Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÂM QUỐC KHA

XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI KỸ THUẬT
TRONG CÁC DỰ ÁN CAO TẦNG Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành

: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Mã ngành

: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2017


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA-ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Vũ Hồng Sơn

TS. Lê Hoài Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Lương Đức Long


Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đinh Công Tịnh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 01 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Phạm Hồng Luân
2. PGS. TS. Lương Đức Long
3. TS. Đinh Công Tịnh
4. PGS. TS. Nguyễn Thống
5. TS. Nguyễn Anh Thư
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS. NGUYỄN MINH TÂM


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lâm Quốc Kha

MSHV: 7140693


Ngày tháng năm sinh: 12/02/1979

Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng

Mã ngành: 60.58.03.02

I. TÊN ĐỀ TÀI :
XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI KỸ THUẬT TRONG CÁC
DỰ ÁN CAO TẦNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :
1. Xác định các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở TP.HCM
2. Xếp hạng, phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật đã xác định
được.
3. Nghiên cứu tình huống minh họa ở 3 dự án cụ thể.
4. Kiến nghị, đề xuất đối với các bên tham gia dự án có biện pháp ngăn chặn, loại
trừ các lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở TP.HCM.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 04/07/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/12/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn

TS. Lê Hoài Long

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2017
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. Phạm Vũ Hồng Sơn


PGS.TS. Lương Đức Long

TS. Lê Hoài Long

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


LỜI CẢM ƠN
“Thành công không chỉ là kết quả đạt được cuối cùng mà còn là sự trải nghiệm
trong suốt quá trình thực hiện”. Vâng, trải qua 2 năm học chương trình Thạc sĩ
nghành Cơng nghệ và quản lý xây dựng của trường Đại học Bách Khoa thành phố
Hồ Chí Minh, tôi đã được Thầy và Cô truyền đạt những kiến thức vô giá qua từng
môn học. Mặc dù sẽ khơng hồn tồn tiếp thu được tồn bộ kiến thức mà Thầy và
Cơ đã giảng dạy bởi vì trong phạm vi sự hiểu biết của mình, song với những kiến
thức vô giá mà tôi đã học tập được chắc chắn sẽ giúp ích cho tơi rất nhiều trong
cuộc hành trình tiếp theo của cuộc sống.
Để hoàn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến
Thầy TS. Phạm Vũ Hồng Sơn, Thầy TS. Lê Hồi Long đã tận tình hướng dẫn, góp
ý và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn, các đồng nghiệp quý mến và cảm ơn gia đình nhất là vợ tơi
đã dành thời gian động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã dành nhiều nỗ lực, nhưng với kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế,
luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu tiến, tôi rất mong
nhận được sự cảm thơng, góp ý của q Thầy Cơ và độc giả.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2016
Lâm Quốc Kha


