Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.78 KB, 24 trang )

THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lý luận chung về thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi
phối sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia
phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực khác
nhau như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ.. Sự phát triển của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở đường cho hoạt động thương mại quốc tế phát
triển và trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩy thanh toán quốc tế phát triển theo.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. TTQT bao
gồm nhiều phương thức thanh toán khác nhau, phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ là một trong các phương thức thanh toán cơ bản và phổ biến của TTQT.
Một cách khái quát, phương thức thanh toán TDCT là một sự thỏa thuận
trong đó theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng
(ngân hàng phát hành phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là LC (Letter
of Credit), theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên
thứ ba (người thụ hưởng LC) khi người này xuất trình cho NHPH một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của LC.
Theo điều 2, UCP 600: “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho
dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không
hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Từ định nghĩa trên có thể thấy thực chất của TDCT là cam kết thanh toán có
điều kiện bằng văn bản của NHPH tín dụng và có thể được thanh toán theo phương
thức trả ngay hay trả chậm.
Phương thức thanh toán TDCT là phương thức thanh toán phổ biến nhất
hiện nay, là phương thức được sử dụng trong hầu hết các hợp đồng mua bán ngoại
thương do đặc tính thuận lợi và tính hiệu quả mà nó mang lại. Đây là phương thức


thanh toán tuy phức tạp về mặt thủ tục song các nguyên tắc thanh toán rất chặt chẽ,
rõ ràng nên nó bảo đảm một cách cân đối quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện
giữa bên mua và bên bán. Nhờ phương thức thanh toán TDCT mà việc buôn bán
của các doanh nghiệp XNK ở các quốc gia sẽ dễ dàng, an toàn hơn, góp phần vào
việc mở rộng buôn bán quốc tế.
1.1.2. Thư tín dụng (Letter of credit – L/C)
1.1.2.1. Khái niệm thư tín dụng
Thư tín dụng là công cụ thanh toán của phương thức TDCT, là yếu tố quan
trọng nhất quyết định sự tồn tại của phương thức thanh toán này.
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý do NHPH theo yêu cầu của nhà NK
(người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho nhà XK (người thụ hưởng) một số tiền
nhất định với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ hàng hóa phù
hợp với những điều khoản và điều kiện đã quy định trong L/C.
L/C là căn cứ pháp lý để NH mở quyết định việc trả tiền, chấp nhận trả tiền
hay chiết khấu chứng từ, là cơ sở để người mua quyết định có trả tiền NH mở L/C
hay không.
Tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở,
L/C lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương. Một khi L/C đã được mở và
được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại
thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên
quan. Có nghĩa là khi thanh toán, các NH chỉ dựa vào sự phù hợp giữa chứng từ do
người bán xuất trình và L/C mà không có nghĩa vụ phải xem xét nội dung của L/C
có đúng với hợp đồng mua bán không, việc giao hàng thực tế có đúng với nội dung
của các chứng từ xuất trình cho NH hay không. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn,
nhà NK khi lập đơn yêu cầu mở L/C phải ghi đầy đủ, chính xác, tỉ mỉ những gì đã
thỏa thuận cùng nhà XK trong HĐTM và người bán khi nhận L/C phải xem xét cẩn
thận về khả năng của mình có đủ để thực hiện những điều khoản đó hay không, và
phải có đề nghị sửa chữa bổ sung (nếu có) kịp thời.
Tính độc lập tương đối của L/C đã chi phối toàn bộ các khâu của quá trình
thanh toán, quy định toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Chính tính

chất quan trọng trên của L/C đã khiến cho phương thức thanh toán này trở nên hữu
hiệu, đặc biệt là trong TMQT, khi mà bên mua và bên bán chưa có sự tin tưởng,
chưa có hệ thống thông tin nhanh nhạy, chính xác và nhất là có sự bất ổn định về
kinh tế- chính tri- xã hội.
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của L/C
Thư tín dụng là phương tiện thanh toán rất quan trọng của phương thức
thanh toán TDCT. Một khi L/C được mở thì nội dung của nó phải xác định rõ ràng,
cụ thể. Nội dung của thư tín dụng bao gồm:
- Số hiệu L/C (Credit number): Mỗi L/C được mở đều có số hiệu riêng của
mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín hoặc để ghi
vào các chứng liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
- Địa điểm phát hành L/C (Place of issue): Là nơi NHPH L/C viết cam kết
thanh toán cho người thụ hưởng. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan
đến việc tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C.
- Ngày phát hành L/C (Date of issue): Là ngày có nhiều ý nghĩa quan trọng
vì: +Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
+ Là ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng.
+ Là ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà NK trong
việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C.
+ Là mốc để nhà XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng hạn như
quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C: Người yêu cầu mở
L/C, người thụ hưởng L/C, NHPH, NHTB, NHCK, NHXN. Tên địa chỉ của
những người có liên quan phải chính xác như quy định trong đơn xin mở L/C.
- Số tiền của L/C (Credit amount): Phải ghi rõ bằng số và bằng chữ và phải
thống nhất. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác và phải thể hiện đúng ký
hiệu tiền tệ quốc tế, không sử dụng ký hiệu tiền tệ quốc gia.
- Thời hạn hiệu lực của L/C (Date of expiry): Là thời hạn mà NHPH cam kết
trả tiền cho nhà XK nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp
với các điều khoản của L/C. Thời hạn hiệu lực được tính từ ngày mở L/C đến ngày

