Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành quản trị khách sạn của sinh viên trường cao đẳng du lịch nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN ĐÌNH SANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN ĐÌNH SANG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN
NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340101



Mã học viên:

59CH541

QĐ giao đề tài:

1467/QĐ-ĐHNT ngày 07/12/2018

QĐ thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch Hội Đồng:

Phịng Đào tạo Sau ĐH:

KHÁNH HỊA - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin chịu trách nhiệm rằng những kết quả trong nghiên cứu “Những yếu tố
ảnh hưởng đến Quyết Định chọn ngành Quản trị khách sạn của Sinh Viên Trường
Cao Đẳng Du lịch Nha Trang” là của bản thân.
Khánh Hịa, tháng 4 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Đình Sang

iii



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, động viên và tạo điều kiện từ quý giảng viên Trường ĐH Nha Trang, đặc biệt là
thầy Phạm Thành Thái; sự hỗ trợ từ những người bạn, người thân.
Xin cảm ơn quý thầy cô, nhất là thầy Phạm Thành Thái đã tận tình hướng dẫn để
tơi hồn thành luận văn theo đúng kế hoạch.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên, hỗ trợ nhiệt tình cho tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 4 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Đình Sang

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .........................................................3
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................4
1.6. Bố cục đề tài .............................................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................6
2.1. Một số lý thuyết liên quan đến ý định thực hiện hành vi, hành vi ...........................6
2.1.1. Lý thuyết hành vi khách hàng ...............................................................................6
2.1.2. Thuyết hành động hợp lý.......................................................................................8
2.1.3. Thuyết hành vi dự định..........................................................................................9
2.2. Một số nghiên cứu về chọn trường, chọn ngành học .............................................11
2.2.1. Nghiên cứu của Chapman (1981)........................................................................11
2.2.2. Nghiên cứu của Kallio (1995) .............................................................................14
2.2.3. Nghiên cứu của Ming (2010)...............................................................................15
2.2.4. Nghiên cứu của Trần Văn Qúi và Cao Hào Thi (2009) ......................................17
2.2.5. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai (2015) .....................................................18
v


2.2.6. Nghiên cứu của Vũ Thị Huế, Lê Đình Hải và Nguyễn Văn Phú (2017).............19
2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................................20
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................27
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................27
3.2. Phát triển thang đo nháp .........................................................................................28
3.2.1. Thang đo yếu tố “Đặc điểm của bản thân sinh viên” ..........................................28
3.2.2. Thang đo yếu tố “Đặc điểm của trường và ngành học” ......................................29
3.2.3. Thang đo yếu tố “Công tác tuyển sinh của trường” ............................................29

3.2.4. Thang đo yếu tố “Vị trí (địa điểm) của trường” ..................................................30
3.2.5. Thang đo yếu tố “Cơ hội việc làm trong tương lai” ............................................31
3.2.6. Thang đo yếu tố “Danh tiếng của trường” ..........................................................31
3.2.7. Thang đo yếu tố “Chuẩn chủ quan” ....................................................................32
3.2.8. Thang đo quyết định chọn ngành học..................................................................32
3.3. Nghiên cứu sơ bộ....................................................................................................33
3.3.1. Mục đích và cách thức thực hiện.........................................................................33
3.3.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ....................................................................................33
3.4. Nghiên cứu chính thức ...........................................................................................35
3.4.1. Xác định kích thước mẫu nghiên cứu..................................................................35
3.4.2. Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu ........................................................................36
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................37
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................41
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........42
4.1. Thống kê đặc điểm mẫu khảo sát ...........................................................................42
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................................43
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
học..................................................................................................................................43
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............48
4.3. Phân tích hồi quy bội ..............................................................................................52
vi


4.3.1. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ............................52
4.3.2. Kết quả hồi quy bội .............................................................................................53
4.3.3. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn ngành học theo các đặc điểm nhân
khẩu học.........................................................................................................................57
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................................59
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................63
CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................64

5.1. Một số hàm ý quản trị.............................................................................................64
5.1.1. Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ............64
5.1.2. Hướng công tác truyền thông của Trường vào việc quảng bá lợi thế vị trí (địa
điểm) của trường và tập trung cơng tác truyền thơng đến những sinh viên có đặc điểm
bản thân phù hợp ...........................................................................................................66
5.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyển sinh.............................................................................68
5.1.4. Tăng cường các hoạt động xây dựng hình ảnh và thiết lập các mối quan hệ cộng
đồng tích cực..................................................................................................................71
5.1.5. Tăng cường quản lý hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất và các hoạt động ngoại
khóa cho sinh viên .........................................................................................................72
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................73
5.3. Kết luận...................................................................................................................74
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................75
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCQ

