Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đấu tranh phòng chống tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật trong quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.49 MB, 105 trang )


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VÃN QUÔC GIA

VIỆN NG H IÊN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

N G UYỄN VÃN HUÂN

ĐẨUTANH PHÒNG CHốNG TỘI CHÊ TAO, TÀNGTRỮ,
VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MƯA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT v ữ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƯƠNG TIỆN KỸ
THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI
CHUYÊN NGÀNH
LUẬT HÌNH S ự VÀ TỐ TỤNG HÌNH s ự
MÃ SỐ: 5.05.14

LUẬN ÁN THẠC sĩ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn:
PGS-TS Võ Khanh Vinh


1

THƯ V I Ệ N

]

TRƯƠNG ĐẠI HOC LUÂỈ hà nói !
JH O N G O O C ....

Ií(r0

HÀ NỘI - 2003


MỤC LỤC
Tranơ&
Phần mở đầu

2

Chương 1 : Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép

10

hoặc chiếm đoạt vũ khí quân sự, phương tiện kỹ thuật quân sự theo pháp
luật hình sự Việt Nam
1.1. Khái niệm về vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

10


1.2. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc

13

chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật theo luật hình sự
Việt Nam.
1.3. Thực tiễn hướng dẫn và áp dụng các quy định pháp luật về tội chế

37

ị.ạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật.
Chương 2 : Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chế tạo,

53

tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật trong quàn đội.
*2.1. Tinh hình tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán

53

trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật trong
quân đội.
2.2. Nguyên nhân và điều kiện tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử

65

dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật trong quân đội.

/

Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội

75

chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật trong quân đội.
3.1. Các giải pháp về hồn thiện pháp luật hình sự.

75

3.2. Các giải pháp về biện pháp đấu tranh phòng chống tội chế tạo, tàng

86

trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật trong quân đội.
Kết luận

96
1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI :

Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là những công cụ vật
chất đặc biệt là một bộ phần cấu thành nên sức mạnh của một quốc gia cũng

như cơng cụ lao động khác vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
luôn luôn được cải tiến và hồn. Hồn thiện vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử
đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, đấu tranh giai cấp, chiến tranh xâm lược
và chiến tranh bảo vệ. Trong những cuộc chiến tranh đó cùng với yếu tố con
người vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ thuật qn sự đóng mộ- vai trị rất
quan trọng có tính chất quyết định đến kết quả của cuộc chiến.
ở nước ta, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là một trong
những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội ta. Vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự là tài sản đặc biệt thuộc quyền sở hữu của Nhà
nước, được trang bị cho lực lượng vũ trang. Chúng là một trong những yếu tố
tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội nhân dân. Cùng với yếu tố con người
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đã tạo nên những thắng lợi vĩ
đại của dân tộc ta trong các cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngày nay vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là công cụ không thể thiếu được để
quân đội hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
cho : Bảo đảm nền an ninh quốc gia, bảo vệ thành quả cách mạng, trật tự an
toàn xã hội, giữ vững độc lập dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa phồn thịnh văn minh.
Với vai trò đặc biệt quan trọng của vũ khí qn dụng như vậy thì cần
phải có một chế độ quản lý, sử dụng đặc biệt đối với vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự để cùng phát huy được tính năng tác dụng theo
chiều hướng có lợi cho tồn xã hội. Nếu khơng được quản lý, sử dụng đúng
mục đích thì ngược lại chúng sẽ gây ra những thiệt hại khơn lường cho tồn xã
hội : làm ảnh hưởng đến sức mạnh của quân đội, lực lượng vũ trang, trật tự an


tồn xã hội, tính mạng, sức khoẻ của con người thậm trí đến cả nền an ninh
quốc gia.
Qua nghiên cứu pháp luật hình sự nước ta thấy rằng : ở mỗi giai đoạn

lịch sử Nhà nước đã có những sự ghi nhận nhất trong luật các quy định về
quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhằm hạn chế các
hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho nền an ninh quốc gia, tính
mạng, sức khoẻ, tài sản của con người, trật tự an toàn xã hội, được pháp điển
hố trong Bộ luật hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại
Điều 95 BLHS của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
27/6/1985 và Điều 230 BLHS của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội
thông qua ngày 21/12/1999 đã coi những hành vi : Chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự là những hành vi phạm tội.
Cùng với Bộ luật hình sự để góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đã ban hành những văn bản qui phạm pháp luật khác nhau hướng
dẫn việc áp dụng những quy định về loại tội này được chính xác và thống
nhất. Và chúng đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận trong cơng cuộc đấu
tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự nói riêng.
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng những quy định tại Điều 230 BLHS
cịn có những hạn chế nhất định. Trong Điều 230 BLHS quy định quá hành vi
phạm tội với tính chất nguy hiểm xã hội khác nhau, xâm hại nhiều nhóm quan
hệ xã hội, trong khi đó việc áp dụng các quy định của luật hình sự đối với
người phạm tội nói chung cũng như đối với người phạm tội này nói riêng địi
hỏi phải theo các nguyên tắc của trách nhiệm hình sự như : Phân hoá trách


