trí thuận lợi nằm ở vị trí
trung tâm Bãi Cháy – khu kinh tế năng động của vùng với các loại hình kinh tế du
lịch, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển ngày càng phát triển, chi nhánh Ngân hàng
Công thương Bãi Cháy chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng và tổ chức
tín dụng khác. Đến 31/12/2008, trên địa bàn khu vực Bãi Cháy đã có chín Ngân
hàng đặt trụ sở giao dịch và rất nhiều tổ chức tín dụng khác chưa đặt trụ sở nhưng
tập trung khai thác các dịch vụ ngân hàng (đặc biệt là dịch vụ ngân hàng di động
ATM, dịch vụ thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ…). Về cơ bản, Ngân hàng
công thương Bãi Cháy vẫn chiếm thị phần lớn nhất, trong đó nguồn vốn huy động
là 570 tỷ đồng, cho vay nền kinh tế là 399,222 tỷ đồng.
Theo định hướng của sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, khu vực Bãi Cháy và
các khu vực phụ cận như Hoành Bồ, Quảng Yên đã trở thành khu vực kinh tế tổng
hợp với các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch dịch vụ công nghiệp đóng tàu,
điện, xi măng, công nghiệp chế biến và cảng biển. Các khu công nghiệp này sẽ trở
thành khu công nghiệp kinh tế tập trung và là thị trường đầy tiềm năng và rất lớn
trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới các thành phần kinh tế.


Chi nhánh Ngân hàng công thương Bãi Cháy với những lợi thế của một ngân
hàng quốc doanh lớn và hoạt động lâu năm trên địa bàn đã tạo các tín nhiệm lớn
với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong thời gian qua. Ngân hàng
đã không ngừng đổi mới mở rộng thị phần và địa bàn hoạt động, đã và luôn là
người bạn đồng hành của mọi nhà và mọi doanh nghiệp. Với phương châm của
Vietinbank “nâng giá trị cuộc sống”, ngân hàng sẽ không ngừng hoạt động và phát
triển cùng với sự phát triển chung của khu vực.
2.1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường hoạt động
Sau hai năm trở thành chi nhánh cấp một hạch toán phụ thuộc ngân hàng công
thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã thu hút nhiều khách hàng
tham gia và tạo sự uy tín đối với khách hàng, đặc biệt là tổ chức dân cư. Khách
hàng chủ yếu của Ngân hàng chủ yếu là công ty vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân,
xí nghiệp thương mại dịch vụ, số lượng lên tới hai mươi ba doanh nghiệp.
2.1.2.1. Đặc điểm khách hàng
Chi nhánh NHCT Bãi Cháy đã kinh doanh hoạt động với hai mươi mốt doanh
nghiệp trên địa bàn và kết hợp cho vay Việt Đức - chương trình tín dụng hợp tác
của Đức - với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp đều kinh
doanh có lãi, thành lập được từ năm năm trở lên và hoạt động ở hầu hết các ngành
nghề khác nhau như vận tải, nhà hàng, cảng biển, du lịch, khai thác than, đóng tàu,
gốm, san lấp mặt bằng… Về quan hệ tiền vay, các doanh nghiệp đều có quan hệ tín
dụng lành mạnh, không có nợ xấu, nợ quá hạn hay lãi treo, luôn thanh toán đúng
hạn, không có hiện tượng chây ì. Về quan hệ tiền gửi, nhiều doanh nghiệp đã mở
tài khoản VND và USD tại NHCT Bãi Cháy với số tiền lớn.
2.1.2.2. Đặc điểm thị trường hoạt động
Thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính, gồm 18 phường và 2 xã, với
dân số hơn 370.000 người. Thành phố chia làm hai khu vực rõ rệt là khu vực phía
Đông và khu vực phía Tây, cách nhau bởi eo biển Cửa Lục rộng 420 mét, nối hai
bờ là cầu Bãi Cháy.
Phía Đông thành phố là trung tâm chính trị và công nghiệp than của Tỉnh. Ở
đây có trụ sở các tổ chức chính trị, các cơ quan công quyền như Tỉnh uỷ, Thành uỷ,

