Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.34 KB, 77 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN ANH THÚY

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành : Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số

: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ THỊ SƠN

HÀ NỘI - 2005


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ LUật Hình Sự

BLTTHS


: Bộ luật tố tụng hình sự

CHXHCN

: Cộng hồ xã hội chủ nghĩa

Đ.

: Điều

LHQ

: Liên hiệp quốc


MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu .................................................................................................. 1
Chương 1- Tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái .......5
1.1 Thực trạng tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................. 5
1.2 Tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái .......................... 9
1.2.1 Thực trạng và diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm về ma tuý
trên địa bàn tỉnh Yên Bái .................................................................. 9
1.2.2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh
Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004 ....................................................... 14
1.2.3 Nhân thân của những người phạm tội về ma tuý trên địa bàn tỉnh
Yên Bái ............................................................................................. 21
1.2.4 Hậu quả do tội phạm về ma tuý gây ra cho xã hội ........................... 23
1.2.5 Kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh
Yên Bái trong thời gian từ năm 1998 – 2004 ................................... 24

Chương 2 – Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý
trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................................................................ 31
2.1 Nguyên nhân và điều kiện về môi trường kinh tế – xã hội ..................... 31
2.2 Nguyên nhân và điều kiện về cơ chế, chính sách pháp luật .................... 34
2.3 Những tồn tại trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma tuý
trên địa bàn tỉnh Yên Bái ........................................................................... 39
2.3.1 Những tồn tại trong công tác điều tra tội phạm về ma tuý ............... 39
2.3.2 Những tồn tại trong công tác kiểm sát hoạt động điều tra và thực hiện
quyền công tố của cơ quan Viện kiểm sát ....................................... 43
2.3.3 Những tồn tại trong công tác xét xử tội phạm về ma tuý của cơ quan
Toà án................................................................................................. 44
2.4 Những tồn tại trong hoạt động của cơ quan quản lý khác về phòng, chống
ma tuý ...................................................................................................... 45
2.5 Nguyên nhân và điều kiện về môi trường giáo dục ................................. 47


2.6 Nguyên nhân và điều kiện về tuyên truyền giáo dục ............................... 48
2.7 Những hạn chế trong công tác cai nghiện ma tuý .................................. 49
Chương 3 – Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................................... 52
3.1 Dự báo tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời
gian tới ..................................................................................................... 52
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về
ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................................................. 53
3.2.1 Nhóm giải pháp giảm cung ma tuý .................................................. 55
3.2.1.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội ...................................................... 55
3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm
về ma tuý ................................................................................... 57
3.2.1.3 Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan Cơng
an, Viện kiểm sát, Tồ án........................................................... 59

3.2.1.4 Giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trên một số
lĩnh vực ..................................................................................... 62
3.2.2 Nhóm giải pháp giảm cầu ma tuý .................................................. 64
3.2.2.1 Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác giáo dục trong nhà trường 64
3.2.2.2 Giải pháp tuyên truyền giáo dục ............................................... 65
3.2.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý ......... 66
Kết luận ....................................................................................................... 69
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 71


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Năm 2005, sau bốn năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX
và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005, tình hình
an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội tiếp tục được giữ vững, các mục tiêu
kinh tế, xã hội đạt tốc độ tăng trưởng cao, các quan hệ đối ngoại, hội nhập
kinh tế với các quốc gia trên thế giới phát triển và đẩy mạnh, đạt được những
thành quả to lớn trên nhiều mặt. Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái đã có nhiều
thay đổi trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội, tạo ra bước tiến mới
trong công cuộc thực hiện công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Trong những năm qua cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên
địa bàn tỉnh Yên Bái được các cấp uỷ và chính quyền địa phương quan tâm
chỉ đạo, thực hiện. Tuy nhiên, diễn biến tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội
trên địa bàn tỉnh vẫn còn phức tạp. Đáng chú ý là tệ nạn ma tuý và các tội
phạm về ma tuý có chiều hướng gia tăng. Đấu tranh phịng, chống tội phạm
về ma tuý gặp nhiều khó khăn do bọn tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi,
xảo quyệt, tàn bạo, nhiều vụ mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý có tổ
chức chặt chẽ, phương tiện hoạt động hiện đại và có biểu hiện câu kết giữa tội

phạm trong nước và nước ngồi.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái” đang là vấn đề cấp thiết phục
vụ cho cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn
tỉnh Yên Bái.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội phạm về ma tuý đã được quan tâm và có kết quả đáng kể.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tệ nạn ma tuý dưới những góc độ và phạm


2
vi khác nhau. Các nhà xã hội học, luật học đã có những cơng trình nghiên cứu
về các đề tài thuộc lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý như:
Tổng luận “Tệ nạn ma tuý ở Việt Nam và giải pháp” của Bộ lao động, thương
binh và xã hội; Tổng luận “Ma tuý và cuộc đấu tranh chống lạm dụng ma tuý”
của Bộ công an; “Hiểm hoạ ma tuý với cuộc chiến mới” của tác giả Nguyễn
Xuân Yêm và Trần Văn Luyện; “Các tội phạm về ma tuý - Đặc điểm hình sự,
dấu vết pháp lý, các biện pháp phát hiện điều tra” của tác giả Nguyễn Phong
Hồ; “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma tuý” của tác giả Trần
Văn Luyện; “Phòng chống ma tuý trong nhà trường” (năm1997) của tác giả
Vũ Ngọc Bừng; Các Luận văn thạc sĩ luật học “Đấu tranh phịng, chống ma
t trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trịnh Văn Nam (1997);
“Đấu tranh phòng, chống tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép
các chất ma tuý” của tác giả Phan Đình Khánh (1998); Dưới góc độ tội phạm
học, đáng chú ý là Luận văn thạc sĩ luật học “Đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma tuý ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai (2002). ở luận
văn này tác giả đã nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý trong phạm vi
toàn quốc một cách hệ thống và chuyên sâu.
Tuy nhiên, do Yên Bái là một tỉnh miền núi với những đặc điểm riêng

về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tội phạm về
ma t. Hiện nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về
thực tiễn cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn
tỉnh n Bái. Vì lý do đó, tơi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp Cao
học luật.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm về ma t dưới góc độ tội
phạm học.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu tình hình tội phạm về
ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong khoảng thời gian từ năm 1998 – 2004.


