Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.59 KB, 25 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối
với nền kinh tế nói chung và các cá nhân nói riêng. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài
chính có nhiệm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế các thành phần dân cư
với trách nhiệm là hoàn trả sau một thời gian nhất định và sử dụng nguồn tiền huy động đó
để cho vay các thành phần kinh tế khác. Ngân hàng có thể được định nghĩa dựa trên chức
năng, dịch vụ hoặc vai trò mà nó thực hiện trong nền kinh tế. Theo pháp luật của Hoa Kỳ:
“bất kỳ tổ chức kinh tế nào cung cấp tài khoản tiền gửi mà theo đó khách hàng được phép
rút tiền theo yêu cầu của mình (có thể bằng séc hoặc thông qua rút tiền điện tử) và cho vay
đối với các tổ chức kinh tế khác hoặc cho vay thương mại sẽ được xem như là một ngân
hàng”. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay các yếu tố này cũng không ngừng thay đổi; ta có
thể nhận thấy rõ xu hướng hiện nay các tổ chức tài chính khác (công ty bảo hiểm, công ty
chứng khoán….) cũng đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng, trong khi đó ngân
hàng cũng mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách tham gia các hoạt động kinh
doanh khác như: bất động sản, môi giới chứng khoán, hoạt động bảo hiểm, các quỹ hỗ trợ
đầu tư.
Ngân hàng cũng có thể đuợc định nghĩa dựa trên các loại hình dịch vụ mà nó cung
cấp: “Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt
là tín dụng, tiết kiệm dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với
các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế”.
Ở Việt Nam theo luật các tổ chức tín dụng đã đuợc sửa đổi và bổ sung năm 2004
thì: “Ngân hàng thuơng mại là loại hình tổ chức tín dụng đuợc thực hiện toàn bộ các hoạt
dộng của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng là một quá trình lâu dài gắn liền
với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau của loài nguời. Tuy nhiên nó phát triển nhất gắn
liền với sự phát triển của nền kinh tế thị truờng. Sự phát triển của nền kinh tế là điều kiện
tiên quyết cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng.
Hình thức ngân hàng đầu tiên đó là ngân hàng của các thợ vàng và người cho vay


nặng lãi với các nghiệp cụ ban đầu là đúc và đổi tiền vàng. Ngân hàng này chủ yếu phục vụ
những nguời giàu có, quan lại, địa chủ với mục đích chính là cho vay tiêu dùng, hoặc cá
biệt có ngân hàng còn cho vay chính quyền để phục vụ cho chi tiêu trong chiến tranh. Hình
thức cho vay chủ yếu là thấu chi. Do lợi nhuận từ cho vay là quá lớn nên dẫn đến việc
nhiều ngân hàng lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền gửi (lưu thông thay cho vàng, bạc)
phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay dẫn đến nhiều ngân hàng mất khả năng
thanh toán và phá sản.
Hình thức ngân hàng thuơng mại đầu tiên được thành lập do các nhà buôn đứng ra
tự tổ chức. Nguyên nhân là do sự sụp đổ của nhiều ngân hàng của các thợ vàng cũng như
lãi suất cho vay của các ngân hàng này là quá cao không đáp ứng được nhu cầu của thương
nhân. Như vậy ngân hàng thuơng mại đuợc ra đời là do sự vận động của tư bản thương
nghiệp. Ngân hàng thuơng mại cũng thực hiện các nghiệp vụ như huy động tiền gửi, thanh
toán, cất giữ hộ và cho vay. Ngân hàng thương mại chủ yếu cho vay dưới hình thức chiết
khấu thương phiếu. Trong giai đoạn đầu ra đời, ngân hàng thương mại không cho vay đối
với người tiêu dùng, không cho vay trung và dài hạn, không cho vay đối với nhà nước.
Sau sự ra đời của ngân hàng thương mại là sự ra đời của ngân hàng tiền gửi. Ngân
hàng này không cho vay chỉ thực hiện giữ hộ, thanh toán hộ để thu phí. Trong quá trình
phát triển của mỗi quốc gia, tuỳ vào tình hình lịch sử cụ thể đã hình thành nên một hệ
thống các ngân hàng đa dạng và phong phú như: ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng phát triển,
ngân hàng đầu tư, ngân hàng trung ương….. Từ các ngân hàng tư nhân dần hình thành nên
các ngân hàng cổ phần; từ quá trình gia tăng vai trò của nhà nuớc đối với hoạt động ngân
hàng đã hình thành nên ngân hàng thuộc sở hữu nhà nuớc, ngân hàng liên doanh, các tập
đoàn ngân hàng khác. Nghiệp vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển, từ chỗ chỉ cho vay
ngắn hạn đã mở rộng cho vay dài và trung hạn, cho vay đầu tư, tiêu dùng, mở rộng kinh
doanh sang chứng khoán, cho thuê…
Công nghệ ngân hàng cũng ngày càng tiên tiến và phát triển. Ngày nay thanh toán
điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của dịch vụ ngân hàng. Quy mô ngân hàng
cũng ngày càng đuợc mở rộng, hình thành nên những tập đoàn ngân hàng cực lớn có tổng
tài sản hàng trăm tỉ đô la, có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, đủ sức tài trợ cho những
ngành công nghiệp và dich vụ toàn cầu.

