Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.37 KB, 8 trang )

TẠPCHÍKHOAHỌC-SỐ42/2020

89



TRỰCTRẠNGVÀGIẢIPHÁPQUẢNLÝHOẠTĐỘNG
HỌCTẬPCỦAHỌCSINHBÁNTRÚỞCÁCTRƯỜNG
TRUNGHỌCPHỔTHƠNGĐÁPỨNGUCẦU
ĐỔIMỚIGIÁODỤC
Phạm Mạnh Hùng
Trường Trung học phổ thơng Sơn Động số 2
Tóm tắt: Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp giáo dục đào tạo chung của cả nước,
giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm chăm lo, chất lượng giáo dục các bậc học dần được nâng cao, khoảng cách giữa các
vùng miền dần được rút ngắn. Song, mặc dù đã tạo ra được nhiều chuyển biến đáng kể
nhưng rõ ràng, giáo dục miền núi hiện còn nhiều hạn chế. Phát triển và nhân rộng mơ hình
các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú để thu hút các em tới
trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần; nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển
giáo dục và đào tạo. Quản lý tốt về các mặt: học tập chính khóa, tham gia các hoạt động ngồi
giờ lên lớp của học sinh bán trú sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục tại các
trường THPT có học sinh bán trú miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Từ khóa: Quản lý, quản lý hoạt động học tập, học sinh bán trú, trung học phổ thông.
Nhận bài ngày 12.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 21.7.2020
Liên hệ tác giả: Phạm Mạnh Hùng; Email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Đảng ta đã xác định ưu tiên đầu tư phát triển
giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh
hệ thống mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất- kỹ thuật các cấp học, mở thêm các trường nội


trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này”. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 cũng đã nêu rõ sự coi trọng
đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo miền núi, dân tộc thiểu số, nhằm nhanh chóng đưa miền
núi, vùng dân tộc thiểu số thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước rút ngắn dần khoảng cách
về mọi mặt giữa các vùng miền. Quy định về giáo dục dân tộc, Nhà nước thành lập trường
phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con
em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh


90

TRƯỜNGĐẠIHỌCTHỦĐƠHÀNỘI

tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học
được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
Thực tế giáo dục những năm qua cho thấy, cùng với sự nghiệp giáo dục đào tạo chung
của cả nước, giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm chăm lo, chất lượng giáo dục các bậc học dần được nâng cao, khoảng cách
giữa các vùng miền dần được rút ngắn. Song, mặc dù đã tạo ra được nhiều chuyển biến đáng
kể nhưng rõ ràng, giáo dục miền núi hiện còn nhiều hạn chế. Nhằm khắc phục những hạn
chế, bất cập nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều giải pháp, trong đó có các giải
pháp cải thiện điều kiện kinh tế các địa phương miền núi, cải thiện điều kiện sinh hoạt và
học tập của học sinh miền núi, phát triển và nhân rộng mơ hình các trường phổ thơng dân
tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú để thu hút các em tới trường, hạn chế tình trạng học
sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng
như nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển giáo dục và đào tạo.
Quản lý tốt về các mặt: Học tập chính khóa, tham gia các hoạt động ngồi giờ lên lớp,... của
học sinh bán trú sẽ góp phần khơng nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT có
học sinh bán trú miền núi, vùng sâu, vùng xa.


2. NỘI DUNG
2.1. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở trường trung học phổ thông
Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú phải bao quát được cả không gian và
thời gian học tập để điều hịa cân đối chung. Khơng gian hoạt động học tập của học sinh bán
trú là từ trong lớp, ngoài lớp đến khu bán trú nhà trường và nơi ở trọ. Thời gian hoạt động
học của học sinh bao gồm giờ học trên lớp, giờ tự học khu bán trú hoặc ở nhà trọ và thời
gian thực hiện các hình thức học tập khác. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú là
một khía cạnh cơ bản trong hoạt động quản lý nói chung của nhà trường THPT có học sinh
bán trú trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động học tập của học sinh bán trú: Việc
lập kế hoạch quản lý; quản lý hoạt động học tập trong giờ chính khóa; quản lý hoạt động
ngoài giờ lên lớp, kiểm tra đánh giá.
2.2. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
2.2.1. Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú của nhà trường gồm: 1) Xác
định mục đích, yêu cầu; 2) Dự báo, đánh giá triển vọng của việc thực hiện quản lý hoạt động
học tập của học sinh bán trú; 3) Đề ra mục tiêu quản lý hoạt động học tập của học sinh bán
trú; 4) Lập kế hoạch thực hiện; 5) Nghiên cứu, xác định tiến độ thực hiện kế hoạch; 6) Xác
định các nguồn lực để thực hiện kế hoạch; 7) Xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hiện
kế hoạch; 8) Xây dựng cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch; 9) Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các lực lượng khi thực hiện kế hoạch.
2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú


