Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.31 MB, 222 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

«

HỒNG QUỐC HỔNG

ĐỔI MĨI Tổ CHÚC VÀ HOẠT ĐƠNG
CỦA TỒ HÀNH CHÍNH ĐÁP ÚNGU cẨu XÂY DỤNG
NHÀ NUỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01

LUẬN Á N TIẾN S i LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. v ũ HỒNG ANH
2. TS. HOÀNG THỊ NGÂN
THƯ VIỆN
1RƯONG ĐAI HOC LỦẬĨ HÀ NỘI

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.


Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: c ơ SỞ LÍ LUẬN ĐỒI MỚI TƠ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỒ HÀNH CHÍNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY D ựN G NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
1.1.
Tồ hành chính trong hệ thống tồ án nhân dân
1.1.1. Vị trí của tồ hành chính
1.1.2. Vai trị của tồ hành chính
1.1.3. Các ngun tắc tổ chức, hoạt động của tồ hành chính
1.2.
Thẩm quyền, đặc điểm của hoạt động xét xử do tồ hành
chính thực hiện
1.2.1. Thẩm quyền của tồ hành chính
1.2.2. Đối tượng xét xử của tồ hành chính
1.2.3. Các căn cứ xác định thẩm quyền xét xử của tồ hành chính
1.2.4. Đặc điểm của hoạt động xét xử do tồ hành chính thực hiện

Trang
1
13

13
13
20

30
48
49
60
66
76

Chương 2: Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN,
84
THựC TRẠNG TỒ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỒ HÀNH CHÍNH
Ở VIỆT NAM
2.1.
Q trình hình thành và phát triển của tồ hành chính ở
84
Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử
2.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
84
2.1.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975
85
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995
86
2.1.4. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay
89
2.2.
Thực trạng về tổ chúc và thẩm quyền xét xử của tồ hành chính
90
2.2.1. Tổ chức của tồ hành chính hiện nay
90
2.2.2. Thẩm quyền xét xử của tồ hành chính
109

2.3.
Trình tự, thủ tục tố tụng của tồ hành chính
118
2.3.1. Thụ lí vụ án hành chính
118
2.3.2 Quyết định của tồ hành chính sau khi thụ lí vụ án
121
2.3.3. Hoạt động xét xử của tồ hành chính
122
2.4.
Những hạn chế trong tổ chức và hoạtđộng của toà hành 143
chính, nguyên nhân của những hạn chế
2.4.1. Những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của tồ hành chính
143
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
146


Chương 3: YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỒI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỒ HÀNH CHÍNH THEO HƯỚNG XÂY
DựNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

154

3.1.
Yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính
3.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính nhằm đáp ứng yêu
cầu tăng cường giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
3.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính đáp ứng yêu cầu
tăng cường bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

3.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính nhằm đáp ứng u
cầu đảm bảo cơng bằng, bình đẳng và dân chủ trong hoạt động tố tụng
3.2.
Quan điểm đổi mói tổ chức và hoạt động của tồ hành chính
ở nước ta hiện nay
3.2.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng
3.2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính phải dựa trên
quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
của dân, do dân, vì dân
3.2.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính phải được đặt
trong mối quan hệ biện chứng với công cuộc cải cách nền hành
chính quốc gia
3.2.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính phải được đặt
trong tổng thể của chiến lược cải cách tư pháp
3.2.5. Đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính là cơng việc
địi hỏi các bước đi thích hợp, kế thừa thành tựu đã đạt được
trong những năm qua
3.3.
Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính
3.3.1. Đổi mới mơ hình tổ chức tồ hành chính hiện nay
3.3.2. Phân định thẩm quyền xét xử phù hợp với mơ hình tồ hành
chính đổi mới
3.3.3. Tăng cường cơng tác xây dựng đội ngũ thẩm phán, hội thẩm toà
hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tồ hành chính
3.3.4. Xây dựng và hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên
quan đến hoạt động của toà hành chính
3.3.5. Sửa đổi, bổ sung các quy định trong văn bản pháp luật tố tụng
hành chính hiện hành


154
15 5
157
160
164
164
166

168

171
174

177
177
185
189
196
198

KẾT LUẬN

208

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

211


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công,
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền:
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lực
nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của toà án và hoạt động
của các cơ quan nhà nước khác như điều tra, công tố, giám định, thi hành án ...
Hoạt động xét xử là trung tâm của quyền tư pháp, các hoạt động điều tra, giám
định, công tố đều phục vụ cho hoạt động này. Với tư cách là một bộ phận của
Nhà nước, thông qua chức năng xét xử, tồ án bảo vệ cơng lý. Nhu cầu được
sống trong một xã hội văn minh, dân chủ, công bằng ngày càng trở nên quan
trọng đối với mọi cá nhân, công dân. Để đảm bảo cho những u cầu này, tồ
án có nhiệm vụ xét xử các tranh chấp xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội. Trước thực tế đó phải chun mơn hố hoạt động xét xử, do
vậy việc thành lập các phân toà khác nhau trong toà án nhân dân đé giải quyết
các vụ việc ngày càng đa dạng, phức tạp là một tất yếu. Tồ hành chính là một
phân tồ trong tồ án nhân dân có chức năng xét xử các vụ án hành chính.
Thơng qua hoạt động của mình, tồ hành chính góp phần bảo vệ hữu hiệu
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức, phòng chống bệnh quan liêu,
lạm quyền của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính. Qua hơn 10 năm hoạt động, tồ hành chính đã khẳng định được vai trò
là một thiết chế dân chủ trong xã hội, một kênh kiểm sốt có hiệu quả đối với
hoạt động quản lí. Tuy nhiên, tổ chức, hoạt động của tồ hành chính vẫn chưa
ngang tầm với nhiệm vụ. Điều này xuất phát từ hệ thống các văn bản pháp luật
tố tụng hành chính vừa thiếu vừa chậm thay đổi và cịn nhiều điểm mâu thuẫn,
chồng chéo. Trình tự thủ tục tố tụng chưa phản ánh được những nét đặc thù
của xét xử vụ án hành chính. Hoạt động xét xử các vụ án hành chính hiện nay



