Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

nGHIêN cứu tác dụNG cHốNG oxy hóa của cAO cHIếT phân đoạn từ lá sa kê (artocarpus aLTILIS) ĐịNH hướNG hỗ trợ điều trị bệNH gOUT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN HOÀNG MINH

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO
CHIẾT PHÂN ĐOẠN TỪ LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS)
ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học
Mã số: 60420201

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Nguyễn Thúy Hương

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRUNG TÂM SÂM VÀ DƯỢC LIỆU THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Thúy Hương
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Bùi Văn Lệ
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Huỳnh Ngọc Oanh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
11 tháng 01 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng
2. Thư ký hội đồng: PGS.TS. Lê Thị Thủy Tiên


3. Ủy viên phản biện 1: PGS.TS. Bùi Văn Lệ
4. Ủy viên phản biện 2: TS. Huỳnh Ngọc Oanh
5. Ủy viên hội đồng: TS. Trần Trung Hiếu
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Nguyễn Đức Lượng

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

Phan Thanh Sơn Nam


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Hoàng Minh

MSHV: 1670260


Ngày, tháng, năm sinh: 20/02/1990

Nơi sinh: Sa Đéc- Đồng Tháp

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học

Mã số: 60420201

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của cao chiết phân đoạn từ
lá Sa kê (Artocarpus altilis) theo hướng hỗ trợ điều trị bệnh gout.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Đề tài làm rõ hoạt tính sinh học của lá Sa kê, đồng thời tìm ra nguồn dược liệu mới
ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout với các nội dung chính sau:
 Định lượng hàm lượng hợp chất polyphenol tổng và thử nghiệm hoạt tính
chống oxy hóa của các cao chiết tổng để sàng lọc cao chiết tổng tiềm năng.
 Sàng lọc cao chiết phân đoạn thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất từ cao
chiết tổng tiềm năng.
 Khảo sát tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn tiềm năng trên mơ
hình gây tăng acid uric máu chuột nhắt trắng đực bằng kali oxonat.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/08/2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/12/2018
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Thúy Hương
Tp. HCM, ngày 11 tháng 01 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
Cán bộ hướng dẫn 1
Cán bộ hướng dẫn 2


Nguyễn Thị Thu Hương

Nguyễn Thúy Hương

Lê Thị Thủy Tiên

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC

Phan Thanh Sơn Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp
hay gián tiếp.
Với tấm lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương. Người đã chấp cánh cho tôi niềm đam mê nghiên
cứu từ những bước đầu tiên bậc đại học, đã dùng những tri thức và tâm huyết của
mình truyền đạt cho tôi những định hướng, những kiến thức quý báu, những lời hướng
dẫn tận tình để giúp tơi hồn thiện luận văn tốt nghiệp được tốt hơn. Và tôi xin chân
thành cảm ơn PGS.TS Lê Việt Dũng (Viện Dược liệu), Ths. Dương Thị Mộng Ngọc,
Ths. Trần Mỹ Tiên, cô Đồn Thị Bích Thủy cùng các anh chị em tại Trung tâm Sâm
và Dược liệu Tp.HCM đã tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên chia sẻ cùng tôi trong suốt
thời gian qua.
Dưới mái trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, tôi không sao quên được những
buổi lên lớp của thầy cô đã cho chúng tôi những kiến thức thật tuyệt vời. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thúy Hương đã tận tâm chỉ bảo
hướng dẫn tơi qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên

cứu. Nhờ có những lời động viên, hướng dẫn, dạy bảo đó mà luận văn này của tơi đã
hồn thành được tốt hơn. Những lời răng dạy ấy của cơ cịn là hành trang giúp tơi
vững bước trên con đường sự nghiệp của tôi sau này. Và tôi cũng không sao quên
được những người bạn cao học khóa K2016 đã cùng chia sẻ động viên nhau vượt qua
những khó khăn trong q trình học tập. Tơi xin cảm ơn thầy cô và mọi người.
“Ba mẹ ơi! Con sắp bước lên một nấc thang mới trong cuộc đời mình rồi”. Tơi
nghĩ nấc thang ấy sẽ thay lời cảm ơn của tôi gửi đến ba mẹ, là chỗ dựa vững chắc cho
con đường học vấn của tôi. Tôi xin cảm ơn gia đình, cảm ơn vợ tơi đã đồng hành chia
sẻ cùng tơi những khó khăn về mặt tinh thần trong suốt quá trình học tập cao học.
Với vốn kiến thức cịn hạn chế tơi nên bài viết luận văn khơng thể tránh sai sót, tơi
rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2018

