Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

nGHIêN cứu mô hìNH kHUYếN kHíCH cHIA sẻ dữ liệu từ cộNG ĐồNG, áp dụNG vào bài toán pHòNG cHốNG ùn tắc gIAO tHôNG tại tp hCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

NGUYỄN NGỌC NAM

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH KHUYẾN KHÍCH
CHIA SẺ DỮ LIỆU TỪ CỘNG ĐỒNG,
ÁP DỤNG VÀO BÀI TỐN PHỊNG CHỐNG ÙN
TẮC GIAO THƠNG TẠI Tp. HCM

Ngành: Hệ Thống Thơng Tin Quản lý
Mã số: 60.34.04.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

NGUYỄN NGỌC NAM

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH KHUYẾN KHÍCH
CHIA SẺ DỮ LIỆU TỪ CỘNG ĐỒNG,
ÁP DỤNG VÀO BÀI TỐN PHỊNG CHỐNG ÙN
TẮC GIAO THÔNG TẠI Tp. HCM


Incentive Models for Data Crowdsourcing, Applied to Traffic
Congestion Elimination in Ho Chi Minh City.

Ngành: Hệ Thống Thông Tin Quản lý
Mã số: 60.34.04.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Minh Quang.
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS Trần Công Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Lê Lam Sơn
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
27 tháng 12 năm 2018.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1 PGS TS. Đặng Trần Khánh
2 PGS TS Đặng Thanh Bình
3 PGS TS Trần Công Hùng
4 TS Lê Lam Sơn
5 TS Phan Trọng Nhân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TRƯỞNG KHOA KH&KTMT


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Nam

MSHV: 1670927

Ngày, tháng, năm sinh: 20/07/1987

Nơi sinh: Quảng Bình

Ngành: Hệ thống thơng tin quản lý

Mã số: 60.34.04.05

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH KHUYẾN KHÍCH CHIA SẺ DỮ LIỆU
TỪ CỘNG ĐỒNG, ÁP DỤNG VÀO BÀI TỐN PHỊNG CHỐNG ÙN TẮC GIAO
THƠNG TẠI Tp. HCM.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nghiên cứu về mơ hình khuyến khích hành vi chia sẻ dữ liệu từ cộng đồng trên nền

tảng ứng dụng lý thuyết trò chơi. Tiến hành thu thập dữ liệu thực tế của các đối tượng
đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Tp. HCM để đánh giá sự phù hợp của mơ
hình và đề xuất các cơ chế thúc đẩy hành vi chia sẻ dữ liệu trong cộng đồng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/08/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/12/2018
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Trần Minh Quang
Tp. HCM, ngày… tháng 01 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. Trần Minh Quang
TRƯỞNG KHOA KH & KTMT
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi đến thầy TS. Trần Minh Quang
lời cám ơn chân thành, thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tơi thực hiện hồn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cơ Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy Tính,
những người thầy, người cơ đã hết lịng truyền dạy cho tơi những kiến thức trong suốt
thời gian được học tập và nghiên cứu dưới ngơi trường Bách Khoa Hồ Chí Minh.
Và tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã ln động
viên và khuyến khích tơi trong tồn bộ q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2018

Nguyễn Ngọc Nam


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng lý thuyết trò chơi để khám phá nền tảng các
yếu tố thúc đẩy hành vi chia sẻ dữ liệu từ cộng đồng và đề xuất cơ chế khuyến khích
chia sẻ dữ liệu cộng đồng.
Nghiên cứu đề xuất 6 yếu tố khuyến khích chia sẻ dữ liệu cộng đồng bao gồm: giá trị
về thông tin, giá trị tương tác xã hội, chi phí duy trì, cơ chế phạt với hành vi không
trung thực, phần thưởng vật chất và chính sách an tồn thơng tin.
Dữ liệu được thu thập từ cộng đồng cư dân đang sinh sống hoặc làm việc trên địa bàn
Tp. HCM với tổng số mẫu khảo sát hợp lệ thu thập được là 503 mẫu. Dựa vào dữ liệu
khảo sát thực tế, nghiên cứu tiến hành đánh giá sự phù hợp của mơ hình khuyến khích
chia sẻ dữ liệu từ cộng đồng.
Kết quả của nghiên cứu hỗ trợ sự phát triển của các hệ thống sử dụng nguồn lực từ
cộng đồng nhằm ứng dụng giảm thiểu ùn tắc giao thơng của Tp. HCM.
Từ khóa: lý thuyết trị chơi, khuyến khích chia sẻ dữ liệu cộng đồng, giảm thiểu ùn tắt
giao thông.


ABSTRACT
The purpose of this thesis is to detect factors which affect the data sharing decision of
netizen and suggest to the mechanism for incentive sharing data crowdsourcing.
This thesis proposes 6 factors of incentive model for data crowdsourcing including
information value, social correlation, access cost, penalties policies, outside reward,
and information security policies.
Data is collected through questionnaires. We have collected 503 questionnaires in Ho
Chi Minh city. Base on this data, this research has analyzed suitable of incentive
model for data crowdsourcing.
Results of this thesis have supported for the development of systems using data

crowdsourcing for eliminating traffic congestion issues in Ho Chi Minh city.

