Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.4 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
2.3.2. Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh một số cách phòng tránh lừa đảo
qua mạng Internet............................................................................................12

1


TÍCH HỢP KIẾN THỨC GIÁO DỤC CƠNG DÂN VÀO
GIẢNG DẠY BÀI 9 “TIN HỌC VÀ XÃ HỘI” TRONG CHƯƠNG
TRÌNH TIN HỌC LỚP 10 ĐỂ GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT,
CẢNH GIÁC VỚI TỘI PHẠM QUA MẠNG INTERNET.
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mạng xã hội mở ra nhiều mối quan hệ hữu ích cho người sử dụng tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, mạng Internet vẫn cịn nhiều điều phải
lưu ý khi đây là môi trường thuận lợi cho những mục đích xấu, trở thành cạm
bẫy cho những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết, nhất là giới trẻ khi họ chưa được
trang bị cho mình những kiến thức để vượt qua cám dỗ.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học, kỹ thuật, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự ra đời của internet và mạng xã hội
trên phạm vi toàn cầu đã khiến một số thành phần lợi dụng mạng xã hội để
đưa lên những hình ảnh, video clip, thơng tin nhằm mục đích quảng bá cho lối
sống thực dụng, thậm chí mơi giới mại dâm và lôi kéo một bộ phận trong xã
hội, đặc biệt là thanh, thiếu niên đam mê vào lối sống đồi trụy, thác loạn.
Đối với thanh thiếu niên ngày nay đang sống trong mơi trường xã hội
hóa với nhiều biến cố dữ dội, sự lựa chọn lý tưởng và lẽ sống khơng cịn được
đơn giản như trước đây. Giới trẻ hiện nay phải đối mặt với nhiều cám dỗ trong
cuộc sống. Tính lý tưởng và lẽ sống khơng cịn giản đơn theo một khn mẫu.
Nếu xã hội, gia đình và bản thân người trẻ tuổi khơng định hướng đúng cho
họ về lý tưởng, về lẽ sống, về lối sống… thì họ rất dễ dàng bị ảnh hưởng bởi


lối sống tiêu cực, đồi trụy mà một số trang mạng xã hội đã quảng bá, làm cho
họ trở thành những con người sống thực dụng, tha hóa đạo đức, thậm chí trở
thành những con người phạm tội bị xã hội lên án…
Để ngăn chặn những hiện tượng, hành vi trên cộng đồng xã hội cần phải
hành động với những giải pháp đồng bộ, lường trước những vấn đề và đương
đầu với những hệ lụy. Ở tầm vĩ mô, liên quan đến vấn đề này cần giáo dục về

2


đạo đức, lối sống cho những người trẻ tuổi do các gia đình, nhà trường và
đồn thể xã hội chịu trách nhiệm. Một trong những vấn đề hết sức quan trọng
của gia đình, nhà trường là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giáo dục về
các chuẩn mực xã hội, về đạo đức và lối sống, về quy định của pháp luật.
Điều này sẽ giúp đại đa số học sinh “miễn dịch” với những sự tác động xấu
của mạng xã hội.
Từ những lí do trên chúng tơi chọn đề tài: Tích hợp kiến thức Giáo
dục cơng dân vào giảng dạy bài 9 “Tin học và xã hội” trong chương trình
Tin học lớp 10 để giúp học sinh nhận biết, cảnh giác với tội phạm qua
mạng Internet để thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp trong việc giúp học sinh cảnh giác và phòng
tránh một số chiêu thức lừa đảo qua mạng xã hội. Thông qua đó để học sinh
có thể tham gia vào việc tuyên truyền trong cộng đồng địa phương. Học sinh
có kỹ năng cơ bản sử dụng mạng xã hội để phục vụ học tập hiệu quả hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT Đăk Mil, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nơng
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tích hợp kiến thức giáo Giáo dục công dân lớp 12 vào bài học Tin học
lớp 10.

