Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Ảnh hưởng của quản lý tri thức lên hiệu quả sự đổi mới một nghiên cứu thực nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ MINH HIẾU

ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC LÊN HIỆU QUẢ SỰ ĐỔI
MỚI: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRONG TỈNH LÂM ĐỒNG

THE IMPACT OF KNOWLEDGE MANAGEMENT ON
INNOVATION PERFORMANCE – AN EMPIRICAL STUDY IN SMALL
AND MEDIUM ENTERPRISES IN LAM DONG PROVINCE

Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -ĐHQG –HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Trung
Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS. Phạm Ngọc Thúy
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Phạm Xuân Kiên
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 11 tháng 10 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. Nguyễn Mạnh Tuân
2. TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
3. PGS. TS. Phạm Ngọc Thúy


4. TS. Phạm Xuân Kiên
5. PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ MINH HIẾU

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 30/09/1973

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 13170658

I. TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC LÊN HIỆU
QUẢ SỰ ĐỔI MỚI: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG TỈNH LÂM ĐỒNG.
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

- Nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của quá trình sáng tạo tri thức lên
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh Lâm Đồng
thông qua sự ảnh hưởng của các điều kiện thúc đẩy quản lý tri thức.

- Đề xuất một số hàm ý quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sự đổi mới thông qua
việc tác động đến các yếu tố thúc đẩy quản lý tri thức và quá trình sáng tạo tri
thức.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29/02/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/07/2016
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Phạm Quốc Trung
Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Đà Lạt, ngày 20 tháng 07 năm 2016
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


I

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn đối với TS. Phạm Quốc Trung, ĐẠI

HỌC QUỐC GIA TP.HCM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – KHOA
QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP, Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q
trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn văn phòng TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Lâm Đồng và các Giảng viên tham gia giảng dạy khóa học đã trang bị cho tôi khối
kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu hữu ích về Quản Trị Kinh Doanh.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TP.HCM, Thầy (Cô) giáo đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn các anh chị, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tơi
hồn thành luận văn.
Đà lạt, ngày 11 tháng 10 năm 2016
Tác giả

LÊ MINH HIẾU


II

TĨM TẮT
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay với sự canh tranh ngày càng gay gắt
của tiến trình tham gia các hiệp định tự do thương mại như WTO, TPP…, các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải đối diện với
nhiều thách thức và buộc phải đổi mới để tồn tại và phát triển. Việc hội nhập này
cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải cạnh tranh công bằng với các
doanh nghiệp nước ngoài, nơi mà kinh tế tri thức đã được ứng dụng từ rất lâu và
mang đến cho họ những lợi thế cạnh tranh rất lớn so với chúng ta. Do đó, để tồn tại
và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình hành trang “ quản
lý tri thức” nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề tài
nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
của sự đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu

này là nghiên cứu lặp lại dựa trên mơ hình đã được nghiên cứu trong lĩnh vực công
nghệ thông tin ở Tunisia của các tác giả Berraies và cộng sự (2014). Các yếu tố
được xem xét và khẳng định lại trong nghiên cứu này có khác biệt so với nghiên
cứu vừa đề cập do có sự ảnh hưởng của các yếu tố về lãnh thổ, văn hóa, chính trị và
qui mô nghiên cứu. Thang đo được kế thừa một cách có chọn lọc cho phù hợp với
bối cảnh nghiên cứu. Có 650 bảng khảo sát được phát ra (350 bảng online, 300 bảng
in giấy), có 329 bảng hợp lệ sau khi thu về 383 bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
hiệu quả sự đổi mới bị ảnh hưởng bởi quá trình sáng tạo tri thức.
Phương pháp phân tích được sử dụng là kiểm tra độ tin cậy Cronbach‟s
Alpha , tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng là phân tích hồi qui
tuyến tính bội, phần mềm phân tích là SPSS 22.
Kết quả phân tích cho thấy những yếu tố có ảnh hưởng đến q trình sáng
tạo tri thức, đó là niềm tin, sự hợp tác, sự học hỏi, tưởng thưởng, cấu trúc tổ chức
phân quyền, chuẩn hóa, hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin và kỹ năng. Đồng thời
nghiên cứu cũng tái khẳng định ảnh hưởng của quá trình sáng tạo tri thức đến hiệu
quả của sự đổi mới trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.


III

ABSTRACT
In the context of today‟s globalization and fierce competition of the process
of WTO (World Trade Organization) and TPP (Trans-Pacific Partnership
Agreement), etc. Vietnamese Enterprises especially small and medium ones have
to face with many challenges and have to innovate for the survival and growing.
This integration also means that local Enterprises compete with foreign Enterprises
fairly which they have been implementing knowledge to their business for long time
to bring to them a significant competitive advantage over with ours. Therefore, in
order to survive and develop sustainably, local Enterprises should be ready with
knowledge management implementations in order to achieve high effiency of their

business. This research is to find out the factors which have the positive impacts on
the effectiveness of innovation performance of Lam Dong small and medium
Enterprises. This research is a repeated one basing on previous model of Berraies, et
al. (2014) which studied in information and technology field in Tunisia.The factors
to be re-considered and re-affirmed in this study differs from mentioned one due to
the infuence of regions, culture, politics and research scale, etc. Scales are inherited
selectively to suit the context of research. 650 questionnaires were issued (350
online questionnaires and 300 hard copies). The results of study showed that the
innovation performance was effected by knowledge creation process.
Analytical methods used were reliability testing (Cronbach‟s Alpha) ,
Exploring factor analysis (EFA), then multiple linear regression with SPSS software
22.
This analysis pointed out knowledge creation process affected by trust,
collaboration, learning, incentives and rewards, decentralization, formalization, IT
support and T-shaped skills. Besides, this study also re-affirmed that knowledge
creation process affect to the innovation performance in small and medium
Enterprises.


