Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giáo dục pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp từ thực tiễn tại tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 83 trang )

B ộ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠ( HỤC LUẬT HÀ NỘI

LƯU QUANG VŨ

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TỪ THỤC
TIỄN TẠI
TỈNH ĐIỆN
BIÊN




HÀ NỘI - 2006


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




B ộ T ư PHÁP






TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LƯU QUANG VŨ

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
TỪ THựC TIỄN TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN






Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp ỉuật
Mã số: 60.38.01

THƯ VIỄN
TRƯỜNG ĐẠI HOCLŨÂTHÀNÕI
PHÒNG GV
----------- rỴ~à

ỌX—

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC




0


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. THÁI VĨNH THẮNG

HÀ N Ộ I - 2006

9


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giấm
hiệu, Khoa sau đại học, cấc giảng viên Trường Đại
học luật Hà Nội, các nhà khoa học đã giảng dạy
và hướng dấn nghiên cúu trong suố t khoá học
2 0 0 4 - 2007. cảm ơn Ban chủ nhiệm câu lạc bộ
khối trường Trung cấp Kinh t ế - K ỹ thuật phía
Bắc, Ban Giám hiệu khối trường chuyên nghiệp
tỉnh Điện Biên, cấc chuyên viên 5Ở Tư pHấp Điện
Biển, gia đình và đổng nghiệp đã giúp đỡ tô i trong
su ố t quá trình nghiên cứu đ ề tài. Nhân đây, tơ i
cũng bầy tỏ lịng biết ơn sâu eắc tớ i FGƠ. T5
Thái Vĩnh Thắng, người thầy - người hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn hồn thiện bản
luận văn này.


MỤC LỤC





1

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1

C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG CÁC TRƯỜNG TRƯNG CÁP CHUYÊN NGHIỆP

1.1.

6

Khái luận về giáo dục pháp luật trong các trường
trung cấp chuyên nghiệp

6

1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật

6

1.1.2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật trong các
trường trung cấp chuyên nghiệp

9

1.2. Mục đích và yêu cầu của việc giáo dục pháp luật trong
các trường trung cấp chuyên nghiệp


13

1.2.1. Mục đích của giáo dục pháp luật trong các trường
trung cấp chuyên nghiệp

13

1.2.2. Yêu cầu của giáo dục pháp luật trong các trường trung
cấp chuyên nghiệp

17

1.3. Đặc điểm của giáo dục pháp luật trong các trường trung
cấp chuyên nghiệp

20

1.3.1. Chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luật trong các
trường trung cấp chuyên nghiệp

20

1.3.2. Nội dung giáo dục pháp luật trong các trường trung
cấp chuyên nghiệp

22

1.3.3. Hình thức giáo dục pháp luật trong các trường trung
cấp chuyên nghiệp
1.3.4. Phương pháp giáo dục pháp luật trong các trường trung


24


cấp chuyên nghiệp
CHƯƠNG 2

25

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN
NGHIỆP TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Đặc điểm tình hình chung

28
28

2.2. Thực trạng và kết quả đạt được của công tác giáo dục
pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp tại
tỉnh Điện Biên
2.2.1.

về nội

31

dung chương trình giáo dục pháp luật trong các

trường trung cấp chuyên nghiệp


31

2.2.2. Những điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình Mơn
học Pháp luật trong các trường trung cấp chun
nghiệp tại tỉnh Điện Biên

33

2.2.3. Hình thức giáo dục pháp luật trong các trường trung
cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện Biên

36

2.2.4. Những kết quả ban đầu cua công tác giáo dục pháp luật
trong các trường trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện
41

Biên
2.3. Những tồn tại, hạn chế của công tác giáo dục pháp luật
trong các trường trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện

47

Biên
2.3.1.

về

sự phối hợp của những cơ quan hữu quan trong


cơng tác giáo dục pháp luật
2.3.2.

về nội

47

dung, chương trình giáo dục pháp luật trong các

trường trung cấp chuyên nghiệp

47


2.3.3. v ề các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo
49

dục pháp luật

50

2.3.4. v ề hình thức giáo dục pháp luật
2.3.5.
CHƯƠNG 3

về phía người học

51


PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHẨP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG

GIÁO

DỤC

PHÁP

LUẬT

TRONG

CÁC

TRƯỜNG TRƯNG CẨP CHUYÊN NGHIỆP

52

3.1. Sự cần thiết và phương hướng đổi mới công tác giáo dục
pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp

52

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật
trong trường trung cấp chun nghiệp

54

3.2.1. Hồn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật

trong trường trung cấp chuyên nghiệp

54

3.2.2. Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học pháp luật
trong các trường trung cấp chuyên nghiệp

59

3.2.3. Tăng cường giáo dục pháp luật thơng qua các hoạt
động ngoại khố

63

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất và kiện toàn đội ngũ giáo
viên

