Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Nghiên cứu những nhân tố gây xung đột chi phí các dự án phục vụ ngành cảng hàng không việt nam và mô hình ahp đánh giá xung đột chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRƢƠNG VĨNH TRUNG

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ GÂY XUNG ĐỘT
CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN PHỤC VỤ NGÀNH CẢNG HÀNG
KHƠNG VIỆT NAM VÀ MƠ HÌNH AHP ĐÁNH GIÁ
XUNG ĐỘT CHI PHÍ

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng
Mã số ngành: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh 1/2019


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Cán bộ Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lƣơng Đức Long

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Lê Hoài Long

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Chu Việt Cƣờng

Luận Văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
ngày 05/01/2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Phạm Hồng Luân


2. TS. Lê Hoài Long
3. TS. Chu Việt Cƣờng
4. TS. Trần Đức Học
5. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trƣởng khoa
quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
TP.HCM, ngày …… tháng 01 năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA

TS. LÊ ANH TUẤN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

---oOo--TP. HCM, ngày 14 tháng 12 năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

TRƢƠNG VĨNH TRUNG

MSHV: 1670645


Ngày tháng năm sinh: 16 - 12 - 1973

Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã ngành: 60580302

1- TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ GÂY XUNG ĐỘT CHI PHÍ
CÁC DỰ ÁN PHỤC VỤ NGÀNH CẢNG HÀNG KHƠNG VIỆT
NAM VÀ MƠ HÌNH AHP ĐÁNH GIÁ XUNG ĐỘT CHI PHÍ
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
-

-

Xác định các yếu tố gây ra xung đột chi phí các dự án phục vụ ngành Cảng
hàng không Việt Nam.
Đánh giá, xếp hạng, xác định nhóm nhân tố chính của các yếu tố gây xung
đột chi phí các dự án.
Ứng dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng hỗ trợ ra quyết định mơ hình
AHP bằng phần mềm Expert Choice giúp đánh giá mức độ xung đột chi
phí.
Đề xuất các giải pháp đánh giá cơng tác quản lý đầu tƣ dự án các cơng
trình thuộc ngành Cảng hàng không Việt Nam.

2- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:


15/01/2018

3- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

14/12/2018

4- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS. LƢƠNG ĐỨC LONG

TPHCM, ngày …… tháng …… năm 2018
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BM ĐÀO TẠO

PGS.TS. LƢƠNG ĐỨC LONG

TS. ĐỖ TIẾN SỸ

TRƢỞNG KHOA

TS. LÊ ANH TUẤN


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Lƣơng Đức Long về
kiến thức uyên thâm, sự quan tâm và tận tình chỉ dẫn của Thầy trong suốt thời gian.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong Bộ môn Thi công và
Quản lý Xây Dựng, Trƣờng Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh về kiến thức
mà tơi đã học đƣợc.
Xin cảm ơn gia đình đã động viên học tập và các Anh, Chị, Em đồng nghiệp

tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đã hỗ trợ tôi trong q trình thực hiện
Luận văn./.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2018
Ngƣời thực hiện luận văn

Trƣơng Vĩnh Trung


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngành xây dựng Việt Nam, các vấn đề xung đột xây dựng là khó có thể tránh
khỏi. Thực tế trong ngành xây dựng tại Việt Nam cho thấy số lƣợng các tình huống xung
đột chi phí ngày càng gia tăng, đòi hỏi các bên tham gia phải có một cách tiếp cận có hệ
thống và hiệu quả để giải quyết xung đột chi phí. Nghiên cứu Luận văn này hƣớng đến
việc nhận dạng và phân tích những nhân tố gây ra xung đột chi phí các dự án phục vụ
ngành Cảng hàng không Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm nhân tố quan
trọng bao gồm: nhóm nhân tố liên quan về Hợp đồng- phƣơng thức giao dự án, Nhà thầu
thi công, Thiết kế/Giám sát, Chủ đầu tƣ – Ban quản lý dự án và nhóm các nhân tố khác.
Từ đó nghiên cứu sẽ góp phần cho các bên tham gia lƣờng trƣớc những tình huống các
dạng xung đột chi phí, để có thể quản lý xung đột tốt hơn cho sự thành công dự án.
Dự án xây dựng Cảng hàng khơng thƣờng có nhiều bên tham gia (Chủ đầu tƣ,
Nhà thầu thi công, Tƣ vấn thiết kế, Tƣ vấn giám sát, Ban quản lý dự án……) để thực
hiện các gói cơng việc. Thực tế, thƣờng xảy ra các xung đột về chi phí giữa các bên dẫn
đến tranh chấp kéo dài, gây thiệt hại cho dự án luận văn hƣớng đến việc ứng dụng
phƣơng pháp AHP để đánh giá mức độ xung đột của các dự án khác nhau với cùng một
chủ đầu tƣ - Cảng hàng khơng. Mơ hình AHP đƣợc dựa trên các nhóm tiêu chí quan
trọng liên quan đến xung đột giữa các bên liên quan trong các dự án bao gồm: nhóm tiêu
chí liên quan về Hợp đồng- phƣơng thức giao dự án, nhóm tiêu chí liên quan Nhà thầu
thi cơng, nhóm tiêu chí liên quan Thiết kế/Giám sát, nhóm tiêu chí liên quan Chủ đầu tƣ
– Ban quản lý dự án và nhóm các tiêu chí khác. Kết quả mơ hình giúp cho Chủ đầu tƣ
sớm xác định đƣợc mức độ xung đột của dự án từ đó có kế hoạch phối hợp hiệu quả

