Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 62 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Đ IN H T H I

lan ph ư ơ ng

ĐÂU TRANH PHÒNG, CHỒNG
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Tội phạm học và Điều tra tội phạm
Mã sỗ: 62.38.70
THƯ VIỆ N
TRƯỜNG Đ A ; H Ọ C LŨÂÌ h à n ị i
P H Ò N G Đ O C 1 5 6 0 ___

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHẠM VĂN LỢI

HÀ NỘI - 2007


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU


2

Chương 1: Tinh hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
trong những năm gần đây (từ năm 2001 - 2005)

8

1.1. Thực trạng cua tình hình tội phạm

8

1.2. Diễn biến của tình hình tội phạm

11

1.3 Về cơ cấu tình hình tội phạm và tính chất của tình hình tội phạm

12

1.4. Những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội

17

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tội trộm cáp tài sản trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc
22
2.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội

25


2.2. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến quản lý nhà nước trong
lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội

28

2.3. Nguyên nhân và điều kiện về văn hoá, giáo dục và tuyên truyền pháp luật

30

2.4. Nguyên nhân liên quan đến các quy định của pháp luật

33

2.5. Nguyên nhân liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét

xử

36

2.6. Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới
38
Chương 3: Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội trộm cáp tài sản
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
41
3.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác đấu
tranh phịng, chống tội phạm
42
3.2. Nhóm các giải pháp


45

3.2.1. Các giải pháp về kinh tế - xã hội

45

3.2.2. Các giải pháp liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội

48

3.2.3. Giải pháp về văn hoá, giáo dục và tuyên truyền pháp luật

49

3.2.4. Giải pháp liên quan đến các quy định

cúa pháp luật

50

3.2.5. Giải pháp liên quan đến cơ quan điều

tra. truy tố. xétxứ

52

KẾT LllẬN

57


DANH MỤC TÀI LIỆU TH VM KH AO

59


2

LỜI NĨI ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản mà Nhà nước nào cũng
đều phải bảo vệ để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Điều 58 Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2002) quy định “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu
hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” [1, tr 33]. Điều 74 Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi năm 2002) quy định: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyển và lợi ích của tập thể và của cơng dân phải được kịp thời xử lý
nghiêm minh ” [1, tr 38].
Cùng với quá trình phát triển của cả nước sau 20 năm Đảng ta tiến hành
công cuộc đổi mới, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang có những chuyển biến đáng kể
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế tăng trưởng, đời sống của
người dân ngày càng được nâng cao, tình hình trật tự an toàn xã hội cũng đã
đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển
kinh tế thị trường thì đồng thời cũng nảy sinh những hạn chế nhất định trong
đó phải kể đến việc gia tăng những tệ nạn xã hội như tộ nạn ma tuý, tệ nạn cờ
bạc, cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản. Hoạt
động tội phạm diễn ra với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Cùng với tình
hình tội phạm nói chung, hành vi trộm cắp tài sản xâm hại đến lợi ích của Nhà
nước và của công dân đã và đang tác động tiêu cực đến đời sống chung của xã
hội, đã có nhiều vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nhân
dân. Do vậy, các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã đề ra những biện pháp để

đấu tranh chống các loại tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế các biện pháp đâu tranh phòng, chống và xử lý
tội trộm cấp tài sản đạt hiệu qua chưa cao. V'] vậy, việc nghiên cứu nẹuyên
nhân, điếu kiện phạm tội, tống kết kinh nghiệm điều Ira, truy tố, xét xử tội


