Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 76 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRUỒNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ QUỲNH ANH

HỢP
vụ■ PHÁP LÝ TRONG HÀNH NGHÊ LUẬT
■ ĐỒNG DỊCH

■ sư
MỘT
■ SÔ VẤN ĐÊ LÝ LUẬN
■ VÀ THỰC
■ TIỄN
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã sô
: 60 38 30
THƯ VIỆ N
T R Ư Ờ N G Đ A i H Ọ C LỎÂT H À N Ộ !
PHÒNG Đ Ọ C - y



A

- í ệ


,

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

£7c£ rphùtH ị ^Vịutq ^7ộp

HÀ NỘI - 2006


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: MỘT s ố VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ HỢP ĐỔNG DỊCH
VỤ PHÁP LÝ TRONG HÀNH NGHỂ l u ậ t s ư

1.1. Khái quát chung về hợp đồng dịch vụ

5
5

1.1.1 Các đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ

8

1.1.2 Những qui định chung của hợp đồng dịch vụ


9

1.1.3 Phân biệt hợp đồng dịch vụ với một số hợp đồng thông dụng khác

13

1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề
luật sư

15

1.2.1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư

15

1.2.2 Đăc điểm của hợp đồng dich vu pháp lý trong hành nghề Luât sư

18

1.3. Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư

20

1.3.1 Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật

21

1.3.2 Hợp đồng dịch vụ tranh tụng


22

CHƯƠNG 2: CÁC YÊU T ố c ơ BẢN CỦA HỢP ĐỔNG DỊCH v ụ
PHÁP LÝ TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

23

2.1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành
nghề Luật sư
2.1.1. Điều kiện về năng lực chủ thể

23
23

2.1.2. Điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể trong quan hệ
hợp đồng dịch vụ pháp lý

28

2.1.3. Điều kiện về nội dung của hợp đồng dịch vụ pháp lý

30

2.1.4. Hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý

31


2.2. Nội dung của hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư


32

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên Luật sư

32

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê Luật sư

43

2.3. Xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành
nghề Luật sư

46

2.3.1. Xác lập hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư

46

2.3.2. Thực hiện hợp đổng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư

48

2.3.3. Chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp trong hành nghề Luậtsư

50

CHƯƠNG 3: THỰC TIẺN á p d ụ n g p h á p l u ậ t VỂ h ợ p đ ổ n g
DỊCH VỤ PHÁP LÝ TRONG HÀNH NGHỂ l u ậ t s ư v à
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH

CỦA PHÁP LUẬT VỂ HỢP ĐỔNG DỊCH v ụ PHÁP LÝ

53

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề
Luật sư

53

3.2. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về hợp đồng
dịch vụ pháp lý.

62

KẾT LUẬN

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

68


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLDS

: Bộ luật Dân sự

HĐDS


: Hợp đồng Dân sự

HĐDV

: Hợp đồng dịch vụ

HĐDVPL

: Hợp đồng dịch vụ pháp lý

HĐLĐ

: Hợp đồng lao động

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đã nảy sinh
những tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực vì quyền, lợi ích của các chủ thể trong
quan hệ dân sự, thương mại, lao động..., cũng phát sinh theo tỷ lệ thuận với sự
phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, nghiên cứu hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp
đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư nói riêng là thật sự cần thiết bởi vì

hoạt động Luật sư ở nước ta hiện nay đã phát triển theo nhu cầu của xã hội. Do
vậy, địi hỏi Luật sư phải tự hồn thiện mình trong hoạt động tư vấn và tranh tụng
nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Hợp đồng dịch vụ pháp
lý cần phải được nghiên cứu có hệ thống nhằm giải quyết triệt để những vướng
mắc giữa khách hàng và Luật sư liên quan đến dịch vụ tư vấn và tranh tụng để
qua đó hoạt động Luật sư ở nước ta ngày càng được coi trọng và là một loại hình
dịch vụ khơng thể thiếu được trong việc giải quyết những tranh chấp dân sự,
thương mại, lao động..., phát sinh ngày một nhiều, nhất là trong giai đoạn hiện
nay và tương lai.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một phương tiện để thể hiện vai trò của Luật
sư trên cơ sở thoả thuận hợp pháp với khách hàng, theo đó những quyền, lợi ích
hợp pháp của khách hàng được làm sáng tỏ trên cơ sở Luật sư thực hiện đúng,
đầy đủ những quyền và nghĩa vụ đã thoả thuận. Hợp đồng dịch vụ pháp lý còn là
căn cứ pháp lý để xác định rõ trách nhiệm của Luật sư thông qua hoạt động tư
vấn và tranh tụng tuân theo pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và
quyền lợi của khách hàng.
Đây là một cơng trình khoa học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách
tồn diện, có hệ thống về vấn đề này.