Nguyễn Hoàng Minh


iii

TĨM TẮT
NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH CỦA CAO CHIẾT PHÂN ĐOẠN
TỪ LÁ SA KÊ (ARTOCARPUS ALTILIS) ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ
ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
Theo kinh nghiệm dân gian, lá Sa kê (Artocarpus altilis (Park.) Fosb.) được sử
dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh gout. Lá Sa kê chứa nhiều steroid, terpenoid,
saponin, flavonoid, alkaloid và đã được chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa, ức
chế xanthin oxidase in vitro. Do đó, đề tài tiến hành nghiên cứu tác dụng của cao chiết
phân đoạn từ lá Sa kê theo định hướng hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Đề tài tiến hành định lượng hàm lượng hợp chất polyphenol tổng và đánh giá hoạt
tính chống oxy hóa các cao chiết nước, cao chiết ethanol 45%, cao chiết ethanol 70%,
cao chiết ethanol 96% từ lá Sa kê. Kết quả cho thấy cao chiết nước có hàm lượng hợp

chất polyphenol (8,94 mg GAE/g dược liệu) và thể hiện hoạt tính dập tắt gốc tự do
DPPH với IC50 = 106,95 μg/ml; ức chế peroxy hóa lipid tế bào với IC50 = 84,44 μg/ml;
ức chế xanthin oxidase IC50 = 38,63 μg/ml tốt nhất so với các cao chiết tổng còn lại.
Nghiên cứu đã sàng lọc được cao chiết ethanol 45% là cao chiết tiềm năng để tiến
hành chiết các cao phân đoạn cho các thử nghiệm tiếp theo.
Đề tài tiếp tục đánh giá hoạt tính chống oxy hóa các cao chiết phân đoạn. Kết quả
cho thấy cao phân đoạn ethyl acetat thể hiện hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH với
IC50 = 14,02 μg/ml, ức chế peroxy hóa lipid tế bào với IC50 = 2,76 μg/ml; ức chế
xanthin oxidase với IC50 = 28,48 μg/ml tốt nhất so với các cao phân đoạn diethyl
ether, chloroform, n-butanol và cao phân đoạn nước. Nghiên cứu đã sàng lọc được
cao chiết phân đoạn ethyl acetat là cao chiết phân đoạn tiềm năng để tiến hành thử
nghiệm in vivo.
Đề tài tiến hành khảo sát tác dụng hạ acid uric máu của cao phân đoạn ethyl acetat
trên mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat (liều 300 mg/kg) ở chuột nhắt
trắng. Kết quả cho thấy ở cả 2 phác đồ điều trị hay dự phòng, cao phân đoạn ethyl
acetat cả 2 liều 0,17 g cao/kg – 0,34 g cao/kg trọng lượng chuột đều thể hiện tác dụng
hạ acid uric máu (17,90% - 25,91%) đạt ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý và phục
hồi trở về mức bình thường, tác dụng tương tự như allopurinol liều 10 mg/kg trọng
lượng chuột.


iv

ABSTRACT
STUDY ON ANTIOXIDANT ACTIVITY OF THE FRACTIONATED
EXTRACT FROM ARTOCARPUS ALTILIS LEAVES
IN TREND OF GOUT TREATMENT
According to folklore, Artocarpus altilis leaves have been used for treatment of
gout. It contains steroids, terpenoids, saponins, flavonoids, alkaloids, and are shown
to possess active anti-oxidant, xanthine oxidase inhibitory activity in vitro. Therefore,

the aim of this study is to evaluate the anti-hyperuricemic effect of the extracts from
Artocarpus altilis leaves in mouse model of hyperuricemia.
The project proceeded to quantify the total polyphenol content and evaluate antioxidant activity of 45%, 70%, 96% ethanol extract and aqueous extract of Artocarpus
altilis leaves. Results showed that 45% ethanol extract contained the total polyphenol
content (8.94 mg GAE/g raw materials) and had the best DPPH scavenging activity
(IC50 = 106.95 μg/ml), lipid peroxidation inhibitory activity (IC50 = 84.44 μg/ml),
xanthine oxidase inhibitory activity (IC50 = 38.63 μg/ml) compared to all other total
extracts. The study was able to screen 45% ethanol extract which was a potential
extract. It fractionated to get diethyl ether, chloroform, ethyl acetate, n-butanol and
water fractional extracts for next experiments.
The project evaluated anti-oxidant activity of fractional extracts. Results showed
that ethyl acetate fractional extract had the best DPPH scavenging activity (IC50 =
14.02 μg/ml), lipid peroxidation inhibitory activity (IC50 = 2.76 μg/ml), xanthine
oxidase inhibitory activity (IC50 = 28.48 μg/ml) compared to all other fractional
extracts. The study was able to screen ethyl acetate fractional extract which was the
potential fractional extract to proceed in vivo experiment.
This study investigated the anti-hyperuicemic effects of ethyl acetate fractional
extract on kali oxonat (300 mg/kg weight of mice) - induced hyperuricemic model in
mice. The result showed that either single dose or repeated doses of ethyl acetate
fractional extract at oral doses 0.17 g/kg - 0.34 g/kg weight of mice exerted a decrease
on plasma uric acid (17.90% - 25.91%) which was significantly different as compared
to physiological control and return to normal value as well as allopurinol (at oral dose
10 mg/kg weight kg of mice).


v

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương và PGS.TS Nguyễn Thúy Hương, các số liệu

và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2018

Nguyễn Hoàng Minh


vi

MỤC LỤC
Trang
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ.......................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ASSTRACT .............................................................................................................. iv
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Giới thiệu chung về Sa kê .................................................................................... 3
1.1.1. Danh pháp ..................................................................................................... 3
1.1.2. Phân bố sinh thái ........................................................................................... 3
1.1.3. Hình thái ....................................................................................................... 4
1.1.4. Thành phần hóa học ...................................................................................... 4
1.1.5. Cơng dụng ..................................................................................................... 4
1.1.6. Một số cơng trình trong và ngồi nước liên quan đến nghiên cứu ............... 4
1.2. Hợp chất polyphenol ............................................................................................ 6