1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Một số chiêu thức lừa đảo qua mạng xã hội: thông tin bịa đặt, xun tạc,
nói xấu cán bộ, bơi nhọ chế độ, lừa tìm việc, lừa xuất khẩu lao động, bán hàng
qua mạng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây áp lực tống tiền …gây hoang mang
cho dư luận.
Một thực tế cho thấy, từ mạng internet, chúng ta có thể thấy nhiều thơng
tin khơng được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Do vốn sống và bản
lĩnh tuổi trẻ còn hạn chế, nên nhiều học sinh nhiễm tư tưởng xấu và có những
phát ngơn gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức, lối sống…

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/6/2006 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh. Bồi dưỡng cho
học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn luyện kĩ năng, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và
trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học nói chung và dạy học tin học nói riêng, đây được coi là một
quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng
thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận
thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối
liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản
mạn rời rạc trong kiến thức.
Trong dạy học, tích hợp liên mơn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội

dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn
tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn
có của mơn học ví như lồng ghép nội dung Giáo dục công dân vào mơn tin
học … Như vậy thơng qua dạy học tích hợp liên mơn thì những kiến thức, kỹ
năng học được ở mơn này có thể sử dụng như những cơng cụ để nghiên cứu,
học tập các môn học khác: chẳng hạn môn Tin học được sử dụng giúp cho học
sinh đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về phong cách sống, làm
việc một cách khoa học có tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và kỹ năng
thực hành tốt. Đối với bộ môn Giáo dục công dân lớp 12 trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ bản nhất về pháp luật, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình
cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học

4


đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ
và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của mơn học. Như vậy, sau khi
được trang bị những kiến thức cơ bản từ bộ môn Giáo dục công dân 12, học
sinh có thể tự thao tác trên máy tính, mạng internet để tìm những tư liệu cần
thiết phục vụ trực tiếp cho việc tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản được pháp
luật quy định dưới sự hướng dẫn của giáo viên tin học và giáo dục công dân.
Trong xã hội tin học hóa, những hành động vơ ý thức do thiếu hiểu biết
hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến hệ thống thông tin tin học đều là hành vi vi
phạm pháp luật. Vì vậy, trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng
trong việc tiếp cận và xử lí thơng tin khi thực hiện các quyền cơ bản của công
dân là hết sức cần thiết.

5



2.2. Thực trạng của vấn đề
Việc dạy học theo phương pháp truyền thống trước đây học sinh thường
tiếp thu bài một cách thụ động, khả năng nhận thức của các em trong lớp
không đồng đều. Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cịn hạn chế. Bài
giảng cịn khơ khan, cứng nhắc, nghiêng nhiều hàn lâm, giáo điều, chưa phát
huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Giáo viên mất nhiều thời gian
trong quá trình giảng giải, hiệu quả dạy học chưa cao.
Như chúng ta đã biết mục tiêu của Giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ,
đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Trước hết phải
kể đến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục cịn chú trọng
các mơn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao kỹ năng
sống cho học sinh.
Đa số các em đều ngoan và đã chú trọng việc học tập của mình. Tuy
nhiên cùng với sự bùng nổ về mạng internet và đặc biệt là mạng xã hội hiện
nay thì phần lớn các em học sinh đều được phụ huynh tạo điều kiện trang bị
các thiết bị di động thơng minh; các thiết bị này có thể truy cập vào mạng
internet ở mọi thời điểm và bất cứ nơi đâu nếu có wifi hoặc 3G, 4G. Mục đích
là để các em tiện liên lạc, giao lưu học hỏi mà chưa ý thức được các nguy cơ
tiềm ẩn trong đó là rất lớn. Các em có thể dễ dàng đăng ký và truy cập vào
các trang mạng xã hội chỉ bằng một số thao tác đơn giản. Do vậy thiết nghĩ
cần trang bị cho các em kiến thức, đạo đức về văn hóa và pháp luật trong xã
hội tin học hóa cũng như kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình trước những
chiêu thức lừa đảo tinh vi, khi tham gia cộng đồng mạng (hay có thể gọi là
cộng đồng ảo).
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1 Bài học sử dụng nội dung tích hợp trong chương trình giáo dục
cơng dân lớp 12.
Có thể nói trong chương trình tin học lớp 10 một số bài học có thể tích

hợp với nội dung giáo dục cơng dân để học sinh có thể tiếp thu một cách tích
cực và có thêm những hiểu biết về pháp luật. Từ đó các em có thể tránh được

6


những sai lầm khơng đáng có. Nhưng với phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi đi
sâu vào tiết 20 bài 9: Tin học và xã hội
Mục “Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa”
Tiết PPCT: 20

Ngày soạn: 16/10/2017

Tuần dạy: 10
Lớp dạy: 10
Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
BÀI 9. TIN HỌC VÀ XÃ HỘI

1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
– Biết được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
– Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin
học hoá.
– Người thực hiện những hành vi lừa đảo qua mạng Internet là người
vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng.
1.2. Kĩ năng:
– Nêu được các ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã
hội.
1.3. Thái độ:
– Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan

đến việc sử dụng máy tính.
2. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV TIN HỌC LỚP 10, GDCD lớp 12 – Bài 2. Thực hiện pháp
luật.
- Máy tính, ti vi đa năng, wifi ....
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
3.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
3.2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hỏi: Nêu những ứng dụng của tin học trong quản lý, truyền
thơng, giáo dục, giải trí?