IV

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ TRI
THỨC LÊN HIỆU QUẢ SỰ ĐỔI MỚI: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG TỈNH LÂM ĐỒNG” hoàn toàn
là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tơi, được hướng dẫn từ thầy TS. Phạm
Quốc Trung và chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của
người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy
tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận

văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.
Đà Lạt, ngày 11 tháng 10 năm 2016
Tác giả

LÊ MINH HIẾU


V

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................... 1
1.1 Lý do hình thành đề tài..........................................................................................1
1.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu. ..............................................................2
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. ...............................................................2
1.4 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.6 Bố cục luận văn .....................................................................................................3

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................ 4
2.1 DNVVN và các đặc điểm......................................................................................4
2.1.1 Định nghĩa DNVVN ..........................................................................................4
2.1.2 Thực trạng DNVVN ở tỉnh Lâm Đồng ..............................................................4
2.2 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................6
2.2.1 Khái niệm tri thức ..............................................................................................6
2.2.2 Khái niệm quản lý tri thức .................................................................................7
2.2.3 Quá trình sáng tạo tri thức (KCP) ......................................................................8
2.2.4 Các điều kiện thúc đẩy quản lý tri thức (KME) .................................................9

2.2.5 Hiệu quả sự đổi mới .........................................................................................13
2.3 Các nghiên cứu liên quan ....................................................................................13
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Duy và Tuan (2014) ......................................13
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Lopez-Nicolas và Merono-Cerdan (2011) ....14
2.3.3 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Lee và Choi (2003) .......................................15
2.3.4 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Berraies và cộng sự (2014) ...........................16
2.4 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất .........................................................16
2.4.1 Giả thuyết .........................................................................................................16
2.4.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................23

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 25


VI

3.1 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................25
3.2 Qui trình nghiên cứu ...........................................................................................25
3.3 Thiết kế thang đo sơ bộ .......................................................................................26
3.4 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................26
3.5 Nghiên cứu chính thức ........................................................................................37
3.6 Kỹ thuật xử lý dữ liệu .........................................................................................40
3.6.1 Phân tích mơ tả .................................................................................................41
3.6.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo. ...................................................................41
3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................................41
3.6.4 Phân tích hồi qui đa biến ..................................................................................42

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 44
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu...................................................................................44
4.2 Thống kê mô tả....................................................................................................45
4.2.1 Thống kê mơ tả mẫu khảo sát theo loại hình doanh nghiệp.............................45

4.2.2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo qui mô doanh nghiệp ...............................45
4.2.3 Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo chức vụ .....................................................46
4.2.4 Thống kê mô tả mẫu khảo sát theo số năm công tác .......................................46
4.2.5 Thống kê mô tả kết quả khảo sát......................................................................46
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................................53
4.4 Kiểm định giá trị thang đo ..................................................................................56
4.5 Phân tích mơ hình hồi qui tuyến tính ..................................................................63
4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu .............................74
4.7 Thảo luận kết quả ................................................................................................75

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 82
5.1 Kết luận ...............................................................................................................82
5.2 Hàm ý quản lý .....................................................................................................84
5.3 Hạn chế của đề tài ...............................................................................................87
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................87


VII

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Duy và Tuan (2014). ...............................14
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Lopez-Nicolas và Merono-Cerdan (2011)
...................................................................................................................................14
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Lee và Choi (2003) .................................15
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu QLTT của Berraies và cộng sự (2014) .....................16
Hình 2.5 Mơ hình ảnh hưởng của QLTT lên hiệu quả sự đổi mới ...........................24
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011) .......................................25
Hình 4.1 Mơ hình ảnh hưởng của QLTT lên hiệu quả sự đổi mới ...........................63
Hình 4.2 Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa của mơ hình 1 ............................66
Hình 4.3 Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa của mơ hình 2 ............................68

Hình 4.4 Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa của mơ hình 3 ............................70
Hình 4.5 Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa của mơ hình 4 ............................72
Hình 4.6 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................74