3
Chúng tôi lựa chọn mốc nghiên cứu từ năm 1998 xuất phát từ thực tiễn tình
hình tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Qua công
tác tổng kết 3 năm thực hiện chương trình hành động phịng chống ma t
giai đoạn 1998 – 2000 theo quyết định 139/1998/ QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính Phủ, tình hình tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh
Yên Bái có sự chuyển biến đáng kể theo hướng gia tăng về số lượng và mức
độ nghiêm trọng. Những số liệu nghiên cứu về tình hình tội phạm về ma tuý
trong thời gian 7 năm từ 1998 – 2004 sẽ là căn cứ thực tiễn có giá trị, cần và
đủ để tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý, từ đó
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm
này trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp
luật hình sự.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, lô gic, so sánh, xã hội học, phỏng
vấn và khoa học dự báo để thực hiện các nhiệm vụ của luận văn.
5. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích của luận văn tập trung làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn
cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên
Bái. Từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạn chế và
từng bước đẩy lùi tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận văn :
- Khái quát thực trạng tệ nạn ma tuý và tình hình tội phạm về ma tuý
trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm 1998 – 2004.


4
- Nghiên cứu hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Phân tích làm rõ ngun nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về
ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua.
- Dự báo tình hình tội phạm về ma tuý và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý trong thời gian tới.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.
Luận văn đã xác định được đầy đủ các đặc điểm riêng của tình hình tội
phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian gần đây. Từ đó làm
sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý và bằng
những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tác giả hy
vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm 70 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận được chia thành
3 chương:
Chương 1: Tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma tuý
trên địa bàn tỉnh Yên bái.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái.


5
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI .

1.1 Thực trạng tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Yên Bái là một tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên hơn 6.882,922km2,
dân số khoảng 722.844 người, gồm 12 dân tộc anh em sinh sống. Yên Bái Là
cửa ngõ của miền Tây Bắc, đầu mối giao thông giữa các tỉnh Đông Bắc và
Tây Bắc, từ biên giới Việt Trung (cửa khẩu Lào Cai) đến thủ đô Hà Nội. Địa
bàn tỉnh Yên Bái nằm chạy dài hai bên bờ sơng Hồng, có địa giới giáp các
tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ và Sơn La (trong đó giáp Lào
Cai là 252km, Sơn La là 205km). Vị trí địa lý như vậy rất thuận lợi cho các
hoạt động tội phạm về ma tuý.
Việc trồng và sử dụng thuốc phiện đã có từ lâu đời ở các vùng núi cao
tỉnh Yên Bái, nhiều nơi đã trở thành phong tục, tập quán, đặc biệt là đối với
đồng bào các dân tộc như Mông, Thái… ở hai huyện Mù Cang Chải và Trạm
Tấu. Thuốc phiện được dùng để đáp ứng một phần nhu cầu chữa bệnh và
dùng trong những ngày lễ hội, đình đám, ma chay, cưới xin, một phần để tạo
thêm nguồn thu nhập…Như vậy, việc sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển
thuốc phiện và các sản phẩm thuốc phiện trên địa bàn tỉnh có một q trình
hình thành và phát triển từ xa xưa.
Cùng với các địa bàn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lai Châu,
Nghệ An, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái được xác định là địa bàn trọng điểm về
ma túy của toàn quốc. Tệ nạn ma tuý trong đó có tình hình tội phạm về ma

t ngày càng thể hiện tính phức tạp, đa dạng hơn và xu hướng phát triển
mạnh ở các thành phố, thị xã, trung tâm cơng nghiệp, khu du lịch…
Để nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái,
chúng tôi bắt đầu nghiên cứu một cách khái quát về tệ nạn ma tuý.


6
Tệ nạn ma tuý, theo Luật phòng chống ma tuý nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã xác định là “tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma
tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý’’[14].
Tội phạm về ma tuý là một bộ phận của tệ nạn ma tuý, nó chỉ bao gồm
những hành vi liên quan đến ma t có tính chất, mức độ nguy hiểm lớn cho
xã hội và được luật hình sự quy định là tội phạm. Để đấu tranh phòng, chống
các tội phạm về ma tuý có hiệu quả, Bộ luật hình sự của Nhà nước ta qua các
giai đoạn phát triển ngày càng thể hiện tính kiên quyết đối với việc đấu tranh
các tội phạm về ma tuý. Từ chỉ quy định tại 2 điều là điều 96a và điều 203 ở
BLHS năm 1985, nay đã quy định gồm 10 điều thành một chương riêng: các

tội phạm về ma tuý, tại chương XVIII của BLHS năm 1999.
Theo nghĩa hẹp, thì tệ nạn ma tuý được dùng để chỉ tình trạng nghiện
hút, lạm dụng ma tuý.
Cũng theo nghĩa hẹp, có thể khái quát tội phạm về ma túy là các hoạt
động trồng trọt, sản xuất điều chế và lưu thông phân phối ma tuý một cách bất
hợp pháp [12].
Xét đến cùng các hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma tuý là để cung cấp cho người sử dụng ma t. Nếu khơng
cịn nhu cầu về sử dụng ma t thì cũng khơng có các hoạt động phạm tội về
ma tuý. Ma tuý sẵn có trên thị trường lại kích thích tệ nạn nghiện hút phát
triển. Và vấn đề quan trọng khác là tệ nạn nghiện hút ma tuý là động lực thúc
đẩy sự gia tăng của các tội phạm khác về ma tuý. Mối quan hệ qua lại đó

mang yếu tố kinh tế vì nó đã trở thành thị trường ma tuý có “cung” (các tội
phạm về ma tuý) – “cầu” (tệ nạn nghiện hút ma tuý) và các hoạt động phục vụ
cho quy luật cung - cầu đó. Do vậy việc giải quyết vấn đề ma tuý ở từng địa
phương, từng quốc gia hay trên tồn thế giới khơng thể đạt kết quả nếu tách
rời đấu tranh giảm “cung” với đấu tranh giảm “cầu” ma tuý.


