Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lọc hóa dầu bình sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---------------------

NGUYỄN NHANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY
LỌC-HĨA DẦU BÌNH SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HỒ – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
----------------

NGUYỄN NHANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CƠNG TY
LỌC-HĨA DẦU BÌNH SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101


Mã học viên

58CH188

Quyết định giao đề tài:

389/QĐ-ĐHNT ngày 11/04/2018

Quyết định thành lập HĐ:

1063/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2019

Ngày bảo vệ:

15/9/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. HỒ HUY TỰU
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HOÀ - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của cơng ty Lọc-Hóa dầu Bình Sơn” là cơng trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Các số liệu, tài liệu sử dụng cho luận văn này đều có nguồn gốc rõ ràng, được thu
thập từ các nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của cơ quan nhà nước, của
Cơng ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, được đăng tải trên các tạp chí chuyên nghành, sách
báo, tài liệu giảng dạy, internet…
Tôi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Khánh Hịa, ngày 20 tháng 6 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Nhanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty Lọc hóa
dầu Bình Sơn” tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều cá nhân,
tập thể trong và ngoài nhà trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tơi xin được bày tỏ lịng biết
ơn chân thành đến những người thân, quý thầy cô, các đồng nghiệp và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Trâm Anh đã tận tình hướng dẫn, góp ý
và giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến q
thầy cơ, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm học cao
học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Cơng ty TNHH
một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn nay là Cơng ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn
đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập dữ liệu.
Mặc dù đã cố gắn hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý
kiến đóng góp nhưng chắc khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi rất hoan
nghênh và chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn.
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Nhanh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................x
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... xiii
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................11
3.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................11
3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................12
4.1 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................12
4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................12
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................................13
7. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ MƠ HÌNH

NGHIÊN CỨU .............................................................................................................14
1.1 Cạnh tranh................................................................................................................14
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh .......................................................................................14
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh ............................................................................15
1.1.3. Chức năng của cạnh tranh ...................................................................................16
1.2. Năng lực cạnh tranh ................................................................................................17
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................................17
1.2.2. Các cấp độ năng lực canh tranh. ..........................................................................18
1.2.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia ...........................................................................18
1.2.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ...................................................................19
1.2.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ ...........................................................21
v


1.3. Mơ hình nghiên cứu................................................................................................22
1.3.1. Sức mạnh nhà cung cấp (Bargaining power of suppliers)...................................23
1.3.2. Nguy cơ thay thế (Threats of substitute products or services) ............................24
1.3.3. Đối thủ tiềm tàng-rào cản gia nhập (Threats of new entrants – Entry barriers) ..25
1.3.4. Sức mạnh khách hàng (Bargaining power of buyers) ........................................27
1.3.5. Mức độ cạnh tranh (Rivalry among existing competitors) ..................................28
1.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành Lọc-Hóa dầu .................30
1.4.1. Yếu tố bên ngồi (EFE) .......................................................................................30
1.4.1.1. Mơi trường vĩ mô..............................................................................................30
1.4.1.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành) .............................................................31
1.4.2. Yếu tố bên trong (IFE) ........................................................................................32
1.5. Ma trận hình ảnh đánh giá năng lực cạnh tranh .....................................................33
1.6. Phương pháp chuyên gia .......................................................................................34
1.6.1. Định nghĩa ...........................................................................................................34
1.6.2. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp ......................................................................34
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN LỌC HĨA DẦU BÌNH SƠN BSR .................................................................36
2.1. Khái qt về ngành dầu khí Việt Nam ...................................................................36
2.1.1. Vai trị của ngành dầu khí đối với nền kinh tế Việt Nam ....................................36
2.1.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dị khai thác dầu khí ..................................................38
2.1.3. Chế biến dầu khí ..................................................................................................38
2.1.4. Cơng nghiệp khí ..................................................................................................40
2.1.5. Cơng nghiệp điện .................................................................................................41
2.1.6. Dịch vụ dầu khí ...................................................................................................41
2.2. Giới thiệu tổng quan về cơng ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn. .......................42
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................42
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty .........................................50
2.2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty................................................................50
2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty BSR .................................51
2.2.3. Sản phẩm chủ lực của BSR .................................................................................54
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .........................................................55
vi


2.3. Phân tích mơi trường kinh doanh của cơng ty ........................................................56
2.3.1. Môi trường vĩ mô.................................................................................................56
2.3.1.1. Môi trường kinh tế ............................................................................................56
2.3.1.2. Mơi trường chính trị - pháp luật .......................................................................58
2.3.1.3. Mơi trường văn hóa - xã hội .............................................................................59
2.3.1.4. Mơi trường tự nhiên..........................................................................................60
2.3.1.5. Môi trường công nghệ .....................................................................................60
2.3.2. Môi trường vi mô (môi trường ngành) ................................................................60
2.3.2.1. Khách hàng .......................................................................................................60
2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành ........................................................................61
2.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ............................................................................62