VIII

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Loại hình doanh nghiệp ...............................................................................5
Bảng 2.2 Phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh .................................................5
Bảng 2.3 Phân theo quy mô lao động .........................................................................6
Bảng 3.1 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo sơ bộ từ nghiên cứu trước.........................26
Bảng 3.2 Thang đo về niềm tin .................................................................................28
Bảng 3.3 Thang đo về sự hợp tác ..............................................................................28
Bảng 3.4 Thang đo về sự học hỏi ..............................................................................29
Bảng 3.5 Thang đo về sự tưởng thưởng ...................................................................30
Bảng 3.6 Thang đo về phong cách lãnh đạo chuyển đổi ..........................................30
Bảng 3.7 Thang đo về cấu trúc phân quyền ..............................................................31
Bảng 3.8 Thang đo về cấu trúc chuẩn hóa ................................................................32
Bảng 3.9 Thang đo về hỗ trợ của công nghệ thông tin( IT) .....................................32
Bảng 3.10 Thang đo về kỹ năng( T-shaped skills) ..................................................33
Bảng 3.11 Thang đo về xã hội hóa............................................................................34
Bảng 3.12 Thang đo về ngoại hóa.............................................................................34
Bảng 3.13 Thang đo về kết hợp ................................................................................35
Bảng 3.14 Thang đo về tiếp thu ................................................................................36
Bảng 3.15 Thang đo về hiệu quả sự đổi mới ............................................................37
Bảng 4.1 Kết quả thu thập được từ phiếu khảo sát ...................................................44
Bảng 4.2 Thống kê loại hình doanh nghiệp khảo sát ................................................45
Bảng 4.3 Thống kê qui mô doanh nghiệp gia khảo sát .............................................46
Bảng 4.4 Thống kê chức vụ người được khảo sát.....................................................46

Bảng 4.5 Thống kê số năm công tác của người được khảo sát .................................46
Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến quan sát..............................................................46
Bảng 4.7 Kết quả phân tích Cronbach‟s Alpha .........................................................54
Bảng 4.8 Tóm tắt hệ số Cronbach‟s Alpha của các nhân tố .....................................56
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .........................................................57
Bảng 4.10 Tổng phương sai được giải thích .............................................................57
Bảng 4.11 Tóm tắt các hệ số khi phân tích EFA.......................................................59


IX

Bảng 4.12 Phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát .................................59
Bảng 4.13 cập nhật nhân tố tương ứng với các biến sau khi phân tích EFA ............61
Bảng 4.14 R2 hiệu chỉnh và trị số Durbin-Watson giữa KME và XHH ...................64
Bảng 4.15 Phương sai ANOVA giữa KME và XHH ...............................................64
Bảng 4.16 Các hệ số sau khi phân tích hồi qui giữa KME và XHH .........................65
Bảng 4.17 R2 hiệu chỉnh và trị số Durbin-Watson giữa KME và NHvaKH ............66
Bảng 4.18 Phương sai ANOVA giữa KME và NHvaKH .........................................67
Bảng 4.19 Các hệ số sau khi phân tích hồi qui giữa KME và NHvaKH ..................67
Bảng 4.20 R2 hiệu chỉnh và trị số Durbin-Watson giữa KME và TTH ....................68
Bảng 4.21 Phương sai ANOVA giữa KME và TTH ................................................69
Bảng 4.22 Các hệ số sau khi phân tích hồi qui giữa KME và TTH ..........................69
Bảng 4.23 R2 hiệu chỉnh và trị số Durbin-Watson giữa biến phụ thuộc và biến độc
lập ..............................................................................................................................70
Bảng 4.24 Phương sai ANOVA giữa biến phụ thuộc và biến độc lập .....................71
Bảng 4.25 Các hệ số sau khi phân tích hồi qui giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
...................................................................................................................................71
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định giả thuyết ảnh hưởng của QLTT lên hiệu quả sự đổi
mới. ...........................................................................................................................74
Bảng 5.1 ảnh hưởng của các yếu tố KME lên KCP ..................................................84



X

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 Bảng câu hỏi hình thành thang đo sơ bộ VHTC ..................................93
PHỤ LỤC 2 Bảng câu hỏi hình thành thang đo sơ bộ lãnh đạo chuyển đổi ............95
PHỤ LỤC 3 Bảng câu hỏi hình thành thang đo sơ bộ cấu trúc tổ chức ...................95
PHỤ LỤC 4 Bảng câu hỏi hình thành thang đo sơ bộ sự hỗ trợ của IT ...................96
PHỤ LỤC 5 Bảng câu hỏi hình thành thang đo sơ bộ các kỹ năng (T-shaped skills)
...................................................................................................................................97
PHỤ LỤC 6 Bảng câu hỏi hình thành thang đo sơ bộ KCP .....................................97
PHỤ LỤC 7 Bảng câu hỏi hình thành thang đo sơ bộ hiệu quả sự đổi mới .............99
PHỤ LỤC 8 Danh sách những người tham gia khảo sát định tính sơ bộ ...............100
PHỤ LỤC 9 Phiếu khảo sát ....................................................................................101
PHỤ LỤC 10 Phân tích hệ số Cronbach‟s Alpha của các biến nghiên cứu ...........107
PHỤ LỤC 11 kết quả phân tích EFA lần 01 ...........................................................112
PHỤ LỤC 12 Phân tích EFA lần 12 .......................................................................116
PHỤ LỤC 13 Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội ..........................................120
PHỤ LỤC 14 Giá trị trung bình của các biến .........................................................125


XI

DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu
DNVVN
FDI
VHTC
CTTC

QLTT
KCP
KME
NT
HT
HH
TT
CD
QL
TCH
IT
KN
XHH
NH
KH
TTH
HQ

Cụm từ đầy đủ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
Văn hóa tổ chức
Cấu trúc tổ chức
Quản lý tri thức
Quá trình sáng tạo tri thức
Các điều kiện thúc đẩy quản lý tri thức
Niềm tin
Sự hợp tác
Học hỏi
Tưởng thưởng