7
Có thể nói, việc nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý không thể
tách rời thực trạng và diễn biến tệ nạn ma tuý. Bất cứ một số liệu thống kê
nào của tình hình tội phạm về ma tuý cũng đều phản ánh ở phạm vi nhất định
thực trạng tệ nạn ma tuý và ngược lại. Để đánh giá thực trạng tình hình tội
phạm về ma tuý phải dựa trên cơ sở đánh giá thường xuyên về tệ nạn ma t.
Chính vì vậy, để đánh giá thực trạng tình hình tội phạm về ma tuý trên
địa bàn tỉnh Yên Bái chúng tơi bắt đầu nghiên cứu tình trạng nghiện hút, lạm
dụng ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Từ năm 1993, chính phủ đã ban hành nghị quyết 06/ CP về tăng cường
cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma tuý. Thực hiện chủ trương này Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có kế hoạch triển khai cụ
thể về việc phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh. Từ tỉnh đến các huyện, thị
trọng điểm đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống ma tuý. Các cấp, ngành địa
phương đã tích cực bằng mọi biện pháp phòng ngừa và đấu tranh với tệ nạn
ma tuý. Hàng năm đã đạt nhiều kết quả, song tình trạng nghiện hút ma tuý vẫn
diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Yên Bái:
Năm 1996 có 2.462 đối tượng nghiện ma tuý, năm 1997 đã có 2.724 đối
tượng nghiện ma tuý, tăng 262 đối tượng. Đến năm 1998 số lượng người
nghiện ma tuý tăng một cách đột biến, có 3.595 đối tượng nghiện, tăng 132%
so với năm 1997. Từ năm 1999 số lượng người nghiện có xu hướng giảm.
Năm 2000 giảm 17% so với năm 1999; Đến năm 2004 giảm 12% so với năm
2003. Tính đến cuối năm 2004 tồn tỉnh có 3.046 người nghiện ma t có hồ

sơ kiểm sốt, trong đó có 2.213 người nghiện ngồi xã hội và 883 người
nghiện trong trại giam, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh và công trường 06.
Tuy nhiên, số người nghiện ma t trên thực tế có thể cịn cao hơn. Năm 2004
cơ quan điều tra đã phát hiện 977 người nghi nghiện nhưng chỉ mới kiểm tra,
kết luận được 482 người, trong đó đã phát hiện 177 người nghiện 305 người
khơng nghiện; Cịn lại 495 người chưa kiểm tra kết luận được. Như vậy,


8
chúng ta phải chấp nhận một thực tế những số liệu thống kê của các cơ quan
chức năng chỉ mang tính tương đối, chưa phản ánh chính xác tình hình thực
tế. Sau đây là bảng tổng hợp thống kê số người nghiện ma tuý:
Bảng 1: Thống kê về số người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh
Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.

Năm

Số người nghiện hút Tỷ lệ so với năm 1998(%)

(1)

(2)

(3)

1998

3.595

100


1999

3.512

98

2000

2.898

81

2001

3.339

93

2002

3.121

87

2003

3.490

97


2004

3.046

85

Nguồn: Phịng tổng hợp Cơng an tỉnh n Bái.
Tệ nạn nghiện hút ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái mang sắc thái của
một tỉnh miền núi. Có thể chia làm hai loại như sau:
Số người nghiện hút thuốc phiện mang tính tập quán lâu đời ở vùng
thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao. Trong tổng số 3.046 người nghiện ma tuý năm
2004 trên địa bàn tỉnh, trong đó huyện Mù Cang Chải có trên 1000 người
nghiện chiếm 40%; Huyện Trạm Tấu có trên 500 người nghiện chiếm 17%.
Nguồn thuốc phiện do họ lén lút trồng. Hình thức hút chủ yếu bằng tẩu, bàn
đèn. Người cao tuổi chiếm tỷ lệ 70%, hiện nay đang có chiều hướng lan rộng
trong tầng lớp thanh thiếu niên.
Số người nghiện theo dạng tiêm, chích, hít hêrơin tập trung chủ yếu ở
thành phố, thị xã, khu cơng nghiệp, nơi khai thác khống sản…Hình thức sử


9
dụng ma tuý theo dạng tiêm chích chiếm 90%; hít hêrôin, ma tuý tổng hợp
chiếm 10%; Người cao tuổi chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu ở lứa tuổi lao động từ
18 - 45 tuổi. Đây là vấn đề đáng lo ngại, khi nhóm nghiện hút chủ yếu là
thanh niên, nguồn lao động chủ yếu của đất nước hiện tại và tương lai, tác hại
về kinh tế xã hội là vô cùng to lớn, tốc độ lan truyền rất nhanh chóng, hậu quả
không chỉ là trước mắt mà cả lâu dài.
1.2 Tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn Tỉnh Yên Bái.
Tình hình tội phạm về ma tuý là một hiện trạng xã hội đặc biệt, mang