Keyword: game theory, incentive sharing crowdsourcing model, traffic congestion
elimination.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học tôi đã tự thực hiện. Dữ liệu
được sử dụng trong tồn bộ q trình phân tích của luận văn có nguồn gốc rõ ràng và
minh bạch, được công bố theo đúng quy định và đạo đức nghiên cứu khoa học. Các
kết quả đạt được của nghiên cứu trong luận văn này, tôi đã tự thực hiện một cách
trung thực và khách quan. Kết quả luận văn được công bố lần đầu tiên trong bản báo
cáo này và chưa từng được cơng bố trước đó.
Học viên
Nguyễn Ngọc Nam


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 9

1.2

Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 10

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 10


1.4

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 10

1.4.1

Ý nghĩa khoa học....................................................................................... 10

1.4.2

Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 10

CHƯƠNG II: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT
2. 1 Internet và IoT ................................................................................................. 12
2. 2 Mơ hình nguồn lực cộng đồng ......................................................................... 13
2. 3 Lý thuyết trò chơi ............................................................................................ 15
2. 5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 16
2. 6 Nội dung của luận văn ..................................................................................... 18
CHƯƠNG III: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
3.1

Hiện trạng giao thơng của thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 19

3.1.1

Tổng quan tình hình giao thơng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..... 19

3.1.2


Thống kê các thiệt hại ............................................................................... 19

3.1.3

Nguyên nhân về tình trạng ùn tắc .............................................................. 20

3. 2 Các giải pháp hiện tại ...................................................................................... 20
3. 3 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan .......................................................... 22
3.3.1

Các hệ thống ứng dụng về nguồn lực cộng đồng ...................................... 22

3.3.2

Nghiên cứu mô hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu tại Việt Nam ............. 23

3.3.3

Ứng dụng nguồn lực cộng đồng trong phát triển sản phẩm ...................... 24

3.3.4

Lý thuyết trò chơi và cơ chế khuyến khích hành vi của cộng đồng .......... 26

CHƯƠNG IV: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ QUYẾT ĐỊNH CHIA SẺ DỮ LIỆU
3.1

Bài toán chia sẻ dữ liệu ................................................................................... 32

4.2


Điều kiện của bài toán ..................................................................................... 34


4.2.1

Các giả định của trò chơi ........................................................................... 34

4.2.2

Đối tượng của trị chơi chia sẻ thơng tin giao thơng.................................. 34

4.2.3

Quy tắc của trò chơi .................................................................................. 35

4.2.4

Các chiến thuật của người chơi ................................................................. 35

4.3

Tính tốn các chiến lược của người chơi......................................................... 36

4.4

Bài tốn với hai người chơi ............................................................................. 42

4.5


Mơ hình tổng qt với n người chơi ................................................................ 47

4.6

Mơ hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu đề xuất của nghiên cứu....................... 50

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ HIỆU CHỈNH MƠ HÌNH
5.1

Mơ tả mẫu khảo sát.......................................................................................... 53

5.2

Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA............................... 56

5.3

Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ........................................................ 60

5.4

Mơ hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu cộng đồng ........................................... 64

CHƯƠNG VI: TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU
6.1

Kết quả đạt được .............................................................................................. 67

6.2


Giới hạn của nghiên cứu .................................................................................. 68

6.3

Đề xuất cơ chế khuyến khích chia sẻ dữ liệu cộng đồng ................................ 69

6.4

Đề xuất hướng mở rộng ................................................................................... 70

CHƯƠNG VII : TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG VIII: PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................. 73
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................ 73
PHỤ LỤC 3: DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................... 73
PHỤ LỤC 4: CÂU HỎI KHẢO SÁT....................................................................... 74
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ THỐNG KÊ DỮ LIỆU CỦA NGHIÊN CỨU ................. 78
PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA ................ 81
PHỤ LỤC 7: MÃ SỐ CỦA CÁC BIẾN QUAN SÁT.............................................. 86


CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Tp. HCM là thành phố được đánh giá là
một trong những thành phố năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á và là
trung tâm kinh tế của Việt Nam [1]. Dữ liệu công bố năm 2016 của tổng cục
thống kê về dân số, trên địa bàn Tp. HCM là 8.297.500 người với mật độ

4.025/km2, điều đó cho thấy những áp lực rất lớn lên khả năng đáp ứng của hạ
tầng giao thông của Tp. HCM [3]. Báo cáo của sở GTVT năm 2016, trên địa bàn
thành phố có tổng số lượng phương tiện là hơn 7,6 triệu chiếc, phương tiện chính
là xe mơ tô và gắn máy với tỷ lệ hơn 90% [2].
Theo kế hoạch thành phố đã quy hoạch xây dựng 6 tuyến BRT, 2 tuyến monorail,
8 tuyến MRT [1]. Tuy nhiên, thực tế hiện tại tính đến quý 3 năm 2018, tuyến
metro số 1 vẫn chưa được thực hiện hoàn thành và các dự án khác vẫn cần kêu
gọi vốn đầy tư [2]. Hiện nay, thành phố đã khởi công 2 tuyến metro số 1 và số 2,
đối với 3 tuyến đường sắt hạng nhẹ thì mới chỉ chọn được 1 nhà đầu tư. Đối với
tuyến đường sắt hạng nhẹ (monorail) số 2 dự kiến cần mức đầu tư 127 triệu USD,
đối với tuyến đường sắt hạng nhẹ (monorail) số 3 thành phố dự kiến cần khoản
329 triệu USD [2]. Với các tuyến metro từ số 4 đến số 6, dự kiến thành phố cần
khoản đầu tư hơn 6 tỷ USD. Đồng thời các hạng mục về cầu đường, hệ thống
đường vành đai cũng là những dự án mà thành phố đặt trọng tâm thực hiện [2].
Tuy nhiên, thực tế việc thiếu vốn nên các dự án vẫn chưa thực sự tạo được hiệu
quả như mong muốn. Các báo cáo về tình hình giao thơng trên địa bàn thành phố
từ sở GTVT cho thấy vấn đề về ùn tắc, tai nạn, kẹt xe, mật độ lưu lượng cao trên
địa bàn thành phố không giảm như mong đợi.
Với hiện trạng thực tế tại thời điểm hiện tại về giao thông trên địa bàn Tp. HCM
và ứng dụng sự phát triển của nền tảng công nghệ cho việc kết nối tương tác cộng
đồng để thực hiện chia sẻ thông tin là nhu cầu thực tiễn và giàu tiềm năng để giải
quyết các bài tốn trong thực tế. Thơng qua ứng dụng nền tảng lý thuyết trị chơi,
nghiên cứu này tiến hành phân tích giá trị nhận được (payoff) cho hành động chia
9