trong q trình giải quyết xung đột tránh gây thiệt hại và tổn thất lớn.
Từ khóa: Các nhân tố quan trọng, xung đột chi phí, các dự án xây dựng thuộc
ngành Cảng hàng khơng Việt Nam và mơ hình AHP tranh chấp xung độ chi
phí
In Vietnam’s construction industry, construction disputes are considered to be
inevitable. The reality of construction industry in Viet Nam shows that the number of


the cost dispute cases in construction projects is rapidly increasing, requiring the need
for a systematical and effective approach for dispute resolutions. This research aims to
identify and analyze important factors causing cost disputes of the construction projects
in Vietnam Airport industry. The results have pointed out several main factor groups
including: factors relating to Contract and Project delivery method, factors relating to
Contractors, factors relating to Design/Supervision consultants, factors relating to
Owners, and factors relating others. Hence, this study will help participants in Airport
projects early identify important factors causing potential disputes in their projects so
that they can better manage disputes for project success. Airport construction projects
often include many parities (Owner, contractors, design consultant, supervisor
consultant, management unit...) to perform their scopes of works. In reality, there often
are cost disputes between parties which cause several damages for project success. This
study aims to apply AHP (The analytic hierarchy process) for evaluating the level of the
potential cost disputes in different projects with the same Airport Owner. The AHP
model based the criteria groups relating to construction disputes including: The criteria
group relating to Contracts and Project delivery methods, the criteria group relating to
Contractors, the criteria group relating to Design/Supervision consultants, the criteria
group relating to Owners, and the criteria group relating others. The results of this
model will help the Airport owner to early evaluate the level of disputes between his
projects. Hence, the Airport owner will have effective coordination plans in the dispute
resolution process in order to avoid large damages and losses so that the owner can
better manage disputes for project success.

Key words: Important factors, cost project disputes, Vietnam airport industry
projects and AHP, Construction Disputes.


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tôi, Trƣơng Vĩnh Trung, xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện Luận
văn này, các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện hồn tồn trung thực và
chƣa đƣợc cơng bố ở bất kỳ nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về
nghiên cứu của mình./.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2018
Ngƣời thực hiện luận văn

Trƣơng Vĩnh Trung


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................................1
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
1.5 Đóng góp dự kiến của đề tài ....................................................................................3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................5
2.1 Các lý thuyết, khái niệm được sử dụng ...................................................................5
2.1.1 Xung đột: ............................................................................................................5
2.1.2 Khái niệm về nhà thầu chính ............................................................................12
2.1.3 Khái niệm về nhà thầu phụ ...............................................................................13
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng công trình ...............13
2.1.5 Quy định quản lý nhà thầu phụ .........................................................................15
2.1.6 Quy định hình thức hợp đồng giữa các bên tham gia .......................................16

2.2 Các nghiên cứu tương tự đã công bố .....................................................................17
2.2.1. Các nghiên cứu tương tự đã công bố trên thế giới ............................................17
2.2.2. Các nghiên cứu tương tự đã công bố tại Việt Nam ..........................................19
2.3 Tóm tắt chương ......................................................................................................20
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................21
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 21
3.2 Quy trình nghiên cứu được tóm tắt ở các bước sau ...............................................22
3.3 Thu thập dữ liệu ....................................................................................................23
3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu ..................................................................................23
3.3.2 Cách thức phân phối bảng câu hỏi ......................................................................24
3.3.3 Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 24
3.3.4 Cách thức lấy mẫu .............................................................................................. 24
3.3.5 Kích cỡ của mẫu .................................................................................................24
3.3.6 Cách thức duyệt dữ liệu ......................................................................................25
3.4 Các công cụ nghiên cứu .........................................................................................25
3.5 Phân tích dữ liệu ....................................................................................................26


3.5.1 Kiểm định T sự khác biệt về trung bình của hai nhóm tổng thể .........................26
3.5.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha........................27
3.5.3 Kiểm định ANOVA sự khác biệt về trung bình của các nhóm tổng thể ............30
3.5.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) ....................31
3.6 Phương pháp định lượng AHP (Analytical Hierarchy Process) ............................ 33
CHƢƠNG 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .........................................40
4.1 Thu thập số liệu......................................................................................................40
4.2 Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............................................................... 40
4.2.1 Số năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực xây dựng ................................ 40
4.2.2 Vai trò của người được khảo sát trong dự án xây dựng....................................41
4.2.3 Vai trị cơng ty của các đối tượng tham gia khảo sát .........................................42
4.2.4 Loại hình cơng ty của đối tượng tham gia khảo sát ..........................................43

4.2.5 Vị trí cơng tác của đối tượng tham gia khảo sát ...............................................44
4.3 Thứ tự các nhân tố theo giá trị T mean .................................................................45
4.4 Kiểm định Cronbach’s Alpha ................................................................................47
4.4.1 Cronbach’s alpha nhóm liên quan Hợp đồng và phương thức giao dự án .........48
4.4.2 Cronbach’s alpha nhóm liên quan Nhà thầu thi cơng .......................................48
4.4.3 Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến Tư vấn thiết kế và giám sát ...........49
4.4.4 Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án 49
4.4.5 Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến những điều khoản khác ................50
4.5 Kiểm định phương sai (Anova). ............................................................................51
4.5.1 So sánh giữa biến số năm kinh nghiệm hành nghề xây dựng và biến I (Hợp
đồng và phương thức giao dự án) ................................................................................51
4.5.2. So sánh giữa biến chuyên môn và biến II (Nhà thầu thi công xây dựng).. .......52
4.5.3. So sánh giữa biến chức vụ và biến III (Nhà thầu tư vấn thiết kế - giám sát).. ..53
4.5.4. So sánh giữa biến nguồn vốn và biến IV ( Chủ đầu tư - BQLDA).. .................54
4.5.5. So sánh giữa biến mô hình hoạt động của Cơng ty và biến V (Nhóm nhân tố
khác). ........................................................................................................................... 55
4.6 Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysic): ........................................57