2.3.2.4. Nhà cung ứng....................................................................................................63
2.3.2.5. Sản phẩm thay thế ............................................................................................64
2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh của BSR trong giai đoạn 2015-2018......................64
2.4.1. Năng lực tài chính................................................................................................64
2.4.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh .......................................................................64
2.4.1.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính .........................................................................66
2.4.2. Phân tích năng lực kinh doanh ............................................................................69
2.4.2.1. Sản lượng kinh doanh .......................................................................................69
2.4.2.2. Cơ cấu sản phẩm xăng dầu của BSR ................................................................69
2.4.2.3. Tiêu thụ hóa phẩm, xúc tác tại BSR .................................................................72
2.4.3. Bộ máy tổ chức và quản trị điều hành của BSR ..................................................72
2.4.3.1. Nguồn nhân lực ................................................................................................72
2.4.3.2. Chính sách đãi ngộ, chính sách tuyển dụng và đào tạo ....................................74
2.4.3.3. Năng lực về quản trị-điều hành ........................................................................75
2.4.3.4. Uy tín và thương hiệu của công ty ...................................................................76
2.4.4. Năng lực công nghệ .............................................................................................76
2.4.5. Năng lực Marketing của BSR..............................................................................77
2.4.5.1. Cạnh tranh bằng chất lượng và số lượng sản phẩm..........................................77
2.4.5.2. Cạnh tranh bằng giá cả .....................................................................................78
2.4.5.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối ................................................................79
2.4.5.4. Cạnh tranh bằng hình thức quảng cáo và xúc tiến bán hàng ............................80
vii


2.5. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của BSR......................................................80
2.5.1. Nhà máy lọc dầu NSRP .......................................................................................80
2.5.2. Các nhà máy chế biến condensate .......................................................................81
2.6. Đánh giá năng lưc bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................82
2.6.1. Các tiến hành đánh giá của năng lực cạnh tranh .................................................83
2.6.1.1 Năng lực cạnh tranh của BSR: ..........................................................................83

2.6.1.2 Mức độ gắn kết của nhân viên đối với BSR:.....................................................85
2.6.1.3 Các vấn đề cần được quan tâm, cải tiến tại BSR:..............................................86
2.6.2. Phân tích năng lực của BSR so với các đối thủ cạnh tranh bằng Ma trận hình ảnh
cạnh tranh ......................................................................................................................88
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY LỌC HĨA DẦU BÌNH SƠN (BSR) TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
2019 ĐẾN 2023 .............................................................................................................91
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của PVN trong giai đoạn 2019-2025..............91
3.1.1. Định hướng phát triển của tập đồn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) ............91
3.1.2. Mục tiêu phát triển của PVN ...............................................................................91
3.2. Định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển của BSR giai đoạn 2019-2023 .....92
3.2.1. Định hướng của công ty BSR ..............................................................................92
3.2.2. Các mục tiêu hoạt động .......................................................................................93
3.2.3. Chiến lược phát triển ...........................................................................................94
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BSR ............................95
3.3.1. Mơ hình các tác lực của M. Porter để nâng cao năng lực cạnh tranh của BSR ..95
3.3.1.1. Sức mạnh của nhà cung cấp .............................................................................95
3.3.1.2. Nguy cơ thay thế...............................................................................................96
3.3.1.3. Đối thủ tiềm tàng-rào cản gia nhập ..................................................................96
3.3.1.4. Sức mạnh khách hàng .......................................................................................96
3.3.1.5. Mức độ cạnh tranh ............................................................................................97
3.3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào phân tích ma trân hình
ảnh cạnh tranh. ...............................................................................................................97
3.3.2.1. Gải pháp cải tiến hệ thống Marketing của BSR ...............................................97
3.3.2.2. Giải pháp tiết giảm chi phí ...............................................................................98
viii


3.3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quản lí thương hiệu ......99

3.3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn lực ..................................................................... 100
3.3.2.5. Giảm thiểu tình trạng chảy máu chất xám sang đối thủ cạnh tranh để nâng cao
vị thế BSR ................................................................................................................... 101
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 104
1. Kết luận................................................................................................................... 104
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 105
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC/TỐI ƯU HĨA CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
ĐƯỢC CƠNG BỐ ...................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 107
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Hợp tác kinh tế-Châu Á Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia khu vực Đơng Nam Á

BSR

Cơng ty Cổ phần Lọc-Hóa dầu Bình Sơn

DN


Doanh nghiệp

FTA

Hiệp định thương mại tự do

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thanh viên

HPXT

Hóa phảm xúc tác

IOC

Cơng ty dầu khí quốc tế

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KH

Khách hàng


MFN

Tối huệ quốc

MTV

Một thành viên

NCPT

Nghiên cứu và Phát triển

NMLD

Nhà máy lọc dầu

NOC

Cơng ty dầu khí quốc gia

NSRP

Cơng ty liên doanh Lọc Hóa dầu Nghi Sơn

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

PVMTC


Trường cao đẳng nghề dầu khí

PVN

Cơng ty Mẹ-Tập đồn Dầu khí Việt Nam

PVOIL

Tổng cơng ty dầu Việt Nam

ROA

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TA

Bảo dưỡng tổng thể nhà máy lọc dầu

TGĐ

Tổng Giám đốc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TP

Thành phố
x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết cấu ma của trận EFE ..............................................................................32
Bảng 1.2: Kết cấu của ma trận IFE................................................................................33
Bảng 1.3: Kết cấu của ma trận hình ảnh đánh giá năng lực cạnh tranh ........................34
Bảng 1.4: Kết cấu của bảng câu hỏi đánh giá chuyên gia .............................................35
Bảng 2.1: Đóng góp của Petrovietnam trong nền kinh tế quốc dân và kinh ngạch xuất
khẩu theo các ngành ......................................................................................................37
Bảng 2.2: Khả năng sản xuất và cung ứng thị trường và các sản phẩm chế biến dầu khí
chính của Petro VietNam...............................................................................................39
Bảng 2.3: Sản lượng tiêu thụ khí của PetroVietNam 2011-2015 ..................................40
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số đơn vị chủ lực ............................40
Bảng 2.5: Cơ cấu sản phẩm của BSR ............................................................................54
Bảng 2.6: Bảng số liệu thu nhập GDP/Đầu người của tỉnh Quảng Ngãi 3 năm qua ....56
Bảng 2.7: Dự báo nhu cầu xăng dầu Việt Nam đến năm 2035 .....................................57
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh của BSR trong năm 2015-2018 ....................................64
Bảng 2.9: Tổng hợp các chỉ số tài chính của Cơng ty giai đoạn 2015-2018 .................66