nhiệm hình sự, cá thể hố trách nhiệm hình sự, bảo đảm cơng bằns ... . Có
hành vi nguy hiếm cho xã hội, xâm hại đến chế độ quân lý vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự như cho, tặng trái phép vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật qn sự khơng được bộ luật hình sự quy định là tội
phạm; Đối với hình phạt mức tối thiểu (1 năm) quy định trong Điều 230 BLHS
tương lối nghiêm khắc nhưng mức tối đa thì cịn nhẹ (chung thân), như vậy
quy định tại Điểu 230 BLHS chưa mang tính phân hố trách nhiệm hình sự
cao, chưa đảm bảo ngun tắc cá thể hố trách nhiệm hình sự và đảm bảo
công bằng.
Do những hạn chế trong quy định của Điều 230 BLHS cùng với việc
hướng dẫn áp dụng điều luật này của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cịn chưa thật đầy đủ, chưa cụ thể và kịp thời đã dẫn đến việc hiểu và áp dụng
pháp luật chưa được thống nhất, còn bộc lộ những vướng mắc, lúng túng dẫn
đến sai sót, làm ảnh hưởng đến hiộu quả của cơng tác đấu tranh phịng chống
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trên phạm vi tồn quốc nói
chung, trong qn đội nói riêng.
Hiện nay, phần lớn số lượng vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự được trang bị cho quân đội để quản lý và sử dụng. Trong đó đa số
được cất giữ tại các tổng kho của Bộ Quốc phòng, các Tổng cục, Quân khu,
Quân chủng, Binh chủng ... phần còn lại được trang bị cho các đơn vị để huấn
luyện và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và một số cơ quan khác ngoài quân đội.
Mặt thực tế khác là tình trạng phạm tội xâm phạm vũ khí và có liên
quan đến vũ khí ở trên thế giới trong thời gian qua và gần đây có xu hướng gia
tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp và mức độ nguy hiểm đã giết hại
hàng ngàn người dân vơ tội . Làm kinh hồng cả thế giới, gây thiệt hại đặc
biệt đến nền kinh tế. Dư luận xã hội kịch liệt lên án về vấn đề này, đó là
những vụ khủng bố ở Mỹ, Nga, Philipin, Indonexi, Pakixtan ... những vụ án
mang tính chất xã hội đen xuất hiện ở nước ta, những vụ án sử dụng vũ khí

4



quàn duns để giết người, cướp tài sản, cố ý gày thương tích, gây rối trật tự
cơng cộng ... gia tăng. Trong đó phần lớn vũ khí qn dụng có nguồn gốc từ
quàn đội quán lý.
Từ thực trạng tội phạm đó địi hỏi phải có sự nghiên cứu , tổng hợp,
phân tích về nguyên nhân, điểu kiện phạm tội dự báo xu hướng và đề ra những
giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong
quân đội để góp phần chung trong việc đấu tranh phịng chống loại tội phạm
này trong phạm vi cả nước.
*

Tình hình nghiên cứu : Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,

mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự là vấn đề quan tâm của Nhà nước nói chung và các cơ quan có chức
rtặng bảo đảm quốc phịng - an ninh của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó
có quân đội. Thời gian qua loại tội này được đề cập, nghiên cứu khơng chỉ
trong các giáo trình giảng dạy ở bậc đại học (Trường Đại học Luật Hà Nội,
trường Đại học cảnh sát khoa luật trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn ...), các bản Thông tư hướng dẫn liên ngành của Toà án nhân dân tối cao,
Viên kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an và Bộ tư pháp, bình luận khoa học
BLHS. Luận án Thạc sĩ luật học với đề tài "đấu tranh phịng chống các tội
xâm phạm vũ khí ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Cần, luận an thạc sĩ
luật học với đề tài : Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và đầu tranh
phòng chống tội phạm này của tác giả Trần Việt Dũng. Một số bài viết của
các tác giả Đặng Quang Phương, Mai Bộ, Quách Thành Vinh, Đinh Văn Quế,
Bùi Văn Thạch ... trong Tạp chí Tồ án nhân dân, Tạp chí Viện kiểm sát nhân
dân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật ... Nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở việc
nghiên cứu pháp luật thực định.