/n


2

Từ vấn đề nêu trên, tác giả cho rằng cần nghiên cứu, làm rõ để có nhận
thức đầy đủ hơn về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành
nghê luật sư - Một sô vấn đê lý luận và thực tiễn ” làm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật Dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta chưa có bất kỳ một cơng trình khoa
học nào nghiên cứu có tính hộ thống về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành
nghề Luật sư. Đặc biệt, cũng chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu về
những đề tài tương tự như đề tài của Luận văn này. Đây chính là những khó khăn
nhất định cho tác giả trong việc nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích : Nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư ở nước ta hiện nay để qua đó
nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về loại hợp đồng đặc thù này.
Qua nghiên cứu đề tài, cũng nhằm để xác định cơ sở lý luận trong việc xây
dựng pháp luật quy định về loại hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề
Luật sư và nhằm hoàn thiện thêm một bước những quy định của pháp luật về
hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật
sư nói riêng.
Nhiệm vụ : Từ mục đích nghiên cứu trên Luận văn có nhiệm vụ :
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của hợp đồng dịch vụ pháp
lý trong hành nghề Luật sư.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng hợp đồng dịch vụ pháp lý trong
hành nghề Luật sư. Làm rõ những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.


3

-

Đề xuất những quan điểm về phương hướng và giải pháp để hoàn thiện

pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Nội dung luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư và thực trạng áp dụng
những quy định của pháp luật về loại hợp đồng này. Còn những vấn đề liên quan
đến hoạt động của Luật sư như: Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và
Luật sư được chỉ định tham gia tranh tụng trước Tồ án khơng thuộc phạm vi
nghiên cứu của Luận văn này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn

- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu của Luận văn dựa trên nguyên tắc duy vật biện
chứng; duy vật lịch sử; đi từ cái chung đến cái riêng, cái cụ thể; khảo sát, phân
tích, tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn..., để thực hiện mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn

Qua nghiên cứu đề tài, Luận văn có được những điểm mới sau đây:
- Xây dựng được một hệ thống các khái niệm về hợp đồng dịch vụ pháp lý
trong hành nghề Luật sư.
- Đây là một Luận văn lần đầu tiên ở nước ta nghiên cứu tồn diện và có hệ
thống về mặt lý luận và thực tiễn về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề
Luật sư.
- Tính hệ thống của nội dung đề tài nghiên cứu trong Luận văn dựa trên
những cơ sở lý luận để phân biệt hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật


4


sư với các loại hợp đồng dịch vụ khác. Nêu ra những đặc điểm riêng của loại hợp
đồng này.
- Qua nghiên cứu đã đánh giá những điểm còn bất hợp lý của pháp luật qui
định về hợp đổng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư và thực trạng áp dụng
những qui định đó trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý trong
hành nghề Luật sư.
- Qua nghiên cứu đề tài đã chỉ ra những giải pháp hoàn thiện những qui định
của pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề Luật sư ở nước ta
hiện nay.
7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 03 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành
nghề Luật sư.
Chương 2: Các yếu tố cơ bản của hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành
nghề Luật sư.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý trong
hành nghề Luật sư và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về
hợp đồng dịch vụ pháp lý.


5

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ HỢP ĐổNG DỊCH v ụ PHÁP LÝ
TRONG HÀNH NGHỂ LUẬT s ư

1.1.


