Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.46 KB, 27 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng
thương mại
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mại chiếm tỉ
trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng. Tuy nhiên
cho đến nay hầu như chưa có một khái niệm cụ thể, thống nhất về Ngân hàng
thương mại.
Theo pháp luật nước Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi,
cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc
rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại
sẽ được xem là một Ngân hàng.
Tại Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của Hội đồng Nhà nước
Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt
động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm
phương tiện thanh toán.
Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997,
định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật tổ
chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động Ngân hàng vì khái niệm này đã được
định nghĩa trong luật Ngân hàng Nhà nước, cũng do Quốc hội khóa X thông qua
cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: hoạt động Ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về Ngân hàng thương mại
như sau: Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính, cung cấp


các dịch vụ tài chính đa dạng, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và
cung ứng các các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, Ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch
vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về dịch vụ ngân hàng xã hội.
Khái niệm ngân hàng đang ngày một thay đổi vì sự pha trộn các hoạt động
truyền thống của Ngân hàng với các loại hình trung gian tài chính khác.
Trong hệ thống tài chính trung gian, các Ngân hàng thương mại là những
trung gian tài chính lớn nhất với đa dạng loại hình tổ chức và sở hữu như: Ngân
hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh
và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài…
1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Căn cứ theo Chương III của Luật các tổ chức Tín dụng được thông qua tại kì họp
thứ 2 Quốc hội khóa X ngày 12 tháng 12 năm 1997 thì Ngân hàng thương mại có
các hoạt động cơ bản sau:
- Huy động vốn
- Hoạt động tín dụng
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Các hoạt động khác
* Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là hoạt động đầu tiên và có vai trò vô cùng quan trọng đối với
một Ngân hàng thương mại bởi nguồn vốn tự có của Ngân hàng không thể đáp ứng
tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Để có thể thực hiện các nghiệp vụ khác, Ngân
hàng phải tìm mọi cách tập hợp các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
để mở rộng quy mô vốn kinh doanh của mình.
Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức
tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các
loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi được cho phép.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ

chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Một số hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
* Hoạt động tín dụng:
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là tài trợ cho khách hàng trên
cơ sở tín nhiệm ( tín dụng ). Đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân
hàng nhưng nó cũng là hoạt động chứa đựng rủi ro lớn nhất.
Tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp cho các tổ chức, cá nhân dưới
nhiều hình thức:
- Chiết khấu thương phiếu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương
phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác của tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác của các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay: Đây là hoạt động quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các
hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại có thể
cho các cá nhân, tổ chức vay vốn dưới nhiều hình thức như thấu chi, cho vay theo
hạn mức hoặc vay từng lần…
- Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh: Bảo lãnh của Ngân hàng là cam kết của Ngân
hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng của Ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như
cam kết. Ngân hàng thương mại được bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng
khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
- Cho thuê tài sản ( thuê - mua ): Cho thuê tài sản của Ngân hàng thương mại
thường là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Cho thuê tài sản giống một khoản
cho vay thông thường ở chỗ Ngân hàng phải xuất tiền với kì vọng sẽ thu về cả gốc
và lãi sau một thời gian nhất định, tuy nhiên nó khác cho vay ở chỗ tài sản cho thuê
vẫn thuộc sở hữu của Ngân hàng, Ngân hàng có thể thu hồi nếu bên thuê không
thực hiện đúng hợp đồng…
* Hoạt động thanh toán và ngân quỹ

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao
gồm các hoạt động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt chi khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
Ngân hàng trong nước.
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
* Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung
cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện
một số hoạt động khác, bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần, tham gia thị trường
tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, ủy thác và nhận ủy thác, cung ứng các dịch vụ bảo
hiểm, tư vấn tài chính và bảo quản vật có giá.
Trong tương lai, các Ngân hàng thương mại ngoài thực hiện các hoạt động
truyền thống sẽ tiến đến xu thế kinh doanh đa năng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
của nền kinh tế, cũng như giảm rủi ro, tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại
Trong khi nhiều người cho rằng Ngân hàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong
nền kinh tế - nhận tiền gửi và cho vay - thì thực tế ngân hàng đã phải thực hiện
nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Các Ngân hàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau:
- Vai tò trung gian: chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ các hộ gia đình,
thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để

đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác.
- Vai trò thanh toán: thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua
bán hàng hoá và dịch vụ( như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng
lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc).
- Vai trò người bảo lãnh: cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất
khả năng thanh toán ( chẳng hạn phát hành thư tín dụng)
- Vai trò đại lý: thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát
hành hoặc chuộc lại chứng khoán( thường được thực hiện tại phòng uỷ thác).
- Vai trò thực hiện chính sách: thực hiện các chính sách kinh tế của chính
phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.
1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm
theo Quyết định 324/1998/QĐ – NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam có quy định: “Cho vay là một hình thức của cấp tín dụng,
theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vao mục
đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và
lãi”.
Cho vay là một trong những nghiệp vụ tín dụng cơ bản của Ngân hàng thương
mại. Đó là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải
hoàn trả cả gốc và lại trong khoảng thời gian xác định.
Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng – để tài trợ cho
chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động cho
vay của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu
vực Ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh
nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa thông qua các khoản cho vay của
Ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách
hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ
những nguồn khác với chi phí thấp hơn.
Có nhiều cách phân loại các loại hình cho vay tùy theo các tiêu thức phân loại.
* Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng khoản vay