TẠPCHÍKHOAHỌC-SỐ42/2020

91

Tổ chức quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường THPT bao gồm
việc chọn lọc, sắp xếp, phân công trách nhiệm và nhiệm vụ các thành viên Ban giám hiệu,

các tổ chuyên môn, các thành viên ban quản lý học sinh bán trú, đoàn thanh niên và các
GVCN lớp; xây dựng các điều kiện tổ chức - sư phạm, cơ sở vật chất và các điều kiện khác
phụ vụ công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. Nhà trường cần phân định
rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân đồng thời phải tranh thủ được sự
lãnh đạo hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch của các cấp chính quyền, đồn thể, cha mẹ học
sinh,… trong việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú,…
2.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
Lãnh đạo, chỉ đạo là quá trình tác động, ảnh hưởng qua lại của chủ thể quản lý đến hành
vi và thái độ của những thành viên trong tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác
nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức; huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là
biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện; phải giám sát các hoạt động, các
trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa
đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ, nhằm giữ vững
mục tiêu chiến lược đề ra. Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm: 1) Chỉ huy, ra lệnh; 2)
Động viên, khen thưởng; 3) Theo dõi, giám sát; 4) Uốn nắn và điều chỉnh.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học
phổ thông
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
Để làm rõ hơn về thực trạng này, chung tôi cũng đã tiến hành khảo sát với 67 các cán bộ quản
lý, giáo viên các trường. Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê được thực trạng công tác lập kế hoạch
quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú và mức độ thực hiện các nội dung đó, thể hiện qua
bảng 1 như sau:
Bảng 1. Công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
TT

1

2


3

Nội dung
Kế hoạch quản lý hoạt động học
tập của học sinh bán trú trong giờ
chính khóa trên lớp
Kế hoạch quản lý hoạt động học tập
của học sinh bán trú trong các giờ
bồi dưỡng, phụ đạo nâng cao kiến
thức trên lớp theo kế hoạch chung
của nhà trường
Kế hoạch quản lý hoạt động
ngoài giờ lên lớp của học sinh
bán trú

Mức độ thực hiện
Chưa
Bình
Tốt
Rất tốt
tốt
thường
(1)
(2)
(3)
(4)

X

Thứ

bậc

0

11

28

30

3,27

1

0

16

27

26

3,14

2

2

22


23

22

2,94

4


TRƯỜNGĐẠIHỌCTHỦĐÔHÀNỘI

92

4
5
6

Kế hoạch quản lý hoạt động tự học
tại khu bán trú của học sinh bán trú
Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh
bán trú
Kế hoạch phối hợp các lực lượng
giáo dục tham gia quản lý hoạt
động học tập của học sinh bán trú

7

22


22

18

2,73

5

10

24

18

17

2,60

6

0

20

25

24

3,05


3

2,95

Giá trị TB chung ( X )

