Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN QUA THẺ CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.74 KB, 26 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT VÀ THANH TOÁN QUA THẺ CỦA NHTM
1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA
NHTM
1.1 Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
Quá trình trao đổi sản phẩm là một trong bốn giai đoạn của quá trình sản xuất
trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế, việc trao đổi hàng
hóa cũng có bước tiến từ trao đổi hàng – hàng sang trao đổi tiền – hàng. Trong quá
trình đó, sự lưu thông tiền tệ luôn gắn liền với lưu thông hàng hóa.
Khi nền kinh tế ở trình độ thấp, thanh toán các giao dịch kinh doanh thường
sử dụng hàng hoặc tiền. Sau đó, khi kinh tế phát triển ở trình độ cao hơn, khối
lượng sản phẩm tạo ra tăng lên rõ rệt, cung đã vượt cầu nội địa, việc trao đổi hàng
hóa được mở rộng ra phạm vi các nước xung quanh và phạm vi quốc tế. Lúc này,
tiền mặt đã xuất hiện một số điểm hạn chế như tốn kém chi phí cho việc in ấn, vận
chuyển lưu thông, bảo quản, kiểm tra kiểm soát…và cũng không đáp ứng được nhu
cầu thanh toán cho các giao dịch giữa các chủ thể xa nhau về khoảng cách địa lý,
không đủ an toàn cho việc thanh toán đó.
Và như vậy, cùng với sự giao lưu kinh tế trên thế giới, nhu cầu về một hình
thức mới cho việc thanh toán trong các giao dịch kinh tế trong nội địa cũng như
trên quốc tế ngày càng cần thiết hơn. Thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nhu
cầu đó đã ra đời.
Thanh toán không dùng tiền mặt là sự lưu thông của tiền tệ với chức năng là
phương tiện thanh toán trong các quan hệ kinh tế bằng cách chuyển tiền từ tài
khoản này sang tài khoản khác hoặc bù trừ lẫn nhau với vai trò trung gian của ngân
hàng. Do đó, thanh toán không dùng tiền mặt là kết quả tất yếu của quá trình phát
triển kinh tế.
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Với những ưu thế của mình, thanh toán không dùng tiền mặt có một số vai
trò đối với nền kinh tế như sau :
• Đẩy nhanh quá trình trao đổi hàng hóa, góp phần tăng nhanh tốc độ vận động của


nền kinh tế thông qua các nhân tố như vật tư, hàng hóa, vốn…
• Giảm khối lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, tiết kiệm chi phí phục vụ lưu
thông tiền tệ cho NHNN, các NHTM cũng như toàn xã hội. Từ đó, có thể sử dụng
để đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật cho thanh toán không dùng tiền
mặt.
• Ngăn chặn và giảm thiểu các tệ nạn trong hoạt động của ngành ngân hàng nói
riêng, nền kinh tế nói chung như tham nhũng, hối lộ, các hành vi vi phạm pháp luật
như rửa tiền, lưu thông tiền giả…
• Tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi để mở rộng
hoạt động tín dụng và phát triển các dịch vụ của ngân hàng.
• Tạo điều kiện để các ngân hàng chủ động xây dựng và điều hành một cách linh
hoạt các chính sách tiền tệ, tài chính thông qua các tài khoản của khách hàng gửi
tại ngân hàng.
• Tạo tính minh bạch cho nền kinh tế, tránh những hoạt động kinh tế ngầm.
1.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1 Séc ( Cheque)
Séc là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của người chủ tài
khoản, ra lệnh cho ngân hàng phát hành séc trích từ tài khoản của mình để trả cho
người thụ hưởng một số tiền nhất định ghi trên séc. Luật pháp của đa số các quốc
gia cho phép séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký
hậu trong thời hạn hiệu lực của séc.
Hiện nay, Séc được điều chỉnh bằng Luật hối phiếu thống nhất ULC 1931, các
quốc gia trên thế giới xây dựng luật về Séc dựa trên ULC 1931.
Một số cách phân loại Séc như sau :
- Theo cách xác định người thụ hưởng:
• Séc đích danh : ghi rõ tên người hưởng lợi và không chuyển nhượng được
• Séc vô danh : không ghi tên người hưởng lợi, người hưởng lợi là người cầm Séc
• Séc theo lệnh : ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi ghi trên tờ Séc, có thể chuyển
nhượng bằng cách kí hậu
- Theo các yêu cầu đảm bảo :

• Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt
hoặc chuyển khoản.
• Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, không ghi tên ngân
hàng thu hộ tiền, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài
khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.
• Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường
chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng.
Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó.
Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận
tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.
Séc gạch chéo có thể chuyển thành Séc gạch chéo đặc biệt nhưng không có
chiều ngược lại.
- Theo mức độ đảm bảo nhận được tiền của người thụ hưởng
• Séc chuyển khoản : séc sẽ được ngân hàng thanh toán ngay bằng cách chuyển
khoản tiền từ tài khoản người ký phát sang tài khoản của người thụ hưởng mà
không được chuyển nhượng hay rút tiền mặt.
• Séc bảo chi : là Séc được ngân hàng xác nhận để trả tiền, đảm bảo khả năng chi trả
của Séc và chống phát hành séc khống. Trong trường hợp này, ngân hàng thường
ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.
1.2.2 Ủy nhiệm thu, chi
* Ủy nhiệm chi (lệnh chi): là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh
thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng yêu cầu trích một số
tiền nhất định trên tài khoản của mình, trả cho người thụ hưởng.
Ủy nhiệm chi thường được những người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng để
thanh toán cho người cung cấp. Phạm vi áp dụng của ủy nhiệm chi có thể là 2 tài
khoản trong cùng ngân hàng hoặc hai ngân hàng khác nhau, hoặc cũng có thể
thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
* Ủy nhiệm thu (nhờ thu) là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập
lệnh nhờ thu gửi cho ngân hàng ủy thác để nhờ thu hộ mình một số tiền nhất định
ghi trên lệnh nhờ thu. Hiện nay, nhờ thu được sử dụng nhiều trong xuất nhập khẩu

hàng hóa với 2 hình thức :
• Nhờ thu phiếu trơn : là phương thức thanh toán trong đó, bộ chứng từ thanh toán
gửi nhờ thu chỉ là bộ chứng từ tài chính còn bộ chứng từ thương mại được gửi trực
tiếp giữa hai bên giao dịch, không thông qua ngân hàng
• Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu
bao gồm cả chứng từ thương mại và chứng từ tài chính, ngân hàng thu hộ chỉ trao
bộ chứng từ cho người nhập khẩu khi họ chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán
ngay.
1.2.3 Ngân phiếu
Là một loại chứng từ có giá trị do NHNN phát hành, trên đó có ghi mệnh giá
và thời hạn của ngân phiếu. Ngân phiếu không ghi tên người sở hữu vì vậy có thể
chuyển nhượng dễ dàng.
1.2.4 Thư tín dụng ( L/C)
Đây là phương thức thanh toán sử dụng phổ biến và an toàn trong thanh toán
giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa. Với phương thức này, người nhập khẩu sẽ thỏa
thuận với một ngân hàng đứng ra phát hành thư tín dụng, cam kết trả 1 khoản tiền
nhất định hoặc kí chấp nhận trả tiền hối phiếu cho nhà xuất khẩu với điều kiện
người xuất khẩu thực hiện đúng và đầy đủ những quy định ghi trên thư tín dụng.
Hiện nay, thanh toán thư tín dụng được điều chỉnh bởi “ Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ” do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Phiên bản mới
nhất là UCP 600.
Các loại thư tín dụng được sử dụng :
- Theo tính chất của thư tín dụng:
• Thư tín dụng không thể hủy ngang không xác nhận ( irrevocable L/C ) : L/C này
chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, còn ngân hàng
thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo
chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành để thông báo L/C đến người
xuất khẩu.
• Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận ( confirmed L/C ) : L/C này vừa có sự
cam kết thanh toán từ ngân hàng phát hành, vừa có sự xác nhận của một ngân hàng

khác để đảm bảo thanh toán dù ngân hàng phát hành có thanh toán hay không. Sự
xác nhận này là đảm bảo thanh toán độc lập với cam kết của ngân hàng phát hành.
• Thư tín dụng có thể hủy ngang (revocable L/C): trước đây được sử dụng nhưng
UCP 600 đã hủy bỏ loại L/C này. Hiện nay chỉ sử dụng thư tín dụng không hủy
ngang.
• Thư tín dụng dự phòng ( Stand – by L/C )
• Thư tín dụng giáp lưng ( back to back L/C )
• Thư tín dụng tuần hoàn ( revolving L/C )
- Theo thời gian thanh toán
• Thư tín dụng trả ngay ( At sign L/C )
• Thư tín dụng trả chậm ( Usance L/C )
• Thư tín dụng trả chậm ( Deffered L/C )
1.2.5 Thẻ thanh toán
Đây là một phương thức thanh toán trong đó, ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho
một cá nhân bất kỳ có tài khoản tại ngân hàng. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút
tiền hay thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ để mua hàng. Tiền rút hay thanh
toán có thể là tiền mà khách hàng gửi tại ngân hàng hoặc tiền ngân hàng cho vay
như một hình thức tín dụng tiêu dùng.
2. TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA THẺ
CỦA NHTM
2.1 Cơ sở hình thành và quá trình phát triển
Thẻ thanh toán được ra đời từ đầu những năm 1940 do nhu cầu cấp thiết của
giao dịch kinh tế. Hình thức sơ khai là charge – it do John Biggins sáng lập năm
1946, cho phép khách hàng trả tiền cho các giao dịch tại địa phương. Sau đó các cơ
sở chấp nhận thẻ sẽ liên hệ với nhà băng để được thanh toán từ tiền của khách hàng
do nhà băng thu.
Đến năm 1951, ngân hàng Franklin National Bank tại New York đã phát triển
thêm một bước bằng việc thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu
thanh toán qua thẻ cho các cơ sở chấp nhận thẻ. Ngân hàng sẽ chiết khấu khi thanh
toán cho cơ sở chấp nhận thẻ để bù đắp chi phí cho vay.