TÓM TẮT

Lỗi kỹ thuật là hiện tượng phổ biến trong các dự án xây dựng cao tầng. Các lỗi kỹ
thuật thường gây chậm trễ tiến độ, vượt chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng cơng
trình. Có rất nhiều nghiên cứu xác định các lỗi kỹ thuật để từ đó ngăn chặn và loại
trừ chúng trong các dự án xây dựng. Nghiên cứu này nhằm xác định các nguyên
nhân gây lỗi chính do Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám
sát; và Nhà thầu.
Bảng câu hỏi khảo sát gồm 38 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật do Chủ đầu tư, Ban
quản lý dự án; Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát; và Nhà thầu được thực hiện bằng
khảo sát phỏng vấn trực tiếp 41 chuyên viên trong ngành xây dựng hiện đang giữ
những vị trí quan trọng trong các dự án cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm
xác định các nguyên nhân quan trọng nhất để từ đó có những biện pháp nhằm cải
thiện và giảm thiểu việc gây ra các lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Từ việc xác định được 38 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong dự án cao tầng,
nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mơ tả để xếp hạng các nguyên nhân gây
lỗi kỹ thuật dựa trên quan điểm của ba nhóm. Kết quả kiểm định Kruskall–Wallis
cho thấy khơng có sự khác nhau trong quan điểm đánh giá, nhìn nhận của 3 nhóm.
Ngồi ra, kết quả kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman cũng cho thấy việc nhìn
nhận của các nhóm về các ngun nhân gây lỗi kỹ thuật là tương đồng và chặt chẽ
với nhau.
Thông qua việc phân tích nhân tố đối với 21 nguyên nhân có trị trung bình chung
cao (trên 3.5) ngun cứu cũng xác định được 6 thành phần chính ẩn sau các
nguyên nhân đó là: (1) Nhà thầu hiểu rõ dự án; (2) Sự phối hợp thi công, năng lực
Chỉ huy trưởng trên công trường; (3) Sự hổ trợ Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án; (4)
Năng lực của Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án trong việc ra quyết định những vấn
đề quan trọng và phê duyệt quy trình phối hợp cho dự án; (5) Thay đổi thiết kế
trong q trình thi cơng, Tư vấn giám sát nhắc nhỡ Nhà thầu kịp thời chỉnh sửa các
lỗi trên công trường; và (6) Tư vấn giám sát sát sao trong công việc.



Sau cùng, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị đối với
các bên tham gia dự án gồm Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; Tư vấn giám sát, tư
vấn thiết kế; và Nhà thầu nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các lỗi kỹ thuật trong các
dự án cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh.


ABSTRACT
Defects is popular phenomenon in high-rise buildings projects. Defects are often
causes of the delay of construction progress, costs exceeding; hence, it affects the
quality of work. There have been many researches that identify defects in order to
prevent and eliminate them in building projects. The purpose of this research is to
identify defects causes from owners and project management unit; design consultant
and supervison consultant, and contractor.
The survey was carried out by direct interviews with fourty-one experts in
construction field; all of them hold important titles in high-rise building projects in
Ho Chi Minh City. The interviews were done basing on a questionnaire survey
including thirty-eight causes devided into three groups of owners and project
management unit; design consultant and supervison consultant, and contractor. The
most important causes of defects therefore are identified. Some recommendations are
suggested to help improve and to reduce the defects causes in high-rise building in
Ho Chi Minh City.
After identifying thirty-eight causes of defects in high-rise building projects, the
research analyses the data in order to rank the causes of defects basing the three
groups’ opinions. The Kruskall – Wallis Test results show there is no difference
among the groups’ point of view and evaluation. In addition, Spearman's rank
correlation coefficient results also show the similarity in the groups’ perspectives of
defects causes.
Through component analysis of twenty-one causes that have high average value
(above 3.5), the research correspondingly identify six factors behind the causes: (1)
the contractor know the project well; (2) the collaboration between the constructing

and the Construction manager performance at the working site; (3) the support from
general commander/ project management unit; (4) the owner / project manage unit’s
ability in giving important decisions and approving project’s cooperation process, (5)
changes of design during the constructing progress, supervision consultants advise
the contractor to fix errors at the working site; (6) design consultants pay closely
attention at the working site.


Finally, from the research results, the author proposes conclusion and suggestions to
project partners including owners and project management unit; design consultant
and supervision consultant, and contractor in reducing and preventing defects in highrise building projects in Ho Chi Minh City.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện.
Tất cả các tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, số liệu khảo sát đều chính xác,
trung thực và có nguồn gốc cụ thể trong phạm vi hiểu biết của tơi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2016
Lâm Quốc Kha


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................... 6
1.1. Giới thiệu chung ...............................................................................................6
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .............................................................................7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................8
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................8