65

KẾT LUẬN

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

69


2


giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp trong
cả nước nói chung cũng như các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn
tỉnh Điện Biên nói riêng.
Với đặc thù là một tỉnh miền núi, vùng cao, các điều kiện kinh tế - xã
hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém. Trình độ và mặt bằng dân trí
cũng như hiểu biết, ý thức pháp luật trong đại bộ phận nhân dân còn chưa cao.
Bên cạnh việc đào tạo nghề nghiệp thì một yêu cầu không thể thiểu là việc
giáo dục pháp luật cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp phải được chú trọng.
Đối với tỉnh Điện Biên, đa số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là con em các
dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp ra trường, những học sinh này sẽ đem các
kiến thức đã được học tập trong nhà trường để phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương. Cùng với những hiểu biết về pháp luật, họ
cũng góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật từ đó nâng cao ý
thức sống và làm việc theo pháp luật cho cộng đồng dân cư tại nơi họ sinh
sống và công tác.
M ặc dù công tác giáo dục pháp luật trong các trường trung cấp
chuyên nghiệp ở tỉnh Điện Biên trong thời gian qua đã đạt được những kết
quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: nội dung chương
trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập, về đội ngũ giáo viên, phương
pháp giáo dục còn chưa phù hợp với đối tượng học sinh. Dần đến hiệu quả
giáo dục chưa cao, mức độ hiểu biết và ý thức tơn trọng pháp luật của học
sinh cịn thấp. Từ đó đặt ra yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới cách thức, phương
pháp giáo dục pháp iuật cho phù họp với thực tiễn.
Từ những lí do đó cần phải nghiên cứu một cách tồn diện, hệ thống
về cơng tác giáo dục pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp nói
chung cũng như trong các trường trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện Biên
nói riêng để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục pháp luật.


3


Vì những lẽ trên, tơi chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật trong các
trường trung cấp chuyên nghiệp từ thực tiễn tại tỉnh Điện Biên” làm luận văn
tốt nghiệp.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN

cứu

ĐỀ TÀI

Do vai trị quan trọng của giáo dục pháp luật trong việc nâng cao ý
thức pháp luật của cơng dân nên đã có nhiều cơng trình khoa học của các tác
giả nghiên cứu. Một số cơng trình có thể kể đến:
“Bàn về giáo dục pháp luật” của các tác giả Trần Ngọc Đường và
Dương Thanh Mai, nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1995;
Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Quý Đình: “Giáo dục pháp luật trong
nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay”;
Luận án tiến sĩ của tác giả Dương Thị Thanh Mai: “Giáo dục pháp
luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam”;
Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Xuân Thảo: “Giáo dục pháp luật
trong trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề khơng chun
luật ở nước ta hiện nay”;
Ngồi ra cịn có một số Luận văn Thạc sĩ của học viên tại các cơ sở
đào tạo sau đại học; các bài viết, bài nghiên cứu về giáo dục pháp luật trong
nhà trường nói chung cũng như trong các trường chun nghiệp nói riêng
đăng trên những tạp chí chun ngành như Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Tạp
chí Đại học và giáo dục chun nghiệp.
Nhìn chung các cơng trình, bài nghiên cứu nói trên đã đề cập đến
nhiều mặt, nhiều khía cạnh của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, chưa có một đề
tài nào nghiên cứu chuyên biệt về giáo dục pháp luật trong các trường trung

cấp chuyên nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ
thống về cơ sở lý luận, bản chất, đặc trưng, nội dung, hình thức giáo dục pháp
luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp; thông qua thực tiễn để từ đó


4

CĨ sự đổi mới, hồn thiện nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp
luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp là một việc làm cần thiết.
3. PHẠM VI NGHIÊN c ử u CỦA ĐÊ TÀI
Nghiên cứu hoạt động giáo dục pháp luật trong trường trung cấp
chuyên nghiệp. Đề tài giới hạn trong việc đánh giá thực trạng, thực tiễn giáo
dục pháp luật với một số điểm đặc thù riêng trong các trường trung cấp
chuyên nghiệp tại tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u ĐÊ TÀI
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, vận dụng quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về việc đề cao
vai trò của pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường
dùng như phương pháp phân tích, tổng họp, so sánh, điều tra xã hội học ...
nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
5. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ CỬA VIỆC NGHIÊN

cứu

ĐỀ TÀI

Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về giáo dục
pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp hiện nay. Từ đó có những

kểt luận, kiến nghị và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích, làm rõ bản chất và tính chất đặc thù của giáo dục pháp luật
trong các trường trung cấp chuyên nghiệp;
Đánh giá thực trạng, thực tiễn giáo dục pháp trong các trường trung
cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện Biên;
Đe xuất một số biện pháp nhàm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo
dục pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp.
6. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN

cứu

MỚI CỦA LUẬN VĂN


5

Luận văn là cơng trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu chun biệt và
tồn diện về cơng tác giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên
nghiệp thông qua thực tiễn các trường trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện
Biên. Luận văn có một số điểm mới sau:
Thơng qua luận văn tác giả chỉ ra đặc điếm và yêu cầu của công tác
giáo dục pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp;
Đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên
nghiệp qua thực tiễn các trường trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện Biên;
Luận văn cũng nêu ra được những điểm đặc thù của công tác giáo dục
pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện Biên nói
riêng, cũng như tại các tỉnh miền núi nói chung;
Đe xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

pháp luật trong các trường trung cấp chuyên nghiệp tại tỉnh Điện Biên nói
riêng, trong các trường trung cấp chun nghiệp nói chung.
Ngồi ra luận văn cũng làm cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung cấp chuyên
nghiệp.
7. KẾT CÂU CUA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo


6

CHƯƠNG 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT






TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

1.1. KHÁI LUẬN VÈ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật thường được quan niệm là một dạng hoạt động
gan liền với việc triển khai thực hiện pháp luật cũng như trong thực tiễn áp
dụng pháp luật. Với tư cách là một dạng giáo dục thì giáo dục pháp luật ở
nước ta hình thành và thực hiện muộn hơn so với giáo dục chính trị và giáo
dục đạo đức. Với tư cách là một khái niệm pháp lý, giáo dục pháp luật được

hình thành trong khoa học pháp lý cũng như được tiến hành trên thực tế ở
nước ta cũng rất muộn so với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy mà vẫn
còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về giáo dục pháp luật. Để có một cách
nhìn nhận đúng đắn khoa học về giáo dục pháp luật, cần xem xét một số quan
ì' . ,
,
í
niệm vê giáo dục pháp luật ồau đây:
Quan niệm thứ nhất cho rằng giáo dục pháp luật là một bộ phận của
giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức. Theo quan niệm này khi tiến hành giáo
dục chính trị, tư tưởng, các quan điểm đường lối, chủ trương của Đang cho
nhân dân thì tự nó sẽ hình thành nên ý thức pháp luật.
Quan niệm khác thì lại đồng nhất giáo dục pháp luật với hoạt động
tun truyền, phổ biến, giải thích pháp luật. Vì vậy, nếu thực hiện tốt các hoạt
động này cũng có nghĩa là đã làm tốt công tác giáo dục pháp luật.
Có quan niệm lại cho rằng giáo dục pháp luật là lấy “trừng trị” để
giáo dục người vi phạm và răn đe giáo dục người khác. Thông qua việc xử lý
những hành vi vi phạm pháp luật như áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội, xử phạt vi phạm hành chính hay áp dụng các chế độ trách nhiệm dân sự sẽ




7

CÓ tác dụng giáo dục pháp luật cho mọi người, khơng cần thiết phải tun
truyền hay giải thích pháp luật.
Thậm chỉ có quan niệm lại cho rằng khơng có giáo dục pháp luật bởi
vì pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, mọi người đều phải tn
theo. Do đó khơng cần đặt vấn đề giáo dục pháp luật, mà chỉ có phổ biến pháp

luật để mọi người tự tìm hiểu.
Nhìn chung các quan niệm trên đều chỉ nhìn nhận giáo dục pháp luật
phiến diện, một chiều mà chưa có một cách hiểu đúng đắn, tồn diện và khoa
học về giáo dục pháp luật.
Để có được quan niệm đúng đắn về giáo đục pháp luật, cần phải tiếp
cận từ khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm. Trong khoa học sư phạm
giáo dục được hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự ảnh hưởng tác động của những điều
kiện khách quan như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường
sống... và của cả những nhân tố chủ quan như tác động tự giác, có chủ định
và định hướng của con người nhằm hình thành những phẩm chất, kỹ năng
nhất định của đối tượng giáo dục.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động định hướng của nhân
tố chủ quan lên khách thể giáo dục, nhằm truyền bá những kinh nghiệm đấu
tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy để họ có đầy đủ
khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã hội. Đại Từ điển Tiếng Việt
1999 cũng sử dụng nghĩa hẹp để giải thích: “Giáo dục là tác động có hệ
thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, đế họ dần dần có
được những phấm chất và năng ỉực như yêu cầu đề ra ” [19, tr.734].
Trong hoạt động thực tiễn, không thể phủ nhận được những yếu tố
ảnh hưởng của các điều kiện khách quan tác động đến sự hình thành ý thức cá
nhân của con người. Tuy vậy, trong lý luận khoa học sư phạm đã nhấn mạnh
đến yếu tố tác động hàng đầu cực kỳ quan trọng và quyết định của nhân tố


8

chủ quan trong giáo dục. Vì vậy, khái niệm giáo dục thường được hiểu theo
nghĩa hẹp.
Thực tế hiện nay, theo quan điểm chung của các nhà khoa học pháp lý

khi quan niệm về giáo dục pháp luật đều xuất phát từ nghĩa hẹp của khái niệm
giáo dục, tuy cũng có quan điểm hiểu giáo dục pháp luật xuất phát từ nghĩa
rộng của khái niệm giáo dục.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm giáo dục
pháp luật theo nghĩa hẹp vì:
Thứ nhất, mặc dù việc hình thành ý thức con người chịu tác động của
các nhân tố khách quan (nhân tố ảnh hưởng) và nhân tố chủ quan (nhân tố tác
động), nhưng coi giáo dục pháp luật như là một nhân tố tác động thì mới xác
định rõ được các yếu tố của quá trình giáo dục pháp luật như chủ thể giáo dục
pháp luật, đối tượng giáo dục pháp luật, nội dung, hình thức giáo dục pháp
luật... để từ đó giữ vững định hướng và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật
khi gặp những trở ngại khách quan.
Thứ hai, quan niệm giáo dục pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp của khái
niệm giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hai phạm trù giáo
dục pháp luật và ý thức pháp luật. Hai phạm trù này có mối quan hệ mật thiết
với nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
Hoạt động giáo dục pháp luật là sự tác động của nhân tố chủ quan mà
trước hết là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định về kế hoạch, về
nội dung chương trình. Cịn sự hình thành ý thức pháp luật lại là sản phẩm,
kết quả các ảnh hưởng của điều kiện khách quan và cả sự tác động định
hướng của nhân tố chủ quan. Neu thừa nhận giáo dục pháp luật có nội hàm
khác với sự hình thành ý thức pháp luật thì việc xác định nội dung, phương
hướng, hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục pháp luật chắc chắn sẽ
rõ ràng, chính xác hơn rất nhiều [4, tr.l 1].