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Cấu trúc tổ chức phân quyền
Cấu trúc tổ chức chuẩn hóa
Hỗ trợ của IT
Kỹ năng
Xã hội hóa
Ngoại hóa
Kết hợp
Tiếp thu
Hiệu quả sự đổi mới


1

CHƢƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1 trình bày tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, ý nghĩa khoa học
và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.1 Lý do hình thành đề tài
Từ thế kỷ 20 trở về trước, kinh tế thế giới chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên
sẵn có như đất đai, nhà xưởng, khống sản. Từ thế kỷ 21 trở đi, nhân loại đã và
đang quan tâm rất nhiều đến tri thức và quản lý tri thức/kinh tế tri thức bởi vì họ
nhận thấy “Tài nguyên là hữu hạn nhưng tri thức là vô hạn”.
Rất nhiều nước đã định hướng phát triển kinh tế cho quốc gia mình theo
hướng phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, vấn đề khuyến khích các doanh nghiệp
đổi mới sáng tạo được xem là quan trọng nhất cho sự thành công của chiến lược
này. Theo chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan ( IPP ), “ Đổi
mới sáng tạo được xem là vấn đề sống cịn của doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến
việc đổi mới cơng nghệ và quản trị được xem là chìa khố, là nhân tố quyết định
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ, tạo nền tảng để tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hướng

đến nền kinh tế phát triển một cách bền vững.” (IPP, 2014)
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, việc cách trở về khoảng cách về mặt địa
lý giữa các quốc gia đã khơng cịn là rào cản trong việc hợp tác, giao thương giữa
các nước, vùng lãnh thổ. Việc này một mặt cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
thúc đẩy việc phát triển của mình, nhưng mặt khác nó cũng là yếu tố tạo nên sự
cạnh tranh khốc liệt, quyết định đến sự tồn tại của họ. Để tồn tại và phát triển, các
doanh nghiệp ở một nước đang phát triển như Việt Nam cần phải có chiến lược phù
hợp để thích ứng với xu thế cạnh tranh tồn cầu hiện nay. Thúc đẩy đổi mới sáng
tạo thông qua quản lý tri thức trong doanh nghiệp được cho là chiến lược phù hợp
để doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh hiệu quả.
Theo giám đốc điều hành trung tâm thương mại thế giới (ITC), Anrancha
Gonzalez, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) được xem là bộ máy sáng tạo, năng
động và tập trung nhiều nhất trong việc tăng trưởng của thế giới.. 95% doanh
nghiệp toàn cầu bao gồm các DNVVN được xem như là mấu chốt của sự sáng tạo,


2

đổi mới, hội nhập xã hội, giải quyết việc làm, là động lực thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế thế giới. (Gonzalez, 2014)
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam chiếm
khoảng 97% trong tổng số các doanh nghiệp trong cả nước (Nhã, 2015). Đây là một
lực lượng đã và đang đóng góp rất đáng kể cho việc phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước. Thực tiễn cũng cho thấy các DNVVN rất thích hợp cho việc đổi mới, và
thúc đẩy sự năng động của nền kinh tế vì chúng có qui mơ, cấu trúc nhỏ nên sẽ dễ
thay đổi, thích nghi với thị trường và công nghệ mới.
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp, cả lớn và nhỏ, ở Việt Nam đã và đang
bắt đầu ứng dụng quản lý tri thức trong kinh doanh. Tuy nhiên ảnh hưởng thực tế
của quản lý tri thức lên sự đổi mới sáng tạo vẫn chưa được kiểm chứng một cách
đầy đủ. Đặc biệt, ở bối cảnh một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, những

nghiên cứu về chủ đề này còn rất thiếu.
Với các lý do vừa nêu trên, đề tài “Ảnh hưởng của Quản lý tri thức lên hiệu
quả sự đổi mới: một nghiên cứu thực nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ
thực trạng về QLTT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng,
và mức độ ảnh hưởng của QLTT lên hiệu quả đổi mới ra sao.
1.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm rõ thêm cho các lý thuyết về
quản lý tri thức có ảnh hưởng đến việc thực hiện đổi mới trong các tổ chức, doanh
nghiệp, qua đó củng cố thêm ý nghĩa/hiệu quả đạt được của việc ứng dụng các mơ
hình nghiên cứu liên quan đến quản lý tri thức trong tổ chức, doanh nghiệp.
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của Quản lý tri thức trong việc thực
hiện sự đổi mới: một nghiên cứu thực nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
tỉnh Lâm Đồng.”, kết quả có được sẽ là minh chứng, cơ sở cho việc vận dụng tri
thức trong quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lâm Đồng nhằm đạt
được sự phát triển bền vững và mang tính đột phá trong kỷ nguyên kinh tế tri thức
như các nước trên thế giới đã và đang thành công.