hết hiệu lực của L/C. Thời hạn hiệu lực dài hay ngắn tùy thuộc vào ngày mở L/C,
ngày giao hàng và ngày hết hiệu lực của L/C.
- Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment): Việc thanh toán có thể là trả
ngay hay trả chậm, tùy thuộc vào quy định trong hợp đồng ngoại thương. Thời hạn
trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài
thời hạn hiệu lực của L/C (trả chậm).
- Thời hạn giao hàng (Date of shipment): Là thời hạn người bán phải thực
hiện giao hàng. Thời hạn giao hàng phải sau ngày mở L/C và trước ngày hiệu lực
của L/C một khoảng thời gian hợp lý.
- Những nội dung liên quan đến hàng hóa: Bao gồm tên hàng, số lượng,
trọng lượng, giá cả, bao bì, ký mã hiệu..
- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Như điều kiện cơ sở giao
hàng, nơi gửi, nơi giao hang, cách vận chuyển và giao hàng…
- Quy định về chứng từ (Document required): Tùy thuộc vào đặc tính của
hàng hóa mà có những chứng từ bắt buộc phải đi kèm hay không.
- Điều khoản thanh toán: Như là trả chậm, trả ngay, chiết khấu….
- Giao hàng từng phần: Tùy theo đặc tính của hàng hóa và các yếu tố
khác( khối lượng hàng hóa, yêu cầu của các bên, điều kiện cầu cảng…)
- Chuyển tải.
- Điều khoản xác nhận.
- Điều khoản bổ sung.
- Quy định về nguồn luật dẫn chiếu: Phải thể hiện rõ là áp dụng nguồn luật
nào.
1.1.2.3. Các loại L/C
Căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau ta có các loại thư tín dụng khác nhau.
Mỗi loại thư tín dụng có những đăc điểm, tính chất và ý nghĩa của nó. Vì vậy để
phương thức này sử dụng có hiệu quả hơn thì ngay từ khi yêu cầu mở L/C các bên
phải biết lựa chọn loại L/C phù hợp với từng hình thức thanh toán cụ thể, phù hợp
với mối quan hệ của mình.
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable LC): Là loại thư tín dụng sau khi

mở, người yêu cầu mở nó có thể đề nghị NH mở nó sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
mà không cần sự đồng ý của người hưởng lợi. Tuy nhiên, nó chỉ có thể hủy ngang
khi người XK chưa giao hàng.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C mà sau
khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay huy bỏ trong thời hạn hiệu
lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN (nếu có).
- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirm Irrevocable L/C): Đây
là một loại L/C không hủy bỏ, được xác nhận bởi một NH thứ 3 thông thường là
NH có uy tín. Trong trường hợp NH mở L/C không thực hiện được nghĩa vụ thanh
toán của mình thì NHXN có trách nhiệm phải thanh toán thay khi người hưởng lợi
xuất trình chứng từ phù hợp với quy định và điều kiện trong L/C.
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Tranferable L/C): Là L/C không hủy ngang,
theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ
thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng
lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.
Do loại L/C này cho phép chuyển nhựơng nên thường được áp dụng trong thương
mại quốc tế trung gian.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back): Là loại L/C mà nhà XK sau khi
nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, sẽ căn cứ vào chính L/C này và
nội dung chính của nó để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội
dung gần giống L/C ban đầu.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang
mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự
động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời
hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện hết.
- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Là loại L/C được phát hành với mục
tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho bên NK. Bên NK yêu cầu bên XK thông
qua NH phục vụ họ mở L/C dự phòng cho bên NK hưởng. Trong trường hợp bên
XK vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết và gây thiệt hại cho họ thì NH mở
L/C dự phòng sẽ thanh toán tiền và đền bù những thiệt hại đó cho bên NK.

- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red Clause Credit): Là loại L/C trong đó
quy định điều khoản đặc biệt cho NHTB hoặc NHXN ứng trước số tiền cho người
hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp.Sở dĩ gọi là L/C điều khoản đỏ vì trước
đây các điều khoản này được đánh dấu và in bằng mực đỏ.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi L/C
đối ứng với nó được mở. Người hưởng lợi L/C này là người mở L/C kia và ngược
lại.
1.1.3.Các bên tham gia
- Người xin mở L/C (Applicant for L/C): Là người mua hay nhà NK yêu cầu
NH phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm hoàn lại cho NHPH số tiền
mà NHPH đã thanh toán cho người hưởng khi tiếp nhận bộ chứng từ hoàn hảo.
- Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người hưởng giá trị của L/C thông
thường là nhà XK. Người hưởng lợi có trách nhiệm giao hàng và lập bộ chứng từ
phù hợp với những điều khoản và điều kiện trong L/C.
- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank): Là NH theo yêu cầu của người
làm đơn phát hành L/C. NH có trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi đối với
một xuất trình phù hợp.
- Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là NH thông báo L/C theo yêu cầu
của NHPH, mục đích là phục vụ nhà XK. NH này có trách nhiệm thông báo cho
nhà XK biết khi nhận được L/C từ NHPH và chuyển giao bộ chứng từ do người
người XK xuất trình cho phía nhà NK.
Ngoài ra, tùy trường hợp thanh toán có sự tham gia của các NH sau:
Ngân hàng phát hànhISSUING BANK
Nhà nhập khẩuAPPLICANT
Ngân hàng thông báoADVISING BANK
Nhà xuất khẩuBENEFICIARY
100o00
3
2
4

5
6
7
8
1 9
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là NH mà theo yêu cầu hoặc sự
ủy quyền của NHPH thực hiện xác nhận của mình với một tín dụng. NHXN
thường là NH lớn, có uy tín.
- Ngân hàng chỉ định (Nominated bank): Là NH mà với NH đó L/C có giá trị
thanh toán hoặc bất cứ NH nào trong trường hợp L/C có giá trị thanh toán với bất
cứ NH nào.
- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursement bank): Là NH được NHPH ủy nhiệm
thực hiện thanh toán giá trị L/C cho NH được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu.
1.1.4.Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Sơ đồ 01: Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT
Trong đó:
(1) Trên cơ sở HĐTM, nhà NK viết đơn yêu cầu mở LC gửi tới NHPH
(2) Ngân hàng phục vụ nhà NK căn cứ vào đơn xin mở LC sẽ phát hành LC gửi
tới NHTB
(3) NHTB- NH phục vụ nhà XK sau khi nhận và kiểm tra tính chân thực bề ngoài
của LC sẽ thông báo cho nhà XK biết.
(4) Nhà XK kiểm tra nội dung LC, nếu chấp nhận sẽ tiến hành giao hàng cho nhà
NK theo điều kiện hợp đồng.
(5) Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình
thông qua NHTB cho NHPH LC để được thanh toán.
(6) NHTB tiến hành thanh toán cho nhà XK trên cơ sở bộ chứng từ hoàn hảo.
(7) NHTB chuyển bộ chứng từ đòi tiền NHPH.
(8) NHPH kiểm tra tính chân thực bên ngoài của bộ chứng từ và tiến hành hoàn
tiền cho NHTB đối với bộ chứng từ hoàn hảo.
(9) NHPH thông báo bộ chứng từ cho nhà NK, đề nghị nhà NK đến kiểm tra và

làm thủ tục thanh toán.
(10) Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành làm thủ tục thanh
toán để nhận bộ chứng từ đi nhận hàng.Trong trường hợp mà nhà NK thấy bộ
chứng từ không phù hợp, họ có quyền từ chối thanh toán.
1.1.5. Ưu nhược điểm của phương thức TDCT
*Ưu điểm:
- Đối với nhà NK: bằng việc phát hành L/C, NHPH đã tài trợ cho người NK
uy tín và tài chính để họ có thể mua hàng.
Nhà NK được đảm bảo rằng chứng từ xuất trình sẽ được kiểm tra bởi kỹ
năng chuyên môn của cán bộ ngân hàng nên có thể giảm bớt rủi ro trong quan hệ
thương mại quốc tế.
Do có sự đảm bảo thanh toán nên nhà NK có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt
động kinh doanh.
- Đối với nhà XK: Họ được đảm bảo chắc chắn rằng sau khi giao hàng và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo đúng điều kiện trong L/C thì được thanh
toán tiền hàng ngay thậm chí có thể nhận tiền hàng nhanh hơn khi được NH chiết
khấu bộ chứng từ.

×