THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM CHI NHÁNH HÀ
NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SB – HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SB - Hà Nội
Ngân hàng TMCP Phương Nam (SB) được thành lập 19/05/1993, với số vốn ban
đầu 10 tỷ đồng, SB ra đời trong điều kiện năng lực tài chính còn nhỏ bé so với nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động đơn thuần cho vay, chưa phát triển về dịch vụ, mạng
lưới tổ chức hoạt động rất hẹp, năm đầu chỉ có 01 Hội sở và 01 chi nhánh.
Từ năm 1993 đến năm 2006 vốn điều lệ của SB tăng từ 10 tỷ đồng lên 1.290 tỷ
đồng gấp 129 lần. Kể từ ngày thành lập đến năm 2006 tổng tài sản có của Ngân hàng tăng
gấp 294 lần, cụ thể tăng từ 31,2 tỷ đồng năm 1993 lên 9.186 tỷ đồng vào năm 2006.
Hoạt động huy động vốn cũng tăng nhanh từ 20,7 tỷ đồng năm 1993 lên đến 7.392
tỷ đồng năm 2006, tăng gấp 357 lần. Cùng với sự tăng trưởng đó thì tình hình hoạt động
kinh doanh của SB cũng không ngừng lớn mạnh và tăng nhanh: Nếu như năm 1993 lợi
nhuận trước thuế của Ngân hàng chỉ đạt 0,258 tỷ đồng thì đến năm 2004 đã đạt mức
77,187 tỷ đồng; năm 2005 đạt 102 tỷ đồng và đã lên tới 188 tỷ đồng vào năm 2006.
Hiện nay ngân hàng sở hữu 58 chi nhánh trên toàn quốc và sẽ tăng lên 73 chi nhánh
vào cuối năm 2007. SB cũng có các mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác ở 49
nước.
Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Hà Nội (SB- Hà Nội) được thành lập
và hoạt động từ tháng 11/2001 theo Quyết định số 1384/QĐ - NHNN ngày 06/11/2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “về việc cho phép Ngân hàng TMCP Phương Nam mua
lại Quỹ tín dụng nhân dân xã Định Công” và đặt chi nhánh tại Hà nội.
Trụ sở chính đặt tại 115 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với tên gọi
“Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh cấp I Hà nội”. Ngày 05/05/2006 SB - Hà nội
đã chuyển đến địa chỉ 27 Phố Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Việc thành lập Chi nhánh Hà Nội với mục đích phát triển mạng lưới hoạt động, đưa
dịch vụ Ngân hàng đến với địa bàn dân cư, vùng kinh tế ở Miền Bắc, tạo điều kiện thuận
lợi để phục vụ tốt nhất các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời phát
triển quy mô hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh cho NH Phương
Nam.
Hiện nay SB Chi nhánh Hà Nội là Chi nhánh cấp một, gồm 3 chi nhánh cấp 2 và 3
phòng giao dịch:
SB - Hà Nội: 27 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm
SB - Cầu Giấy: 260 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy
SB - Thanh Xuân: 129 K Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân
SB - Đống Đa: số 4 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa
Phòng Giao dịch Hoàn Kiếm : 115 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm
Phòng Giao dịch Số 1: 214 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa.