3

1.4 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các điều kiện thúc đẩy quản lý tri thức lên hiệu
quả đổi mới thơng qua q trình sáng tạo tri thức trong các DNVVN ở tỉnh Lâm
Đồng.
- Đề xuất các hàm ý quản lý để nâng cao hiệu quả đổi mới của các DNVVN ở
tỉnh Lâm Đồng.
1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến quá trình sáng tạo tri thức, việc

sử dụng và quản lý tri thức trong các DNVVN ở tỉnh Lâm Đồng.
- Phạm vi nghiên cứu: các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1.6 Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Phần mở đầu
- Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận;
- Chương 3: Mơ hình đề xuất và Thiết kế nghiên cứu;
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu;
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
.


4

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, ý nghĩa khoa
học và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 trình bày khái quát về định nghĩa DNVVN, thực trạng DNVVN trong tỉnh
Lâm Đồng thơng qua các loại hình, qui mô, ngành nghề của doanh nghiệp, các khái
niệm cơ bản về tri thức và QLTT, các mơ hình nghiên cứu liên quan về QLTT trong
và ngồi nước, mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu.
2.1 DNVVN và các đặc điểm
2.1.1 Định nghĩa DNVVN
“Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn được gọi là doanh nghiệp vừa
và nhỏ (DNVVN), là những doanh nghiệp có qui mơ nhỏ bé về mặt vốn, lao động
hay doanh thu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào
quy mơ đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp
vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh
nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động

từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, cịn doanh nghiệp vừa có
từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí
riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 3,
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định số lượng lao
động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu
nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200
đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.” (Nghị định số
56/2009/NĐ-CP của Chính phủ, 2009)
2.1.2 Thực trạng DNVVN ở tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng có phần mềm thống kê nhu cầu lao động, hàng năm được Sở
Lao động thương binh xã hội trực tiếp quản lý và điều tra cập nhật số liệu, để quản
lý và thông kê doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích quản lý nhà nước,
kiểm tra bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động và hỗ trợ doanh
nghiệp như tuyển dụng lao động, tính lương cho người lao động. Theo số liệu từ sở


5

Lao động thương binh xã hội tỉnh Lâm Đồng, kết quả thống kê về doanh nghiệp
trong tỉnh Lâm Đồng cuối năm 2014 cho thấy như sau:
Bảng 2.1 Loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp

Số Doanh
Nghiệp

Tỉ lệ
(%)
1.1%
5.0%


Cơng ty Cổ phần có vốn nhà nước ≤50%
27
Cơng ty Cổ phần khơng có vốn nhà nước
124
Cơng ty Cổ phần, Cơng ty TNHH có vốn nhà nước >
54
50%
2.2%
Công ty hợp danh
10
0.4%
Công ty TNHH Nhà nước
21
0.9%
Công ty TNHH tư nhân, Cơng ty TNHH có vốn nhà
nước ≤50%
913
37.0%
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
46
1.9%
Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài
5
0.2%
Doanh nghiệp Nhà nước
11
0.4%
Doanh nghiệp tư nhân
1,211

49.0%
Hợp tác xã phi nông nghiệp
48
1.9%
Tổng số Doanh Nghiệp
2,470 100.0%
(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Lâm Đồng)
Bảng 2.2 Phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính
Bán bn và bán lẻ; Sửa chữa ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe
có dộng cơ khác.
Cơng nghiệp chế biến, chế tạo.
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước
thải.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Giáo dục và đào tạo.
Hoạt động chuyên môn, khoa học và cơng nghệ.
Hoạt động dịch vụ khác.
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ.
Hoạt động kinh doanh bất động sản.
Hoạt động làm thuê và các công việc trong hộ gia đình.
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Khai khống.
Nghệ thuật,vui chơi và giải trí.

Số Doanh
Nghiệp
266
92
22

514
11
40
674
13
13
5
13
53
24

Tỉ lệ
(%)
10.8%
3.7%
0.9%
20.8%
0.4%
1.6%
27.3%
0.5%
0.5%
0.2%
0.5%
2.1%
1.0%


6


Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hịa
khơng khí.
Thơng tin và truyền thông.
Vận tải, kho bãi.
Xây dựng
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.
Tổng số Doanh Nghiệp

276
33
27
65
317
12
2,470

11.2%
1.3%
1.1%
2.6%
12.8%
0.5%
100.0
%

(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Lâm Đồng)
Bảng 2.3 Phân theo quy mô lao động
Quy mô Doanh nghiệp


Số Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp siêu nhỏ (nhỏ hơn 10 lao động)
1,922
Doanh nghiệp nhỏ (từ 10 đến 200 lao động)
518
vừa (200->300 lao động)
16
hơn 300
14
Tổng số Doanh Nghiệp
2,470
(Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm Lâm Đồng)

Tỉ lệ
(%)
77.8%
21.0%
0.6%
0.6%
100.0%

Lâm Đồng là một tỉnh Tây Nguyên với thế mạnh là du lịch và nông nghiệp
như trồng rau, ươm tạo giống hoa và chế biến nông lâm sản. Theo xu thế của thời
đại, việc vận dụng quản lý tri thức vào trong hoạt động của địa phương nói chung
và các DNVVN nói riêng là rất thiết thực cho việc đổi mới sáng tạo của các doanh
nghiệp và kinh tế địa phương.
2.2 Các khái niệm cơ bản
2.2.1 Khái niệm tri thức
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tri thức (knowledge), tri thức bao gồm

những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thơng
qua giáo dục… Tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về mặt lý thuyết hay thực hành của
một đối tượng. (Press, 2016)
“ Tri thức là một quá trình năng động của con người/xã hội trong việc xác
thực niềm tin cá nhân trở thành chân lý. Tri thức được tạo ra bởi con người trong
những tương tác của họ với nhau và với môi trường. Các suy nghĩ chủ quan cá nhân
được kiểm chứng trong quá trình tương tác xã hội với người khác và với môi