CHƢƠNG 5: XÂY DỰNG MƠ HÌNH AHP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XUNG
ĐỘT CHI PHÍ CÁC DỰ ÁN THUỘC NGÀNH CẢNG HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM

..........................................................................................................66

5.1. Giới thiệu các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhà ga của Tổng công ty
Cảng hàng không Việt Nam đã thực hiện ....................................................................66
5.2. Các bước xây dựng mơ hình ra quyết định đánh giá mức độ xung đột chi phí ....69
5.2.1. Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu giải quyết ..............................................69
5.2.2. Bước 2: Xây dựng mơ hình cấu trúc thứ bậc ....................................................70

5.2.3 Bước 3: Xây dựng một tập hợp các ma trận so sánh cặp ..................................75
5.2.4. Bước 4: Chuyển đổi các so sánh thành trọng số và kiểm tra sự nhất quán
các so sánh của người ra quyết định ............................................................................78
5.2.5. Bước 5: Dùng trọng số để đánh giá xung đột chi phí của 3 dự án ngành
cảng hàng khơng A, B, C ............................................................................................. 83
5.2.6. Bước 6: Phân tích độ nhạy ................................................................................85
5.2.7. Bước 7: Đưa ra quyết định cuối cùng ............................................................... 89
5.3. Đánh giá về áp dụng mơ hình và đề xuất hướng cải tiến ......................................89
5.3.1. Ý kiến áp dụng mơ hình đánh giá xung đột chi phí dự án thực tế ....................89
5.3.2. Đề xuất hướng cải tiến mơ hình ra quyết định..................................................90
CHƢƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ GÂY RA XUNG ĐỘT
CHI PHÍ TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI ACV ...91
6.1 Đánh giá các nhóm nhân tố gây ra xung đột chi phí ............................................91
6.1.1 Nhóm Hợp đồng và phương thức giao dự án ...................................................91
6.1.2 Các yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công ......................................................92
6.1.3 Nhà thầu thiết kế ............................................................................................... 92
6.1.4 Chủ đầu tư – Ban quản lý dự án .......................................................................93
6.1.5 Các yếu tố liên quan đến vấn đề nhân tố khác ..................................................93
6.2. Đánh giá nguyên nhân gây ra xung đột chi phí trong cơng tác quản lý đầu tư
xây dựng tại ngành Cảng hàng không Việt Nam .........................................................94
6.2.1 Giai đọan chuẩn bị đầu tư .................................................................................94
6.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư ................................................................................94
6.2.3 Về công tác đấu thầu dự án ...............................................................................95


6.2.4 Công tác quản lý chất lượng dự án công trình ..................................................95
6.2.5 Cơng tác q uản lý tiến độ hợp đồng của các dự án ...........................................96
6.2.6 Hình thức quản lý dự án ...................................................................................96
6.2.7 Cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án do ACV quản lý............................... 96
6.2.8 Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư ........................................................................96

6.2.9 Đối với nhà thầu................................................................................................ 96
6.3.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư xây

dựng tại các dự án phục vụ ngành Cảng hàng không Việt Nam .................................97
6.3.1. Công tác lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ............................... 97
6.3.2 Công tác thực hiện dự án đầu tư ........................................................................97
6.3.3. Công tác nghiệm thu, thanh quyết tốn, đưa cơng trình vào khai thác, sử
dụng ........................................................................................................................... 98
6.3.4 Đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của dự án đầu tư xây dựng cơng
trình ........................................................................................................................... 98
6.3.5 Thiết kế, dự tốn cơng trình ...............................................................................98
6.3.6 Lựa chọn nhà thầu.............................................................................................. 99
6.3.7 Hợp đồng và thực hiện hợp đồng ......................................................................99
6.3.8 Quản lý thi công xây dựng ...............................................................................100
6.3.9 Điều kiện, năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng ...............100
CHƢƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................101
7.1 Kết luận ...............................................................................................................101
7.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................................103
BÀI BÁO KHOA HỌC ...........................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .....................................................................................105
PHỤ LỤC 1...............................................................................................................109

PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 115
PHỤ LỤC 3A ............................................................................................................122
PHỤ LỤC 3B ............................................................................................................124
PHỤ LỤC 4...............................................................................................................130



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2. Các nghiên cứu về xung đột tại Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh .......20
Bảng 3.1 Danh sách dự kiến chuyên gia khảo sát thử ...................................................23
Bảng 3.2 Các công cụ nghiên cứu .................................................................................25
Bảng 3.3 Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến xung đột chi phí trong bảng câu hỏi
khảo sát ..........................................................................................................................30
Bảng 3.4 Bảng thang đo đánh giá 9 mức độ .................................................................35
Bảng 3.5 Hệ số ngẫu nhiên RI ......................................................................................38
Bảng 4.1 Bảng tóm tắt số năm kinh nghiệm của dữ liệu ...............................................40
Bảng 4.2 Bảng tóm tắt vai trò của người tham gia trong dự án xây dựng.....................41
Bảng 4.3 Bảng tóm tắt vai trị cơng ty của các đối tượng tham gia khảo sát ................42
Bảng 4.4 Bảng tóm tắt loại hình cơng ty của đối tượng tham gia khảo sát ...................43
Bảng 4.5 Bảng tóm tắt vị trí cơng tác đối tượng tham gia khảo sát ..............................44
Bảng 4.6 Bảng thứ tự các nhân tố theo giá trị T mean ..................................................45
Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm .................................................................47
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s alpha nhóm liên quan Hợp đồng và phương thức giao
dự án...............................................................................................................................48
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s alpha nhóm liên quan Nhà thầu thi công ..........................48
Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến tư vấn Thiết kế và giám sát 49
Bảng 4.11 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến Chủ đầu tư - BQLDA.....49
Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến những điều khoản Khác .50
Bảng 4.13 Bảng mô tả số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS ....................................51
Bảng 4.14 Bảng phân tích phương sai bằng phần mềm SPSS ......................................52
Bảng 4.15 Bảng mô tả số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS ....................................52
Bảng 4.16 Bảng phân tích phương sai bằng phần mềm SPSS ......................................53
Bảng 4.17 Bảng mô tả số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS ....................................53


