Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.45 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
DẦU KHÍ
2.1. Giới thiệu về Công ty tài chính Dầu khí (PVFC)
2.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức
• Quá trình phát triển của Công ty tài chính Dầu khí
+ Ngày 1/10/2000: Công ty Tài chính Dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạt
động đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao
dịch số 10.
+ Ngày 5/02/2001: Lễ khai trương hoạt động Công ty Tài chính Dầu khí đã
được tổ chức trọng thể tại Hà Nội.
+ Ngày 19/6/2002: Khai trương hoạt động phòng giao dịch chứng khoán
BSC – PVFC.
+ Ngày 1/10/2002: Khai trương website Công ty Tài chính Dầu khí tại địa
chỉ:
+ Ngày 3/9/2003: Phát hành thành công Trái phiếu Dầu khí.
+ Ngày 21/5/2003: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu
khí tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ngày 5/5/2004: Nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu
chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thuỵ Sỹ) cấp.
+ Ngày 28/02/2005: Khai trương hoạt động Chi nhánh Công ty Tài chính
Dầu khí tại Vũng Tàu.
+ Ngày 3/09/2005: Nhận Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu 2005.
+ Ngày 15/09/2005: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2005.
+ Ngày 15/12/2005: PVFC được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1.
+ Tháng 12/2005: Quy mô hoạt động của PVFC đạt trên 8000 tỷ đồng.
+ Tháng 12/2005: Triển khai thành công việc lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ
thống mạng WAN trong toàn hệ thống.
+ Ngày 26/04/2006: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng.
+ Ngày 4/07/2006: Khai trương Chi nhánh Công ty Tài chính Dầu khí tại Đà
Nẵng.
+ Ngày 24/10/2006: Khai trương Phòng Giao dịch Chứng khoán SSI –


PVFC
+ Ngày 14/02/2007: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng,
đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của Công
ty.
+ Tháng 4/2007: PVFC vinh dự đón nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh
Việt Nam” và lọt vào “TOP 50 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam”.
+ Ngày 5/05/2007: PVFC nhận giải thưởng “Quả Cầu Vàng” dành cho
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong ngành tài chính.
+ Ngày 18/05/2007: Khai trương Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng.
+ Ngày 26/06/2007: Khai trương Công ty Tài chính Dầu khí- Chi nhánh Cần
Thơ.
+ Ngày 15/07/2007: PVFC đón nhận “Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu
2007".
+ Ngày 24/07/2007: Chính thức khai trương và đi vào hoạt động Công ty Tài
chính Dầu khí - Chi nhánh Sài Gòn.
+ Ngày 8/09/2007: PVFC là đơn vị duy nhất trong ngành Tài chính – NH
được cùng lúc trao tặng hai giải thưởng “Nhà quản lý giỏi 2007” và “Cúp vàng
ISO 2007”.
+ Ngày 8/10/2007: Khai trương hoạt động ba công ty thành viên: Công ty
Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty Cổ phần
Kinh doanh Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty Cổ phần
Truyền thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media).
+ Ngày 18/3/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức
chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty với VĐL là 5000 tỷ VNĐ, trong đó Mogan
Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% VĐL của PVFC.
• Cơ cấu tổ chức của Công ty tài chính Dầu khí
PVFC là một công ty tài chính lớn và là một định chế tài chính vững mạnh
ở Việt Nam. Hiện nay công ty đang có 4 ban, đó là: Ban đầu tư, Ban thu xếp vốn
và tín dụng doanh nghiệp, Ban dịch vụ tài chính doanh nghiệp, Ban quản lý dòng

