Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO VÀ PTNT HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.14 KB, 27 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNO VÀ PTNT
HÀ TĨNH
1. Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Tĩnh.
Tên viết tắt: NHNo&PTNT Hà Tĩnh .
Giám đốc Ngân hàng: Đồng chí Võ Văn Chân.
Trụ sở chính: số 1 – Phan Đình Phùng – Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
NHNo&PTNT Hà Tĩnh là đơn vị thành viên cấp I trong hơn 100 chi nhánh
của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tiền thân của NHNo&PTNT Hà Tĩnh là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 115/NH – QĐ ngày 24 tháng 8 năm
1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, Ngân hàng quản lý 12 Chi nhánh loại III trực thuộc, đó là các chi
nhánh tại: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh, Nghi
Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà và Thành phố Hà
Tĩnh; và 21 phòng giao dịch thuộc các huyện, thành phố, thị xã.
2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
2.1. Khi mới thành lập
Để xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc
kháng chiến, kiến quốc, ngày 6 – 5 – 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
15/SL thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam. Đây là mốc son lịch sử mở đầu cho
quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Ngày 12 – 5 – 1951, chi nhánh Ngân hàng quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành
lập.
Thực hiện nghị định 117/CP ngày 26 -10 – 1961 của hội đồng Chính phủ,
Ngân hàng quốc gia Hà Tĩnh đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, Tổ quốc thống
nhất, năm 1976 Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
Ngân hàng Nhà nước Nghệ Tĩnh ra đời vừa đóng vai trò trung tâm Tiền tệ -
Tín dụng – Thanh toán, vừa thực hiện vai trò quan trọng đáp ứng vốn phục vụ cho
sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng cường các cơ sở công


nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
Ngày 26 – 3 – 1988, ngân hàng phát triển nông nghiệp (NHPTNo) Việt Nam
được thành lập.
Cùng với toàn hệ thống NHPTNo toàn quốc, ngày 1- 10 – 1988, NHPTNo
Nghệ Tĩnh được thành lập và chính thức hoạt động với 26 chi nhánh, 2.319 nhân
viên. Tuy nhiên, giai đoạn này hoạt động còn mang nặng tính bao cấp, nguồn vốn
thiếu thì xin cấp trên hỗ trợ, việc trả lương không phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh mà chủ yếu hưởng lương hành chính.
Ngày 24 – 8 – 1991, thực hiện nghị quyết của quốc hội nước cộng hòa XHCN
Việt Nam về việc chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thống
đốc NHNN Việt Nam Quyết định số 115/NH–QĐ giải thể NHNo Nghệ Tĩnh, đồng
thời thành lập NHNo Nghệ An và NHNo Hà Tĩnh và quyết định số 116/NH–QĐ
về việc giải thể chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngân hàng
công thương thị xã Hà Tĩnh được sáp nhập vào NHPTNo Hà Tĩnh.
2.2. Giai đoạn 1991 – 1996
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh ổn định và chuyển
hướng hoạt động kinh doanh theo hướng thị trường:
Sau ngày thành lập, NHPTNo Nghệ Tĩnh có 747 người (có 7 lao động hợp
đồng). Thời kỳ này, công tác tổ chức cán bộ cán bộ hết sức phức tạp: Số lượng cán
bộ đông trong đó lao động nữ chiếm 65%. Trình độ chuyên môn còn bất cập; đại
học cao đẳng chiếm 11%, trung cấp chiếm 64%, sơ cấp 23%, chưa đào tạo 2%,
ngoại ngữ và tin học hầu như chưa có; năng lực tiếp thị và khả năng phản ứng với
những thay đổi khắc nghiệt của cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế,… Trước tình
hình đó, Ngân hàng đã nhanh chóng bố trí, ổn định cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ
chốt, đồng thời thực hiện tinh giảm biên chế, tạo điều kiện sớm ổn định tổ chức,
thống nhất điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh phát huy hiệu quả.
Sau ngày chia tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn NHNo Hà Tĩnh chỉ
đạt 37,8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43,3 tỷ, nguồn vốn không đủ phải vay cấp trên
16,8 tỷ. Để mở rộng đầu tư tín dụng, nhiệm vụ đặt ra với NHNo là: “Tích cực huy
động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm ổn định và tự cân đối