9

Thứ ba, hiếu giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là phù hợp với khái
niệm giáo dục trong khoa học sư phạm, từ đó thấy rõ hơn mối quan hệ giữa

cái riêng, cái đặc thù của giáo dục pháp luật với cái chung, cái phổ biến của
giáo dục. Giáo dục pháp luật vừa mang những đặc điểm chung của giáo dục,
sử dụng các phương pháp và hình thức của giáo dục nói chung, vừa thể hiện
những nét đặc thù riêng có của mình trong mối liên hệ chặt chẽ với các loại
hình giáo dục khác như giáo dục chính trị, đạo đ ứ c...
Từ những phân tích trên, có thể xác định khái niệm giáo dục pháp luật
như sau: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tố chức, có mục
đích của chủ thể giảo dục để cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cám
và hành vỉ hợp pháp cho đôi tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ỷ thức,
tình cám pháp luật đúng đắn, thói quen tuân thủ luật pháp và tham gia vào
các hoạt động pháp lý tích cực.
Đe đạt được mục đích giáo dục pháp luật, mà mục đích đầu tiên là
cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho công dân cần
phải sử dụng tổng hợp nhiều hình thức giáo dục, trong đó giáo dục pháp luật
trong nhà trường là hình thức giáo dục quan trọng. Giáo dục pháp luật trong
trường trung cấp chuyên nghiệp là hình thức giáo dục dặc thù của loại hình
giáo dục pháp luật trong nhà trường. Đó là tổ chức hoạt động giáo dục giữa
giáo viên và học sinh trung cấp, trong đó giáo viên thực hiện một cách có mục
đích, có hệ thổng việc cung cấp cho học sinh những kiến thức pháp luật, nhằm
hình thành tri thức pháp luật, ý thức trách nhiệm tình cảm pháp luật đúng đắn
làm cơ sở cho hành vi xử sự phù họp với quy định của pháp luật, góp phần
đào tạo nên người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp đáp ứng yêu
cầu phát triến kinh tế - xã hội.
1.1.2.

Cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật trong các trường

trung cấp chuyên nghiệp



10

Đẽ xây dựng thành công nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, trước hết phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh, đồng thời mỗi
cơng dân phải am hiểu và triệt để thực thi pháp luật. Tuy nhiên, ý thức và
hành vi hợp pháp của công dân khơng phải tự nhiên mà có mà phải thơng qua
một quá trình giáo dục thường xuyên lâu dài nhằm cung cấp tri thức pháp
luật, bồi dưỡng tình cảm và thói quen tuân thủ pháp luật để mọi người hiểu
pháp luật, có ý thức pháp luật tốt. Đây chính là hoạt động giáo dục pháp luật,
thông qua giáo dục pháp luật có tác dụng tích cực trong việc định hướng nhân
cách của mọi công dân, tạo điều kiện tối đa nhằm sử dụng phương tiện pháp
luật phục vụ đời sống xã hội, thiết lập trật tự kỷ cương trong bộ máy Nhà
nước và trong xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, xây dựng
mơi trường sống và làm việc theo các chuẩn mực pháp luật.
Giáo dục pháp luật cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp là một u
cầu quan trọng, thơng qua đó giáo dục cho học sinh ý thức coi trọng pháp
luật, tự nguyện tuân thủ, chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật,
biết sống và làm việc theo pháp luật; bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các
em và hình thành vững chắc những hành vi ứng xử theo quy định của pháp
luật, phù hợp với yêu cầu của pháp luật, uốn nắn, khắc phục những sai lệch
với các chuẩn mực pháp luật đã xác định. Mục tiêu sâu xa hơn nữa, khi đã tốt
nghiệp ra trường, đồng thời với những hiểu biết về pháp luật, các em cũng
góp phần vào việc tuyên truyền, nâng cao ý thức sống và làm việc theo pháp
luật cho cộng đồng dân cư tại nơi mình sinh sống và cơng tác.
Giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp xuất phát
từ mục tiêu giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, nhằm “đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10, tr.8]. Yêu