3

trộm cắp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là một yêi cầu phải đặt ra. Trước yêu cầu
đó, việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản một céch có hệ thống và đề ra những
biện pháp phịng, chống có hiệu quả sẽ làm gian đáng kể số các vụ trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới góp phần ổn định tình
hình an ninh trật tự của tỉnh, đem lại cuộc sống :>ình yên cho nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội trộm cắp tài sản cũng đã được đề itp, nghiên cứu trong giáo trình
giảng dạy của các trường Đại học như Đại học Luật Hà nội, Học viện an ninh
nhân dân, một số luận văn cao học như “Đấu tianh phòng, chống tội trộm cắp
tài sản trong quân đội” của Nguyễn Gia Hồn, “Đấu tranh phịng, chống tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Tình hình, nguyên nhân và giải
pháp” của Nguyễn Công Thập, “Đấu tranh phc ng, chống tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Thân Như Thành. Tội trộm cắp tài sản còn
là đối tượng của việc hướng dẫn áp dụng phap luật của các Thông tư liên
ngành, kết luận của Chánh án Toà án nhân dân lối cao tại các hội nghị tổng kết
ngành.
Có thể thấy, cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới
tội trộm cắp tài sản nhưng các cơng trình đó chủ yếu xem xét một số vấn đề
chung như một số tội xâm phạm sở hữu khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
một cách đầy đủ, có hệ thống tội trộm cắp tài sản có hệ thống sẽ giúp cho việc
phịng, chống loại tội phạm này sẽ có hiệu quả hơn trong phạm vi cả nước nói
chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu diễn biến tình hình cúa tội trộm cáp tài
sán trên địa bàn lính Vĩnh Phúc trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2005,


4

xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, những kết quả và hạn chế
trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội fhạm này.
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện bmg các phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp.
Với khả năng nhận thức của mình tác ịiả cố gắng trình bày luận văn
một cách có hệ thống dựa trên sự phân tích, tổng hợp các số liệu, dữ kiện thu
thập được để trình bày về những nội dung liên quan đến tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và từ đó đề ra các tiện pháp phòng, chống loại tội
này trên phạm vi địa bàn tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong
việc xử lý tội phạm nói chung cũng như tội trộm cắp tài sản nói riêng. Ngoài
ra, luận văn cũng kế thừa những vấn đề về \ý luận, thực tiễn được các nhà
nghiên cứu đưa ra, các tài liệu được công bố trên các tạp chí, bài báo, tổng kết
của các ngành liên quan đến nội dung luận vãn. Các phương pháp được sử
dụng trong luận văn như: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích sau đó rút ra
các kết luận.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đícìi tighiêìĩ cửu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thơns qua việc nghiên cứu về tình
hình tội trộm cấp tài sản, tìm hiểu nguyên nhan và điểu kiện của tình hình
phạm tội kết hợp với những cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải

pháp trong đấu tranh phòng, chống tội trộm cãp tài sản trên địa bàn tính Vĩnh
Phúc.


5

Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sán trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
trong những năm gần đây (2001 - 2005).
- Tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Điểm mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích các số liệu, đánh giáđúng thực trạng,

diễn biến,

cơ cấu, tính chất của tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2001 - 2005 từ đó tìm ra ngun nhân, điều kiện phạm tội, dự báo
tình hình tội phạm trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp phòng, chống
loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh.
7. Cơ cấu của luận văn
C hương I : Tinh hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
trong những năm gần đây (2001 - 2005).
C hưong 2: Nguyên nhân và điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
C hương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tính Vĩnh Phúc.
Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên

Phúc trong những năm gần đây (2001 - 2005)
1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm
1.2. Diẻn biến của tình hình tội phạm

địa bàn tỉnh Vĩnh


6

1.3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
1.4. Nhân thân của người phạm tội
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội
2.2. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến quản lý nhà nước trong
lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội
2.3. Nguyên nhân và điều kiện về văn hoá, giáo dục và tuyên truyền
pháp luật
2.4. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến các quy định của pháp luật
2.5. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử
2.6. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
trong thời gian tới
Chương 3: Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong cơng tác đấu
tranh phịng, chống tội phạm
3.2. Nhóm các giải pháp
3.2.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội
3.2.2. Giải pháp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự, an

toàn xã hội
3.3.3. Giải pháp văn hoá, siáo dục và tuyên truyên pháp luật


7

3.2.4. Giải pháp liên quan đến các quy định của pháp luật
3.2.5. Giải pháp liên quan đến cơ quan điều tra, truy tố, xét xử
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO


8

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM GAN ĐÂY
(TƯNÃM 2001 - 2005)

Tinh hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được đánh
giá, phân tích chủ yếu dựa trên số liệu thống kê các vụ án hình sự đã được xét
xử trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc trong khoảng thời gian từ năm 2001 2005, trong đó có đề cập đến thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính chất của
tình hình tội trộm cắp tài sản. Trên cơ sở phân tích tình hình tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh nhằm đề ra các giải pháp để kiểm soát và hạn chế tới
mức thấp nhất số lượng đối tượng phạm tội này.
1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm
Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ
năm 2001 - 2005 các TAND tại tỉnh Vĩnh Phúc đã xét xử 767 vụ án trộm cắp
tài sản với tổng số 1070 bị cáo. Trung bình một năm có 153 vụ án trộm cắp tài
sản và 214 bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản bị đưa ra xét xử. Có thể thấy, đối

với một tỉnh đang trên đà phát triển như Vĩnh Phúc số lượng tội phạm phạm
tội trộm cắp tài sản tương đối nhiều.