tiền. Nhiệm vụ, chức năng các phòng, ban đã được PVFC quy định rõ trong các
quyết định số 6063, 6072, 6073 QĐ – TCDK – TCNS&TL và một số quyết định
khác.
PVFC có mặt ở nhiều thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà
Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Vũng Tàu.
PVFC còn có 3 công ty con là: : Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài
chính Dầu khí (PVFC Invest); Công ty Cổ phần Kinh doanh Bất động sản Tài
chính Dầu khí (PVFC Land); Công ty Cổ phần Truyền thông Tài chính Dầu khí
(PVFC Media).
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC
• Tình hình chung
Sau 7 năm hoạt động, PVFC đã có những thành công rất đáng khích lệ. Từ
một định chế tài chính non trẻ với rất nhiều khó khăn, thách thức đến nay PVFC đã
có được vị thế nhất định trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng như trên
thị trường tài chính tiền tệ.
Với những nỗ lực trong quản lý và kinh doanh, PVFC đã nhận được nhiều
giải thưởng của các tổ chức trao tặng như giải Sao Vàng Đất Việt do Hội doanh
nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức năm 2005; giải thưởng Thương hiệu mạnh dành cho
các doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và
phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh trong công cuộc hội nhập
kinh tế quốc tế do Thời báo Kinh tế Việt Nam kết hợp với Cục xúc tiến thương mại
(Bộ thương mại) tổ chức năm 2006; giải thưởng công nhận đơn vị tuyển dụng hàng
đầu và nhiều giải thưởng khác.
• Tình hình hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều rất khả quan, phản
ánh tốc độ tăng trưởng bền vững và hiệu quả trong mọi hoạt động của công ty, đặc
biệt trong năm 2006 tổng tài sản đạt 18.143 tỷ đồng gấp 2,65 lấn so với năm 2005
và tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân trong giai đoạn 2002 – 2006 đạt 130%. Tốc
độ tăng trưởng tài sản gắn liền với chiến dịch tăng vốn điều lệ của công ty qua các
năm như: năm 2004 tăng lên 300 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 1000 tỷ đồng. Năm

2006 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty,
sau 6 năm thành lập và hoạt động, PVFC đã chính thức gia nhập CLB các doanh
nghiệp có doanh thu trên 1000 tỷ đồng.
Các khoản thu nộp Ngân sách Nhà nước và Tập đoàn đều được hoàn thành
vượt mức kế hoạch được giao. Năm 2006 nộp Ngân sách Nhà nước 31,269 tỷ
đồng, nộp Tập đoàn 9,71 tỷ đồng bằng 129% và 130% kế hoạch được giao.
Hoạt động tín dụng tăng trưởng bền vững, đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự
án và vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành công của Tập
đoàn. Mức tăng trưởng cho vay các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2002 – 2006
trung bình đạt 164%/năm; mức tăng trưởng cho vay trực tiếp các tổ chức kinh tế,
cá nhân đạt 148%/năm. Số dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 5350 tỷ đồng, tăng 177%
so với năm 2005. Cơ cấu tín dụng có sự thay đổi hợp lý hơn, dư nợ tín dụng trung
và dài hạn chiếm 43% trên tổng dư nợ, cho vay các tổ chức kinh tế chiếm 47%
tổng dư nợ. Công ty luôn duy trì và đảm bảo các hệ số an toàn tín dụng theo đúng
quy định của NHNN.
Hoạt động huy động vốn của công ty đã có những bước tiến vững chắc, đáp
ứng nhu cầu kinh doanh của công ty. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao và ổn
định, giai đoạn 2002 – 2006 bình quân đạt 151%/năm. Nguồn vốn quan trọng nhất
là nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng và nguồn ủy thác của các tổ chức, cá nhân.
Năm 2006, nguồn vốn vay và nguồn ủy thác đầu tư đạt 11000 tỷ đồng, bằng 309%
so với năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng chậm hơn tỷ
trọng tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn còn chiếm tỷ
trọng cao trong quy mô vốn (chiếm 83% trong tổng vốn huy động). Huy động vốn
bằng ngoại tệ vẫn còn hạn chế và mới tập trung vào một số khách hàng nhất định.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, năm 2006 PVFC đã phát hành
thành công trái phiếu Tài chính Dầu khí với tổng số tiền thu được là 665 tỷ đồng.
Sau đây là bảng một số chỉ tiêu tài chính:
Bảng 2.1: Bảng các chỉ tiêu tài chính
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm: 2002, 2003, 2004, 2005,