2

do nhiều tồ đảm nhiệm khơng đảm bảo chun mơn hoá trong hoạt động xét
xử, việc xét xử lại qua nhiều cấp dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giải
quyết. Tổ chức của tồ hành chính đến nay vẫn khơng phải là một tồ chun
trách thực thụ, chỉ được thành lập đến cấp tỉnh, với cách tổ chức theo đơn vị
hành chính lãnh thổ, chịu sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Trình độ
thẩm phán xét xử vụ án hành chính cịn thấp, chưa được đào tạo chun sâu về
nghiệp vụ xét xử vụ án hành chính. Tình hình đó dẫn đến chất lượng xét xử
khơng cao. Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu giải quyết các tranh
chấp hành chính ngày càng tăng, việc đổi mới tổ chức, hoạt động của tồ hành
chính là một đòi hỏi tất yếu khách quan hiện nay.
Hiện nay cùng với sự đổi mới toàn diện các mặt của đời sống xã hội, các
cơ quan tư pháp cũng được đổi mới nhằm tăng cường hiệu lực, chất lượng hoạt
động. Đổi mới tổ chức, hoạt động của tồ án nói chung, tồ hành chính nói
riêng được đặt trong tổng thể chiến lược cải cách tư pháp. Đối với toà án nhân
dân, Nghị quyết hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 khoá

vn

(1995), Hội nghị

BCHTƯ Đảng lần 3 Khoá v m đều chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng củng cố,
kiện toàn hệ thống tồ án trong đó có các tồ chun trách. Tinh thần này lại
được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng (2001): “sắp xếp lại hệ thống toà án nhân dân, phân định hợp lí thẩm
quyền của tồ án các cấp

Tiếp tục triển khai thực hiên đường lối của Đảng


về cải cách tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 chỉ rõ:
“Mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với các khiếu kiện hành
chính. Đổi mới mạnh m ẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tồ
án, tạo điều kiện cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa
cơng dân và cơ quan cơng quyền trước tồ án...
Hồn thành việc tăng thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện,
chuẩn bị thành lập toà án khu vực ở cấp này từng bước đổi mới tổ chức hệ
thống toà án nhảr dân các cấp.


3

Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử khơng phụ thuộc vào
đơn vị hành thính... việc thành lập toà chuyên trách phải căn cứ vào thực tế
xét xử của từng cấp, toà án từng khu vực”.
Dựa trên quan điểm, phương hướng của Đảng, yêu cầu của công cuộc đổi
mới đất nước và thực trạng tổ chức, hoạt động của tồ hành chính, việc nghiên
cứu đề tài: “Đổi mới tổ chức, hoạt động của tồ hành chính đáp ứng yêu cầu
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay ” là một yêu cầu cấp thiết
nhằm xây dụng tồ hành chính ngày càng vững mạnh, hoạt động thực sự hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp hành chính, bảo vệ cơng dân
trước các hành vi vi phạm của cơ quan cơng quyền, góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, ở nước ta đã có nhiều cơng trình khoa học và các bài viết
nghiên cứu ở những mức độ khác nhau liên quan đến tổ chức, hoạt động, thẩm
quyền, thủ tục tố tụng hành chính... của tồ hành chính. Trong đó đáng chú ý
là các cơng trình, bài viết sau:
Nguyễn Thanh Bình, ‘T ổ chức và hoạt động của toà án hành chính - một

biện pháp mới bảo đảm quyền con người ỏ Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và
pháp luật số 8/1996; GS. Đoàn Trọng Truyến, 'T à i phán hành chính, cơ chế
kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản hành chính ở nước ta hiện nay”, Tạp
chí thanh tra số 7/1996; PGS. Nguyễn Niên, “V ề thành lập tồ án hành chính
ở Việt Nam” Tạp chí thanh tra số 1/1996; Nguyễn Thanh Bình, “Một s ố vấn
đê về thẩm quyền xét xử hành chính của tồ án nhân dân” Tạp chí quản lí nhà
nước số 7/1999; Đinh Văn Minh, “Vế việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ
án hành chính ở nước ta” Tạp chí quản lí nhà nước số 1/1996; TS. Vũ Thư,
“Sự hình thành và phát triển của tư pháp hành chính ở nước ta”, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp 10/2003; PGS.TS. Vũ Thư, “Cấc khía cạnh lí luận và thực tiễn
của việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống hành pháp”, Tạp


4

chí Tồ án nhân dân 4/2005; TS. Phạm Hồng Thái, “Một số ý kiến vê' đào tạo
bồi dưỡng thẩm phán hành chính”, Tạp chí thanh tra số 1/1996;
Trong các bài viết trên, các tác giả mới chỉ đề cập từng vấn đề, từng khía
cạnh hoặc tập trung giải quyết một số vấn đề riêng lẻ có tính bức xúc như tính tất
yếu khách quan của việc thành lập cơ quan tài phán hành chính, tổ chức, hoạt
động, thẩm quyền của tịa hành chính, q trình hình thành và phát triển của tư
pháp hành chính ở nước ta, hoạt động đào tạo bồi dưỡng thẩm phán hành chính.
Ngồi những bài viết nghiên cứu đăng trên các tạp chí nêu trên, cịn có
những cơng trình nghiên cứu liên quan đến tồ hành chính đã được cơng bố. Đó
là luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Bình, ‘Thẩm quyền của tồ án nhân dân
trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính” năm 2003; Luận án đã giải quyết
về phương diện lý luận sự cần thiết và tính tất yếu phải xác định thẩm quyền
của toà án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính. Đồng thời đã xây
dựng được khái niệm thẩm quyến giải quyết khiếu kiện hành chính của tồ án,
góp phần thống nhất về mặt nhận thức cho việc nhận diên thẩm quyền về hành

