Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.16 KB, 8 trang )

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG
TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
3.1. Định hướng hoạt động bảo lãnh của Công ty tài chính Dầu khí
3.1.1. Định hướng chung
Trong thời gian tới Công ty Tài chính Dầu khí sẽ phấn đấu trở thành Tập
đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2015 Công ty Tài chính Dầu khí sẽ
là Tập đoàn tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính
khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự
án của Tập đoàn. Cụ thể trong giai đoạn 2007-2010, PVFC sẽ cố gắng đạt được
một số chỉ tiêu sau:
- Nhanh chóng hoàn thiện trở thành Tập đoàn Tài chính Dầu khí
- Tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động đạt trên
30%/năm.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Vốn điều lệ: 15 - 17 %.
- Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ: 7 - 9 %.
- Giá trị doanh nghiệp năm 2010 tương đương 3 tỷ USD.
Để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra, PVFC đã đưa ra định hướng phát triển
cụ thể, đó là:
- Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, hoàn thành các
chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2007 - 2025.
- Hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng xây dựng Tập đoàn Dầu khí theo
phân công: Đổi mới doanh nghiệp; Đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho các dự
án đầu tư trong ngành.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ cấu bộ máy điều hành Công ty: Hoàn
thành việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động gắn với triển khai các nhiệm
vụ chiến lược và phù hợp với yêu cầu thị trường, tổ chức khoa học hợp lý theo
mô hình Tập đoàn tài chính.
Về mạng lưới hoạt động:
Hoàn thành cơ bản việc thành lập các Chi nhánh và công ty con: Hoàn thành
việc thành lập mới 18 Chi nhánh trong nước, 1- 2 Chi nhánh tại nước ngoài (Hồng
Kông – Singapo), 3 Công ty tài chính khu vực Bắc, Trung, Nam. Hoàn thành việc


thành lập 5 công ty con (Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí,
Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn tài chính Dầu khí, Công ty cổ phần Chứng khoán
Tài chính Dầu khí, Công ty cổ phần Bất động sản Tài chính Dầu khí, Công ty
truyền thông Tài chính Dầu khí). Thành lập mới, mua hoặc đầu tư cổ phần vào các
NH, Công ty tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty cho thuê tài chính,...
Chuẩn hoá hoạt động của các phòng giao dịch, chi nhánh.
Về nhân sự:
Có đủ bộ máy lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên;
Tuyển dụng đủ các vị trí quản lý, kinh doanh chủ chốt;
Tuyển dụng, đào tạo cán bộ theo chương trình có mục tiêu để hình thành đội
ngũ chuyên gia cho Công ty.
- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện khác để hội nhập:
Hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý của Công ty, gồm các quy định, quy chế
và quy trình nghiệp vụ. Chuẩn hoá các nghiệp vụ. Xây dựng mới hệ thống công
nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh của Công ty tài chính
Dầu khí
Riêng về hoạt động bảo lãnh, PVFC ra chỉ tiêu năm 2008 doanh thu từ bảo
lãnh phải tăng 1,8 lần so với năm 2007, lợi nhuận tăng 80% so với năm trước.
Giá trị bảo lãnh năm nay tăng 2 lần so với năm 2007 tức là khoảng 477,30 tỷ
đồng. Và phải duy trì được mức độ an toàn của các khoản bảo lãnh như các năm
trước.
Về đối tượng khách hàng, PVFC định hướng sẽ vẫn chú trọng đến những
doanh nghiệp trong ngành Dầu khí nhưng thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mới
ngoài những khách hàng đã quen biết trước kia.
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí
Hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, cạnh tranh giữa các tổ
chức tín dụng phức tạp hơn, cùng với nó mức độ rủi ro cũng cao hơn. Những thách
thức đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng nói chung và PVFC nói riêng phải không
ngừng hoàn thiện mình về mọi mặt để phát triển hoạt động bảo lãnh một cách hiệu