]I

cầu này đặt ra đối với công tác giáo dục là hình thành và bồi dưỡng những thế
hệ cơng dân có nhân cách, phẩm chất, năng lực. Để đạt được mục tiêu này
phải trải qua một quá trình tác động lâu dài, phức tạp và thông qua một cơ chế
phối hợp điều chỉnh của những yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó giáo
dục pháp luật là một nhân tố quan trọng. Giáo dục pháp luật chính là giáo dục
về những giá trị cao đẹp, giáo dục cách xử sự vì lợi ích chung của cộng đồng
xã hội và lợi ích của mỗi người trong cái chung đó.
Giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp còn xuất
phát từ nhu cầu tự thân của học sinh: nhu cầu hiểu biết pháp luật. Bản thân
học sinh trung cấp chuyên nghiệp cũng đã tự ý thức được khi bước chân vào
giảng đường đều mong muốn được cung cấp không chỉ tri thức nghề nghiệp
mà còn được hiểu biết sâu sắc về pháp luật. Trong xã hội ngày nay, khi mà
chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, hơn lúc nào hết, nhu cầu hiểu
biết và sử dụng pháp luật trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực lại càng cấp thiết,
đặc biệt là trong việc sử dụng pháp luật như một cơng cụ để bảo vệ quyền, lợi
ích họp pháp của cơng dân. Bắt nguồn từ vai trị và giá trị xã hội của pháp
luật, hiện nay pháp luật đã và đang đi vào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội và cũng từ đó nảy sinh nhu cầu được thông tin, được hiểu biết và được
giáo dục về pháp luật. Chính vì vậy. ngồi việc trang bị những kiến thức về
văn hóa, khoa học, cơng nghệ, những kỹ năng nghề nghiệp, thì việc đưa giáo
dục pháp luật vào trường trung cấp chuyên nghiệp nhằm cung cấp những tri
thức pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp
luật cho học sinh là đúng đắn và hết sức cần thiết.
Từ đầu những năm 1990. giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng
dạy trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, song mới chỉ giới hạn ở một số

bài được lồng ghép trong các chương trình chính trị hoặc chương trình học
chun ngành. Từ năm 1994, do yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong
nhà trường, bảo đảm giảng dạy theo đúng tinh thần và nội dung Hiển pháp,


12

pháp luật của Nhà nước, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp phối
họp với Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức xây dựng chương trình mơn học và biên soạn tập Bài giảng pháp luật
dành cho các trường trung học chuyên nghiệp (nay là trung cấp chuyên
nghiệp). Ngày 24/5/1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
2080 về việc tổ chức giảng dạy và học tập Môn học Pháp luật trong các
trường Trung học chuyên nghiệp (nay là trung cấp chuyên nghiệp) và Dạy
nghề kèm theo chương trình Mơn học Pháp luật được bắt đầu thực hiện từ
năm học 1996 - 1997.
Ngày 7/1/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành
Ke hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến
năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật nhằm đổi mới, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung
và giáo dục pháp luật trong các các trường học nói riêng. Tiếp đó, ngày
6/6/2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 21/2001/QĐBGD&ĐT về việc ban hành Chương trình khung giáo dục trung học chuyên
nghiệp (nay là trung cấp chuyên nghiệp) đã quy định Giáo dục pháp luật là
môn học bắt buộc đối với mọi ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
tình trạng coi thường và vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên diễn ra
ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong đó có một bộ phận học sinh trung
cấp chuyên nghiệp, mà nguyên nhân cơ bản là trình độ hiểu biết pháp luật cịn

hạn chế. Chính vì vậy, bản thân học sinh, sinh viên nói chung và học sinh
trung cấp chuyên nghiệp nói chung càng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật và đặt
mình trong mối quan hệ pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật, ứng xử theo


13

chuẩn mực pháp luật. Do đó giáo dục pháp luật là nội dung bắt buộc không
thế thiếu được đối với mọi ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC PHÁP

LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG CÁP CHUYÊN NGHIỆP
1.2.1.

Mục đích của giáo dục pháp luật trong các trường trung

cấp chuyên nghiệp
Xác định đúng đắn mục đích của giáo dục pháp luật là căn cứ, tiêu chí
để đánh giá hiệu quả, là cơ sở để xây dựng nội dung, hình thức, phương tiện,
phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng được giáo dục. Việc
xác định đúng đắn, chính xác hay sai lầm, phiến diện mục đích giáo dục pháp
luật đều có ảnh hưởng đến chất lượng tốt hay xấu của giáo dục pháp luật. Mục
đích của giáo dục pháp luật cịn là tiêu chí để phân biệt giáo dục pháp luật với
các dạng giáo dục khác.
Mục đích của giáo dục pháp luật trong điều kiện hiện nay được xác
định cụ thể như sau:
M ột là, cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản và từng bước nâng
cao tri thức pháp luật cho cơng dân (mục đích nhận thức)-,

Mục đích nhận thức được hình thành theo các cấp độ: Hình thành tri
thức pháp luật; tri thức pháp luật là tiền đề để hình thành nhận thức đúng đắn
và lựa chọn hành vi hợp pháp, tích cực.
Hai là, hình thành lịng tin và tình cảm vào pháp luật (mục đích cảm
xúc);
Mục đích cảm xúc của giáo dục pháp luật bao gồm: giáo dục tình cảm
cơng bằng, bình đẳng, lịng tin đối với pháp luật; giáo dục tình cảm trách
nhiệm và giáo dục tình cảm pháp chế.
Ba là, hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự họp pháp, tích
cực (mục đích hành vi).