Chuẩn chủ quan



Cao đẳng

CHVL

Cơ hội việc làm


CSVC

Cơ sở vật chất

CTTS

Công tác tuyển sinh

ĐĐSV

Đặc điểm sinh viên

ĐH

Đại học

HĐĐT

Hoạt động đào tạo

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa

NH

Ngành học




Quyết định

SV

Sinh viên

TPB

Thuyết hành động theo dự định

TRA

Thuyết hành động có lý do

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học..........21
Bảng 3.1: Thang đo yếu tố “Đặc điểm của bản thân sinh viên”....................................28
Bảng 3.2: Thang đo yếu tố “Đặc điểm của trường và ngành học”................................29
Bảng 3.3: Thang đo yếu tố “Công tác tuyển sinh của trường”......................................30
Bảng 3.4: Thang đo yếu tố “Vị trí (địa điểm) của trường” ...........................................30
Bảng 3.5: Thang đo yếu tố “Cơ hội việc làm trong tương lai” .....................................31
Bảng 3.6: Thang đo yếu tố “Danh tiếng của trường”....................................................31
Bảng 3.7: Thang đo yếu tố “Chuẩn chủ quan”..............................................................32
Bảng 3.8: Thang đo quyết định chọn ngành học ...........................................................32
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................42
Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha_Đặc điểm của bản thân sinh viên ...................................43

Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha_Đặc điểm của trường và ngành học ...............................44
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha_Công tác tuyển sinh của trường .....................................45
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha_Vị trí (địa điểm) của trường...........................................45
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha_Cơ hội việc làm trong tương lai.....................................46
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha_Chuẩn chủ quan .............................................................47
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha_Quyết định chọn ngành học ...........................................47
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ phù hợp của EFA_các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu.... 48
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá hệ số tải nhân tố của EFA_các yếu tố trong mơ hình
nghiên cứu .....................................................................................................................49
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ phù hợp của EFA_các yếu tố trong mơ hình nghiên
cứu .................................................................................................................................50
Bảng 4.12: Kết quả đánh giá hệ số tải nhân tố của EFA_Quyết định chọn ngành học .....50
Bảng 4.13: Kết quả thống kê giá trị thang đo các yếu tố ..............................................51
Bảng 4.14: Ma trận tương quan.....................................................................................52
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định Spearman ........................................................................54
Bảng 4.16: Đánh giá mức độ giải thích (R2 điều chỉnh) của mơ hình hồi quy .............55
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định F....................................................................................56
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy bội.....................................................................................56
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Independent-samples T-test “giới tính” .......................58
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Independent-samples T-test “học lực phổ thông” ........58
Bảng 4.21: Kết quả thống kê Levene ............................................................................59
Bảng 4.22: Kết quả phân tích Anova.............................................................................59
ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình thuyết hành động hợp lý (TRA)........................................................8
Hình 2.2: Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB) .........................................................10
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Kallio (1995) .........................................................14
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu của Ming (2010)...........................................................15

Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu của Trần Văn Qúi và Cao Hào Thi (2009) ..................18
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai (2015)..................................18
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Vũ Thị Huế, Lê Đình Hải và Nguyễn Văn Phú
(2017).............................................................................................................................19
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................27
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ .............................34
Hình 4.1: Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa ........................................................53
Hình 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa.................................................................54
Hình 4.3: Mơ hình kết quả nghiên cứu..........................................................................57
Hình 5.1: Website của Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang.......................................66