Khái quát chung về Hợp đồng dịch vụ (HĐDV)

Xét về bản chất thì con người là tổng hồ của các quan hệ xã hội. Có
những quan hệ chỉ đơn thuần nhằm gắn kết tình cảm, củng cố đời sống tinh thần,
có những quan hệ nhằm tạo ra của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu của chính
mình và phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ nhằm chuyển giao tài sản thực hiện
hoặc không thực hiện một việc là giao dịch dân sự.
Quan hệ hợp đồng dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ nhằm đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của chủ thể tham gia. Quan hệ hợp đồng dân sự
được hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm: thương mại và lao động.
Trong giao dịch dân sự, các bên tham gia cùng bày tỏ ý chí của mình và
đồng thuận nhằm đạt được mục đích nhất định, là hợp đồng.
Hợp đồng dân sự (HĐDS) là “thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm díct quyền, nghĩa vụ dân sự ’ (Điều 388 BLDS năm 2005).
HĐDV là một loại hợp đồng dân sự thông dụng và ngày càng trở nên phổ
biến, đáp ứng mọi nhu cầu trong sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các loại hình dịch vụ rất đa dạng, phong
phú tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tham gia giao dịch.
Thương mại dịch vụ được đánh giá là lĩnh vực đầy tiềm năng. Các quốc gia
có nền kinh tế phát triển, dịch vụ chiếm hơn nửa tổng thu nhập quốc dân. Ví dụ:
Tại Hoa Kỳ theo thống kê, thu nhập từ dịch vụ chiếm tới 75% tổng thu nhập quốc
nội [42, Tr. 74].


6

Việc phát triển dịch vụ có tầưi quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
Việt Nam vì ngành dịch vụ có tính năng động, thu nhập cao và sử dụng được
nhiều lao động, không phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của khoa học - công

nghệ.
Để hiểu rõ bản chất pháp lý của HĐDV, cần phải hiểu về thuật ngữ “dịch
vụ”. Thuật ngữ “dịch vụ” được sử dụng trong khoa học pháp lý và khoa học kinh
tế. Theo từ điển tiếng Việt năm 2003, “dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của sơ' đơng, có tổ chức và được trả cơng”. Ví dụ như
dịch vụ du lịch, dịch vụ pháp lý, dịch vụ vận chuyển hành khách ... Hoạt động
dịch vụ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng tạo tiền đề cho quá trình sản
xuất ra của cải vật chất, tinh thần của con người.
Loại hình HĐDV ngày càng được các nhà làm luật chú ý nghiên cứu thể
hiện vai trò của loại hợp đồng này. Thuật ngữ “dịch vụ” đã được sử dụng phổ
biến trong xã hội nhưng về HĐDV chỉ được qui định trong Pháp lệnh hợp đổng
Dân sự năm 1991. Tại Điều 1, Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự qui định: “Hợp đồng
dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bền trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản,
làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc cấc thoả thuận khác mà trong đó một
hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng
Theo qui định của Pháp lệnh hợp đồng Dân sự năm 1991, phạm vi của hợp
đồng dàn sự có “dịch vụ” và giới hạn của loại hợp đồng này là “nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng”. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước đã thay đổi cách nhìn nhận về mục đích của giao dịch dân sự.
HĐDS không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, mà còn là phương tiện
pháp lý để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.


7

Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành đã khẳng định vị trí của HĐDV.
Tại các điều từ Điều 521 đến Điều 529 BLDS qui định đối tượng, quyền và nghĩa
vụ của các bên trong HĐDV...
Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có những qui định về HĐDV, từ Điều 518

đến Điều 526.
Tại Điều 521 BLDS năm 1995 qui định HĐDV: HĐDV là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đố bên làm dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ,
còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên làm dịch vụ.
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại Điều 518: HĐDV là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đố bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê
dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy, về bản chất pháp lý, HĐDV là sự thoả thuận giữa các bên. Đây là
vấn đề căn bản thể hiện rõ ý chí của các bên trong quan hệ HĐDS nói chung và
HĐDV nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, sự phân cơng lao động là tất yếu. Mỗi cá
nhân không phải tự mình thực hiện hết mọi cơng việc để đáp ứng nhu cầu của
bản thân mà có thể thơng qua loại hình dịch vụ, nhu cầu của cá nhân được phục
vụ theo nhu cầu ở mức cao nhất.
Bộ luật Dân sự năm 2005 có những quy định về chủ thể giao kết HĐDV
gồm bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng là quan hệ trực tiếp
giữa bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ. Các bên thỏa thuận xác lập quyền
và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ vì lợi ích của bên th dịch vụ.
Đối với những HĐDV có tính chất phức tạp là hợp đồng liên quan đến lợi
ích của người thứ ba. Bên cung ứng dịch vụ phải nhân danh mình để thực hiện
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đổng mà không nhân danh bên thuê dịch
vụ để giao dịch với người thứ ba. Bên cung ứng dịch vụ hoàn toàn chịu trách