Bảng 4.18 Bảng phân tích phương sai bằng phần mềm SPSS ......................................54
Bảng 4.19 Bảng mô tả số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS ....................................55

Bảng 4.20 Bảng phân tích phương sai bằng phần mềm SPSS ......................................55
Bảng 4.21 Bảng mô tả số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS ....................................56
Bảng 4.22 Bảng phân tích phương sai bằng phần mềm SPSS ......................................56
Bảng 4.23 Bảng kiểm định KMO và Bartlet’s test ........................................................57
Bảng 4.24 Bảng phương sai trích ..................................................................................58
Bảng 4.25 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo ......................................59
Bảng 4.26 Bảng kiểm định KMO và Bartlet’s test ........................................................60
Bảng 4.27 Bảng phương sai trích ..................................................................................60
Bảng 4.28 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo ......................................61
Bảng 4.29 Bảng kiểm định KMO và Bartlet’s test ........................................................62
Bảng 4.30 Bảng phương sai trích ..................................................................................63
Bảng 4.31 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo ......................................64
Bảng 5.1 Bảng ký hiệu các tiêu chí trong mơ hình quyết định đánh giá mức độ
những tiêu chí gây ra đến các dạng xung đột chi phí ....................................................71
Bảng 5.2 Ký hiệu ba dự án xây dựng mơ hình đánh giá xung đột chi phí ....................73
Bảng 5.3 Thể hiện mức độ quan trọng của các tiêu chí đối với việc đánh giá gây ra
xung đột chi phí của 03 dự án. .......................................................................................74


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình rủi ro-xung đột và tranh chấp của Achaya và Lee (2006) ............ 9
Hình 2.2 Tháp xung đột và tranh chấp của Sarat (1984) .......................................... 11
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 21
Hình 3.2 Sơ đồ các bước thực hiện mơ hình AHP ................................................... 39
Hình 4 Các nhóm nhân tố chính gây ra đến khả năng xung đột chi phí dự án ......... 65
Hình 5.1 Mơ hình tổng thể Cảng hàng khơng Quốc tế Tân Sơn Nhất .................... 67
Hình 5.2 Mơ hình tổng thể Cảng hàng khơng Quốc tế Phú Quốc ........................... 67
Hình 5.3 Mơ hình tổng thể Văn phịng làm việc Tổng cơng ty Cảng hàng khơng
Việt Nam ................................................................................................................... 68
Hình 5.4 Cấu trúc thứ bậc các chỉ tiêu đánh giá mức độ xung đột chi phí ............... 72

Hình 5.5 Sơ đồ thứ bậc các nhóm tiêu chí ................................................................ 73
Hình 5.6 Sơ đồ thứ bậc các nhóm tiêu chí liên quan về Hợp đồng và phương thức
giao dự án .................................................................................................................. 74
Hình 5.7 Nhập dự án A vào mơ hình ........................................................................ 75
Hình 5.8 Thể hiện những người tham gia vào q trình đánh giá tiêu chí gây ra xung
đột chi phí các dự án ................................................................................................. 75
................................................................................................................................... 75
Hình 5.9 Ma trận so sánh cặp giữa các nhóm tiêu chí - đánh giá của Chủ đầu tư ... 75
Hình 5.10 Ma trận so sánh cặp giữa các nhóm tiêu chí theo đánh giá kết hợp các bên
tham gia..................................................................................................................... 76
Hình 5.11 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí về Hợp đồng/
phương thức giao dự án–giá trị combined ................................................................ 77
Hình 5.12 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm tiêu chí về Nhà thầu thi
cơng –giá trị combined ............................................................................................. 77
Hình 5.13 Ma trận so sánh cặp giữa các nhóm tiêu chí về Thiết kế/giám sát –giá trị
combined ................................................................................................................... 77
Hình 5.14 Ma trận so sánh cặp giữa các nhóm tiêu chí về Chủ đầu tư/ BQLDA – giá
trị combined .............................................................................................................. 78
Hình 5.16 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí – giá trị combined .......................... 79
Hình 5.17 Giá trị chỉ số nhất qn các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Hợp
đồng và phương thức giao dự án – giá trị combined ................................................ 79