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp nghiên
cứu định tính ở một số giai đoạn. Nghiên cứu định tính gồm tổng hợp lý luận và một
số nghiên cứu liên quan để xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất, nghiên cứu sơ bộ
với phương pháp thảo luận nhóm tập trung được thực hiện độc lập với 02 nhóm (nhóm
SV và nhóm cán bộ quản lý của Trường). Nghiên cứu định lượng được thực hiện với
các kỹ thuật phân tích như thống kê tần số, tần suất, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân
tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy bội, kiểm định sự khác biệt.
Tiến hành khảo sát đối với 509 SV đang học ngành Quản trị khách sạn của
Trường CĐ Du lịch Nha Trang. Kết quả phân tích cho thấy tại thời điểm nghiên cứu
có 06 yếu tố ảnh hưởng đến QĐ chọn NH Quản trị khách sạn của SV Trường CĐ Du
lịch Nha Trang, sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: CHVL sau
tốt nghiệp, vị trí (địa điểm) của trường, CTTS của trường, ĐĐSV, CCQ, đặc điểm của
trường và NH; tất cả 06 yếu tố này giải thích được 63,5% sự biến động của QĐ chọn
NH này của SV.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại thời điểm nghiên cứu chưa tìm
thấy sự khác biệt về QĐ chọn NH Quản trị khách sạn của SV Trường CĐ Du lịch Nha
Trang theo đặc điểm về nhân khẩu học của SV như giới tính (nam, nữ), học lực phổ
thơng (trung bình, khá), địa chỉ của SV (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam).
Từ kết quả của đề tài, tác giả đưa ra các gợi ý quản trị nhằm góp phần gia tăng
lượng thí sinh đăng ký nhập học vào ngành Quản trị khách sạn của Trường ở tương lai,
đó là: Nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp; hướng công
tác truyền thông của Trường vào việc quảng bá lợi thế vị trí (địa điểm) của Trường và
tập trung công tác truyền thông đến những SV có đặc điểm bản thân phù hợp; đẩy
mạnh CTTS; tăng cường các hoạt động xây dựng hình ảnh và thiết lập các mối quan
hệ cộng đồng tích cực; tăng cường quản lý HĐĐT, CSVC và các HĐNK cho SV.
Nghiên cứu được thực hiện thành công nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất
định như: Kích thước mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ so với tổng thể nghiên cứu nên
có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu khi suy rộng ra tổng thể
nghiên cứu, 06 yếu tố trong kết quả nghiên cứu này mới chỉ giải thích được 63,5% sự
biến động của QĐ chọn NH của SV. Do đó, khắc phục các hạn chến này cần tăng kích
cỡ mẫu và bổ sung thêm vào mơ hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố mới.
Từ khóa: QĐ chọn NH, du lịch, quản trị khách sạn, SV, Trường CĐ Du lịch Nha Trang.
xi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong gần 10 năm trở lại đây, nhiều trường cao đẳng, đại học trong cả nước đang
rất khó khăn về công tác tuyển sinh, số lượng sinh viên nhập học vào các trường giảm
sút đáng kể, rất nhiều trường tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được cho phép. Trước tình
hình đó, nhiều trường phải tăng cường hoạt động quảng bá, marketing cho trường, cho
các ngành học của trường để thu hút thí sinh. Tuy nhiên, rất nhiều trường cao đẳng, đại
học thực hiện hoạt động quảng bá, marketing hay có thể gọi chung là cơng tác tuyển
sinh khơng thật sự hiệu quả. Sự kém hiệu quả này xuất phát từ nhiều nguyên nhân

nhưng nhìn chung nguyên nhân cơ bản là cách tiếp cận vấn đề của họ thường theo
hướng một chiều, cụ thể các trường thường tự thiết kế chương trình quảng bá,
marketing để giới thiệu về các ngành học, cơ hội việc làm của từng ngành, điều kiện
về cơ sở vật chất, giảng viên của trường … để giới thiệu đến những thí sinh chuẩn bị
dự thi cao đẳng, đại học mà thiếu nghiên cứu về quyết định của những thí sinh chuẩn
bị dự thi vào trường. Do đó, các trường này khơng thể nắm bắt những ngun nhân,
những yếu tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định chọn trường, chọn ngành học
của những thí sinh chuẩn bị dự thi này để nhấn mạnh vào đó, tác động vào đó nhằm
thu hút tốt hơn đối với họ. Đây là thực trạng chung của nhiều trường, trong đó có
Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang.
Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang trong những năm gần đây đã đầu tư nhiều
cho công tác tuyển sinh, kết quả cho thấy số lượng sinh viên nhập học vào Trường
tương đối cao so với các trường cao đẳng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, nhìn chung số
lượng sinh viên nhập học vào Trường trong những năm gần đây vẫn chưa đạt đủ chỉ
tiêu tuyển sinh đã đề ra và tỷ lệ sinh viên nhập học vào Trường/chỉ tiêu tuyển sinh của
Trường đang có xu hướng giảm; năm 2016, 2017, 2018 số lượng sinh viên nhập học
vào Trường đạt lần lượt 73,25%; 70,46%; 67,32% so với chỉ tiêu tuyển sinh đã đề ra
(Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, 2018). Bên cạnh đó, số lượng sinh viên nhập học
vào các ngành cũng chưa đáp ứng được mục tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo của từng
ngành, đặc biệt ngành Quản trị khách sạn có số lượng sinh viên nhập học thấp hơn
nhiều so với mục tiêu tuyển sinh và năng lực đào tạo hiện tại của Ngành mặc dầu đây
là ngành mũi nhọn đang được Trường tập trung phát triển.
1


Bảng 1.1: Thống kê chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên nhập học
giai đoạn 2016 - 2018
STT

Đơn vị


Chỉ tiêu
Chỉ tiêu tuyển sinh

1

2

3

4

5

Toàn
Trường

Khoa
Quản trị
nhà hàng
Khoa
Quản trị
Lữ hành
– Hướng
dẫn du
lịch
Khoa
Quản trị
chế biến
món ăn

Khoa
Quản trị
khách
sạn

Lượng sinh viên nhập học
Tỷ lệ sinh viên nhập học/chỉ
tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh
Lượng sinh viên nhập học
Tỷ lệ sinh viên nhập học/chỉ
tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh
Lượng sinh viên nhập học
Tỷ lệ sinh viên nhập học/chỉ
tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh
Lượng sinh viên nhập học
Tỷ lệ sinh viên nhập học/chỉ
tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh
Lượng sinh viên nhập học
Tỷ lệ sinh viên nhập học/chỉ
tiêu tuyển sinh