7

trường, để rồi trở thành một chân lý khách quan.” (Nonaka, Toyama, & Hirata,
2015)
Theo Davenport và Prusak (1998), dẫn theo Allameh và các cộng sự (2011),
tri thức như là một q trình cụ thể và mang tính tổ chức được quản lý trong việc
nắm bắt, tổ chức, duy trì và chia sẻ trong việc làm mới tri thức của các cá nhân để
giúp cho hoạt động của tổ chức được tốt hơn.
Tri thức gồm có tri thức ẩn( tacit knowledge) và tri thức hiện (explicit knowledge).
“ Tri thức ẩn: đó là khả năng thích ứng với tình huống mới và ngoại lệ, là
chun mơn, bí quyết; là khả năng hợp tác, chia sẻ tầm nhìn, văn hóa; là việc hướng
dẫn và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trên cơ sở cá nhân với cá nhân
Tri thức hiện: đó là khả năng truyền bá, sử dụng lại, truy cập và áp dụng lại
trong tổ chức; là khả năng tổ chức, hệ thống hóa và chuyển tải tầm nhìn thành sứ
mệnh, câu phát biểu, hướng dẫn vận hành/sử dụng; là khả năng chuyển tải tri thức
thành sản phẩm, dịch vụ và qui trình được văn bản hóa.” (Kimir, 2005)
2.2.2 Khái niệm quản lý tri thức
Theo Kimir Dalkir, quản lý tri thức được định nghĩa như sau: “ quản lý tri thức là
một q trình áp dụng cách tiếp cận có hệ thống trong việc nắm bắt, cấu trúc, quản
lý và phổ biến tri thức trong một tổ chức để làm việc nhanh hơn, thực hành tốt hơn,
và giảm thiểu hao tổn trong thực hiện cơng việc”. (Kimir, 2005)

Có nhiều học giả đã xác định các quá trình khác nhau trong việc quản lý tri thứ như
sau:
- Sáng tạo, chuyển tiếp và ứng dụng (Spender, 1996);
- Xác định, nắm bắt, phát triển, chia sẻ, truyền đạt, ứng dụng và lưu trữ
(Allameh, 2011).
Tóm lại, quản lý tri thức có thể được hiểu như sau:
“ (1) Là một cách tiếp cận quản lý cả tri thức ẩn & hiện (con người và môi trường
kinh doanh) để tạo ra giá trị cho tổ chức.
(2) Là các thực tiễn/ phương pháp (về công nghệ và quản lý) để xác định, tạo
ra, biểu diễn và phân phối tri thức trên toàn tổ chức”. (Trung, 2014)


8

2.2.3 Quá trình sáng tạo tri thức (KCP)
Tri thức được tạo ra trong sự tương tác năng động giữa tính chất chủ quan và
khách quan… tri thức được tạo ra từ quá trình tổng hợp tư duy và hành động của
các cá nhân khi tương tác bên trong và bên ngoài giới hạn tổ chức. Theo kết quả
nghiên cứu của Nonaka và Takeuchi ( 1995) dẫn theo (Berraies, Chaher, & Yahia,
2014), quá trình sáng tạo tri thức được thực hiện thành công trong các doanh nghiệp
ở Nhật Bản. Họ đã tìm thấy bí quyết của sự thành cơng này là khả năng của việc
sáng tạo ra tri thức. Nonaka và Takeuchi (1995) đã lưu ý rằng việc sử dụng lại tri
thức hiện có là khơng hiệu quả bằng việc khám phá và tạo ra tri thức mới. Họ đã tạo
ra lý thuyết của sự sáng tạo ra tri thức dựa trên mơ hình SECI của Nonaka (1991,
1994); Nonaka và Takeuchi (1995). Mơ Hình SECI bao gồm: Xã hội hóa
(Socialization), Ngoại hóa (Externalization), Kết hợp (Combination) và Tiếp thu
(Internalization). Trong chu trình sáng tạo tri thức SECI, tri thức ẩn của các cá nhân
được ngoại hóa thành tri thức hiện để có thể chia sẻ được với người khác, được bổ
sung bởi quan điểm cá nhân của họ và trở thành tri thức mới. Sau đó tri thức được
tiếp thu trở lại bởi một số đơng các cá nhân trong hình thức chủ quan mới, phong