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.
Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng và các cơ quan chính
quyền vì vậy nó có những chức năng vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Ngày nay
một ngân hàng hiện đa năng hiện đại có thể bao gồm nhiều chức năng như: chức năng tín
dụng, chức năng thanh toán, chức năng tiết kiệm, chức năng môi giới…… nhưng tựu
chung lại vẫn là ba chức năng cơ bản là:
- Trung gian tài chính
- Tạo và quản lí các phuơng tiện thanh toán
- Trung gian thanh toán
Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của ngân hàng thuơng mại
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
TẠO PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
TRUNG GIAN THANH TOÁN
1.1.2.1. Trung gian tài chính
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết
kiệm thành đầu tư. Hoạt động này dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi do sự tiếp xúc
của hai nhóm cá nhân hoặc tổ chức riêng biệt trong nền kinh tế:
(1) Các cá nhân tổ chức cần bổ sung về nguồn vốn do có sự thâm hụt về chi tiêu và
đầu tư,
(2) Những cá nhân và tổ chức tạm thời dư thừa về vốn, có nguồn vốn nhàn rỗi chưa
có nhu cầu sử dụng trong một khoảng thời gian,
Ngân hàng thu hút vốn nhàn rỗi bằng cách phát hành tiền gửi có thể phát séc được,
các tiền gửi tiết kiệm và các tiền gửi có kì hạn. Sau đó họ dùng số vốn này để thực hiện
cho vay thương mại, tiêu dùng hoặc cho vay thế chấp…
Nhờ có những trung gian tài chính như ngân hàng, người tiết kiệm và các nhà đầu
tư đã được tập hợp lại với nhau từ đó rút ngắn được thời gian cũng như rất nhiều chi phí
phát sinh khác . Chức năng trung gian tài chính của ngân hàng còn đuợc thể hiện ở chỗ khi
người dân có nhu cầu mua chứng khoán, mà các chứng khoán hoặc các khoản tín dụng đó