sẻ hoặc không chia sẻ thông tin của người chơi. Từ đó, xây dựng các cơ chế
khuyến khích sự tham gia chia sẻ thông tin của các cá nhân trong cộng đồng.
Do đó tơi chọn đề tài “Mơ hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu từ cộng đồng” và
áp dụng vào bài tốn chia sẻ thơng tin giao thơng để tiến hành nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu

1.2

Nghiên cứu thực hiện phân tích và xác định các vấn đề cụ thể bao gồm:
-

Nền tảng các yếu tố khuyến khích hành động chia sẻ thông tin giao thông
của các thành viên trong cộng đồng.

-

Xác định các chiến lược lựa chọn của người chơi và phân tích giá trị nhận
được của người chơi.

-

Đề xuất cơ chế khuyến khích chia sẻ với các hệ thống có sử dụng nguồn
lực cộng đồng.

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ hoặc không chia sẻ thông tin giao thông
của người sử dụng trong cộng đồng. Nghiên cứu này thực hiện trên bài tốn chia
sẻ thơng tin giao thơng trên địa bàn Tp. HCM.
1.4

Ý nghĩa của đề tài


1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu hướng đến việc phân tích các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ
hoặc không chia sẻ thông tin giao thông của các thành viên trong cộng đồng trên
nền tảng lý thuyết trò chơi. Kết quả thực nghiệm xác định mức độ phù hợp của
mơ hình và khả năng ứng dụng trong thực tế.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu thực hiện để làm nền tảng hỗ trợ các ứng dụng kết nối cộng đồng
hoặc kênh thông tin giao thơng nhằm khuyến khích hành vi tương tác chia sẻ
thông tin của các thành viên trong cộng đồng.

10


Kết quả nghiên cứu là các cơ chế đề xuất để khuyến khích sự tham gia chia sẻ
thơng tin từ cộng đồng nhằm hỗ trợ việc giải quyết các bài toán trong thực tế như
chia sẻ dữ liệu tri thức doanh nghiệp, chia sẻ thông tin ngập lụt, chia sẻ thông tin
y tế, chia sẻ các dịch vụ cộng đồng …

11


CHƯƠNG II: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT
2. 1

Internet và IoT

Nội dung tiền thân đầu tiên của Internet được ghi nhận lần đầu tiên với ghi chú
của J.C.R. Licklider tại MIT trong tháng 08 năm 1962 với tên gọi là “Galactic
Network”. Năm 1966, Roberts đến với nghiên cứu “DARPA” và thực hiện các

phát triển hệ thống mạng lưới máy tính với tên gọi là “ARPANET”. Nó nhanh
chóng phát triển và được gọi tên lần đầu tiên là “Internet” vào năm 1974 [16].
Năm 1991, phát minh bởi Tim Berners Lee thuộc viện nghiên cứu nguyên tử châu
âu thì sự ra đời của mạng lưới thơng tin tồn cầu (world wide web) làm nền tảng
Internet bùng nổ và phát triển nhanh chóng [16]. Sự thuận tiện trong việc truy cập
thơng tin góp phần to lớn thúc đẩy kết nối và tương tác trong cuộc sống con
người. Năm 2000, công nghệ web 2.0 ra đời mang lại bước tiến mạnh mẽ và trở
thành phần quan trọng trong cuộc sống của con người.
IoT được định nghĩa là một nền tảng mạng lưới động với khả năng cấu hình và
dựa trên các tiêu chuẩn liên kết giữa các thiết bị vật lý và các thiết bị ảo được xác
thực để hình thành nên mạng lưới giao tiếp và xử lý thơng tin [13]. IoT có ưu
điểm sử dụng tài nguyên được cung cấp một cách nhanh chóng và linh hoạt, sử
dụng các thiết bị kết nối tùy thuộc vào mức độ và nhu cầu vận hành của hệ thống.
Bên cạnh đó, một ưu điểm nổi bật là việc kết nối khơng phụ thuộc vào vị trí cũng
như khả năng truy cập hệ thống của các thiết bị. Điều đó làm cho nền tảng IoT
được phát triển nhanh chóng và ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực
tế [13].
Các thách thức cụ thể của công nghệ IoT về các vấn đề phát triển công nghệ, giá
trị mơ hình triển khai và khả năng thực thi hệ thống có thể chỉ ra như yêu cầu bảo
mật, xác thực tích hợp, các điều kiện nền tảng cho hệ sinh thái, sự sắp xếp và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên… Cơ quan nghiên cứu Châu Âu (IERC) có báo
cáo cụ thể với những nội dung sau [13].