Năm
2016
1.070

Năm

2017
1.232

Năm
2018
1.680

783

868

1.131

73,25%

70,46%

67,32%

120
90

122
109

180
148

75,00%


89,35%

82,23%

200

200

230

142

155

204

71,00%

77,50%

88,69%

180
121

180
128

270
156


67,23%

71,12%

57,78%

570
430

730
476

1.000
623

75,44%

65,20%

62,30%

Nguồn: Báo cáo tình hình tuyển sinh và đào tạo trong giai đoạn 2015 – 2018 của
Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, 2018
Vì thế, trong thời gian đến để nâng cao khả năng thu hút sinh viên nhập học vào
Trường nói chung, ngành Quản trị Khách sạn nói riêng, thiết nghĩ cần phải thực hiện
những nghiên cứu về quyết định chọn trường, ngành học của những thí sinh chuẩn bị
dự thi cao đẳng, đại học để tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định
chọn trường, chọn ngành học của họ; từ đó có những chính sách tác động nhằm nâng
cao khả năng thu hút sinh viên cho Trường nói chung, cho ngành Quản trị khách sạn

nói riêng.
Trước thực trạng đó, việc thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn ngành học Quản trị khách sạn của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch
2


Nha Trang” nhằm cung cấp những thơng tin hữu ích giúp lãnh đạo Trường có thể đề
ra những chính sách phù hợp với thực tế hơn trong công tác tuyển sinh, từ đó thu hút
sinh viên tốt hơn cho ngành Quản trị khách sạn trong thời gian đến là hết sức cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn ngành học Quản trị khách sạn của sinh viên Trường Cao đẳng Du
lịch Nha Trang. Trên cơ sở đó, đề xuất một số gợi ý quản trị nhằm gia tăng lượng thí
sinh đăng ký nhập học vào ngành Quản trị khách sạn của Trường trong thời gian đến.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học Quản trị
khách sạn của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang;
- Xem xét tác động của chúng đến quyết định lựa chọn ngành học Quản trị khách
sạn của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang;
- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng lượng thí sinh đăng ký nhập học
vào ngành Quản trị khách sạn của Trường trong thời gian đến.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học Quản trị
khách sạn của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang?
- Các yếu tố đó tác động đến quyết định lựa chọn ngành học Quản trị khách sạn
của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang như thế nào?
- Những hàm ý quản trị nào để góp phần gia tăng lượng thí sinh đăng ký nhập
học vào ngành Quản trị khách sạn của Trường?

1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về hành vi khách hàng; các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang.
+ Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2019. Việc
thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn bảng câu hỏi, đối tượng
3


khảo sát là sinh viên đang học ngành Quản trị khách sạn của Trường Cao đẳng Du lịch
Nha Trang; thời gian khảo sát được tiến hành trong tháng 4/2019.
+ Nội dung: Nghiên cứu quyết định lựa chọn ngành học Quản trị khách sạn của
sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về lý thuyết: Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận về ý định hành vi cũng như
hướng tới hành vi trong thực tế của khách hàng (người tiêu dùng), cụ thể là trong lĩnh
vực quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên.
- Về thực tiễn: Đề tài được thực hiện thành công sẽ cung cấp thông tin về các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học Quản trị khách sạn của sinh viên
Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang cho lãnh đạo Nhà trường, những thông tin này
rất hữu ích cho việc đề ra các giải pháp nhằm thu hút sinh viên tốt hơn cho ngành
Quản trị khách sạn nói riêng cũng như các ngành học khác của Trường nói chung.
1.6. Bố cục đề tài
Ngồi phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận
văn được trình bày gồm 05 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, gồm:
Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và bố
cục đề tài.
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày một số

lý thuyết được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu ý định hành vi như lý thuyết hành
vi khách hàng, thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi dự định (TPB) và giới
thiệu một số nghiên cứu trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Trên cơ sở khung lý thuyết
đó và tham khảo kết quả từ các nghiên cứu liên quan, tiến hành đề xuất mơ hình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học Quản trị khách
sạn của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang và xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày một số vấn đề
thuộc về phương pháp nghiên cứu, gồm: Quy trình nghiên cứu, phát triển thang đo các
yếu tố trong mơ hình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật thảo luận nhóm độc
4


lập với 02 nhóm là nhóm sinh viên và nhóm quản lý của Trường, nghiên cứu chính
thức với các nội dung như phương pháp chọn mẫu, cách thức thu thập dữ liệu và xử lý
dữ liệu.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày
các kết quả nghiên cứu, gồm kết quả thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả
đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả đánh giá mức độ
hội tụ và phân biệt thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả hồi quy
bội, kết quả kiểm định sự khác biệt theo các nhóm sinh viên khác nhau theo một số
biến định tính (giới tính, học lực phổ thơng, địa chỉ …). Cuối Chương là phần thảo
luận về kết quả nghiên cứu so với một số nghiên cứu trong cùng lĩnh vực.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Chương này trình bày một số kết quả
chính của nghiên cứu; đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu đó đề xuất một số hàm ý
quản trị nhằm góp phần nâng cao số lượng sinh viên nhập học vào ngành Quản trị
khách sạn của Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang trong thời gian đến.