Phần lớn các tác giả chỉ dừng lại ở sự phân tích, giải thích các quy định
của pháp luật hoặc hướng dẫn việc áp dụng các quy định của pháp luật vào
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử hoặc chủ yếu phản ánh những vướng
mắc lúng túng gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn hoặc
5- .


kiến nghị những giải pháp đơn lẻ mang tính giải thích thuật ngữ v.v... mà chưa
có sự tổng hợp mang tính lý luận phục vụ bổ sung cho việc hồn thiện pháp
luật một cách triệt để, cũng như việc đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng chống tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Đặc
biệt từ khi bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội thơng qua ngày
21/12/1999 chưa có một đề tài nào nghiên cứu về điều luật này và chưa có một
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào hướng dẫn áp dụng Điều 230 BLHS
năm 1999. Tất cả những vấn đề nêu trên lý giải cho tính cấp thiết của đề tài
luận án thạc sĩ luật học "Đấu tranh phòng chống tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự trong quân đội" mà tác giả lựa chọn thực hiện
2. Mục đích về nhiệm vụ :
2.1. Mục đích nghiên cứu :
Thông qua nghiên cứu các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật tổng hợp phân tích tình hình phạm tội của tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoat vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trong quân đội, tìm ta những giải
pháp hồn thiện pháp luật hình sự hiện hành, đề ra những biện pháp đấu tranh
phòng chống tội phạm này trong quân đội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây :

-

Nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự nước ta qua từng

thời kỳ khác nhau ở nước ta liên quan đến tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự. Qua đó thấy được những hạn chế của Điều 230 BLHS hiện
hành và đề ra những giải pháp sửa đổi hoàn thiện BLHS.
Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, điều kiện phạm tội của tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân

6


dụng, phương tiện kỹ thuật quàn sự trong quân đội, từ đó đề xuất những biện
pháp nâns cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm này trong quân đội.
3. Phạm vi nghiên cứu, cơ cấu của luận án
3.1. Phạm vỉ nghiên cứu :
Tìm hiểu nguyên nhân những quy định của pháp luật hình sự nước ta
trogn từng thời kỳ có liên quan đến các hành vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hình
sự hiện hành về tội phạm này và việc hướng dẫn áp dụng những quy định này
trong thực tiễn.
Tổng hợp số liệu về tình hình tội phạm này trong quân đội, tìm ra
ửhững nguyên nhân điều kiện của tình hình tội phạm nói trên. Đề ra những
giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm này trong quân
đội.
3.2. Cơ cấu luận án :
Từ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu trên, luận án thạc sĩ của

tác giả có bố cục gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận, thứ tự được sắp
xếp như sau :
Phần mở đầu
Chương 1 : Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo
luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
Chương 2 : Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trong quân đội.
Chương 3 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trong quân đội.
4. Phương pháp nghiên cứu

7


4.1. Cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài là lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin về phép biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí Minh
4.2. Phương pháp cụ th ể : Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã
dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, logic, lý
luận kết hợp với thực tiễn.
Ngoài ra tác giả đã nghiên cứu những vụ án cụ thể về tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà các Toà án quân sự xét xử từ 1998 đến
năm 2002 và tham khảo ý kiến của những cán bộ nghiên cứu, cán bộ làm công
tác thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như những cán bộ chỉ huy
ở đơn vị, cán bộ làm cơng tác quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
ò trong quân đội.
5. Kết quả nghiên cứu của luận án

Cái mới của luận án là từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội
nước CHXHCN thông qua, tác giả là người đầu tiên nghiên cứu mọt cách hệ
thống và toàn diện về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật qn sự từ góc
độ hình sự học cũng như tội phạm học. Qua đó tác giả đã nêu lên những vấn
đề bất cập trong các quy định của Bộ luật hình sự. Những vướng mắc, lúng
túng trong thực tiễn hướng dẫn áp dụng pháp luật khi xử lý tội chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Ngoài ra, tác giả nêu lên tình hình tội
phạm, nguyên nhân, điều kiện phạm tội này trong quân đội. Từ đó đề xuất
những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật cũng như những
biện pháp đấu tranh phòng và chống tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự trong quân đội. Tác giả hy vọng những vấn đề nêu trong đề tài
và kết quả của nó sẽ góp phần nhất định để cho những người làm cơng tác
thực tiễn công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành luật hình
sự, tội phạm học tham khảo. Đồng thời góp phần khiêm tốn trong q trình

8


hồn thiện pháp luật hình sự và xây dụng các biện pháp đấu tranh phòng
chống tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyến, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trong quân đội.

9


CHƯƠNG 1 : TỘ I CHÊ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYEN, s ử d ụ n g ,
MƯA BÁN TRÁ I PH ÉP HOẶC C H IẾ M ĐOẠT v ũ K H Í QUÂN DỤNG,

PHƯƠNG T IỆ N KỸ THUẬT QUÂN s ự TH EO PHÁP LUẬT HÌNH s ự
VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VỂ VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT QUÂN

Sự
1.1.1.

