Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.17 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. </b> <b>Cơ sở lý luận của đề tài </b>


Trong những năm gần đây hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đang trong
quá trình đổi mới thích ứng với nền kinh tế thị trường, góp phần khơng nhỏ trong
việc tạo đà cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những chuyển
biến vượt bậc đó thì vấn đề rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam cũng đang diễn
ra hết sức phức tạp, Ngân hàng dễ trở thành nạn nhân của nền kinh tế thị trường khi
khơng có những biệp pháp phịng ngừa hữu hiệu, những rủi ro mang lại không chỉ là
từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ hay do các vụ lừa đảo mà còn bao
gồm rất nhiều rủi ro từ thị trường như rủi ro về thanh khoản, rủi ro về thị trường (lãi
suất, tỷ giá hối đoái .v.v) . Trong năm 2013 Việt Nam đã phải đối mặt với khủng
hoảng kinh tế và sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự bất ổn của thị trường
tiền tệ… đã tác động tới ổn định hoạt động của các ngân hàng và các rủi ro tiềm ẩn
bắt đầu bộc lộ, mặt khác việc mở rộng mạng lưới hoạt động và tổ chức đã làm cho
các NHTM phải đối mặt nhiều hơn với các loại rủi ro trong hoạt động và ở cấp độ
quy mô ngày càng lớn. Tình hình đó đặt ra việc xác định được các rủi ro tổng thể
tiềm ẩn của hệ thống Ngân hàng để xử lý kịp thời. Do vậy để thực hiện mục tiêu
phát triển, an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, việc nghiên cứu các biện pháp
nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro trong họat động kinh doanh của các NHTM Việt
<b>nam là vơ cùng cần thiết. Chính vì nhận thức được vấn đề trên, đề tài “Tăng cường </b>
<b>kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” được lựa chọn </b>
nghiên cứu trong bối cảnh hiện tại nhằm nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng rủi ro
xảy ra và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tai Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam là cần thiết.


<b>2. Tổng quan nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thứ nhất là luận án tiến sĩ “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại Việt Nam” năm 2011 của tác giả Tạ Ngọc Sơn. Trên cơ sở phân tích
đặc điểm hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận


án đề xuất phương pháp định lượng rủi ro lãi suất bằng độ nhạy cảm lãi suất (PVBP) và
giá trị có thể tổn thất (VaR). Phương pháp mới này có tính ưu việt hơn phương pháp đo
lường hiện nay (dựa trên khe hở nhạy cảm lãi suất – GAP) ở chỗ PVBP có thể xác định
được hậu quả của rủi ro lãi suất, tuy nhiên chưa xác định được xác suất của rủi ro lãi suất.
Phương pháp mới này hiện nay chưa được áp dụng tại Việt Nam do các nguyên nhân hạn
chế về phần mềm quản lý và hệ thống ngân hàng lõi.


Thứ hai là luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” năm 2011 của tác giả Phạm Thành Trung. Luận
văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng tại
Vietcombank trong 5 năm từ năm 2009 đến năm 2011 và đã đưa ra được những hạn chế
cịn tồn tại trong cơng tác quản trị rủi ro tại Vietcombank thời điểm đó. Đồng thời luận
văn cũng chỉ ra được những hạn chế còn hiện hữu trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
và đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tại
Vietcombank.


Thứ ba là bài viết “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam” của Thạc sĩ Bùi Thị Thanh Tú trên tạp chí tài chính số 6 -2014. Bài viết
đã đưa ra được những nguyên tắc về quản trị rủi ro hoạt động chung theo thỏa ước quốc
tế về đo lường vốn và chuẩn mực vốn tháng 11/2005 của Ủy ban Basel II, đồng thời tác
giả cũng nêu ra các giải pháp để nâng cao quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong xu thế tất yếu hiện tại.


<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến rủi ro và kiểm soát rủi ro trong
<i><b>hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. </b></i>



- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về các rủi ro thường gặp trong hoạt
động ngân hàng và kiểm soát rủi ro mà đặc biệt là đối với rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong 5 năm gần đây.


<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>


<b>Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là: </b>


- Thu thập, tổng hợp các thông tin về cơ sở lý luận của kiểm soát rủi ro tại ngân
hàng thương mại.


- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế về hoạt động và tình hình rủi ro tại
Vietcombank.


- Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được sử dụng các phương pháp
thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro
của Vietcombank, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và nghiên cứu và đề xuất giải
pháp tăng cường kiểm soát rủi ro.


<b>6. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3
chương, cụ thể như sau:


<i><b>- Chương 1: Lý luận cơ bản về rủi ro và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của NHTM. </b></i>
<i><b>- Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt </b></i>


<i><b>Nam. </b></i>


<i><b>- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro </b></i>



</div>

<!--links-->

×