Phòng Giao dịch Hàng Gà: 32 Hàng Gà, Quận Hoàn Kiếm
Phòng Giao dịch Long Biên: 166 Nguyễn Văn Cừ , Quận Long Biên
Cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÒNG TÍN DỤNG
- 1 Trưởng Phòng
- 1 Phó Phòng
- 4 NV tín dụng
- 2 NV TĐTSản
- 2 Loan CSR
PHÒNG TTQT
& KDNT
- 1 Trưởng Phòng
- 1 NV TTQT
- 2 NV tín dụng XNK
- 1 NV KD ngoại tệ
PHÒNG HC-TC
- 1 Trưởng Phòng
- 1 Thư ký hành chánh văn thư
- 2 Bảo vệ
- 2 Tài xế
KẾ TOÁN
- 1 Trưởng Phòng
- 1 Phó Phòng
- 1 NV KT T.K
- 1 NV KT TGTT& tiền vay
- 1 NV KT tổng hợp
- 1 NV Tin học
KHO QUỸ
- 1 Trưởng Phòng
- 2 NV kiểm ngân thu & chi
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự hoàn chỉnh của SB- Hà Nội
2.1.2.Hoạt động kinh doanh của SB - Hà Nội
2.1.2.1. Huy động vốn và cho vay
SB Chi nhánh Hà Nội luôn quan tâm đến công tác huy động vốn và coi đây là
nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên suốt năm kế hoạch. Huy động vốn là hoạt động tạo
nguồn vốn cho NHTM đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của
ngân hàng. Nhận thức được điều đó trong những năm qua với sự nỗ lực và quyết tâm của
toàn thể cán bộ công nhân viên của SB Chi nhánh Hà Nội đã mang lại những kết quả cao
về huy động vốn của chi nhánh. Cụ thể tình hình huy động vốn của SB - Hà Nội được thể
hiện như sau:
Bảng 2.1
A
. Vốn huy động của SB - CN Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2005/2004 2006/2005
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(3)-(1) (8)=(5)-(3)
Nội tệ VND 650,46 91,5 1.055,32 90,7 1.736 89,4 404,86 680,68
Ngoại tệ USD 60,42 8,5 108,02 9,3 204,5 10,6 47,6 96,48
Tổng 710,88 100 1.163,34 100 1.940,5 100 452,46 777,16
Nguồn: Báo Cáo Tài chính của SB - Hà Nội
Bảng 2.1
B
. Tốc độ tăng trưởng qua các năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2005/2004 Năm 2006/2005
(7)/(1) (8)/(3)
Nội tệ (VND) 62,2 64,5
Ngoại tệ (USD) 78,8 89,3
Tổng 63,6 66,8
Theo bảng số liệu 2.1
A
và 2.1
B
ta nhận thấy tổng nguồn vốn của SB - Hà Nội liên
tục tăng trong ba năm 2004, 2005 và 2006. Nếu như năm 2004 tổng nguồn vốn của Chi
nhánh Hà Nội mới chỉ đạt 710,88 tỷ đồng thì năm 2005 và 2006 đã tăng lên đáng kể từ
nhiều nguồn khác nhau. Năm 2005, tổng nguồn vốn của Chi nhánh Hà Nội đạt 1.163,34 tỷ
đồng, tăng 452,46 tỷ đồng so với năm 2004 (tương ứng tỷ lệ tăng 63,6%). Sang năm 2006
tiếp tục có sự tăng trưởng tổng nguồn vốn đạt 1940,5 tỷ đồng, tăng 777,16 tỷ đồng (tương
ứng với tỷ lệ 66,8%) so với năm 2005. Có thể thấy nguồn vốn huy động được của Ngân
hàng ngày càng tăng là cơ sở tốt để thực hiện nghiệp vụ cho vay, mang lại lợi nhuận cho
Ngân hàng.
Ngoài ra, từ bảng số liệu 2.1
A
ta còn thấy mặc dù tổng nguồn vốn huy động tăng lên
nhưng sự tăng lên đó chủ yếu là nguồn huy động bằng nội tệ. Năm 2004, nguồn vốn nội tệ
chiếm 91,5% tổng nguồn vốn huy động được. Năm 2005 và 2006 con số đó lần lượt là
90,7% và 89,4%. Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng dần trong mấy năm gần đây. Năm
2005 tăng 78,8% so với năm 2004 (tăng 47,6 tỷ đồng). Năm 2006 tăng 94,48 tỷ đồng (tỷ lệ
89,3%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do những năm gần đây ngân hàng đã không
ngừng đưa ra thị trường các sản phẩm huy động mới như: tiết kiệm điện tử, quản lý thanh
khoản tự động...
Việc huy động vốn được coi trọng đối với hoạt động của Ngân hàng nhưng vấn đề
sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả mới chính là yếu tố đẩy mạnh sự tăng trưởng của
bất cứ Ngân hàng nào.