Bảng 2.10: Tổng hợp sản lượng sản suất và tiêu thụ của BSR giai đoạn 2015-2018 ...69
Bảng 2.11: Tổng hợp cơ cấu sản lượng xăng dầu của BSR giai đoạn 2015-2018 ........70
Bảng 2.12 Lộ trình thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu từ năm 2017- 2024 ..........71
Bảng 2.13: Chi phí HPXT giai đoạn 2015 - 2018 .........................................................72
Bảng 2.14: Nguồn nhân lực BSR trong giai đoạn 2015 – 2018 ...................................73
Bảng 2.15: Một số thông tin về hệ thống bể chứa sản phẩm tại NMLD Dung Quất ....79
Bảng 2.16: So sánh cơ chế ưu đãi LHD NS và NMLD Dung Quất từ năm 2018.........81
Bảng 2.17: Bảng dự báo nguồn cung xăng từ chế biến Condensate của Việt Nam ......81
Bảng 2.18: Năng lực cạnh tranh của BSR .....................................................................83
Bảng 2.19: Mức độ gắn kết của nhân viên đối với công ty BSR ..................................85
Bảng 2.20: Các vấn đề sau đây cần được quan tâm, cải tiến.........................................86
Bảng 2.21: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BSR, NSRP và SaiGon
Petro ...............................................................................................................................89
Bảng 3.1: Các lĩnh vực hoạt động chính giai đoạn 2016 – 2023 ..................................94
xi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mơ hình các tác lực cạnh tranh của Michel Porter ........................................23
Hình 2.1: Sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm 1986-2015 .......................................38
Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng BSR .....................................................................................42
Hình 2.3: Lễ động thổ khởi cơng xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 ...............................44
Hình 2.4: Kỳ họp thứ II HĐQT Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt – Nga ......45
Hình 2.5: Lễ ký Hợp đồng cung cấp bản quyền Công nghệ Cracking xúc tác giữa
Cơng ty Liên doanh Vietross với Viện dầu khí Pháp ....................................................46
Hình 2.6: Lễ ký Hợp đồng cung cấp bản quyền Công nghệ LTU, NTU, KTU và CNU
giữa Công ty Liên doanh Vietross và Foster Wheeler ..................................................46
Hình 2.7: Lễ khởi cơng các gói thầu EPC 1+2+3+4 NMLD Dung Quất ......................47
Hình 2.8: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ đón mừng sản phẩm đầu tiên

của NMLD Dung Quất ..................................................................................................48
Hình 2.9: Lễ bàn giao NMLD Dung quất giữa Nhà thầu TPC và Chủ đầu tư ..............48
Hình 2.10: Tỉ lệ cổ phần BSR dự kiến bán đấu giá .......................................................49
Hình 2.11: Cơ cấu tổ chức hoạt động cơng ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn-BSR ...52
Hình 2.12: Cơ cấu HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BSR ........................................................53
Hình 2.13: Cơ cấu BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BSR ......................................................53
Hình 2.14: Cơ cấu BAN KIỂM SỐT BSR .................................................................53
Hình 2.15: So sánh giá xăng nhập khẩu và giá xăng của BSR giai đoạn 2015 -2016 ..65
Hình 2.16: Khối lượng nhập từ BSR của một số đầu mối lớn ......................................80
Hình 3.1. Điều chỉnh mơ hình 5 cấp xuống cịn 3 cấp ..................................................91
Hình 3.2. Sơ đồ Ban Kinh Doanh ..................................................................................98

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu về ngành Lọc-Hóa dầu trên thị trường Việt Nam nói chung và
cơng ty Lọc-Hóa dầu Bình Sơn (BSR) nói riêng trong điều kiện Việt Nam đang ở giai
đoạn hội nhập hóa. Trong đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm duy trì đảm bảo
cho Nhà máy Lọc-Hóa Dầu vận hành an tồn, liên tục và hiệu quả là một thách thức
và là vấn đề then chốt đối với các cơng ty Lọc-Hóa dầu. Tác giả đã xây dựng và xác
định mục tiêu là đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của BSR, từ đó đề xuất các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong tương lai.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên gia, phương pháp thu thập số
liệu và so sánh với các đối thủ cạnh tranh bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh, để xem
xét năng lực cạnh tranh của công ty BSR.
Trong chương 1 tác giả đã khái quát hóa về khái niệm cạnh tranh, vai trị, ý nghĩa
và cấp độ của việc cạnh tranh, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá
năng lực cạnh tranh cho ngành Lọc-Hóa dầu nói chung và cơng ty BSR nói riêng. Dựa
vào đó làm cơ sở quan trọng để phân tích thực trạng cạnh tranh của BSR trong chương