12


➢ Việc giải quyết rào cản về kỹ thuật: Đối với các ứng dụng phần mềm có
sự tham gia và kết nối của một số lượng lớn các thiết bị. Điều đó địi hỏi
một q trình xử lý tự động của máy móc nhiều hơn việc quản lý trực tiếp
bởi người dùng.

➢ Khai thác tiềm năng của sự tương tác: Các giải pháp này tập trung vào
việc sử dụng nền tảng điện toán đám mây, phương thức tiếp cận đối với dữ
liệu lớn hoặc việc phân chia băng thông đến các kết nối trong hệ thống.
➢ Xác thực các kết nối: Nó có nghĩa là các hệ thống sẽ tự giao tiếp thông
qua các nền tảng đã được thiết lập. Một ví dụ cụ thể là sự tương tác giữa
các phương tiện giao thông (car - to - car) bằng các giao tiếp tự động để
phục vụ các yêu cầu an toàn.
➢ Thúc đẩy các cải tiến nền tảng: Bao gồm: sensor, thiết bị di động
(mobile) và các thiết bị thơng minh. Nhiều nghiên cứu phân tích và dự
đốn xu hướng phát triển hạ tầng cơng nghệ để từ đó thay đổi việc xây
dựng và ứng dụng trong thực tế.
➢ Sự hiệu quả thông qua các tương tác chéo: Điều này có nghĩa là hiệu
quả của các hệ thống cơng nghệ sử dụng trên nhiều môi trường và lĩnh vực
khác nhau. Một minh họa cụ thể là “smart home” và “smart city”, trong đó
tất cả những thành phần có thể tương tác để tạo ra một môi trường lớn hơn.
Theo cơ quan nghiên cứu Châu Âu (IERC), góc nhìn theo chức năng của các hệ
thống ứng dụng IoT trong thực tế bao gồm các thành phần sau [13].
➢ Thành phần tương tác với thiết bị: Việc kết nối và tương tác giữa các
thiết bị khác thông qua mạng không dây.
➢ Thành phần giao diện hệ thống: Là sự thể hiện trực quan của thơng tin
trong hệ thống.
2. 2

Mơ hình nguồn lực cộng đồng

Cộng đồng được được hình thành từ những động cơ tự nhiên và các động cơ có
chủ đích trong q trình vận động của xã hội lồi người. Theo thời gian, mỗi cộng
đồng tạo ra các tập quán, hành vi và nền văn hóa đặc trưng riêng biệt. Từ thời
điểm hình thành của Internet, hệ quả đã tạo ra các cộng đồng ảo với nền tảng
13



tương tác dựa trên sự phát triển và ứng dụng cơng nghệ. Ví dụ về các cộng đồng
này như cộng đồng nhóm tin tức, truyền thơng, mạng xã hội… [10].
Năm 1997, Hagel và Armstrong đã đưa ra tầm quan trọng của cộng đồng ảo trong
kinh tế và xã hội hiện tại, ở đó nguồn thơng tin được chia sẻ giữa các thành viên
và tạo ra mạng lưới truyền thông hiệu quả [10].
Năm 2000, Nickols xác định các vai trị chính trong một cộng đồng bao gồm: nhà
bảo trợ, thành viên hỗ trợ, lãnh đạo, các trung tâm thông tin và thành viên tham
gia. Ngoài ra cũng tồn tại những vai trò phát sinh khác như quản trị thành viên,
điều phối, phân tích viên [10]. Sự chia sẻ thơng tin trong cộng đồng cũng gặp
những vấn đề mà cộng đồng đó cần giải quyết bao gồm sự khác biệt về văn hóa,
sự đáng tin cậy của nội dung, sự tương tác chia sẻ thơng tin hoặc các mục đích cá
nhân khác nhau [10].
Sự phát triển của công nghệ web 2.0 đã tạo ra nhiều những cơ hội cho việc xây
dựng các mơ hình sử dụng nguồn lực cộng đồng vào giải quyết các vấn đề phát
sinh trong thực tế. Trong cuốn sách “Why the Power of the Crowd is Driving the
Future of Business” xuất bản năm 2009, Jeff Howe mô tả “Crowdsourcing” là
“hành động mang một công việc thường được đảm nhiệm bởi một đối tượng cụ
thể (ví dụ : nhân viên công ty) gán cho một tập hợp đám đông bất kỳ (cộng đồng)
thơng qua hình thức kêu gọi trên Internet” [15].
Hiện nay, mơ hình nguồn lực cộng đồng tạo ra bước phát triển mới nhằm khai
thác các nguồn lực đơng đảo và có sẵn để giải quyết các bài tốn trong thực tế
hoặc phục vụ nghiên cứu. Mơ hình này được phân chia thành bốn loại bao gồm:
mơ hình chỉ định những công việc đơn giản (hay được gọi là “Crowdsourcing
micro task”), mơ hình để nhận sự hỗ trợ từ những phần việc đã được chia nhỏ từ
các nghiệp vụ phức tạp (hay được gọi là “Crowdsourcing macro task”), mơ hình
sử dụng nguồn lực cá nhân thơng qua yếu tố cạnh tranh giữa các cá nhân (hay
được gọi là “Crowdsourcing contest”) và mơ hình tiếp nhận các ý tưởng đề xuất
để giải quyết các vấn đề trong thực tế (hay được gọi là “Crowdsourcing idea”)

[15].