chính của tồ án. Tác giả luận án, đã phân tích, đánh giá thực trạng về thẩm
quyền xét xử hành chính của tồ án nhân dân, qua đó thấy được những yếu tơ
tích cực cũng như những khó khăn, bất cập, thiếu hợp lý, thiếu chặt chẽ trong
việc xác định thẩm quyền xét xử hành chính của toà án. Đây là nguyên nhân
làm hạn chế vai trị của tồ án tham gia vào cơ chế giải quyết khiếu kiện hành
chính. Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị, những giải pháp
nhằm hoàn thiện thẩm quyền của tồ hành chính và xây dựng các văn bản luật
về thủ tục giải quyết vụ án hành chính thống nhất, đồng bộ; hồn thiện mơi
trường pháp lý tạo điều kiện và bảo đảm cho toà án nhân dân sử dụng thẩm
quyền của mình trong việc giải quyết các vụ án hành chính.
Luận văn thạc sĩ của Trần Quang Hiển, “Hoàn thiện pháp luật về tài
phán hành chính ở Việt Nam hiện nay” năm 2004. Nội dung của luận văn
bước đầu đã trình bày, đánh giá thực trạng pháp luật về tài phán hành chính,


5

qua đó thấy được những ưu điểm cũng như phát hiện những khó khăn, bất cập,
thiếu hợp lý, thiếu chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về tài phán
hành chính. Đó là, những ngun nhân hạn chế vai trị tích cực của tồ án
trong cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính, làm giảm hiệu quả hoạt động
của toà án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Luận văn cũng
đưa ra những kiến nghị, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật về tổ chức, thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính và thủ tục
tố tụng trong tài phán hành chính - Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho cơ
quan tài phán hành chính thực hiện hoạt động xét xử có hiệu lực, hiệu quả;
Sách chuyên khảo TS. Lê Bình Vọng,“Mộ/ sổ vấn đề về tài phán hành chính ở
Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994. Cơng trình nghiên cứu của
tác giả đề cập và lý giải những vấn đề lý luận về mối liên hệ giữa quản lý hành
chính và tài phán hành chính, vị trí của tài phán trong nền hành chính quốc

gia, phân biệt tài phán tư pháp và tài phán hành chính. Ngồi những nội dung
trên tác giả cịn đưa ra những ngun tắc thiết lập tồ án hành chính ở nước ta.
Một số phương án tổ chức tồ hành chính và những biện pháp cần thiết cho
việc thành lập tồ hành chính ở Việt Nam.
Đề tài khoa học cấp bộ mã số 92-98-207/ĐT hoàn thành 1993 “CV sở
khoa học của việc thiết lập hệ thống toà án hành chính ở Việt Nam” do Thanh
tra nhà nước triển khai nghiên cứu. Kết quả bước đầu của việc nghiên cứu
được thể hiện ở những nội dung sau:
Khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của tài phán hành chính
trên thế giới và hoạt động có tính chất tài phán hành chính ở nước ta từ giai
đoạn nhà nước phong kiến (bắt đầu từ nhà Lý). Giới thiệu tổ chức, hoạt động
của các cơ quan tài phán hành chính thời thuộc Pháp.
Đề tài nghiên cứu đã phân tích về trình độ phát triển kinh tế xã hội,
truyền thống pháp lý của các quốc gia trên thế giới và thơng qua đó đã phân
loại ra các loại hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính hiện nay trên thế


6

giới. Đó là mơ hình lưỡng hệ tài phán, mơ hình nhất hệ tài phán, mơ hình hỗn
hợp. Mỗi một mơ hình có một cách xác định thẩm quyền xét xử khác nhau.
Do yêu cầu của quản lý nhà nước và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh
vực hành chính nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng việc
nghiên cứu và xây dựng nền tài phán hành chính.
Thơng qua hoạt động nghiên cứu, khảo sát về các tổ chức tài phán hành
chính trên thế giới và tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia có nền tài phán
hành chính phát triển, đề tài đã đưa ra các cơ sở, căn cứ của việc tổ chức hộ
thống tồ án hành chính ở nước ta.
Về lý luận đã phân tích và đưa ra kết luận tính tất yếu khách quan của việc
thiết lập hộ thống tòa án hành chính để kiểm tra xử lý nhằm hạn chế, loại bỏ sự

lạm quyền, lộng quyền, từ chối thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cá nhân có
thẩm quyền. Tồ hành chính là một thiết chế khơng thể thiếu được trong một
xã hội dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước với công dân.
Thông qua kết quả khảo sát thực tế, điều tra xã hội học từ thập kỷ 80 trở
lại đây ờ nước ta. Đề tài đã nghiên cứu, tổng kết tình hình giải quyết khiếu nại
và đưa ra kết luận về những hạn chế, tổn tại của tình hình giải quyết khiếu nại
thời kỳ đó. Tình hình đó địi hỏi phải thành lập tồ hành chính để giải quyết
những bất cập của cơ chế giải quyết khiếu nại theo con đường hành chính.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nước ngoài xuất phát từ
điều kiện kinh tế - xã hội đặc điềm của nền hành chính quốc gia các nhà khoa
học và quản lý đã đưa ra hai phương án xây dựng toà hành chính ở nước ta:
Phương án 1: Tổ chức tồ hành chính thành tồ chun trách trong tồ án
nhân dân. Theo phương án này không tạo thêm bộ máy, đáp ứng yêu cầu tinh
giảm biên chế, làm gọn nhẹ bộ máy, khi cần tách ra thành hệ thống tồ án
hành chính độc lập. Trên cơ sở đó chuyển một bộ phận làm công tác giải
quyết khiếu tố sang làm thẩm phán hành chính.
Phương án 2: Tổ chức tồ hành chính độc lập. Phương án này tồ hành
chính đưọc tổ chức theo 3 loại hình:


7

Loại hình 1: ở trung ương thành lập tồ hành chính tối cao xét xử phúc
thẩm, cấp tỉnh thành lập tồ hành chính sơ thẩm.
Loại hình 2: Lập tồ hành chính sơ thẩm ở cấp tỉnh. Thành lập 3 hoặc 4
tồ án hành chính phúc thẩm khu vực (khu vựcl- Hà Nội; khu vực 2 - Huế, Đà
Nẵng; khu vực 3 - Thành phố Hồ Chí Minh).
Loại hình 3: Lập tồ án hành chính theo 3 cấp hành chính song song với
toà án nhân dân. Cụ thể thành lập toà án hành chính huyện xét xử sơ thẩm.
Tồ án hành chính tỉnh xét xử phúc thẩm. Tồ án hành chính tối cao xét xử

giám đốc thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Ngoài những kết quả đã đạt
được, việc nghiên cứu thực tế trong nước và tham khảo kinh nghiệm nước
ngồi về tài phán hành chính chưa tồn diện và đầy đủ đó là các nội dung về
thẩm quyền xét xử vụ án hành chính, trình tự thủ tục tố tụng chính, những
biện pháp báo đảm cho phán quyết của tồ hành chính. Đề tài mới đề xuất
được các mỏ hình tổ chức tồ án hành chính và chưa phân tích được cơ sở
khoa học của từng mơ hình, mơ hình nào phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội
ở nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất mơ hình xây dựng tồ hành chính thích hợp.
Đề tài cấp nhà nước mã số 95 - 98- 406/ĐT ‘T ơà án hành chính - những vấn
đề lí luận và thực tiễn” nghiệm thu năm 1997 với sự tham gia của Bộ tư pháp,
Học viện hành chính quốc gia, Văn phịng Chính phủ, Văn phịng Quốc hội,
Tồ án nhân dân tối cao. Quá trình nghiên cứu đề tài đã đề cập được những
vấn đề cơ bản nhất liên quan đến việc tổ chức cơ quan tài phán hành chính và
q trình xéi xử hành chính, từng bước lý giải một cách khoa học các vấn đề
đặt ra trong trong tổ chức và hoạt động của các tồ án hành chính. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thiết lập tồ án hành chính là một tất yếu của quá trình
cải cách bộ náy nhà nước. Tài phán hành chính là cơ chế dân chủ và hiệu quả
góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo ra cơ chế
kiểm sốt đtì với cơ quan hành chính. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được
những nguyìn tắc cơ bản cần qn triệt trong q trình thiết lập tồ hành


8

chính ở Việt Nam. Khẳng định tính đặc thù của xét xử hành chính qua sự phân
tích đối tượng xét xử, đặc điểm của của quá trình giải quyết vụ án hành chính
và thi hành bản án, quyết định của tồ hành chính. Việc xác định tính đặc thù
của xét xử vụ án hành chính là cơ sở quan trọng để xác định mơ hình tổ chức,
đối tượng xét xử, thẩm quyền tố tụng của tồ hành chính.
Đề tài đã phân tích được các căn cứ khoa học nhằm xác định phạm vi

thẩm quyền của tồ án hành chính. Từ sự phân tích tính tất yếu của đổi mới bộ
máy nhà nước, đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp gắn với đặc điểm nền
hành chính và thơng qua việc khảo sát các hình thức tổ chức cơ quan tài phán
hành chính trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các mơ hình tổ chức tồ
án hành chính ở nước ta sau đây: Tồ án hành chính thành một hệ thống độc
lập do Quốc hội lập ra song song với toà án nhân dân; tổ chức hệ thống tồ án
hành chính thành một hệ thống độc lập với các bộ, uỷ ban nhân dân các cấp do
thủ tướng chính phủ lãnh đạo; tồ án hành chính trong tồ án nhân dân.
Q trình nghiên cứu các đề tài trên đã giải quyết được những vấn đề cơ
bản liên quan đến tổ chức, hoạt động của tồ hành chính. Kết quả nghiên cứu
đã đưa ra được các kết luận khoa học đặt nền móng cho việc xây dựng tổ
chức, hoạt động của tồ hành chính.
Mặc dù các cơng trình nghiên cứu nêu trên ở những giác độ khác nhau đã
đề cập một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của tồ hành chính nhưng cho đến
nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, tồn diện và có
hệ thống về tổ chức và hoạt động của tồ hành chính trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Vì vậy, có thể nói luận án là cơng trình khoa
học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu về tổ chức hoạt động của toà hành chính
nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, có hộ thống những vấn đề lí
luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động của tồ hành chính, mục đích của luận
án là làm sáng tỏ cơ sở lí luận và những nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động


9

của tồ hành chính đáp ứng u cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân.
Thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:

- Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về hệ thống toà án nhân dân nói
chung và tồ hành chính nói riêng, tác giả nghiên cứu, phân tích một cách có
hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức, hoạt động của tồ hành chính.
- Phân tích vai trị, đặc điểm của tồ hành chính trong hệ thống tồ án
nhân dân, đánh giá tồn diện q trình hình thành, phát triển, thực trạng tổ
chức, hoạt động của tồ hành chính. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận cần
thiết cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động của tồ hành chính.
- Trên cơ sở quan điểm, định hướng của Đảng về đổi mới hệ thống toà án
trong chiến lược cải cách tổng thể hệ thống tư pháp, phân tích và lí giải về sự
cần thiết của việc xây dựng tồ hành chính theo mơ hình phù hợp với u cầu
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Đồng thời đề xuất những
nội dung cơ bản về đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính nhằm
Xây dựng tồ hành chính vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ
đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung liên quan trực tiếp
đến đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính đáp ứng u cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đổi mới tổ chức
hoạt động của tồ hành chính là một vấn đề rộng lớn và phức tạp liên quan
đến cả hệ thống tồ án. Vì vậy, trong phạm vi của một luận án tiến sĩ luật học
không cho phép xem xét và giải quyết hết mọi vấn đề mà luận án chỉ tập trung
nghiên cứu lí luận, thực trạng pháp luật tố tụng hành chính và thực tiễn tổ
chức, hoạt động của tồ hành chính trong hệ thống tồ án nhân dân, từ đó xác
định những nội dung cơ bản về đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính
theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.



10

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ chí Minh về nhà nước và pháp luật và những quan điểm
của Đảng về đổi mới hệ thống cơ quan tư pháp nói chung và hệ thống tồ án
nói riêng. Q trình nghiên cứu đề tài các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và
pháp luật được sử dụng làm cơ sở chính trị - pháp lí cho nội dung luận án. Các
cơng trình khoa học, quan điểm của các nhà luật học trong nước, ngồi nước,
mơ hình tổ chức, hoạt động của tồ hành chính của các quốc gia trên thế giới
cũng được tham khảo và tiếp thu có chọn lọc.
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thơng qua phương pháp này các
khái niệm, đặc điểm, quan điểm liên quan đến tổ chức hoạt động của tồ
hành chính, vị trí, vai trị của tồ hành chính... những u cầu của nhà nước
pháp quyền đối với đổi mới tổ chức hoạt động của tồ hành chính được phân
tích làm sáng tỏ. Đồng thời chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa các nội dung
đó, trên cơ sở phân tích, tổng hợp đưa ra kết luận đầy đủ, khoa học về các
vấn đề cần giải quyết trong luận án.
+ Phương pháp so sánh: Được sử dụng để tìm ra các điểm chung, điểm
khác biệt của các mơ hình tồ án hành chính của các quốc gia trên thế giới.
Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh kết quả xét xử các vụ án,
cơng tác đào tạo thẩm phán hành chính giữa các thời kỳ... Từ đó rút ra các
điểm ưu việt để kế thừa và phát huy, giúp cho việc đổi mới tồ hành chính.
+ Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển của tồ hành chính thơng qua các mốc về thời gian gắn
với các sự kiện tương ứng của các thời kỳ lich sử.
+ Phương pháp thống kế: Phương pháp này áp dụng để lập bảng biểu,
ghi chép, cập nhật số liệu về tổng số vụ án hành chính mà tồ hành chính
thụ lý, số lượng thẩm phán hành chính được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ

qua từng năm... Mục đích đánh giá kết quả cho những vấn đề cần chứng
minh từ các sự kiện đó.


11

+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được áp dụng để
tiến hành những hoạt động thăm dò, điều tra xã hội đối với cộng đồng, trên cơ
sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá về một vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án lần đầu tiên trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí luận, pháp
lí, thực tiễn của việc đổi mới, tổ chức hoạt động của tồ hành chính. Trên cơ
sở đó tác giả đưa ra những kiến nghị đổi mới tổ chức, hoạt động của tồ hành
chính phù hợp với quan điểm và định hướng của Đảng về cải cách tư pháp.
- Luận án có ý nghĩa tham khảo trực tiếp về lí luận và thực tiễn cho q
trình xây dựng tồ hành chính theo một mơ hình phù hợp điều kiện kinh tế xã
hội, nhiệm vụ phát triển của đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam XHCN.
-

Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại

các trường đại học luật và Học viện tư pháp.
7. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là cơng trình chun khảo đầu tiên trong khoa học pháp lí Việt
Nam, nghiên cứu tương đối tồn diện và hệ thống về cơ sở lí luận, thực tiễn
của tồ hành chính và những nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của tồ
hành chính trong hộ thống tồ án nhân dân hiện nay. Qua quá trình nghiên
cứu, tác giả luận án đã đưa ra được £ác điểm mới sau:
Phân tích, làm rõ những khái niệm về thẩm quyền, quyền hạn, đối tượng

xét xử, đặc điểm của hoạt động xét xử do tồ hành chính thực hiện và vị trí,
vai trị của tồ hành chính trong đời sống xã hội.
Đánh giá toàn diện và hệ thống về thực trạng tổ chức hoạt động của tồ
hành chính, những thành tựu, những hạn chế và những nguyên nhân của
những hạn chế đó.
Đề xuất mơ hình tổ chức tồ hành chính mới phù hợp với yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.


12

8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận án được
chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận đổi mới tổ chức và hoạt động của tồ hành chính đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển, thực trạng tổ chức và hoạt
động của tồ hành chính ở Việt Nam
Chương 3. Yêu cầu, quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động
của tồ hành chính theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay.