1.2.1. Flavonoid ...................................................................................................... 7
1.2.2. Tannin ......................................................................................................... 10
1.3. Bệnh gout ........................................................................................................... 11
1.3.1. Khái niệm về bệnh gout .............................................................................. 11
1.3.2. Xanthin oxidase .......................................................................................... 12
1.3.3. Quá trình sinh tổng hợp và đào thải acid uric ............................................. 14
1.3.4. Cơ chế bệnh sinh của gout .......................................................................... 15
1.3.5. Hậu quả tăng acid uric ................................................................................ 15
1.3.6. Thuốc điều trị bệnh gout ............................................................................. 16


vii

1.4. Mơ hình thực nghiệm gây tăng acid uric máu ................................................... 21
1.5. Một số dược liệu có tác dụng hạ acid uric ......................................................... 23
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 24
2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ............................................................... 24
2.2. Vật liệu ............................................................................................................... 24
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 24
2.2.2. Động vật thí nghiệm ................................................................................... 24
2.2.3. Thiết bị ........................................................................................................ 24
2.2.4. Hóa chất ...................................................................................................... 25
2.2.5. Dụng cụ ....................................................................................................... 25
2.3. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 25
2.4. Thuyết minh sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 26
2.4.1. Sàng lọc cao chiết tổng tiềm năng .............................................................. 26
2.4.2. Sàng lọc cao chiết phân đoạn tiềm năng ..................................................... 32
2.4.3. Khảo sát tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn tiềm năng trên
mơ hình gây tăng acid uric máu bằng kali oxonat .................................................... 33
2.4.4. Xử lý số liệu ................................................................................................ 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - BÀN LUẬN................................................................ 36
3.1. Sàng lọc cao chiết tổng tiềm năng ..................................................................... 36
3.1.1. Chiết xuất các cao chiết tổng ...................................................................... 36
3.1.2. Mất khối lượng do làm khô của dược liệu và các cao chiết tổng ............... 36
3.1.3. Hàm lượng hợp chất polyphenol tổng của các cao chiết tổng .................... 37
3.1.4. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của các cao chiết tổng .......................... 39
3.1.5. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của các cao chiết tổng ............... 41
3.1.6. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của các cao chiết tổng ........................... 44
3.2. Sàng lọc cao chiết phân đoạn tiềm năng ............................................................ 46
3.2.1. Chiết xuất các cao chiết phân đoạn............................................................. 46
3.2.2. Mất khối lượng do làm khô của các cao chiết phân đoạn .......................... 46
3.2.3. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của các cao chiết phân đoạn ................ 47
3.2.4. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của các cao chiết phân đoạn ...... 48


viii

3.2.5. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của các cao chiết phân đoạn .................. 50
3.3. Kết quả tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn ethyl acetat trên mơ
hình gây tăng acid uric máu chuột nhắt trắng bằng kali oxonat ............................... 52
3.3.1. Kết quả tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn ethyl acetat ở
phác đồ điều trị .......................................................................................................... 52
3.3.2. Kết quả tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn ethyl acetat ở
phác đồ dự phòng ...................................................................................................... 54
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ................................................................. 57
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 57
4.2. Đề nghị ............................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58
PHỤ LỤC



ix

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Việt
AMP
Adenosin monophosphat

Tiếng Anh
Adenosine monophosphate

ADP

Adenosin diphosphat

Adenosine diphosphate

ATP

Adenosin triphosphat

Adenosine triphosphate

DPPH

1,1-diphenyl-2- picrylhydrazyl

DCHBS


Acid

3,5

-

dichloro-2-

hydroxybenzen-sulfonic
ERK

Extracellular signal–regulated

GMP

Guanosin monophosphat

Guanosine monophosphate

IMB

Inosin monophosphat

Inosine monophosphate

LOO.

Lipid peroxyl

MAP


Mitogen-activated protein

MDA

Malonyl dialdehyd

NADPH

Malonyl dialdehyde
Nicotinamide adenine dinucleotide
phosphate

NSAIDs

Nonsteroidal

Anti-inflammatory

drugs
NOS

Các dạng hoạt động nitrogen

Nitrogen oxygen species

OD

Mật độ đo quang


Optical density

ROS

Các dạng hoạt động oxygen

Reactive oxygen species

PAP
SEM
STD

4 – aminophenazone
Sai số chuẩn của số trung bình Standard error of the mean
Standard


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thống kê một số dược liệu có tác dụng hạ acid uric ................................ 23
Bảng 2.1. Quy trình xây dựng đường tuyến tính chất chuẩn acid gallic ................... 28

Bảng 2.2. Bố trí thử nghiệm tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn .... 33
Bảng 3.1. Hiệu suất chiết các cao chiết tổng ............................................................ 36
Bảng 3.2. Mất khối lượng do làm khô của dược liệu và các cao chiết tổng ............. 36
Bảng 3.3. Hàm lượng hợp chất polyphenol tổng của các cao chiết tổng .................. 38
Bảng 3.4. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của các cao chiết tổng ........................ 39
Bảng 3.5. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của các cao chiết tổng ............. 42

