Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông sêrêpôk tỉnh đắk lắk bằng phương pháp đánh giá toàn diện mờ và trọng số entropy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------oOo--------------

NGUYỄN TÂN

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SƠNG SÊRÊPƠK
TỈNH ĐẮK LẮK BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỒN DIỆN
MỜ VÀ TRỌNG SỐ ENTROPY
Chun ngành : Chính sách cơng trong bảo vệ môi trường
Mã số

:60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH,tháng 02 năm 2018


ii

Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
..………………………………………………………....………………………………
..………………………………………………………....………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Lê Văn Trung
..………………………………………………………....………………………………
..………………………………………………………....………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Phạm Gia Trân
..………………………………………………………....………………………………
..………………………………………………………....………………………………


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
02 tháng 02 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Lê Văn Khoa
2. Cán bộ nhận xét 1: PGS.TS Lê Văn Trung
3. Cán bộ nhận xét 2: TS. Phạm Gia Trân
4. Ủy viên hội đồng: PGS.TS Lê Trung Chơn
5. Thư ký hội đồng: TS.Võ Nguyễn Xuân Quế
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC
Họ và tên :Nguyễn Tân
MSHV:7141267

Ngày, tháng, năm sinh :17/05/1990
Nơi sinh: Đắk Lắk
Chuyên ngành
: Chính sách cơng trong bảo vệ mơi trường
Mã số: 60 34 04 02
Khóa
: 2014
I.

TÊN ĐỀ TÀI :

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Sêrêpôk tỉnh Đắk Lắk bằng
phương pháp đánh giá toàn diện mờ và trọng số entropy
II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Khảo sát và thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và
sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến CLN sông Sêrêpôk tỉnh Đắk Lắk hiện
nay.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng, diễn biến CLN sông Sêrêpôk từ năm 2008 đến
năm 2015.
- Phân tích và so sánh kết quả đánh giá CLN theo phương pháp đánh giá toàn
diện mờ - trọng số Entropy và các phương pháp khác.
- Tìm hiểu ngun nhân, đánh giá cơng tác quản lý và đề xuất các biện pháp cải
thiện chất lượng môi trường nước sông Sêrêpôk.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 16/01/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2017
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS.Chế Đình Lý.
Tp HCM, ngày 22 tháng 02 năm 2018

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Chế Đình Lý
TRƯỞNG KHOA
MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN


iv

LỜI CAM ĐOAN
____oOo____
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Tân


v
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, từ tận đáy lịng, tơi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS.
Chế Đình Lý – Ngun Phó Viện trưởng Viện Mơi Trường và Tài Nguyên, người
Thầy luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp các ý kiến quý báu để tơi
hồn thành khóa luận này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến tồn thể q Thầy Cơ khoa Tài ngun và

Mơi trường đã dạy bảo tận tình và truyền đạt những kiên thức bổ ích cho tơi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc Ban giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường – Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Đắk Lắk đã tận tình hổ trợ, tạo điều
kiện giúp tơi hồn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn Cha Mẹ đã có cơng sinh thành, dạy dỗ, đồng hành và
ủng hộ tôi trên mọi bước đường. Nhân đây, tôi cũng mong muốn chuyển lời cảm ơn
đến tất cả bạn bè đã tạo thêm nhiều động lực giúp tơi vượt qua các khó khăn trong học
tập cũng như trong cuộc sống.
TP.HCM, ngày 22 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Tân


vi
TÓM TẮT
Đắk Lắk là tỉnh phát triển nhanh nhất khu vực Tây Nguyên với tốc độ phát triển
kinh tế tăng trưởng nhanh với ngành chủ lực là công nghiệp. Cùng với tốc độ phát
triển công nghiệp và đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị tỉnh Đắk Lắk, việc phát triển đô
thị chưa được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Hiện nay, chất lượng nước mặt nói chung
hay chất lượng nước sơng Sêrêpơk nói riêng đã trở thành một trong những vấn đề quản
lý và quy hoạch môi trường quan trọng. Do đó, mục tiêu của đề tài áp dụng phương
pháp đánh giá tồn diện chất lượng nước sơng Sêrêpơk dựa trên lý thuyết mờ và trọng
số Entropy, từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần cải thiện chất lượng nước.
Đề tài đã sử dụng phương pháp tính tốn đánh giá toàn diện mờ với các trọng số
khác nhau và chỉ số chất lượng nước (WQI) được vận dụng để giải quyết các mục tiêu
đề ra. Kết quả nghiên cứu của đề tài được khái quát như sau:
- Đề tài đã thực hiện đánh giá tình hình hoạt động kinh tế tỉnh Đắk Lắk và các