9

Bang Ị : Sô vụ /sỏ bị cáo bi xét xử vê tạ trộm cắp tù ị sân trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2001 - 2005

i

Năm

Sô vụ

Sô bị cáo

2001

146

208

2002

159

212

2003


149

199

2004

147

204

2005

166

247

Tổng

767

1070

Nguồn: S ố liệu tổng hợp của 8 TA N D huyện, thị x ã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Qua số liệu bảng 1 thấy rằng tội trộm cắp tài sản theo các năm có chiều
hướng gia tăng cả về số vụ án và số bị cáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Số
lượng vụ án phạm tội trộm cấp tài sản tăng cao vào năm 2002 với 159 vụ, 212
bị cáo và giảm nhẹ vào các năm kế tiếp đó là năm 2003 và 2004. Tuy nhiên,
số vụ án và số bị cáo giảm với số lượng không đáng kể. Đặc biệt vào năm
2005 số vụ án phạm tội trộm cắp tài sản đã tăng lên 166 vụ, 247 bị cáo tăng

19 vụ, 43 bị cáo so với năm 2004 và cao nhất trong khoảng thời gian từ năm
2001 -2005.
Tội trộm cấp tài sản nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu, là hành vi
chiếm đoạt tài sản đang có chủ do vậy việc so sánh tỷ lệ thực hiện tội trộm cắp
tài sản cho ta thấy được cơ cấu của tội trộm cắp tài sản so với các tội trong
nhóm tội xâm phạm sở hữu.


10

Bảììiị s ố 2: S ố vụ trộm cắp tài sán/sơ' ụ xám phạm sở ìiCtu
Năm

Số vu TCTS
(1)

Sơ vụ xám phạm

Tỷ lệ % (1/2)

2001

146

2o3

56

2002


159

270

59

2003

149

250

60

2004

147

255

58

2005

166

269

62


Tổng số

767

1307

59

sở hữu (2)

Nguồn: S ố liệu tổng hợp của 8 TAND huyện, thị x ã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Số liệu bảng 2 cho thấy tổng số các vụ phạm tội trộm cắp tài sản thường
chiếm tỷ lệ trên một nửa tổng số các vụ phạm tội xâm phạm sở hữu, cá biệt
năm 2005 đã tăng đến 62% do vậy trong những năm gần đây tình hình phạm
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có những diễn biến phức
tạp hơn. Năm 2003, tuy số vụ phạm tội trộm cắp tài sản giảm 10 vụ so với
năm 2002, nhưng trong tổng số vụ việc xâm phạm sở hữu thì số vụ trộm cắp
tài sản lại chiếm tới 60%. Sở dĩ tỷ lệ phạm tội trộm cắp tài sản thường cao so
với các tội khác trong nhóm xâm phạm sở hữu là do đối tượng tác động của tội
trộm cắp tài sản thường là các vật nhỏ gọn, dễ tiêu thụ, dễ vận chuyển ra
ngồi. Bên cạnh đó, đối tượng thực hiện hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản,
do vậy, khả năng phải sử dụng vũ lực đê phạm lội trộm cắp tài sản khơng cao
bởi vì thơng thường đối tượng thực hiện hành vi phạm tội dùng hung khí sẽ
cấu thành tội cướp tài sàn hoặc dùng các thủ đoạn khác thì sẽ cấu thành tội
phạm khác trong nhóm tội xâm phạm sớ hữu.


Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ hưn tỷ lệ số vụ phạm tội trộm cắp so
với số vụ phạm tội mang tính chât xâm phạm sở hữu:


■ Sơ vụ trộm cắp tài sản (60%)
□ Số vụ xâm phạm sở hữu (40 %)

1.2. Diễn biến của tình hình tội phạm
Trong những năm vừa qua, tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đã có những diễn biến phức tạp thể hiện qua sự gia tăng cả về
số lượng các vụ án và số bị cáo phạm tội. Diễn biến của tình hình phạm tội
trộm cắp tài sản qua các năm từ 2001 - 2005 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Mức độ tăng giảm của tội trộm cắp tài sản
Mức độ tăng giảm
Năm

Sỗ vụ

Mức độ tăng
Sỗ bị cáo

hàng năm

giảm hàng năm

2001

146

100%

208


100%

2002

159

8,9%

212

1,9%

2003

149

2,1%

199

-4,3%

2004

147

0,7%

204


-1,9%

2005

166

13,7%

247

18,8%

Nyuồn: Sị ỉiệii tổìĩíị hợp cùa 8 TAND huyện, thi xã thuộc tính Vĩnh Phúc


12

Số liệu tổng hợp cho thấy năm 2003 tuy số vụ trộm cắp lài sản tăng lên
3 vụ so với năm 2001 nhưng số bị cáo lại giim đi 9 đối tượng so với năm
2001. Nãm 2004 tuy tăng 1 vụ so với năm 200 nhưng số bị cáo đã giảm 4 bị
cáo. Đặc biệt vào năm 2005, số đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đã tăng
lên 40 đối tượng so với năm 2001. Điều đó cho thấy diễn biến của tình hình
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng phức tạp.
Diễn biến của tình hình tội trộm cắp Ịtii sản trong thời gian từ năm
2001- 2005 cũng có thể được biểu diễn thông qia đồ thị sau:

2001

2002


2003

2004

2005

Số bị cáo phạm tội hàng nãm
1.3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
a. C ơ cấu của tình hình tội phạm
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999. Trộm
cáp tủi sán lủ hành vi lén lút chiếm đoạt tài sán thitiiị có chú vù thuộc một
trong cúc íntủ/ỆỊ, hợp sait: | c). tr 385]


13

- Tài sản trộm cắp có giá trị tù' 500 000 đổng trở lên
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt tài sản;
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được xố án tích.
Điểu 138 BLHS năm 1999 quy định 4 khung hình phạt. Khung cơ bản
có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3
năm. Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Khung
này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định
khung tăng nặng sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chun nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thốt;

- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Khung
này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định
khung tăng nặng sau:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu
đồng;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng;


14

Khuns tãng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân. Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong
những tình tiết định khung tăng nặng sau:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
- Hình phạt bổ sung được quy định cho tội này là hình phạt tién từ 5
triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Qua nghiên cứu các

VỊI

trộm cắp tài sản trong các nãm từ 2001 - 2005

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà TAND các cấp đã xét xử thấy rằng: đa số các
bị cáo phạm tội thuộc khung 1 tức khung hình phạt của

tội ít nghiêm trọng,


mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù, cịn ít các vụ án ở vào các
khung hình phạt cao hơn. Cụ thể:
Bảng s ố 4: Sơ'bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản thuộc các khung của Điều 138 BLHS