14


2. 3

Lý thuyết trò chơi

Năm 1938, Antonie Augustin Cournot đưa ta “Nghiên cứu về định luật toán học
và lý thuyết tài sản” để hình thành nên cơ sở lý luận biện chứng của lý thuyết trò
trơi [14].
Năm 1944, John Von Neumanm và Oskar Morgensterm xuất bản cuốn sách “Lý
thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế” [14]. Cuốn sách này đã đưa nền tảng và
ứng dụng của lý thuyết trò chơi nhận được sự thừa nhận trong nhiều lĩnh vực của
cuộc sống.
Năm 1950, bản thảo luận đầu tiên về bài toán “thế lưỡng nan của người tù” xuất
hiện. Cũng trong năm 1950, John Nash đã phát triển các lý thuyết và đưa ra khái
niệm cân bằng trong trò chơi, cân bằng này được gọi thông qua cái tên “cân bằng
Nash” (Nash equilibrium) [5]. Từ nền tảng đó, hàng loạt các nghiên cứu và ứng
dụng lý thuyết trò chơi được thực hiện. Các khái niệm nền tảng của lý thuyết trò
chơi về người chơi, phạm vi, chiến thuật được định hình thơng qua việc nghiên
cứu và bổ sung từ những ứng dụng trong thực tế. Đối với điều kiện tối ưu theo
các loại hình của trị chơi trong lý thuyết trị chơi được phát triển thêm bởi cơng
lao của nhiều nhà khoa học như Shapley [7].
Năm 1965, Reinhard Selten đưa ra khái niệm các cân bằng lý tưởng của trò chơi
[12]. Năm 1967, John Harsanyi phát triển khái niệm thông tin hoàn hảo và cân
bằng Bayesian [12].
Cân bằng Nash (Nash equilibrium) là một khái niệm của lý thuyết trò chơi (Game
Theory) được John Nash đưa ra trong mơ hình trị chơi với sự tham gia của n

người chơi [7]. Cân bằng Nash xác định, trong trò chơi n người chơi nếu có tồn
tại một tập hợp các chiến lược với đặc tính là khơng một người chơi nào có thể
gia tăng lợi ích bằng cách thay đổi chiến lược hiện tại của mình khi những người
chơi khác khơng thay đổi chiến lược [7].
Những đóng góp đó tạo ra nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng lý thuyết trò
chơi để giải thích các hành vi duy lý, phân tích các mâu thuẫn nội tại và dự đoán
hành vi của người chơi trong thực tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, chính
trị, xã hội, khoa học máy tính...
15


Lý thuyết trò chơi lý giải các mối liên hệ thúc đẩy động cơ với sự lựa chọn mang
lại lợi ích cá nhân hay lựa chọn theo lợi ích tập thể trong các quyết định liên quan
đến hành vi trong cộng đồng.
2. 5

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, lý thuyết trò chơi là nền tảng cho tất cả các nội dung phân
tích và lý giải sự lựa chọn các hành vi dựa trên giá trị nhận được (payoff) của
người chơi thông qua việc chia sẻ thông tin cho cộng đồng.
Nghiên cứu phân tích bài tốn chia sẻ dữ liệu cộng đồng trên nền tảng lý thuyết
trò chơi để xây dưng mơ hình đề xuất các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ dữ
liệu của người chơi cho cộng đồng.
Nghiên cứu thực hiện việc khảo sát và kiểm định kết quả thực tế nhằm đánh giá
mức độ phù hợp và khả năng ứng dụng vào thực tế. Đối tượng được khảo sát là
các cư dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Tp. HCM.
Các bước tiến hành của nghiên cứu bao gồm:
➢ Phân tích nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
➢ Xây dựng và phân tích bài tốn trên nền tảng lý thuyết trị chơi

➢ Đề xuất mơ hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu cộng đồng
➢ Xác định thang đo để kiểm nghiệm mơ hình và thu thập dữ liệu khảo sát
➢ Phân tích số liệu và đánh giá mơ hình
➢ Đề xuất cơ chế khuyến khích chia sẻ dữ liệu và định hướng mở rộng của
đề tài
Đối với việc phân tích dữ liệu, mẫu dữ liệu sau khi được thu thập và tổng hợp sẽ
được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS của IBM [11].
Năm 2007, Tabachinick & Fidell [6] đề xuất nền tảng về kích thước của mẫu
phân tích tối thiểu phải thỏa mãn công thức n = 50 + 8p, trong đó n là số lượng dữ
liệu mẫu thu thập và p là số biến độc lập của mơ hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Trong nghiên cứu này, nội dung khảo sát bao gồm 5 biến quan sát về yếu tố chất
lượng thông tin, 6 biến quan sát về yếu tố tương tác xã hội, 3 biến quan sát về yếu
tố phần thưởng, 3 biến quan sát về yếu tố phần phạt, 4 biến quan sát về yếu tố chi
16