1.5. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................8
1.5.1. Về mặt học thuật .......................................................................................8
1.5.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................9
1.6. Cấu trúc Luận văn ..........................................................................................10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN................................................................................. 11
2.1. Giới thiệu chương: .........................................................................................11
2.2. Định nghĩa lỗi kỹ thuật:..................................................................................11
2.3. Một số khái niệm chung .................................................................................12
2.3.1: Nhà cao tầng: ..........................................................................................12
2.3.2: Dự án: ......................................................................................................13
2.3.3: Dự án xây dựng: ......................................................................................13
2.3.4: Chủ đầu tư xây dựng: ..............................................................................13
2.3.5: Giám sát thi công xây dựng: ...................................................................14
2.3.6: Nhà thầu trong hoạt động xây dựng ........................................................15
2.4. Một số nghiên cứu trước đây: ........................................................................15
2.5. Kết luận: .........................................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 24
3.1. Giới thiệu chương: .........................................................................................24
3.2. Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................25
3.3. Giới thiệu bảng câu hỏi, sơ đồ nghiên cứu, công cụ nghiên cứu: ..................26
3.3.1. Giới thiệu bảng câu hỏi khảo sát: ............................................................26
3.3.2. Thang đo, kiểm tra thang đo và các mục hỏi : ........................................27
3.3.3. Các công cụ nghiên cứu: .........................................................................29
3.3.4. Phân tích nhân tố: ....................................................................................31
3.3.4.1. Kiểm tra KMO và Barlett’s:.................................................................31

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

i



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hồi Long

3.3.4.2. Khái qt về phân tích nhân tố: ...........................................................31
3.4. Quy trình thu thập dữ liệu: .............................................................................33
3.4.1. Sơ đồ thu thập dữ liệu: ............................................................................33
3.4.2. Khảo sát thử nghiệm bảng câu hỏi: .........................................................34
3.4.3. Khảo sát phỏng vấn chính thức: ..............................................................34
3.5. Kết Luận: ........................................................................................................34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................. 36
4.1. Giới thiệu chương: .........................................................................................36
4.2. Quá trình thu thập dữ liệu: .............................................................................37
4.3. Kiểm nghiệm dữ liệu:.....................................................................................39
4.4. Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án cao tầng ở thành
phố Hồ Chí Minh: .................................................................................................40
4.5. Kiểm tra sự tương quan xếp hạng giữa các nhóm: ........................................44
4.6. Đánh giá về quan điểm giữa các nhóm: .........................................................45
4.6.1. Quan điểm từ góc độ Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án: ............................45
4.6.2. Quan điểm từ góc độ tư vấn thiết kế/ tư vấn giám sát: ...........................46
4.6.3. Quan điểm từ góc độ nhà thầu: ...............................................................46
4.7. Phân tích nhân tố : ..........................................................................................47
4.7.1. Kết quả phân tích:...................................................................................47
4.7.2. Thảo luận kết quả: ..................................................................................47
4.8. Kết luận: .........................................................................................................50
CHƯƠNG 5: DỰ ÁN MINH HỌA ...................................................................... 53
5.1. Giới thiệu chương: .........................................................................................53
5.2. Dự án A: .........................................................................................................54
5.2.1. Giới thiệu dự án: .....................................................................................54

5.2.2. Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi: ..................................55
5.3. Dự án B: .........................................................................................................57
5.3.1. Giới thiệu dự án: .....................................................................................57
5.3.2. Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi: ..................................58
5.4. Dự án C: .........................................................................................................63

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

ii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

5.4.1. Giới thiệu dự án: .....................................................................................63
5.4.2. Các lỗi trên công trường và nguyên nhân gây lỗi: ..................................63
5.5. Kết luận: .........................................................................................................66
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 68
6.1. Kết Luận: ........................................................................................................68
6.2. Kiến nghị: .......................................................................................................69
6.2.1. Đối với CĐT, Ban QLDA: ......................................................................69
6.2.2. Đối với TVTK, TVGS: ...........................................................................70
6.2.3. Đối với Nhà thầu: ....................................................................................70
6.2.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ...................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 72
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 74
Phụ lục 1: Bảng khảo sát phỏng vấn: ....................................................................74
Phụ lục 2: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’Alpha): ................79
Phụ lục 2.1: Số trường hợp kiểm tra độ tin cậy của thang đo: ..........................79