2006).
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại PVFC
2.2.1. Hướng dẫn bảo lại tại PVFC
Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp bảo
lãnh
Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, chuyên viên khách hàng
có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ phận khách hàng phương án xử lý. Nếu khách
hàng đáp ứng điều kiện về việc cấp bảo lãnh của PVFC, chuyên viên khách hàng
hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh.
STT Chỉ tiêu Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1 Tồng tài sản 1.230 2.895 4.207 6.828 18.143
2 Nguồn vốn chủ sở
hữu
106 112 318 359 1.134
3 Vốn điều lệ 100 100 300 300 1.000
4 Doanh thu 65 133 214 422 1.023
-Thu từ lãi 31 114 185 418 955
-Thu ngoài lãi 34 19 29 4 68
5 Lợi nhuận trước
thuế
5,1 5,9 8,3 28,8 126

6 Nợ phải trả 216 803 3.887 6.456 16.330
7 Nợ phải thu 900 2.072 3.949 5.917 14.874
8 Thu nhập bq
(1000/người/tháng)
3 3,3 3,7 5,3 7
Trong vòng không quá 03 ngày làm việc, chuyên viên khách hàng có Báo
cáo đánh giá sơ bộ khách hàng trình lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng xem xét để
chuyển hồ sơ sang chuyên viên tín dụng trực tiếp thẩm định tín dụng.
Bước 2: Thẩm định tín dụng và lập Tờ trình cấp tín dụng
Trong trường hợp phải bổ sung tài liệu phục vụ công tác thẩm định, chuyên
viên tín dụng phối hợp với chuyên viên khách hàng yêu cầu khách hàng bổ sung,
tất cả tài liệu bổ sung chuyên viên tín dụng nhận được cũng phải cập nhật vào Sổ
theo dõi hồ sơ của phòng để theo dõi việc nhận lại các thông tin và tài liệu đã yêu
cầu.
Thời gian thẩm định tín dụng hồ sơ bảo lãnh không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp phát sinh những vướng mắc, chuyên viên tín dụng báo cáo kịp thời lên
Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng để xử lý.
Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định so với quy định của PVFC,
chuyên viên tín dụng phải thông báo rõ cho khách hàng biết lý do.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín
dụng cần phải xem xét, đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện của PVFC, theo
các nội dung như sau:
• Thẩm định tín dụng
- Khoản bảo lãnh phải đáp ứng đủ các điều kiện theo các quy định của NH Nhà
nước và quy định tại Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC hiện hành.
- Mục đích đề nghị PVFC bảo lãnh phải hợp pháp.
- Năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ được PVFC bảo lãnh trong thời hạn
cam kết.
- Ngoài các điều kiện nêu trên, khách hàng phải tuân thủ các quy định về quản
lý ngoại hối của Việt Nam.