Bảng 3.6. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của các cao chiết tổng ......................... 44
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết tổng .......... 45
Bảng 3.8. Hiệu suất chiết các cao chiết phân đoạn ................................................... 46
Bảng 3.9. Mất khối lượng do làm khô của các cao chiết phân đoạn ........................ 46
Bảng 3.10. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của các cao chiết phân đoạn ............ 47
Bảng 3.11. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của các cao chiết phân đoạn .. 49
Bảng 3.12. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của các cao chiết phân đoạn.............. 50
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết phân
đoạn ........................................................................................................................... 51
Bảng 3.14. Hàm lượng acid uric máu của các lô thử nghiệm theo phác đồ điều trị 52
Bảng 3.15. Hàm lượng acid uric máu của các lơ thử nghiệm theo phác đồ dự
phịng ......................................................................................................................... 55


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sa kê ............................................................................................................ 3
Hình 1.2. Cấu trúc hợp chất polyphenol ..................................................................... 6
Hình 1.3. Cấu trúc cơ bản của flavonoid .................................................................... 7
Hình 1.4. Các flavonoid thường gặp ........................................................................... 8
Hình 1.5. Sơ đồ phản ứng bắt gốc tự do của flavonoid............................................... 9
Hình 1.6. Gốc kim loại gắn vào flavonoid .................................................................. 9
Hình 1.7. Cấu trúc của tannin.................................................................................... 10
Hình 1.8. Cấu trúc trung tâm hoạt động của xanthin oxidase ................................... 12
Hình 1.9. Sơ đồ xanthin oxidase xúc tác sinh tổng hợp acid uric trong cơ thể......... 13
Hình 1.10. Con đường đào thải acid uric .................................................................. 15
Hình 1.11. Sơ đồ allopurinol ức chế xanthin oxidase ............................................... 19
Hình 1.12. Các thuốc điều trị bệnh gout ................................................................... 20

Hình 1.13. Sơ đồ kali oxonat ức chế sự chuyển hóa acid uric .................................. 22
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 25
Hình 2.2. Q trình chuyển hóa hypoxanthin, xanthin thành acid uric .................... 31
Hình 2.3. Quy trình sàng lọc cao chiết phân đoạn tiềm năng ................................... 32
Hình 2.4. Sơ đồ thử nghiệm tác dụng hạ acid uric máu chuột của cao chiết phân đoạn
tiềm năng ở phác đồ điều trị ...................................................................................... 33
Hình 2.5. Sơ đồ thử nghiệm tác dụng hạ acid uric máu chuột của cao chiết phân đoạn
tiềm năng ở phác đồ dự phịng .................................................................................. 34
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa hàm lượng acid gallic và ΔOD .... 37
Hình 3.2. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của acid ascorbic ................................ 39
Hình 3.3. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol 45% ................. 40
Hình 3.4. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol 70% ................. 40
Hình 3.5. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của Trolox ................................ 41
Hình 3.6. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của cao chiết ethanol 45% ....... 42
Hình 3.7. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của cao chiết ethanol 70% ....... 42
Hình 3.8. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của allopurinol ..................................... 43


xii

Hình 3.9. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của cao chiết ethanol 45% ................... 44
Hình 3.10. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của cao chiết ethanol 70% ................. 44
Hình 3.11. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của cao chiết phân đoạn diethyl
ether ........................................................................................................................... 47
Hình 3.12. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của cao chiết phân đoạn chloroform 47
Hình 3.13. Hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH của cao chiết phân đoạn ethyl acetat 48
Hình 3.14. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của cao chiết phân đoạn diethyl
ether ........................................................................................................................... 49
Hình 3.15. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của cao chiết phân đoạn
chloroform ................................................................................................................. 49

Hình 3.16. Hoạt tính ức chế peroxy hóa lipid tế bào của cao chiết phân đoạn ethyl
acetat.......................................................................................................................... 49
Hình 3.17. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của cao chiết phân đoạn chloroform . 51
Hình 3.18. Hoạt tính ức chế xanthin oxidase của cao chiết phân đoạn ethyl acetat. 51


1

MỞ ĐẦU
Bệnh gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của tinh thể natri urat hình kim tại
các khớp và dịch bao khớp. Gout có đặc điểm chính là tăng acid uric ở mức cao trong
máu và nước tiểu do rối loạn chuyển hoá các nhân purin, tiền chất tổng hợp acid uric.
Xanthin oxidase là một enzym xúc tác cho q trình oxy hóa xanthin và hypoxanthin
thành acid uric. Trong điều kiện hàm lượng acid uric ở giá trị bình thường (4 mg/ml
- 7 mg/ml) thì acid uric hoạt động như chất chống oxy hóa; tuy nhiên khi hoạt tính
xanthin oxidase tăng sẽ dẫn đến acid uric máu tăng vượt mức giá trị bình thường và
quá trình chuyển hóa xanthin sẽ tạo ra nhiều gốc tự do superoxid vượt mức kiểm soát
của cơ thể dẫn đến stress oxy hóa [32], [43]. Trong điều trị bệnh gout cấp tính thường
sử dụng colchicin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như
indomethacin, naproxen. Cịn trong điều trị gout mạn tính thì sử dụng các thuốc có
tác dụng làm tăng sự bài tiết acid uric qua đường tiểu như probenecid, hoặc thuốc có
tác dụng ức chế xanthin oxidase để làm giảm sự tổng hợp acid uric như allopurinol.
Tuy nhiên, các thuốc này gây rất nhiều phản ứng phụ như colchicin gây đau bụng,
tiêu chảy, nơn mửa, rụng tóc; NSAIDs gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương;
probenecid gây dị ứng, suy thận, đau dạ dày; allopurinol thì gây nhức đầu, viêm tá
tràng, viêm gan [9], [10], [42]. Do đó, việc nghiên cứu những dược liệu định hướng
theo hoạt tính chống oxy hóa, ức chế xanthin oxidase, giảm sinh tổng hợp hoặc tăng
đào thải acid uric mang tính cấp thiết trong việc phát triển những sản phẩm có nguồn
gốc thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Theo kinh nghiệm dân gian lá Sa kê (Sa kê, có tên gọi là “cây bánh mì”, tên khoa