5



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số lý thuyết liên quan đến ý định thực hiện hành vi, hành vi
2.1.1. Lý thuyết hành vi khách hàng
 Khái niệm hành vi khách hàng
Có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi khách hàng, tiêu biểu như:
Theo Rylander và Allen (2001) của Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi khách
hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của mơi trường với nhận
thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống
của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận
mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá
cả, bao bì, bên ngồi sản phẩm … đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành
vi của khách hàng.
Theo Kotler và Levy (1969), hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một
cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ một sản phẩm hay
dịch vụ.
Qua các quan điểm trên ta có thể thấy, hành vi của khách hàng là:
- Những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng;
- Hành vi của khách hàng là năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi
những yếu tố từ mơi trường bên ngồi và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy;
- Hành vi khách hàng bao gồm các hoạt động: Mua sắm, sử dụng và xử lý sản
phẩm dịch vụ.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của khách hàng
Thông tường có 04 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn sản
phẩm/dịch vụ (hành vi mua) của khách hàng, gồm: Các yếu tố tâm lý, các yếu tố
marketing-mix, các yếu tố văn hóa xã hội, các yếu tố hoàn cảnh.
- Các yếu tố tâm lý, gồm các yếu tố như động cơ, tính cách cá nhân, nhận thức,
giá trị, lòng tin và quan điểm, cách sống.
Động cơ và tính cách cá nhân là hai yếu tố tâm lý có ý nghĩa đặc biệt và có các

ảnh hưởng quan trọng đến hành vi mua của khách hàng. Hai yếu tố này thường được
sử dụng để giải thích cho hành vi của người tiêu dùng, tại sao người tiêu dùng lại làm
việc này mà không làm việc kia. Động cơ là yếu tố thúc đẩy dẫn đến hành vi thỏa mãn
6


một nhu cầu. Tính cách cá nhân hay cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bậc của một
người dẫn đến cách cư xử tương đối xác định và nhất qn trước hồn cảnh riêng của
người đó. Mỗi người tiêu dùng đều có cá tính riêng, ảnh hưởng đến hành vi mua của
cá nhân họ. Cá tính của một người thường được phân loại theo những đặc điểm sau:
Tự tin, táo bạo, khiêm tốn, bảo thủ, điềm đạm, ngăn nắp, hiếu thắng …
Nhận thức của một người không chỉ phụ thuộc vào đặc tính cá nhân, các nhân tố
tác động mà còn phục thuộc vào mối tương quan giữa nhân tố tác động với hoàn cảnh
xung quanh và với tình trạng của cá nhân đó. Một người tiêu dùng thường hoạt động
trong một môi trường phức tạp, bộ não con người cố gắng phải tổ chức và giải thích
thơng tin theo một quá trình gọi là nhận thức chọn lọc bao gồm 03 giai đoạn: Sàng lọc,
chú ý và khắc họa. Ba giai đoạn này của nhận thức đòi hỏi các nhà làm marketing phải
nỗ lực nhiều để làm cho nội dung quảng cáo của mình đạt kết quả.
Giá trị, lịng tin và quan điểm đóng vai trị trung tâm trong quyết định mua của
người tiêu dùng và liên quan đến các hoạt động marketing. Người tiêu dùng có thể tin
rằng một sản phẩm này hoạt động tốt hơn một sản phẩm khác. Lòng tin được dựa trên
kinh nghiệm cá nhân, quảng cáo và thảo luận với những người tiêu dùng khác. Một
quan điểm mô tả những đánh giá có ý thức những cảm xúc và những xu hướng hành
động có tính chất thuận lợi hay bất lợi về một số sản phẩm, dịch vụ hoặc tư tưởng nào
đó. Con người có quan điểm riêng hoặc về hầu hết mọi thứ: tơn giáo, chính trị, quần
áo, thức ăn… Quan điểm đặt họ vào một khung suy nghĩ về những điều ưa hay ghét,
hướng đến hay lánh xa một vấn đề nào đó.
Cách sống mơ tả cách thức con người tiêu dùng sử dụng thời gian hay các hoạt
động của họ và những cái mà con người xem là quan trọng trong mơi trường của họ (ý
thích); cũng như những suy nghĩ gì về bản thân họ và thế giới xung quanh (quan điểm).