Năm 1959, có hình thức tín dụng tuần hoàn. Chủ thẻ duy trì dư có trên tài
khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng
tháng, số tiền thanh toán hàng tháng sẽ cộng thêm một khoản phí vay.
Một bước ngoặt trong quá trình phát triển của thẻ thanh toán là Bank of
America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên BankAmeriCard năm 1960. Cho đến nay
đây là một trong 2 tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất sau khi chuyển thành hệ thống thẻ
quốc tế VISA.
Tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ hai được ra đời năm 1967 với việc 4 ngân hàng tại
California liên kết hình thành Western States Bank Card Association ( WSBA) với
thẻ Mastercharge. WSBA cho phép một số ngân hàng khác tham gia vào hệ thống
thẻ của mình và phát triển trở thành đối thủ cạnh tranh của VISA với tên gọi
MasterCard.
Hiện nay hệ thống tín dụng thẻ bao gồm : các tổ chức thẻ quốc tế, các tổ chức
tài chính ngân hàng, các công ty cung ứng thiết bị công nghệ và giải pháp kĩ thuật,
khách hàng bao gồm chủ thẻ và các cơ sở chấp nhận thẻ.
Tại Việt Nam, thẻ thanh toán được triển khai đầu tiên từ Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam Vietcombank từ đầu những năm 1990. Đến nay trên toàn hệ
thống NHTM Việt Nam đã có 8 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán quốc tế và 20
ngân hàng phát hành thẻ thanh toán nội địa. Có 4 hệ thống thẻ nội địa lớn là :
• Hệ thống thẻ Vietcombank với 17 NHTM cổ phần
• Hệ thống VNBC gồm 4 ngân hàng trong nước và 1 ngân hàng nước ngoài là
Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore
• Banknet của Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia
• Hệ thống thẻ của ngân hàng ANZ
2.2 Khái niệm, vai trò của thẻ thanh toán
2.2.1 Khái niệm thẻ thanh toán
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra khi định nghĩa về thẻ thanh toán, trong số
đó, đây là khái niệm được đưa ra tại Quyết định 22- QĐ/NH1 ngày 21/02/1994 của
NHNN Việt Nam quy định về thẻ thanh toán :
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng

phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hóa và dịch vụ, các
khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán và các
máy rút tiền tự động ATM ( Authomatic Teller Machine).
2.2.2 Vai trò của thẻ thanh toán
* Đối với chủ thẻ :
• Nhanh chóng, thuận tiện và an toàn
Hiện nay với việc phát triển nhanh của nền kinh tế, mức sống của người dân
cũng được nâng cao hơn, do đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của người dân
tăng lên. Với nhu cầu lớn đó, việc mang tiền mặt theo người dẫn đến nhiều sự bất
tiện và không an toàn : nhầm lẫn, bỏ quên hay bị trộm cắp cướp giật. Bên cạnh đó,
khi thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng và cả đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ
đều mất nhiều thời gian cho việc kiểm đếm tiền. Việc sử dụng thẻ thanh toán có
thể khắc phục được những bất tiện đó. Người sử dụng có thể rút tiền hay thanh
toán hàng hóa dịch vụ ở bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt.
Việc thanh toán cũng diễn ra nhanh chóng do có sự phối hợp hệ thống giữa
các bên tham gia : ngân hàng phát hành, chủ thẻ và các cơ sở chấp nhận thẻ. Khi
thanh toán hàng hóa dịch vụ được cung cấp, khách chỉ mất một vài phút để nhân
viên có thể thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong quy trình thanh toán theo hệ
thống mạng được kết nối trực tiếp giữa ngân hàng và cơ sở chấp nhận thẻ. Vì vậy,
việc thanh toán sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Hệ thống liên minh
thẻ giữa các ngân hàng và hệ thống thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế cũng giúp
khách hàng sử dụng thẻ tại bất kì nơi nào, dù khách hàng có quốc tịch nào, mở thẻ
tại bất kì ngân hàng trong hệ thống. Các hệ thống này ngày càng được mở rộng và
hoàn thiện hơn để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Hơn nữa, việc sử dụng thẻ thanh toán đem lại một sự an toàn cho khách hàng.
Tài khoản của khách hàng được bảo vệ nhờ vào mã số cá nhân, thông tin về chủ
thẻ. Với hệ thống thanh toán bằng thẻ của các ngân hàng, chủ thể có được sự đảm
bảo nhất định trước những rủi ro có thể xảy ra như mất thẻ, bị lợi dụng thẻ …
Trong những trường hợp này, chủ thẻ thông báo ngay cho ngân hàng phát hành và
phong tỏa tài khoản của mình, chủ thể có thể hoàn toàn yên tâm không bị mất tiền