yếu tố truyền thống, xã hội, kinh tế và quốc tế. Việc nghiên cứu tình hình tội
phạm về ma t khơng có nghĩa là nghiên cứu từng tội phạm cụ thể riêng biệt
theo những tiêu chuẩn pháp lý hình sự. Và cũng khơng thể chỉ đơn giản là
phép cộng các con số thống kê về tội phạm ma tuý đã thu nhận được mà phải
xác định các đặc điểm về lượng và chất của nó. Các đặc điểm về lượng được
thể hiện qua các chỉ số định lượng và được biểu đạt bằng khái niệm thực trạng
và diễn biến của tình hình tội phạm về ma tuý. Các đặc điểm về chất được
biểu hiện qua các chỉ số định tính và được biểu đạt bằng cơ cấu và tính chất
của tình hình tội phạm về ma tuý.
1.2.1 Thực trạng và diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm về ma
tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.
Lý luận và thực tiễn cho thấy, không phải mọi tội phạm về ma tuý xảy
ra trên địa bàn tỉnh đều đã được các cơ quan chức năng phát hiện, có thơng tin
về chúng, kịp thời điều tra truy tố, xét xử về hình sự và được thống kê đầy đủ.
Để phản ánh chính xác tình hình tội phạm trong xã hội, ngoài con số tội phạm
rõ phải cộng thêm số lượng các tội phạm ẩn (số tội phạm đã xảy ra mà chưa bị
phát hiện, chưa bị xử lý về hình sự, chưa có trong thống kê hình sự ).
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, căn cứ vào diễn biến của tình hình tội
phạm về ma tuý, các cơ quan chức năng đã đánh giá tội phạm ẩn về ma
tuý tới 90 – 97%. Trong giới hạn bản luận văn này chúng tôi nghiên cứu trên


10
cơ sở con số thống kê tội phạm rõ. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình hình tội
phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngoài số liệu của cơ quan Tồ án,
chúng tơi sử dụng số liệu thống kê hình sự của cơ quan Cơng an, Viện kiểm
sát. Vì nó tính đến các tội phạm đã được ghi sổ trong đó có cả tội phạm chưa
phát hiện người phạm tội, chưa minh chứng được bị can phạm tội và cả những
vụ đã chứng minh được người phạm tội nhưng không cần thiết phải áp dụng
thủ tục xét xử hoặc đã phát hiện song chưa đủ điều kiện để đưa ra xét xử.

Bảng 2: Thống kê về số vụ, đối tượng bị bắt giữ và bị khởi tố trên địa
bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.

(1)
1998

Bắt giữ
Vụ
Đối
tượng
(2)
(3)
202
333

Khởi tố
Vụ
Đối
tượng
(4)
(5)
109
160

(2/4)
53,96

(3/5)
48,0


1999

212

344

182

279

85,85

81,0

2000

115

156

98

127

85,2

81,4

2001


162

245

125

160

77,1

65,3

2002

162

233

127

165

78,4

70,8

2003

186


278

147

184

71,0

66,1

2004

214

322

175

208

81,78

64,6

Tổng

1.253

1.911


963

1.283

76,86

67,14

Năm

Tỷ lệ %
Vụ
Đối tượng

Nguồn: Phịng tổng hợp Cơng an tỉnh Yên Bái.
Số liệu hàng năm từ 1998 – 2004 cho thấy số vụ, đối tượng bị bắt giữ
về các tội phạm ma tuý tăng đáng kể. Năm 1998 Cơ quan điều tra đã phát hiện,
bắt giữ 202 vụ, 333 đối tượng. Năm 1999 số lượng phát hiện, bắt giữ tăng so
với năm 1998 là 104,95% về số vụ, tăng 103,3% về số đối tượng. Năm 2000
phát hiện, bắt giữ có giảm 45,75% so với năm 1999 về số vụ (115/212), giảm
54,65% về số đối tượng (156/344). Đến năm 2003, năm 2004 số phát hiện bắt
giữ tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2004 số vụ bắt giữ cao nhất trong 7 năm qua,


11
tăng so với năm 2003 là 115% về số vụ (214/186), tăng 115% về số đối tượng
(322/278).
Nhìn vào số liệu thống kê về số vụ, đối tượng bị bắt giữ và Cơ quan điều tra
đã ra quyết định khởi tố trong giai đoạn 1998 – 2004, chúng ta thấy một thực tế
là tỷ lệ số vụ, đối tượng Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố còn thấp, nhất là

năm 1998 số vụ bị khởi tố chỉ chiếm 53,96% số vụ bị bắt giữ (109/202), số đối
tượng bị khởi tố chiếm 48% số đối tượng bị bắt giữ (160/333). Như vậy số vụ,
đối tượng Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp xử phạt hành chính chiếm tỷ lệ
rất cao. Các năm tiếp theo tỷ lệ này có giảm hơn. Đến năm 2004 số vụ khởi tố
đã chiếm 81,78% (175/214), tăng so với năm 2003 là 2,78%.
Trong 7 năm (1998 – 2004) trên địa bàn tỉnh cơ quan Công an đã phát
hiện 1253 vụ với 1911 đối tượng phạm tội về ma tuý (xem cột 2,3 bảng 2, trang
10 ). So với toàn quốc chiếm 1,6% về số vụ, chiếm 1,55% về số đối tượng
phạm tội về ma tuý bị phát hiện, bắt giữ.
Toà án nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái đã thụ lý 984 vụ với 1350 bị cáo,
đã xét xử 912 vụ (đạt 92,86%), 1251 bị cáo (đạt 92,67%). So với toàn quốc
chiếm 1,51% về số vụ (912/60.515), 1,56% về số bị cáo (1251/79.996) phạm
tội về ma tuý bị đưa xét xử (xem bảng 3, trang 12 ).
Năm 2004 Toà án nhân dân các cấp đã xét xử 134 vụ / 159 bị cáo phạm
tội về ma tuý so với 154 vụ / 227 bị cáo đã xét xử năm 1998, như vậy ở giai
đoạn 1998 – 2004 số vụ phạm tội về ma tuý đã xét xử không tăng mà giảm
xuống đáng kể. Giảm 13% về số vụ, giảm 30% về số bị cáo. Số vụ / bị cáo
phạm tội về ma tuý đã xét xử cao nhất là năm 1999 với 161 vụ / 165 bị cáo.
Trong 3 năm 2000 – 2002 số vụ / bị cáo phạm tội về ma tuý có giảm so với
năm 1999. Đến năm 2003 lại có chiều hướng gia tăng cho đến nay với mức độ
tăng chậm. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 116,26% (143/123). Năm 2004
số vụ phạm tội về ma tuý tăng so với năm 2003 là 104,69% (134/128).