học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm Moraceae) được phối hợp với một số vị
thuốc khác hỗ trợ điều trị một số bệnh như sỏi thận, bệnh thối hóa khớp, bệnh gout,
đái tháo đường, viêm gan vàng da [12]. Theo nhiều nghiên cứu chứng minh lá Sa kê
chứa nhiều hợp chất thứ cấp bao gồm flavonoid và flavon có hoạt tính chống oxy hóa
mạnh, ức chế q trình peroxy hóa tế bào, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng tế bào
ung thư; điều trị bệnh xơ gan, gout, đái tháo đường [33], [66], [67]. Theo kết quả sàng
lọc của Đái Thị Xuân Trang và cộng sự (2014), cao chiết ethanol (99,5%) từ lá Sa kê
thể hiện hoạt tính ức chế xanthin oxidase với IC50 = 0,198 mg/ml [21]. Kết quả nghiên


2

cứu trước đây của chúng tôi cũng cho thấy rằng cao chiết ethanol 45% từ lá Sa kê có
tác dụng làm giảm hàm lượng acid uric máu trên mơ hình gây tăng acid uric máu
chuột nhắt trắng cấp bằng kali oxonat trên cả hai phác đồ điều trị và dự phòng [15].
Kế thừa những nghiên cứu trên, luận văn tiếp tục tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
tác dụng chống oxy hóa của cao chiết phân đoạn từ lá Sa kê (Artocarpus altilis)
theo hướng hỗ trợ điều trị bệnh gout”, với mục tiêu và các nội dung nghiên cứu
như sau:
Mục tiêu cụ thể:


Sàng lọc cao chiết tổng tiềm năng từ lá Sa kê.



Sàng lọc cao chiết phân đoạn tiềm năng từ lá Sa kê.




Đánh giá tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn tiềm năng.
Nội dung nghiên cứu:



Định lượng hàm lượng hợp chất polyphenol tổng và thử nghiệm hoạt tính

chống oxy hóa của các cao chiết tổng để sàng lọc cao chiết tổng tiềm năng.


Sàng lọc cao chiết phân đoạn thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất từ cao

chiết tổng tiềm năng.


Khảo sát tác dụng hạ acid uric máu của cao chiết phân đoạn tiềm năng trên mơ

hình gây tăng acid uric máu chuột nhắt trắng đực bằng kali oxonat.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về Sa kê
1.1.1. Danh pháp
Vị trí phân loại
Giới (Kingdom): Plantae
Ngành (Division): Magnoliophyta
Lớp (Class): Magnoliopsida
Bộ (Order): Rosales

Họ (Family): Moraceae
Chi (Genus): Artocarpus

Hình 1.1. Xa kê
Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg [79]

Loài (Species): Artocarpus altilis
Danh pháp khoa học: Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg [58].
1.1.2. Phân bố sinh thái
Sa kê (Artocarpus altilis) được bắt nguồn từ Artocarpus camansi Blanco - cây có
nguồn gốc từ New Guinea, Moluccas (Indonesia) và Philippin. Vùng nhiệt đới Đông
Nam Á, Nam Á và nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Nguồn gốc ở các đảo phía nam
Thái Bình Dương, Châu Đại Dương (Châu Úc). Hiện được di thực vào các đảo Giava,
Sumatra (Indonesia) Malaysia, các vùng đảo Đông Nam Châu Á. Hầu hết các giống
Sa kê là xuất hiện từ Polynesia (Pháp) và Melanesia (Úc) qua nhiều thế hệ nhân giống
sinh dưỡng và lựa chọn. Sau đó Sa kê được vận chuyển đi nhiều nơi và phụ thuộc con
người phân tán; dữ liệu được so sánh với lý thuyết về các thuộc địa của con người
Châu Đại Dương [58].
Ở Việt Nam, Sa kê được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sa
kê là cây ưa sáng và ưa khí hậu của vùng nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình
21 – 32 °C. Cây có thể chịu được thời tiết nắng nóng đến 40 °C, lượng mưa trung
bình thích hợp để phát triển là 1500 - 3000 mm/năm. Sa kê phù hợp trồng ở 17 độ vĩ
độ Nam và Bắc, cao dưới 650 m và phát triển được trong cát san hô hoặc đất mặn. Sa
kê sinh trưởng phát triển kém ở những vùng có nhiệt độ trung bình năm dưới 20 °C
hoặc có mùa đơng lạnh kéo dài [12], [58].