Hơn nữa, cách sống phản ánh tự thân người tiêu dùng, là cách con người nhìn nhận bản
thân họ và là cách con người tin rằng những người khác đánh giá họ. Sự phân tích cách
sống của người tiêu dùng đã tạo ra nhiều hiểu biết về hành vi người tiêu dùng.
- Các yếu tố văn hóa – xã hội, gồm ảnh hưởng của các cá nhân có ảnh hưởng đặc
biệt quan trọng đến hành vi của khách hàng (những người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hành vi của người khác), ảnh hưởng từ các nhóm tham khảo (bạn bè,
đơng nghiệp , các nhóm ngưỡng mộ, nhóm tẩy chay …), ảnh hưởng từ các thành viên
trong gia đình, ảnh hưởng từ các yếu tố giai tầng xã hội (tiêu chuẩn, địa vị của giai
7


tầng của từng cá nhân), văn hóa và tiểu văn hóa. Nhìn chung, ảnh hưởng của những
yếu tố văn hóa – xã hội ít thể hiện rõ nét một cách bộc lộ nhưng mang tính ổn định và
đóng vai trị quan trọng trong hành vi của khách hàng.
- Các yếu tố hồn cảnh mua, như mục đích mua, xã hội xung quanh, ảnh hưởng
của thời gian, tình huống mua. Những yếu tố này ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng nhất thời
đến hành vi khách hàng trong việc lựa chọn, tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ. Chẳng hạn
như một người mua một chiếc áo để biếu một vị lãnh đạo của mình có thể sẽ cân nhắc,
lựa chọn rất kỹ lưỡng (màu sắc, chất liệu, thương hiệu …), có thể lựa chọn kỹ lưỡng
hơn rất nhiều so với việc mua một chiếc áo cho chính bản thân người đó sử dụng. Hay
trường hợp một người mua đôi giày trong điều kiện hạn chế về thời gian có thể anh ấy
chỉ lựa chọn nhanh chóng (size, màu sắc, kiểu dáng) để kịp thời gian thực hiện những
việc khác đang cần thiết hơn.
- Các yếu tố marketing – mix, gồm các yếu tố như sản phẩm/dịch vụ, giá cả, phân
phối và truyền thông sản phẩm/dịch vụ. Đây là những yếu tố đóng vai trị quyết định
đến hành vi lựa chọn, tiêu dùng sản phẩm của khách hàng. Những sản phẩm, dịch vụ
đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ cao, bắt mắt … được định giá hợp lý, phân phối đến
những nơi thuận lợi cho khách hàng lựa chọn, mua sắm; đồng thời được truyền thông
đến khách hàng một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận, thông điệp ấn tượng … thì khả năng
nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ này và ngược lại.

2.1.2. Thuyết hành động hợp lý
Thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action – TRA) được Fishbein và
Ajzen xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, được hiệu chỉnh mở rộng trong
những năm 70. Thuyết hành động hợp lý được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh
vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna, 1993;
Sheppard, Hartwick & Warshaw, 1988).
Thái độ đối với hành vi
(Attitude toward behavior)
Ý định thực hiện
hành vi
(Behavioral Intention)
Chuẩn chủ quan
(Subjective Norms)

Hành vi
(Behavior)

Hình 2.1: Mơ hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975
8


Theo TRA, hành vi được dự đoán tốt nhất bởi ý định thực hiện hành vi đó. Ý
định là trạng thái nhận thức ngay trước khi một người thực hiện hành vi, ý định dẫn
dắt và thơi thúc người đó thực hiện hành vi. Ý định hành vi (BI – Behavioral Intention)
chịu tác động của hai yếu tố là thái độ đối với hành vi (AB – Attitude toward behavior)
và chuẩn chủ quan (SN – Subjective Norms). Hay nói cách khác, ý định hành vi là một
hàm số gồm hai biến số là thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan.
BI = w1. AB + w2.SI. Trong đó, w1, w2 tương ứng là trọng số của thái độ đối với

hành vi và chuẩn chủ quan.
Thái độ thể hiện niềm tin tức cực hay tiêu cực, đồng tình hay phản đối của một
người đối với hành vi và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Chuẩn chủ quan
thể hiện nhận thức, suy nghĩ về những người có ảnh hưởng (gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp … ) cho rằng nên hay không nên thực hiện hành vi (Ajzen, 1991, trang 188).
Mức độ tác động của chuẩn chủ quan đến ý định hành vi của một người phụ thuộc vào
mức độ ủng hộ hay phản đối đối của những người có ảnh hưởng đối với việc thực hiện
hành vi của một người và động cơ của người này làm theo mong muốn của những
người có ảnh hưởng.
Mặc dầu được các nhà nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu ý định
hành vi nhưng mơ hình TRA cũng có những hạn chế nhất định, hạn chế lớn nhất của
mơ hình này là chỉ có thể ứng dụng giải thích hành vi, ý định hành vi của một người
trong điều kiện người này ln kiểm sốt bản thân. Do đó, nếu trong trường hợp người
này hành động theo thói quen, hành động theo vơ thức … thì việc ứng dụng học thuyết
để giải thích hành vi là không phù hợp.
2.1.3. Thuyết hành vi dự định
Kế thừa học thuyết hành động hợp lý (TRA), Ajzen (1991) đã phát triển thành
thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB), trong đó Ajzen bổ sung
thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control – PBC) vào
học thuyết TRA.