Hình 5.18 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Nhà
thầu thi cơng – giá trị combined ............................................................................... 80
Hình 5.19 Giá trị chỉ số nhất qn các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về
Thiết kế/giám sát – giá trị combined ........................................................................ 80
Hình 5.20 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan về Chủ
đầu tư - BQLDA – giá trị combined ......................................................................... 80
Hình 5.21 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm tiêu chí liên quan Khác –

giá trị combined ........................................................................................................ 81
Hình 5.22 Tổng hợp trọng số các tiêu chí – giá trị combined .................................. 82
Hình 5.23 Số liệu đánh giá về ba dự án với tiêu chí HĐ.1- đánh giá của hợp đồng/
phương thức giao dự án ............................................................................................ 83
Hình 5.24 Số liệu đánh giá về ba dự án với tiêu chí HĐ.1 – tổng hợp ý kiến Chủ đầu
tư, Thiết kế, Thi cơng ................................................................................................ 83
Hình 5.25 Kết quả đánh giá ba dự án ....................................................................... 84
Hình 5.26 Kết quả đánh giá dự án với % các nhóm tiêu chí liên quan .................... 85
Hình 5.27 Năm dạng đồ thị phân tích độ nhạy trong Expert choice ........................ 86
Hình 5.28 Kết quả đánh giá dự án với nhóm tiêu chí Hợp đồng - Phương thức giao
dự án mức 100 % ...................................................................................................... 87
Hình 5.29 Kết quả đánh giá dự án với nhóm tiêu chí Nhà thầu thi cơng mức 100%
................................................................................................................................... 87
Hình 5.30 Kết quả đánh giá dự án với nhóm tiêu chí Thiết kế /giám sát mức 100 %
................................................................................................................................... 88
Hình 5.31 Kết quả đánh giá dự án với nhóm Chủ đầu tư - BQLDA tiêu chí100%.. 88
Hình 5.32 Kết quả đánh giá dự án với nhóm tiêu chí Khác mức 100% ................... 89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACV: Tổng công ty Cảng hàng khơng Việt Nam - CTCP
EFA:

Phân tích nhân tố chính (Exploratory Factor Analysic)

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences

BQLDA: Ban quản lý dự án

TVGS : Tư vấn giám sát


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

CHƢƠNG 1 :
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giới thiệu chung
Trên thế giới xây dựng là một ngành đóng vai trị quan trọng đối với nền

kinh tế cũng như trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. “Xây dựng” là thuật ngữ được
sử dụng để mô tả hoạt động tạo ra cơ sở hạ tầng, cấu trúc thượng tầng và các cơ sở
liên quan, bao gồm các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình thủy lợi, cơng trình
giao thơng và cơng trình dân dụng cơng nghiệp các dự án xây dựng nhà ga hàng
không, đường lăn sân đỗ máy bay, cảng biển, …
Ngành xây dựng giá trị sản xuất của năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt
khoảng 1.089,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2015 đạt 104% kế hoạch
năm; tính theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 862,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1%
so với năm 2015. Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng
năm 2016 đạt khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015, chiếm tỷ
trọng 6,19% GDP cả nước (năm 2015 chiếm 5,97% GDP). Tỷ lệ đơ thị hóa cả nước
đạt khoảng 36,6%, tăng 0,9% so với năm 2015, đạt 99,5% kế hoạch năm; tỷ lệ phủ
kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng
75%, tăng 3% so với năm 2015, quy hoạch chi tiết đạt khoảng 35%, tăng 2% so với
năm 2015, đều đạt kế hoạch năm; quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 99%, tăng 1%

so với năm 2015, thấp hơn kế hoạch đề ra là 100%. [23]
1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đầu tư của vịng đời dự án xây dựng, giai đoạn

thực hiện dự án là một trong những giai đoạn quan trọng nhất, bởi vì đây là giai
đoạn chính tạo ra sản phẩm xây dựng và phần lớn chi phí đầu tư của dự án được sử
dụng ở giai đoạn này. Do vậy, giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, tư vấn thiết
kế góp phần cho q trình thực hiện dự án rất lớn tới sự thành công hay thất bại của
dự án. Tùy thuộc vào kế hoạch đầu tư của dự án mà thời gian giai đoạn thi cơng đó
có thể kéo dài vài tháng tới vài năm, có khi kéo dài nhiều năm. Đồng thời, tài
nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị cũng như nguồn nhân lực giai đoạn này sử dụng
rất nhiều. Vì vậy việc hạn chế giảm những rủi ro trong xung đột chi phí sẽ giúp vào
sự thành công của dự án.
HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

Xung đột chi phí là một vấn đề trong những rủi ro thường gặp tại mỗi dự án
mà không bên nào mong muốn. Cho nên việc tìm ra những nguyên nhân chủ yếu,
thường gây ra xung đột để giải quyết và rút ra kinh nghiệm là rất quan trọng trong
công tác quản lý dự án cũng như vận hành công việc.
Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước về
ngun nhân dẫn đến xung đột chi phí trong xây dựng như việc xác định các nhân

tố gây xung đột chi phí, giải quyết các xung đột chi phí. Nhưng tại Việt Nam nói
chung và ngành xây dựng Cảng hàng khơng nói riêng, vấn đề xung đột chi phí giữa
các bên tham gia hợp đồng dự án vẫn chưa được quan tâm nhiều, mặc dù vấn đề
xung đột chi phí này diễn ra thường xuyên tại các dự án. Vì vậy đề tài nghiên cứu
này sẽ đóng góp một phần cơ sở nhằm tìm và phân tích các nhân tố gây xung đột
chi phí. Từ đó đưa ra hướng đánh giá, giải quyết, khắc phục các xung đột chi phí
các mâu thuẫn tiềm ẩn trong q trình thực hiện dự án xây dựng tại ngành Cảng
hàng không. Đồng thời là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác quản lý các dự án
của Chủ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại 22 Cảng hàng không trực
thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
1.3

Các mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu:
- Xác định các nhóm yếu tố, yếu tố gây ra các dạng xung đột chi phí các dự