Năm

Tổng số bị
cáo đã bị
xét xử

KI

K2

K3

2001

208

153

45

10

2002

212


161

38

11

2003

199

142

49

8

2004

204

135

53

15

2005

247


182

57

8

Tổng công

1070

773

242

52

K4

2

1

3

Nxuồn: S ô liệit tổtiiị hợp của 8 T A N D huyện, thị xá thuộc tĩiììi Vĩnh Pliuc


15

b. Vê tính chất của tình hình tội phạm

Qua số liệu số vụ/số bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản do toà án xét xử
sơ thẩm thấy rằng phần lớn các trường hợp phạm tội thực hiện hành vi mang
tính đơn lẻ. Có 112/767 vụ thực hiện hành vi phạm tội dưới hình thức đồng
phạm chiếm 14,6%. Tuy rằng việc thực hiện hành vi phạm tội dưới hình thức
đồng phạm ở Vĩnh Phúc chưa phải là cao song nó có xu hướng tăng trong
những năm gần đây. Do vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là một yêu cầu cần phải đặt ra trong giai đoạn hiện
nay.
Về động cơ, mục đích phạm tội
“Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội cố ý” [9, tr 114]. Động cơ nói chung khơng có ý nghĩa
quyết định đến tính chất nguy hiểm của tội phạm. Tuy nhiên, động cơ có thể
làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. “Mục đích
phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đặt
được khi thực hiện hành vi phạm tội” [9, T l 15 |. Người phạm tội trộm cắp tài
sản thường phát sinh từ những nhu cầu thoả m ãn lợi ích cá nhân khơng chính
đáng như việc trộm cắp để có tiền tiêm chích m a tuý. Các đối tượng thực hiện
hành vi với tính chất, mức độ nguy hiểm khơng đáng kể, tuy nhiên, nó làm
ảnh hưởng xấu đến trật tự của xã hội nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng, xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp của cơng dân. Khác với các tội trong
nhóm tội xâm phạm sở hữu, khách thể của tội trộm cắp tài sản bị xâm phạm
chỉ là quyền sở hữu và được thực hiện bằng hàmh vi lén lút nên tỷ ]ệ số vụ án
phạm tội trộm cắp tài sản thường chiếm tỷ lệ cao so với các tội khác trong
nhóm tội xàm phạm sớ hữu.


16

Vê phương pháp thíi đoạn của đối tiừ/nq phạm tội trộm cắp tài sản
Phương thức hoạt động theo băng, nhóm là hình thức mà bọn tội phạm

liên kết với nhau để cùng thực hiện hành vi phạm tội. Qua thực tiễn điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án phạm tội trộm cấp tài sản cho thấy các vụ phạm tội
trộm cắp tài sản tuy chiếm tỷ lệ không lớn nhưng xét về tính cấu kết trong việc
thực hiện hành vi phạm tội thì tương đối chặt chẽ thể hiện nhiều băng, nhóm
tội phạm tồn tại trong thời gian tương đối dài. Các băng nhóm này thường bao
gồm những đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, thường xuyên thay đổi địa bàn
hoạt động. Những đối tượng này thực hiện hành vi phạm tội trên tất cả địa bàn
nhưng tập trung chủ yếu tại các khu đông dân. Tại thành phố, thị trấn bọn
chúng thường sử dụng những thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt để trộm cắp các tài
sản có giá trị như tiền, vàng, xe máy, xe đạp, đồ điện tử và các loại hàng hố
khác.
Ví dụ: Ngày 29/9/2004, lợi dụng lúc anh Nguyễn Thành Trung, chủ
của hàng kinh doanh đồ điện tử tại số 5, đường Tô Hiệu, thị xã Vĩnh Yên mất
cảnh giác, tên Bùi Văn Thành trú tại số 9/125, đường Trần Hưng Đạo, thị xã
Vĩnh Yên đã lấy trộm hai chiếc máy sấy hiệu Nova trị giá 600 OOOđồng.
Muốn chiếm đoạt được tài sản của công dân bọn tội phạm thường dùng
các thủ đoạn theo dõi nếp sinh hoạt, đi lại của các gia đình để có điều kiện đột
nhập và trộm cắp tài sản. Các đối tượng ở vùng nông thôn thường sử dụng thủ
đoạn lợi dụng sơ hở của người dân như lúc đi làm vắng hoặc đêm tối đột nhập
để chiếm đoạt bằng các hành vi như phá khố, dỡ ngói. Đối tượng thực hiện
hành vi thơng qua việc nắm rõ địa hình và tài sản mà chúng muốn chiếm đoạt.