Khái niệm về vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân

sự trước khi pháp điển hoá BLHS.
Từ trước năm 1945 khái niệm vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự không được quy định trong luật. Qua nghiên cứu pháp luật hình sự
phong kiến thơng qua bộ luật Hồng Đức chỉ có các quy định về vũ khí nói
chung, nhưng cũng khơng được quy định rõ ràng. Tại các điều luật khác nhau
cũng đã có quy định về tội xâm phạm vũ khí, quyền về sử dụng vũ khí.
Từ thời kỳ 1945 đến năm 1985 do hồn cảnh đất nước có chiến tranh
nên có ảnh hưởng đến cơng tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật
hình sự nói riêng của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong thời kỳ này Chính phủ, Bộ
Nội vụ, Bộ quốc phòng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khá chi tiết về
việc quản lý vũ khí quân dụng.
Lần đầu tiên khái niệm vũ khí quân dụng được xây dựng trong điều lệ
tạm thời số 392/TTg ngày 17/9/1954 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các
loại vũ khí. Theo tinh thần của Điều lệ này thì vũ khí quân dụng là súng
trường, súng ngắn, súng lớn, súng liên thanh các cỡ, các thứ vũ khí tự động,
các thứ đạn, lựu đạn, bom mìn và thuốc nổ.
Theo ý kiến đề xuất của Bộ Quốc phòng và Uỷ ban thể dục thể thao.
Chính phủ đã ban hành nghị định 175/CP ngày 11/12/1962 về việc quản lý vũ
khí và vũ khí thể thao quốc phịng. Theo nghị định này thì vũ khí quân dụng là
những loại vũ khí đã được quy định trong bản điều lệ tạm thời số 392/TTg
ngày 17/9/1954 của Thủ tướng Chính phủ, cũng theo nghị định này thì súng

săn, súng kíp, súng hoả mai, dao găm, mã tấu, giáo mác, thuốc nổ và kíp mìn
dùng trong sản xuất cơng nghiệp đều khơng phải là vũ khí quân dụng.
10


Như vậy khái niệm vũ khí ờ giai đoạn này cũng chí mang tính chất liệt
kê những gì là vũ khí quân dụng. Tuy nhiên theo tinh thần của các văn bản
quy định trong thời kỳ này chúng ta có thể hiểu vũ khí quân dụng là tài sản
cúa quốc gia.
Trong giai đoạn này khái niệm phương tiện kỹ thuật quân sự chưa được
nêu ra trong các văn bản pháp luật
1.1.2.

Khái niệm vũ khí quán dụng, phương tiện kỹ thuật qn sự

trong pháp luật hình sự từ khi có BLHS nám 1985
a. Khái niệm về vũ khí quân s ự .
Trước khi pháp điển hố cũng như từ khi có BLHS các văn bản hình sự
ở nước ta cũng như các văn bản pháp qui về quản lý vũ khí nói riêng chưa đưa
rầ .được khái niệm vũ khí nói chung và khái niệm vũ khí qn dụng nói riêng
mà mới chỉ mang tính chất liệt kê những gì là vũ khí quân dụng. Tuy nhiên từ
danh mục vũ khí qn dụng chúng ta có thể thấy vũ khí qn dụng phải có các
thuộc tính : vũ khí qn dụng là một dạng vật chất; vũ khí quân dụng là cơng
cụ do con người làm ra; nó có tính năng tác dụng đặc biệt : được trang bịcho
bộ phận đặc biệt và quản lý sử dụng theo chế độ đặc biệt.
Tại điểm a, k, đ Quy chế quản lý vũ khí, quản lý vật liệu nổ ban hành
kèm theo Nghị định số 47/1996/NĐ-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về
quản lý vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ quy định " vũ khí quản dụng gồm
các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thanh các loại pháp, dàn phóng, bệ
phóng tên lửa, súng cối, hố chất độc và nguồn phóng xạ, các loại đạn, bom

mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và các loại



khí khác dùng cho mục đích quốc phịng an ninh".
So với

những quy định tại nghị định số 175/1964/NĐ-CP ngày

11/12/1964 thì khái niệm vũ khí qn dụng trong Nghị định này cụ thể hơn,
nhiều chủng loại vũ khí mới hơn. mang tính khái qt hơn.
Bộ quốc phịng cũng trong Thơng tư số 169/1997/TT-QĐ của Bộ quốc
phịng ngày 08/7/1997 hướng dẫn việc thực hiện nghị định số 47/1996/CP
11


ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quàn lý vũ khí vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ
có nêu vũ khí quân dụng gồm : “Cấc loại súng ngắn, súng trường, súng liên
thanh các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng, súng cối, súng ĐKZ, hố chất độc
và nguồn phóng xạ, các loại đạn, tên lửa, bom mìn, lựu đạn, ngư lơi, thuỷ lơi,
vật liệu nổ qn dụng, hố cụ và các vũ khí khác dùng cho mục đích quốc
phịng an n inh”. (Điểm a mục 1) khái niệm vũ khí quân dụng của Thông tư
này cơ bản như khái niệm trong Nghị định 47/CP nhưng có bổ sung thêm
chủng loại ĐKZ tên lửa. Như vậy rõ ràng khái niệm vũ khí qn dụng mang
tính chất liệt kê nên nó khơng thể khái qt tồn bộ được, mà nó được bổ sung
theo thời gian, với sự phát minh sáng chế mới của các nhà khoa học quân sự.
Tuy nhiên nó vẫn có những thuộc tính chung và nó là tài sản đặc biệt của Nhà
nước được dùng cho mục đích quốc phòng an ninh việc xác định một khái
niệm cụ thể, chính xác về vũ khí quân dụng tạo điều kiện để các cơ quan bảo
vệ pháp luật thống nhất trong việc áp dụng pháp luật để xử lý đối với các hành

vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
b. Khái niệm phương tiện kỹ thuật quân sự.
Trong tất cả các văn bản mang tính pháp lý của Bộ quốc phịng thì chưa
thấy nói đến khái niệm phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ có khái niệm
trang bị kỹ thuật quân sự.
Sau khi có BLHS năm 1985 các cơ quan chức năng ra các văn bản hướng
dẫn việc thực hiện áp dụng BLHS thì lúc này mới có khái niệm về phương tiện
kỹ thuật quân sự.
Theo quy định tại mục IV của Nghị quyết số 1-89/HĐTP ngày
19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn bổ sung việc áp
dụng một số quy định của BLHS thí' “phương tiện kỹ thuật quân sự gồm các
loại xe chiến đấu và không chiến đấu, các loại khí tài qn sự, các loại máy
móc và phương tiện kỹ thuật khác được trang bị cho lực lượng vũ trang .. đê
xác định một loại xe, khí tài mảy móc đó có phải là phương tiện kỹ thuật quân
12


sự hay khơng thì phải xem loại xe, khí tài, máy móc đó cỏ phải là loại trang bị
cho lực lượng vũ trang đ ể chiến đấu hay đảm bảo chiến đấu hay không".
Khái niệm này về phương tiện kỹ thuật quân sự còn chưa cụ thể dẫn đến
nhiều cách hiểu khác nhau về phương tiện kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên đây
cũng là cơ sở để các nhà luật pháp xây dựng một khái niệm phương tiện kỹ
thuật quân sự cụ thể hơn hồn chỉnh hơn.
Tại Thơng tư liên ngành số 01/1995/TT-LN ngày 7/1/1995 của
TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ (hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96
BLHS quy định đưa ra khái niệm phương tiện kỹ thuật quân sự như sau :
"Phương tiện kỹ thuật quân sự là các loại xe, khí tài, phương tiện khác được
thiết kế, ch ế tạo và trang bị cho lực lượng vũ trang đ ể huấn luyện, chiến đấu
và phục vụ chiến đấu”.

Như vậy ở đây phương tiện kỹ thuật quân sự được hiểu là các loại xe,
khí tài, phương tiện khác khơng chỉ có trang bị mà cịn được thiết kế, chế tạo
và trang bị cho lực lượng vũ trang để huấn luyện chiến đấu và phục vụ chiến
đấu.
So với hướng dẫn Nghị quyết 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 thì khái
niệm phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định trong Thông tư liên ngành
số 01/1995/TT-LN ngày 7/1/1995 chính xác và chặt chẽ hơn tạo điều kiện để
các cơ quan bảo vệ pháp luật thống nhất trong việc áp dụng pháp luật để xử lý
đối với các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
1.2.

Tội chè tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quần sự theo
pháp luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Trước khi pháp điển hoá lần thứ nhất BLHS :
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985 đất nước ta trải qua nhiều
cuộc chiến tranh. Nhiệm vụ chủ yếu trong thời kỳ này là thực hiện 2 nhiệm vụ
chiến lược : Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền
13


Nam. Do đó cơng tác xây dựna pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói
riêng rất hạn chế. Các văn bản pháp luật trong đó có pháp luật hình sự nói
riêng trong giai đoạn này chủ yếu do ư ỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính
phủ ban hành với các hình thức văn bản như Pháp lệnh, sắc lệnh, Nghị định
nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, cũng như
phục vụ cho cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm của đất nước ta trong
từng thời kỳ.

Trong thời kỳ này mặc dầu chưa có quy định cụ thể trực tiếp về tội chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng trong các văn bản pháp luật
cụ thể đã quy định những hành vi cụ thể khác nhau liên quan đến vũ khí cũng
như vũ khí quân dụng cụ thể như :
- Trộm cướp vũ khí (khoản 3 điều 11 mục II pháp lệnh ngày 30/10/1967
trừng trị các tội phản cách mạng)
- Các hành vi phạm tơi do vi phạm thể chế quản lý vũ khí như chế tạo,
sửa chữa, tàng trữ, sử dụng mua bán trái phép vũ khí quân dụng được quy định
trong điều lệ tạm thời số 392/TTg ngày 17/9/1954 của Thủ tướng Chính phủ
về quản lý các loại vũ khí nghị định 175/1964/NĐ-CP ngày 11/12/1964 của
Hội đồng Chính phủ về quản lý vũ khí qn dụng và vũ khí thể thao quốc
phịng,
Phạm tội mua bán, đổi trác, sản xuất sửa chữa, tàng trữ, vận chuyển vũ
khí vật liệu nổ trái phép (Nghị định số 94/1984/NĐ-HĐBT ngày 2/7/1984 của
Hội đồng Bộ trưởng quy định bổ sung các Nghị định số 175/1964/NĐ-CP
ngày 11/12/1964 và số 33/1973/NĐ-CP ngày 24/2/1973 của Hội đồng Chính
phủ về quản lý vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao quốc phòng, tàng trữ, sử
dụng vật liệu nổ.
- Các hành vi phạm tội của quân nhân vi phạm các quy định về chế độ
quản lý vũ khí như : đánh mất súng, đạn giao cho hoặc bàn súng đạn - đào ngũ
có manơ theo vũ khí (điều 7 sắc lệnh số 163 ngày 23/8/1946 tổ chức Toà án