án xây dựng phục vụ ngành Cảng hàng không.
- Từ các yếu tố trên, xác định mức ảnh hưởng của các yếu tố đó gây ra xung
đột chi phí. Đánh giá, xếp hạng, xác định nhóm nhân tố chính của các yếu tố ảnh
hưởng đến việc gây ra xung đột chi phí các dự án.
- Xây dựng mơ hình AHP đánh giá mức độ xung đột chi phí các dự án xây
dựng tại ngành Cảng hàng không Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp đánh giá tối ưu của từng dự án xây dựng để giải
quyết xung đột chi phí giữa các bên tham gia.
1.4

Phạm vi nghiên cứu

HVTH: Trương Vĩnh Trung


Trang 2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

- Đối tượng nghiên cứu: Các chuyên gia về xây dựng, Kiến trúc sư, Kỹ sư,
Nhà thầu thi công, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Tư vấn quản lý dự án.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu dự
kiến thu thập và phân tích trong thời gian từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 12 năm
2018.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện đối với các dự án xây
dựng thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm Chủ đầu tư, trong giai
đoạn khảo sát, lập báo cáo nguyên cứu khả thi, thiết kế, thi cơng, giám sát, nghiệm
thu hồn thành đưa cơng trình vào sử dụng, bảo hành, bảo trì, khai thác sử dụng.
- Quan điểm phân tích trong nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên quan
điểm của BQLDA của Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Nhà thầu tư vấn và các
chuyên gia, Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng và Nhà thầu thiết kế, các đơn vị cơ quan
quản lý nhà nước tham gia các dự án tại ngành Cảng hàng không hướng tới mục
tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xung đột chi phí.
1.5

Đóng góp dự kiến của đề tài
*Về mặt thực tiễn:
- Cung cấp cho những nhà quản lý dự án xây dựng thêm một cơng cụ hỗ trợ

trong việc định lượng hóa trách nhiệm của các bên liên quan tới các xung đột chi
phí trong xây dựng.
- Đưa ra những khuyến nghị cho việc hoạch định kế hoạch và tổ chức thực

hiện dự án.
- Nghiên cứu giúp cho người quản lý có một cái nhìn tồn diện, đầy đủ hơn
về những yếu tố thường xuyên gây ra xung đột giữa Chủ đầu tư, cơ quan quản lý
nhà nước và Nhà thầu trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.
- Nghiên cứu cho thấy được các yếu tố quan trọng gây ra các dạng xung đột
chi phí trong q trình thực hiện dự án xây dựng cơng trình. Từ đó có được những
biện pháp kiểm sốt chi phí, ngăn chặn sai sót, quản lý nhằm hạn chế hoặc loại bỏ
những xung đột chi phí phát sinh, góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng, tiến
độ, chi phí tổng mức đầu tư, an tồn cho cả vịng đời dự án.
HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

*Về mặt học thuật:
- Khẳng định những kết luận của các nghiên cứu trước đó về việc ứng dụng
mơ hình để phân tích tình trạng xung đột chi phí của dự án xây dựng.
- Minh chứng cho sự phù hợp của mô hình áp dụng cho các vấn đề xung đột
chi phí gia tăng khi kéo dài thời gian không được giải quyết của vòng đời dự án.

HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

CHƢƠNG 2 :
2.1

TỔNG QUAN

Các lý thuyết, khái niệm đƣợc sử dụng

2.1.1 Xung đột:
Định nghĩa phổ biến về xung đột đó là “xung đột được định nghĩa là quá
trình tương tác được phát biểu bởi sự thiếu khả năng đáp ứng, bất đồng hoặc
không đồng điệu trong nội bộ hoặc giữa các thực thể xã hội như các cá nhân, các
nhóm, các tổ chức…”.
Xung đột là một từ Hán Việt, được giải nghĩa là “chống cự nhau, đánh lẫn
nhau”. Trong tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ Hy-La, xung đột (conflict) là một từ
bắt nguồn từ chữ La Tinh (confligere), cũng có cách giải nghĩa tương tự.
Theo Tillett (1999) trích dẫn bởi Vũ (2009), xung đột là sự bất đồng một
cách chủ động của những người với ý tưởng hoặc nguyên tắc đối lập với nhau.
Ngồi ra, xung đột cũng có thể được xem như là sự khác biệt về lợi ích, mục tiêu
hoặc mức độ ưu tiên giữa các cá thể, nhóm hay các tổ chức hoặc sự không đáp ứng
yêu cầu của các cơng tác, cơng việc hay các quy trình, như định nghĩa bởi Gardiner
và Simmons (1992). Gần đây Ng et al. (2007) định nghĩa xung đột như là các yêu
cầu địi hỏi khơng được đáp ứng hoặc đối nghịch nhau.
Đặc biệt đối với các dự án xây dựng quốc tế với sự tham gia của các bên với
văn hóa khác biệt nhau, các mục tiêu khác nhau, việc xung đột gia tăng là có thể dự
đốn được (Kumaraswamy (1998), Brew và Cairns (2004)). Một khi xung đột xảy
ra, nếu nó không được quản lý một cách phù hợp hoặc loại bỏ một cách nhanh
chóng, nó có thể leo thang trở thành các tranh chấp thường dẫn tới những hậu quả

nghiêm trọng như việc chậm trễ tiến độ, gia tăng mức độ căng thẳng và phá vỡ mối
quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp (Cheung và Suen (2002), Chan và Suen
(2005)).
Về xung đột trong ngành xây dựng, trong bài báo năm 2011, Jaffar et al. đã
dẫn hàng loạt định nghĩa của các nghiên cứu trước đó. Theo Brown et al. trích dẫn
bởi Jaffar et al. (2011), xung đột là sự nghi ngờ hay truy vấn, đối đầu hay các hành
HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