4

1.1.3. Hình thái

Lá Sa kê dày với mặt trên xanh sẫm và bóng lống, phía dưới mặt lá mờ, gân lá
nhơ cao và có gân chính, viền ngồi mặt lá xẻ thùy và có sự biến thiên rất rõ. Lá rộng
có hình trứng. Các lá tuy cùng thuộc một cây nhưng có thể khác nhau về hình dạng
lẫn kích thước. Lá non trên cây non và chồi của cây trưởng thành thường xẻ thùy và
nhiều lông hơn. Lá dài đến 1 m, có khía sâu từ 3 – 4 thùy; lá vàng mau rụng, dài 12
– 13 cm [12], [58].
1.1.4. Thành phần hóa học
Sa kê chứa các hợp chất polyphenol tổng như flavonoid, stilbenoid, arylbenzofuron
và lectin. Hơn 130 hợp chất được xác định trong các cơ quan khác nhau của cây Sa
kê, hơn 70 hợp chất có nguồn gốc từ con đường sinh tổng hợp phenylpropanoid.
Lá Sa kê chứa tannin, phenolic, glycosid, saponin, steroid, terpenoid,
anthraquinon. Flavonoid hiện diện nhiều trong dịch chiết ether dầu hỏa và ethyl acetat
từ lá Sa kê, còn tannin chỉ hiện diện trong dịch chiết methanol từ lá Sa kê. Trong lá
Sa kê cũng có chứa các hợp chất polyphenol khác như stilben, chalcon, flavon [57].
1.1.5. Cơng dụng
Theo kinh nghiệm dân gian lá Sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị
tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận, bệnh gout và viêm gan [12].
1.1.6. Một số số cơng trình trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu
Đái Thị Xuân Trang và cộng sự (2014) đã chứng minh cao chiết ethanol 99,5% từ
lá Sa kê thể hiện hoạt tính ức chế xanthin oxidase với IC50 = 0,198 mg/ml [21].
Năm 2015, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM đã sơ bộ
thành phần hóa thực vật lá Sa kê cho thấy cả bột dược liệu, cao chiết ethanol 45%,
cao chiết nước từ lá Sa kê đều chứa các hợp chất tự nhiên như triperpenoid,
anthraquinon, proanthocyanosid, đường 2 - deoxy, saponin, polyphenol, chất khử và
hợp chất polyuronic [13]. Năm 2016, nhóm nghiên cứu này đã chứng minh cao chiết
ethanol 45% từ lá Sa kê liều tương đương 2 – 5 g dược liệu/kg trọng lượng chuột đều
có tác dụng làm giảm 8,3 - 17,5% hàm lượng acid uric máu chuột gây bởi kali oxonat
trên chuột nhắt trắng đạt ý nghĩa thống kê khi so sánh với lô chứng bệnh lý uống nước
cất [15].



5

Trần Thu Hương và cộng sự (2012) đã chứng minh trong dịch chiết methanol từ
lá Sa kê có 1 hợp chất auron được prenyl hóa mới và 2 hợp chất chalcon được prenyl
hóa, 3 hợp chất flavonon được prenyl hóa, 3 hợp chất triterpen. Nhóm nghiên cứu
cũng đã chứng minh hợp chất auron được prenyl hóa loại trừ NO với IC50 = 287,1
µM và 2 hợp chất chalcon được prenyl hóa (1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy2-methyl-2-(4-methyl-3-pentenyl)-2H-1- benzopyran-5-yl]-1-propanon, 2-geranyl2’,3,4,4’-tetrahydroxydihydrochalcon) có hoạt tính dập tắt gốc tự do DPPH với giá
trị IC50 lần lượt là 82,2 µM; 82,4 µM [74].
Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự (2012) đã chứng minh trong dịch chiết
methanol từ lá Sa kê có 3 auron mới (altilisin H, I, J) và 2 flavonoid (8-geranyl 4’,5,7trihydroxyflavon và cycloaltilisin. Năm hợp chất phân lập được đều có tác dụng ức
chế tyrosinase với IC50 nhỏ hơn 100 µM, trong đó 2 flavonoid (8-geranyl 4’,5,7trihydroxyflavon và cycloaltilisin có hoạt tính ức chế tyrosinase với giá trị IC50 lần
lượt là 42,5 µM; 43,9 µM (tốt hơn cả đối chứng dương acid kojic với IC50 = 44,6
µM). Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cịn chứng minh altilisin H và altilisin J có tác dụng
ức chế α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt là 4,9 µM; 5,4 µM (tốt hơn cả đối chứng
dương acarbose với IC50 = 241,8 µM) [61].
Chinmay Pradhan và cộng sự (2013) đã sơ bộ thành phần hóa học cho thấy trong
dịch chiết methanol từ lá Sa kê chứa các hợp chất như steroid, phenol, tannin,
phytosterol, gôm, resin và terpenoid; trong dịch chiết ethyl acetat từ lá Sa kê có sự
hiện diện của các hợp chất như steroid, phenol, flavonoid, phytosterol, gôm, resin và
terpenonoid; trong dịch chiết ether dầu hỏa từ lá Sa kê chứa có các hợp chất như
steroid, flavonoid, phytosterol, gôm và resin [33].
Wen Chun Lan và cộng sự (2013) cũng đã chứng minh trong lá Sa kê chứa
flavonoid prenyl hóa gồm 10-oxoartogomezianon, 8-geranyl-3-hydroxyprenyl)
isoetin, hydroxyartoflavon A, isocycloartobiloxanthon và furanocyclocommunin với
12 loại hợp chất khác có tác dụng chống oxy hóa, dập tắt gốc tự do 1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl

(DPPH);

(ABTS+); superoxid [77].