- Các rủi ro liên quan đến khoản vay và biện pháp xử lý.
Trường hợp PVFC thực hiện đồng bảo lãnh hoặc phát hành bảo lãnh trên cơ sở
có bảo lãnh đối ứng của NH/Tổ chức tín dụng khác, chuyên viên tín dụng phải
thẩm định năng lực tài chính, thẩm quyền tham gia đồng bảo lãnh hoặc thẩm quyền
phát hành bảo lãnh đối ứng, uy tín … của NH/ tổ chức tín dụng đó.
• Thẩm định tài sản bảo đảm (nếu có)
Trường hợp bảo đảm bằng tài sản là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
trên đất:
- Chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm ( một bản photo) và soạn thảo công văn đề
nghị đến Bộ phận định giá thực hiện. Việc định giá được thực hiện theo “Hướng
dẫn thẩm định tài sản bảo đảm của PVFC”
- Sau khi hoàn tất công tác thẩm định tài sản bảo đảm, Bộ phận định giá lập
Báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm và Biên bản thoả thuận giá trị tài sản bảo đảm
được ký kết giữa khách hàng và Trưởng Bộ phận định giá, gửi về đơn vị cấp tín
dụng.
Trường hợp bảo đảm bằng tài sản là chứng từ có giá/cổ phiếu/hợp đồng uỷ
thác cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư:
- Chuyên viên tín dụng thực hiện định giá tài sản bảo đảm căn cứ vào “Danh
mục chứng từ có giá và cổ phiếu nhận cầm cố của Công ty Tài chính Dầu khí” và
Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC.
Đối với tài sản bảo đảm khác:
- Thực hiện định giá theo quy định tại Quy chế hoạt động tín dụng của
PVFC.
• Lập tờ trình cấp bảo lãnh
Sau khi hoàn tất công tác thẩm định khoản bảo lãnh của khách hàng, chuyên
viên tín dụng lập Tờ trình cấp bảo lãnh
Bước 3: Thẩm định độc lập
Đối với khoản bảo lãnh phải thẩm định độc lập theo quy định tại Quy chế
hoạt động tín dụng của PVFC, chuyên viên tín dụng tập hợp toàn bộ hồ sơ bảo lãnh
của khách hàng (bản photo) và soạn công văn đề nghị gửi Bộ phận thẩm định độc

lập tiến hành thẩm định khoản bảo lãnh.
Sau khi hoàn tất công tác thẩm định độc lập, Bộ phận thẩm định độc lập có
Báo cáo thẩm định độc lập theo đúng quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động
Thẩm định độc lập của PVFC, gửi về đơn vị cấp tín dụng.
Bước 4: Phê duyệt
Sau khi hoàn tất công việc thẩm định tín dụng và công tác thẩm định độc lập
(nếu có) đối với khoản bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín dụng trình hồ sơ
cấp bảo lãnh của khách hàng tới cấp có thẩm quyền phê duyệt
Bước 5: Thực hiện các thủ tục về bảo đảm tín dụng
Các thủ tục về bảo đảm tín dụng theo “Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về
bảo đảm tín dụng tại Công ty Tài chính Dầu khí”.
Sau khi hoàn tất các thủ tục về bảo đảm tín dụng, chuyên viên tín dụng nhận
bàn giao (các) giấy tờ tài sản gốc của khách hàng, hai bên ký nhận Biên bản giao
nhận giấy tờ tài sản.
Nhập kho (các) giấy tờ tài sản gốc theo mẫu Phiếu đề nghị gửi kho tài sản.
Bước 6: Ký kết hợp đồng bảo lãnh
Sau khi hoàn tất thủ tục về bảo đảm tiền vay, chuyên viên tín dụng soạn thảo
Hợp đồng bảo lãnh theo mẫu của PVFC, chuyển cho khách hàng ký trước, sau đó
trình lên cấp thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh tại PVFC.
Bước 7: Phát hành thư bảo lãnh
Căn cứ Đề nghị bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín dụng kiểm tra,
xem xét hồ sơ đề nghị phát hành thư bảo lãnh.
Bước 8: Quản lý phát hành thư bảo lãnh
• Theo dõi thực hiện Hợp đồng
Sau mỗi lần kiểm tra, chuyên viên tín dụng lập Biên bản kiểm tra mục đích
bảo lãnh của khách hàng theo từng lần phát hành thư bảo lãnh. Nếu khách hàng sử
dụng sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng trong trường hợp PVFC phải thực hiện nghĩa vụ cam
kết, chuyên viên tín dụng có báo cáo Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng, trình cấp phê
duyệt tín dụng xem xét để cùng khách hàng tìm giải pháp khắc phục hoặc ra quyết

×