Kết quả bảng số liệu trên cho thấy, 6/6 nội dung chúng tôi đưa ra trong bộ câu hỏi đã
nhận được ý kiến đánh giá của tất cả các khách thể được trưng cầu ý kiến. Kết quả cũng cho
thấy mức độ thực hiện các nội dung mà kế hoạch các trường đề ra đều thấp, giá trị trung bình
chung cho cả 6 nội dung chỉ đạt 2,95/4 điểm. Trong 6 nội dung thực hiện kế hoạch được
khảo sát thì nội dung thực hiện “Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh bán trú” được đánh giá là thấp nhất (chỉ đạt chỉ số trung bình là 2,60/4 điểm xếp
thứ 6/5). Với điểm trung bình 3,27/4 điểm nội dung “Kế hoạch quản lý hoạt động học tập
của học sinh bán trú trong giờ chính khóa trên lớp” được đánh giá cao nhất, vị trí tiếp theo
là “Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú trong các giờ bồi dưỡng, phụ đạo
nâng cao kiến thức trên lớp theo kế hoạch chung của nhà trường” với 3,14/4 điểm. Hầu hết các
trường THPT được khảo sát đều chưa tiến hành xây dựng kế hoạch chuyên đề, cụ thể về
quản lý học sinh bán trú nói chung, quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú nói riêng.
Các công tác quản lý học sinh bán trú chủ yếu thực hiện lồng ghép vào trong các kế hoạch
hoạt động chung của các nhà trường theo từng tháng, học kỳ và năm học.
2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động học tập của học sinh bán trú
Bảng 2. Đánh giá về công tác tổ hoạt động học tập của học sinh bán trú
TT
1
2
3
4
5
6


Nội dung
Xây dựng nề nếp, nội quy học tập
Xây dựng nội quy khu bán trú học
sinh
Tổ chức hoạt động học tập chính
khóa
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng,
phụ đạo ngồi giờ chính khóa trên
lớp theo kế hoạch của nhà trường
Tổ chức các hoạt động tự học
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp tại khu bán trú
Giá trị TB chung ( X )

Chưa
tốt
(1)
0

Mức độ thực hiện
Bình
Tốt
thường
(2)
(3)
20
25

Rất
tốt

(4)
24

X

Thứ
bậc

3,05

3

0

11

28

30

3,27

2

0

11

26


33

3,36

1

5

22

22

20

2,82

4

7

22

22

18

2,73

5


10

24

18

17

2,60

6

2,97

Kết quả khảo sát chứng tỏ các hình thức tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh bán


TẠPCHÍKHOAHỌC-SỐ42/2020

93

trú mặc dù vẫn có ý kiến đánh giá thực hiện tốt song chỉ số giá trị trung bình chung của cả 6
nội dung chỉ đạt 2,97/4 điểm (mức độ thực hiện trung bình). Thực tế này cho thấy cơng tác
tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú chưa được các trường
THPT có học sinh bán trú coi trọng và quan tâm tổ chức đa dạng, có hiệu quả. Thực trạng
này gây ra nhiều khó khăn cho các trường THPT có học sinh bán trú trong việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả quản lý học sinh bán trú nói chung, quản lý hoạt động học tập của học
sinh bán trú nói riêng.
2.3.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh bán trú
Bảng 3. Đánh giá về công tác chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh bán trú

TT

Nội dung

1

Ra các quyết định chỉ đạo
Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá
nhân thực hiện
Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa
các bộ phận, các cá nhân
Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá
Thu thập, phân tích, xử lý các thơng tin
Điều chỉnh kịp thời các bất cập trong quá
trình thực hiện kế hoạch

2
3
4
5
6

Chưa
tốt
(1)
0

Mức độ thực hiện
Bình
Tốt Rất tốt X

thường
(2)
(3)
(4)
11
28
30
3,27

Thứ
bậc
1

0

20

25

24

3,05

2

2

22

23


22

2,94

3

2
7

22
22

23
22

22
18

2,94
2,73

3
4

0

20

25


24

3,05

2

2,99

Giá trị TB chung ( X )

Qua bảng khảo sát 3 cho thấy: Trong 6 nội dung, chỉ có duy nhất một nội dung được
đánh giá thực hiện tốt với giá trị trung bình là 3,27/4 điểm xếp thứ nhất, đó là việc “Ra các
quyết định chỉ đạo thực hiện” của Hiệu trưởng. Xếp thứ 2 và thứ 3 lần lượt thuộc về 4 nội
dung: “Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện” và “Điều chỉnh kịp thời
các bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch” được đánh giá với cùng điểm trung bình
3,05 cùng xếp thứ 2. “Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các cá nhân”
và “Thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá” có cùng điểm trung bình là 2,94 điểm.
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh bán trú
Bảng 4. Công tác kiểm tra, đánh giá động học tập của học sinh bán trú
Mức độ thực hiện
TT