8

nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba nếu các bên khơng
có thỏa thuận khác. Trong giao dịch này, bên thuê dịch vụ và người thứ ba khơng
có mối quan hệ pháp luật với nhau.
1.1.1 Các đặc điểm pháp lý của HĐDV

a) HĐDV là loại hợp đồng ưng thuận
Ưng thuận là đặc điểm cơ bản của một số HĐDS và HĐDV cũng thuộc
loại hợp đồng này. Các bên tự do định đoạt ý chí khi thoả thuận về nội dung của
hợp đổng về: đối tượng của hợp đổng, quyền và nghĩa vụ, thời hạn, địa điểm và
phương thức thực hiện hợp đồng. Hợp đồng được xác lập và có hiệu lực bắt buộc
đối với các bên. Đặc điểm ưng thuận của HĐDV được thể hiện ở việc các bên
giao kết hợp đồng bị ràng buộc trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhau,
quyền yêu cầu của các bên thuê dịch vụ đối với bên cung ứng dịch vụ được xác
định từ thời điểm HĐDV được giao kết. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện
nghĩa vụ theo thoả thuận cho bên thuê dịch vụ. Đăc điểm ưng thuận của HĐDV
là dấu hiệu khác biệt so với hợp đồng có đặc điểm thực tế như hợp đồng vay tài
sản, hợp đồng gửi giữ tài sản.
b) HĐDV là hợp đồng song vụ
Hợp đồng song vụ là “hợp đồng mà mỗi bên đều cónghĩa vụđối với nhau”
theo qui định tại khoản 1 Điều 406 BLDS năm 2005.
Tính chất song vụ trong HĐDV được thể hiện trong việc thựchiện quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Đặc điểm song vụ của
HĐDV thể hiện rõ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhau giữa bên
thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ. Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ đến hạn
trước, thì bên thuê dịch vụ phải thực hiện trước. Ngược lại, nghĩa vụ của bên cung
ứng dịch vụ theo trình tự phải thực hiện trước, thì bên cung ứng dịch vụ có nghĩa


9

vụ thực hiện. Đặc điểm song vụ của hợp đồng được thể hiện trong mối liên hệ
giữa quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau.
Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất là “trả tiền thù lao”. Khi bên cung ứng
dịch vụ đã thực hiện một công việc theo u cầu cho bên th dịch vụ thì có
quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ thanh toán tiền thù lao có giá trị tương đương với

giá trị cơng việc đã thực hiện hoặc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, bên
thuê dịch vụ khi đã nhận được kết quả cơng việc từ bên cung ứng dịch vụ thì phải
có nghĩa vụ thanh tốn một khoản tiền hay một lợi ích vật chất nào đó theo thỏa
thuận cho bên cung ứng dịch vụ.
c) HĐDV là hợp đồng có đền bù
Nguyên tắc chung của quan hệ pháp luật dân sự là nguyên tắc có đi có lại,
đền bù ngang giá. HĐDV thể hiện ở việc bên cung ứng dịch vụ thực hiện một
công việc theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ với mục đích nhận tiền cơng. Bên
th dịch vụ muốn được đáp ứng nhu cầu từ công việc dịch vụ thì phải trả một
khoản tiền cơng cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ thực hiện một công việc không
nhằm mục đích nhận tiền cơng thì giao kết đó chỉ mang tính chất tương trợ giúp
đỡ lẫn nhau mà khơng hình thành HĐDV.
1.1.2 Những quy định chung của HĐDV
a) Về hình thức của HĐDV
Hình thức của HĐDV là phương tiện mà thơng qua đó, quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia hợp đồng được xác lập. Xét về mặt tố tụng, hình thức của
hợp đồng là chứng cứ để xác định trách nhiệm của một hoặc các bên giao kết hợp
đồng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.
Xác định về hình thức thể hiện thì HĐDV có thể được giao kết bằng
miệng, bằng văn bản. HĐDV được lập thành văn bản có chứng nhận của công