7


3.3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu Ảnh hưởng của
tin học đối với sự phát triển của xã hội.
(10 phút)
Đặt vấn đề: Ta đã biết ứng dụng của tin
học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy sự ảnh hưởng của Tin học trong
cuộc sống xã hội ngày nay như thế nào?
GV hướng dẫn các nhóm thảo luận từng
vấn đề.
H. Nêu những thành tựu phát triển xã hội
có nhờ vào sự đóng góp của tin học mà em
biết?
HS: Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến.

Y tế, giáo dục, xã hội, …
GV: Theo em như thế nào là phát triển
ngành tin học?
HS: Sử dụng có hiệu quả và phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Xã hội tin học
hố (7 phút)
GV: Nêu những lợi ích mà ngành tin học
mang lại cho con người?
HS: Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến.

Nội dung
1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự
phát triển của xã hội.
• Nhu cầu của xã hội ngày càng lớn
cùng với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật đã kéo theo sự phát triển như vũ
bão của tin học.
Ngược lại sự phát triển của tin học đã
đem lại hiệu quả to lớn cho hầu hết
các lĩnh vực của xã hội.
• Nền tin học của một quốc gia được
xem là phát triển nếu nó đóng góp
được phần đáng kể vào nền kinh tế
quốc dân và vào kho tàng tri thức
chung của thế giới.

2. Xã hội tin học hoá.
Nhờ sự hỗ trợ của tin học:
• Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc.
• Tăng năng suất lao động

• Giảm nguy hiểm, thiệt hại cho con
người
• Giao dịch thuận tiện
• Nâng cao chất lượng cuộc sống cho
con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Văn hoá và pháp 3. Văn hoá và pháp luật trong xã
luật trong xã hội tin học hoá. (23 phút)
hội tin học hố.
GV: Vì sao phải có ý thức bảo vệ thơng
a. Văn hóa trong xã hội tin học hóa
tin?
- Thông tin là tài sản chung của mọi
HS: Thông tin là tài sản chung của mọi
người, do đó phải có ý thức bảo vệ
người.
chúng.
- Mọi hành động ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của hệ thống tin
GV chiếu clip thủ đoạn lừa đảo công nghệ học đều coi là bất hợp pháp.
cao – tin trúng thưởng:
b. Pháp luật trong xã hội tin học
CLIP\tung_tin_trung_thuong_qua_internet. hóa
mp4
Xã hội phải đề ra những qui định, điều
(Ấn giữ phím Ctrl rồi Click chuột vào
luật để bảo vệ thông tin và xử lý các
đường link trên để xem clip)
tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều
GV: Nêu ra những hành vi được coi là
mức độ khác nhau.

phạm pháp đối với việc sử dụng thơng tin? (tích hợp nội dung mục 2 “Vi phạm

8


HS: những hành vi phạm tội liên quan đến
lĩnh vực tin học
+ Phát tán phần mềm, virus gây hại, cản trở
hoặc gây rồi loạn cho mạng (máy
tính/internet), sử dụng hoặc phát tán thông
tin trái phép, hack, sử dụng mạng hay các
thiết bị số khác để chiếm đoạt tài sản
GV: Những hành vi lừa đảo mạng Internet
có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay
không?
HS trả lời
GV hỏi:
Những hành vi ấy cần phải xử lý như thế
nào?
HS trả lời
GV hướng dẫn học sinh xem
- Clip nghiêm trị đối tượng tung hoang tin:
CLIP\nghiem_tri_dung_internet_tung_hoa
ng_tin.mp4
(Ấn giữ phím Ctrl rồi Click chuột vào
đường link trên để xem clip)
- Đăng tải thông tin trên mạng xã hội
không đúng, gây hoang mang dư luận, một
chủ tài khoản Facebook bị phạt 10 triệu
đồng.