áp lực môi trường trong quá trình phát triển. Kết quả đánh giá cho thấy áp lực
môi trường từ hoạt động kinh tế tăng nhanh qua các năm, đặc biệt trong đó là
cơng nghiệp có áp lực cao nhất.
- Để đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước, tác giả đã tính tốn bậc ô
nhiễm theo phương pháp lý thuyết mờ cho 5 điểm quan trắc của sông Sêrêpôk
với 7 thông số tham gia tính tốn. Kết quả tính tốn cho thấy năm 2008-2009,
2011-2013 có bậc ơ nhiễm là bậc II nghĩa là bị ơ nhiễm mức độ nhẹ, chất lượng
nước khơng cịn tốt. Tuy nhiên năm 2010, 2014-2015 bậc ô nhiễm là bậc I chất
lượng môi trường nước tốt hơn, bậc ô nhiễm rơi vào bậc I là chưa bị ô nhiễm.
- Đồng thời, đề tài cũng đã tính tốn chất lượng nước theo hai phương pháp chỉ
số WQI và FCE – trọng số linh hoạt, sau đó tiến hành so sánh kết quả tính tốn
giữa phương pháp đánh giá tồn diện mờ - trọng số entropy với hai phương pháp
này để tìm ra phương pháp ưu việt trong đánh giá chất lượng nước. Kết quả cho
thấy, phương pháp FCE – trọng số entropy khơng có sự khác biệt với 2 phương
pháp trên, cho kết quả xác thực hơn và hoàn toàn có thể khắc phục những nhược
điểm của hai phương pháp trên.
- Đề tài cũng đã đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
sông Sêrêpôk một cách bền vững.


vii
ABSTRACT
Dak Lak province locates in the Western Highlands key economic region with
rapid economic growth and the major is industrial sectors. Industrialization and
urbanization made changes on Dak Lak province but urban development didn’t invest
in comprehensive infrastructure caused the environmental degradation, especially
surface water pollution. At present, the quality of surface water in general or the
SêrêPôk River in particular has become one of significant environmental plan and
management issues. Therefore, the objective of the research is that applying
comprehensive evaluation method (FCE) to the SêrêPôk river water quality based on

the theory and fuzzy weighted entropy to recommend some solutions to improve water
quality.
The study used fuzzy comprehensive evaluation with different weights and the
water quality index (WQI) to solve the objectives of the study. The results of study
showed the following:
- The thesis evaluated the economic activities of Dak Lak province and
environmental pressures in the development process. The results showed that
the environmental pressures from economic activities have increased in the
past few years, especially industrial branch have been the highest pressures.
- To assess the status and trend of the water quality, the author calculated
pollution level by the fuzzy comprehensive evaluation method for 5
monitoring sites with 7 water quality parameters. The results shown that the
water quality of year 2008 – 2009, 2011-2013 are from the grade II which
means the pollution at medium level. Year 2010,2014-2015 are from the
grade I, which means good level and the water body has a very healthy
situation.
- At the same time, the subject was also calculated the water quality by the water
quality index and fuzzy comprehensive evaluation based on flexible weight
method (FCE-FE), then the author compared the results of these two methods
with fuzzy comprehensive evaluation based on entropy weight method (FCEEW) to find the best method for assessing the water quality. The results
showed that FCE-EW was gotten more reasonable than WQI and FCE-FE.
Besides that, FCE-EW can completely overcome the disadvantages of these
two methods.
- The research has also proposed measures to minimize environmental pollution
in the Sêrêpôk river Sustainable.


viii
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................ xii

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
1.5. TÍNH MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .............................................................3
1.5.1. Tính mới của đề tài............................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ MỐI
LIÊN HỆ VỚI MƠI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK .....................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................................6
1.2. TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA TỈNH ĐẮK LẮK .......................................................8
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................10
1.2.2. Điều kiện khí hậu ............................................................................................11
1.2.3. Điều kiện thủy văn ..........................................................................................14
1.3. CÁC ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK TRONG Q TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..........................................................................19
1.3.1. Tình hình phát triển và cơ cấu phân bổ các ngành kinh tế ..............................19
1.3.2. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường
...................................................................................................................................20
1.3.3. Sức ép dân số và dân di cư tự do.....................................................................22
1.3.3.1. Sự phát triển dân số cơ học và biến động theo thời gian ..........................22
1.3.3.2 Tác động gia tăng dân số và di dân tự do đối với môi trường ..................23
1.3.4. Phát triển công nghiệp .....................................................................................24
1.3.4.1. Diễn biến các hoạt động tăng trưởng công nghiệp ...................................24