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành chức năng,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng. Cũng ở đây, có các mỏ than lớn của
tỉnh như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, mỗi năm sản xuất khoảng sáu triệu
tấn than.
Phía Tây thành phố là trung tâm du lịch dịch vụ, đồng thời cũng là khu công
nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và cảng biển nổi tiếng của cả nước. Ở
đây, có khu du lịch quốc tế Hoàng Gia, Tuần Châu,.. cùng nhiều khách sạn từ hai
sao đến bốn sao, với các tiện nghi phục vụ hiện đại.
Chỉ tính riêng khu vực Bãi Cháy, trên một chiều dài khoảng 3km đã có chín tổ
chức tín dụng có chi nhánh hoạt động, song NHCT Bãi Cháy tính đến 31/12/2008,
nguồn vốn huy động bình quân của chi nhánh đạt 570 tỷ đồng (tốc độ tăng 30,14%
so với năm 2007), dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 399.222 triệu đồng.
Bảng 2.1
BẢNG SỐ LIỆU SO SÁNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN BÃI CHÁY
Đơn vị: tỷ đồng
T
T
Tên TCTD
Nguồn vốn
huy đông
Cho vay nền
kinh tế
Số lượng
Tỷ trọng
%
Số lượng Tỷ trọng %
1 NHCT Bãi Cháy
570 31.48 399.20 24.70
2 NH Đầu tư và phát triển Bãi Cháy

169.70 9.37 409.60 25.35
3 NH Nông nghiệp Bãi Cháy
124.20 6.86 194.70 12.05
4 NH Ngoại thương Bãi Cháy
371.40 20.51 366.70 22.69
5 NH đồng bằng sông Cửu Long
36.90 2.04 5.70 0.35
6 NHCP hàng hải Bãi Cháy
482.30 26.63 185.60 11.49
7 NH Chính sách xã hội Bãi Cháy
1.40 0.08 48.30 2.99
8 NHCP Quốc tế
43.00 2.37 6.10 0.38
9 NHCP sài Gòn Công thương
11.90 0.66 - 0.00
Cộng
1,810.8 100 1,615.9 100
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ NHNN đến 31/12/2008)
Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng mở chi nhánh (Phòng
giao dịch ) trên địa bàn. Trước tình hình hoạt động cạnh tranh giữa các chi nhánh,
ngân hàng đã vận dụng linh hoạt các chính sách tín dụng, gặp gỡ và trao đổi
thường xuyên với các khách hàng, từ đó khơi tăng nguồn vốn tín dụng đáng kể.
Trong công tác tín dụng, chi nhánh thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng
khách hàng để cấp tín dụng, kiên quyết không hạn thấp điều kiện tín dụng.
2.1.3. Mô hình tổ chức
Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến 31/12/2008 là 52 người với
tuổi đời bình quân từ 40 tuổi, trong đó có 30 nữ chiếm tỷ lệ 58%, 22 nam chiếm
42%. Trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên đều được đào tạo tại trường
lớp chuyên môn đúng ngành nghề. Trong đó trình độ đại học có 34 người chiếm tỷ
lệ 65%, trình độ trung cấp 18 người chiếm tỷ lệ 35%. Đảng Viên có 19 đồng chí,

chiếm tỷ lệ 36%. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 đồng chí, trung cấp 33
đồng chí.
Trong tổng số 52 cán bộ công nhân viên có 13 đồng chí là cán bộ từ phó
phòng trở lên, 7 cán bộ tín dụng (Trong đó 3 nhân viên mới tuyển), 11 giao dịch
viên ( Trong đó 01 mới tuyển), 3 kiểm ngân, còn lại là cán bộ phận khác như bảo
vệ, lái xe, văn thư, hậu kiểm...vv. Cán bộ làm trực tiếp 40 người chiếm 76%, làm
gián tiếp có 12 người chiếm 24%.
Sơ đồ 2.1
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Công thương Bãi Cháy
Tổ quản lý rủi ro
Phòng GD Hoành Bồ
Quỹ tiết kiệm Vườn Đào
Quỹ tiết kiệm Giếng Đáy
Phòng Kế toán
Phòng khách hàng DN
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tiền tệ ngân quỹ
2 phó Giám đốc
Giám đốc
2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHCT BÃI CHÁY
Trong ba năm vừa qua, Ngân hàng công thương Bãi Cháy đã hoạt động đạt
được những kết quả đáng chú ý. Năm 2008, Ngân hàng công thương Việt Nam tiến
hành cổ phần hóa trong bối cảnh thị trường chứng khoán có những biến động khó
lường, của lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, vật tư, nhiên liệu,… và
chính quyền địa phương đã có bước chấn chỉnh hoạt động kinh doanh và khai thác
than đã ảnh hưởng nhất định tới kinh tế xã hội và hoạt động của ngân hàng trên địa
bàn.
2.2.1. Về công tác huy động vốn
Đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 569.970 triệu