14

Hành vi xử sự theo pháp luật của con người là kết quả của một quá
trình nhận thức pháp luật. Trong q trình nhận thức thì có nhiều yếu tố tác
động (chủ quan và khách quan) để hình thành nên hành vi và thói quen xử sự
theo pháp luật, trong đó giáo dục pháp luật là yếu tố cơ bản.
Là hình thức giáo dục đặc thù của loại hình giáo dục pháp luật trong
nhà trường, giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chun nghiệp có mục
đích cụ thể sau:
Thứ nhất, giáo dục pháp luật nhằm cung cấp hệ thống tri thức pháp
luật cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp.
Có thể nói rằng đây là mục đích giữ vị trí hàng đầu trong việc giáo
dục pháp luật cho học sinh trung cấp chun nghiệp. Có am hiểu về pháp luật
thì học sinh mới có thể tự tin thực hiện hành vi hợp pháp trong cuộc sống và
hình thành ý thức pháp luật đúng đắn. Mục đích này nhằm trang bị cho học
sinh những tri thức cơ bản của pháp luật như là bản chất của pháp luật, giá trị
xã hội của pháp luật, vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Bên
cạnh đó các em cũng có được những hiểu biết về các quy định pháp luật hiện

hành trên các lĩnh vực khác nhau. Có được tri thức pháp luật ở một trình độ
nhất định mới tạo ra được tình cảm pháp luật mạnh mẽ, bỡi lẽ tình cảm pháp
luật chỉ có thể được ni dưỡng trên cơ sở các khái niệm, quan niệm, phạm
trù về pháp luât, thiếu những điều đó khơng thể tồn tại cảm xúc pháp luật.
Thiếu tri thức cũng có nghĩa là thiếu cơ sở để tư duy, để hình thành thế giới
quan khoa học và do đó thiểu phương pháp luận đúng đắn trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn. Chính vì vậy, mục đích đầu tiên của giáo dục pháp
luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp là cung cấp cho học sinh những tri
thức pháp luật chính xác, có hệ thống, làm sâu sắc và mở rộng hệ thống thi
thức pháp luật cho học sinh.
Thứ hai, giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chun nghiệp
nhằm hình thành lịng tin và tình cảm vào pháp luật cho học sinh. Hình thành


15

tình cảm, lịng tin đối với pháp luật cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật có
ý nghĩa rất quan trọng vì nếu thiếu điều đó thì dù học sinh rất hiểu biết về
pháp luật cũng dễ hành động chệch khỏi các chuẩn mực pháp luật vì lợi ích
riêng tư. Khi có lịng tin vào tính cơng bằng của pháp luật sẽ hướng dẫn hành
vi hợp pháp của học sinh. Bởi vậy, giáo dục pháp luật trong trường trung cấp
chuyên nghiệp còn đòi hỏi phải đề cao việc giáo dục tình cảm cơng bằng, bình
đắng, lịng tin đối với pháp luật; giáo dục tình cảm trách nhiệm và giáo dục
tình cảm pháp chế cho học sinh. Thơng qua đó sẽ giúp học sinh biết xác định
các tiêu chuấn đánh giá tính cơng bằng của pháp luật, biết đối xử với người
khác và với chính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua thực hiện
các chuẩn mực pháp luật, hình thành ý thức về các nghĩa vụ pháp lý của
người công dân. Đồng thời xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi nơi, mọi
lúc, biết phê phán đấu tranh với những biểu hiện coi thường pháp luật, biết
ủng hộ và tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp luật, biết đem kiến thúc

pháp luật của mình bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người khác, bảo vệ
lẽ phải, có thái độ đúng đắn đối với tri thức pháp luật mới.
Thứ ba, giáo dục pháp luật nham hình thành động cơ, hành vi và thói
quen xử sự hợp pháp, tích cực của học sinh.
Trong hệ thống các mục đích giáo dục pháp luật, sự hình thành động
cơ, hành vi và thói quen xủ sự họp pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi
vì suy cho cùng, kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật phải được thể hiện
ở hành vi xử sự theo pháp luật của con người. Những mục đích nhận thức và
tình cảm là để phục vụ cho mục đích hình thành động cơ và hành vi [4, tr.32].
Cũng như mục đích của giáo dục pháp luật nói chung, hành vi xử sự theo yêu
cầu của pháp luật chính là kết quả cuối cùng mà giáo dục pháp luật trong
trường trung cấp chuyên nghiệp muốn đạt tới. Trong công tác giáo dục pháp
luật ở trường trung cấp chuyên nghiệp, việc rèn luyện các hành vi đạo đức,
hình thành, phát triển, củng cố những thói quen ứng xử theo pháp luật cần