9


Thái độ đối với hành vi
(Attitude toward behavior)

Ý định thực hiện
hành vi
Chuẩn chủ quan


(Behavioral Intention)

Hành vi
(Behavior)

(Subjective Norms)

Nhận thức kiểm soát
hành vi
(Perceived Behavioral
Control)

Hình 2.2: Mơ hình thuyết hành vi dự định (TPB)
Nguồn: Ajzen, 1991
Học thuyết TPB có thể áp dụng để dự đoán và làm sáng tỏ hành vi con người
trong một bối cảnh cụ thể. Hay nói cách khác, TPB cho phép dự đốn cả những hành
vi khơng hồn tồn điểu kiển được với giả định một hành vi có thể được dự báo hay
giải thích bởi ý định thực hiện hành vi đó (Kolvereid, 1996).
Theo TPB thì ý định là tiền đề gần nhất của hành vi thực sự của một người, chịu
tác động của 03 yếu tố gồm: Thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức
kiểm sốt hành vi. Trong đó:
- Thái độ đối với hành vi (Attitude toward behavior) là đánh giá tích cực hay tiêu
cực của cá nhân về hành vi, nó chịu tác động của yếu tố tâm lý và các tình huống đang
gặp phải.
10


- Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) thể hiện cảm nhận sự tác động từ những
người có ảnh hưởng (các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp …) đến việc

thực hiện hay khơng thực hiện hành vi, hay nói cách khác là nhận thức về áp lực xã hội
đến việc thực hiện hay không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991).
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control) phản ánh việc một
người cảm thấy dễ dàng hay khó khăn để thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi
đó có bị kiểm sốt, hạn chế hay khơng. Điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các
nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Theo Ajzen (1991), yếu tố nhận thức
kiểm soát hành vi có tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu chính xác
trong nhận thức của mình thì yếu tố nhận thức kiểm sốt hành vi cịn có vai trị dự báo
hành vi thực sự.
Học thuyết hành vi dự định cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, khi dự
đốn, giải thích ý định thực hiện hành vi chỉ dựa vào thái độ đối với hành vi, chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có thể chưa đủ bởi ngồi 03 yếu tố này cịn
có những yếu tố khác cũng có tác động đến ý định thực hiện hành vi, hành vi thực sự.
Theo kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 40% sự biến động của hành vi
có thể được giải thích bằng cách sử dụng học thuyết hành vi dự định này (Ajzen, 1991;
Werner, 2004). Thứ hai, có thể tồn tại một khoảng cách đáng kể về mặt thời gian giữa
các đánh giá về ý định thực hiện hành vi và hành vi được đánh giá mà trong khoảng
thời gian đó các ý định của một cá nhân có thể đã thay đổi (Werner, 2004). Thứ ba,
học thuyết hành vi dự định dự đoán hành vi của một cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất
định trong khi thực tế khơng phải lúc nào một cá nhân cũng hành xử như dự đốn bởi
những tiêu chí (Werner, 2004).
2.2. Một số nghiên cứu về chọn trường, chọn ngành học
2.2.1. Nghiên cứu của Chapman (1981)
Chapman (1981) thực hiện nghiên cứu tại Mỹ nhằm xác định các yếu tố có ảnh
hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông.

11


Đặc điểm sinh viên

Tình
trạng kinh
tế xã hội

Mức độ mong đợi về
giáo dục

Năng lực

Kết quả học tập ở bậc
PTTH

Trường đại học lựa
chọn sinh viên

Ảnh hưởng bên ngoài
Những người quan trọng
- Bạn bè
- Cha mẹ
- Những người liên quan ở
trường PTTH

Kỳ vọng chung
về cuộc sống tại
trường đại học

Sinh viên lựa chọn
trường đại học

Những đặc điểm của trường

đại học
- Chi phí (sự hỗ trợ về tài
chính)
- Vị trí (địa điểm)
- Các chương trình đào tạo
sẵn có
Những nỗ lực của trường đại
học trong việc giao tiếp với sinh
viên
- Thông tin bằng văn bản
- Tham quan khuôn viên
trường
- Tuyển sinh/chiêu sinh

Nguồn: Chapman, 1981
Theo Chapman (1981), có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại
học của sinh viên tại Mỹ, đó là:
- Nhóm yếu tố về đặc điểm sinh viên, gồm các yếu tố chủ yếu như tình trạng kinh tế
xã hội, năng lực của sinh viên, mức độ mong đợi về giáo dục, kế quả học tập ở bậc PTTH.
Tình trạng kinh tế xã hội của sinh viên thể hiện tình trạng kinh tế, điều kiện xã
hội của cá nhân sinh viên, đóng vai trị như một cơ sở ảnh hưởng đến thái độ, hành vi
liên quan đến việc chọn trường đại học của sinh viên.
12