đồng, tăng so với đầu năm 132.319 triệu đồng (tốc độ tăng 30,23%); vượt 12,8%
kế hoạch NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh (kế hoạch giao đến 31/12/2008 là
505.000 triệu đồng). Trong đó:
- Theo khách hàng:
+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế và các TCTD khác là 130.111 triệu đồng chiếm
22,83% tổng nguồn vốn; so với đầu năm tăng 54.199 triệu đồng (Tốc độ tăng
71,39%).
+ Tiền gửi dân cư là 439.858 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77.17% tổng nguồn
vốn, tăng 78.120 triệu đồng so với đầu năm (Tốc độ tăng 21,6%).
- Theo loại tiền:
Qu ti tỹ ế
ki m s 02ệ ố
+ Tiền gửi VNĐ là 522.073 triệu đồng, tăng 110.763 triệu đồng so với đầu
năm, chiếm 91,6% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ đạt 47.897 triệu đồng, tăng 21.556 triệu đồng so
với đầu năm, chiếm 8,4% tổng nguồn vốn.
- Theo kỳ hạn:
+ Tiền gửi bảo đảm thanh toán và không kì hạn 102.433 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 17,97%% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng là 362.255 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63,55%
tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi kì hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 102.725 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 18,03% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi kì hạn từ 24 tháng trở lên là 2.557 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
0,45% tổng nguồn vốn.
Bảng 2.2
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NHCT BÃI CHÁY TỪ NĂM 2006- 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tiền gửi TCKT 30.160 49.843 124.629
Tiền gửi dân cư 273.869 344.406 390.781
Tổng 304.029 394.249 515.410
(Nguồn: Ngân hàng Công thương Bãi Cháy)
Biểu 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCT Bãi Cháy
Mặc dù năm 2008, sự cạnh tranh trên lĩnh vực nguồn vốn hết sức gay gắt, các
TCTD luôn “xé rào” để hình thành mặt bằng lãi suất huy động mới; đồng thời sử
dụng nhiều hình thức tiếp thị đa dạng, phong phú, đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiền
gửi đa dạng linh hoạt như kỳ hạn qua đêm, tuần, tháng... Trước tình hình đó, Ban
Giám đốc đã đưa ra các biện pháp phản ứng nhanh nhạy, kịp thời bảo đảm tính
cạnh tranh. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh không những không bị sụt giảm
mà còn có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2008
đạt 515.410 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30,73%. Cụ thể như sau:
- Tiền gửi tổ chức kinh tế và các TCTD khác năm 2008 đạt bình quân 124.629
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,18% tổng vốn huy động bình quân, tốc độ tăng
trưởng 150% so với 2007, tăng 313% so với năm 2006.
- Tiền gửi dân cư đạt bình quân 390.781 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,82%
tổng vốn huy động bình quân, tốc độ tăng trưởng đạt 13,46% so với năm 2007,
tăng 42,6% so với năm 2006. Trong tổng số nguồn vốn huy động năm 2008, mặc
dù tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng cơ cấu vốn huy động có sự thay
đổi so với năm 2007:
- Kỳ hạn tiền gửi dài ngày dịch chuyển dần sang loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn
nên thiếu tính ổn định. Đến 31/12/2008 tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
chiếm tỷ trọng 18,48% tổng vốn huy động ( năm 2007 chiếm tỷ trọng 46,68%).
Nguyên nhân do trong năm 2008, lãi suất biến động thất thường ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý người gửi.
- Tỷ lệ tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã giảm xuống so với
đầu năm. Năm 2008, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng bình quân 75,82% tổng vốn
huy động ( Năm 2007 là 87,36%, năm 2006 là 90,1%), tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp
tăng từ 12,64% năm 2007 lên 24,18% năm 2008 cho thấy những nỗ lực rất lớn của