17
TH Ư VI ỆN
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C LỦÂT h a NÒl
PHONG ĐÒC

1960


Vê địa điểm và thời gian thực hiện tội phim
Qua thực tiễn cho thấy đa số những vụ rộm cắp tài sản xảy ra vào ban
đêm (chiếm tới 75%), các vụ trộm xảy ra ban Ìgày chủ yếu là ở các chợ, các
bệnh viện, công sở, nơi công cộng.
Ví dụ: Ngày 15/7/2003, tên Lại Quang Tiắng sinh năm 1972, trú quán
tại xã Tân Lập, huyện Lập Thạch từng có tiền án tiền về tội trộm cắp tài sản
đã lẻn vào phòng 102, khu c bệnh viện Vĩnh Yên trong lúc các bệnh nhân
trong phòng đều ngủ, thấy chiếc điện thoại Nckia của anh Hà Văn Vượng để
bên cạnh gối, tên Thắng đã lén lút lấy chiếc đién thoại. Trong lúc y đang thực
hiện hành vi trộm cắp tài sản thì bị chị Hà Thị Thu là bệnh nhân cùng phịng
phát hiện liền hơ hốn. Thấy vậy tên Thắng liền tìm cách chạy thốt nhưng đã
bị bảo vệ của bệnh viện bắt được. Tại phiêi toà ngày 19/10/2003, bị cáo
Thắng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
1.4. Những đặc điểm về nhân thân của ngườỉ phạm tội
Trong hoạt động thực tiễn, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án
và các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội cũng cần phải có nhận thức
đúng đắn về nhân thân người phạm tội khi tiến lành cơng tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm, giáo dục người phạm tội. Nhân thân của con người là tổng
hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người khi tham gia các
mối quan hệ xã hội. Nói về sự tương quan giũa các q trình, hiện tượng xã
hội và sự phát triển của từng cá nhân trong xã hội Mác viết: “Sự phát triển của
cá nhân bị chi phối bởi sự phát triển của những cá nhàn khác trong xã hội mà
cá nhân này có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với họ” [10, tr 175] .
Trong 5 năm (2001 - 2005) tổng số bị cáo bị TAND các cấp của tỉnh
Vĩnh Phúc xét xử là 1070 bị cáo với đặc điểm nhân thân của bị cáo như sau:


18

Bà 11%5: Sỏ đối tượng ìà lịgưừi chưa tlìátìh ráêìiliỴkịỉời đ ũ thành niên

Năm

Sơ người

Người chua thành niên

Ng đã thành niên

phạm tội

SL

Tỷ le

SL

Tỷ lệ

2001

208

35

16,8%

173

83,2%


2002

212

24

ì l , 3 ơc

188

88,7%

2003

199

40

20,1%

159

79,9%

2004

204

17


8,3%

187

91,7%

2005

247

40

16,2%

207

83,8%

Tổng

1070

156

14,6

914

85,4


Nguồn: S ố liệu tổng hợp của 8 TAND huyện, thị x ã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Bình quân số người phạm tội là người chưa thành niên trong 5 năm
chiếm 14,6%, và người đã thành niên là 85,4%.
Căn cứ vào số liệu thể hiện trên bảng thống kê về nhân thân người phạm
tội trộm cắp tài sản thấy rằng, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc số đối tượng phạm
tội trộm cắp tài sản đang trong độ tuổi vị thành niên tương đối lớn. Năm 2004
là năm có số lượng người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản đang ở trong độ
tuổi vị thành niên thấp chiếm 8,3 % trên tổng số đối tượng thực hiện hành vi
phạm tội. Năm 2003, số đối tượng thực hiện hành vi phạm tội tuy ít nhưng số
đối tượng là vị thành niên phạm tội chiếm tỷ lệ tương đối cao (20,1%) so với
các năm 2002 và 2004.
Năm 2005, tổng số đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trộm cấp tài
sán lớn nhất trong các năm nhưng tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội chiếm
tý lệ thấp hơn năm 2003. Tuy vậy, việc ngày càng nhiều đối tượng chưa thành
niên phạm tội đã trớ thành một vấn đc địi hỏi chúng ta phải có biện pháp để
giảm thiếu số đói lượng này, đổng thời đề ra biện pháp đê hạn chế thấp nhất


19

số lượng đối tượng phạm tội nói chung. Nguycn nhân dẫn đến tình trạng gia
táng sổ lượng tội phạm ở tuổi vị thành niên xuất phát từ những căn nguyên
như xu hướng thương mại hoá các hoạt động văn hoá, rồi sự phân hố xã hội.
Một số gia đình trở nên giàu có, cha mẹ mải kiếm tiền nên khơng có thời gian
để quan tâm, chăm sóc con cái, tuy nhiên họ lại có nhiều tiền và do vậy đã bù
đắp cho con trẻ bằng việc đáp ứng mọi đòi hỏi của chúng. Bên cạnh đó, hạn
chế trong cơng tác đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng số lượng người chưa
thành niên phạm tội. Có thê thấy, tệ cờ bạc, nghiện hút, mại dâm có tác động
khơng nhỏ đến người chưa thành niên. Khơng ít người chưa thành niên do

ham mê cờ bạc, nghiện hút nên dẫn đến việc thực hiện tội phạm. Tỷ lệ đối
tượng là người chưa thành niên phạm tội sẽ có xu hướng tăng lên nếu chúng ta
khơng có những biện pháp tuyên truyền pháp luật, giáo dục và đào tạo nghề,
tạo công ăn việc làm cho những đối tượng này.
Đặc điểm về giới của các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 6: Sô đối tượng nam giới so với s ố đối tượng là nữ giới