12
Nhìn vào số liệu thống kê cho thấy, số vụ tội phạm về ma tuý được đưa
ra xét xử so với số vụ đã thụ lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái chiếm một tỷ lệ trung
bình là 92,67%. Đây là tỷ lệ tương đối cao, tỷ lệ này trên toàn quốc trong
những năm qua chỉ chiếm khoảng 78%.
Cụ thể tỷ lệ xét xử các vụ tội phạm về ma tuý qua các năm từ 1998 –

2004 được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3: Thống kê về số vụ tội phạm về ma tuý được thụ lý và xét xử
trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.
Tổng số vụ tội phạm về ma tuý

Năm
Thụ lý

Đã xét xử

Tỷ lệ %

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

(1)

(2)

(3)


(4)

(5)

(2/4)

(3/5)

1998

173

259

154

227

89

87,64

1999

171

245

161


235

94,15

92,52

2000

108

178

103

165

95,37

92,7

2001

118

149

116

146


98,31

97,99

2002

123

150

116

144

94,31

96,0

2003

143

190

128

175

89,51


92,11

2004

148

170

134

159

90,54

93,53

Tổng

984

1.350

912

1.251

92,68

92,67


Nguồn : Phòng tổng hợp Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái.
Đồ thị về số vụ tội phạm về ma tuý đã xét xử trên địa bàn tỉnh Yên
180

Bái giai đoạn 1998 – 2004.

160
140

V

120
100
80
60
40
20
0
1998

1999

2000

2001

2002

2003


2004


13
Từ những phân tích trên có thể rút ra một số nhận xét về tệ nạn ma tuý
(theo nghĩa hẹp) và tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái
thời gian qua như sau :
Thứ nhất, tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Mối quan hệ qua lại đó mang yếu tố cầu – cung và các hoạt
động phục vụ cho quy luật cung cầu đó. Tuy nhiên, quan niệm trên (cung –
cầu) chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong số tội phạm về ma tuý có tội sử dụng trái
phép chất ma tuý (Đ.199 BLHS 1999). Thực trạng tệ nạn ma tuý phản ánh căn
bản “cầu” ma tuý, còn thực trạng tội phạm về ma tuý phản ánh căn bản “cung”
ma tuý. Đã có thời kỳ chúng ta quan niệm người nghiện ma tuý chỉ là nạn nhân,
là người mắc bệnh xã hội cần được chạy chữa, cưu mang, quan tâm. Nếu họ có
vi phạm thì chỉ bị xử lý bằng biện pháp hành chính là chủ yếu. Quan niệm đó
mang tính nhân đạo sâu sắc và đến nay vẫn đúng, nhưng chưa đủ khi vấn đề ma
t được nhìn nhận dưới góc độ chính trị, kinh tế, pháp luật thì thấy rằng giữa
tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý là quan hệ cung – cầu, có người mua
sẽ có kẻ bán, thị trường sẽ điều tiết giá cả…Giữa bọn tội phạm ma tuý và các
đối tượng nghiện ma tuý là một chu trình khép kín, do đó các tội phạm về ma
t có tăng hay giảm cũng chính là ta có kiểm sốt và giải quyết được tình
trạng nghiện ma t hay không?
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma
tuý BLHS Việt Nam năm 1999 đã quy định người sử dụng trái phép chất ma
tuý mặc dù đã được giáo dục nhiều lần, được cai nghiện, đã bị xử phạt hành
chính nhưng vẫn tái nghiện thì bị xử lý về hình sự.
Thứ hai, tình trạng nghiện ma tuý, lạm dụng ma tuý trên địa bàn tỉnh
Yên Bái đến cuối năm 2004 đã giảm 15% so với năm 1998. Nhưng số vụ, đối
tượng tội phạm về ma tuý bị phát hiện bắt giữ lại có chiều hướng gia tăng, đặc

biệt năm 2004 có số vụ bắt giữ cao nhất trong 7 năm qua. Điều này phần nào
thể hiện thực trạng tội phạm về ma tuý không chỉ căn cứ vào số liệu người


14
nghiện ma tuý, vì mối liên hệ giữa những thay đổi về tội phạm ma tuý và tệ
nạn ma tuý thường không được chặt chẽ và phần lớn chất ma tuý trong các vụ
bị bắt giữ là ma tuý trung chuyển. Thậm chí khi các mức độ sử dụng giảm, mức
độ tiêu thụ vẫn cao và tiếp tục tăng trong một số năm. Yên Bái được đánh giá
là một trong những địa bàn trung chuyển, chủ yếu là thuốc tân dược gây nghiện
(seluxen) qua tuyến đường sắt Lào Cai – Yên Bái và tuyến quốc lộ 70, từ Trung
Quốc qua tỉnh Lào Cai vào tỉnh Yên Bái sau đó sang các địa bàn khác.
Thứ ba, Tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái nếu chỉ
căn cứ vào số liệu thống kê hoạt động xét xử của Toà án nhân dân các cấp đối
với tội phạm về ma tuý chưa phản ánh hết tình hình tội phạm về ma tuý. Chúng
ta phải kết hợp cả số liệu phát hiện, bắt giữ của cơ quan Công an, vì những số
liệu bắt giữ có thể sử dụng để đánh giá tình hình tội phạm về ma tuý như quy
mơ, khuynh hướng bn lậu ma t. Có thể kết luận rằng, tình hình tội phạm về
ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang diễn biến hết sức phức tạp và có xu
hướng gia tăng.
1.2.2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn
tỉnh Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.
Trước hết, cần xem xét tình hình tội phạm về ma tuý trong mối tương
quan với tình hình tội phạm nói chung (bị đưa ra xét xử) từ năm 1998 – 2004
(được thể hiện qua bảng 4, trang 15).
Trong 7 năm qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái số vụ tội phạm về ma tuý
bị đưa ra xét xử là 912 vụ trên tổng số 2.386 vụ án hình sự các loại, chiếm một
tỷ lệ trung bình là 38,22%. Đây là tỷ lệ cao trong tình hình tội phạm nói chung,
trong phạm vi toàn quốc tội phạm về ma tuý chỉ chiếm khoảng trên 12% trong
tổng số vụ án hình sự các loại. Như vậy, tỷ lệ tội phạm về ma tuý trong tổng số