2 và đưa ra các kết luận, đề xuất và kiến nghị trong chương 3.
Trong chương 2 tác giả đã trình bày tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam, về
BSR, đánh giá các tác động của môi trường vĩ mơ, vi mơ ảnh hưởng đến BSR nhằm
tìm ra các cơ hội, thách thức cũng như điểm mạnh, điểm yếu tại BSR để từ đó đề xuất
một số giải pháp khắc phục khó khăn cũng như tận dụng thời cơ và sức mạnh nội lực.
Cuối cùng tác giả chọn 5 giải pháp có tính khả thi cao, ảnh hưởng mạnh đến khả
năng cạnh tranh của BSR như sau: thứ nhất là giải pháp cải tiến hệ thống marketing;
thứ hai là giải pháp tiết giảm chi phí; thứ 3 là giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ và quản lí thương hiệu; thứ tư là nâng cao chất lượng nguồn lực và giải pháp
cuối cùng là giải pháp giảm thiểu tình trạng chảy máu chất xám sang đối thủ cạnh
tranh để nâng cao vị thế BSR. Ngoài ra, tác giả cũng đã có đề xuất lãnh đạo cơng ty
kiến nghị Bộ Công thương cho phép triển khai chương trình bán lẻ, kiến nghị PVN hỗ
trợ cơ chế, nguồn lực, chính sách để tạo điều kiện BSR đạt được các mục tiêu đề ra.
Từ khóa: Lọc Hóa dầu, nâng cao năng lực cạnh tranh, BSR, Bình Sơn.

xiii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay việc hội nhập hóa kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn
ngày càng nhiều các nước tham gia, buộc các nước phải thực hiện chiến lược mở cửa
kinh tế nhằm tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế và vượt qua thách thức thì mới
có thể phát triển nhanh nền kinh tế của quốc gia mình, đóng góp chung vào tăng
trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà nền kinh
tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hóa, khi Việt
Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn như: WTO, CPTPP (hiệp định Đối tác Tiến
bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương), hiệp định thương mại tự do Việt Nam–EU
(EVFTA).., với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, quyết liệt hơn mà vị thế
bất lợi lại thường thuộc về phía các doanh nghiệp trong nước thì sự đứng vững và

khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường là một điều cực kỳ khó khăn.
Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan,
trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển được trên thị trường thì phải khơng ngừng nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật
để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực, kỹ năng của mỗi
cán bộ trong doanh nghiệp…Có như vậy doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng,
mới đứng vững trên thị trường và chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, vấn
đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề cốt lõi
quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, đặc
biệt là những doanh nghiệp đã có vị trí và thương hiệu trên thị trường như BSR.
Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị đang trực tiếp quản lý
và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành liên tục 24/24. BSR là nhà máy
lọc-Hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, với công nghệ hiện đại nhất Đông Nam Á, công
suất chế biến của Nhà máy là 6,5 triệu tấn/năm, ngoài các sản phẩm truyền thống như
xăng RON 92, 95, Diesel Auto, khí Propylene và hạt nhựa PP, Khí hóa lỏng (LPG),
Dầu hỏa/nhiên liệu bay Jet A1, Dầu nhiên liệu (FO), hiện nay BSR đã nghiên cứu sản
xuất thêm các loại sản phẩm mới như xăng E5 RON 92, Nhiên liệu phản lực Jet A-1K
và Nhiên liệu Diesel L-62 sử dụng trên vũ khí trang bị, thiết bị quân sự và thiết bị đặc
1


biệt của Nga tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2016, giá trị nộp ngân sách nhà nước
của BSR (6 tỷ USD) đã gấp đôi tổng mức đầu tư của nhà máy lọc dầu Dung Quất (3 tỷ
USD). Lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 8.700 tỷ Việt Nam đồng, điều này cho thấy
hiệu quả kinh doanh của nhà máy lọc dầu Dung Quất tương đối tốt, quy mô và sản
lượng sản phẩm kinh doanh rất lớn. Hiện BSR đang sở hữu nguồn lực lượng lao động
chất lượng cao, am hiểu sâu về lĩnh vực Lọc-Hóa dầu, đang vận hành liên tục và ổn
định nhà máy lọc dầu Dung Quất và cung cấp các sản phẩm xăng dầu ra thị trường
Việt Nam từ 30-40% nhu cầu toàn quốc cho các khách hàng lớn như Petrolimex, PV

Oil và Saigon Petro,…
Trong bối cảnh sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng khi Việt Nam đang
mở cửa và hội nhập vào các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới, các nhà máy lọc hóa
dầu Nghi Sơn-Thanh Hóa (NSRP), Long Sơn-Vũng Tàu đã và đang hoàn thành vận
hành thương mại với các chính sách ưu đãi từ Chính phủ Việt Nam cùng với các biến
động rất lớn về giá dầu thô và sản phẩm trên thị trường thế giới trong những năm gần
đây thì việc cạnh tranh nhằm duy trì đảm bảo cho Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất
(BSR) vận hành an toàn, liên tục và hiệu quả là một thách thức rất lớn không chỉ ở
Ban lãnh đạo công ty mà cịn cả từng cán bộ trong cơ quan về: tình trạng thu hẹp thị
trường, chảy máu chất xám của đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm bởi các đối thủ trực
tiếp và đối thủ tiềm ẩn cũng như nguồn dầu thô cho chế biến ngày càng khan hiếm.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh, góp phần quảng bá thương hiệu của công ty, nâng tầm ảnh hưởng của cơng ty
nhằm mang lại tính bền vững và hiệu quả cho cơng ty.
Việc các nhân sự chủ chốt, có kinh nghiệm rời bỏ công ty dẫn đến các lỗ hổng về
việc ngăn ngừa và xử lí các sự cố phát sinh trong q trình vận hành, cộng với việc
dầu thơ chiến lược (dầu Bạch Hổ) ngày càng khan hiếm, cạn kiệt buộc công ty phải
thử nghiệm để vận hành các loại dầu ngoại thay thế đã đưa nhà máy đến tình trạng khó
khăn, rủi ro trong việc duy trì vận hành an toàn, ổn đinh và liên tục. Ngoài ra, việc dự
báo không đúng về thị trường xăng dầu đã làm công ty bị thua lỗ trong một vài quý,
đặc biệt là quý IV năm 2018, gây nguy cơ tank top sản phẩm buộc BSR phải tốn phí
gửi kho hoặc giảm công suất chế biến nhà máy.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một học viên cao học tại Trường Đại Học
Nha Trang, đồng thời là một cán bộ trong Ban Nghiên Cứu và Phát triển của Công ty
2