Năm

Sỗ người

SL nam giới phạm tội

SL nữ giới phạm tội

phạm tội

SL

Tỷ lệ

SL

Tỳ lẹ

2001

208


182

87,5%

26

12,5%

2002

212

196

92,5%

16

7,5%

2003

199

178

89,4%

21


10,6%

2004

204

192

94,1%

12

5,9%

2005

247

212

85,8%

35

14,2%

Tống sỏ

1070


965

90,2%

105

9,8%


20

N iịuồii : Sô liệu tổng hợp của 8 T A ND h u yệt, thị x ã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
Qua số liệu thống kê cho ta thấy tỷ lệ đối tượng phạm tội là nữ giới
thường thấp hơn nam giới và sự tăng giảm qua các năm là khác nhau. Năm
2002, tổng số đối tượng phạm tội là 212 đối tượng tăng 4 đối tượng so với
năm 2001 nhưng tỷ lệ đối tượng phạm tội là nữ giới thấp tỷ lệ đối tượng phạm
tội là nữ giới năm 2001 là 5%. Cá biệt năm 2005, cùng với tỷ lên tăng lên của
tổng số vụ phạm tội trộm cắp tài sản là sự tăng lên của tỷ lệ đối tượng phạm
tội là nữ giới.
Cũng theo báo cáo của các TAND huyện, thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
tỷ lệ những người phạm tội trộm cắp tài sản có hồn cảnh gia đình éo le, hoặc
gặp nhiều khó khăn chiếm tới 70% số đối tượng phạm tội. Đối với các trường
hợp phạm tội là đối tượng vị thành niên thường rơi vào những em gia đình có
hồn cảnh kinh tế khó khăn, thường là đơng con, khơng có điều kiện chăm
sóc, ni dưỡng chu đáo, khơng có tiền ăn học cho con như những bạn khác.
Đặc biệt có những đối tượng bố mẹ ly dị, mất bố hoặc mẹ, hoặc gia đình
chung sống khơng hạnh phúc. Ví dụ: Nguyễn Khắc Thìn là học sinh lớp 9
trường THCS Bình Xuyên, huyện Bình Xun có hồnh cảnh khá éo le. Bố
mất từ khi Thìn học lớp 5, mẹ đi lao động ở Malaisia, Thìn ở với bà nội. Từ
chỗ là học sinh khá, Thìn đã khơng chịu học tập, đua địi theo bạn xấu do vậy,

ngày 20/3/2002 Thìn đã rủ Đặng Thành Nam là học sinh cùng trường vào
phòng của Ban Giám hiệu trường THCS Bình Xuyên lấy trộm chiếc máy chiếu
hiệu Sony và bị bắt quả tang.
Đặc điểm về nghề nghiệp của các đối tượng phạm tội
Khơng có nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành
vi phạm tội của đa số các đối tượng phạm tội. Có những trường hợp có nghề
nghiệp nhưng tính chất cơng việc khơng ổn định hoặc thu nhạp bấp bênh quá


21

thấp nên cũng dẫn đến tình trạng phạm tội. Theo số liệu thống kê của các Toà
án nhân dân thuộc tỉnh Vĩnh Phúc thì có tới hơn 60% đối tượng phạm tội
khơng có cơng ăn việc làm hoặc có nhưng tính chất cơng việc khơng ổn định.
Biểu đơ s ố 3: Nghê nghiệp cứa đối tượng phạm tội trộm cắp rài sản

□ Số đối tượng có việc làm (40%)


Số đối tượng khơng có việc làm (60%)

Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ đối tượng phạm tội khơng có cơng ăn
việc là chiếm tỷ lệ tương đối cao (hơn 60%). Sở dĩ những đối tượng khơng có
cơng ăn việc làm thường hay phạm tội vì họ khơng có nguồn thu nhập để
trang trải cho cuộc sống, bên cạnh đó, khơng tham gia vào lao động thì xác
suất tỷ lệ liên quan tới các tệ nạn xã hội là rất cao.