các tội phạm hình sự bị đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Yên Bái cao gấp 3 lần so
với toàn quốc. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 1998 các tội phạm về ma tuý bị
đưa ra xét xử là 154 vụ chiếm 40,53%, các năm tiếp theo có xu hướng giảm


15
dần, đến năm 2004 lại tăng lên đáng kể chiếm 45,73% số vụ tội phạm hình sự
các loại đã xét xử.
Bảng 4: So sánh tổng số vụ tội phạm về ma tuý đã xét xử với tổng số
các vụ tội phạm hình sự các loại đã xét xử trên địa bàn tỉnh Yên Bái
giai đoạn 1998 – 2004.
Số vụ tội phạm

Số vụ tội phạm hình sự

về ma tuý

các loại đã xét xử

1998

154

380

40,35

1999

161


403

39,95

2000

103

311

33,12

2001

116

331

35,05

2002

116

314

36,94

2003


128

354

36,16

2004

134

293

45,73

Tổng

912

2.386

38,22

Năm

Tỷ lệ%

Nguồn : Phịng tổng hợp Tồ án nhân dân tỉnh Yên Bái.
Cơ cấu của tình hình tội phạm về ma tuý còn được thể hiện qua tỷ trọng
từng loại tội phạm về ma tuý trong tổng số tội phạm về ma tuý đã xét xử. Trong

7 năm (1998 – 2004), các tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép và chiếm
đoạt các chất ma tuý chiếm tỷ lệ lớn trong số các tội phạm về ma tuý bị đưa ra
xét xử. Nếu như năm 1998, các tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép và
chiếm đoạt chất ma tuý bị xét xử chiếm tỷ lệ 52,6% so với 37,66% số vụ bị xét
xử về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và 9,74% về tội sử dụng trái
phép chất ma tuý. Thì đến năm 1999 cho đến nay, các tội mua bán, vận chuyển,
tàng trữ trái phép và chiếm đoạt chất ma tuý chiếm tuyệt đại đa số trong các tội
phạm về ma tuý được đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Yên Bái, chiếm một tỷ lệ
trung bình là 78,73% (đặc biệt năm 2003 chiếm 96,09%). Số các vụ tội phạm
này được đưa ra xét xử tăng nhanh phản ánh khá chính xác sự gia tăng nghiêm


16
trọng của thực tế buôn bán, vận chuyển, trái phép các chất ma tuý trên địa bàn
tỉnh Yên Bái trong thời gian vừa qua. Các tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
tuý, sử dụng trái phép chất ma tuý và tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại
cây khác có chứa chất ma tuý chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các tội phạm về
ma tuý được đưa ra xét xử, cho thấy thực tiễn xét xử khơng phản ánh đúng cơ
cấu của tình hình tội phạm này trên thực tế, không tương xứng với số lượng lớn
người nghiện ma tuý và tỷ lệ tái nghiện cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Bảng 5 : Thống kê về một số loại tội phạm về ma tuý đã xét xử trên
địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.

Năm

Tội trồng cây

Tổng

Tội mua bán,


số vụ

tàng trữ, vận

Tội tổ chức sử

Tội sử dụng

tội

chuyển, chiếm

dụng trái phép

trái phép chất

phạm

đoạt trái phép

chất ma tuý

ma tuý

về ma

chất ma tuý.

tuý


Vụ

thuốc phiện
hoặc các loại
cây khác có
chứa chất ma
tuý

Tỷ trọng Vụ

Tỷ trọng

Vụ

Tỷ trọng Vụ Tỷ trọng

1998

154

81

52,6%

58

37,66%

15


9,74%

1999

161

116

72,05%

38

23,65%

4

2,48%

2000

103

86

83,5%

16

15,53%


2001

116

100

86,21%

14

12,07%

2002

116

102

87,93%

14

12,07%

2003

128

123


96,09%

3

2004

134

110

82,09%

Tổng

912

718

78,73%

3

1,86%

1

0,97%

2


1,72%

2,34%

2

1,56%

11

8,21%

10

7,46%

3

2,24%

154

16,89%

33

3,62%

7


0,77%

Nguồn: Phịng tổng hợp Tồ án nhân dân tỉnh n Bái.
Con số thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái cho thấy trong thời
gian 1998 – 2004, chỉ có 7 bị cáo bị xét xử về tội trồng cây thuốc phiện chiếm
một tỷ lệ trung bình rất nhỏ là 0,77%. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta có cân
nhắc nhiều đến tập quán trồng và sử dụng thuốc phiện của đồng bào dân tộc,
việc xử lý hình sự đối với các hành vi này chỉ đặt ra trong những trường hợp