ix
1.3.4.2. Dự báo phát triển công nghiệp .................................................................25
1.3.4.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu phát triển công nghiệp với bảo vệ
môi trường .............................................................................................................26
1.3.4.4. Tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường ..............................27
1.3.5. Phát triển xây dựng .........................................................................................28
1.3.5.1. Tăng trưởng xây dựng ..............................................................................28
1.3.5.2. Đánh giá mức độ tuân thủ phát triển xây dựng với bảo vệ môi trường ...29
1.3.5.3. Tác động của phát triển xây dựng tới môi trường ....................................29
1.3.6. Phát triển năng lượng ......................................................................................30
1.3.6.1. Diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành năng lượng .......................30
1.3.6.2. Tác động của phát triển năng lượng đến môi trường ...............................31
1.3.7. Phát triển giao thông vận tải............................................................................32
1.3.7.1. Diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành giao thông vận tải ............32
1.3.7.2. Tác động của phát triển giao thông vận tải đến môi trường .....................33
1.3.8. Phát triển nông nghiệp ....................................................................................33
1.3.8.1. Diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành nông nghiệp .....................33
1.3.8.2. Dự báo tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp trong tương lai ............35
1.3.8.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu bảo vệ môi trường trong phát
triển nông nghiệp ...................................................................................................36
1.3.8.4. Tác động của phát triển nông nghiệp đến môi trường ..............................36
1.3.9. Phát triển du lịch .............................................................................................38
1.3.9.1. Diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành du lịch ..............................38
1.3.9.2. Dự báo tốc độ phát triển của ngành du lịch trong tương lai .....................39
1.3.9.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các mục tiêu bảo vệ môi trường trong phát
triển du lịch ............................................................................................................40
1.3.9.4. Tác động của phát triển du lịch đến môi trường.......................................40
1.4. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUAN TRẮC CLN SÔNG SÊRÊPÔK.........41

1.5. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................43
1.6. TỔNG QUAN VỀ THUẬT TOÁN LOGIC MỜ ...............................................48
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................53
2.1. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN ..........................................................53
2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHI TIẾT .........................54


x
2.2.1. Các thông tin cơ bản về hiện trạng kinh tế - xã hội, các áp lực đến môi trường
tỉnh Đắk Lắk ..............................................................................................................54
2.2.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm nguồn nước sông Sêrêpôk ..............................................................................54
2.2.3. Đánh giá chất lượng nước từng thông số ........................................................54
2.2.4. Đánh giá chất lượng nước tổng hợp ................................................................55
2.2.4.1. Đánh giá chỉ số chất lượng nước tổng hợp theo hướng dẫn của Quyết
định 879/QĐ-TCMT ..............................................................................................55
2.2.4.2. Phương pháp đánh giá toàn diện dựa trên lý thuyết mờ (Fuzzy
comprehensive Evaluation) ...................................................................................58
2.2.4.3. Phương pháp trọng số Entropy .................................................................63
2.2.4.4. Phương pháp trọng số linh hoạt ................................................................64
2.2.5. Phân tích và so sánh kết quả đánh giá toàn diện mờ từ các phương pháp trọng
số khác nhau và chỉ số WQI ......................................................................................64
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................67
3.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THEO ĐÁNH GIÁ ĐƠN CHẤT ..........67
3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÊRÊPÔK THEO
CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC................................................................................72
3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SƠNG SÊRÊPƠK BẰNG PHƯƠNG
PHÁP TỒN DIỆN MỜ .............................................................................................74
3.4. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN MỜ TỪ
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỌNG SỐ KHÁC NHAU VÀ CHỈ SỐ WQI ................79

3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ TÍNH TỐN CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG FCE
THEO TRỌNG SỐ LINH HOẠT - ENTROPY VÀ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC ...........................................................................................................................79
3.6. SO SÁNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CLN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN
DIỆN MỜ TRỌNG SỐ ENTROPY VÀ PHƯƠNG PHÁP WQI (QĐ 879) ...........80
3.7. SO SÁNH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CLN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN
DIỆN MỜ - TRỌNG SỐ ENTROPY VÀ TRỌNG SỐ LINH HOẠT ...................82
3.8. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SƠNG SÊRÊPƠK .......84
3.8.1. Ngun nhân gây ơ nhiễm nguồn nước sông SêrêPôk ...................................84


xi
3.8.1.1. Nước thải sinh hoạt dân cư .......................................................................86
3.8.1.2. Nước thải công nghiệp..............................................................................86
3.8.1.3. Nước thải chăn nuôi..................................................................................88
3.8.1.4. Nước thải nuôi thủy sản ............................................................................89
3.8.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường ............................................................90
3.8.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý .....................................92
3.8.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông Sêrêpôk ...........93
3.8.4.1. Các biện pháp cơng trình ..........................................................................93
3.8.4.2. Các biện pháp phi cơng trình ....................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................97
KẾT LUẬN ..................................................................................................................97
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................100


xii


TỪ VIẾT TẮT

CLN

:

Chất lượng nước

FCE

:

Đánh giá toàn diện mờ

WQI

:

Chất lượng nước

CED

:

Phương pháp Nguyên nhân – Hệ quả

KCN

:


Khu công nghiệp

SXCN

:

Sản xuất công nghiệp

CCN

:

Cụm công nghiệp

BVTV

:

Bảo vệ thực vật


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất từ năm 2010-2014 ................................10
Bảng 1.2. Đặc trưng khí hậu một số tiểu vùng của tỉnh Đắk Lắk .............................13
Bảng 1.3. Đặc trưng các sơng chính .........................................................................16
Bảng 1.4. Đặc trưng thủy văn ...................................................................................18
Bảng 1.5. Dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2010 - 2014 .....................................................22
Bảng 1.6. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá so sánh 2010) giai đoạn 20102014 ...........................................................................................................................34

Bảng 1.7. Diện tích các loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh ..............................35
Bảng 1.8. Sản lượng các loại cây trồng chủ lực trên đị bàn tỉnh ..............................35
Bảng 1.9. Lượng khách du lịch đến Đắk Lắk năm 2010-2014 .................................38
Bảng 1.10. Doanh thu du lịch (theo giá hiện hành) ..................................................39
Bảng 1.11. Vị trí các điểm quan trắc trên sơng Sêrêpơk ...........................................42
Bảng 2.1. Bảng quy định các giá trị qi, BPi...............................................................56
Bảng 2.2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ............................56
Bảng 2.3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ..........................57
Bảng2.4. Thang đánh giá chất lượng nước ...............................................................58
Bảng 2.5. Phân lớp chất lượng nước mặt ..................................................................60
Bảng 3.1. Vị trí các điểm quan trắc sông Sêrêpôk ....................................................67
Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả thông số ô nhiễm tại sông Sêrêpôk năm 20082015 ...........................................................................................................................68
Bảng 3.3. Chỉ số chất lượng nước sông Sêrêpôk 2008-2015 ....................................72
Bảng 3.4.Trọng số Entropy cho các chất tham gia tính tốn chất lượng nước 20082015 ...........................................................................................................................74
Bảng 3.5. Kết quả bậc ô nhiễm nước sông Sêrêpô knăm 2008-2015 .......................74
Bảng 3.6 .Diễn biến chất lượng nước sông Sêrêpôk theo trọng số Entropy .............76
Bảng 3.7. Trọng số linh hoạt cho các chất tham gia tính tốn chất lượng nước 20082015 ...........................................................................................................................77
Bảng 3.8. Kết quả bậc ô nhiễm nước sông Sêrêpô knăm 2008-2015 .......................77
Bảng 3.9. Kết quả tính tốn bậc ơ nhiễm trung vị các điểm năm 2008-2015 ...........79


xiv
Bảng 3.10. Bảng thống kê mô tả kết quả đánh giá chất lượng nước sông Sêrêpôk
2008-2015 theo 3 phương pháp khác nhau ...............................................................80
Bảng 3.11. Kết quả kiểm định t bắt cặp giữa phương pháp FCE và WQI ................80
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định t bắt cặp giữa hai phương pháp trọng số entropy –
linh hoạt .....................................................................................................................83
Bảng 3.13. Thành phần đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp phổ biến trên
lưu vực sông (trước khi xử lý) ..................................................................................87
Bảng 3.14. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành phân theo nhóm vật

ni ............................................................................................................................89