quả, đảm bảo cả về doanh thu cũng như chất lượng bảo lãnh. Dưới đây là một số
giải pháp cho vấn đề này.
3.2.1. Hoàn thiện chính sách về hoạt động bảo lãnh
Một điều rất quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại
PVFC là nhận thức về vai trò của hoạt động này trong hoạt động chung của công
ty. Hiện nay, tại PVFC hoạt động bảo lãnh chỉ được coi là một dịch vụ đi kèm cho
các hoạt động khác, chưa được chú trọng phát triển, tỷ trọng của doanh thu từ bảo
lãnh còn thấp. Vì thế, PVFC nên coi đây là hoạt động cần được phát triển, cần
được mở rộng hơn nữa vì đây là một nguồn đem lại lợi nhuận lớn cho công ty mà
rủi ro lại thấp.
Về đối tượng khách hàng: Vẫn với mục tiêu ưu tiên khách hàng trong ngành
Dầu khí và các lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí,
nhưng PVFC có thể thay đổi chính sách bảo lãnh của công ty để thúc đẩy hoạt
động bảo lãnh phát triển. Trước đây công ty thường chỉ nhận bảo lãnh cho khách
hàng quen và những doanh nghiệp lớn thì nay có thể mở rộng phạm vi bảo lãnh
đến đối tượng là khách hàng mới, là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Với sự thay đổi này PVFC vẫn thực hiện đúng mục tiêu vì sự phát triển của Tập
đoàn Dầu khí mà vẫn mở rộng được hoạt động bảo lãnh.
Đây là giải pháp cần được ưu tiên thực hiện đầu tiên, ban lãnh đạo nên xem
xét, chỉnh sửa phần đối tượng khách hàng trong Quy chế tín dụng của PVFC, sau
đó gửi thông báo đến cho các phòng, ban để nhân viên nắm bắt được những thay
đổi trong quy chế. Giải pháp này không tốn nhiều kinh phí, thời gian và có thể dễ
dàng thực hiện, chủ yếu là do quan niệm của ban lãnh đạo công ty đối với hoạt
động bảo lãnh.
3.2.2. Điều chỉnh quy trình thực hiện bảo lãnh
Giải pháp mang tính cấp thiết thứ hai là điều chỉnh quy trình thực hiện bảo
lãnh. Trước đây, sau khi chuyên viên khách hàng tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu bảo
lãnh của khách hàng, trong vòng không quá 3 ngày chuyên viên khách hàng phải
có báo cáo sơ bộ gửi chuyên viên tín dụng để thẩm định bảo lãnh. Việc lập báo cáo
sơ bộ gửi cho chuyên viên tín dụng là không cần thiết vì những nội dung trong báo

cáo đó đều có trong việc thẩm định bảo lãnh (phần thẩm định tín dụng khách
hàng). Sau khi biết được nhu cầu của khách hàng, chuyên viên khách hàng có thể
chuyển cho chuyên viên tín dụng tiến hành thẩm định luôn và trong quá trình thẩm
định, chuyên viên tín dụng có thể liên lạc trực tiếp với khách hàng để yêu cầu cung
cấp thêm thông tin thay vì phải thông qua chuyên viên khách hàng như trước. Như
thế thời gian xem xét hồ sơ có thể rút ngắn lại 1, 2 ngày so với trước kia.
Bộ phận khách hàng và bộ phận thẩm định tín dụng sẽ chịu trách nhiệm thực
hiện giải pháp này.
3.2.3. Nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm cho chuyên viên tín dụng
Giải pháp mang tính cấp thiết thứ ba là nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kinh
nghiệm cho chuyên viên tín dụng. Trung tâm đào tạo nên phối hợp với phòng kế
hoạch để mở những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho những cán bộ trẻ.
Những người có thâm niên công tác có thể truyền đạt kinh nghiệm, những bài học
cũng như những lưu ý cần ghi nhớ trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp cho
cán bộ trẻ bớt lúng túng trong công việc. Ngoài ra, trung tâm đào tạo nên bồi
dưỡng thêm cho những nhân viên mới ra trường về kiến thức nghiệp vụ, lớp học
này sẽ cung cấp cho họ cách thức để làm việc hiệu quả. Một khi kiến thức đã nắm
vững và đã có kinh nghiệm thì công việc sẽ diễn ra thuận lợi, thời gian hoàn thành
sẽ được rút ngắn.
Những buổi tập huấn, buổi học kiến thức nghiệp vụ có thể tổ chức vào các
ngày nghỉ, tuy nhiên việc đào tạo này không nên kéo dài quá vì như thế có thể làm
cho nhân viên mệt mỏi do không có ngày nghỉ, tốt nhất chỉ nên kéo dài trong
khoảng 1 tuần. Việc đào tạo này chủ yếu là do những cán bộ có kinh nghiệm truyền
đạt lại cho những người đi sau nên không tốn nhiều kinh phí. Song giải pháp này
đòi hỏi các cán bộ phải có sự ủng hộ đối với công ty và phải nỗ lực do tốn thời
gian.
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing
Giải pháp cuối cùng là đẩy mạnh hoạt động marketing. Phòng thị trường và
phát triển sản phẩm cần đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, giới thiệu tới khách hàng
hình ảnh của công ty bằng những hình thức như: quảng cáo trên báo, trên truyền

hình, đưa ra các chương trình khuyến mãi hỗ trợ khách hàng… Thực tế hiện nay,

×