22


CHLƠNC, 2
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU KIỆN CÚA TỘI
TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

“Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, có tính giai cấp, có
tính lịch sử, có mối quan hệ với các hiện tượng xã hội khác, trong đó bao gồm
cả các hiện tượng tích cực và hiện tượng tiêu cực. Tội phạm bao giờ cũng làm
phát sinh các hiện tượng tiêu cực” [13, tr 29]. Tội phạm ở trong nước nói
chung và trên một địa bàn cụ thể bao giờ cũng chịu tác động của nguyên nhân
thực trạng kinh tế xã hội của đất nước và của một địa phương cụ thể. Quan
niệm đúng đắn nhất có ý nghĩa thiết thực cho việc tìm kiếm, xác định các
nguyên nhân của tội phạm trên một địa bàn cụ thể phải dựa trên những phân
tích, lý giải các ngun nhân đó dựa trên thực trạng kinh tế xã hội của địa
phương đó. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội là vấn đề được quan tâm
nghiên cứu từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong môn tội phạm học.
Nguyên nhân của tội phạm là những tác nhân thúc đẩy làm nảy sinh tội
phạm. Ngun nhân của tình hình tội phạm có rất nhiều và thường xuyên biến
động. Khi điều kiện xã hội thay đổi có thể xuất hiện những nguyên nhân mới.
Để có những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa tội phạm cần thiết phải hiểu rõ
tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động của nguyên nhân, điều kiện. Việc
phân loại một cách chi tiết, khoa học, hệ thống các nguyên nhân của tình hình
tội phạm giúp ta thực hiện được điều đó. Dựa vào các dấu hiệu khách quan,
chủ quan ảnh hưởng đến cá nhân người phạm tội hoặc một loại tội phạm nào
đó, có thể phân ngun nhân tình hình tội phạm thành nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân
xuất hiện và tác động độc lập với ý thức của con người, ánh hưởng của nguyên
nhân khách quan đến sự hình thành tội phạm rất đa dạng như sự tác động của


23


môi trường, cúa điều kiện xã hội như cơ chê quản lý kinh tế, hệ thống pháp
luật chưa hoàn chỉnh, sự hỗn loạn của các thê chế xã hội như: kinh tế, chính
trị, tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, sự sa sút trong lối sống đạo đức. Tinh
trạng thất nghiệp làm cho một bộ phận lớn nhân dân gặp khó khăn trong cuộc
sống, xô đẩy họ vào con đường cùng quẫn cũng là một trong những nguyên
nhân làm cho nhiều người đi vào con đường phạm tội.
Sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu về
kinh tế song cũng bộc lộ nhiều mặt trái đối với xã hội như sự bất bình đẳng và
sự phân hoá giàu nghèo, sức mạnh đồng tiền lấn át các giá trị xã hội tốt đẹp,
sự xuống cấp của đạo đức xã hội, của văn hoá sự giáo dục của gia đình bị
bng lỏng... Đó là những ngun nhân góp phần làm gia tăng tội phạm. Ý
thức, tư tưởng ăn bám, lười lao động nhưng lại thích hưởng thụ trong một bộ
phận nhân dân cũng là nguyên nhân, động cơ thúc đẩy họ vào con đường
phạm tội.
Ngoài nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan thì khi xem
xét nguyên nhân của tình hình tội phạm các nhà nghiên cứu còn chia nguyên
nhân theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ có thể chia thành ngun nhân trực
tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
Mỗi cách phân chia đều dựa vào những căn cứ, mục đích cụ thể. Chẳng hạn
khi xem xét đến điều kiện của tình hình tội phạm, điều kiện của tội phạm là
những yếu tố đóng vai trị là chất xúc tác để nguyên nhân biến thành tội phạm,
nếu khơng có điều kiện thì khó có tội phạm. Thiếu một trong hai căn cứ là
nguyên nhân và điều kiện thì khơng thể có tội phạm được. Cịn có những
ngun nhân, vừa là điều kiện làm phát sinh, tồn tại và phát triển của tình hình
tội phạm. Ta có thể xem xét một số nguyên nhân sau:


×