lại quá lớn không thể chia làm các gói nhỏ hơn để mọi người dân đều có thể mua được thì
ngân hàng cung cấp các dịch vụ có tác dụng chia nhỏ các chứng khoán đó thành các chứng
khoán nhỏ hơn. Ngân hàng sẵn sàng chấp nhận cho vay các khoản mang nhiều rủi ro đồng
thời phát hành các chứng khoán ít rủi ro hơn cho khách hàng. Một lí do nữa làm cho vai trò
của ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn đó là khả năng thẩm định thông tin, cũng như
cung cấp thông tin có độ chính xác cao giúp thị trường tài chính trở nên hoàn hảo hơn.
1.1.2.2 Tạo và quản lí các phương tiện thanh toán.
Tiền có chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng tham
gia tạo ra tiền thông qua các hoạt động sau:
Thứ nhất, khi một khách hàng được cho vay, anh ta sẽ có một giấy cam kết trả tiền
và một tài khoản tiền gửi có thể chi tiêu đuợc. Như vậy ngân hàng đã tham gia tạo nên tiền
bằng cách thiết lập các tài khoản tiền gửi có thể chi tiêu.
Thứ hai, tiền có thể đuợc tạo ra khi các khoản tiền gửi của khách hàng đuợc sinh sôi
trên cơ sở dòng tín dụng chuyển từ ngân hàng này qua ngân hàng khác. Tuy nhiên ở đây
chỉ có một hệ thống ngân hàng mới có khả năng mở rộng số tiền gửi lên nhiều lần còn một
ngân hàng riêng lẻ thì không. Khoản tiền gửi ban đầu đuợc tăng lên bao nhiêu do hệ số mở
rộng tiền gửi quyết định. Hệ số này phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc
M= 1/RR
Trong đó: M là hệ số mở rộng tiền gửi
RR là tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Ngoài ra nếu khách hàng sử dụng tiền gửi này để chi tiêu, hoặc ngân hàng không sử
dụng hết các số dư tiền gửi này thì hệ số này cũng có sự thay đổi.
Tuy nhiên khả năng tạo tiền của ngân hàng cũng đem lại nguy cơ rủi ro cao cho
khách hàng. Khi có những biến cố bất ngờ xảy ra, khách hàng đến rút tiền ồ ạt, ngân hàng
sẽ không có đủ tiền mặt để thanh toán cho khách hàng. Để đảm bảo quyền lợi của khách
hàng ngân hàng phải có tỷ lệ dự trữ tại ngân hàng Trung Ương và tham gia thanh toán
ngoài hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng cũng cung cấp các phương tiện thanh toán khác cho khách hàng như séc
thanh toán, séc chuyển khoản, thẻ tín dụng... và các công cụ để quản lí tài sản của mình.
Chức năng tạo và quản lí các phương tiện thanh toán của ngân hàng có vai trò vô

cùng quan trọng trong việc tăng quy mô vốn của ngân hàng, cũng như trong việc thực hiện
chính sách thanh toán không dùng tiền mặt. Thông qua chức năng tạo tiền của ngân hàng
thương mại, ngân hàng Trung Ương có thể điều chỉnh lượng tiền mặt cung ứng trên thị
trường nhằm đảm bảo cung và cầu tiền tệ, điều chỉnh giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và công ăn việc làm.
1.1.2.3 Trung gian thanh toán
Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Thay mặt khách hàng ngân hàng thực hiện việc thanh toán thông qua các tài khoản
tiền gửi của khách hàng. Để thực hiện việc thanh toán một cách nhanh chóng, thuận tiện,
tiết kiệm chi phí và an toàn, ngân hàng đưa ra nhiều hình thức thanh toán như: séc, uỷ
nhiệm chi, thu hộ, các loại thẻ tín dụng…. cung cấp mạng luới thanh toán điện tử, kết nối
với các quỹ, cung cấp tiền mặt khi khách hàng có nhu cầu.
Công nghệ hiện đại ngày càng đựơc áp dụng một cách rộng rãi trong việc thanh
toán. Các buớc thanh toán được chuyên môn hoá tạo nên tính thống nhất giữa các ngân
hàng không chỉ trong cùng một hệ thống mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Qua
đó khiến cho hệ thống thanh toán của ngân hàng ngày một hoàn thiện, đáp ứng đuợc nhu
cầu của nền kinh tế.
1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thuơng mại
1.1.3.1 Họat động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Vốn của ngân hàng thương mại là khoản tiền mà ngân hàng tự lập hoặc huy động
đuợc. Vốn có vai trò vô cùng quan trọng chi phối các hoạt động và quyết định tới việc thực
hiện các chức năng của ngân hàng thương mại. Xuất phát từ những lí do đó mà nghiệp vụ
huy động vốn được coi là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động, phát triển
của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng ngoài vốn tự có còn có thể huy động bằng những
cách sau:
1.1.3.1.1 Huy động vốn từ khách hàng
Huy động vốn từ phía khách hàng bao gồm các nguồn cụ thể sau đây:
Thứ nhất là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi có kì hạn và tiền
gửi không kì hạn
Tiền gửi không kì hạn là khoản tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để