chi nhánh trong việc tiếp cận và tranh thủ nguồn tiền gửi trong thanh toán và nhàn
rỗi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tình hình huy động vốn của chi nhánh Bãi Cháy trong ba năm đã có sự tăng
trưởng đáng kể, năm 2008 tăng 30,73% so với năm 2007 và tăng 69,5% so với
năm 2006. Tỷ trọng tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn
vốn huy động. Kì hạn tiền gửi dân cư chuyển dần từ kì hạn dài sang kì hạn ngắn.
Đặc biệt từ giữa năm 2007, và đầu năm 2008, tình hình biến động lãi suất, với sự
chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng cũng thúc đẩy hoạt động huy động vốn của
ngân hàng. Lãi suất huy động vốn bình quân của chi nhánh năm 2007 là 6%/tháng,
năm 2006 là 0,59%/tháng.
Để đạt được kết quả trên đây, trong bối cảnh có nhiều biến động và cạnh tranh
gay gắt, Ban Giám đốc đã chỉ đạo thành lập tổ theo dõi biến động lãi suất huy động
để đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý nhằm tránh tình trạng khách hàng rút tiền
đi gửi tổ chức tín dụng khác đồng thời tích cực khai thác tiếp thị khách hàng mới.
Trong năm qua, việc thực hiện khai thác nguồn vốn của các phòng chức năng là rất
có hiệu quả., đặc biệt là huy động được số lượng lớn nguồn USD do khách hàng
ứng trước của công ty đóng tàu Hạ Long giúp chi nhánh giảm đáng kể chi phí nhận
vốn ngoại tệ từ Trụ sở chính.
2.2.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư
Đến 31/12/2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 399.222 triệu đồng, tăng
164.924 triệu đồng ( tốc độ tăng 70,2%) so với 31/12/2007, đạt 104% kế hoạch
NHCT Việt Nam giao (kế hoạch trung ương giao 384 tỷ đồng). Dư nợ cho vay bình
quân năm 2008 đạt 335.964 triệu đồng tăng 25,55% so với bình quân năm 2007.
Dư nợ cho vay bình quân năm 2007 đạt 261.352 triệu đồng, tăng 19,87% so với
bình quân năm 2006.
- Theo thời hạn cho vay:
+ Dư nợ vay ngắn hạn 216.302 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,18% tổng dư nợ.
+ Dư nợ vay trung dài hạn (bao gồm cả cho vay Việt Đức) 182.920 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 45,82% tổng dư nợ.
- Theo thành phần kinh tế:

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước 317.466 triệu đồng chiếm tỷ lệ
79,5% tổng dư nợ (kế hoạch giao là 23,4%).
+ Dư nợ cho vay công ty cổ phần, công ty TNHH: 69.844 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 17,5% tổng dư nợ.
+ Cho vay tư nhân cá thể: 11.912 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3% tổng dư nợ.
- Theo biện pháp bảo đảm tiền vay
Đến 31/12/2008, số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh là
113 khách hàng. Trong đó có 15 khách hàng vay vốn không có bảo đảm bằng tài
sản, 3 khách hàng bảo đảm một phần với tổng dư nợ không có bảo đảm bằng tài
sản là 206.901 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 52%/tổng dư nợ (kế hoạch giao 57,4%).
- Theo loại tiền:
+ Cho vay VNĐ: 297.473 triệu đồng, chiếm 74,51% tổng dư nợ
+ Cho vay ngoại tệ quy VNĐ: 101.749 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,49%
tổng dư nợ.
- Theo chất lượng tín dụng: Trong số dư nợ 399.222 triệu đồng tại chi nhánh chỉ có
375 triệu đồng nợ nhóm 2. Không có trường hợp vay vốn nào phải xử lý rủi ro.
Đặc biệt năm 2007 chi nhánh đã xử lý rủi ro được hai trường hợp với số tiền là
10,7 triệu đồng.
Đối với số nợ gốc, tổng số nợ đang hạch toán ngoại bảng năm 2006 chuyển
sang là 2,647 triệu đồng, là số nợ không có khả năng thu. Tuy nhiên, chi nhánh đã
nỗ lực đạt 100,7% kế hoạch NHCT Việt Nam giao, thu hồi được 82,7%. Năm
2008, NHCT Việt Nam giao chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi ro cho chi nhánh là 32
triệu đồng. Kết thúc năm 2008, chi nhánh đã thu hồi được 60,3 triệu đồng, đạt
188% kế hoạch NHCT Việt Nam giao (khách hàng cá nhân 36,3 triệu đồng, khách
hàng doanh nghiệp 24 triệu đồng)
Đối với lãi tồn đọng, chi nhánh thu hồi được 294,4 triệu đồng lãi (Phòng
khách hàng doanh nghiệp là 104 triệu đồng, phòng khách hàng cá nhân là 190,4
triệu đồng). Chi nhánh đã nỗ lực tích cực xử lý thu hồi nợ, nợ đã xử lý rủi ro.
Bảng 2.3
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY

CỦA NHCT BÃI CHÁY TỪ NĂM 2006- 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Dư nợ vay ngăn hạn 203.564 171.732 216.302
Dư nợ vay trung, dài hạn 64.981 62.566 182.920
Tổng 268.545 234.298 399.222
(Nguồn: Ngân hàng Công thương Bãi Cháy)
Biểu 2.2: Tình hình cho vay của NHCT Bãi Cháy
Năm 2008, thị trường tín dụng có rất nhiều biến động, một số TCTD ngừng
cho vay nhưng chi nhánh vẫn bảo đảm cấp tín dụng kịp thời cho các khách hàng
quan hệ truyền thống để giữ vững thị phần và cho vay khách hàng mới với nguyên
tắc chấp hành đúng các điều kiện vay vốn, không hạ thấp các điều kiện tín dụng.
Đến 31/12/2008, toàn bộ dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh không có nợ
xấu. Kết thúc năm 2008 chi nhánh đã thu hồi vượt 88% chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý
rủi ro mà NHCT Việt Nam đã giao cho chi nhánh.
Dư nợ cho vay năm 2008 tăng trưởng gần 70,3% so với 2007, tăng 48,6% so
với năm 2006. Mặc dù dư nợ năm 2007 giảm so với năm 2006, song dư nợ bình
quân năm 2007 tăng trưởng gần 20% so với 2006. Tuy nhiên dư nợ 31/12/2007 của
chi nhánh không đạt so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Thị phần dư nợ năm
2007 trên địa bàn giảm 4,8% so với 2006, giảm 30 khách hàng so với năm 2006.
Mặt khác dư nợ cho vay vẫn chỉ tập trung vào số ít khách hàng, chủ yếu tập trung
vào cho vay các doanh nghiệp (Chiếm 97% tổng dư nợ), dư nợ cho vay khách hàng
cá nhân, hộ gia đình không có sự tăng trưởng đáng kể (cả số tiền vay và số lượng
khách hàng). Trong tổng số 113 khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh đến
31/12/2008 thì dư nợ vay của ba doanh nghiệp là Nhà máy đóng tàu Hạ Long, công
ty vận tải Biển Đông và công ty cổ phần Viglacera Hạ Long là 359 tỷ đồng, chiếm
90% dư nợ toàn chi nhánh. Năm 2007 dư nợ của 3 công ty là 180.601 triệu đồng,
chiếm 77% dư nợ toàn chi nhánh.
Bên cạnh công tác cho vay, chi nhánh cũng đã hoạt động tốt điều chuyển
vốn về NHCT Việt Nam để điều hòa chung toàn hệ thống nhằm bảo đảm tiết kiệm

tối đa nguồn vốn đã huy động được. Đến 31/12/2008 dư gửi vốn của chi nhánh tại
NHCT Việt Nam đạt 231.882 triệu đồng, năm 2008 số dư gửi vốn bình quân tại
NHCT Việt Nam là 212.294 triệu đồng, tổng thu nhập thu được từ lãi gửi vốn đạt
27.848 triệu đồng.
2.2.3. Kết quả kinh doanh trong ba năm 2006, 2007, 2008.
Bảng 2.4
KẾT QUẢ TÀI CHÍNH NHCT BÃI CHÁY
TRONG BA NĂM 2006, 2007, 2008
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006
1 Thu nhập 87.853 43.227
38.601
Thu hoạt động cho vay, đầu tư 52.997
30.524 29.935
Thu về kinh doanh ngoại tệ 573
144 51
Thu nội bộ (lãi gửi vốn) 27.883
9.795 6.709
Thu phí dịch vụ 2.068
1.387 995
Thu nhập khác 4.332
1.377 371
+Thanh lý tài sản 108
93
+Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 60
83 22
+Thu nhập khác 27
4 3
+Thu hoàn dự trả lãi 4.136
1.290 253

2 Chi phí 75.150 38.751
35.158
Chi trả lãi tiền gửi 57.332
28.950 21.989
Chi lãi nhận vốn nội bộ 1.909
Chi kinh doanh ngoại tệ 141
Chi hoạt động thanh toán, kho quỹ 381
265 188
Chi nộp thuế, các khoản phí, lệ phí 77
41 28
Chi cho nhân viên 6.220
3.884 2.828
- Chi lương và phụ cấp lương 5.949
3.693 3.693
+ Chi lương cơ bản 1.169
869 706
+ Chi lương kinh doanh 4.111
2.266 1.638
+ Làm thêm giờ 425
313 131
+ Chi ăn ca 245
245
- Chi khác cho nhân viên 271
191 353
Chi hoạt động quản lý, công cụ 1.909 1.276
997
Chi về tài sản 3.460
1.895 1.491
Trích lập dự phòng rủi ro 1.844
978 1.088