Phụ lục 2.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn bộ mục hỏi: ............................79
Phụ lục 2.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng yếu tố: ....................................79
Phụ lục 3: Kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman: ..........................................81
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định Kruskall-Wallis: ....................................................81
Phụ lục 5: Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật: .......................................83
Phụ lục 6: Kết quả phân tích nhân tố lần 1: ..........................................................85
Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố lần 2: ..........................................................88
Phụ lục 8: Kết quả phân tích nhân tố lần 3: ..........................................................90

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

iii


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hồi Long

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Cấu trúc luận văn ......................................................................................10
Hình 2-1: Cấu trúc chương 2.....................................................................................11
Hình 3-1: Cấu trúc chương 3.....................................................................................24
Hình 3-2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................25
Hình 3-3: Quy trình thu thập dữ liệu .........................................................................33
Hình 4-1: Cấu trúc chương 4.....................................................................................36
Hình 4-2: Đối tượng phỏng vấn ................................................................................37
Hình 4-3: Số năm kinh nghiệm .................................................................................38
Hình 4-4: Vị trí cơng tác ...........................................................................................38
Hình 4-5: Sơ đồ xương cá 10 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật chính ..........................52
Hình 5-1: Cấu trúc chương 5.....................................................................................53

Hình 5.2.1 : Khoan cấy sắt D32 vào panel vách tầng hầm sàn B4 để nối coupler ...55
Hình 5.2.2 : Biện pháp thi cơng và mặt bằng thi cơng trên cơng trường .................56
Hình 5.3.1: Mặt bằng tầng 7 trước và sau khi thay đổi cơng năng ...........................58
Hình 5.3.2: Biện pháp thi cơng bao che mặt ngồi ...................................................60
Hình 5.3.3: Cốt thép hồ bơi sân thượng bị rỉ sét do ngừng thi công trong thời gian
dài. .............................................................................................................................61
Hình 5.3.4: Sự phối hợp thi cơng khơng tốt giữa Nhà thầu xây dựng và Nhà thầu thi
công cơ điện ..............................................................................................................62
Hình 5.4.1: Thiếu bê tơng trong cơng tác bê tơng sàn ..............................................63
Hình 5.4.2: Lỗi trong cơng tác cốt thép, cốp pha cột vách .......................................64
Hình 5.4.3: Lắp hộp báo tầng bị vướng ống gió. ......................................................65
Hình 5.4.4: Cao độ miệng gió và cao độ máng cáp trùng nhau ................................66

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

iv


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1: Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước .......................................12
Bảng 2-2: Các nguyên nhân gây lỗi chính ................................................................16
Bảng 2-3: Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi chính.................................................17
Bảng 2-4: Xếp hạng các nhóm nguyên nhân gây lỗi ................................................20
Bảng 2-5 : Tổng hợp các lỗi và chỉ số xếp hạng .......................................................21
Bảng 2-6: Loại dự án, thời gian nghiên cứu và số lỗi ...............................................21
Bảng 3-1: Thang đo các nguyên nhân gây lỗi ...........................................................28

Bảng 4-1: Đối tượng tham gia phỏng vấn .................................................................37
Bảng 4-2: Số năm kinh nghiệm người tham gia phỏng vấn .....................................37
Bảng 4-3: Vị trí cơng tác người tham gia phỏng vấn ................................................38
Bảng 4-4: Nguồn vốn dự án ......................................................................................39
Bảng 4-5: Xếp hạng trung bình 10 nguyên nhân có thứ hạng cao nhất ....................40
Bảng 4-6: Xếp hạng trung bình 5 ngun nhân có thứ hạng thấp nhất.....................43
Bảng 4-7: Hệ số tương quan xếp hạng Spearman .....................................................45
Bảng 4-8: Kết quả đặt tên các nhân tố: .....................................................................47
Bảng 6-1: Những nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật được xếp hạng cao ........................68