Mức độ mong đợi về giáo dục của sinh viên thể hiện những ước muốn, ao ước
bày tỏ những hy vọng của cá nhân về chương trình giáo dục tại trường đại học, ảnh
hưởng đến kế hoạch học đại học của bản thân sinh viên.
Năng lực của sinh viên thể hiện năng lực cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập
ở bậc PTTH và thành tích các bài kiểm tra có quan hệ chặt chẽ với các đợt thi tuyển

vào đại học.
Kết quả học tập ở bậc PTTH là một trong những cơ sở quan trọng để các trường
đại học tại Mỹ chấp nhận hay từ chối sinh viên.
- Nhóm ảnh hưởng bên ngồi, gồm ảnh hưởng từ những người quan trọng đối với
bản thân sinh viên (bạn bè, cha mẹ, những người có liên quan ở trường PTTH); ảnh
hưởng từ những đặc điểm của trường đại học như về chi phí học tập, sự hỗ trợ về tài
chính từ trường đại học (học bổng, các chương trình hỗ trợ khác …), vị trí (địa điểm)
của trường đại học, các chương trình đào tạo sữa có; ảnh hưởng từ những nỗ lực của
trường đại học trong việc giao tiếp với sinh viên như việc cung cấp các thông tin bằng
văn bản đến sinh viên, tạo điều kiện tham quan khuôn viên trường, các hoạt động
tuyển sinh, chiêu sinh sinh viên.
Nhóm đặc điểm của sinh viên khơng có tác động trực tiếp đến việc lựa chọn
trường đại học của sinh viên mà nó là một trong những cơ sở để hình thành kỳ vọng về
cuộc sống tại trường đại học của sinh viên, từ đó tác động đến việc lựa chọn trường đại
học của sinh viên. Tuy nhiên, đây là là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trường
đại học lựa chọn sinh viên.
Nhóm ảnh hưởng bên ngồi có tác động trực tiếp đến việc lựa chọn trường đại
học của sinh viên, đồng thời cũng là một trong những cơ sở để hình thành kỳ vọng về
cuộc sống tại trường đại học của sinh viên, từ đó tác động đến sự lựa chọn trường đại
học của sinh viên.
Tóm lại, theo Chapman (1981) có hai nhóm yếu tố tác động đến việc lựa chọn
trường đại học của sinh viên, gồm: Nhóm đặc điểm của sinh viên (tình trạng kinh tế xã
hội, năng lực, mức độ mong đợi về giáo dục, kết quả học tập ở bậc PTTH) và nhóm
ảnh hưởng bên ngoài (những người quan trọng như bạn bè, cha mẹ, những người có
liên quan tại trường PTTH; đặc điểm của trường đại học; những nỗ lực của trường đại
học trong giao tiếp với sinh viên).
Tuy nhiên, nghiên cứu của Chapman (1981) được thực hiện tại Mỹ trong khi các
trường đại học tại Mỹ có nhiều đặc điểm về công tác tuyển sinh, chiêu sinh khác xa so
13



với các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam (trường đại học có q trình lựa chọn
sinh viên một cách kỹ lưỡng …) nên khi áp dụng mơ hình nghiên cứu này vào các
nghiên cứu về chọn trường, chọn ngành tại Việt Nam cần có những chọn lọc, điều
chỉnh cho phù hợp với thực tế tại nơi thực hiện nghiên cứu.
2.2.2. Nghiên cứu của Kallio (1995)
Kallio (1995) thực hiện nghiên cứu tại Mỹ, khảo sát với 2.834 học viên được nhận
vào học theo các chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sĩ của Trường Đại học Michigan.
Cân nhắc của

Tình trạng cư trú

vợ/chồng

Chất lượng và các đặc

Quyết định

điểm về môi trường

đăng ký vào

học tập của trường đại
học

Trường Đại

Môi trường xã hội
trong trường đại học


học Michigan

Các ràng buộc liên

Các hỗ trợ về

quan đến cơng việc

tài chính

Nguồn: Kallio, 1995
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Kallio (1995)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố có tác động đáng kể và tích cực đến
quyết định đăng ký vào Trường Đại học Michigan của các học viên theo học các
chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sĩ, gồm: Tình trạng cư trú; chất lượng và các đặc điểm
về môi trường học tập của trường đại học; các ràng buộc liên quan đến công việc; cân
nhắc của vợ/chồng; môi trường xã hội trong trường đại học; các hỗ trợ về tài chính.
Nghiên cứu của Kallio (1995) thực hiện khảo sát đối với đối tượng là học viên
các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ nên có những khác biệt so với học viên các
chương trình đạo tạo đại học, cao đẳng như phần lớn họ đều có cơng việc, đã có gia
đình (vợ/chồng), … nên các cân nhắc chọn trường đại học cũng có những khác biệt
nhất định so với học viên các chương trình đại học, cao đẳng. Do vậy, khi tham khảo
và áp dụng kết quả nghiên cứu này cho các nghiên cứu đối với học viên các chương
trình cao đẳng, đại học cần có những cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp.
14


×