/>GV chiếu Clip xét xử vụ tuyên truyền
chống phá nhà nước.
CLIP\xet xu vu tuyen truyen chong pha
nha nuoc.mp4
(Ấn giữ phím Ctrl rồi Click chuột vào
đường link trên để xem clip)
9

pháp luật và trách nhiệm pháp lí”
trong bài “thực hiện pháp luật”)
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lí
+ Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái
pháp luật, có lỗi do người có năng
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện,
xâm hại các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.

+ Trách nhiệm pháp lí
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của
các chủ thể vi phạm pháp luật phải
gánh chịu những biện pháp cưỡng
chế do Nhà nước áp dụng.
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng
nhằm:
+ Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật
chấm dứt hành vi trái pháp luật .
+ Giáo dục, răn đe những người khác

để họ tránh, hoặc kiếm chế những
việc làm trái pháp luật .
+ Vi phạm hình sự :
- Vi phạm hình sự là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.


GV đặt câu hỏi:
? Nếu không kịp thời xét xử những vụ việc
như thế này sẽ gây ra những hậu quả gì
trong dư luận
? Hãy cho biết ý kiến của em đối với
những trường hợp tội phạm như vừa xem.
GV hướng dẫn cho HS tìm kiếm thơng tin
“website giả mạo”, “Lừa đảo qua mạng xã
hội” trên trang tìm kiếm google
HS đưa ra kết quả:
- Địa chỉ website giả mạo:
www.thenaponline.com,
www.ga.com/napthe.php
(Giao diện hai website trên-phụ lục 1)
www.hackco-pro.coo.vn,
www.napnhanh-card.99k.org
(Giao diện hai website trên-phụ lục 2)
www.ftpmega.com
(Giao diện website lừa đảo giống hệt
facebook -phụ lục 3)
(Hình ảnh dùng Facebook dụ người dùng
nạp thẻ “một ăn mười”-phụ lục 4)

GV:
- Hướng dẫn cho HS truy cập vào địa chỉ:
Để tìm hiểu
thơng tin về tội phạm trong lĩnh vực tin học
và quy định của pháp luật.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả:
Bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng
Tội phạm trong lĩnh vực tin học
đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù
từ một năm đến năm năm
Bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng
Phát tán vi rút, chương trình tin học có
đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù
tính năng gây hại.
từ một năm đến năm năm
Bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của
một trăm triệu đồng, cải tạo khơng
mạng máy tính, mạng Internet.
giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm
Bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên một trăm triệu đồng, cải tạo không
mạng máy tính, mạng Internet
giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù
từ sáu tháng đến ba năm
Truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, Bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng
mạng Internet hoặc thiết bị số của người
đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù


10


khác
Sử dụng mạng máy tính, mạng Internet
hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản.
GV: Ta phải học tập và sử dụng tin học
như thế nào cho đúng?
HS: Thường xun học tập và nâng cao
trình độ để có khả năng thực hiện tốt các
nhiệm vụ và không vi phạm pháp luật.

từ một năm đến năm năm
Bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ
một năm đến năm bảy năm

4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết
• Nhấn mạnh:
– Cần nắm bắt các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
– Có hành vi và thái độ đúng khi sử dụng công cụ tin học.
4.2. Hướng dẫn tự học
Bài tập về nhà:
– Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài
– Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa.
– Đọc trước bài: HỆ ĐIỀU HÀNH.