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ................................................................6
Hình 1.3. Biểu đồ tổng sản phẩm các ngành kinh tế .................................................19
Hình 1.4. Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế..............................................................20
Hình 1.5. Biểu đồ tăng trưởng dân số năm 2010 – 2014 ..........................................22
Hình 1.6. Biểu đồ tăng trưởng ngành cơng nghiệp ...................................................25
Hình 1.7. Biểu đồ tăng trưởng ngành xây dựng ........................................................28
Hình 1.8. Biểu đồ tăng trưởng ngành nơng nghiệp ...................................................34
Hình 1.9.Vị trí các điểm quan trắc trên sơng Sêrêpơk ..............................................42
Hình 1.10. So sánh hai loại logic “thực” và mờ”[1] .................................................50
Hình 2.1. Tiến trình thực hiện luận văn ....................................................................53
Hình 2.2. Sơ đồ các bước tiến hành phương pháp đánh giá tồn diện mờ ...............59
Hình 2.3. Các bước thực hiện phương pháp t bắt cặp trong phần mềm thống kê
Minitab. .....................................................................................................................65
Hình 3.1. Nồng độ COD trung bình sơng Sêrêpơk 2008-2015 .................................69
Hình 3.2. Nồng độ BOD5 trung bình sơng Sêrêpơk 2008-2015 ...............................69
Hình 3.3. Nồng độ TSS trung bình sơng Sêrêpơk 2008-2015 ..................................70
Hình 3.4. Nồng độ N-NH4+ trung bình sơng Sêrêpơk 2008-2015 ............................70
Hình 3.5. Tổng Coliform trung bình sông Sêrêpôk 2008-2015 ................................71
Bảng 3.6. Diễn biến chất lượng nước sông Sêrêpôk theo trọng số linh hoạt ............78


xv
Hình 3.7. Diễn biến chất lượng nước sơng Sêrêpơk theo trọng số Linh hoạt ...........79
Hình 3.8. Bậc ơ nhiễm của các thơng số theo phương pháp WQI và FCE ...............81
Hình 3.9. Sự khác biệt giữa kết quả FCE - trọng số entropy và trọng số linh hoạt ..83
Hình 3.10. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Sêrêpôk .......................................85



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung Tây Nguyên – vùng kinh tế năng động và đang phát triển nhanh
trong những năm gần đây. Với nhu cầu phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế, Đắk
Lắk một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp. Tổng sản phẩm Quốc nội GDP của tỉnh
tăng bình qn 8,5%/năm. Trong đó, ngành cơng nghiệp tăng 15%/năm, dịch vụ
tăng 13%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 5%/năm. Đắk Lắk là thủ phủ cà phê
của cả nước với các cụm công nghiệp và khu công nghiệp đã đi vào hoạt động ngày
càng thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Với mục tiêu xây dựng đến năm 2020, Đắk Lắk trở thành trung tâm công
nghiệp, dịch vụ lớn và hiện đại của khu vực Tây nguyên.Đắk Lắk đang từng bước
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đơi với bảo vệ mơi trường. Song, trong
quá trình phát triển cũng đã phát sinh những tác động xấu ảnh hưởng tới mơi
trường. Trong đó chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm.
Theo trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk, kết quả quan trắc
chất lượng nước (CLN) sông Sêrêpôk đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm
2015 nhìn chung đạt mục đích sử dụng cho cấp nước sinh hoạt. Chất lượng nguồn
nước đã được cải thiện hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, các đoạn vẫn cịn ơ
nhiễm về hàm lượng sắt (Fe), chất rắn lơ lửng (TSS), chất thải hữu cơ và vi khuẩn
gây bệnh (E.coli)...Đặc biệt, chất lượng nước lưu vực sơng Sêrêpơk đoạn chảy qua
KCN Hịa Phú là chịu tác động ơ nhiễm nặng nhất trên tồn tuyến. Ngun nhân
chính là do tiếp nhận nước thải của các nhà máy tại KCN.
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá chất lượng nước: phương pháp
đánh giá đơn yếu tố, phương pháp đánh giá theo chỉ số chất lượng nước (Water

Quality Index - WQI), phương pháp đánh giá toàn diện theo lý thuyết mờ (Fuzzy
Comprehensive Evaluation - FCE)…Trong đó, phương pháp đơn yếu tố cung cấp
mức ô nhiễm của từng chỉ số mà không thể hiện được hiện trạng chất lượng tổng