2,2’azinobis[acid

3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonic]


6

Mukesh S. Sikarwar và cộng sự (2013) đã nghiên cứu cho thấy cao chiết ethanol
96% lá Sa kê chứa 26,2 mg GAE/g cao chiết đã trừ độ ẩm, thể hiện hoạt tính dập tắt
gốc tự do DPPH với IC50 = 140,54 µg/ml (acid ascorbic với IC50 = 7,53 µg/ml) [56].
Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự (2014) chứng minh dịch chiết methanol từ lá
Sa kê ở nồng độ 50 µg/ml có tác dụng ức chế 100% tế bào ung thư PANC – 1 tuyến
tụy ở người. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cịn phân lập được 8 dihydrochalcon được
prenyl hóa mới được gọi là các sakenin. Trong đó có 2 sakenin là 2’,4’,3,4tetrahydroxydihydrochalcon và 1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-(7-hydroxy-2-methoxy2,3-dihydrobenzofuran-4-yl)propan-1-on có tác dụng gây độc tế bào với giá trị PC50
(PC: preferentially cytotoxic) lần lượt là 8,0 µM; 1,11 µM [60].
Hesti Riasari và cộng sự (2015) đã phân lập từ lá Sa kê được 3 flavonoid bao gồm
sitostenon, flavon với 2 nhóm prenyl, β- caroten [46].
Tjandrawati Mozef và cộng sự (2015) đã chứng minh hợp chất flavonoid 2geranyl-2’,3, 4, 4’-tetrahydroxydihydrochalcon phân lập từ lá Sa kê có hoạt tính dập
tắt gốc tự do DPPH, với IC50 = 94,1 μM [72].
1.2. Hợp chất polyphenol
Hợp chất polyphenol là trong phân tử có vịng thơm (vịng benzen) chứa một hay
hai, ba... hoặc nhiều nhóm hydroxyl (.OH) gắn trực tiếp vào vịng benzen. Tùy thuộc
vào số lượng và vị trí tương hỗ của các nhóm .OH với bộ khung hóa học mà các tính
chất lý hố học hoặc hoạt tính sinh học thay đổi.

Hình 1.2. Cấu trúc hợp chất polyphenol [18]


7


Trong thiên nhiên, các hợp chất polyphenol như là flavonoid, tannin, phenol đơn
vòng, xanthan, quinon, coumarin [18].
1.2.1. Flavonoid
1.2.1.1. Khái niệm chung về flavonoid
Flavonoid là một nhóm lớn của hợp chất polyphenol, có cấu trúc cơ bản là
diphenylpropan (C6-C3-C6) hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A
và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon [16], [17].

Hình 1.3. Cấu trúc cơ bản của flavonoid [18], [19].
1.2.1.2. Phân loại flavonoid
Các flavonoid được phân loại dựa vào vị trí của gốc aryl (vịng B) và các mức độ
oxy hóa của mạch 3C.
Flavon: có cấu trúc là 2 vòng benzen A và B. Vòng B gắn vào vòng C (pyran) ở
giữa qua dây nối ở C2 và có nối đơi C2/C3.
Flavanon: khơng có dây nối đơi ở C2 và C3. Chúng có nhóm .OH ở vịng A hoặc
B. Flavanon tiêu biểu là naringin, hesperidin.
Flavonol: khác với flavon là có thêm .OH ở C3. Chúng có nhiều trong thực vật hạt
kín và các chất thường gặp là quercetin, kaempferol, mirixetin.
Flavanonol: cấu trúc giống flavonol nhưng khơng có nối đơi ở C2 và C3. Chất phổ
biến là 7-hydroxyldihydro flavonol.
Chalcon: là flavonoid vòng mở. Hai nhân thơm kết hợp qua một dãy 3 cacbon α
và β khơng bão hịa. Chất chalcon phổ biến là butein tạo ra màu vàng tươi của nhiều
hoa và đều có nhiều nhóm .OH ở vịng A hoặc B.
Dihydrochalcon: đó là chalcon mất dây nối đơi α và β. Ít gặp và chất tiêu biểu là
phloridzin trong quả táo.


8


Auron: cấu trúc là một hệ thống hai benzylliden coumaron cho màu vàng của một
số hoa.
Antoxyanidin: khác với các flavonoid khác là khơng có nhón cacbonyl ở C4 và ln
có các nhóm oza (như glucoza, galactoza, arabinoza, fructoza) gắn vào .OH.
Leucoantoxyanidin: là 3,4-diol flavan không màu. Nhưng trong môi trường acid
biến thành antoxyanidin có màu hồng hoặc đỏ.
Isoflavonoid: là chất cụ thể của isoflavonoid. Và khác với flavonoid ở chỗ vịng B
khơng gắn ở C2 mà gắn ở C3.
Rotenoid: có cấu trúc couman-croman 4 vòng là dẫn xuất của isoflavonon. Đã biết
tới 15 chất rotenoid và chất quan trọng là rotenon.
Neoflavonid: đây là hợp chất có khung cấu trúc là 4-aril croman.
Biflavonoid: đây là những flavonoid dimer và trimer. Nó được tạo thành từ flavon,
flavanon, dihydroflavonol, chalcon, auron [18], [19].

Flavon

Flavonol

Biflavonoid
Hình 1.4. Các flavonoid thường gặp [18], [19].