Cổ phần Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (BSR), tác giả nhận thấy đề tài “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của cơng ty Lọc-Hóa dầu Bình Sơn” là hết sức cấp thiết cả về lý luận lẫn
thực tiễn và rất cần thiết về kỳ vọng hoạt động của BSR ngày càng ổn định hơn, hiệu

quả hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững, lâu dài cho công ty trong tương lai.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đến nay đã có nhiều cơng trình, hội thảo nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thương mại nói riêng. Có thể nêu lên
một số đề tài, cơng trình nghiên cứu và hội thảo có liên quan về vấn đề này trên các
góc độ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp gồm có các cơng trình cơng bố sau:
Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra mơ hình đo lường các hoạt động quản trị
trong doanh nghiệp thông qua 5 khía cạnh: (i) Cơ cấu hội đồng quản trị; (ii) Cương vị
quản lí; (iii) chiến lược lãnh đạo; (iv) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn-thị
trường; (v) trách nhiệm xã hội có mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tác giả dùng mơ hình phân tích hồi quy để đánh giá các biến hoạt động trong
đó đã chỉ ra có sự ảnh hưởng của hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và năng lực
cạnh tranh. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng, mối quan hệ giữ hoạt động quản trị trong
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sẽ cao hơn khi quản trị được đánh giá trên cơ sở
tồn diện (cả 5 thơng số được đặt cùng nhau) thay vì đánh giá riêng lẻ. Tuy nhiên, Ho
(2005) chỉ đánh giá các công ty kinh doanh hàng đầu trong danh sách 500 công ty
Fortune và danh sách 1.000 công ty Business Week. Nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ
mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị trong doanh nghiệp mà
chưa xét đến những khía cạnh khác. Vì vậy, vẫn cịn tồn tại một khoảng trống nghiên
cứu rõ ràng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị của các doanh nghiệp ở các
nước phát triển và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế.
Onar & Polat (2010) nghiên cứu về các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh
và lựa chọn chiến lược kinh doanh của 104 doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch
chứng khốn Istabul-Thổ Nhĩ Kỳ thơng qua phỏng vấn Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc
nguồn nhân lực dựa trên bảng câu hỏi Likert 7 điểm. Nghiên cứu này đã phân tích các
3



nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: (1) khả năng
quản trị; (2) khả năng sản xuất; (3) khả năng bán hàng marketing; (4) khả năng dịch vụ
hậu cần logistic; (5) công nghệ thông tin; (6) tài chính-kế tốn; (7) nguồn nhân lực; (8)
dịch vụ chăm sóc khách hàng; (9) cung ứng; (10) nghiên cứu và phát triển; (11) quản
trị công nghệ; (12) đổi mới; (13) quan hệ khách hàng. Nghiên cứu này khẳng định
quyết định chiến lược càng đúng đắn thì càng tạo ra khả năng cạnh tranh cao.
Sauka (2014) nghiên cứu về “Đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty ở
Latvia”: kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh cấp công ty bao gồm: (i) năng lực tiếp cận các nguồn lực; (ii) năng lực làm việc
của nhân viên; (iii) nguồn lực tài chính; (iv) chiến lược kinh doanh; (v) tác động của môi
trường; (vi) năng lực kinh doanh so với đối thủ; (vii) sử dụng các mạng lưới thông tin
liên lạc. Kết quả của nghiên cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvia bởi các cơng ty
nói chung mà không phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng
vào các nước có nền kinh tế phát triển cũng như những cơng ty có ngành nghề khác.
Thứ hai, nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm có
các cơng trình công bố sau:
Phạm Thu Hương (2017) trong luận án tiến sĩ về "Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Tác
giả đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và
nhỏ, tác giả đã vận dụng mơ hình Kim cương của Michael Porter (1990), mơ hình tam
giác năng lực cạnh tranh của Lall (2001, trích trong Flanagan và cộng sự, 2005) để đưa
ra định hướng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ranh cả doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Tác giả xác định 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã sử dụng
phương pháp phỏng vấn các chuyên gia để xây dựng, hoàn chỉnh và đánh giá các
nhóm nhân tố này. Các nhóm nhân tố bao gồm: (i) năng lực tổ chức quản lí doanh
nghiệp; (ii) năng lực marketing; (iii) năng lực tài chính; (iv) năng lực tiếp cận và đổi
mới công nghệ; (v) năng lực tổ chức dịch vụ; (vi) năng lực tạo lạp các mối quan hệ,
hàm tổng qt của mơ hình có dạng Y=f(X1, X2, X3, X4, X5, X6). Luận án đã thống

kê và phân tích từng yếu tố năng lực tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh

4


nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tác giả đề xuất một số khuyến
nghị nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguyễn Duy Hùng (2016) trong luận án tiến sĩ "Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các công ty chứng khốn Việt Nam”. Tác giả đã vận dụng mơ hình đánh giá các
yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland (2001) để xác định hệ thống 7 yếu tố bên
trong tác động đến năng lực cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn Việt Nam, bao
gồm yếu tố về tiềm lực tài chính; vốn trí tuệ; chất lượng sản phẩm; trình độ cơng nghệ;
chất lượng dịch vụ; thương hiệu, uy tín và hoạt động xúc tiến; mạng lưới hoạt động.
Luận án đã luận hóa được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố bên trong tới năng lực
cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp
tương ứng liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty chứng khoán
Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tự do hóa thị trường chứng khốn.
Nguyễn Thành Long (2016) trong luận án tiến sĩ "Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bến tre”. Tác giả đã hệ
thống hóa được cơ sở lí thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực
du lịch. Tác giả xác định 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội và điều kiện tự
nhiên của địa phương, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia để
xây dựng, hoàn chỉnh và đánh giá các yếu tố này. Các yếu tố bao gồm: (i) năng lực
marketing; (ii) thương hiệu; (iii) năng lực tổ chức, quản lí; (iv) trách nhiệm xã hội; (v)
chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (vi) nguồn nhân lực; (vii) cạnh tranh về giá; (viii) điều
kiện môi trường điểm đến.
Bài viết: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập
số 2(12) -tháng 1-2/2012. Bài viết này đã chỉ rõ bản chất của cạnh tranh là tối đa hoá lợi

nhuận. Cạnh tranh kinh tế ở cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được đề cập nhiều song hiện vẫn cịn chưa có
sự thống nhất cao, bởi: nói đến năng lực cạnh tranh là cần xem xét điều kiện, bối cảnh phát
triển đất nước trong từng thời kỳ cụ thể, đồng thời năng lực cạnh tranh phải thể hiện khả
năng “đua tranh”, “tranh giành” giữa các doanh nghiệp và phải thể hiện bằng phương thức
5


hay cách thức cạnh tranh phù hợp. Tác giả cũng chỉ rõ cần phải nghiên cứu cạnh tranh diễn
ra cả ở trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực trao đổi và trên thị trường.
Từ Thanh Thủy (2009) Đề tài cấp Bộ “Hồn thiện mơi trường kinh doanh
nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu
thương mại chủ trì thực hiện. Trong đó, đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán
bn, buôn lẻ ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất hồn thiện mơi trường
kinh doanh cho lĩnh vực dịch vụ này theo một số tiêu chí chủ yếu từ góc độ thuận
lợi hóa thương mại cho thương nhân, chưa đi sâu nghiên cứu dịch vụ bán lẻ từ các
góc độ cơ cấu dịch vụ phân phối bán lẻ, chính sách mặt hàng, chính sách và cơ chế
quản lý giá cả, quản lý thị trường theo địa bàn lãnh thổ và các thiết chế quản lý đối
với lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ.
Tập tài liệu Hội thảo quốc gia “Việt Nam- WTO: mở cửa thị trường trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối – bán lẻ” do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban quốc gia về
hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức thực hiện tại Hà Nội năm 2008.
Thứ ba, nghiên cứu các công cụ, các biện pháp, yếu tố nội tại đảm bảo nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp, có các cơng trình đã cơng bố sau:
Viện nghiên cứu JX Nippon Nhật (18/2/2019) Nghiên cứu “Technical cooperation to improve competitiveness of petroleum refining industry in Vietnam”.
Trong nghiên cứu này viện nghiên cứu JX Nippon Nhật đã chỉ ra các cơ hội tối ưu hóa
vận hành, cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho BSR, cụ
thể như sau:
 Nghiên cứu cải tiến chất lượng dầu đốt tại phân xưởng Crackinh xúc tác

(RFCC) để nâng cấp thành dầu đốt đáp ứng yêu cầu tổ chức hàng hải quốc tế (IMO:
International Maritime Organization), nghiên cứu này đang được BSR thử nghiệm tại
phịng thí nghiệm BSR và gửi mẫu sang nước ngoài để thử nghiệm, nếu dự án thành
cơng (dự kiến năm 2020), ước tính sẽ thu được lợi nhuận khoảng 500-1.000 tỷ/năm.
 Tối ưu hóa xúc tác tại phân xưởng RFCC: hiện tại BSR trả chi phí rất nhiều về
tiêu thụ xúc tác tại RFCC (khoảng 13 tấn/ngày tương đương với 52.000USD/ngày), do
đó việc giảm tiêu thụ xúc tác tại RFCC (kể cả việc nghiên cứu thay xúc tác mới giá
thành rẻ hơn) sẽ tiết giảm đáng kể về Opex tại khu vực này, JX Nippon cùng BSR
đang chuẩn bị cơ sở dữ liệu để nghiên cứu tính khả thi cho dự án này.
6