14


binh lâm thời đặt ở Hà Nội và sắc lệnh số 564SL ngày 1/12/1948 bổ khuyết về
tổ chức toà án binh).
Phương tiện kỹ thuật quân sự trong giai đoạn này không được pháp luật
coi là một đối tượng độc lập của một số tội phạm cụ thể nhưng bởi phương

tiện kỹ thuật quân sự là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước cho nên phương
tiện kỹ thuật quân sự được pháp luật hình sự bảo vệ như một loại tài sản đặc
biệt thuộc tài sản XHCN. Trừ các tội phản cách mạng, các hành vi chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đều được xét xử theo quy định
của Pháp lệnh ngày 20/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN.
Đặc điểm chung của pháp luật giai đoạn này ở nước ta là chưa có sự
phân biệt rành mạch giữa các ngành luật. Vì thể các quy định về tội phạm có
liên quan đến vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cũng như về các
tội phạm khác. Các hành vi phạm tội có liên quan đến vũ khí qn dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự chủ yếu được quy định rời rạc ở các văn bản
pháp luật khác nhau, chủ yếu do Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ
ban hành do đó khó nấm bắt, áp dụng pháp luật chưa thống nhất, tính pháp lý
chưa cao. Tuy nhiên, pháp luật hình sự có quy định về các hành vi phạm tội
chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đã tạo điều kiện để cơ quan bảo
vệ pháp luật đấu tranh có hiệu quả với loại tội này.
1.2.2.

Tội chẻ tạo, tàng trữ, vận chuyến, sử dụng, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quán sự theo
BLHS năm 1985
Trong giai đoạn này đất nước ta đã thống nhất cả nước cùng xây dựng
CNXH ngoài nhiệm vụ chú trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giữ
vững an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, Đảng và Nhà nước đã tập trung
vào nhiệm vụ xây dựng pháp luật. Để phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế
xã hội trong giai đoạn mới để đáp ứng những yêu cầu của cuộc đấu tranh
phòng và chống tội phạm trên phạm vi cả nước. Phù hợp với quy định của hiến
pháp 1980 và chính sách hình sự của Đáng và Nhà nước ta, ngày 27/6/1985
15





Quốc hội đã thơng qua Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Bộ luật
hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển luật hình sự của Nhà nước ta, trong
đó có các quy định liên quan đến các hành vi phạm tội chế tạo, tàn 2; trữ, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự .
Trong BLHS năm 1985 tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy
định ở Điều 95 chương I các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Qua việc quy định trên chứng tỏ Đảng, Nhà nước các nhà làm luật thấy
rõ được vị trí vai trị của vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và từ
đó đề ra chế độ quản lý đặc biệt đối với vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quân sự và đường lối xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi chế tạo,
tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự.
Để hiểu rõ hơn chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cần đi sâu nghiên cứu
dấu hiệu cấu thành tội phạm đường lối xử lý đối với loại tội này được quy định
ở Điều 95 BLHS năm 1985.
a. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm .
Cấu thành tội phạm là các dấu hiệu cấu thành tội phạm có một ý nghĩa
quan trọng, nó là cơ sở pháp lý của hành nghiệm hình sự. “Cấu thành tội
phạm là hệ thống các dấu hiệu khách quan và chủ quan được quy định trong
pháp luật hình sự đặc triủĩg cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm " [4]
Điều 95 BLHS năm 1985 quy định tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
như sau :

“ỉ. Người nào c h ế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí CỊiiân dụnẹ, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt tù từ
một năm đến bẩy năm.
16


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5
năm đến 15 năm
a. Có tổ chức
b. Vật phạm pháp có số lượng lớn
c. Gây hậu quả nghiêm trọn°
d. Tái phạm nguy hiểm
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. ” [2]
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
cũng như các tội phạm khác gồm : Khách thể của tội phạm, mặt khách thể của
tội' phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm
+ Khách thể của tội phạm
Pháp luật hình sự Việt Nam được Nhà nước ban hành để bảo vệ hệ
thống các quan hệ xã hội được xác lập vì lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
"Vì vậy khách th ể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật hình
Sự xác lập, bảo vệ và bị tội phạm xâm hại”[l]
Khách thể trực tiếp của các tội phạm quy định tại Điều 95 BLHS 1985
là chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà
nước sắp xếp các tội phạm quy định ở Điều 95 BLHS năm 1985 ở chương I
các tội xâm phạm an ninh quốc gia do đó khách thể loại của tội này là an ninh
quốc gia.
Đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 95 BLHS năm
1985 là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Vũ khí quân dụng

gồm các loại pháo dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hố chất độc và
nguồn phóng xạ, các loại đạn, bom mìn, lựu đạn, ngư lơi, thuỷ lơi, vật liệu nổ
quân dụng, hoả cụ và các vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phịng an ninh.