phí, 4 biến quan sát về yếu tố chính sách bảo mật thơng tin. Do đó, u cầu số
lượng mẫu tối thiểu cần có trong luận văn này là 250 mẫu.
Các giá trị của các biến tác động đến hành vi chia sẻ dữ liệu trong mơ hình đề
xuất được đánh giá thông qua thang đo Likert với các giá trị tăng dần từ 1 đến 5.
Trong đó, 1 = hồn tồn khơng đồng ý, 2 = khơng đồng ý, 3 = không ý kiến, 4 =
đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý.
Trong nghiên cứu định lượng, các thang đo được sử dụng để đo lường các đặc
tính của sự vật mà các nhà nghiên cứu có thể phân tích được. Hệ số “Cronbach’s
Alpha” được sử dụng để kiểm định sự tin cậy của thang đo cho biến quan sát và
để tính “Cronbach’s Alpha” cho một thang đo thì thang đo phải có ít nhất ba biến
đo lường [11]. Một ví dụ minh họa là việc đánh giá sự tác động của yếu tố chất
lượng thông tin lên hành vi chia sẻ dữ liệu của người chơi cần có tối thiểu 3 biến
quan sát, mỗi biến quan sát này sẽ xác định một khía cạnh nhìn nhận của người
chơi đối với vai trị của chất lượng thơng tin trong hệ thống.

Năm 1994, Nunnally và Bernstein cho rằng khi một biến đo lường có hệ số tương
quan biến - tổng hiệu chỉnh ≥ 0.30 thì biến đó đạt u cầu và trong đó thang đo có
Cronbach alpha ≥ 0.60 là thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy [11]. Năm
1990, DeVellis cho rằng chỉ số Cronbach alpha nên từ 0.70 trở lên, song giá trị tối
thiểu để thước đo có thể sử dụng được là 0.63 [11].
Hiện nay đa số các kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí uy tín đều
dựa theo quan điểm của Nunnally & Bernstein công bố năm 1994 với chỉ số
Cronbach alpha ≥ 0.60 là thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy [11].
Việc khám phá nhân tố sẽ được kiểm nghiệm thông qua các kiểm định Bartlett và
KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) [11]. Kết quả tiến hành phân tích hồi quy đa biến
sẽ xác định mức độ tác động của các yếu tố lên hành vi của người chơi và sự phù
hợp của mơ hình khi áp dụng vào thực tế.
Một ví dụ minh họa là hành vi chia sẻ thông tin giao thông của người chơi có thể
bị tác động bởi yếu tố về giá trị tương tác xã hội mà người chơi nhận được. Điều
đó có nghĩa, đối với những người chơi có xu hướng thực hiện các chia sẻ dữ liệu
cho cộng đồng thì sẽ có nguyện vọng nhận được sự tương tác hoặc giới thiệu đến
17


các thành viên khác trong cộng đồng. Nghiên cứu này có mục tiêu xác định các
yếu tố có sự tác động thúc đẩy người chơi chia sẻ thông tin giao thông cho cộng
đồng.
2. 6

Nội dung của luận văn

Luận văn được chia thành 6 phần bao gồm:
➢ Chương I mở đầu: Tổng quan về lý do thực hiện đề tài.
➢ Chương II nền tảng lý thuyết: Tổng hợp nền tảng lý thuyết và phương
pháp phân tích dữ liệu.

➢ Chương III các nghiên cứu liên quan: Tổng hợp và đánh giá các nghiên
cứu để xây dựng cơ sở lý thuyết và kế thừa các nền tảng.
➢ Chương IV phân tích bài tốn: Xây dựng bài tốn chia sẻ thơng tin và đề
xuất mơ hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu cộng đồng.
➢ Chương V phân tích dữ liệu: Thu thập dữ liệu khảo sát và phân tích định
lượng mơ hình đề xuất của nghiên cứu.
➢ Chương VI tổng kết: Đề xuất các cơ chế khuyến khích chia sẻ dữ liệu từ
cộng đồng và hướng mở rộng của đề tài.
➢ Phần phụ lục: Nội dung khác bao gồm: danh mục hình ảnh, danh mục
bảng biểu, danh mục từ viết tắt, nội dung bảng khảo sát, kết quả phân tích
dữ liệu khảo sát.

18


CHƯƠNG III: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
3.1

Hiện trạng giao thông của thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1 Tổng quan tình hình giao thơng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Theo thống kê chính thức từ trung tâm dự báo và nghiên cứu đơ thị (PADDI) thì
cấu trúc phân bổ lượng phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn Tp. HCM
chủ yếu là xe gắn máy hai bánh [1]. Nghiên cứu về thực trạng giao thông của
PADDI công bố: “năm 2012 trên địa bàn Tp. HCM có khoản 6 triệu xe gắn máy
và chiếm 87% lưu lượng giao thông” [1]. Báo cáo từ sở giao thông vận tải
(GTVT) năm 2016 thành phố có tổng số lượng phương tiện là hơn 7,6 triệu chiếc.
Trong đó phương tiện chính là xe mơ tô và gắn máy với tỷ lệ hơn 90% [2].
Sự phát triển kinh tế tạo ra hệ quả là sự gia tăng nhanh chóng số lượng dân số
trên địa bàn Tp. HCM và dẫn đến khả năng đáp ứng không kịp của hạ tầng giao