Trong cuốn Quản trị Ngân hàng thương mại của Piter S.Rose, chương 16: Hoạt
động cho vay của Ngân hàng chính sách và quy trình, phân loại các loại hình cho
vay căn cứ vào mục đích sử dụng thành các loại sau:
- Cho vay kinh doanh bất động sản: Bao gồm các khoản cho vay xây dựng
ngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho
việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các taig sản nước ngoài.
Đối với loại hình cho vay này, Ngân hàng được bảo đảm bằng tài sản thực: đất đai,
tòa nhà, các công trình khác…
- Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành
cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
- Cho vay nông nghiệp: Nhằm hỗ trợ cho nông dân trong hoạt động gieo
trồng, thu hoạch bảo quản sản phẩm
- Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi
phí như mua hàng nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên…
- Cho vay đối với cá nhân: Giúp tài trợ cho việc mua ôtô, nhà ở, trang thiết
bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải cho
các khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác.
- Các khoản cho vay khác: Gồm các khoản cho vay không được xếp vào các
loại cho vay trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.
- Tài trợ thuê mua: Ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và cho
khách hàng thuê.
* Nếu căn cứ vào phương thức cho vay
Căn cứ theo Điều 16, Chương II của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng
đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ – NHNN1
ngày 30/09/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Ngân hàng
thương mại có các phương thức cho vay sau:
- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của
Ngân hàng đối với các khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều
kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình
Ngân hàng phương án sử dụng vốn vay của mình. Đối với từng kì hạn trong hợp

đồng, Ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay,
Ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp
đồng, Ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Đây là nghiệp vụ
tương đối đơn giản, Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: đây là phương thức mà Ngân hàng thỏa
thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng ( có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì )
trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của
khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn
thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Đối với Ngân hàng thì hình thức cho vay này có ưu thế là khi khách hàng có thu
nhập, Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho
khách hàng, tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn cụ thể nên
Ngân hàng khó có thể kiểm soát được hiệu quả sử dụng từng lần vay.
- Cho vay theo sự án đầu tư: Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn
để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án
phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Ngân hàng thương mại cùng với các tổ chức tín dụng
khác cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách
hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ
chức tín dụng khác…
- Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó Ngân hàng cho phép khách
hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Trả góp thường
áp dụng cho hình thức vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng
lâu bền. Ngân hàng cũng thường cho vay trả gớp đối với người tiêu dùng thông
qua hạn mức nhất định.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng thương mại cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất
định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng
dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân

hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức
tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy rút
tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng.
- Các phương thức cho vay khác phù hợp với quy định của Quy chế này và
các quy định khách của Ngân hàng Nhà nước.
* Nếu căn cứ và thời hạn cho vay
Căn cứ theo Điều 10, Chương II của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng
đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ – NHNN1
ngày 30/09/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu căn cứ vào
thời hạn cho Ngân hàng thương mại có các phương thức cho vay sau:
- Vay ngắn hạn: thời hạn vay dưới 12 tháng và được sử dụng để đáp ứng nhu
cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ( chi tiêu ngắn hạn) cho các cá nhân, hộ gia đình.
- Vay trung hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng cho đến 60
tháng. Loại tín dụng này chủ yếu dùng để đầu tư, sửa chữa, thay thế, khôi phục tài
sản cố định, dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh.
- Vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Mục đích của
loại tín dụng này tương tụ như tín dụng trung hạn, nhưng chủ yếu được sử dụng để
đáp ứng nhu cầu dài hạn, đầu tư vài những công trình có quy mô lớn, thời hạn thu
hồi vốn dài.
* Căn cứ theo khách hàng
Theo khoản 2, Điều 2 Chương I của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ – NHNN1 ngày
30/09/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định khách hàng
vay tại Ngân hàng bao gồm:
- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ
chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự.
- Cá nhân
- Hộ gia đình

- Tổ hợp tác
- Doanh nghiệp tư nhân
* Nếu căn cứ vào tài sản bảo đảm
- Khoản vay có tài sản bảo đảm là loại tín dụng mà khi cho vay đòi hỏi
người đi vay phải có tài sản bảo đảm, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.
- Khoản vay không có tài sản bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy
tín của bản thân khách hàng hoặc Ngân hàng thực hiện các chính sách ưu tiên hỗ
trợ của Chính phủ để thực hiện các chính sách kinh tế của đất nước trong từng thời
kì.
1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với khách hàng cá
nhân
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại đối với khách hàng cá nhân
1.2.1.1. Khái niệm
Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là một bộ phận của tín dụng
Ngân hàng phân chia theo khách hàng.
Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chủ yếu để giúp tài trợ cho
việc mua ôtô, nhà ở, trang thiết bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại
hóa nhà cửa hay trang trải cho các khoản viện phí, đầu tư sản xuất kinh doanh hộ
gia đình và các chi phí cá nhân khác.
1.2.1.2. Đặc điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân
- Cho vay đối với khách hàng cá nhân thường là các khoản vay ngắn hạn, thời
hạn vay thường là dưới 1 năm, có thể lên đến 3 năm nếu khách hàng vay để kiên cố

×