Chi nộp bảo hiểm tiền gửi 564
465 465
Chi hoàn dự thu 1.287
978 978
Chi các hoạt động nghiệp vụ khác 26
9
3 Lợi nhuận 12.703
4.476 3.443
(Nguồn: Ngân hàng công thương Bãi Cháy)
Để đạt được kế hoạch tài chính trên đây, năm 2008 chi nhánh đã chấp hành
nghiêm túc các chỉ tiêu tài chính NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh.
- Chi mua sắm công cụ: 285 triệu đồng/kế hoạch 350 triệu đồng ( Thực hiện 81,4%)
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản: 1.372 triệu đồng/kế hoạch 1.400 triệu (Thực
hiện 98%)
- Chi vật liệu: 289 triệu đồng ( Thực hiện 04,48%/kế hoạch 0,7% tổng nhu nhập)
- Chi tiếp thị, khuyến mại: 353 triệu ( Thực hiện 0,59%/ kế hoạch 0,7% tổng nhu
nhập)
- Chi khác 1.101 triệu đồng ( Thực hiện 1,84%/kế hoạch 2,18% tổng nhu nhập).
Lợi nhuận của chi nhánh năm 2008 tăng cao, tăng 183,8% so với năm 2007,
tăng 268,95% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, chi
nhánh mở thêm các nghiệp vụ mới L/C và tài trợ thương mại nên lợi nhuận của chi
nhánh tăng trưởng đáng kể. Ngoài ra, với nguồn huy động vốn từ dân cư và các tổ
chức kinh tế, chi nhánh đã mở rộng hoạt động cho vay tập trung 3 doanh nghiệp
lớn: Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long, CTCP Viglacera Hạ Long,
Công ty vận tải Biển Đông.
2.2.4. Các hoạt động khác
Năm 2006 là năm đầu tiên chi nhánh thực hiện triển khai các nghiệp vụ phát
hành thẻ, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản, các dịch vụ về tài trợ thương mại...
Song các phòng nghiệp vụ đã nhanh chóng nắm vững quy trình nghiệp vụ hoàn
thànhh vượt các mức chỉ tiêu NHCT Việt Nam giao, tăng thu phí dịch vụ đáng kể,

bảo đảm an toàn tuyệt đối về tài sản và tiền mặt cho chi nhánh.
Năm 2008, tổng phí dịch vụ mà chi nhánh thu được là 2.068 triệu đồng, tăng
676 triệu đồng so với năm 2007, đạt 103,15% kế hoạch NHCT Việt Nam giao.
Năm 2007 đạt 116% kế hoạch được giao.
Hoạt động thu phí của ngân hàng tăng 49% cùng kỳ so với năm 2007, năm
2007 tăng 40% so với năm 2006. Các dịch vụ chủ yếu là tài trợ thương mại và dịch
vụ kinh doanh thẻ. Tỷ lệ thu phí trên tổng thu nhập năm 2008 đạt 2,35%, năm 2007
là 3,2%. Mặc dù số lượng phát hành thẻ E-Partner lớn song các doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ chi trả tiền lương qua tài khoản vẫn còn hạn chế. Các hoạt động
thanh toán của chi nhánh có sự tăng trưởng rõ rệt.
Bảng 2.5
BẢNG TỔNG KẾT PHÍ THU ĐƯỢC CỦA CHI NHÁNH
(tính đến ngày 31/12/2008)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm 2008
Chênh
lệch
1 Phí hoạt động cho vay 47 37 -21%
2 Phí dịch vụ tài trợ thương mại 420 641 +52,6%
3 Phí dịch vụ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ 632 1.054 +66,8%
4 Phí dịch vụ thanh tóan và chuyển tiền 243 336 +17%
5 Phí dịch vụ khác 45
Cộng 1.387 2.068 +49%
(Nguồn: Ngân hàng công thương Bãi Cháy)
2.2.4.1 Hoạt động thanh toán
Năm 2006 chi nhánh lần đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán L/C và
hoạt động tài trợ thương mại nhưng đã đạt doanh số thanh toán L/C là 7,580,981