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HOC tÙÁĩ HÀ Nỏ! !

17 •

miỊNGDOC

ỮV


- Phương tiện kỹ thuật quân sự là các loại xe khí tài, phương tiện khác
được thiết kế chế tạo và trang bị cho lực lượng vũ trang để huấn luyện chiến
đấu và phục vụ chiến đấu.
Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đã được thanh lý theo
đúng quy định của cơ quan Nhà nước về việc thanh lý vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật qn sự hoặc thực tế khơng cịn giá trị sử dụng theo chức
năng của chúng thì khơng phải là đối tượng của tội phạm quy định tại Điều 95
BLHS năm 1985. Cịn vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đã có
quyết định thanh lý nhưng chưa xử lý hoặc việc thanh lý không thực hiện đúng
quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà vũ khí qn dụng, phương
tiện kỹ thuật qn sự vẫn cịn có giá trị sử dụng theo chức năng của nó, thì vẫn
được coi là đối tượng của loại tội phạm này.
Đội tượng tác động của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc để xác định có
hay khơng có cấu thanh tội phạm. Do đó việc xác định đối tượng tác động của
các tội phạm quy định phải là vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ thuật qn sự
thì khơng cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

+ Mặt khách quan của tội phạm
Theo lý luận về mặt hình sự Việt Nam thì “mặt khách quan của tội
phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ta hoặc tồn tại bên ngoài
th ế giới khách quan" [7]
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những dấu hiệu bên ngồi
mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là :
- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội.
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả.
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ,
phương tiện, phương pháp, thời gian thủ đoạn, địa điểm phạm t ộ i ...)
Mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc định
tội danh. Việc phân tích nghiên cứu các dấu hiệu khách quan đã được quy
18

.


định trong luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiến hành các biện pháp phòns
ngừa tội phạm.
Trong mặt khách quan của các tội phạm quy định tại Điều 95-BLHS
năm 1985 bao gồm các loại hành vi sau : chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
theo pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể theo hướng dẫn của Thông tư liên
ngành số 01/1995/TTLN ngày7/l/1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ thì các hành vi phạm tội nêu trên được
hiểu như sau :
- Hành vi chế tạo vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là làm
mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của vũ khí, phương tiện và có
giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng. Đối với hành vi làm mới

hoàn toàn súng được coi là chế tạo vũ khí quân dụng nếu đạn làm mới đó là
đạn dùng cho các loại vũ khí qn dụng.
Mọi trường hợp không được phép sản xuất, lắp ráp vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự mà sản xuất, lắp ráp hoặc được phép sản xuất lắp
ráp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự loại này lại sản xuất lắp
ráp loại khác đều được coi là chế tạo vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự trái phép.
- Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là
cất giữ chúng mà khơng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ho phép. Nơi
tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc mang theo người, trong hành lý hoặc cất
giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn. Thời gian tàng
trữ dài hay ngắn khơng có ý nghĩa đối với việc định tội.
Ngồi ra bất cứ ai có được vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự không kể do nguồn gốc nào mà có (như được cho, tặng, đổi trác, đào bới,
nhặt được ...) giữ lại mà không khai váo, giao nộp cho cơ quan chức năng thì
hành vi đó của họ cũng được coi là hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

19


Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phươns tiện kỹ thuật qn sự là sử
dụns khơng có giấy phép hoặc khône được phép của người hoặc cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, hành vi sử dụng súng là lên đạn bóp cị, hành vi sử dụng
lụn đạn là rút chốt, giật nụ xùy.
- Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là
hành vi mua, bán khơng có giấy phép hoặc khơng được phép của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, khơng địi hỏi phải có đầy đủ hai hành vi mua và bán mà
chỉ cần có một trong hai hành vi đó người phạm tội cũng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.

- Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự bao gồm
các hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tham ô, trộm
đắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt.
Các hành vi của quân nhân, nhân viên, cơng nhân viên quốc phịng vsf
những người khác được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự để huấn luyện chiến đấu, để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác.
Khi xuất ngũ, mục viên, nghỉ việc, về hưu hoặc chuyển sang công tác khác mà
khơng cịn được phép sử dụng vũ khí qn dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
nhưng đã không giao nộp lại theo quy định của Nhà nước
+ Chủ thể của tội phạm
Cũng như các tội phạm khác, chủ thể của tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự là một trong những yếu tố bắt buộc của tội phạm phải là người có đầy
rrủ các dấu hiệu chung là năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
Theo luật hình sự Việt Nam thì "Chủ th ể của tội phạm là con người cụ
th ể đã có ý hoặc vơ ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình
sự quy định là tội phạm trong tình trạng cố năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi nhất định do luật định và trong một s ố trường hợp khác có các dấu
hiệu đặc biết được chỉ ra trong điều luật tương ứng" [4]