Flavanon

Isoflavonoid

Quercetin


9


1.2.1.3. Tác dụng sinh học của flavonoid
Flavonoid có nhiều tác dụng sinh học, trong đó nổi bật nhất ở hầu hết các nhóm
flavonoid là chống oxy hóa. Flavonoid thể hiện tác dụng chống oxy hóa theo 3 cách:
flavonoid ức chế enzym hoặc tạo phức với các ion kim loại tham gia xúc tác nhiều
phản ứng oxy hóa (các enzym tham gia vào phản ứng oxy hóa như: microsomal
monooxygenase, glutathion S-transferase, mitochondrial succinoxidase, NADH
oxidase …); flavonoid bắt giữ các gốc tự do (flavonoid nhường 1 nguyên tử hidro
cho gốc tự do để trung hòa gốc tự do), gây ức chế quá trình peroxy hóa lipid tế bào;
flavonoid giúp cải thiện hệ thống chống oxy hóa nội sinh của cơ thể [49].

Hình 1.5. Sơ đồ phản ứng bắt gốc tự do của flavonoid [50]
Flavonoid có khả năng tạo liên kết phức hợp với trung tâm hoạt động của các
enzym làm giảm quá trình chuyển hóa tạo ra các gốc tự do cũng như bắt giữ các gốc
kim loại tự do giúp giảm các gốc tự do tồn tại trong trong cơ thể [50], [65].

Hình 1.6. Gốc kim loại gắn vào flavonoid [63]
Trên tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, flavonol có tác dụng
thông tiểu [19].


10

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh flavonoid có hoạt tính ức chế nhiều loại enzym
như phosphodiesterase, aldose reductase, lipoxygenase, cyclooxygenase. Ví dụ như
hợp chất flavonoid jaceosidin có khả năng ức chế hoạt động của cyclooxygenase với
IC50 = 2,8 mM. Masayoshi Iio và cộng sự (1985) đã chứng minh myricetin,
kaempferol, quercetin, fisetin, quercitrin và morin có hoạt tính ức chế xanthin oxidase
với IC50 lần lượt là 2, 2, 3, 7, 15, 19 µM. Flavonoid có khả năng ức chế xanthin
oxidase, chính nhờ liên kết kép của C2 = C3 các nhóm .OH trong cấu trúc của flavonoid
làm tăng khả năng liên kết phức hợp với trung tâm hoạt động của xanthin oxidase và

ức chế xanthin oxidase [24], [55].
1.2.2. Tannin
1.2.2.1. Khái niệm chung về tannin
Tannin là những hợp chất polyphenol có trong thực vật, có vị chát, dương tính với
phản ứng thuộc da. Cơ chế thuộc da được giải thích do tannin có nhiều nhóm .OH
phenol, tạo nhiều dây nối hydro với mạch polypeptid và protein [19].

Hình 1.7. Cấu trúc của tannin [19]
1.2.2.2. Phân loại tannin
Tannin thủy phân được hay tannin pyrogallic: khi thủy phân bằng acid thì được
giải phóng ra phần đường và phần không đường. Phần đường thường là glucose, đôi
khi gặp đường đặc biệt như là đường hamamelose.
Tannin ngưng tụ hay cịn được gọi là tannin khơng thủy phân, tannin pyrocatechic
hay phlobatamin. Các chất thuộc nhóm này là những polyflavonoid thường được tạo
thành do ngưng tụ từ các đơn vị flavan-3-ol hoặc flavan-3,4-diol.


11

Tannin hỗn hợp: loại này được tạo thành trong cây do sự kết hợp giữa tannin
pyrogallic và tannin pyrocatechic. Trong phân tử có dây nối C-glycosid giữa C6 hay
C8 của flavonoid và C1 của glucose. Những cacbon còn lại của glucose thì nối với
hexahydroxyphenic theo dây nối ester [19].
1.2.2.3. Tác dụng sinh học của tannin
Ở trong cây, tannin tham gia vào quá trình trao đổi chất và các quá trình oxy hóa
khử. Là những hợp chất polyphenol có vị chát, tannin cũng là những chất bảo vệ cho
cây chống lại sự xâm hại của vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, cơn trùng và các gia súc
ăn cỏ.
Ngồi ra, tannin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm
máu, chữa trị rị hậu mơn.

Nhiều chất tannin có tác dụng chống oxy hóa, loại các gốc tự do trong cơ thể, giúp
làm chậm q trình lão hóa [19].
1.3. Bệnh gout
1.3.1. Khái niệm về bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của tinh thể natri urat hình kim tại
các khớp và dịch bao khớp. Gout có đặc điểm chính là tăng acid uric ở mức cao trong
máu và nước tiểu do rối loạn chuyển hố các nhân purin [2], [75].
Bệnh gout có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: nồng độ acid uric trong máu cao (khơng triệu chứng)
Giai đoạn 2: viêm khớp cấp tính. Các tinh thể acid uric bắt đầu tích tụ trong chất
dịch ở khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân cái) gây sưng đau.
Giai đoạn 3: đau cách khoảng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân không thấy triệu chứng
trong thời gian giữa 2 lần đau. Ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các
cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn và xảy ra ở nhiều
khớp hơn.
Giai đoạn 4: gout mãn tính. Nếu triệu chứng gout tái đi tái lại mà không điều trị
trong 10 năm hay lâu hơn, chúng có thể trở thành mãn tính và thường tấn cơng nhiều
khớp hơn. Có thể khơng cịn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị
nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp.


×