13

CHUƠNG1
C ơ SỞ L Í LU Ậ N Đ Ổ I M Ớ I T Ổ C H Ứ C VÀ H O Ạ T Đ Ộ N G
C Ủ A T O À H À N H C H ÍN H Đ Á P ỨNG Y ÊU C Ầ U XÂY DỰNG
NHÀ N Ư Ớ C P H Á P Q U Y ỀN V IỆ T N A M
1.1. TỒ HÀNH CHÍNH TRONG HỆ THỐNG TỒ ÁN NHÂN DÂN

1.1.1. Vị trí của tồ hành chính
Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tạo nên bằng ý chí chung của
nhân dân, là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ nhu cầu của xã hội. Trong tư
tưởng nhà nước pháp quyền, quyển công dân và quyền con người là giá trị của
mọi giá trị. Nhà nước phải có trách nhiệm tơn trọng và bảo vệ các quyền, lợi
ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của cơng dân. Vì vậy, một trong các vấn đề
mà các nhà nước luôn quan tâm, đó là giải quyết các tranh chấp hành chính
giữa cơ quan hành chính cơng quyền vói cơng dân. u cầu đó địi hỏi các
nhà nước phải có một cơng cụ hữu hiệu để kiểm soát hoạt động của bộ máy
quản lí và tạo điều kiện bảo đảm cho cơng dân phát huy quyền dân chủ của
mình, thơng qua quyền khiếu kiộn các quyết định hành chính, hành vi hành
chính của các cơ quan công quyền, công chức vi phạm pháp luật làm thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trước nhu cầu
cấp thiết đó, các nhà nước dân chủ đã thiết lập hệ thống các cơ quan tài phán
chuyên giải quyết các tranh chấp hành chính. Cách thức tổ chức các cơ quan
này ở các quốc gia là không giống nhau, điều này xuất phát từ điều kiện chính
trị- xã hội, điều kiện lịch sử và truyền thống pháp lí của mỗi nước. Có nước
quy định quyền xét xử các vụ án hành chính thuộc về tồ án tư pháp, điển hình
là Anh, Mỹ. Pháp, Đức và các nước châu Âu lục địa thành lập tồ hành chính
là một hệ thống độc lập với toà tư pháp để giải quyết các tranh chấp hành
chính. Một số nước thành lập phân tồ hành chính trong hệ thống tồ án tư
pháp như Trung Quốc, Xênêgan...


14

Trước đây, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ khơng chấp nhận việc
tồ án kiểm sốt hoạt động của cơ quan hành chính. Từ vài thập niên gần đây,
các quốc gia này nhận thấy sự cần thiết phải kiểm tra hoạt động của các cơ
quan hành chính bằng con đường tồ án và thẩm quyền đó được trao cho tồ

án thường giải quyết.
Sự hình thành và phát triển thiết chế tài phán hành chính của các quốc gia
trên thế giới, là do yêu cầu của xã hội dân chủ. Xây dựng một xã hội dân chủ
vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nước pháp quyền. Nói đến dân chủ là
nói đến pháp luật, pháp luật vừa là sự phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là cơng
cụ để để thực hiện dân chủ. Vì vậy, nhà nước pháp quyền cần một hệ thống
các cơ quan thi hành, bảo vệ pháp luật, bảo vệ cơng lí, tự do của cơng dân.
Tồ hành chính là một trong những cơ quan có nhiệm vụ đó và yêu cầu này
địi hỏi các quốc gia ln phải tổ chức tồ hành chính khoa học, hoạt động có
hiệu quả. Có thể nói, việc hình thành hệ thống cơ quan tài phán hành chính ở
các nước đều trải qua một q trình lịch sử, từng bước được khẳng định và
hoàn thiện. Toà hành chính trong các nhà nước hiện đại ngày nay có một vị trí
ổn định trong hệ thống tư pháp, xứng đáng với nhiệm vụ bảo vộ cá nhân công
dân khỏi sự xâm phạm từ phía cơ quan cơng quyền. Đó là một thiết chế khơng
thể thiếu được trong nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước của xã hội công dân, khẳng
định chủ quyền thuộc về nhân dân. Nhà nước luôn chú trọng bảo vệ quyền con
người, quyền công dân. Trong bộ máy nhà nước, cơ quan tư pháp có chức
năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của công
dân. Trong hoạt động tư pháp, xét xử là hoạt động trung tâm, nơi thể hiện đầy
đủ nhất nền cơng lí, biểu hiện tập trung nhất quyền tư pháp, do vậy tổ chức
hoạt động của toà án phải được quan tâm hàng đầu. Nói cách khác, khi đề cập
quyền tư pháp chủ yếu là đề cập hoạt động xét xử, một chức năng cơ bản, đặc
thù của toà án. Hiệu quả, hiệu lực của toà án trong thực tế là một trong những


15

tiêu chí để đánh giá mức độ thành cơng của xây dựng nhà nước pháp quyền.
Một xã hội phát triển địi hỏi tồ án phải được tổ chức khoa học, tạo thành một

hệ thống hoàn chỉnh để giải quyết các tranh chấp xã hội ngày càng đa dạng,
phức tạp. Trong cơ cấu quyền lực nhà nước, tồ hành chính là một bộ phận
của toà án thực hiện chức năng xét xử một hoạt động cơ bản của quyền tư
pháp, vì vậy hoạt động của tồ hành chính phải tn thủ theo nguyên tắc tổ
chức quyền lực nhà nước nói chung. Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước
quyết định vị trí của tồ hành chính trong cơ cấu quyền lực nhà nước, vì vậy
việc nghiên cứu về vị trí của tồ hành chính trước hết phải nghiên cứu trên
bình diện chung nhất về phương thức tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước
để thấy rõ vị trí của tồ án nói chung và tồ hành chính nói riêng.
Thống nhất quyền iực nhà nước là vấn đề thuộc về bản chất của nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhưng có sự phân công chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn giữa các bộ phận của quyền lực. Điều này bắt nguồn từ yêu cầu tổ
chức, thực hiện quyền lực nhà nước. Nội dung này được thể hiện trong nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, quyền lực nhà nước là thống
nhất có sự phân cơng, phối hợp hoạt động giữa những cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này đã
được thể hiện trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là trong Hiến pháp năm 1992:
"Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp" [20, Điều 2]. Sự phân công thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp được quy định trong Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thực chất là sự
phân công lao động quyền lực trong bộ máy nhà nước, một phương thức tổ
chức quyền lực của nhà nước pháp quyền với mục đích hợp lí hố tổ chức và
hoạt động của bộ máy đó, để cho mỗi một cơ quan đảm nhiệm một chức năng
cụ thể và tạo nên sức mạnh chung của bộ máy nhà nước. Có thể nói rằng, tổ
chức nhà nước ta theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có