Cùng với sự tăng trưởng về các chỉ tiêu huy động vốn, SB – Hà Nội cũng đã đạt
được sự tăng trưởng mạnh trong việc sử dụng vốn, cụ thể như sau:
Bảng 2.2
A
. Tình hình sử dụng vốn tại SB - Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (+/-)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2005/2004 2006/2005
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
I. Doanh số cho vay 234,38 100 391,00 100 700,27 100 156,62 309,27
Ngắn hạn 168,00 72 303,00 77,5 572,67 81,78
Trung và dài hạn 66,38 28 88,00 22,5 127,6 18,22
II. Thu nợ 147,38 100 360,62 100 606,68 100 213,24 246,06
Ngắn hạn 134,9 92 283,40 78,58 498,22 82,12
Trung và dài hạn 12,48 8 77,22 21,42 108,46 17,88
III. Dư nợ 202,36 100 232,74 100 480,85 100 30,38 248,11
Ngắn hạn 134,34 66 153,94 66,14 314,97 65,5
Trung và dài hạn 68,02 34 78,8 33,86 165,88 34,5
Nguồn: Phòng Kinh doanh SB - Hà Nội
Bảng 2.2
B
. Tốc độ tăng qua các năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2005/2004 Năm 2006/2005
[(3)-(1)]/(1) [(5)-(3)]/(3)
Doanh số cho vay 66,8 79,1
Thu nợ 14,4 68,2
Dư nợ 15 106,6
Nhìn vào bảng số liệu 2.2
A
ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh tăng lên một
cách đáng kể, năm 2004 doanh số cho vay của ngân hàng đạt 234,38 tỷ đồng thì đến năm
2005 tăng 156,62 tỷ đồng (mức tăng 66,8%), chỉ tiêu này đã đạt tới mức 700,27 tăng
309,27 tỷ đồng so với năm 2005 (tương ứng với tốc độ tăng 79,1%). Đây là kết quả hết sức
đáng mừng, phản ánh được sự phấn đấu của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công
nhân viên Chi nhánh.
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Năm 2005
dư nợ tín dụng tăng 30,38 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ 15%) so với năm 2004. Và đến năm
2006 dư nợ tín dụng tăng mạnh, tăng 248,11 tỷ đồng (mức tăng 106,6%) so với năm 2005.
Để giải thích cho sự tăng trưởng mạnh này do trong năm 2004 thực hiện theo chủ trương
của Hội Sở SB đề ra, Chi nhánh chủ trương đầu tư cho các công ty trọng điểm làm ăn có
hiệu quả và sản xuất các sản phẩm có vị thế cạnh tranh cao trên thị trường, ngoài ra chi
nhánh còn rất linh động trong việc cấp tín dụng cho mọi thành phần kinh tế với hình thức
cấp tín dụng khác nhau.
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh của SB - Hà Nội
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của SB- Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Tổng thu 46,65 71,88 112,13
Lãi tiền gửi 5,60 18,4 27,60
Lãi tiền cho vay 27,64 32,00 52,80
Lãi khác 13,41 21,48 31,73
2. Tổng chi 37,66 60,7 95,63
Trả lãi tiền gửi 26,16 41 63,55
Trả lãi huy động 5,00 12 19,8
Lãi khác 6,5 7,7 12,28
3. Lợi nhuận 8,99 11,18 16,5
Nguồn: Phòng Kế toán SB - Hà Nội
Với kết quả như trên ta thấy rằng hoạt động kinh doanh đã đem lại cho Chi nhánh
một nguồn thu nhập tương đối cao trong năm 2004 với 46,65 tỷ đồng, lợi nhuận thu được
sau khi đã trừ đi các khoản chi phí là 8,99 tỷ đồng. Năm 2005 thì thu nhập tăng lên 71,88
tỷ đồng, lợi nhuận thu được sau khi trừ các khoản chi phí là 11,18 tỷ đồng. Đến năm 2006,
tổng thu là 112,13 tỷ đồng, tổng chi là 95,63 tỷ đồng, lợi nhuận thu được là 16,5 tỷ đồng.