phú hơn,và trở thành cơ sở cho việc bắt đầu một vòng sáng tạo mới (Nonaka,
Toyama, & Hirata, 2015). Nghiên cứu của Nonaka và Takeuchi (1995) nhận thấy
được vai trò trung tâm của tri thức ẩn. Tri thức ẩn rất khó để bắt chước và nó có vai
trị như một phương tiện/cơng cụ trong việc tạo ra giá trị cho cơng ty. Chu trình
sáng tạo tri thức SECI bao gồm bốn yếu tố sau:
- Xã hội hóa: giai đoạn này, tri thức ẩn của các cá nhân được chia sẻ khi cùng
nhau trải nghiệm trong tương tác xã hội hàng ngày để tạo ra tri thức ẩn mới
(Nonaka, Toyama, & Hirata, 2015)
- Ngoại hóa: tri thức ẩn có được trong giai đoạn xã hội hóa sẽ được diễn đạt
thành tri thức hiện thơng qua q trình ngoại hóa. Trong khi q trình xã hội hóa
thúc đẩy sự sáng tạo tri thức thông qua việc trực tiếp chia sẻ cùng một trải nghiệm,
thì trong quá trình ngoại hóa, tri thức ẩn của các cá nhân trở nên rõ ràng, hiển hiện,
thơng qua ngơn ngữ, hình ảnh, mơ hình, và các hình thức diễn đạt khác, rồi sau đó
tri thức này được chia sẻ trong tập thể. (Nonaka, Toyama, & Hirata, 2015)


9

- Kết hợp: tri thức hiện được thu thập bên trong lẫn bên ngồi tổ chức, sau đó
được kết hợp,sắp xếp hoặc nếu khơng thì được xử lý để hình thành một hệ thống tri
thức hiện phức tạp và có hệ thống hơn. Tri thức hiện sau đó được phổ biến trong
toàn tổ chức. (Nonaka, Toyama, & Hirata, 2015)
- Tiếp thu: tri thức hiện được tạo ra và chia sẻ trong tồn tổ chức, sau đó được
chuyển hóa thành tri thức ẩn trong quá trình tiếp thu. (Nonaka, Toyama, & Hirata,
2015).
Giống như nghiên cứu được thực hiện bởi (Berraies, Chaher, & Yahia, 2014),
nghiên cứu này cũng xác định các yếu tố có thể thúc đẩy q trình sáng tạo tri thức
thơng qua chu trình sáng tạo tri thức SECI. Các yếu tố này còn được gọi là các điều
kiện thúc đẩy quản lý tri thức( KME).
2.2.4 Các điều kiện thúc đẩy quản lý tri thức (KME)

Trong góc độ của chu trình sáng tạo tri thức SECI, theo Berraies và cộng sự
(2014), quá trình sáng tạo tri thức phụ thuộc vào các cơ chế có thể tối ưu hóa các
q trình xã hội hóa, ngoại hóa, kết hợp và tiếp thu. Q trình sáng tạo tri thức cần
có một bối cảnh thích hợp mà trong đó có các điều kiện thúc đẩy việc tạo ra tri thức,
cụ thể là, bản chất của tri thức ẩn tạo ra sự cần thiết cho việc xây dựng một mơi
trường thích hợp để làm cho nó thành tri thức hiện và tri thức hiện này được chuyển
đến những thành viên trong tổ chức. Có rất nhiều định nghĩa về KME cho đến thời
điểm hiện nay. Theo Krogh, Ichijo, và Nonaka (2000), dẫn theo Lee và Choi (2003),
KME có nghĩa là doanh nghiệp phải quản lý các điều kiện mà trong đó nhân viên có
thể sáng tạo, chia sẻ, làm cho tri thức có giá trị và phổ biến rộng rãi.
Nonaka và Takeuchi( 1995) cho rằng q trình sáng tạo tri thức có liên quan
đến nhiều yếu tố: ý định, sự biến động, sự hỗn mang trong sáng tạo, sự tự chủ và sự
đa dạng cần thiết. Các yếu tố này có liên quan đến các qui trình/thủ tục mang tính
quản trị, văn hóa tổ chức và các đặc điểm của phong cách lãnh đạo. (Nonaka,
Toyama, & Konno, 2000) cho rằng doanh nghiệp cần phải xây dựng không gian
chia sẻ hay “ba” để thúc đẩy quá trình sáng tạo tri thức. Cũng đã có nhiều nghiên
cứu trước đây đã nghiên cứu các điều kiện thúc đẩy quản lý tri thức trong tổ chức,
cụ thể là các nghiên cứu của Lee và Choi( 2003), Dung và Jeng( 2013). Trong góc


10

độ của nghiên cứu này, tác giả xin phép được thực hiện lại việc nghiên cứu các điều
kiện thúc đẩy quản lý tri thức của (Berraies, Chaher, & Yahia, 2014), cụ thể là có
năm yếu tố tạo nên các điều kiện thúc đẩy quản lý tri thức, đó là: văn hóa tổ chức,
cấu trúc tổ chức, phong cách lãnh đạo, hỗ trợ của IT và kỹ năng (T-shaped skills).
Văn hóa tổ chức: theo Edgar Schein, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về văn
hóa tổ chức đã định nghĩa văn hóa tổ chức như sau: “ là một dạng của những giả
định cơ bản – được sáng tạo, được khám phá hoặc được phát triển bởi các nhóm khi
họ học về cách thức giải quyết với những vấn đề của thích ứng với mơi trường bên