trong tài khoản. Trong quá trình sử dụng, chủ thể cũng có thể dễ dàng thay đổi mật
mã cá nhân để đảm bảo tính bảo mật của thẻ thanh toán. Điều này nói lên tính an
toàn hơn hẳn của việc thanh toán bằng thẻ.
• Tiết kiệm và hiệu quả
Thanh toán bằng thẻ có thể giúp khách hàng kiểm soát được chi tiêu và đặt ra
những hạn mức cho riêng mình thông qua việc quản lý tài khoản tại ngân hàng.
Với số tiền nhất định trong tài khoản, khách hàng có thể hạn chế chi tiêu, thực hiện
tiết kiệm. Thông qua các bản sao kê giao dịch, khách hàng có thể quản lý chi tiêu
của mình mà không cần phải nhớ hay ghi chép lại như việc sử dụng tiền mặt hay
séc. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có sự hiệu quả do có thể được ngân hàng cấp
tín dụng cho việc thanh toán của mình. Từ đó khách hàng sẽ có những kế hoạch chi
tiêu hợp lý và việc quản lý tài chính của khách hàng cũng sẽ hiệu quả hơn.
• Văn minh và hiện đại
Đây là một hình thức thanh toán rất văn minh và hiện đại được áp dụng tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay đã có hàng triệu người trên thế giới sử dụng
các dịch vụ thanh toán qua thẻ.
Với chỉ một chiếc thẻ, khách hàng có thể sử dụng nhiều tiện ích không dừng
lại ở việc rút tiền và thanh toán hàng hóa. Hiện nay, khách hàng có thể gửi tiền
thông qua máy mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng, có thể nhận lương và
thù lao qua thẻ một cách nhanh chóng. Khách hàng có thể dùng thẻ để thanh toán
các dịch vụ điện thoại, kết nối Internet…Đặc biệt, thẻ thanh toán thể hiện ưu điểm
qua việc phục vụ tốt nhu cầu công tác và du lịch quốc tế cho nhiều người sử dụng.
Từ những tiện ích này, kinh tế và xã hội sẽ ngày càng phát triển một cách văn minh
hơn, hiện đại hơn.
* Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
• Tăng doanh số bán và thu hút khách hàng
Vì những tiện lợi trong khâu thanh toán và đảm bảo an toàn của thẻ, khách
hàng sẽ hài lòng hơn với những dịch vụ mà các cơ sở chấp nhận thẻ tạo ra. Từ đó
sẽ tăng cao khả năng thu hút khách hàng sử dụng hàng hóa dịch vụ của mình, tạo
nên sức cạnh tranh trên thị trường và tăng doanh số bán cho các đơn vị cung cấp.

Một đặc điểm của thẻ là người sử dụng thường là người có thu nhập khá và ổn định
do đó nhu cầu tiêu dùng của họ cũng cao và ổn định giúp tăng doanh số bán và
doanh thu của các đơn vị cung cấp.
Việc áp dụng thực hiện thanh toán thẻ cũng giúp các cơ sở chấp nhận nâng cao
tính chuyên nghiệp và nâng cao uy tín của mình. Đây là một hình thức văn minh
hiện đại và nhanh chóng, phù hợp với những xu hướng trong phát triển của xã hội.
Hơn nữa, việc áp dụng này được sự hỗ trợ rất lớn từ ngân hàng bằng việc cung cấp
thiết bị và hệ thống mạng thanh toán cũng như việc đào tạo nhân viên, đem lại sự
tiện lợi cho các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.
• Đảm bảo chi trả, tăng quay vòng vốn và hiệu quả kinh tế
Khi thanh toán tiền hàng, các cơ sở chấp nhận có được sự đảm bảo thanh toán
từ ngân hàng thanh toán. Với những dữ liệu về các giao dịch trong hệ thống của
mình, việc thanh toán giữa ngân hàng và cơ sở diễn ra rất nhanh và an toàn, đảm
bảo việc thu hồi vốn và quay vòng nhanh của vốn. Hơn nữa, các cơ sở chấp nhận
sẽ được nhận lãi từ những khoản thanh toán nếu gửi vào ngân hàng, đem đến thêm
hiệu quả về kinh tế.
• Tiết kiệm và đảm bảo an toàn

×