Lợi nhuận
Năm 2005/2004 Năm 2006/2005
(+/-) % (+/-) %
2,19 24,4 4,7 39,8
Theo bảng số liệu 2.3 thì lợi nhuận của SB - Hà Nội tăng liên tục trong 3 năm qua.
Nếu như năm 2004 con số đó đạt 8,99 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã ở mức 11,18 tỷ đồng,
tăng 2,19 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 24,4%) so với năm 2004. Năm 2006 tăng gần
gấp đôi so với năm 2004 và tăng 39,8% so với năm 2005 đạt mức 16,5 tỷ đồng.
2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SB - HÀ NỘI
2.2.1.Thực trạng phân tích tín dụng tại SB – Hà Nội
2.2.1.1.Phân cấp trong quy trình tín dụng tại SB
Trong quy trình tín dụng tại SB, các cán bộ trực tiếp thực hiện được phân thành ba
nhóm bao gồm nhân viên phục vụ khách hàng, nhân viên thẩm định tín dụng và nhân viên
thẩm định tài sản. Tất cả nhân viên làm việc đều dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng kinh
doanh.
Mức phán quyết tín dụng được quy định cho từng Phòng Giao dịch, từng Chi nhánh
cấp 1, Chi nhánh cấp 2. Đối với Phòng Giao dịch sẽ có mức phán quyết là phê duyệt
những món vay dưới ba trăm triệu đồng, cao hơn từ ba trăm triệu đến dưới sáu tỷ sẽ được
chuyển lên phòng kinh doanh Chi nhánh cấp 1 phê duyệt, và cao hơn nữa những khoản vay
trên 6 tỷ sẽ chuyển vào Phòng tái Thẩm định của Sở Giao Dịch, với khoản vay trên 15 tỷ
hồ sơ sẽ chuyển lên Trung tâm xét duyệt tín dụng tại Hội sở SB. Hồ sơ khi đã được các cấp
có thẩm quyền phê duyệt sẽ được chuyển lại bộ phận làm việc trực tiếp theo các phán
quyết đó và quản lý khách hàng theo đúng quy trình của SB.
Phòng Tái thẩm định Sở Giao Dịch
Phòng Tín dụng Chi nhánh cấp 1
Trung tâm xét duyệt tín dụng SB
Hội đồng Tín dụng Sở Giao Dịch
Hội đồng tín dụng Chi nhánh cấp 1
Khoản vay từ 15 tỷ trở lên
từ 6 tỷ - 15 tỷ
từ 300 triệu - 6 tỷ
Hội đồng tín dụng Chi nhánh cấp 2/Phòng Giao dịch
Nhân viên thẩm định tài sản
Nhân viên thẩm định tín dụng
Sơ đồ 2.2: Phân cấp mức độ phán quyết tín dụng tại SB
2.2.1.2.Quy trình phân tích tín dụng tại SB- Hà Nội
Quy trình phân tích tín dụng được thực hiện qua các bước sau :
Bước 1: Nhân viên phục vụ khách hàng(Loan CSR) trực tiếp nhận hồ sơ từ khách
hàng có nhu cầu vay vốn, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ và báo cáo với trưởng phòng kinh doanh. Trách
nhiệm của Loan CSR là kiểm tra hồ sơ khách hàng đối chiếu với các quy định cho vay của
SB và tính hợp pháp hợp lệ của những tài liệu do khách hàng cung cấp. Loan CSR còn có
nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ. Sau khi thu thập đủ,
Loan CSR sẽ báo cáo lên cấp lãnh đạo trực tiếp.
Bước 2a: Nhân viên thẩm định tín dụng thẩm định khách hàng căn cứ trên các
điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật.
Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự là điều kiện đầu tiên để xem xét
khách hàng vay vốn, đối với từng đối tượng khách hàng vay vốn có quy định khác nhau.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, cụ thể như sau:
• Số vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
• Kinh doanh có lãi, có hiệu quả
• Không có nợ quá hạn tại SB và tại Ngân hàng khác
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: vốn vay phải được sử dụng hợp với ngành
nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Những khoản vay
tiêu dùng phải phù hợp với đơn xin vay, không nằm trong đối tượng cấm của pháp luật.