 Giảm chỉ số tiêu thụ năng lượng nội bộ trong nhà máy (EII: Energy Intensity
Index) thông qua các nghiên cứu giảm lượng oxy vào các lò đốt, sơn bức xạ tường lị,
kiểm sốt nhiệt độ tại bể chứa dầu thô nhằm tránh tổn thất do bay hơi, tối ưu hóa vận
hành hệ thống nồi hơi, xưởng phát điện,…
Kì họp thứ IV về “vai trị khoa học cơng nghệ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động lĩnh vực Hóa-Chế biến dầu khí” tổ chức tại Hội An vào ngày 9/1/2019 mà tác
giả được tham gia. Trong báo cáo này đã nêu ra/ thống kê các đề tài/ nhiệm vụ NCKH
từ năm 2010-2018 mang lại cải tiến/ lợi nhuận cho ngành dầu khí:
 Về nâng cao hiệu quả hoạt động các Nhà máy chế biến dầu khí, tối ưu hóa sản
xuất, tiết kiệm năng lượng;
 Các ĐT/NV về ăn mòn: Cung cấp các dữ liệu, xu hướng và phương pháp luận
để tiếp tục thực hiện các hợp đồng với BSR, PVGas, Petronas, một số NM Điện…;
 Nâng cấp NMLD DQ -Euro 5: Tư vấn kịp thời cho PVN và BSR phương án
dự phòng trong trường hợp việc huy động vốn của dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy
lọc dầu Dung Quất gặp khó khăn về tài chính;
 Các ĐT về đa dạng hóa sản phẩm: góp phần tư vấn, định hướng cho Tập đoàn
cũng như các đơn vị trong việc đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm
từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại các nhà máy khâu sau.

Theo nhận xét của lãnh đạo PVN thì các NV/ĐT chưa có nhiều ý tưởng đột phá,
chưa có tính ứng dụng cao, chưa xây dựng được các chương trình nghiên cứu mang
tính chiến lược, dài hạn, đón bắt xu thế phát triển KHCN của thế giới trong lĩnh vực
Hóa và Chế biến dầu khí.
Kỳ họp cũng đã hướng các nhà máy Lọc-Hóa dầu nên đi theo xu thế nào để nâng
cao năng lực cạnh tranh, cụ thể đã nêu xu thế về:
 Tốc độ phát triển hóa dầu sẽ tăng nhanh trong thời gian đến (3%/năm), trong
khi phát triển lọc dầu sẽ chậm lại (1%/năm).
 Theo dự báo của một số tổ chức tư vấn quốc tế lớn trên thế giới như
McKinsey, Wood Mackenzie, IHS…nhu cầu dầu thô cho sản xuất nhiên liệu trên thế
giới phát sẽ triển chậm lại do:Việc phát triển các phương tiện dùng các loại nhiên liệu
khác như ơ tơ điện…; Các chính sách về khí thải động cơ ngày càng chặt chẽ sẽ hạn
7


chế sự phát triển nhiên liệu truyền thống; Việc phát triển cơng nghệ tiết kiệm nhiên
liệu giao thơng;…
Do đó với tốc độ phát triển của hóa dầu như hiện nay, hóa dầu đang dần trở thành
động lực chính thúc đẩy tiêu thụ dầu thơ tồn cầu. Vì vậy các cơng ty dầu khí, đặc biệt
tại Châu Á và Châu Âu, cần phát triển tích hợp lọc hóa dầu dựa trên các lợi thế về
nguồn nguyên liệu sẵn có, lợi thế giá nguyên liệu, nhằm giảm chi phí đầu tư, vận
chuyển nguyên liệu, tồn trữ các sản phẩm trung gian, nhân sự…;Tăng độ linh hoạt
trong sử dụng nguyên liệu cũng như đa dạng hóa sản phẩm đầu ra để nâng cao lợi
nhuận. Ngoài ra để phát huy hiệu quả hoạt động các Nhà máy chế biến dầu khí, cơng
tác nghiên cứu khoa trong Tập đoàn tập trung vào 3 nội dung chính:
 Đa dạng hóa ngun liệu, tìm nguồn ngun liệu thay thế hiệu quả cho các
Nhà máy trong bối cảnh nguyên liệu trong nước suy giảm;
 Nâng cao hiệu quả hoạt động các Nhà máy chế biến dầu khí, tối ưu hóa sản
xuất, tiết kiệm năng lượng;
 Đa dạng hóa sản phẩm;

3 mục tiêu trên cũng chính là một trong những yếu tố mà tác giả đã đề cập trong
đề tài nghiên cứu này. Đến nay công tác nghiên cứu khoa học đã đạt nhiều kết quả
thiết thực đóng góp quan trọng vào hiệu quả hoạt động các nhà máy:
Hội thảo cũng chỉ ra các khó khăn, thách thức trong ngành Lọc-Hóa dầu hiện
nay như:
 u cầu về mơi trường ngày càng khắt khe: Ơ tơ mới áp dụng tiêu chuẩn khí
thải mức 4 từ 1/1/2017 (diesel từ 1/1/2018), và mức 5 từ 1/1/2022. Hiện nay, Bộ Giao
thông Vận tải cũng đang dự thảo quy định đối với ô tô cũ. Ngồi ra Bộ Tài chính cũng
đang dự thảo quy định về phí khí thải, trong đó các Nhà máy lọc hóa dầu có mật độ
khí thải lớn sẽ chịu ảnh hưởng;
 Với việc cắt giảm các mức thuế đối với các sản phẩm lọc hóa dầu theo các
hiệp định thương mại song phương FTA và đa phương như CPTPP, ATIGA…thì sản
phẩm trong nước sẽ chịu cạnh tranh rất lớn của các sản phẩm nhập khẩu;
 Sản xuất hóa dầu khơng đáng kể, tỷ lệ sản xuất hóa dầu trong nhà máy lọc dầu
còn rất thấp, đặc biệt đối NM LD Dung Quất;
8