USD và 542 triệu đồng từ phí tài trợ thương mại. Bên cạnh đó việc thanh toán bù
trừ qua NHNN được bảo đảm thông suốt, đáp ứng nhu cầu thành tóan của khách
hàng.
Thanh toán trong nước là 5.800 tỷ đồng, trong đó thanh toán nội bộ hệ thống
là 4.446 tỷ đồng, ngoài hệ thống là 1.354 tỷ đồng.
Thanh toán nhập khẩu: Trong năm 2008, chi nhánh đã phối hợp với Sở Giao
dịch III, phát hành 33 L/C nhập khẩu, trị giá 5,809,202 USD và 20,500 EUR và
thanh toán 45 L/C đến hạn với tổng trị giá 5,127,487 USD và 20,500 EUR.
Thanh toán xuất khẩu: Trong năm 2008, chi nhánh cũng đã thanh toán ba
mươi hai món L/C xuất khẩu với tổng số thanh toán là 835,918 USD.
Phát hành bảo lãnh trong nước 09 món với tổng trị giá 835,985 USD và
6,885 triệu đồng. Thông báo bảo lãnh nước ngoài 04 món với tổng giá trị
2,680,918 USD.
Doanh số chi trả kiều hối là 436,000 USD.
Bảng 2.6
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NHCT BÃI CHÁY
TRONG BA NĂM 2006, 2007,2008
STT Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thanh toán trong nước Tỷ đồng
2.887 4.709 5.800
Chi trả kiều hối USD
228,706 286,048 436,000
(Nguồn: Ngân hàng công thương Bãi Cháy)
2.2.4.2. Dịch vụ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ
Đây là dịch vụ chi nhánh mới triển khai nhưng bước đầu đã đạt được những
hiệu quả nhất định. Đến cuối quý III/2006, chi nhánh mới được NHCTVN trang
cấp một máy rút tiền tự động ATM với chỉ tiêu đươc giao phát hành thẻ trong năm
2006 là 3.000 thẻ. Ngay sau khi được trang cấp, chi nhánh đã nhanh chóng tiếp thị
quảng bá các tiện ích thẻ E-Partner và phát hành đến các đối tượng. Đến
31/12/2006 chi nhánh đã phát hành được 3.422 thẻ E-partner ( Đạt 114% kế hoạch

NHCT Việt Nam giao). Từ tháng 10/2006 chi nhánh đã thực hiện chi trả lương tài
khoản cho hơn 3000 cán bộ công nhân viên nhà máy đóng tàu Hạ Long.
Đối với dịch vụ phát triển cơ sở chấp nhận thẻ: Mặc dù NHCT Việt Nam
không giao chỉ tiêu nhưng chi nhánh đã chủ động và tích cực phát triển các cơ sở
chấp nhận thẻ. Đến 31/12/2006 chi nhánh đã lắp đặt được 13 thiết bị thanh toán
EDC tại 6 cơ sở chấp nhận thẻ. Hiện nay thiết bị thanh toán của NHCT tại các cơ
sở chấp nhận thẻ bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Phí dịch vụ thu được từ hoạt động dịch vụ thẻ: năm 2006 là 69 triệu đồng,
năm 2007 là 632 triệu đồng, tăng 9,2 lần so với năm 2006, năm 2008 là 1.054 triệu
đồng.
Năm 2008, kế hoạch NHCT Việt Nam giao cho chi nhánh phát hành 7.000
thẻ E-partner, 30 thẻ tín dụng quốc tế và 20 cơ sở chấp nhận thẻ. Kết thúc năm
2008, chi nhánh đã phát hành được:
- Thẻ E-partner: 5.173 thẻ ( Đạt 74% kế hoạch ).
- Thẻ tín dụng quốc tế: 34 thẻ ( Đạt 113% kế hoạch). Trong đó có 15 thẻ cho
khách hàng, 19 thẻ cho cán bộ công nhân viên của chi nhánh.
- Cơ sở chấp nhận thẻ: Đến 31/12/2008, tại chi nhánh có 21 đơn vị chấp
nhận thẻ đang hoạt động. Trong đó phát triển mới trong năm 2008 là 10 đơn vị
( khách hàng doanh nghiệp 8, kế toán giao dịch 02 đơn vị)
2.2.4.3. Hoạt động tiền tệ và quản lý kho quỹ
Bảng 2.7
BẢNG KẾT QUẢ THU CHI TIỀN MẶT
(Tính đến ngày 31/12/2008)
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng thu tiền mặt
Tỷ đồng 2.307 1.444 1.601
Tổng chi tiền mặt
Tỷ đồng 2.303 1.443 1.599
Tổng thu ngoại tệ
USD 1,373,166 1,855,988 2,207,289