- Có phương án sản xuất kinh doanh kèm theo phương án trả nợ khả thi
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định NHNN và của SB
Sau đó trình lên Trưởng phòng kinh doanh và Hội đồng tín dụng Chi nhánh
Bước 2b: Song song với việc thẩm định tại bước 2a, Nhân viên thẩm định tài sản
trực tiếp kiểm tra và đánh giá tài sản đảm bảo cho khoản vay với các tiêu thức:
- Tính hợp pháp và hợp lệ của tài sản:
+ Tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người vay hoặc bên bảo lãnh.
+ Tài sản phù hợp với qui định của SB trong từng thời kỳ.
+ Tài sản hiện không có sự tranh chấp hoặc chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp…
- Giá trị của tài sản theo qui định về định giá tại SB trong từng thời kỳ.
Bước 3: Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và tờ trình thẩm định tín dụng và tờ trình thẩm định tài
sản của các nhân viên thẩm định. Nếu thấy cần thiết hoặc nghi ngại vấn đề gì, có thể yêu
cầu tái thẩm định. Đưa ra ý kiến và trình hồ sơ lên Hội đồng tín dụng Chi nhánh.
Bước 4: Hội đồng Tín dụng Chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng các cấp cao hơn sẽ
xem xét toàn bộ tờ trình thẩm định, phân tích và đánh giá lại khách hàng một cách toàn
diện và đưa ra quyết định có cho vay hay không.
Bước 5: Hồ sơ sau khi đã được phê duyệt sẽ được chuyển sang bộ phận phục vụ
khách hàng thực hiện theo nghiệp vụ hạch toán, giải ngân cho khách hàng.
Cùng với bộ phận phục vụ khách hàng, nhân viên thẩm định tài sản có trách nhiệm
hoàn thành các thủ tục về pháp lý đối với tài sản đảm bảo như công chứng, đăng ký giao
dịch đảm bảo, sau đó giao lại cho Loan CSR. Loan CSR căn cứ vào các quyết định và toàn
bộ hồ sơ của khoản vay , thực hiện nhập kho tài sản, giải ngân và theo dõi thu nợ, thu lãi
theo định kỳ được quy định trong hợp đồng tín dụng.
Bước 6: Nhân viên thẩm định tín dụng thực hiện theo dõi tình hình trả nợ gốc và
lãi của khách hàng, thường xuyên kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra mục đích
sử dụng vốn vay của khách hàng.
Có thể nói trong những năm gần đây, công tác phân tích tín dụng của SB được cải
thiện đáng kể. Từ việc xây dựng và hoàn thiện quy trình cho vay, xây dựng chính sách tín
dụng đến việc cụ thể hoá thành các quy trình cụ thể áp dụng cho từng đối tượng, từng loại
hình cho vay đã hỗ trợ cho công tác phân tích được tiến hành đơn giản, thuận tiện và chính
xác hơn rất nhiều. Với quy trình phân tích như trên, các cán bộ tín dụng có thể cập nhật
thông tin dễ dàng hơn, các số liệu được tính toán và xử lý để cho ra các kết quả nhanh
chóng và chính xác cho phép những đánh giá đúng hơn và sát thực tế hơn về khách hàng
và phương án kinh doanh của họ.
Quy trình phân tích tín dụng của SB được chia nhỏ thành các quy trình được thực
hiện ở mỗi bộ phận, trong đó quy định rõ cách thực hiện và các bước thực hiện quá trình
phân tích của mỗi bộ phận tham gia vào quá trình phân tích đó. Từ một quy trình lớn được
cụ thể hoá thành quy trình thẩm định cho khách hàng doanh nghiệp, quy trình thẩm định
cho khách hàng cá nhân, quy trình tái thẩm định, quy trình quản lý nợ. Sau đó lại chia về
các quy trình nhỏ như quy trình định giá tài sản đảm bảo, quy trình quản lý và kiểm soát tài
sản, quy trình của hỗ trợ tín dụng.. Mỗi bộ phận có quy trình nghiệp vụ của mình, thống
nhất và rõ ràng để có thể nắm bắt công việc và thực hiện nhiệm vụ chính xác hơn.