17
nhất định. Trong 7 năm, cơ quan điều tra lập hồ sơ xử lý hơn 300 đối tượng vi
phạm tái trồng cây thuốc phiện, nhưng chỉ khởi tố 15 vụ, 17 đối tượng cịn lại
xử lý hành chính và kiểm điểm trước dân 283 đối tượng. Như vậy, chính sách
phịng, chống tội phạm về ma tuý do người dân tộc ít người của ta chủ yếu
theo hướng giáo dục, vận động họ không trồng và sử dụng thuốc phiện hoặc
các chất ma t khác.
Tính chất nghiêm trọng của tình hình tội phạm nói chung, tính chất
nguy hiểm của tội phạm về ma t nói riêng cũng được thể hiện thơng qua mức
hình phạt đã tuyên với người phạm tội này.
Bảng 6 : Thống kê về tình hình xử lý các bị cáo phạm tội về ma tuý
trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.
Số bị cáo đã xét xử theo quyết định của Tồ án

Năm

Tổng
số vụ
Miễn

phạm
trách
tội về
nhiệm
ma
hình sự
t

7
án
năm
treo tù trở
xuống

Trên
7
năm

đến
10
năm

Trên
10
năm

đến
20
năm



chung
thân

Tử
hình

Các
hình
phạt
khác

1998

227

14

147

21

44

1999

235

11


139

28

56

1

2000

165

9

113

31

10

1

1

2001

146

8


98

25

15

2002

144

1

9

97

28

9

2003

175

2

2

111


35

25

2004

159

2

90

37

30

3

55

795

205

189

2

2


0

0,24

4,4

0,16

0,16

0

Tổng 1251
%

63,55 16,39 15,11

1

Nguồn: phịng tổng hợp Tồ án nhân dân tỉnh Yên Bái.


18
Trong 7 năm, từ năm 1998 – 2004 đã có 2 bị cáo phạm tội về ma tuý
phải nhận mức án tử hình (chiếm 0,16%), 2 bị cáo bị phạt tù chung thân (chiếm
0,16%). Có 189 bị cáo trên tổng số 1.251 bị cáo bị đưa ra xét xử phải nhận mức
án tù có thời hạn trên 10 năm đến 20 năm. Các hình phạt trên 7 năm đến 10
năm có 205 bị cáo (chiếm 16,39%). Số bị cáo phải nhận mức án từ 7 năm trở
xuống chiếm tỷ lệ cao gồm 795 bị cáo (chiếm 63,55%).
Các hình phạt từ 7 năm tù trở xuống đa phần được tuyên cho người

phạm các tội có mức độ nguy hiểm thấp hơn trong nhóm như tội sử dụng trái
phép chất ma tuý, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, tội sản xuất trái phép
chất ma tuý hoặc tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý và
chiếm đoạt chất ma tuý được quy định tại khoản 1 điều 194 BLHS hoặc có
nhiều tình tiết giảm nhẹ đặc biệt…
Tính chất của các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngày
càng nguy hiểm thể hiện qua phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về
ma tuý. Phần lớn các ổ, nhóm, đường dây phạm tội về ma tuý được hình thành
trên cơ sở gia đình, họ hàng, bạn bè thân thích thành một tổ chức đường dây
khép kín nhằm đảm bảo tính bí mật và có sự ràng buộc cao, khơng dễ dàng khai
báo đồng bọn khi bị bắt giữ.
Địa bàn hoạt động của tội phạm về ma tuý tập trung chủ yếu trên các
tuyến giao thơng nhất là tuyến về các huyện phía tây, đường bộ giáp Sơn La,
Lào Cai, tập trung ở khu vực Tú Lệ (Văn Chấn), Nậm Có (Mù Căng Chải), Pá
Hu (Trạm Tấu), Hạnh Sơn (Văn chấn); Các đối tượng hình thành các nhóm
móc nối với đối tượng ở Phù Yên, Mường La (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai)
để mua bán vận chuyển ma tuý vào Yên Bái tiêu thụ. Trên các tuyến đường này
lượng ma tuý thu giữ chiếm 74%, hêrôin chiếm 72,4% trong tổng số thu giữ
của cả tỉnh. Ngoài ra, bằng việc thường sử dụng các phương tiện giao thông
công cộng như ô tô khách, tầu hoả…Tuyến đường sắt Yên Bái – Lào Cai và
tuyến quốc lộ 70, các đối tượng phạm tội về ma tuý vận chuyển chủ yếu là


19
thuốc tân dược (senluxen) từ Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai vào tỉnh Yên Bái.
Điển hình là vụ Mạc Quý Anh bị bắt tại ga Yên Bái ngày 31 tháng 01 năm
2000 do vận chuyển 5000 ống tân dược gây nghiện (senluxen). Trên tuyến
đường này trong 7 năm đã thu giữ 33.239 ống thuốc tân dược gây nghiện
(senluxen), đối tượng vận chuyển của phần lớn số tân dược này không được
làm rõ (xem bảng 9, tr. 29). Bọn tội phạm về ma tuý thường lợi dụng địa hình

rừng núi, tập quán nhân dân thường qua lại thăm thân ở các xã giáp ranh biên
giới để vận chuyển ma tuý từ Lào qua Sơn La, Lai Châu vào Yên Bái, chủ yếu
là thuốc phiện và hêrơin. Điển hình là vụ Nguyễn Văn Hải ở thị xã Nghĩa Lộ bị
bắt ngày 15 tháng 04 năm 1998 do vận chuyển 7,2 kg thuốc phiện…
Đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma tuý
hoạt động rất tinh vi xảo quyệt với nhiều thủ đoạn để che giấu tội phạm từ khi
thu gom, cất giấu, vận chuyển, giao nhận.
Đối tượng buôn bán thường xuất hiện ở vùng trồng thuốc phiện để thu
gom thuốc phiện. Số này thường đưa tiền, hàng hoá hợp thị hiếu lên các vùng
trồng thuốc phiện đặt cọc từ khi thuốc phiện mới ra hoa rồi tuyển lựa đối tượng
gom hàng là người dân tộc ở địa phương. Vận chuyển là khâu quan trọng nhất
đồng thời là khâu dễ sơ hở nhất, có đến 80% các vụ đã phát hiện trên địa bàn
tỉnh Yên Bái thông qua khâu vận chuyển. Vì vậy, chúng sử dụng nhiều thủ
đoạn để che dấu khi vận chuyển như cho lẫn vào hàng hố khác để tránh phát
hiện trong kiểm tra cơng khai, giấu trong các hốc xe ơ tơ, đóng gói vào các bao
ni lông, đựng trong can nhựa, giấu vào trong khúc gỗ, sử dụng va li hai đáy,
quấn quanh người, có nhiều trường hợp chúng cho hêrơin vào bao cao su rồi
nuốt vào bụng hoặc giấu trong hậu môn, bộ phận sinh dục…Khi vận chuyển
trên các phương tiện giao thông công cộng chúng thường ngồi ở một chỗ, hàng
để một chỗ đề phịng khi bị kiểm tra, phát hiện thì “bỏ của chạy lấy người” và
hàng đó là hàng vơ chủ…Khi vận chuyển chúng thường đi hai người để hỗ trợ