10

chứng Nhà nước, chứng thực của Uỷ ban nhân dân, hay phải đăng ký còn tùy
thuộc đối tượng của hợp đồng là cơng việc có ý nghĩa nhất định về kinh tế - xã
hội, an ninh, quốc phòng hay đối tượng khơng có ý nghĩa nhiều về các lĩnh vực
trên. Những dịch vụ giản đơn được thực hiện và chấm dứt ngay sau đó hoặc giữa
các chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau thì các bên có thể giao

kết hợp đổng dưới hình thức miệng. Hợp đồng miệng được coi là hình thức phổ
biến nhất hiện nay. Còn những giao dịch dịch vụ mang tích chất phức tạp hoặc
pháp luật qui định phải thể hiện theo hình thức văn bản có cơng chứng, chứng
thực hoặc đăng ký thì các bên tham gia hợp đồng phải tn theo hình thức đó.
b) Đối tượng của HĐDV
Theo qui định tại Điều 519 BLDS năm 2005: “Đối tượng của HĐDV phải
là cơng việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức
xã hội
Qui định giới hạn của đối tượng giao kết HĐDV nhằm tạo ra phạm vi giới
hạn quyền tự do giao kết hợp đồng phù hợp với yêu cầu của xã hội, pháp luật của
Nhà nước. Những giao kết hợp đồng vi phạm quy định về đối tượng của hợp đồng
sẽ không có hiệu lực, khi có tranh chấp xảy ra khơng được pháp luật bảo vệ. Ví
dụ: Giao kết HĐDV vận chuyển trái phép chất ma túy.
Đạo đức xã hội được hiểu là thuần phong, mĩ tục và được xem là chuẩn
mực của các quan hệ xã hội nhằm lành mạnh hoá quan hệ xã hội; là giá trị nhân
bản tồn tại trong qui tắc sống của mỗi dân tộc, của cộng đồng mỗi quốc gia.
Nhưng tất yếu cả nhân loại vẫn tồn tại một giá trị đạo đức chung, đó là căn cứ để
đánh giá sự phù hợp giữa hoạt động của con người với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Đối tượng của HĐDV trái đạo đức xã hội như: dịch vụ hành nghề mại dâm; dịch
vụ mua bán trẻ em, phụ nữ.


11

c) Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết HĐDV
Ngoài những qui định chung về việc xác lập, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
của các bên giao kết HĐDS, HĐDV có một số đặc thù sau:
Về thực hiện cơng việc:

Ngoài nghĩa vụ chủ yếu của bên cung ứng dịch vụ là thực hiện công việc

theo thỏa thuận, đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm, bên cung ứng
dịch vụ cịn có nghĩa vụ khơng được giao cho người khác thực hiện thay cơng
việc, nếu khơng có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ; bảo quản và phải giao lại cho
bên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hồn thành cơng việc;
báo ngay cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương
tiện không bảo đảm chất lượng để hồn thành cơng việc; giữ bí mật thơng tin mà
mình biết được trong thời gian thực hiện cơng việc; bồi thường thiệt hại cho bên
thuê dịch vụ nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết
lộ bí mật thơng tin (Điều 522 BLDS năm 2005).
HĐDV có đặc thù khi kết thúc thời hạn dịch vụ mà cơng việc chưa hồn
thành, bên cung ứng dịch vụ tiếp tục thực hiện cơng việc, cịn bên th dịch vụ
biết nhưng khơng phản đối thì HĐDV đương nhiên được tiếp tục thực hiện cho
đến khi cơng việc hồn thành (Điều 526 BLDS năm 2005).
Về thanh toán tiền dịch vụ:

Giá cả thù lao là yếu tố quan trọng trong HĐDV. Trong thực tế đối với
những dịch vụ giản đơn khách hàng thường tin vào sự ngay thẳng của bên cung
ứng dịch vụ nên không thỏa thuận giá thù lao từ ban đầu. Tuy nhiên, trong những
dịch vụ có tính chất phức tạp, vấn đề thù lao không được xác định từ ban đầu có
thể dẫn đến phỏng đốn rằng chưa có sự thỏa thuận dứt khốt giữa các bên.
Trong q trình thỏa thuận giá thù lao, có ba cách ấn định giá:


12

- Cách thứ nhất, ấn định một giá khoán nhất định ngay khi ihành lập hợp
đồng. Cách này có những ưu và nhược điểm đối với hai bên giao kết hợp đồng.
Ưu điểm đối với bên thuê dịch vụ là được biết trước số tiền phải trả khi công việc
thực hiện xong. Đối với bên cung ứng dịch vụ, nếu trong quá trình thực hiện dịch
vụ đúng theo thỏa thuận mà mức chi phí thấp hơn dự tốn thì bên cung ứng dịch

vụ được lợi; nếu chi phí cao hơn thì bên cung ứng dịch vụ phải chịu thiệt, khơng
được yêu cầu bên thuê dịch vụ bù chi phí tăng thêm. Cách thức ấn định giá thù
lao khoán xác định bên cung ứng dịch vụ không được tự ý thay đổi, thêm chi tiết
mà không được sự chấp thuận của bên thuê dịch vụ. Trong trường hợp những
thay đổi được sự đồng ý của bên thuê dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền
u cầu thanh tốn những phần khơng được dự tính ban đầu. Tuy nhiên, vì lợi ích
của bên thuê dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thực hiện các thay đổi điều
kiện dịch vụ vì lợi ích của bên th dịch vụ khơng cần có sự chấp thuận của bên
thuê dich vụ trong trường hợp cấp bách mà nếu chờ ý kiến sẽ gây thiêt hai cho
bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ.
- Cách thứ hai, là việc hai bên có thể thỏa thuận giá cả cho từng phần công
việc, giá cả sẽ tùy thuộc vào số lượng công việc đã được thực hiện. Cách thức này
sẽ tránh rủi ro cho bên cung ứng dịch vụ trong trường hợp chi phí cơng việc tăng
lên khơng được dự tính trước.
- Cách thứ ba, là bên cung ứng dịch vụ thực hiện hồn tất cơng việc theo
thỏa thuận. Căn cứ vào kết quả công việc, bên thuê dịch vụ thanh toán thù lao.
Cách này sẽ khiến bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện công việc đạt kết quả tốt
nhất, không cẩu thả. Nhưng bên thuê dịch vụ không biết trước được số tiền thù
lao phải thanh toán.
Trong trường hợp hai bên giao kết hợp đồng không thỏa thuận về giá dịch
vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào về giá dịch

X


13

vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại
tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng (khoản 2 Điều 524 BLDS năm 2005).
Về chấm dứt Hợp đồng dịch vụ:


HĐDV chấm dứt khi người cung cấp dịch vụ qua đời, người thừa kế của bên
cung cấp dịch vụ được nhận giá trị của công việc đã thực hiện theo tỷ lệ giá cả
trong hợp đổng từ bên thuê dịch vụ trong trường hợp cơng việc đã thực hiện có
ích đối với bên thuê dịch vụ. Nhưng nếu bên cung ứng dịch vụ là một cơ quan, tổ
chức thì sự kiện người trực tiếp cung ứng dịch vụ chết không làm HĐDV chấm
dứt, cơ quan, tổ chức tiếp tục thực hiện HĐDV đã giao kết (trừ trường hợp cơ
quan, tổ chức khơng cịn tổn tại theo quy định pháp luật).
Điều 525 BLDS năm 2005 cho phép bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương
chấm dứt HĐDV khi việc tiếp tục thực hiện cơng việc khơng có lợi cho bên th
dịch vụ nhưng phải báo trước cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian
hợp lý và thanh toán tiền công theo phần dịch vụ đã thực hiện và bổi thường thiêt
hại.
1.1.3 Phân biệt HĐDV với một số hợp đồng thông dụng khác
a) Phân biệt Hợp đồng dịch vụ và Hợp đồng lao động (HĐLĐ)
Về phương diện lịch sử, Luật lao động được ban hành muộn so với Luật
Dân sự cho nên lí luận về HĐLĐ chịu ảnh hưởng lớn của lí luận về HĐDS. Đối
với hệ thống pháp luật của các nước Cộng hoà Pháp, Liên bang Đức đều quan
niệm HĐLĐ tương tự như một loại HĐDV dân sự. Ví dụ Điều 611 BLDS Đức
qui định: “Thơng qua hợp đồng bên đã cam kết thực hiện một hoạt động thì phải
thực hiện hoạt động đó, cịn bên kia cố nghĩa vụ trả thù lao theo thỏa thuận”.
Quan niệm về HĐLĐ trước năm 1954 ở Pháp thường dẫn chiếu khoản 1 Điểu
1779 BLDS năm 1804 về hợp đồng thuê dịch vụ và công nghệ: “Hợp đồng thuê
lao động để phục vụ một người nào đó” và Điều 1780 về hợp đồng thuê mướn gia