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

v


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu chung
Các lỗi kỹ thuật trong xây dựng thường dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ, vượt chi
phí, ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình. Nhiều nghiên cứu về lỗi kỹ thuật đã
được thực hiện trước đây. Sadi Assaf, Abdulmohsen Al-Hammad và Mansoor
Al-Shihah (2007) thông qua việc khảo sát 90 nhà thầu, 30 doanh nghiệp kiến
trúc, xây dựng và 20 chủ đầu tư ở các tỉnh thuộc miền Đông A rập Saudi để xác
định 35 yếu tố gây lỗi kỹ thuật trong giai đoạn xây dựng được gom thành các
nhóm: lỗi trong giám sát xây dựng, lỗi trong thi công xây dựng, lỗi do quản lý
của Nhà thầu, lỗi do vật liệu, lỗi thiết bị, lỗi do thiếu xót thiết kế.
Josephson P.E, Hammarlund Y (1999), nghiên cứu nguyên nhân và chi phí thực

hiện các lỗi kỹ thuật của 7 dự án. Trong 2 năm từ 1994-1996, 2879 khuyết tật
được phân tích. Một cuộc phỏng vấn 92 người quan trọng của dự án được thực
hiện, nghiên cứu được thực hiện ở nhiều dự án khác nhau như bảo tàng, trường
học, trường đại học, công nghiệp, nhà ở, nhà ga, trung tâm mua sắm.
Kết quả phân tích cho thấy rằng 32% lỗi xảy ra ở giai đoạn đầu có liên qua đến
chủ đầu tư và thiết kế, 45% trong liên quan đến giai đoạn thi công do sự quản
lý của ban chỉ huy, công nhân, và nhà thầu phụ, 20% bắt nguồn từ vật liệu sử
dụng, máy móc thiết bị.
Hamad Aljassmi; Sangwon Han; và Steven Davis (2015) thông qua nhiều
nghiên cứu trước đây đã thu thập và khảo sát 106 chuyên gia trong ngành công
nghiệp xây dựng để tiến hành nghiên cứu 30 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật. Theo
đó, năm nguyên nhân gây lỗi chính được tìm thấy trong dự án là: văn hóa tổ
chức, áp lực thời gian và điều kiện ràng buột, hệ thống chất lượng tại nơi làm
việc, hạn chế tài chính về chi phí hoạt động, và nhân viên thiếu đào tạo hoặc cơ
hội học tập

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

6


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hồi Long

Do đó việc xác định các ngun nhân gây lỗi kỹ thuật giúp cho Chủ đầu tư, ban
quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; và Nhà thầu xây dựng kiểm soát
được chất lượng cơng trình, hạn chế chi phí phát sinh, đảm bảo tiến độ, đạt yêu
cầu về công năng sử dụng.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu

Nhiều cơng trình xây dựng cao tầng như nhà ở chung cư, cao ốc văn phòng từ
lúc khởi công đến khi bàn giao đưa vào sử dụng thường gặp rất nhiều lỗi kỹ
thuật dẫn đến sự khơng hài lịng của các bên tham gia dự án, đặc biệt đó là Chủ
đầu tư và khách hàng, người ln kỳ vọng có được sản phẩm tốt nhất. Chính vì
thế, việc làm thế nào để kiểm sốt và hạn chế một cách tốt nhất các lỗi xảy ra
trong các dự án cao tầng là vấn đề rất được quan tâm đối với tất cả các bên tham
gia dự án.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ đơ thị hóa trong những năm gần đây đang
diễn ra rất nhanh, các dự án cao tầng đang được xây dựng tăng nhanh đặc biệt
ở các quận trung tâm. Để đạt được sự thành công của dự án, đặc biệt là dự án
cao tầng có những đặc thù riêng thì địi hỏi các bên tham gia dự án cần phải thể
hiện tốt vai trị của mình để từ đó giảm thiểu các ngun nhân gây lỗi kỹ thuật
cho dự án.
Do đó, việc nhận thức đúng đắn về nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật có vai trị quan
trọng rất lớn đối với các bên tham gia dự án bởi vì:
Đối với Chủ đầu tư khi dự án xảy ra lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao,
mất uy tín đến khách hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Đối với các đơn vị tư vấn thì sẽ chịu một phần trách nhiệm, đơi khi phải bồi
thường về chi phí sửa chữa, làm lại và quan trọng nhất là mất niềm tin của Chù
đầu tư.