vi bất tương thích, tranh cãi hay tương tác đối kháng. Deutsch lại định nghĩa xung
đột là các hành vi bất tương thích, xảy ra khi mà hành vi của một bên làm ảnh
hưởng hoặc cản trở hành động của các bên cịn lại. Theo Thomas, có 3 bối cảnh
liên quan tới định nghĩa về xung đột. Bối cảnh thứ nhất đó là việc xung đột có tồn
tại hay khơng thực tế là một vấn đề thuộc về nhận thức. Cho dù có sự khác biệt
trong nhìn nhận giữa các bên liên quan với một vấn đề nhưng nếu khơng có sự
nhận thức về khác biệt đó thì cũng khơng xảy ra xung đột. Bối cảnh thứ 2 là ln
có sự phụ thuộc giữa các bên liên quan (mỗi bên đều có khả năng làm ảnh hưởng
tới các bên còn lại). Bối cảnh cuối cùng liên quan tới vấn đề về sự cản trở, đối đầu
hay tình trạng khan hiếm. Ví dụ như sự khan hiếm về tài nguyên sẽ dẫn tới khả
năng một bên sẽ cản trợ mục tiêu hoặc lợi ích của người khác và khi đó sẽ phát
sinh ra xung đột…
Các định nghĩa về xung đột được trích dẫn bởi Jaffar et al. nói trên cho thấy
rằng các học giả đang nghiên cứu về xung đột từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, có một sự đồng thuận nói chung về ý tưởng cho rằng cả xung đột (sẽ được

trình bày ở dưới) đều liên quan tới sự bất đồng liên quan tới lợi ích hay ý tưởng.
Như giới thiệu ở trên, Jaffar et al.l (2011) đã thực hiện một nghiên cứu tổng
quan về các nhân tố xung đột trong xây dựng. Sau khi tiến hành khảo sát và phân
tích trên hàng loạt các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã nhấn mạnh 3 kiểu nhân
tố dẫn tới xung đột trong xây dựng bao gồm: vấn đề hành vi, các vấn đề liên quan
tới hợp đồng, các vấn đề kỹ thuật. Theo đó: vấn đề hành vi là tính khả thi, tính rõ
ràng trong giao tiếp hay xung đột về văn hóa. Vấn đề liên quan tới hợp đồng được
kể ra như tình trạng chậm bàn giao, kéo dài tiến độ, chậm thanh toán, các điều
khoản hợp đồng khơng rõ ràng… Vấn đề kỹ thuật được phân tích bao gồm: Việc
nhà thầu thất bại trong việc triển khai dự án một cách hiệu quả, các chỉ thị của Chủ
đầu tư, Tư vấn giám sát chậm và kém hiệu quả…
Trong một nghiên cứu của mình năm 2006, nhóm nghiên cứu của Achayrya
đã sử dụng cơng cụ phân tích AHP để xác định các nhân tố xung độ trong xây dựng.
Kết quả cho thấy 4 nhóm ngun nhân chính dẫn tới xung đột trong xây dựng là:
“thay đổi điều kiện thi công”, “nhân công gián đoạn”, “ việc xem xét các yêu cầu
HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

thay đổi” và “sai sót trong thiết kế”. Nghiên cứu này cịn cho thấy Chủ đầu tư phải
có trách nhiệm chính đối với các yếu tố xung đột kể trên và do đó các tác giả đề
xuất Chủ đầu tư nên giữ vai trò chủ động hơn trong việc quản lý tranh chấp trên
công trường và điều hành dự án thành công bằng cách lên kế hoạch một cách tốt
nhất. Các tác giả cũng đồng thời đề xuất một mơ hình ngăn ngừa xung đột(CCPM)
(construction conflict prevention model) gồm các bước: Xác định các nhân tố xung

đột, thiết lập kế hoạch phản ứng cho các nhân tố xung đột, áp dụng các biện pháp
ngăn ngừa xung đột và quy trình quản lý xung đột liên tục.
Cũng tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột trong ngành xây dựng, tuy nhiên
Mitkus et al. (2014) lại có một cách tiếp cận khác liên quan tới vấn đề giao tiếp. Các
tác giả tìm hiểu và phân tích nguyên nhân xung đột giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu và
chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu gần đây đều cho rằng các nguyên nhân bên ngồi
có thể nhận biết của xung đột là nguồn gốc của xung đột. Nghiên cứu này cũng cho
rằng xung đột chính trong xây dựng là do giao tiếp khơng thành cơng giữa Chủ đầu
tư và Nhà thầu. Ngồi ra, các hành vi không công bằng của các bên đối với Hợp
đồng và cơ chế phòng vệ tâm lý cũng được xác định như là một nguyên nhân của
xung đột trong ngành Xây dựng. Trong nghiên cứu này, Mitkus et al. cũng đồng
thời nhắc tới một số khái niệm quan trọng về xung đột trong xây dựng của các tác
giả khác như Mơ hình rủi ro-xung đột của Achaya và Lee (2006), Bảng thống kê
các nhân tố gây xung đột của Achaya và Lee (2006), Tháp xung đột của Sarat
(1984)…
Loosemore et al. (2000) đã tiến hành một nghiên cứu về xu hướng khuyến
khích xung đột trong xây dựng. Các tác giả tái khẳng định, nhận định cho rằng xung
đột là hiển nhiên và khơng thể nào tránh khỏi. Do đó, thay vì giảm thiểu hay tránh
né xung đột, vốn thường dẫn tới đánh mất chi phí cơ hội, cần phải xây dựng một
giải pháp phù hợp để quản lý xung đột và xem đó là một cơ hội để tổ chức có thể
phát triển.
Breaux et al. (2007) lại tìm hiểu một khía cạnh khác, đó là việc quản lý xung
đột trong các công ty thiết kế. Nghiên cứu này cho rằng, xung đột là một hiện thực
HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