nguồn vốn, chủ động tăng trưởng dư nợ.” Nhằm thực hiện nhiệm vụ trên, trong
năm 1992 NHNo Hà Tĩnh đã chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng 42 bàn tiết
kiệm trong toàn tỉnh, tiến hành đổi 33.913 sổ tiết kiệm mới đạt 96,7% trên tổng số
sổ cần đổi và số dư 38.554 triệu chiếm 98,2% số dư tiền gửi tiết kiệm; đến năm
1993 các bàn tiết kiệm giải thể chuyển thành các điểm giao dịch huy động vốn theo
quyết định số 1080/NHNo ngày 10 -8 – 1993 của Tổng giám đốc, đây chính là tiền
thân của các Ngân hàng cấp 3 sau này.
Tuy nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng nhưng do nhu cầu tín dụng đòi hỏi
quá lớn nên ngoài các hình thức mang tính truyền thống, Ngân hàng đã sử dụng
thêm nhiều hình thức huy động khác. Đặc biệt, sau khi văn bản 495D/NHNo–KH
“Về xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo Việt
Nam” ra đời, công tác kế hoạch nguồn vốn NHNo Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển
biến theo hướng chủ động, tích cực hơn.
Ngày 2 – 9 – 1993, NHNo Việt Nam ban hành quy định 499A về việc cho hộ
SXKD vay vốn. Đây là thời điểm các văn bản cho vay hộ đã được thể chế hóa một
bước khá hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hệ thống NHNo nói
chung và NHNo Hà Tĩnh nói riêng chuyển sang cho vay hộ SXKD, và hướng đầu
tư này đã được khẳng định là hoàn toàn đúng đắn.
Sang giai đoạn 1995 – 1996, hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới,
đó là việc tách tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở nông thôn
thành hai loại hình: tín dụng thương mại đối với hộ có mức sống trung bình trở lên
và tín cho vay hộ nghèo đối ở nông thôn có mức sống dưới mức trung bình. Mặc
dù có nhiều thành tích nhưng hoạt động tín dụng trong giai đoạn nay cũng có nhiều
tồn tại như: thị trường kinh doanh chưa được mở rộng, chưa đa dạng hóa loại hình
tín dụng, quy mô tín dụng thấp, nợ quá hạn liên tục phát sinh… Vì thế thu nhập
quỹ kỳ này không đủ chi lương, NHNo Hà Tĩnh phải hưởng lương từ nguồn trợ
cấp, đời sống của cán bộ gặp nhiều khó khăn.
2.3. Giai đoạn 1997 – 2002
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh khắc phục khó khăn,
tiếp tục phát triển:

Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, giai đoạn bản lề giữa thế kỷ 20 và
thế kỷ 21, thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và
Ngân hàng nói riêng khắc phục tồn tại, hướng tới tương lai trên bước đường phát
triển và hội nhập.
Giai đoạn này, NHNo Việt Nam đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam. Và
Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số
198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2 tháng 6 năm 1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Thời kỳ này, nền kinh tế Hà Tĩnh có bước tăng trưởng khá, GDP hằng năm
tăng khoảng 8%. Nguồn gửi tiết kiệm cũng như nhu cầu vay vốn tăng cao. Các
ngân hàng đều đưa ra những chính sách nhằm huy động vốn và cho vay. Thị
trường nguồn vốn bị cạnh trạnh gay gắt, làm cho công tác huy động vốn của NHNo
hết sức khó khăn.
Nhằm tăng trưởng nguồn vốn phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã
tích cực chủ động huy động vốn bằng nhiều hình thức, kỳ hạn và lãi suất linh hoạt,
hấp dẫn. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, ngân hàng đã thực hiện
nhiều hình thức mới như: phát hành kỳ phiếu quay số mở thưởng, là ngân hàng đầu
tiên thực hiện huy động tiết kiệm gửi góp.
Đầu năm 1997 trở đi, nền kinh tế Hà Tĩnh đã ổn định và từng bước phát triển,
nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng tăng mạnh, trong khi đó,
NHNo&PTNT Việt Nam ban hành văn bản 192/NHNo–KHTH ngày 9 – 12 – 2001
“V/v nguồn vốn cho vay trung hạn” quy định đối với các chi nhánh có dư nợ trung
hạn trên 45% sử dụng 50% vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên để cho vay
trung hạn. Trước tình hình đó, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã chủ động tăng cường
huy động nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng bằng các hình thức kỳ phiếu trả lãi,
tiết kiệm,… cuối năm 2002 đạt 242 tỷ đồng, tăng gấp 17,8 lần năm 1996.
Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường vốn, NHNo& PTNT Hà Tĩnh đã
tăng cường công tác thông tin, tiếp thị, làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền
mặt, thực hiện văn hóa giao tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản,… đồng thời thực
hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư tăng trưởng dư nợ.