thơng. Ngun nhân đó tạo ra sự ùn tắc về giao thông hiện nay trên địa bàn Tp.
HCM.
3.1.2 Thống kê các thiệt hại
Tính từ năm 2013 – 2015, mỗi năm Tp. HCM cần khoản 5% GDP để thực hiện
đầu tư cho hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, đối với giai đoạn 2016 – 2020 thì mỗi
năm Tp. HCM cần 11% GDP để đầu tư cho hạ tầng giao thơng [1].
Báo cáo chính thức về số liệu đầu tư thực tế của Tp. HCM cho thấy: từ năm 2010
đến 2012 thành phố chỉ có 1% từ GDP để đầu tư cho hạ tầng giao thông. Khả
năng của Tp. HCM là không đủ để đáp ứng mức độ ước tính 5% GDP trong giai
đoạn 2013 – 2015.
Năm 2014 thành phố chỉ thực sự đáp ứng được 5% nhu cầu tài chính cho các dự
án về giao thơng, mặc dù phần tài chính đó chiếm 30% ngân sách của thành phố.
Và thực tế từ công bố của sở GTVT trong năm 2016, tồn thành phố có 24 điểm
kẹt xe thường xuyên [4]. Tuy nhiên, năm 2017 toàn thành phố có 37 điểm kẹt xe
thường xuyên và chỉ giải quyết được 18 điểm kẹt xe, các điểm đen về kẹt xe hay
ùn tắc thì vẫn phải đợi các cơng trình đang thi cơng thực hiện hồn tất [2].
19


Trong năm 2017, ngân sách của thành phố đã thực chi gần 14,000 tỉ VND để giải
quyết vấn đề về giao thông và ngập lụt, nhưng kết quả báo cáo chính thức cho
thấy tình trạng ùn tắc và ngập nước vẫn không giải quyết được [4].
Kế hoạch được công bố trên các trang thơng tin truyền thơng chính thức về số
tiền được dự kiến cung cấp cho việc phát triển giao thông của năm 2018 là khoản
96 ngàn tỉ VND.
3.1.3 Ngun nhân về tình trạng ùn tắc
Có nhiều ngun nhân gây ra tình trạng giao thơng hiện tại của địa bàn Tp. HCM,
trong đó ngun nhân chính yếu là sự mất cân bằng của quá trình phát triển kinh
tế và gia tăng dân số.
Bên cạnh đó, vấn đề bất hợp lý trong quy hoạch và xây dựng hạ tầng giao thông

trong nội thành là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc giao
thơng hiện nay trên địa bàn Tp. HCM.
Một nghịch lý của Tp. HCM là tốc độ phát triển của kinh tế cao và số lượng dân
nhập cư lớn nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp.
3. 2

Các giải pháp hiện tại

Chính quyền Tp. HCM đã thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp để giải quyết các
vấn đề giao thông đang tồn tại. Hiện nay, thành phố đã khởi công 2 tuyến metro
số 1 và số 2, đối với 3 tuyến đường sắt hạng nhẹ thì mới chỉ chọn được 1 nhà đầu
tư. Đối với tuyến đường sắt hạng nhẹ (monorail) số 2 dự kiến cần mức đầu tư 127
triệu USD, đối với tuyến đường sắt hạng nhẹ (monorail) số 3 thành phố dự kiến
cần khoản 329 triệu USD [2]. Với các tuyến metro từ số 4 đến số 6, dự kiến thành
phố cần khoản đầu tư hơn 6 tỷ USD. Đồng thời các hạng mục về cầu đường, hệ
thống đường vành đai cũng là những dự án mà thành phố đặt trọng tâm thực hiện
[2].
Theo thông báo và định hướng từ sở GTVT, Tp. HCM thực hiện chủ trương đẩy
mạnh sự phát triển của phương tiện vận chuyển công cộng để thay thế cho các
phương tiện xe gắn máy cá nhân. Số liệu của sở GTVT về sự gia tăng của số lượt
xe buýt từ 20 triệu lượt trong năm 2002 thành 366 triệu lượt trong năm 2014 [1].
20


Tp. HCM hiện có 140 tuyến xe buýt và tổng cộng 2800 xe đang được vận hành.
Hiện tại, chiến lược tập trung nâng cao hiệu quả vận hành của xe buýt được liên
kết bởi 18 đơn vị khác nhau bao gồm cả các đơn vị nhà nước và các công ty tư
nhân [1].
Tuy nhiên, thực tế hiệu quả đạt được rất thấp và chỉ đáp ứng được 7% số lượng
nhu cầu di chuyển trên địa bàn thành phố [2]. Năm 2013 và 2014, sở GTVT báo

cáo về tình trạng suy giảm liên tiếp của số lượt hành khách đi xe buýt [2].
Ngoài ra, các báo cáo về hỗ trợ quy hoạch giao thông của Tp. HCM trong các giai
đoạn 2015 – 2020 đã xác định một vài giải pháp trong bức tranh tổng thể nhằm
giải quyết các vấn đề giao thông của thành phố. Các phương án đề xuất về hệ
thống giao thông tàu điện ngầm, xây dựng hệ thống tàu điện một ray, mở rộng
dịch vụ vận tải công cộng… Đề xuất xây dựng hệ thống giao thông thông minh
được chính quyền thành phố tính đến [2].
Hiện nay, chính quyền thành phố đang phát triển nền tảng thông tin giao thông
qua hệ thống website, các kênh thông tin giao thông (như VOV giao thông, VOH
bạn hữu đường xa…) và ứng dụng thông tin giao thông của sở GTVT [2].
Các thông tin trên ứng dụng, kênh giao thông và hệ thống website được cập nhật
liên tục nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của người dân. Giao diện cung
cấp thông tin giao thông trên website của sở GTVT Tp. HCM như hình sau.