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

7


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hồi Long


Đối với nhà thầu thì ngồi việc phải chịu chi phí để khắc phục, sửa chữa thì cịn
phải chịu phạt tiến độ, bồi thường hợp đồng…
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nguyên nhân gây nên lỗi kỹ thuật trong dự án cao tầng tại thành
phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát phỏng vấn các chuyên viên đang quản lý, thi công các dự án cao
tầng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Xếp hạng, đánh giá các nguyên nhân gây lỗi quan trọng nhất.
- Phân tích nhân tố chính có xếp hạng trung bình chung cao nhất.
- Nghiên cứu tình huống minh họa ở 3 dự án cụ thể.
- Đưa ra kiến nghị cho các bên tham gia dự án nhằm giảm thiểu và ngăn chặn
các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Các dự án cao tầng trong phạm vi thành phố Hồ Chí
Minh
- Đối tượng khảo sát: Là các chuyên viên, những người có kinh nghiệm từ 8
năm trở lên đang tham gia vào các dự án cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Các bên tham gia khảo sát phỏng vấn gồm:
Chủ đầu tư, ban quản lý dự án.
Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát.
Nhà thầu.
1.5. Đóng góp của nghiên cứu
1.5.1. Về mặt học thuật
- Nghiên cứu đã xác định các nguyên nhân gây nên lỗi kỹ thuật trong các dự án
xây dựng cao tầng ở Tp. Hổ Chí Minh.
- Đề tài đưa ra một quy trình khảo sát, đánh giá của các chuyên gia trong ngành
xây dựng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693


8


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

- Đã xác định các nguyên nhân gây lỗi quan trọng nhất cho các bên tham gia
dự án là Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án; Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát;
Nhà thầu.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp cho các bên tham gia dự án như Chủ đầu tư, ban
quản lý dự án; tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát; và nhà thầu thấy được tầm quan
trọng của các nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật trong các dự án xây dựng cao tầng
trong lĩnh vực do chính mình tham gia, từ đó có những biện pháp để ngăn chặn,
giảm thiểu các nguyên nhân gây lỗi cho dự án.

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

9


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

1.6. Cấu trúc Luận văn
Xác định các mục tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


Phạm vi nghiên cứu
Đóng góp của nghiên cứu
Cấu trúc của Luận Văn.
Định nghĩa lỗi kỹ thuật

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

Một số khái niệm chung
Một số nghiên cứu trước đây
Quy trình nghiên cứu

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

Giới thiệu bảng câu hỏi, sơ đồ nghiên
cứu, cơng cụ nghiên cứ
Quy trình thu thập dữ liệu
Quá trình thu thập dữ liệu
Kiểm nghiệm dữ liệu

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Xếp hạng các nguyên nhân gây lỗi kỹ
thuật trong các dự án cao tầng ở thành
phố Hồ Chí Minh
Kiểm tra sự tương quan xếp hạng giữa
các nhóm
Đánh giá về quan điểm giữa các nhóm
Phân tích nhân tố

Dự án A

CHƯƠNG 5 : DỰ ÁN MINH HỌA

Dự án B
Dự án C

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ

Kết luận
Kiến nghị

Hình 1-1: Cấu trúc luận văn

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

10


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chương:
Chương 2 trình bày định nghĩa lỗi kỹ thuật, các khái niệm về nhà cao tầng, dự
án, dự án xây dựng..., và tổng quan một số các nghiên cứu trước đây ở nước
ngồi có liên quan đến đề tài. Từ đó rút ra được các nguyên nhân gây lỗi kỹ
thuật chủ yếu trong các dự án cao tầng ở TP. HCM.