2

quát toàn khu vực, chuyên sâu vào từng chỉ tiêu chất lượng nước nên làm cho người
dân và các nhà quản lý khó hiểu. Phương pháp chỉ số WQI cịn một số hạn chế: việc
giới hạn các chất ô nhiễm tham gia tính tốn do đó rất khó có thể thay thế biến mới
và thiếu linh động. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, việc đánh giá chất lượng
nước bằng chỉ số này có thể làm mất thơng tin trong q trình tích hợp, tính tốn
phức tạp. Bên cạnh đó, phương pháp FCE có thể khắc phục được nhược điểm của
hai phương pháp cịn lại. Phương pháp này có thể kết luận về chất lượng nước và
giải quyết được vấn đề không hợp lý trong xếp hạng chất lượng nước, cho phép xác
định các giá trị trung gian giữa các giá trị truyền thống có tính rạch rịi như:
đúng/sai, cao/thấp… Để tăng tính tốn khách quan và mức độ chính xác của kết
quả, trọng số thường được sử dụng trong đánh giá CLN. Trọng số phản ánh các
mức độ ô nhiễm của chất lượng nước, đồng thời nó cũng đóng vai trị quan trọng
quyết định và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đánh giá toàn diện mờ.
Chính vì lý do đó, để phát triển kinh tế bền vững đi đôi với công tác quản lý
chất lượng nước sơng Sêrêpơk cần tìm ra ngun nhân chính một cách khoa học,
đầy đủ để từ đó có cái nhìn tổng quát về chất lượng nước sông Sêrêpôk và đề ra các
giải pháp quản lý phù hợp và hiệu quả. Đó cũng chính là lý do chọn đề tài “Đánh
giá diễn biến chất lượng nước sông Sêrêpôk tỉnh Đắk Lắk bằng phương pháp
đánh giá toàn diện mờ và trọng số Entropy”
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chất lượng nước sông Sêrêpôk thuộc phạm vi tỉnh Đắk Lắk.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Áp dụng phương pháp đánh giá toàn diện chất lượng nước sông Sêrêpôk dựa

trên lý thuyết mờ và trọng số Entropy và đề xuất giải pháp nhằm góp phần cải thiện
chất lượng nước.
Các nhiệm vụ cụ thể:
1. Khảo sát và thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và
sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến CLN sông Sêrêpôk tỉnh Đắk Lắk hiện
nay.


3

2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng, diễn biến CLN sông Sêrêpôk từ năm 2008 đến
năm 2015 bằng phương pháp đánh giá toàn diện dựa trên logic mờ.
3. Phân tích và so sánh kết quả đánh giá CLN theo phương pháp đánh giá toàn diện
mờ - trọng số Entropy và các phương pháp khác để xác nhận giá trị sử dụng
được của kết quả.
4. Tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá công tác quản lý và đề xuất các biện pháp cải
thiện chất lượng môi trường nước sông Sêrêpôk.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian nghiên cứu Đoạn sông Chảy qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk dài
127km
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2008-2015
1.5. TÍNH MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Tính mới của đề tài
- Ứng dụng phương pháp đánh giá mới trong đánh giá chất lượng nước.
- Lần đầu tiên có nghiên cứu đánh giá tồn diện mờ và trọng số entropy cho
sơng Sêrêpơk.
- Áp dụng phương pháp trọng số entropy vào đánh giá chất lượng nước, đây
là phương pháp mới và có tính chính xác cao.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học
- Là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo tham khảo để đánh giá chất lượng

nước trên các lưu vực sông rạch ở các địa bàn nghiên cứu khác.
- Cung cấp công cụ quản lý mơi trường bằng phương pháp đánh giá định
lượng có tính khách quan và độ chính xác cao.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
a. Về môi trường
- Nghiên cứu tạo cơ sở dữ liệu chất lượng môi trường nước, sẽ làm tăng
hiệu quả công tác của các nhà quản lý môi trường đề xuất biện pháp xử lý và ứng
phó cũng như phịng ngừa kịp thời các vùng bị ơ nhiễm.


4

- Xác định được các tác động, nguyên nhân gây ô nhiễm để kịp thời phát
hiện và ngăn chặn các ô nhiễm cho môi trường nước có thể phát sinh bằng cách
điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội.
b. Về kinh tế- xã hội
- Kết quả đánh giá chất lượng nước sẽ góp phần đưa ra các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước, từ đó làm giảm rủi ro sức khỏe cộng
đồng.
- Kết quả đánh giá chất lượng nước dễ dàng truyền tải thông tin đến cộng
đồng về hiện trạng chất lượng nước tốt hay xấu, từ đó sẽ góp phần nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường của người dân.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Để cung cấp thông tin cho việc đánh giá chất lượng nước, lý giải các nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nước, trong chương này trình bày tổng quan về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, và mối liên hệ với môi trường tỉnh Đắk Lắk, tổng quan về

các phương pháp đánh giá chất lượng nước để lựa chọn cho luận văn.
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ MỐI
LIÊN HỆ VỚI MƠI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, nằm ở trung tâm vùng
Tây Nguyên, tọa độ địa lý từ 1070 28'57"- 1080 59'37" độ kinh Đông và từ 120
9'45" - 130 25'06" độ vĩ Bắc.
-

Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;

-

Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng;

-

Phía Đơng giáp tỉnh Phú n và tỉnh Khánh Hịa;

-

Phía Tây giáp Vương quốc CamPuChia và tỉnh Đắk Nông.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hố xã hội
của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa
quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ
26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh
Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Đường Hồ Chí Minh được xây
dựng cùng với cảng hàng không Buôn Ma Thuột được nâng cấp Đắk Lắk sẽ là
đầu mối giao lưu quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như

Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của
tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.