đảm bảo tính an toàn, thuận tiện trong quá trình thanh toán, đồng thời cũng tạo ra mối liên
hệ mật thiết đối với ngân hàng. Tỷ trọng nguồn tiền này trong ngân hàng tương đối ổn định
do khách hàng luôn phải có một lượng tiền sẵn sàng cho thanh toán. Lãi phải trả cho hình
thức tiền gửi này là tương đối thấp tuy nhiên chi phí để vận hành, phục vụ lại tuơng đối
cao vì nó bao gồm các chi phí như lắp đặt các máy ATM, phí dịch vụ…
Tiền gửi có kì hạn là khoản tiền mà khách hàng là các tổ chức kinh tế gửi vào ngân
hàng với một thoả thuận là không đuợc rút tiền truớc kì hạn. Khoản tiền này đuợc gửi vào
với mục đích chủ yếu là sinh lời do đó ngân hàng phải trả lãi nhiều hơn so với không kì
hạn. Nguồn vốn có tính chất ổn định cao tuy nhiên các khoản này thường có tính chất ngắn
hạn, do đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong quá trình kinh doanh, và chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Thứ hai là tiền gửi từ khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng bao gồm hai loại là
có kì hạn và không kì hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình chủ yếu với mục
đích an toàn, và huởng các dịch vụ từ ngân hàng. Cho nên, chi phí trả lãi thường không
cao. Nguồn vốn huy động này có sự biến đổi thuờng xuyên và có tỷ trọng nhỏ do nhu cầu
mua sắm, chi tiêu của các hộ gia đình. Ở các nuớc có nền kinh tế phát triển nguồn vốn này
thuờng có tỷ trọng lớn hơn do nhu cầu mua sắm, cũng như thói quen sử dụng các dịch vụ
ngân hàng của người dân, trong khi đó ở các nuớc kém phát triển thì nguồn vốn này có tỷ
trọng ít hơn
Tiền gửi có kỳ hạn đuợc gửi với mục đích chủ yếu là sinh lời, đây là nguồn vốn có
tính ổn định cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động của ngân hàng, tuy
nhiên ngân hàng thường phải trả lãi cao.
1.1.3.1.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá
Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, ngày nay với sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng, nhiều hình thức huy động vốn mới đã ra đời. Kỳ
phiếu và trái phiếu là những công cụ nợ do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn. Kỳ
phiếu được phát hành thuờng xuyên hơn, có kì hạn ngắn từ 3 tháng, 6 tháng, đến duới 12
tháng. Trong khi đó trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm. Đây là các công cụ nợ mới
giúp ngân hàng nhanh chóng thu hút đuợc một lượng lớn vốn trong một khoảng thời gian

xác định. Tuy nhiên chi phí trả lãi cho hình thức huy động này thuờng cao hơn rất nhiều
việc huy động tiền gửi tiết kiệm.
1.1.3.1.3 Huy động vốn từ hoạt động đi vay
Huy động vốn từ hoạt động đi vay bao gồm các hình thức sau:
Vay tổ chức tín dụng khác: đây là hình thức huy động thông qua thị truờng liên ngân
hàng. Nó có thể nhanh chóng đáp ứng được lượng vốn cần thiết tuy nhiên lãi suất thuờng
rất cao và diễn ra trong một thời gian ngắn.
Vay từ ngân hàng Trung Ương: thông qua việc chiết khấu các giấy tờ có giá, mục
đích của hình thức vay này là thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo tỉ lệ dự trữ. Do đó chi
phí huy động cao hay thấp là do chính sách của ngân hàng Trung Ương quyết định.
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
Sau khi huy động đuợc lượng vốn cần thiết, vấn để tiếp theo là làm sao để sử dụng
đuợc nguồn vốn đó một cách có hiệu quả. Thông thường ngân hàng thường tập trung vào
các cách sử dụng sau:
- Hoạt động ngân quỹ
Trước hết nguồn vốn phải được sử dụng vào nghiệp vụ ngân quỹ. Đây là một hoạt
động vô cùng quan trọng của ngân hàng, nó đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên
của ngân hàng. Ngân quỹ của ngân hàng bao gồm: các quỹ tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại
các ngân hàng thương mại khác, tiền gửi tại ngân hàng Trung Ương, các khoản tiền đang
trong quá trình thu về. Tuy đây là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng của ngân hàng nhưng
ngân hàng cần cân nhắc kỹ lượng vốn sử dụng cho hoạt động này. Bởi vì đây là hoạt động
có tính sinh lời rất thấp, nếu sử dụng quá nhiều vốn cho hoạt động này để đảm bảo khả
năng thanh toán sẽ ảnh huởng tới các hoạt động sử dụng vốn khác của ngân hàng do đó nó
sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của vốn.
- Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nó đem lại
phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động này chiếm khoảng 60-80% tổng số tài sản
của ngân hàng đồng thời cũng đem lại hơn 60% doanh thu cho ngân hàng. Hoạt động cho
vay vô cùng đa dạng với nhiều hình thức cho vay khác nhau. Tuy nhiên có thể chia ra làm
hai hình thức chung nhất là cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Ngoài ra để đáp

ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị truờng, nâng cao sức cạnh tranh, ngân hàng còn
cung cấp các gói tín dụng khác như: cho vay tiêu dùng, tín dụng chứng từ, tín dụng thuê
mua…
- Hoạt động đầu tư
Đây là một hoạt động cũng góp phần đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Hoạt động đầu tư của ngân hàng chủ yếu diễn ra ra trên thị truờng tài chính thông qua việc
ngân hàng mua bán các loại chứng khoán. Thu nhập chủ yếu mang lại do sự chênh lệch
giữa giá mua và giá bán. Ngoài ra ngân hàng có thể đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu,
góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp qua đó được chia lợi nhuận.
1.1.3.3 Các hoạt động khác
Đây các hoạt động mới của ngân hàng nhưng cũng góp phần đem lại nguồn doanh
thu không nhỏ cho ngân hàng, đồng thời làm cho các ngân hàng trở nên đa dạng, toàn diện
hơn. Ngân hàng có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng đối với hai hoạt động cho vay và huy động vốn.
Các hoạt động thường có như: hoạt động chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, quy đổi ngoại
tệ, cung cấp các công cụ thanh toán, thuê mua bảo lãnh, cung cấp thông tin… Các hoạt
động này tuy là các hoạt động phụ trợ cho hoạt động chính của ngân hàng nhưng có vai trò
vô cùng quan trọng. Nó làm tăng tính đa dạng cũng như cạnh tranh của ngân hàng trong
thời điểm khó khăn hiện nay.
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN
1.2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp lớn
1.2.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau do đó có thể được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên nó vẫn bao gồm những điểm chung cơ bản nhất. Theo
luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2000, điều 3 đã ghi rõ “Doanh nghiệp là những tổ chức
kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Doanh nghiệp có thể đuợc phân chia ra thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo hình
thức phân chia theo quy mô, hình thức sở hữu hay theo ngành nghề kinh doanh…

Doanh nghiệp lớn là một bộ phận của doanh nghiệp đuợc hình thành và phát triển
trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi đề cập tới doanh nghiệp lớn ta có
thể hiểu là đang đề cập tới cách phân loại dựa trên quy mô của doanh nghiệp. Nhưng các
tiêu thức để phân loại doanh nghiệp lớn ở mỗi quốc gia trên thế giới là khác nhau, có thể
đề cao tiêu thức này hoặc tiêu thức kia. Các tiêu chí quan trọng nhất để phân loại vẫn là
doanh thu, tài sản, số luợng lao động, lợi nhuận…. Ở châu Âu doanh nghiệp lớn là những
doanh nghiệp có trên 250 lao động và có tổng tài sản lớn hơn 50 triệu EURO. Ở Thái Lan
tổng vốn của doanh nghiệp phải lớn hơn 200 triệu Baht. Ở Indonexia doanh nghiệp lớn là
doanh nghiệp có số vốn trên 0.6 tỷ rubi với số nhân công khoảng trên 100 nguời. Ở Việt
Nam sự phân chia doanh nghiệp lớn cũng không có sự rõ ràng. Theo điều 3 nghị định
90/NĐ-CP của chính phủ bàn hành ngày 23/11/2001 mới có quy định doanh nghiệp nhỏ và
vừa là doanh nghiệp có số vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng, số lao động hàng năm trung
bình không quá 300 nguời. Như vậy ta có thể hiểu doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có

×