Quá trình phân tích tín dụng được thực hiện từ cấp cơ sở, nơi nhận hồ sơ trực tiếp từ
khách hàng vay cho đến cấp đưa ra phán quyết tài trợ cuối cùng. Mỗi cấp đều qua phân
tích và đưa ra đánh giá của mình.về khách hàng và món vay được chấp nhận khi các đánh
giá đó đi đến thống nhất.
Thực hiện theo quy trình, các nhân viên tín dụng thống nhất các thông tin theo các
mẫu tờ trình tín dụng của SB, đối với quy trình thẩm định khách hàng cá nhân có áp dụng
phương pháp chấm điểm tín dụng để thực hiện đánh giá khách hàng. Đối với quy trình áp
dụng cho khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sử dụng phương
pháp so sánh và phương pháp hệ số để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Đối
với các chỉ tiêu phi tài chính, SB vẫn thực hiện những đánh giá theo cách trình bày nhận
xét của cán bộ kinh doanh về thị trường của khách hàng, sản phẩm của khách hàng, uy tín
của khách hàng về thị trường dựa trên cơ sở là các thông tin thu thập được.
2.2.1.3. Nguồn thông tin phân tích tín dụng SB
Nguồn thông tin cùng với những quy định cho vay và những chính sách của nhà
nước được coi như là căn cứ để tiến hành phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng của SB khi
phân tích tín dụng đã sử dụng tổng hợp các nguồn thông tin từ trực tiếp người vay, từ cơ
quan chủ quản, từ các trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ các ngân hàng bạn
khác.
a.Nguồn thông tin trực tiếp từ người vay
Hồ sơ vay vốn là căn cứ để nhân viên thẩm định tín dụng tiến hành phân tích tín
dụng. Khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn tại SB phải có đầy đủ những hồ sơ trong
quy trình nghiệp vụ cho vay của SB. Tuỳ từng loại khách hàng, phương thức cho vay, bộ
hồ sơ cho vay có thể chia thành:
- Hồ sơ tiếp nhận từ khách hàng
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi tới SB những giấy tờ:
• Hồ sơ pháp lý: gồm các thủ tục liên quan đến tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của
khách hàng.
• Hồ sơ tài chính: gồm kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ, báo cáo tài chính kỳ trước,
báo cáo nhanh tình hình tài chính, báo cáo tổng kết, sơ kết năm, quý, tháng hoặc chuyên đề
về sản xuất kinh doanh (nếu có)
• Hồ sơ vay vốn: theo quy định của SB bao gồm:
Đối với mỗi loại hình vay vốn như vay trung và dài hạn phục vụ dự án đầu tư, vay
bằng ngoại tệ SB có yêu cầu bổ sung các báo cáo và thông tin khác. Hồ sơ vay vốn chung
bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, trả nợ hoặc dự án đầu tư, các hồ sơ,
chứng từ chứng minh cho phương án và đối tượng vay vốn.
b.Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý
Bao gồm thông tin lưu trữ, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin
từ các bộ, ngành chủ quản.
Nhìn chung, nguồn thông tin và khai thác thông tin phục vụ công tác tín dụng tại SB
đã được hình thành về mặt cơ bản, xong chất lượng thông tin cũng như công tác lưu trữ và
quản lý thông tin chưa được tốt và chặt chẽ, khoa học. Để có thể có được nguồn thông tin
đầy đủ đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có những biện pháp toàn diện và mạnh mẽ hơn
nữa trong thời gian tới.