20
nhau khi cần thiết hoặc móc ngoặc với lái xe khi đến gần trạm kiểm sốt thì
xuống, qua trạm kiểm sốt an tồn lại tiếp tục lên xe đi.
Về thủ đoạn giao nhận, khi bán hàng chúng thường gặp nhau trước để
bàn bạc, xem mẫu, định giờ và thống nhất kế hoạch giao nhận. Sau đó mới cử
tay chân hoặc thuê người đem đến địa điểm đã hẹn. Chúng thường sử dụng
người già, người tàn tật, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ, người dân tộc thiểu số

vận chuyển hàng cho chúng. Chúng thường sử dụng tín hiệu, ám hiệu, liên lạc
bằng điện thoại di động và thường xuyên thay đổi số để tránh sự theo dõi của
cơ quan điều tra…Đáng chú ý các đối tượng buôn bán lớn và chuyên nghiệp
thường không bao giờ trực tiếp vận chuyển, giao hàng mà chỉ làm vai trò chỉ
huy, cấp vốn cho bọn tay chân hoạt động.
Về thủ đoạn cất giấu, đối tượng buôn bán thường sau khi nhận hàng
phân tán ngay như cất giấu ngoài vườn, nhà tắm, mái nhà, thậm chí cả nhà vệ
sinh, chuồng lợn hoặc gửi ở nhà anh em người quen…Chúng thường xé lẻ
thành nhiều tép, liều, bi khi bị phát hiện dễ tẩu thoát, chạy trốn. Thành phần
phạm tội này đa dạng với đủ ngành nghề, lứa tuổi khác nhau, chúng dùng vật
chất để mua chuộc thậm chí sử dụng cả lựu đạn, súng ngắn để chống trả quyết
liệt các lực lượng đấu tranh. Khi bị bắt chúng tìm mọi cách để tẩu tán tang vật,
chứng cứ hoặc đe doạ tự tử, tự sát để bịt đầu mối, che dấu đồng bọn, che dấu
nguồn ma tuý, mối tiêu thụ và tên cầm đầu.
BLHS năm 1999 của Nhà nước ta đã qui định đường lối xử lý nghiêm
khắc các tội phạm về ma tuý. Trong đó, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma tuý (được quy định tại khoản 4 điều 194 BLHS) là tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức hình phạt tối đa là tử hình. Do đó, trước
khi phạm tội, thủ phạm hồn tồn biết rõ nếu bị bắt thì phải chấp nhận hình
phạt nghiêm khắc, nhưng do bn bán ma tuý đem lại lợi nhuận siêu nghạch
cho nên kẻ phạm tội bất chấp pháp luật. Đó là động lực thúc đẩy con người lao
vào con đường phạm tội. Đồng tiền đã làm cho chúng mờ mắt, không cần biết


21
hậu quả, tác hại ghê gớm của ma tuý gây ra cho cộng đồng, trong đó có cả
người thân, thậm chí cả gia đình bọn tội phạm. Và như vậy, đối với tội phạm về
ma tuý, khi lợi nhuận do việc thực hiện các tội phạm ma tuý mang lại càng cao,
đồng nghĩa với việc sẽ có càng nhiều người lao vào con đường phạm tội về ma
tuý, với nhiều thủ đoạn phạm tội mới tinh vi, xảo quyệt hơn nhằm đối phó với

pháp luật và các lực lượng phịng chống các tội phạm này. Điều này đã phản
ánh tính chất ngày càng nghiêm trọng của tình hình tội phạm về ma tuý trên địa
bàn tỉnh Yên Bái và cũng nói lên sự khó khăn, gian khổ trong cuộc đấu tranh
chống tội phạm về ma tuý.
1.2.3 Nhân thân của những người phạm tội về ma tuý trên địa bàn tỉnh
Yên Bái.
Tính chất nguy hiểm của tội phạm về ma tuý cũng được thể hiện ở các
đặc điểm nhân thân người phạm tội. Nghiên cứu các đặc điểm này cũng góp
phần tạo cơ sở cho việc lý giải các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội
phạm để từ đó đề ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Chúng ta theo dõi số liệu thống kê ở bảng dưới đây:
Bảng 7: Thống kê về đặc điểm nhân thân các bị cáo phạm tội về
ma tuý đã xét xử trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 1998 – 2004.
Đặc điểm nhân thân bị cáo đã xét xử

Tổng
số bị
Năm

cáo
đã xét
xử

Dân
tộc ít
người

Từ 18 Từ 30

Cơng

nhân
viên

Nữ

Tái
phạm

chức

Từ 45

Dưới

tuổi

tuổi

18

đến

đến

tuổi

30

45


tuổi

tuổi

84

80

63

93

80

58

tuổi
trở
lên

1998

227

64

44

25


1999

235

58

44

27

2000

165

32

25

26

48

95

22

2001

146


73

46

21

65

51

30

2

4


×