11


2.3.2. Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh một số cách phòng tránh lừa
đảo qua mạng Internet
- Tuyệt đối không bao giờ gửi tên tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng,
số tài khoản ngân hàng và các thơng tin cá nhân qua email, Skype, Facebook
Messenger, tin nhắn hay các dịch vụ chat trong bất kì một trường hợp nào;
- Truy cập vào các trang web chính thống. Lưu ý tới các địa chỉ web,
email chính thức và số điện thoại xác thực của ngân hàng, dịch vụ mà bạn
đang sử dụng. Ví dụ, tại trụ sở của ngân hàng mà bạn đang sử dụng, hãy cầm
về một tờ rơi có ghi địa chỉ web, số điện thoại và email chính thức của ngân
hàng này. Khi bị một số điện thoại hoặc email “lạ” yêu cầu cung cấp các
thông tin cá nhân, hãy liên hệ lại với các địa chỉ xác thực trên và yêu cầu xác
nhận.
- Để ý tới đường dẫn trong email, trên các diễn đàn, trang web. Các trang
web lừa đảo có thể có tên rất giống với trang web xác thực, do đó các em phải
chú ý rất kĩ tới địa chỉ đường dẫn trên các trang web hoặc email từ địa chỉ lạ.
Khi di chuột lên phía trên các đường dẫn web (chưa click), Firefox và
Chrome cũng sẽ hiển thị địa chỉ thực của đường dẫn ở góc dưới màn hình.
Đây là cách xác thực đường dẫn chính xác nhất.
- Nhìn chung, cách xử lý cẩn thận nhất là tuyệt đối không click vào các
đường dẫn quan trọng được gửi qua email hoặc qua Skype, Yahoo, nhất là khi
nội dung của email và tin nhắn có liên quan tới thơng tin tài khoản của mình.
Nếu cần đặt lại mật khẩu cho tài khoản ngân hàng, hãy truy cập vào địa chỉ
chính thức của ngân hàng đó và thực hiện các bước xác thực thơng thường,
thay vì click vào đường dẫn đáng ngờ trong email.
- Ln cập nhật trình duyệt và ứng dụng chống virus lên bản mới nhất.
Các trình duyệt và phần mềm chống virus thường có tính năng "bộ lọc" ngăn
người dùng truy cập vào các trang web đã bị xác nhận là web độc hoặc không

xác thực.

12


- Với hình thức lừa đảo qua mạng, người dùng sẽ là mắt xích yếu nhất
trong hệ thống bảo mật. Khơng một phần mềm bảo mật nào có thể bảo vệ
người dùng trong 100% các trường hợp nếu như họ quá nhẹ dạ và cả tin.
- Cần xác nhận với những người bạn gửi tin nhắn hoặc viết lên tường của
các mạng xã hội về những thơng tin có thể dễ dàng làm mất thông tin cá nhân,
tài khoản ngân hàng. Nên thực hiện xác nhận bằng hình thức nói chuyện trực
tiếp, email hay gọi điện thoại... để chắc chắn hơn.
- Hãy cẩn thận với những người đang yêu cầu được chấp nhận kết bạn
trên các mạng xã hội. Giới tội phạm mạng có thể tạo những hồ sơ giả nhằm
đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Tốt nhất là nên xác thực danh tính của
người muốn kết bạn trước khi chấp nhận.
“Kĩ thuật lừa đảo qua mạng” thực sự là một vấn nạn mới của Internet,
trong bối cảnh mà gần như tất cả các loại mã độc đều được viết ra bởi tội
phạm số để thu lời bất chính. Điều này khơng có nghĩa rằng bạn sẽ trở thành
nạn nhân của các vụ lừa đảo này một cách dễ dàng. Hãy là một công dân
mạng thông minh, tỉnh táo và cẩn thận: Đây mới là “tường lửa” an tồn nhất
bảo vệ cho tài sản và danh tính của bạn.
2.4. Kết quả đạt được
Trước nhu cầu về việc làm ngày càng gia tăng ở khắp các địa phương,
những kẻ lừa đảo lợi dụng sự kém hiểu biết của rất nhiều phụ huynh với chiêu
thức quen biết những người có thế lực và chiếm đoạt tài sản của họ. Clip về
tình trạng lừa xuất khẩu lao động, lừa chạy việc để chiếm đoạt tài sản.
Sau khi học xong bài này thì Học sinh đã có thể tự tìm hiểu được những
Clip về những hành vi vi phạm pháp luật qua mạng internet và hậu quả là gì:
CLIP\lua dao qua mang internet.mp4

(Ấn giữ phím Ctrl rồi Click chuột vào đường link trên để xem clip)
CLIP\canh giac thu doan lua dao ban hang qua fb.mp4
(Ấn giữ phím Ctrl rồi Click chuột vào đường link trên để xem clip)
Học kì I năm học 2017-2018 vừa qua với sự áp dụng các biện pháp nói
trên đối với những học sinh lớp 10A6 (thuộc nhóm thực nghiệm: là lớp thuộc

13


nhóm 2 của trường có lực học trung bình) và lớp 10A4 (thuộc lớp đối chứng:
là lớp thuộc nhóm 1 của trường có lực học khá) kết quả thu được qua bài
kiểm tra 15 phút là:
Câu hỏi 1: Những hành vi lừa đảo qua mạng Internet có được coi là hành
vi vi phạm pháp luật khơng? Những hành vi đó sẽ bị pháp luật xử lí như thế
nào?
Câu hỏi 2: Khi sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thơng tin em cần phải
cảnh giác với những chiêu thức lừa đảo nào?
Bảng thống kê kết quả điểm:
Điểm

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Số HS đạt điểm giỏi
Số HS đạt điểm khá
Số HS đạt điểm trung bình
Số HS bị điểm yếu, kém

Lớp 10A4 (sĩ số: 43)

02
14
27
0

Lớp 10A6 (sĩ số: 37)
06
17
14
0

Dựa vào kết quả thống kê ở bảng trên ta có thể vẽ biểu đồ so sánh kết
quả học tập giữa hai như sau:

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rằng: Số học sinh khá giỏi ở lớp thực
nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Đặc biệt, lớp thực nghiệm khơng
cịn học sinh yếu kém.