16


sự phân công, phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước là sự
tiếp thu hợp lí hạt nhân của nguyên tắc phân quyền một trong những giá trị
của tư tưởng nhà nước pháp quyền.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là đòi hỏi khách quan của sự
phát triển đất nước. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quyền tự do,
dân chủ của con người là giá trị cao nhất. Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ và bảo
đảm thực hiện trong thực tế những quyền đó. Tồ án bộ phận trung tâm của bộ
máy tư pháp giữ vai trị chính trong việc thực hiện sứ mệnh này. Toà án là nơi
mọi người đều có quyền tự do liên hệ; trong trường hợp quyền, lợi ích của mình
bị vi phạm, mọi người đều có thể được bảo hộ và là nơi đúng sai theo pháp luật
phải được phân xử cơng minh. Tồ án là nơi thực hiện hoạt động xét xử thông
qua các thủ tục tố tụng công khai để đưa ra phán quyết cuối cùng đối với mọi
tranh chấp, trong đó có tranh chấp giữa cơ quan công quyền và công dân.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyển, vị trí của toà án ngày càng
được khẳng định và được đề cao.
Ngày nay, sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan hộ xã hội dẫn
đến yêu cầu phải chun mơn hóa hoạt động xét xử. u cầu khách quan đó
địi hỏi phải thiết lập thêm các tồ chun trách trong hệ thống toà án của nhà
nước ta. Toà hành chính được thành lập nhằm đáp ứng địi hỏi khách quan đó.
Cùng với sự phát triển khơng ngừng của xã hội là sự phát sinh ngày càng
nhiều những vấn đề tranh chấp cần sự can thiệp của toà án. Vì vậy, đối tượng
xét xử của tồ án cũng ngày càng được mở rộng, từ chỗ toà án chỉ xét xử
những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực hình sự, dân sự,
nay mở rộng ra những tranh chấp trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, hành
chính. Điều này địi hỏi trong tổ chức của hệ thống tồ án cần phải có sự điều
chỉnh phù hợp, đáp ứng yêu cầu của những thay đổi trong đời sống xã hội.
Điều đó có nghĩa là trong hệ thống tồ án cần có sự phân cơng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn để giải quyết các tranh chấp đó. Mặt khác, đời sống kinh



17

tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển địi hỏi các cơ quan hành chính
nhà nước càng phải tăng cường vai trị của mình trong hoạt động quản lí các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh, đó cơng cuộc xây dựng nhà nước pháp
quyền, q trình dân chủ hố đời sống xã hội địi hỏi Nhà nước ngày càng
phải chú trọng hơn nữa đối với các biện pháp bảo đảm cho công dân thực hiện
các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Những điều kiện đó đã làm nảy sinh
nhu cầu thay đổi cách thức giải quyết mối quan hộ phát sinh trong quá trình
thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước giữa một bên là cơ quan
công quyền với bên kia là các thể nhân, pháp nhân. Cách thức mệnh lệnh hành
chính thuần tuý cần được bổ sung bởi thủ tục tư pháp hành chính. Chính vì lí
do đó, việc thiết lập một phân toà chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giải quyết
tranh chấp giữa cơ quan công quyền với các tổ chức, cá nhân trở thành một
yêu cầu hết sức bức thiết. Do vậy, khi xây dựng Hiến pháp năm 1992, các nhà
lập pháp cũng đã trù liệu đến khả năng thành lập, bổ sung các toà án khác vào
hộ thống toà án hiện hành theo yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội. Điều
127 Hiến pháp năm 1992 quy định: ‘Tơà án nhản dân tối cao, các toà án
nhân dân địa phương các toà quân sự và các toà án khác do luật định là
những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quy
định này tạo khả năng thành lập, bổ sung các phân toà mới vào hệ thống toà
án nhân dân. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992, ngày 28/10/1995 Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX kỳ họp thứ 8 đã thơng
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tồ án nhân dân năm
1992, trong đó quy định thiết lập tồ hành chính trong cơ cấu của Tồ án nhân
dân tối cao, toà án cấp tỉnh bên cạnh toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động.
Như vậy, sự ra đời của tồ hành chính đáp ứng u cầu đổi mới của đất nước
theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền.
Sự ra đời của tồ hành chính đã đánh dấu một bước phát triển mới trong
tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp ở nước ta. Tồ hành chính

THƯ VIỄ N

£ỊW_

Ĩ Ỉ Ĩ Ư Ọ N G Đ A m n r I. Ũ Â Ĩ H À

NÒI


18

ra đời, xã hội có thêm một cơ chế mới, tăng cường đảm bảo về mặt pháp lí đối
với quyền tự do, dân chủ của công dân, phù hợp với tiến trình dân chủ hố,
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tồ hành chính là
một bộ phận của toà án nhân dân, thực hiện quyền tư pháp hành chính (xét xử
hành chính). Cùng với sự xuất hiện của tồ hành chính, quan niệm về đối
tượng xét xử của tồ án cũng có một thay đổi quan trọng. Từ quan niệm
truyền thống, toà án chỉ xét xử hành vi phạm tội của cá nhân, những hành vi vi
phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác như thương mại, dân sự, nay phạm vi
xét xử của toà án đã mở rộng sang cả lĩnh vực hành chính. Đúng như nhận
định của PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung: "Do sự phát triển của đời sống xã hội,
hoạt động của toà án ngày càng thấm sâu vào các lĩnh vực khác nhau của xã
hội. Ngồi những vụ án hình sự, dân sự mang tính truyền thống, tồ án cịn
phải giải quyết cả những vụ án liên quan đến quan hệ kinh tế, lao động, hơn
nhân gia đình, hành chính... ” [4, tr.20].
Sự mở rộng phạm vi xét xử của toà án cịn cho thấy vị trí, vai trị của tồ
án trong xã hội: "Qua hoạt động bảo vệ pháp luật, phán quyết về các vi phạm
pháp luật, toà án là phương tiện hữu hiệu đ ể tổ chức, công dân bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn ở đâu hết, hoạt động của toà án trực
tiếp liên quan đến các quyền tự do, dân chủ của công dân; qua xét xử công