ngồi và hội nhập bên trong – những giả định cơ bản này đã vận hành tốt và được
quan tâm là có giá trị và vì vậy được dạy cho những thành viên mới như những cách
thức đúng để nhận thức, suy nghĩ, và cảm giác trong quan hệ với các vấn đề”. (Lam,
2011)
Theo Dunk và Jeng (2013) và Lee và Choi (2003), một văn hóa phù hợp có
thể hỗ trợ q trình phát triển tri thức được đặc trưng bởi 4 yếu tố: niềm tin, sự hợp
tác, sự học hỏi và tưởng thưởng. Mối liên hệ giữa 4 yếu tố này và quá trình sáng tạo
tri thức được kiểm chứng trong bài viết này:
- Niềm tin: “là thái độ tích cực hướng đến những cá nhân khác được kết nối từ
những mối quan hệ xã hội”. (Rousseau, Sitkin, Burt, & Camerer, 1998). Theo Cook
và Wall (1980), niềm tin được hình thành từ 2 yếu tố: sự tin cậy vào những ý định
đáng tin cậy của những người khác và niềm tin vào khả năng của họ, tạo nên năng
lực và độ tin cậy. Niềm tin là một yếu tố quan trọng của quá trình quản lý tri thức
(Davenport & Prusak, 1998).
- Sự hợp tác: theo Lee và Choi (2003), sự hợp tác đó là sự giúp đỡ lẫn nhau giữa
các cá nhân trong công việc. Sự hợp tác có một vai trị rất lớn cho sự thành công của
KCP; Gururajan và Hafeez-Baig (2012) và Nonaka và Takeuchi (1995) cho rằng
một tổ chức tạo ra tri thức thơng qua việc chuyển đổi của q trình sáng tạo tri thức
thông qua những tương tác xã hội năng động.
- Sự học hỏi: “sự học hỏi liên quan đến các hoạt động của việc sử dụng tri thức
hiện có để tạo ra tri thức mới… học hỏi và tri thức, trong một chu trình, cùng củng
cố cho nhau. Việc học hỏi cung cấp tri thức và sự hiểu biết, ngược lại tri thức thúc


11

đẩy thêm việc học hỏi”. (Ahmed & Lim, 2002). Khái niệm này được xác định như
một “ mức độ của cơ hội, sự đa dạng, sự khuyến khích học hỏi và phát triển trong tổ
chức, đơn vị”. ( Lee và Choi, 2003). Nó cũng được mơ tả là một "q trình xã hội
của các tương tác cá nhân nhằm mục đích tạo ra tri thức mới về tổ chức" (Ingham,

1994) dẫn theo (Berraies, Chaher, & Yahia, 2014).
- Sự tưởng thưởng: sự tưởng thưởng là một cái gì đó dùng để khuyến khích, động
viên một cá nhân cho hành động của họ. Các cá nhân thường không diễn đạt hay tiết
lộ những gì họ biết. hơn nữa, họ có thể sẽ khơng chia sẻ tri thức của họ bởi vì họ
cảm thấy bị tước đoạt bởi những người có quyền lực.( Berraies và cộng sự, 2014).
Vì vậy, các nhà quản lý nên động viên, khuyến khích họ trong việc chia sẻ tri thức.
Cụ thể, họ có thể hình thành cơ chế động viên chẳng hạn như tưởng thưởng cho
nhân viên để đổi lấy những nỗ lực của họ. “Nếu khơng có sự tưởng thưởng, nhân
viên có thể từ chối việc chia sẻ tri thức” (Menon & Pfeffer, 2003).
Cấu trúc tổ chức: “cấu trúc của một tổ chức có thể được định nghĩa như là một mối
quan hệ chính thức và phân bổ các hoạt động và nguồn lực giữa mọi người” (Odell
& Grayson, 1998), dẫn theo (Allameh, 2011). Theo Tata và Prasad (2004) dẫn theo
Allameh và cộng sự (2011), dựa trên góc độ truyền thống, nhiều nghiên cứu đã
kiểm chứng hai kiểu mẫu chủ yếu là phân quyền và chuẩn hóa:
- Cấu trúc phân quyền: “ quyền lực trong tổ chức là mức độ độc lập trong hoạt
động dành cho mọi người để tạo ra khả năng sử dụng những quyết đốn của họ
thơng qua việc trao cho họ quyền ra các quyết định hay đưa ra các chỉ thị. Phân
quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định trong một cơ cấu tổ chức,…
Mặc dù có liên quan rất chặt chẽ với việc giao phó quyền lực, sự phân quyền cịn
chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau ngồi sự phó thác quyền lực, nó cịn phản ánh
một đường lối về tổ chức và quản trị. Nó địi hỏi sự thận trọng trong việc giao phó
quyền lực từ cấp trên xuống cho cấp dưới” (Diệp, 1997)
- Cấu trúc chuẩn hóa: “ cấu trúc chuẩn hóa chỉ mức độ chuẩn hóa các cơng việc
trong một tổ chức. Người lao động luôn đảm nhiệm công việc theo một cách duy
nhất và kết quả đầu ra luôn đồng bộ và thống nhất. Sự chuẩn hóa này được thể hiện
thơng qua những bản mơ tả cơng việc, ngun tắc, qui trình,… các chuẩn mực rành


×