20


Trong Điều 95 BLHS năm 1985 không chỉ ra dấu hiệu đặc biệt của chủ
thế, do đó dấu hiệu của chủ thể của tội này là trách nhiệm hình sự và độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.
- Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định
con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người
là năng lực trách nhiệm hình sự thì mới có thể là chủ thể của tội phạm. Theo

pháp luật hình sự Việt Nam thỉ "Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng
của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức
được tính nguy hiểm cho x ã hội của hành vi do mình thực hiện và điều khiển
hành vi đó "[4]
Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất năng lực trách
nhiệm hình sự thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nguy
hiểm xã hội do họ gây ra. Bơi vì khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
thì dấu hiệu ý thức và ý chí của họ khơng tham gia vào. Như vậy người có
năng lực trách nhiệm hình sự khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình.
Tuy nhiên luật hình sự nước ta cũng quy định những trường hợp tự mình
đặt vào tình trạng mất năng lực trách nhiệm hình sự hay hạn chế trách nhiệm
hình sự mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự. Tại K3, Đ.12 BLHS năm 1985 quy định "Người phạm tội so say rượu
hoặc dùng chất kích thích mạnh khác thì khơng được miễn trách nhiệm hình
sự '. Như vậy người thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu hoặc do dùng
chất kích thích khác là chủ thể của tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Đạt độ tuổi nhất định theo quy định của luật hình sự là một trong những
điều kiện cần thiết để xem xét một người có phải chịu trách nhiệm hình sự hay
khơng ?
Luật hình sự nước ta dựa trên cơ sở kết quả các cơng trình nghiên cứu,
khảo sát về tâm lý cũng như căn cứ vào chính sách hình sự để quy định tuổi

21


hất đầu chịu trách nhiệm hình sự. Theo luật hình sự Việt Nam được quy định
tại Điều 58 BLHS năm 1985 thì :
"ỉ. Người từ đi 14 tuổi trở lên nhưng đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm

hình sự về những tội phạm nghiêm trongj do cô ý.
2.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội

phạm ".
Từ quy định trên ta thấy rằng tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội
phạm quy định tại điều 95 BLHS năm 1985 là đủ 14 tuổi trở lên và như vậy
chủ thể của tội "chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là bất kỳ ai có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 14 tuổi trở lên.
+ Mặt chủ quan của tội phạm
"Tội phạm là th ể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt
khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan là
hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của
hiện tượng thống nhất mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc
lập mà luồn luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm “ [7]
Mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa pháp lý quan trọng : là bộ phận
cấu thành của cơ sở trách nhiệm hình sự, nó phân biệt hành vi phạm tội với
hành vi không phải là tội phạm; là cơ sở để phân biết các cấu thành tội phạm
có các dấu hiệu khách quan giống nhau, ảnh hưởng đến tính chất của trách
nhiệm hình sự và hình phạt.
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm những nội dung sau :
Lỗi : Thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả nguy hiểm
cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý. Là dấu hiệu quan trọng bắt
buộc đối với mọi tội phạm.
-

Mục đích : "Mốc" (trong ý thức của chủ thể, được đặt ra cho hành vi


phạm tội đạt đến nó - trả lời câu hỏi điều gì khác đẩy người phạm vi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội ?
22


-

Độnơ cơ : Là "lực" thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Nó trả

lời câu hỏi người phạm tội nhằm đạt được điều gì qua việc thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội ?[ 19]
Trong ba nội dung trên các mặt chủ quan thì lỗi là bộ phận bắt buộc của
mặt chủ quan của tội phạm. Động cơ và mục đích khơng phải là những dấu
hiệu bắt buộc của mọi tội phạm tuy nhiên, trong một số trường hợp động cơ và
mục đích phạm tội được quy định là dấu hiệu, định tội của một số tội phạm.
Trong mặt số trường hợp khác chúng được quy định là dấu hiệu của cấu thành
tăng nặng hoặc giảm nhẹ hoặc là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết giảm nhẹ.
Theo quy định tại Điều 95 BLHS năm 1985 lỗi của tội chế tạo, tàng trữ,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
tìiuật quân sự là lỗi cố ý. Động cơ và mục đích khơng phải là dấu hiệu bắt
buộc của tội này.
a. Đường lối xử lý đối với tội phạm
Theo quy định tạĩ Điều 95 BLHS năm 1985 tội chế tạo, tàng trữ, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ
thuật quàn sự được phân biệt xử lý theo cấu thành cơ bản và cấu thành tăng
năng. Hình phạt đối với tội phạm này là rất nghiêm khắc thể hiện đường lối xử
lý nghiêm minh của Nhà nước ta đối với loại tội phạm này.
+ Cấu thành tội phạm cơ bản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1985 thì : người nào chế
tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị xử phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. Đây là cấu
thành tội phạm cơ bản.
Hình phạt quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản được áp dụng đối
với người nào thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên mà khơng có tình tiết
định khung tăng nặng quy định ở khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều luật.
Để xác định người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự theo K l, Điều 95
BLHS năm 1985 thì cần xác định số lượng vũ khí quàn dụng, phương tiện kỹ
23


×