EUR 19,210 19,845 44,675
Tổng chi ngoại tệ
USD 1,378,230 1,852,839 2,202,580
EUR 19,510 19,645 43,305
(Nguồn: Ngân hàng Công thương Bãi Cháy)
Trong quá trình thực hiện, chi nhánh đã thực hiện tốt các chỉ thị của Ngân
hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam về công tác an toàn, rà soát kiểm tra về các
điều kiện an toàn kho quỹ và có các biện pháp thực hiện nhằm tăng cường đảm bảo
an toàn tài sản tại chi nhánh. Trong năm 2007, chi nhánh đã triển khai thu tiền lưu
động đối với các khách hàng có nhu cầu gửi tiền lớn (Xí nghiệp xăng dầu Quảng
Ninh và của dân cư khi nhận tiền để bù dự án) nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối tài
sản. Năm 2007 chi nhánh đã phát hiện và thu giữ 18 tờ tiền giả các loại với tổng số
tiền là 1.550 ngàn đồng, trả lại cho khách hàng 54 món tiền thừa với tổng số tiền là
29.950 ngàn đồng. Năm 2008, phát hiện ra 08 tờ tiền giả với tổng giá trị là 720
ngàn đồng, trả lại cho khách hàng 57 món tiền thừa với số tiền là 68.278 triệu
đồng. Tồn quỹ tiền mặt bình quân năm 2007 là 4,7 tỷ đồng, năm 2008 là 4,9 tỷ
đồng/5 tỷ đồng NHCT Việt Nam giao.
2.2.4.4. Về công tác đào tạo cán bộ
Nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các phòng chức năng theo mô hình hiện
đại hóa của NHCT Việt Nam, tăng năng lực lãnh đạo và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, năm 2008 chi nhánh đã bổ nhiệm một đồng chí trưởng phòng, một đồng
chí phó phòng và một đồng chí tổ trưởng tổ quản lý rủi ro theo đúng quy trình bổ
nhiệm của NHCT Việt Nam tuyển dụng bốn cán bộ tín dụng và một nhân viên lái
xe. Đến 31/12/2008, toàn chi nhánh đã có 52 lao động. Ngoài ra chi nhánh còn tổ
chức thi nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ làm nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy chế thi
nghiệp vụ của NHCT Việt Nam.
Bên cạnh công tác đào tạo, công tác hành chính quản trị và điều hành được
thực hiện tốt, góp phần vào kết quả hoạt động chung của chi nhánh. Trong năm
2008, chi nhánh đã tiến hành cải tạo, sửa chữa trụ sở chính, tạo ra sự khang trang,
ấn tượng đối với khách hàng và phấn khởi trong cán bộ nhân viên; đồng thời khẳng

định vị thế của một ngân hàng lớn mạnh, hiện đại và có uy tín trên địa bàn, đáp
ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt giữa các tổ chức tín dụng. Công tác bảo vệ luôn được đề cao đảm bảo an toàn
tuyệt đối tài sản và tiền vốn của chi nhánh.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NHCT BÃI CHÁY
2.3.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng công thương Bãi Cháy
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, biện pháp, cơ chế, quy trình,
quy tắc tiến hành hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng công thương Việt
Nam, nhằm thực hiện chức năng quan trọng nhất của định chế ngân hàng thương
mại theo luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế là “đi vay để cho vay”, phục vụ
các yêu cầu vốn để phát triển kinh tế.
Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của NHCT Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD.
Lãi suất cho vay
Đối với từng khoản vay, từng khách hàng, lãi suất cho vay được xác định theo
nguyên tắc sau:
+ Không được thấp hơn mức lãi suất sàn do Tổng giám đốc NHCT quy định trong
từng thời kỳ.
+ Tùy thuộc vào từng thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khỏan vay trên cơ
sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đàm tiền vay và mức độ tín
nhiệm của khách hàng… đảm bảo đủ trang trải chi phí huy động vốn, chi phí quản
lý khỏan vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.
+ Đối với cho vay trung và dài hạn (trừ phương pháp cho vay trả góp) chỉ áp dụng
lãi suất thả nổi, được điều chỉnh định kỳ theo kỳ hạn của lãi suất cơ sở nhưng tối
đa không quá 12 tháng.
Phương thức cho vay:

×