16

phải được quan tâm chú trọng. Công việc này phải thực hiện trước, đồng thời
và cả sau việc truyền thụ tri thức pháp luật nhằm chuẩn bị cho việc tiếp thu
các tri thức pháp luật, thực hành các tri thức đó, củng cố, điều chỉnh các hành
vi tích cực pháp luật.
Nét đặc thù của giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên
nghiệp do vị trí tương lai của học sinh quyết định. Học sinh của các trường
trung cấp chuyên nghiệp là thành viên của cộng đồng, nhưng họ là những
công dân đã trưởng thành và trong tương lai sẽ là những người lao động có
kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc
lập và có tính sáng tạo, ứng dụng cơng nghệ vào cơng việc. Chính vì vậy, đối
với họ, hiểu biết pháp luật là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được
của nhân cách người công dân - cán bộ trung cấp. Nhờ vậy, họ không những

biết sống và làm việc theo pháp luật với tư cách là người cơng dân trưởng
thành, mà hơn nữa cịn biết sống và làm việc theo pháp luật, bảo vệ pháp luật
với tư cách là người có cương vị xã hội, có vị trí nhất định trong hệ thống
nghề nghiệp của mình. Do đó, giáo dục pháp luật trong trường trung cấp
chuyên nghiệp có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp đối với những người lao
động tương lai.
Công tác giáo duc pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp
còn hướng tới việc tạo cho các em học sinh có một thái độ tích cực và phê
phán đối với những quy định của pháp luật, đối với thực tiễn pháp luật. Thơng
qua đó các em có thể có những đánh giá, những kiến nghị mang tính độc lập,
sáng tạo đối với các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà
mình quan tâm.
Như vậy, giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp là
một yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bị có hệ thống cho thế hệ người cán bộ
trung cấp khi bước vào đời biết sống và làm việc theo pháp luật, góp phần
củng cố nền pháp chế xã hội chả nghĩa.


17

1.2.2.

Yêu cầu của giáo dục pháp luật trong các trường trung cấp

chuyên nghiệp
Giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp mang tính
hệ thống, thường xuyên, liên tục;
Thực tiễn ln thay đổi và vì vậy pháp luật cũng phải sửa đổi, bổ
sung để kịp thời điều chỉnh những thay đổi của đời sống thực tiễn. Do đó,
cơng tác giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp cần phải

đảm bảo tính liên tục, tính hệ thống.
Tính hệ thống có nghĩa là giáo dục pháp luật trong trường trung cấp
chuyên nghiệp phải tuân theo tính kế tiếp trong việc hình thành tri thức pháp
luật, phải ln dựa vào tri thức pháp luật để hình thành thói quen và tạo khả
năng thích ứng cho học sinh trước những vấn đề thực tiễn đặt ra. Từ đó học
sinh sẽ có được hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về hệ thống pháp luật và có khả năng
ứng xử theo pháp luật trong các quan hệ xã hội.
Tính liên tục địi hỏi cơng tác giáo dục pháp luật phải được tiến hành
liên tục, thường xun trong suốt cả khóa học khơng chỉ trong giờ lên lớp,
trong các buổi đến trường mà phải được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, mọi
hoạt động, kết hợp chặt chẽ trên lớp và ngoài lớp, trong trường và ngồi
trường, gia đình và xã hội, trong năm học và kể cả trong thời gian nghỉ hè.
Giáo dục pháp luật trong trường trung cẩp chuyên nghiệp phải luôn
gắn liền với đời sống xã hội;
Một điều chúng ta vẫn thấy phổ biển hiện nay là giáo dục trong nhà
trường có đặc điểm là chủ yếu nặng về lý thuyết mà thiếu tính thực tiễn. Từ
đó dẫn đến hệ quả là, sau khi học sinh tốt nghiệp ra trường, đối mặt với thực
tiễn học sinh sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn mà không thể giải quyết được
bằng những hiểu biết mang tính lý thuyết. Lúc này các em phải hoặc là tiếp
thu kinh nghiệm trực tiếp từ người đi trước hoặc là tự mị mẫm để tìm ra lối đi

T H Ư VI Ẽ rv
ĨRƯỜiMỆĐAI HOC LỦÁl ha nịi
PHỊNG GV _ q L e 4 -


18

riêng. Từ đó cho thấy việc giáo dục pháp luật phải đặt trong mối quan hệ, phải
luôn gắn liền với đời sống xã hội, với hiện thực khách quan.

Quá trình giáo dục pháp luật là q trình chuyển hóa các quan hệ
pháp luật tồn tại khách quan thành những quan hệ của cá nhân, những thái độ
chủ quan phản ánh đúng đắn những quan hệ khách quan nói trên có ý nghĩa
giá trị đối với cá nhân và được thể nghiệm trong các hành động và hành vi
tương ứng [15, tr.23]. Công tác giáo dục pháp luật không chỉ quy vào việc
cung cấp tri thức pháp luật thông qua bài giảng trên lóp hoặc tập luyện học
sinh trong mơi trường giáo dục mà cịn phải tổ chức và khuyến khích học sinh
tham gia vào các phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội.
Giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp là việc
được thực hiện trong tập thế và thông qua tập thể;
Ỷ thức pháp luật của mỗi học sinh trung cấp chun nghiệp chỉ có thể
hình thành và được nâng cao nếu như việc giáo dục pháp luật được tiến hành
trong tập thể và thông qua tập thể.
Khi tham gia vào các hoạt động tập thể, vai trò. trách nhiệm của mỗi
cá nhân được xác định rõ rệt, các yêu cầu đối với nhiệm vụ phải hoàn thành
được chấp nhận một cách tự giác, các quy tắc chung của tập thể được nhận
thức một cách đày đủ, sự kiểm tra, đánh giá của tập thể về việc chấp hành các
nhiệm vụ và các chuẩn mực quan hệ được thực hiện một cách công bằng sẽ
củng cố được tri thức pháp luật và bồi dưỡng được hành vi tích cực pháp luật
cho các thành viên [15, tr.24]. Các quy định, các chế độ, quyền và nghĩa vụ
của học sinh được duy trì và thực hiện trong tập thể, liên quan đến các hoạt
động học tập, lao động, vui chơi, sinh hoạt của học sinh, liên quan đến các
môi quan hệ giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, với người
khác trong và ngoài nhà trường là những phương tiện quan trọng để rèn luyện
các thói quen pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật của học sinh. Chính vì