Cùng với việc tập trung chỉnh sửa trong công tác tín dụng, giai đoạn này,
NHNo&PTNT Hà Tĩnh tăng cường mua sắm cơ sở vật chất nhằm từng bước hiện
đại hóa công nghệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi.
Song song với các công tác khác, công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên
được lãnh đạo NHNo&PTNT các cấp quan tâm và chỉ đạo thực hiện thống nhất, đã
góp phần tích cực vào việc giải quyết nhiều vấn đề tồn tại kéo dài trong nhiều năm.
Đồng thời, năm 2000 Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh tích cực triển khai đề án 2939
của tổng giám đốc, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động kiểm tra, kiểm toán nói
riêng và hoạt động kinh doanh nói chung trước khi bước sang thiên niên kỷ mới.
Đồng thời, Ngân hàng cũng thường xuyên coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại
cán bô nhằm đảm bảo có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
đạt hiệu quả.
Về chỉ đạo điều hành, từ năm 2001 – 2002 có nhiều mặt đổi mới quan trọng.
Ngày 13 – 3 – 2000, Giám đốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã ban hành “Nội quy lao
động và những quy định trong công tác quản lý”. Văn bản này được sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện ngày 31 – 1 – 2002, thực sự đã trở thành công cụ quản lý có
hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, công tác xây dựng Đảng và các hoạt động đoàn thể cũng được quan
tâm đúng mức.
Với những thành tích đã đạt được, từ ngày tách tỉnh đến năm 2002, nhiều tập
thể, cá nhân trong ngành được vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng, băng khen,
giấy khen của Đảng, Nhà nước, UBND Tỉnh; và nhiều danh hiệu thi đua của
Thống đốc Ngân hàng.
2.4. Giai đoạn 2002 đến nay
Những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và phát
triển với tốc độ cao, GDP bình quân hằng năm tăng gần 8%. Thị trường chứng
khoán đi vào hoạt động với khối lượng giao dịch ngày càng tăng tạo nên một diện
mạo mới của nền kinh tế thị trường. Ngày 11 – 1 – 2007 Việt Nam gia nhập WTO,
kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Ngày 14 - 1 – 2003, Ngân hàng phục vụ người nghèo tách khỏi hệ thống

NHNo&PTNT thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT thuần túy hơn theo cơ chế thị trường. Cùng với hành lang pháp lý
ổn định, nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh
doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh.
Để xây dựng một ngân hàng đa năng, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh
trong xu thế hội nhập, việc tạo nguồn nhân lực vững chắc được NHNo&PTNT xác
định là chiến lược hàng đầu.
Theo quyết định số 169/QĐ–02 ngày 7 – 9 – 2000 của hội đồng quản trị đến
tháng 11/2003 tại NHNo&PTNT tỉnh bố trí thành 5 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng
Kế hoạch – kinh doanh (sáp nhập phòng kinh tế - Kế hoạch với phòng tín dụng
tháng 11 – 2003), phòng kế toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính, phòng Tổ chức
cán bộ - Đào tạo, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; Và năm 2004, do yêu cầu của
nhiệm vị đã thành lập thêm phòng Vi tính, phòng Thẩm định, phòng Kinh doanh
ngoại tệ và thanh toán quốc tế; tháng 10 - 2006 đưa tổ nghiệp vụ thẻ vào hoạt
động; tháng 8 – 2007 giải thể phòng thẩm định sáp nhập vào phòng Kế hoạch kinh
doanh.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác đề bạt, bổ nhiệm được tiến hành
kịp thời, đúng quy trình, công tác chỉ đạo điều hành thường xuyên được cải tiến.
Cuối năm 2002, công tác tin học của Ngân hàng vừa thiếu, vừa yếu về cả
chuyên môn và công nghệ. Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt, hướng tới
một Ngân hàng hiện đại, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã xác định: “Ưu tiên hiện đại
hóa công nghệ, nâng cao trình độ vi tính cho cán bộ, rút ngắn khoảng cách về tin
học với các chi nhánh trong toàn hệ thống”. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố
gắng song hết năm 2007 hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng vẫn còn
nhiều bất cập, làm giảm khả năng cạnh tranh và năng suất lao động.
Về nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn trong nước, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã
tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế. Đến tháng 12 năm 2007 đã
nhận vốn ủy thác từ 8 chương trình với tổng số vốn lên tới 267 tỷ đồng. Song song
với công tác chuyên môn, công tác Đảng và đoàn thể giai đoạn này hoạt động sôi
nổi và đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ

chính trị của toàn chi nhánh. Đặc biệt, hoạt động Công đoàn đã đạt đươc nhiều kết
quả khá toàn diện về mọi mặt.
Với sự nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ, viên chức,
NHNo&PTNT Hà Tĩnh đạt được nhiều thành tích đã được ghi nhận, tôn vinh.
3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
NHNo&PTNT Hà Tĩnh là một Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh nhưng vừa làm
nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành kinh doanh đối với 12 Ngân hàng Huyện, Thị,
Thành phố, vừa trực tiếp huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức, thực hiện các
chức năng của một Ngân hàng thương mại. Với đặc điểm đó, việc bố trí bộ máy cơ
cấu tổ chức, cán bộ cũng phải phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ, chức năng của
mình.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc
Từ tháng 9 – 2000, Đồng chí Võ Văn Chân đã được bổ nhiệm vào chức vụ
Giám đốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh.
Theo Quyết định số 110QĐ/NHNo–TCCB ngày 18 – 1- 2008 của Giám đốc
NHNo&PTNT Hà Tĩnh:
Chức năng của Giám đốc: phụ trách chung và công tác Tổ chức cán bộ.
Nhiệm vụ: chỉ đạo chung thông qua chương trình công tác, lịch làm việc và
thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các công việc
của Phó Giám đốc, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các Phó Giám đốc để
thực hiện nhiệm vụ của toàn chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng về
các Quyết định giải quyết công việc của các Phó Giám đốc trong phạm vi được
phân công, ủy quyền.
3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc
Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có 3 Phó Giám đốc, một phụ trách công
tác kế toán, một phụ trách công tác Kế hoạch - Kinh doanh và một phụ trách công
tác tin học và nghiệp vụ thẻ ATM.
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ trách một số
lĩnh vực công việc và phòng nghiệp vụ theo sự phân công, ủy quyền của Giám
đốc. Do vậy, Phó Giám đốc là người đầu tiên trực tiếp chịu trách nhiệm trước

pháp luật và Giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi công việc được
giao.
Phó Giám đốc có quyền và trách nhiệm bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám
đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc dân chủ
và thủ trưởng.
3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng
Hiện nay trong toàn tỉnh có 513 người. Trong đó tại văn phòng tỉnh có 83
người.
3.3.1. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo
Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo có chức năng quản lý lao động của toàn Chi
nhánh NHNN&PTNo Hà Tĩnh và lao động tại văn phòng Tỉnh.
Nhiệm vụ:
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng tranh chấp dân sự, hình sự, lao động, hành chính liên
quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
- Phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật liên quan.
- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức
Đảng và các tổ chức Đoàn thể khác.
- Thực hiện các công tác liên quan đến quy hoạch cán bộ, công tác lương
thưởng,…
3.3.2. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh có chức năng vừa chỉ đạo Kinh doanh tín
dụng huy động vốn, vừa trực tiếp cho vay trên địa bàn.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền
tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.
- Là đầu mối thu thập, quản lý thông tin và tham mưu cho Giám đốc.
- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro, cân đối, sử dụng và điều hòa vốn kinh
doanh đối với chi nhánh loại 3 (nếu có).

- Tổng hợp, phân tích, theo dõi các chỉ tiêu, kế hoach kinh doanh.
- Tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách
hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng
loại khách hàng.
3.3.3. Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng Kinh doanh ngoại hối có chức năng chỉ đạo công tác kinh doanh ngoại
tệ đối với các Ngân hàng cơ cở và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế
đối với khách hàng tại Văn phòng Tỉnh.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp
theo quy định.
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh
toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước
ngoài.
- Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ hồ sơ và các nhiệm vụ khác do Giám đốc
giao.
3.3.4. Phòng Kế toán ngân quỹ
Phòng Kế toán ngân quỹ có chức năng thực hiện các công việc liên quan đến
công tác kế toán và ngân quỹ.
Nhiệm vụ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài lệi liên quan.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và các nghiệp vụ thanh toán
theo quy định.

×