Hình 1: Nền tảng thơng tin giao thông của sở GTVT Tp. HCM

21


Hiện tại, với các biện pháp sử dụng nền tảng cơng nghệ thơng tin mà chính quyền
Tp. HCM đang thực hiện thì u cầu về nguồn thơng tin chất lượng để cung cấp
kịp thời đến người dân trong Tp. HCM là điều cần thiết. Các thông tin khi được
cung cấp kịp thời và nhanh chóng sẽ góp phần hỗ trợ người dân di sắp xếp lộ
trình di chuyển một cách hợp lý. Đồng thời, việc khai thác được nguồn lực cộng
đồng vào hành động chia sẻ thông tin giao thông sẽ làm giảm các chi phí và áp
lực thơng tin cần cung cấp hiện nay của các kênh thông tin của Tp. HCM.
Một trong những vấn đề của việc sử dụng sự chia sẻ từ nguồn lực cộng đồng là
xây dựng nền tảng cơ chế hợp lý để thúc đẩy được hành vi tự nguyện chia sẻ
thông tin mà người dân đang có cho cộng đồng. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm xác định vai trò và sự tác động của các yếu tố lên hành vi chia sẻ thông tin

giao thông của người dân trong cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu sẽ là nền tảng
để đề xuất các cơ chế phù hợp nhằm gia tăng hành vi chia sẻ thông tin giao thông
của người dân trên địa bàn Tp. HCM hiện nay.
3. 3

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

3.3.1 Các hệ thống ứng dụng về nguồn lực cộng đồng
Dự án “Smart Sài Gịn” có tên gọi đầy đủ là "Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
và mạng xã hội trong quản lý giao thông đô thị với điều kiện thời tiết khắc
nghiệt" do TS. Đoàn Xuân Huy Minh làm chủ nhiệm [9]. Dự án này hướng đến
việc xây dựng một hệ thống thơng minh, có chức năng tự động tổng hợp, chuẩn
hóa, lưu trữ, phân tích, hiển thị và chia sẻ các thông tin được gửi từ người dùng
mạng xã hội trên điện thoại di động.
Dự án được bắt đầu từ tháng 1/2017 và tính đến hết tháng 12 năm 2017 thì hệ
thống tiếp nhận 371 tin cảnh báo từ tình nguyện viên và nguồn thơng tin có khoản
70% xuất phát từ mạng xã hội Facebook [9]. Đối với dự án Smart Saigon, các nhà
nghiên cứu thực hiện việc đánh giá sự chính xác của thơng tin tiếp nhận được từ
người sử dụng bằng giải pháp đối chiếu với nguồn thông tin từ kênh giao thông
VOV và hệ thống dữ liệu camera [9].
Ưu điểm của hệ thống là việc kiểm tra chéo các thông tin, điều đó giúp cải thiện
mức độ chính xác của thơng tin trong hệ thống và đánh giá hợp lý với các dữ liệu
22


được chia sẻ từ người sử dụng. Tuy nhiên, mức độ thành cơng và tính tiện dụng
hiện nay của hệ thống chưa được như mong muốn. Sự tương tác người dùng với
hệ thống tương đối phức tạp và bị hạn chế với việc chỉ sử dụng tại website chính
thức o/flood/vi/map.
Trang web (thuộc tập đoàn P&G) là một ứng dụng trên

nền tảng nguồn lực cộng đồng để giải quyết các vấn đề khó khăn về khoa học và
kỹ thuật. Trên website này, các cơng ty khi có vấn đề cần giải quyết về khoa học
hay kỹ thuật có thể tạo ra các công việc và kêu gọi mọi người đưa ra giải pháp
kèm theo một khoản thưởng bằng tiền. Một trường hợp tương tự là Mechanical
Turk của Amazon sẽ trả tiền cho các thao tác của người dùng khi họ thực hiện các
yêu cầu từ hệ thống [17].
Đối với Google hay Flick, các hệ thống này cho phép người sử dụng tự thể hiện
khả năng cá nhân để nhận lại các cơ hội tìm kiếm sự hợp tác hoặc phần thưởng
khác. Cụ thể ở đây là khả năng về xây dựng hình ảnh trên trang flick.com hoặc sự
sáng tạo trong các video trên youtube.com. Một trường hợp điển hình khác là sự
lớn mạnh của Facebook với nền tảng thỏa mãn sự mong muốn được kết nối và
chia sẻ thông tin giữa các cá nhân trong cộng đồng.
Đối với những hệ thống sử dụng nguồn lực cộng đồng như trên thì cơ chế để
khuyến khích sự tham gia tương tác của các thành viên trong cộng đồng và yêu
cầu về sự trung thực của thông tin được cung cấp của người sử dụng vẫn cần
được nghiên cứu và xác định cụ thể. Một nền tảng các cơ chế phù hợp sẽ thúc đẩy
sự tham gia tích cực từ các thành viên để tạo ra những giá trị lớn cho cộng đồng.
3.3.2 Nghiên cứu mơ hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu tại Việt Nam
Năm 2017, thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung nghiên cứu việc xây dựng mơ hình
khuyến khích chia sẻ dữ liệu trên nền tảng lý thuyết trò chơi. Kết quả của nghiên
cứu đó xác định mơ hình khuyến khích chia sẻ dữ liệu bao gồm các nhóm yếu tố
giá trị vật chất, các giá trị xã hội và các giá trị về chất lượng thông tin. Kết quả
của nghiên cứu này cũng xác định: “Nếu tăng giá trị về vật chất hoặc giá trị xã

23


×