6

BẢN ĐỒ TỈNH ĐẮK LẮK

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp
dần từ Đơng Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và
thung lũng, khái qt có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
a. Địa hình vùng núi
Vùng núi cao Chư Yang Sin: nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh với diện tích
xấp xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên tồn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma
Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500
mét cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.445 mét, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình
hiểm trở. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như
Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm.


7

Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn
cách thung lũng sơng Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung
bình 600-700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103m. Địa hình bào mịn, xâm thực, thực
vật gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp.
b. Địa hình cao ngun
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường

Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thủy, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình
thấp dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam. Tồn tỉnh có 2 cao ngun lớn:
Cao nguyên Buôn Ma Thuột: Là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ Bắc xuống
Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây 70 km. Phía Bắc cao gần 800m, phía Nam 400
m, thoải dần về phía Tây cịn 300 m. Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ
dốc trung bình 3-8o. Phần lớn diện tích cao ngun này là đất đỏ Bazan màu mỡ và
hầu hết đã được khai thác sử dụng.
Cao nguyên M’Đrắk (cao nguyên Khánh Dương): Nằm ở phía Đơng tỉnh tiếp
giáp với tỉnh Khánh Hồ, độ cao trung bình 400- 500 m, địa hình cao nguyên này
gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đơng và Nam, khu vực trung tâm có địa hình như
lịng chảo cao ở xung quanh và thấp dần vào trung tâm. Đất Granit chiếm phần lớn
diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở núi thấp
và đồi thoải.
c. Địa hình bán bình nguyên Ea Súp
Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề
mặt ở bị bào mịn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình
180m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M'Lan... Phần lớn đất đai của
bán bình nguyên Ea Súp là đất xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp
rụng lá vào mùa khơ.
d. Địa hình vùng bằng trũng Krơng Pắc - Lắk
Nằm ở phía Đơng-Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy
núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400-500m. Đây là thung lũng của lưu vực
sơng Sêrêpơk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc,


8

Krông Ana với cánh đồng Lắk - Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha. Đây là vùng
trũng bị lũ lụt vào các tháng 9, tháng 10 hàng năm.
1.2. TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Đắk Lắk
đó là tài ngun đất. Tồn tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.312.537 ha, trong đó chủ
yếu là nhóm đất phù sa, đất gley, đất xám, đất đỏ bazan, đất đen và một số nhóm
khác như: nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá (Leptosols), nhóm đất nứt nẻ (Vertisols),
nhóm đất mới biến đổi (Cambisols), nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị
(Planols), nhóm đất nâu thẫm (Phaeozems), nhóm đất nâu (Lixisols).
a. Nhóm đất phù sa (Fulvisols)
Nhóm đất phù sa diện tích 14.708 ha, chiếm 1,12% diện tích tự nhiên, đất
được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sơng suối, phân bố ven sơng Krơng
Ana, Krơng Nơ, tính chất của đất phụ thuộc vào sản phẩm phong hóa của các mẫu
chất tạo đất của vùng thượng nguồn từng lưu vực, thời gian, điều kiện và vị trí bồi
lắng, ...
Đặc điểm cơ bản: Đất có tính phân lớp rõ, biểu hiện của sự bồi tụ phù sa
sông theo chu kỳ tới độ sâu 120-125cm, thành phần cơ giới thịt pha sét, xuống sâu
hơn đất có thành phần cơ giới cát hoặc lẫn sỏi sạn, tồn phẫu diện có màu nâu sẫm,
giàu mùn (OC%>1,5), độ no Bazơ cao (>80%), phản ứng đất chua (pHKCL: 4,55,0). Hàm lượng lân tổng số giàu (P2O5 tổng số: >0,1%), hàm lượng lân dễ tiêu rất
nghèo (P2O5 dễ tiêu <1,0mg/100g đất), dung tích cation trao đổi cao, CEC:
>20meq/100 đất. Đây là nhóm đất tốt về tính chất hố, lý và được phân bố ở các địa
hình bằng phẳng.
b. Nhóm đất gley (Gleysols)
Nhóm đất Gley diện tích 29.350 ha, chiếm 2,24% diện tích tự nhiên, phân bố
tập trung ở các vùng trũng thuộc huyện Lắk, Krông Ana và rải rác ở các vùng ngập
nước quanh năm.
Đất Gley phân bố ở độ dốc thấp dưới 80, trong đó chủ yếu có độ dốc <30,
đất có tầng dày lớn, đất có nguồn gốc thuỷ thành (có sự bồi tụ từ các sườn đồi) nên
thành phần cơ giới trong các tầng đất không thể hiện bất cứ sự phân hố có quy luật