của ngành xây dựng, liên quan ở nhiều cấp độ, nhiều mức độ khác nhau. Quản lý
xung đột là một thách thức thực sự đối với các doanh nghiệp xây dựng. Xung đột có
thể được xem xét trong từng trường hợp, cũng như trong tổng thể lợi ích chiến lược
của từng cơng ty. Các tác giả nhấn mạnh việc quản lý xung đột của từng doanh
nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thành, bại của Công ty. Một vài xung đột được
cho là được mong đợi và có lợi. Chấp nhận xung đột có thể giúp một tổ chức vừa
phát triển mà vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh. Quản lý xung đột trong một tổ chức thì
có lợi cho cả quản lý, nhân viên và khách hàng.
Trên thực tế, xung đột trong lĩnh vực xây dựng là không thể nào tránh khỏi là
một thực trạng cần phải chấp nhận. Tất cả mọi khía cạnh của các dự án xây dựng từ
việc hồn thành những cơng việc giản đơn hoặc quản lý dự án tới việc hoạch định
kế hoạch, chiến lược của tổ chức đều liên quan tới xung đột ở một mức độ nào đó.
Điều này đã được Breux khẳng định trong nghiên cứu của mình vào năm 2008. Tác
giả này đồng thời cũng chỉ ra rằng việc một tổ chức ứng xử như thế nào đối với các
xung đột có thể dẫn tới thành bại của dự án và của cả doanh nghiệp.
Suxian et al. (2012) ở một hướng nghiên cứu khác, đã xây dựng một mơ hình
lý thuyết trị chơi “chim cắt và bồ câu” để mơ phỏng xung đột về tài nguyên trong
môi trường quản lý đa dự án. Việc phân tích cân bằng Nash cho mơ hình này cho
thấy rằng để tránh các xung đột về tài nguyên giữa các Giám đốc dự án, các Phòng
Ban chun mơn phải thiết lập một chính sách phân phối tài nguyên một cách hợp
lý, đồng thời cũng phải quan tâm tới yếu tố tâm lý của các Giám đốc dự án để tránh
các quan điểm tiêu cực, có thể gây ảnh hưởng tới sự thành công của dự án. Từ đó,
nghiên cứu này đề xuất rằng cần có các giải pháp phịng ngừa xung đột tài ngun
cũng như có thể giải quyết vấn đề này một cách triệt để trong môi trường đa dự án.
Trong trường hợp không thể tránh xung đột về tài nguyên, cần giải quyết một cách
tối ưu để đáp ứng cơ bản nhu cầu của từng dự án, phục vụ lợi ích chung của cả
doanh nghiệp.
Một nghiên cứu thú vị khác của Loosemore et al. vào năm 2008 lại phân tích

xung đột trong ngành xây dựng xuất phát từ thực tế là ngành này ở Australia có sự
HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long

tham gia của nam giới là đa số và do đó khả năng xung đột xảy ra cũng rất cao. Các
tác giả nhận ra rằng, nữ giới và nam giới có xu hướng hành động khác nhau trong
trường hợp xung đột và các tình huống cơng việc địi hỏi phải giải quyết xung đột
và đối đầu. Do đó, mức độ xung đột của ngành xây dựng Australia có thể giảm
xuống bằng cách tăng cường sự tham gia của nữ giới và nữ tính hóa các biện pháp
đối phó với xung đột.
Xung đột là một trong những chủ đề được nghiên cứu sâu nhất trong lĩnh vực
xây dựng và người ta thường thừa nhận rằng việc xung đột là không thể nào tránh
khỏi trong các dự án xây dựng (Fenn et al. (1997), Cheung và Chuah (1999), PenaMora và Tamaki (2001), Jong và Seung (2003)). Các xung đột xảy ra trong dự án có
thể kéo dài thời gian triển khai, làm gián đoạn hoặc chấm dứt dự án. Tuy nhiên, nếu
được quản lý một cách hợp lý, nó cũng mang tính thúc đẩy dự án và cộng thêm giá
trị bền vững đối với tổ chức (Deutsch (1994), Kumaraswamy và Chan (1998)).
RỦI RO

XUNG ĐỘT

KHIẾU NẠI
TRANH CHẤP

KHÔNG

PHÂN BỔ RÕ
RÀNG

KHÔNG
QUẢN LÝ RÕ
RÀNG

KHÔNG GIẢI
QUYẾT RÕ
RÀNG

H nh 2.1 Mơ hình rủi ro-xung đột và tranh chấp của Achaya và Lee (2006)
Các yêu cầu của CDT không rõ ràng
Các yêu cầu thay đổi quá nhiều
Định nghĩa phạm vi công việc của Dự án không rõ ràng
Chậm trễ bàn giao mặt bằng
Nhóm nguyên
Chủ đầu tư cung cấp thiết bị
nhân từ Chủ đầu
Thiếu mặt bằng thi công
tƣ (CĐT)
Rủi ro về tài chính của CDT
Sự phân bổ rủi ro khơng hợp lý
Chủ đầu tư cung cấp vật tư
Chậm ra quyết định
HVTH: Trương Vĩnh Trung

Trang 9



×