Giới thiệu chương
Định nghĩa

Lỗi kỹ thuật
Nhà cao tầng
Dự án

CHƯƠNG 2:

Một số khái niệm chung

Dự án xây dựng
Chủ đầu tư xây dựng

TỔNG QUAN

Tư vấn xây dựng
Nhà thầu trong hoạt động
xây dựng
Một số nghiên cứu trước đây
Kết luận
Hình 2-1: Cấu trúc chương 2
2.2. Định nghĩa lỗi kỹ thuật:
Lỗi kỹ thuật được định nghĩa như là một "thất bại hoặc thiếu sót trong các yêu
cầu chức năng, thực hiện, theo luật định hoặc yêu cầu sử dụng của một tịa nhà,
và có thể tự biểu hiện trong cấu trúc, cơ cấu, dịch vụ hoặc các phương tiện khác
của tòa nhà bị ảnh hưởng" (Watt 1999). -1
HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

11



Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

2.3. Một số khái niệm chung
2.3.1: Nhà cao tầng:
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9363:2012 “khảo sát cho xây dựng - khảo sát
địa kỹ thuật cho nhà cao tầng” định nghĩa: Nhà cao tầng (high rise building) là
nhà ở và các cơng trình cơng cộng có số tầng lớn hơn 9.
Theo đinh nghĩa nhà cao tầng theo Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế: nhà cao tầng
là ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế, thi
công hoặc sử dụng khác với các ngơi nhà thơng thường thì được gọi là nhà cao
tầng.
Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà
cao tầng ra 4 loại như sau:
- Nhà cao tầng loại 1: từ 9 tầng đến 16 tầng (cao nhất 50 m);
- Nhà cao tầng loại 2: từ 17 tầng đến 25 tầng (cao nhất 75 m);
- Nhà cao tầng loại 3: từ 26 tầng đến 40 tầng (cao nhất 100 m);
- Nhà cao tầng loại 4: từ 40 tầng trở lên (gọi là nhà siêu cao tầng).
Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những qui định khác nhau.
Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng được
trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2-1: Độ cao khởi đầu nhà cao tầng của một số nước
Tên nước

Độ cao khởi đầu

Trung Quốc


Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác ≥ 28 m

Liên Xô (cũ)

Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng

Mỹ

22 m đến 25 m hoặc trên 7 tầng

Pháp

Nhà ở > 50 m, kiến trúc khác > 28 m

Anh

24,3 m

Nhật Bản

11 tầng, 31 m

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

12


Luận văn thạc sĩ


GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

Tên nước

Độ cao khởi đầu

Tây Đức

≥ 22 m (từ mặt nền nhà)

Bỉ

25 m (từ mặt đất ngoài nhà)

2.3.2: Dự án:
Theo PMBOK (A Guide to the Project Management Body of Knowledge, Fifth
Edition): Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm,
dịch vụ, hoặc một kết quả duy nhất.
2.3.3: Dự án xây dựng:
Theo Đỗ Thị Xuân Lan (2003): Dự án là một nhóm các cơng việc
được thực hiện theo một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra có thời
điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước và sử dụng tài nguyên có giới hạn.
Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất hay công việc có liên quan đến bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơng trình xây dựng. Một dự án nói
chung hay một dự án xây dựng nói riêng bao gồm ba thành tố: quy mơ, kinh phí
và thời gian.
2.3.4: Chủ đầu tư xây dựng:
Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm
2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ

quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện
thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự
tốn xây dựng cơng trình.
2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân
sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội,