1
2

Nội dung
Xây dựng kế hoạch kiểm tra,
đánh giá
Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức

hoạt động học tập chính khóa

Chưa
tốt
(1)

Bình
thường
(2)

2
0

X

Thứ
bậc

(3)

Rất
tốt
(4)

22

23

22


2,94

2

20

25

24

3,05

1

Tốt


TRƯỜNGĐẠIHỌCTHỦĐÔHÀNỘI

94

3
4
5
6

Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức
hoạt động học tập bồi dưỡng, phụ
đạo trên lớp
Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức

hoạt động tự học của học sinh
bán trú
Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Kiểm tra, đánh giá việc phối
hợp hoạt động giữa các lực
lượng

2

22

24

21

2,92

3

10

22

21

16

2,62


6

7

22

22

18

2,73

5

9

22

22

16

2,65

4

Giá trị TB chung ( X )

2,81


Kết quả thông kê bảng 4 cho chúng ta thấy nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức
hoạt động học tập chính khóa” được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình 3,05/4 điểm
xếp ở vị trí thứ nhất, xếp thứ 2 là “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá” với điểm trung
bình 2,94/4 điểm. Xếp cuối là nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động tự học
của học sinh bán trú” với điểm trung bình 2,62/4 điểm. Việc kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của học sinh bán trú cũng đã được các trường quan tâm, song chưa tách biệt cụ thể ra
khỏi việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập chung của học sinh tồn trường để từ đó có giải
pháp quản lý phù hợp với đối tượng học sinh bán trú. Do vậy, chưa thúc đẩy sự tự giác, tính
tích cực học tập của học sinh bán trú, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh bán trú vẫn
còn nhiều hạn chế.
2.4 Các giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú
Nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý hoạt động học tập với học sinh bán trú ở
trường trung học phổ thông. Nhằm làm chuyển biến nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên,
học sinh về tầm quan trọng của hoạt dộng học tập của học sinh nói chung, của học sinh bán
trú nói riêng; giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhận thức rõ yêu cầu, tính tất yếu và sự
cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, các giáo viên
thấy cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có quan tâm nhiều
hơn tới đối tượng học sinh bán trú trong quá trình dạy học. Đối với học sinh bán trú giúp
nâng cao ý thức trong học tập, xác định rõ thái độ, động cơ và mục đích học tập, phương
pháp học tập đúng đắn, tích cực học tập trên lớp và tự học ở khu bán trú, nơi ở trọ nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. Kế hoạch của
nhà trường có vị trí hết sức quan trọng, nó được coi như là một bộ xương sống, nếu một bản kế
hoạch khoa học, có tính khả thi thì sẽ thúc đẩy mọi phong trào nói chung và nâng cao được chất
lượng giáo dục và ngược lại. Do đó nhà trường phải xây dựng kế hoạch một cách bài bản, khoa
học, sát với tình hình thực tế của đơn vị, các chỉ tiêu phải phù hợp và có tính khả thi cao. Việc
xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú phải bám sát theo định
hướng chỉ đạo của kế hoạch nhà trường. Nội dung kế hoạch tập trung vào những nhiệm vụ