Trong các thông tin SB sử dụng để thực hiện phân tích tín dụng nguồn thông tin
đang được sử dụng phổ biến nhất là nhận được từ khách hàng vay. Khi nhận được đề nghị
vay vốn của khách hàng, chuyên viên tín dụng cũng nhận đồng thời toàn bộ hồ sơ từ khách
hàng đó bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, phương án sản xuất kinh
doanh, các báo cáo tài chính. Tất cả những tài liệu đó chỉ có sự xác nhận của doanh nghiệp
về tính chính xác mà chưa qua bất kỳ một cơ quan kiểm toán nào để khẳng định lại điều
đó. SB tiếp cận thực hiện kiểm chứng thông tin thông qua việc Chuyên viên tín dụng trực
tiếp kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng, đánh giá về những cơ sở vật chất của
khách hàng thông qua thực tế mắt thấy tai nghe. Khẳng định lại những thông tin khách
hàng cung cấp có hợp lý hay không và mức độ hợp lý đó có chấp nhận được không.
SB sử dụng việc khai thác thông tin từ Trung tâm tín dụng để kiểm tra xem khách
hàng còn quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng nào khác trong thời điểm yêu cầu tài trợ.
Nguồn thông tin khai thác từ các bộ, ngành qua các cơ quan báo chí, các tạp chí chuyên
ngành và các chính sách của nhà nước cho sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng.
2.2.1.4.Nội dung phân tích tín dụng tại SB
Phân tích tín dụng được thực hiện bởi các nhân viên thẩm định tín dụng, trong quá
trình phân tích họ đã sử dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, phương pháp hệ số và
phương pháp chấm điểm. Việc phân tích được thực hiện theo từng loại khách hàng: khách
hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp và theo các biểu mẫu thống nhất do Hội sở SB
qui định.
Trong các mẫu biểu này, các yếu tố tài chính và phi tài chính được xem xét một
cách cụ thể
a.Các yếu tố phi tài chính
Các yếu tố phi tài chính của khách hàng được đánh giá trên các khía cạnh
- Uy tín của khách hàng vay: Đây không được coi là chỉ tiêu chính thức trong tờ
trình, chỉ tiêu này được đánh giá thông qua những xem xét ban đầu như trình độ học vấn,
quan hệ xã hội của khách hàng.
- Năng lực pháp lý của khách hàng: được đánh giá thông qua năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định từng đối tượng khách hàng.
- Điều kiện môi trường: Đây là nội dung rất quan trọng trong tờ trình tín dụng. Chỉ
tiêu này xem xét và đánh giá sản phẩm dịch vụ của khách hàng, thị trường của doanh
nghiệp, xu hướng phát triển của thị trường và đánh giá thị phần của khách hàng trên thị
trường đó.
- Các yếu tố khác bao gồm những đánh giá về nguồn nhân lực, trình độ học vấn của
nguồn nhân lực, khả năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo….
Trong tờ trình tín dụng của SB các yếu tố đều yêu cầu được thể hiện rõ và đầy đủ,
đó là những nhận xét và đánh giá của cán bộ kinh doanh về khách hàng, về thị trường, về
môi trường dựa trên những thông tin thu thập được.
b.Các yếu tố tài chính:tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hay cá
nhân, các yếu tố này được thẩm định theo những tiêu thức khác nhau
- Thẩm định khả năng tài chính
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Thông qua các báo cáo tài chính, khả năng
tài chính của khách hàng vay được xem xét gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả các tổ
chức và cá nhân, tài sản cố định (nhà cửa, máy móc thiết bị), tài sản lưu động (tiền mặt, giá
trị vật tư, hàng hoá, các khoản phải thu), các khoản đầu tư.
Kết quả kinh doanh bao gồm: doanh thu thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt
động tài chính, hoạt động bất thường, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, lợi
nhuận ròng.
+ Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình: khả năng tài chính của họ thể hiện
thông qua thu nhập hàng tháng, hàng năm, các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp…
Sau khi thẩm định các nội dung, đối chiếu theo các quy định của ngân hàng và các
chính sách kinh tế, cán bộ tín dụng đưa ra kết luận đánh giá về tình hình tài chính của
khách hàng.
Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được thực hiện trên cơ sở so sánh các
chỉ tiêu tài chính của khách hàng qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi từ những
phân tích chung về tình hình tài chính của khách hàng tới việc tính toán các chỉ tiêu và thực
hiện so sánh để thấy rõ sự phát triển của khách hàng. Chỉ tiêu tài chính SB coi trọng là các
chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn và khả năng sinh lời của khách hàng.
Sự tính toán và so sánh đó mới dừng lại ở khách hàng trong các năm mà chưa mở rộng so
sánh với sự phát triển của ngành, lĩnh vực hay một nhóm khách hàng hoạt động trên cùng
lĩnh vực kinh doanh.
- Thẩm định phương án, dự án vay vốn
Đối với các hộ gia đình, tổ hợp tác và cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp, ngân
hàng tiến hành thẩm định phương án vay vốn về các mặt sau: Mục đích vay vốn, tổng nhu
cầu vốn, vòng quay vốn lưu động dự kiến, lượng vốn tự có, vốn vay ngân hàng, hiệu quả
kinh tế của phương án, khả năng trả nợ, khả năng thực hiện phương án.
Trên cơ sở phương án vay vốn của khách hàng, SB sẽ tính toán và dự tính được nhu
cầu tài chính của phương án để xem xét mức vốn khách hàng đề nghị vay là phù hợp hay
không. SB sẽ tiếp tục xem xét khách hàng sử dụng nguồn nào để trả nợ ngân hàng và xem
xét đến hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở những tính toán nếu thực hiện dự án sẽ mang
lại cho doanh nghiệp những nguồn thu nhập như thế nào và là bao nhiêu, có lãi hay không.
Phương án vay vốn là một trong những vấn đề mà SB rất quan tâm trong hồ sơ vay
vốn của khách hàng. SB quan niệm không lấy việc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo làm cơ
sở để chấp nhận tài trợ mà lấy sự phát triển của khách hàng để ra quyết định tài trợ của
mình.
Đối với cho vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp, thẩm định dự án vay vốn
trên các mặt:
+ Cơ sở pháp lý của dự án: hồ sơ dự án, tính hợp pháp của hồ sơ dự án
+ Tình hình tài chính của dự án: Xác định tổng mức đầu tư cho dự án, nguồn vốn
đầu tư cho dự án, bao nhiêu là vốn tự có, bao nhiêu là vốn vay, kế hoạch vay và trả nợ
nguồn vốn vay đó.
+ Hiệu quả của dự án đầu tư: Khả năng trả nợ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị
trường các yếu tố đầu vào, công nghệ, tài sản cố định, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất
của dự án.
+ Tính khả thi của dự án: Khả năng trả nợ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường
các yếu tố đầu vào, công nghệ, tài sản cố định, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của dự
án.
Việc thẩm định dự án là bài toán đối với SB, khác với các phương án vay vốn, dự án
là độc lập với khả năng tài chính và những quy định về pháp luật riêng. Để đọc và hiểu dự
án đầu tư không phải cán bộ kinh doanh nào cũng thực hiện được. Dự án có các thông số
kỹ thuật mà để hiểu được nó yêu cầu phải đoc được nó, tài chính dự án với giá trị lớn và
rất phức tạp, khó khăn trong việc bóc tách và tính toán trong các chỉ tiêu. Hiện tại, ở SB chỉ
có một số cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và thâm niên thực hiện thẩm định dự án đầu tư.
Đối với các dự án lớn, SB thường kêu gọi đồng tài trợ để giảm rủi ro và thực hiện
tiếp cận dần với mảng kinh doanh rất lớn và hiệu quả này.
c. Biện pháp bảo đảm tiền vay:
Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các văn bản của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
và hướng dẫn của SB.
Bảo đảm tiền vay tại SB thực hiện theo văn bản 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999
của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được toàn
quyền lựa chọn quyết định việc cho vay có tài sản bảo đảm hay không theo quy định.
Nguyên tắc của 178 là “Tổ chức tín dụng có quyền chọn, quyết định cho vay có bảo đảm