9


nào; ở tầng đất 25-43cm, tỷ lệ sét tăng đột ngột (30,4%) sau đó giảm xuống 11,6 tới
độ sâu 92cm, tỷ lệ sét lại tăng cao (73,8%). Đất có độ bão hịa Bazơ thấp (<50%),
dung tích cation trao đổi thấp (CEC: <10meq/100g đất). Mực nước ngầm nơng, đất
bị Gley hố tồn phẫu diện, q trình khử trong đất là chủ đạo, do tầng đất dưới
92cm có tỷ lệ sét cao nên đất có khả năng giữ nước tốt. Đất có độ phì tự nhiên thấp,
tuy nhiên do điều kiện địa hình thấp, giữ nước tốt, thành phần cơ giới khá mịn phù
hợp phát triển cây trồng hệ canh tác nước.
c. Nhóm đất xám (Acrisols)
Nhóm đất xám (Acrisols) hay cịn gọi là đất chua mạnh hoạt tính thấp, diện
tích 579.309 ha, chiếm 44,14% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện, là
nhóm đất lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, phân bố ở nhiều dạng địa hình nhưng chủ yếu trên
đất dốc.
Đất xám là nhóm đất đã phát triển, hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt
đới ẩm. Về bản chất có độ phì rất thấp, phản ứng đất rất chua, pH KCL <4,0, độ no
Bazơ thấp (<20%), hàm lượng lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo (P2O5 tổng
số 0,03 - 0,05%, P2O5 dễ tiêu <1,0mg/100 g đất).
d. Nhóm đất đỏ (Ferrasol)
Diện tích 311.340 ha, chiếm 23,72% diện tích tự nhiên, lớn thứ hai sau nhóm
đất xám. Phân bố tập trung tại các khối Bazan Buôn Ma Thuột. Nhóm đất này có
các đơn vị phân loại: Nâu đỏ trên Bazan (Fk), nâu vàng trên bazan (Fu), là nhóm đất
có tầng B tích tụ nhơm rõ nhất. Đất được phân bố tập trung ở khối bazan Buôn Ma
Thuột chảy từ bắc xuống Nam, từ Đơng sang Tây. Phía Bắc cao ngun (Ea H’Leo)
có độ cao 800m, phía Nam độ cao 400 m, phía Tây cao 300m (khu vực huyện Cư
M'gar). Bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng.
Đất đỏ hình thành và phát triển trên các cao nguyên Ba zan phần lớn có độ
dốc thấp, tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét >40%), tơi xốp khi
ẩm, độ xốp trung bình 62-65%, khả năng giữ nước và hấp thu nước tốt... Rất thích
hợp với các loại cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị hàng hoá cao: cà phê, cao su,
tiêu và những cây ăn quả khác...Đây là nguồn tài nguyên quý giá của Đắk Lắk nói
riêng và Việt Nam nói chung.



10

e. Nhóm đất đen (Luvisols)
Diện tích là 38.694 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố xung quanh các
miệng núi lửa, vùng rìa các khối Bazan và các thung lũng Bazan.
Tầng đất canh tác có hàm lượng mùn và đạm tổng số cao (OC>1%,
N%:0,15%), xuống sâu giảm dần. Hàm lượng lân tổng số nghèo, hàm lượng lân dễ
tiêu rất nghèo (P2O5 tổng số: 0,03- 0,05 %, P2O5 dễ tiêu: < 1,0mg/100g đất), độ bão
hồ Bazơ cao (>50%), dung tích cation trao đổi cao (CEC >24meq/100g đất). Tầng
mặt bị úng nước dẫn tới sự phân huỷ hoặc rửa trôi sét xuống tầng sâu hơn.
f. Nhóm đất khác
Tổng diện tích các nhóm đất khác là 338.372ha, chiếm 25,78% diện tích tự
nhiên.
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất từ năm 2010-2014
Năm
Loại đất

ĐVT

2010

2011

Đất nông nghiệp

ha


1133311.31

1132023.10

Đất
phi
nghiệp

ha

101831.31

101391.19

102382.18

103181.29

103677.19

ha

77394.38

79122.71

78046.15

71513.60


69813.46

nông

Đất chưa sử dụng

2012

2013

2014

1132108.67 1137842.11 1139046.35

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk, 2015


×