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

13


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hoài Long

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên
ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo
quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức,
đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối
với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân
cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư
do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngồi ngân sách do tập đồn kinh tế,
tổng cơng ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn
vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở

hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn
hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư.
5. Đối với dự án PPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập
theo quy định của pháp luật.
2.3.5: Giám sát thi công xây dựng:
Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình theo điều 120 của Luật Xây dựng năm
2014 được quy định cụ thể như sau:
1. Cơng trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ,
an toàn lao động và bảo vệ mơi trường trong q trình thi cơng.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi cơng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

14


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hồi Long

a) Thực hiện trong suốt q trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời
gian thực hiện cho đến khi hồn thành và nghiệm thu cơng việc, cơng trình
xây dựng;
b) Giám sát thi cơng cơng trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ
dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải
pháp giám sát và quy trình kiểm sốt chất lượng, khối lượng, tiến độ, an tồn

lao động, bảo vệ mơi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp
quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
2.3.6: Nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Theo Khoản 28 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014: thì thuật ngữ “Nhà thầu”
được định nghĩa như sau:
Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức,
cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây
dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2.4. Một số nghiên cứu trước đây:
Hamad Aljassmi; Sangwon Han, and Steve Davis (2015) thông qua nhiều
nghiên cứu trước đây đã thu thập và khảo sát 106 chuyên gia trong ngành công
nghiệp xây dựng để tiến hành nghiên cứu 30 nguyên nhân gây lỗi kỹ thuật. Theo
đó, năm ngun nhân gây lỗi chính được tìm thấy trong dự án là (1) văn hóa tổ
chức, (2) áp lực thời gian và điều kiện ràng buột, (3) hệ thống chất lượng tại nơi
làm việc, (4) hạn chế tài chính về chi phí hoạt động, và (5) nhân viên thiếu đào
tạo hoặc cơ hội học tập. Các nguyên nhân chính được đưa vào phân tích được
trình bày trong bảng sau:

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

15


Luận văn thạc sĩ

GVHD: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn TS. Lê Hồi Long

Bảng 2-2: Các ngun nhân gây lỗi chính
Số TT


Ngun nhân gây lỗi chính

1

Thiếu khả năng thanh tốn

2

Văn hố tổ chức

3

Vị trí khơng ổn định của nhân viên

4

Đào tạo nhân viên khơng đầy đủ

5

Vị trí hoặc nhiệm vụ được giao không phù hợp của kỹ sư giám sát

6

Khả năng của tổ chức tham gia vào dự án

7

Ưu tiên thấp về quản lý chất lượng


8

Hệ thống chất lượng tại nơi làm việc

9

Ràng buộc tài chính vào chi phí hoạt động

10

Áp lực thời gian và điều kiện rang buột

11

Thiếu sự hỗ trợ từ các văn phịng chính đến cơng trường

12

Thiếu động lực / cam kết làm việc

13

Thay đổi đơn hàng

14

Không chỉnh sửa vấn đề sai sót đã biết

15


Thiếu giám sát

16

Giám sát viên khơng tn thủ quy tắc hoặc quy trình

17

Kiểm sốt tài liệu kém

18

Thiếu sự tham gia của CĐT

19

Thiếu kế hoạch rõ ràng

20

Nhà thầu hiểu sai hướng dẫn của thiết kế

21

Các vấn đề thiết kế hoặc sai lệch, hiểu nhầm bản vẽ / hướng dẫn

22

Hướng dẫn sai lạc từ kỹ sư giám sát


23

Hiểu lầm yêu cầu của CĐT

24

Phối hợp kém trong team thực hiện dự án

25

Làm suy yếu hoặc thiếu bào trì thiết bị / máy móc

26

Vật liệu cung cấp khơng phù hợp

27

Khả năng xây dựng / thách thức về kỹ thuật và các ràng buộc

HVTH: Lâm Quốc Kha - MSHV: 7140693

16


×