14

nhân và nhân công: “Chỉ dược cam kết phục vụ theo thời gian hoặc cho một cơng
việc nhất định”. Vì vậy, trên thực tế dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa HĐLĐ và

HĐDV. Ví dụ: Hợp đồng thuê người giúp việc.
Tại Điều 26 BLLĐ năm 2002 qui định: “HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, điều kiện lao
động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
Theo qui định về HĐLĐ và những phân tích về HĐDV, có thể nhận thấy
những sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hợp đồng trên là sự độc lập pháp lý trong
việc thực hiện công việc:
- Bên cung ứng dịch vụ của HĐDV được tự do lựa chọn cách thức thực
hiện cơng việc để có hiệu quả nhất. Tùy từng dịch vụ mà mức độ tự do, độc lập
trong công việc của bên cung ứng dịch vụ khác nhau. Ví dụ: nghề Luật sư, nghề
Bác sĩ được độc lập hồn tồn trong cơng việc; nghề liên quan đến xây dựng phải
làm theo một mơ hình nhất định hoặc chịu sự giám sát, kiểm tra của kiến trúc sư,
giám sát thi cơng. Chính vì tính chất tự do trong công việc của HĐDV nên bên
thuê dịch vụ không phải chịu trách nhiệm về những tai nạn rủi ro, về lỗi của bên
cung ứng dịch vụ trong quá trình thực hiện cơng việc. Cịn bên cung ứng dịch vụ
phải tự gánh chịu rủi ro khi gặp phải trường hợp bất khả kháng trong q trình
thực hiện cơng việc mà khơng được u cầu bên th dịch vụ thanh tốn tiền
cơng đối với chi phí phát sinh.
- Người lao động trong HĐLĐ luôn bị ràng buộc bởi Hợp đồng đã ký kết
và lệ thuộc vào người sử dụng lao động khi thực hiện cơng việc. Tuy nhiên trong
q trình thực hiện công việc được giao, người lao động không phải gánh chịu rủi
ro trong trường hợp bất khả kháng và khi gây ra thiệt hại cho người khác.


15

b) Phân biệt HĐDV và Hợp đồng ủy quyền
Theo quy định tại Điều 581 BLDS năm 2005 quy định: “//ọ'/? đồng ủy
quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực
hiện cơng việc và nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù

lao, nếu có thỏa thuận và pháp luật có quy định
Như vậy, đặc điểm khác biệt cơ bản giữa HĐDV và Hợp đổng ủy quyền là
phạm vi thực hiện công việc.
Hợp đồng dịch vụ: Bên cung ứng dịch vụ chỉ yêu cầu thực hiện công việc
nhưng không bao gồm quyền đại diện tức là bên cung ứng dịch vụ không nhân
danh người thuê dịch vụ khi thực hiện cơng việc. Vì vậy bên th dịch vụ không
phải chịu trách nhiệm về các hành vi của bên cung ứng dịch vụ đối với người thứ
ba cũng như thanh tốn các chi phí ngồi thỏa thuận của bên cung ứng dịch vụ
trong khi thực hiện công việc.
Hợp đồng ủy quyền: Người được ủy quyền thực hiện một công việc nhân
danh người ủy quyền tức là đại diện cho người ủy quyền. Người ủy quyền phải
chịu trách nhiệm về các hành vi của người được ủy quyền đối với người thứ ba và
phải thanh tốn các chi phí mà bên được ủy quyền đã chi trong quá trình thực
hiện công việc theo ủy quyền.
1.2.

Khái niệm và đặc điểm của Hợp đồng dịch vụ pháp lý (HĐDVPL)
trong hành nghề Luật sư.

1.2.1 Khái niệm HĐDVPL trong hành nghê Luật sư
Trước năm 1987, hoạt động dịch vụ pháp lý ở nước ta rất ít, chưa trở thành
nhu cầu của xã hội và cũng chưa được thừa nhận là một loại hình dịch vụ nghề
nghiệp có tiềm năng. Thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, hoạt



×