19


vậy, các trường trung cấp chuyên nghiệp phải chú trọng tới việc xây dựng và
giáo dục tập thể trường, lóp, tổ chức Đồn, hội... đó là mơi trường để giáo
dục ý thức pháp luật. Xây dựng tập thể để giáo dục cá nhân học sinh được
thực hiện qua việc xây dựng quan hệ giao lưu đúng đắn trong tập thế nhằm
đạt tới mục đích chung có ý nghĩa xã hội, thơng qua các hoạt động tích cực,
lành mạnh của tập thể và mỗi thành viên. Giáo dục pháp luật trong trường
trung cấp chuyên nghiệp vừa phải thông qua giáo dục tập thể đồng thời qua
tập thể tác động tới từng thành viên, trong đó mỗi thành viên vừa là đối tượng
chịu sự tác động vừa là chủ thể tác động đến các thành viên khác cũng như
chính bản thân mình.
Giảo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp phải luôn
gan với giảo dục chỉnh trị, giáo dục đạo đức cho học sinh;
Giáo dục pháp luật có mối quan hệ khơng thể tách rời với giáo dục
chính trị, giáo dục đạo đức. Giáo dục chính trị kích thích lợi ích trong việc
điều chỉnh pháp luật, củng cố mối quan hệ tích cực của con người đối với các
địi hỏi của pháp luật. Giáo dục pháp luật và giáo dục chính trị là những bộ
phận của công tác giáo dục tư tưởng. Giáo dục chính trị nhằm xây dựng và
củng cố niềm tin, hình thành lý tưởng, bản lĩnh chính trị cho học sinh, tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo dục pháp luật. Ý thức pháp luật chịu sự chi phối
của ý thức chính trị, hình thành và củng cố trên nền tảng ý thức chính trị.
Giáo dục đạo đức tạo những tiền đề cần thiết để hình thành ở học sinh
sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật, tạo lòng tin vào các giá trị xã hội,
những giá trị mà pháp luật có thể mang lại cho con người. Thơng qua giáo
dục đạo đức để xây dựng tính cách, phẩm chất, tình cảm, thói quen tn thủ
pháp luật và áp dụng pháp luật một cách tự giác. Pháp luật khi trở thành thói
quen đạo đức và niềm tin nội tâm thì sẽ được thực thi trong đời sống đầy đủ
và triệt để nhất. Do đó, giáo dục đạo đức có tác dụng củng cố các chuẩn mực
pháp luật và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu pháp luật.



20

Giáo dục pháp luật trong trường trung cấp chuyên nghiệp phải kết
hợp giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục của gia đình và của xã hội;
Quan điểm tiếp cận tổng hợp đối với q trình sư phạm địi hỏi phải
tổ chức đúng đắn và kết hợp chặt chẽ quá trình giáo dục pháp luật ở nhà
trường, giáo dục của gia đình và quá trình giáo dục của xã hội, hình thành quá
trình thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển ý thức pháp luật một cách
toàn diện cho học sinh [15, tr.25]. Yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ phối hợp chặt
chẽ hoạt động của tất cả các chủ thể giáo dục bên trong nhà trường như giáo
viên, Ban giám hiệu, tổ chức Đồn, tập thể lóp... và các chủ thể giáo dục
ngoài nhà trường như tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, công an, cơ quan tư
pháp, gia đình, các thành viên khác trong xã h ộ i...
Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xun với gia đình và xã
hội để có sự trao đổi các thông tin về nội dung, phương pháp, biện pháp giáo
dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật. Đặc thù của học sinh trung
cấp chuyên nghiệp là đa số các em sống xa gia đình vì vậy nhà trường và gia
đình phải thường xun có mối liên hệ với nhau để ơao đổi ý kiến theo dõi và
thông báo các hoạt động của học sinh, kịp thời uốn nắn các hành vi sai lệch
của học sinh. Bên cạnh đó nhà trường cũng phải phối họp chặt chẽ với các tổ
chức, cơ quan nhà nước, đoàn thể để cùng giáo dục ý thức pháp luật cho học
sinh.
1.3. ĐẶC
ĐIẺM CỦA GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT
TRONG CÁC



TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

1.3.1.

Chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luật trong các trường

trung cấp chuyên nghiệp
a / Chủ thê giáo dục pháp luật
Trong lý luận về giáo dục học, chủ thể giáo dục là những thầy giáo,
cô giáo và tất cả những người làm công tác giáo dục khác. Vận dụng vào chủ
thế giáo dục pháp luật, chủ thể giáo dục pháp luật là tất cả những người theo


×