TẠPCHÍKHOAHỌC-SỐ42/2020

95

cụ thể trọng tâm của quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. Các chỉ tiêu, giải pháp
sát thực tế của trường, hướng vào đối tượng học sinh bán trú để tổ chức các hoạt động học
tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
Hoàn thiện bộ máy quản lý học sinh bán trú. Ban quản lý học sinh bán trú là lực lượng
rất quan trọng, nòng cốt giúp hiệu trưởng quản lý tốt học sinh bán trú nói chung, hoạt động
học tập của học sinh bán trú nói riêng. Phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của ban quản lý học
sinh bán trú sẽ góp phần đáng kể thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà trường, quản lý
học sinh.
Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh bán trú. Đối với
các trường THPT có học sinh bán trú hiện nay chủ yếu là các trường trên địa bàn khu vực khó
khan và hầu hết học sinh ở các trường là những học sinh người dân tộc thiểu số, đến từ các thơn
xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, có tác phong và lối sống tự do, có kỹ năng sống (kỹ xã hội)
chưa tốt. Vì vậy quản lý, giáo dục nền nếp, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các nội quy của
nhà trường trong học tập và sinh hoạt trên lớp cũng như trên khu bán trú cho các em là rất cần
thiết, giúp các em hịa nhập nhanh hơn với mơi trường tập thể lành mạnh, tích cực, tạo tiền đề
để các em học tập và rèn luyện tốt hơn, đạt kết quả cao hơn trong học tập. Song khi tiến hành
thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức địi hỏi sự kiên trì, sự linh hoạt, sự khéo léo, sự
khoa học,… của các nhà quản lý cũng như của tất cả giáo viên.
Đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Công tác kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh bán trú trong quá trình học tập nhằm thúc đẩy hoạt
động học của học sinh bán trú, từ đó nâng cao chất lượng dạy học chung của nhà trường.
Thông qua kiểm tra để đánh giá học sinh bán trú, đồng thời giúp học sinh bán trú có ý thức
rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu vươn lên nhằm đạt kết quả cao trong học tập; hình thành cho
các em động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong học tập, có ý thức
tự giác, nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở đó nhà trường thực hiện tốt
hoạt động giáo dục, đánh giá học sinh, thực hiện tốt công tác quản lý học sinh bán trú.

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
bán trú. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học và cơ sở vật chất khu bán trú học sinh là
một thành tố quan trọng của quá trình dạy học và quản lý học sinh, là nền tảng vật chất không
thể thiếu được của nhà trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học là yếu tố quan
trọng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động
học tập của học sinh đạt hiệu quả đồng thời tăng cường, củng cố khả năng thực hành, thực
nghiệm của học sinh. Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,
trang thiết bị, các điều kiện phục vụ cho hoạt động học tập của học sinh giúp giáo viên và
học sinh dạy và học tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để
tiến hành tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bán trú. Tăng cường sự phối hợp giữa
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (BGH, Đoàn thanh niên, GVCN, Ban quản
lý học sinh bán trú, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các hộ gia đình có học sinh ở


TRƯỜNGĐẠIHỌCTHỦĐÔHÀNỘI

96

trọ) để nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục học sinh bán trú. Tăng cường cơng tác xã hội
hóa của các lực lượng xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bán trú và nơi học sinh ở
trọ. Giúp học sinh yên tâm học tập, phụ huynh yên tâm khi gửi con em đến khu bán trú, nâng
cao chất lượng sinh hoạt, học tập và hiệu quả giáo dục.

3. KẾT LUẬN
Quản lý học sinh bán trú và quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú là một bộ
phận quan trọng của quá trình giáo dục, đặc biệt có ý nghĩa trong q trình hình thành và
phát triển nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các vùng sâu, vùng
xa, vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. Quản lý học sinh bán trú tại các trường
THPT là một cơng việc rất khó khăn vất vả. Nó đòi hỏi lòng tâm huyết, sự tận tâm và trách

nhiệm cao của các nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý học sinh. Các giải
pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú sẽ đóng góp một phần quan trọng trong
q trình quản lý học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 về việc ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.
2. Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính (2013), Thơng tư liên tịch số 27/2013 của Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định chính sách hỗ trợ học
sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh
thay đổi. Nxb. Giáo dục Việt Nam.
4. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học. Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Sỹ Thư (2015), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.

REALTITY AND SOLUTIONS FOR MANAGING BOARDING
STUDENTS’ LEARNING ACTIVITIES IN HIGH SCHOOLS
IN RESPONSE TO INNOVATIVE EDUCATION
Abstract: Over the years, education in ethnic minority and mountainous areas have been
concerned by the government. The quality of education at all levels has been gradually
improved and the gap between regions has been shortened. However, despite of many
significant changes, it is true that education in mountainous areas still exists limitations.
Expanding boarding and semi-boarding schools could be a good solution for attracting
students, and reducing students dropping out of school. This is essential not only for
improving the quality of holistic education, but also for raising public awareness of
education and training development. Managing students’ attendance in main course and
extracurricular activities effectively also contributes to the advancement of high school
education in ethnic minority and mountainous areas.
Keywords: Management, learning activities management, boarding student, high school.




×