14


Kết thúc học kì I năm học 2017 – 2018, tôi đã tiến hành điều tra (phiếu
điều tra - phụ lục 5) và thu được kết quả như sau:
Bảng thống kê kết quả phiếu điều tra số 1:
Chỉ tiêu

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm


Lớp 10A4 (sĩ số: 43)

Lớp 10A6 (sĩ số: 37)

15

30

28

7

Số HS nhận biết được các
loại tội phạm qua mạng.
Số HS chưa nhận biết
được các loại tội phạm
qua mạng.

Bảng thống kê kết quả phiếu điều tra số 2:
Chỉ tiêu

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Lớp 10A4(sĩ số: 43)

Lớp 10A6 (sĩ số: 37)

05


25

38

12

Số HS biết cách tuân thủ
các nguyên tắc an toàn khi
truy cập mạng Internet
Số HS chưa biết cách tuân
thủ các nguyên tắc an tồn
khi truy cập mạng Internet

Như vậy, ở nhóm thực nghiệm hầu hết học sinh đã nắm bắt được một số
kỹ năng cơ bản để nhận biết và phòng tránh những chiêu thức lừa đảo qua
mạng.

15


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong thế kỉ XXI, công nghệ thông tin đã trở thành người bạn đồng hành
của thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Lợi ích tuyệt vời của nó ai cũng
thấy rõ nhưng những nguy cơ tiềm ẩn của sự lừa đảo, phá hoại không phải ai
cũng biết. Trách nhiệm của cả cộng đồng là phải chung tay góp sức vì một
cuộc sống hiện đại, văn minh, khơng cịn tội phạm. Những bài học ở trường
khơng cịn đơn thuần là những kiến thức mà loài người đã đúc kết lại, cần
phải trang bị thêm cho học sinh thân yêu của chúng ta thêm nhiều kĩ năng để

đấu tranh tự bảo vệ mình. Cuộc chiến chống kẻ xấu trên mạng internet hiện
nay thực sự vô cùng cam go và ác liệt. Hãy cho các em biết rằng trong cuộc
chiến này các em không đơn độc và pháp luật sẽ không nương tay cho những
kẻ lợi dụng mạng internet, lợi dụng sự cả tin, kém hiểu biết của một số người
để phục vụ cho mục đích thấp hèn của mình.
3.2. Kiến nghị
Để thực hiện được ý tưởng này, chúng tơi đã có được sự quan tâm hỗ trợ
đắc lực từ ban giám hiệu và đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh của nhà trường.
Trường THPT Đăk Mil có 3 phịng thực hành tin học, 100% phòng học được
trang bị ti vi đa năng rất thuận tiện cho việc triển khai dạy học có ứng dụng
CNTT. Nếu giáo viên ở các trường khác muốn thực hiện được ý tưởng này thì
sẽ gặp khó khăn hơn nhiều bởi chỉ diễn thuyết sng thì hiệu quả rất kém.
Thiết nghĩ, để tăng cường hiệu quả sử dụng phương pháp tích hợp kiến
thức liên mơn ngồi đầu tư cơ sở vật chất thì các trường THPT thường xuyên
tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn, các buổi hội thảo để giáo viên các bộ
mơn có thể tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến về các bài giảng cụ thể trong
chương trình.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Tin học lớp 10 (In lần
thứ nhất), NXB Giáo dục;
2. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên) (2006), Sách giáo viên Tin học lớp 10 (In lần
thứ nhất), NXB Giáo dục;
3. Trần Văn Thắng (chủ biên) (2014), Sách giáo khoa Giáo dục công
dân lớp 12 (tái bản lần thứ 6), NXB Giáo dục;
4. Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 và văn bản
hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia , 2002. - 400 tr; 20 cm.

5. Nguồn internet.

17



×