khai các vụ án, công dân cố điêu kiện tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với hoạt
động của tồ án... Vì vậy, tồ án là biểu tượng của cơng lí, của việc tn thủ
pháp luật, của tính dân chủ... trong nhà nước pháp quyền "[16, tr.10]. Với
chức năng, nhiệm vụ quan trọng như vậy, toà án là nơi giải quyết hầu hết các
tranh chấp xảy ra trong xã hội. Đây cũng chính là xu hướng chung của các
quốc gia trên thế giới.
Khi đề cập vị trí của tồ án nói chung, tồ hành chính nói riêng trong
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không thể khơng nói đến tính độc lập
của thẩm phán trong hoạt động xét xử. Đời sống xã hội ngày càng phát triển,


19

nhu cầu đảm bảo quyền tự do của cá nhân ngày càng cao, thẩm quyền của
toà án ngày càng được mở rộng thì tính độc lập của thẩm phán ngày càng
phải được tăng cường. Việc bổ sung thẩm quyền cho toà án phù hợp với xu
thế phát triển của xã hội, từng bước mở rộng quyền xét xử các tranh chấp
thay cho biện pháp hành chính. Theo đó, mỗi một phân tồ trong hộ thống
tồ án có một thẩm quyền nhất định, điều này khẳng định tồ hành chính và
các phân tồ khác có vị trí tương đối độc lập với nhau. Chỉ có tồ hành
chính, với tư cách là chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng hành chính, độc lập
về phạm vi thẩm quyền, về chức năng nhiệm, vụ quyền hạn; độc lập thể hiện
ý chí của mình ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính cơng quyền, người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính. Với ý nghĩa đó, vị trí độc lập của tồ hành
chính trong nhà nước pháp quyền chỉ được tăng cường, củng cố thông qua
việc xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động phù hợp với tính chất, vai trị đặc
biệt là một bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm tra Nhà nước để duy trì trật
tự kỷ cương trong hoạt động quản lý hành chính.
Một trong những mục tiêu cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa là đảm bảo ở mức độ cao các quyền tự do của con ngưịi, cơng dân. Vì
vậy, nhà nước không những cần ghi nhận các quyền tự do của con người và
của công dân trong Hiến pháp và pháp luật, mà cịn phải xây dựng và hồn
thiện cơ chế đảm bảo cho các quyền tự do đó được thực hiện trong thực tế.
Đặc trưng này của nhà nước pháp quyền đặt tồ hành chính vào một vị thế đặc
biệt quan trọng, trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền
làm chủ của cơng dân, vì vậy ln được quan tâm đổi mới và kiện tồn.
Bên cạnh đó, Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay cịn phải khác
hoàn toàn so với nhà nước của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây
trong việc giải quyết những tranh chấp giữa cơ quan công quyền với cá nhân
cơng dân. Sự khác biệt đó thể hiện ở việc tăng cường chất lượng hoạt động xét


20

xử của tồ án, trong đó có chất lượng xét xử vụ án hành chính. Điều này cho
thấy: “Việc chuyển sang nhà nước pháp quyền mặc dù mới bắt đầu, cũng đã
cho thấy rõ là hồn tồn khơng thể chấp nhận phương pháp giải quyết các
vấn đề xã hội bằng mệnh lệnh... và không được quay trở lại những phương
pháp đó ”[24. tr.2]. Trên tinh thần đó, tất cả những tranh chấp giữa cơ quan
cơng quyền, những người có chức vụ trong cơ quan đó với cơng dân, cá nhân,
tổ chức cần phải được giải quyết bằng phán quyết của tồ hành chính. Như
vậy, chính các tiêu chí của nhà nước pháp quyền trực tiếp yêu cầu, đòi hỏi tiếp
tục đổi mới về mặt tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tồ
hành chính. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở
đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước đang đặt ra hàng loạt các vấn đề lớn
về nhận thức lí luận và thực tiễn. Đó là những vấn đề về tổ chức thực hiện
quyền lực, vị trí, vai trị của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Cần có
những thiết chế nào để kiểm sốt hoạt động của các cơ quan cơng quyền bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của cơng dân, cá nhân. Đồng thời phải tính đến q

trình hội nhập quốc tế. Tình hình đó địi hỏi phải nghiên cứu, xem xét, đánh
giá vị trí của tồ hành chính, từ đó rút ra những nội dung cần đổi mới. Việc
thiết lập tồ hành chính trong hộ thống toà án nhân dân và hiệu quả của hoạt
động xét xử các vụ án hành chính đã bước đầu khẳng định được vị trí của tồ
hành chính. Tuy nhiên, trong thực tế cách tổ chức tồ hành chính hiện nay vẫn
bộc lộ những bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi của đời sống kinh tế- xã hội.
Việc xác định vị trí, vai trị, chức năng, quyền hạn của tồ hành chính có
nhiều điểm chưa khoa học, vẫn chậm triển khai mơ hình tổ chức tồ hành
chính phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên
cứu để tìm phương án hồn thiện tổ chức, hoạt động của tồ hành chính là một
u cầu thời sự của tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
1.1.2. Vai trị của tồ hành chính
Xây dựng tồ hành chính với chức năng xét xử các vụ án hành chính là


×