 Thị trường, công nghệ diễn biến thay đổi nhanh chóng, sức ép cạnh tranh lớn
trên thế giới, nếu khơng có nắm bắt và điều chỉnh kịp thời sẽ bị mất lợi thế, sản xuất
kinh doanh sẽ gặp khó khăn;
 Sản xuất lọc hóa dầu có đặc thù vốn đầu tư lớn, công nghệ thiết bị hiện đại,
các sản phẩm lọc hóa dầu rất quan trọng đối với nền kinh tế, tuy nhiên Nhà nước chưa
có chính sách tổng thể đồng bộ đối với lĩnh vực này (bảo lãnh Chính phủ, cơ chế giá
khí, cơ chế triển khai các dự án lọc hóa dầu, nghiên cứu khoa học …).
Các tham luận về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà máy lọc dầu/hóa
dầu của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” tổ chức tại TP Quy Nhơn ngày
1/6/2018 được đăng tải trên trên tạp chí dầu khí: Trong đó đề cập chủ yếu về các khó
khăn và thách thức của ngành Lọc –Hóa dầu Việt Nam như “Ảnh hưởng của xu thế
phát triển chất lượng nhiên liệu đến quá trình đầu tư và xây dựng nhà máy lọc hóa

dầu”. Báo cáo tham luận đã phân tích xu thế chất lượng nhiên liệu trên thế giới. Cụ
thể, do môi trường ô nhiễm nên yêu cầu chất lượng nhiên liệu ngày càng cao để giảm
ơ nhiễm mơi trường cho khí thải; quy định về tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu ngày
càng cao; cơng nghệ NMLD ngày càng phát triển có thể sản xuất ra nhiên liệu chất
lượng cao, giảm hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu xuống gần như bằng khơng...
Tham luận đã phân tích chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam và đưa ra những kết
luận, kiến nghị. Cụ thể, Ban Chế biến Dầu khí của PVN nhận định, ở những nước đang
phát triển có thu nhập thấp, trung bình thì gặp khó khăn trong việc chuyển đổi do chi
phí đầu tư nâng cấp lớn và khơng có hiệu quả nếu Chính phủ khơng có chương trình hỗ
trợ. Đối với các NMLD hiện hữu như NMLD Dung Quất, NMLD Nghi Sơn thì Chính
phủ, Bộ Cơng Thương cần xem xét, có chương trình hỗ trợ phù hợp để triển khai nâng
cấp chất lượng nhiên liệu đáp ứng lộ trình quốc gia và xu thế chung của thế giới.
Đại diện Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng đã trình bày những nhận
định về thách thức và cơ hội của NMLD Dung Quất trước xu thế nâng cao chất lượng
sản phẩm nhiên liệu theo các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt. Theo đại
diện BSR, những thách thức và cơ hội của đơn vị đều đến từ cơ chế, chính sách;
ngun liệu đầu vào và cấu hình nhà máy; thách thức về thị trường...
Đồng thời, để nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm, BSR đưa ra
giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học,
9


sáng kiến, cải tiến nhằm tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm chi phí vận hành,
giảm tiêu hao năng lượng... nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả và năng
lực cạnh tranh. Ngồi ra cịn triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng lớn và mang lại
hiệu quả kinh tế cao như: Xây dựng trạm điện 110/22kV nối lưới nhập điện từ EVN;
Vận hành 2 Boilers/2 STG; Giảm 1 Bơm nước biển; Nâng cấp và mở rộng trạm xuất
xe bồn, LPG; Nhập sản phẩm trung gian về chế biến...
Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cũng đưa ra ý kiến, để tăng tính chủ động trong
việc tiêu thụ sản phẩm, các nhà máy Bioethanol có phần góp vốn của PVN có thể xem

xét các phương án theo các hướng sau: Đó là sử dụng Bioethanol để làm nguyên liệu
sản xuất các sản phẩm hóa dầu Ethyl Acetate và ETBE; cải hoán 1 phần nhà máy để
sản xuất PLA... Ngoài ra, cần tận dụng tối đa khả năng tích hợp giữa nguyên liệu và
sản phẩm vào các nhà máy chế biến dầu khí của PVN để tăng hiệu quả và tính đảm
bảo của các dự án. Đồng thời cần thực hiện các nghiên cứu cập nhật và chi tiết hơn để
đánh giá khả năng đầu tư các dự án nói trên.
Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh "Các đơn vị khâu sau có sự
đóng góp to lớn vào tổng doanh thu, lợi nhuận của Tập đồn. Ngồi ra cịn góp phần to
lớn, nếu khơng muốn nói là quyết định tới sự phát triển trực tiếp cho công nghiệp, kinh
tế và xã hội tại các địa phương. Để duy trì điều đó, cần thực hiện nhiều biện pháp để
nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà máy lọc dầu, hóa dầu của Tập đồn Dầu khí
Việt Nam".
Báo cáo nghiên cứu “BSR Profit Improvement (PI) Program” của tập đoàn BCG
(The Boston Consulting Group) phát hành ngày 14/3/2017. Sau khi khảo sát thực trạng
tại nhà máy BSR từ ngày 6-10/3/2017, nhóm tác giả đã đã chỉ ra trong báo cáo này
những cơ hội BSR có thể tối ưu hóa các điều kiện hiện tại của BSR nhằm tăng cường
lợi nhuận, nâng cao năng lực cho BSR, cụ thể như sau:
 Theo báo cáo chỉ ra, lợi nhuận về tăng công suất CDU lên 115% và xử lí các
điểm thắt ở các phân xưởng hạ nguồn (NHT/CCR/RFCC), nhập thêm VHGO/Residue
để tăng công suất cho RFCC sẽ mang lại tối đa khaongr 40-70 triệu USD;
 Về tiết giảm E-II bằng cách giảm chỉ số oxy dư tại lò đốt, chuyển đổi nguồn
nhiên liệu đốt lò, bán Hydro,.. sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà máy tối đa khoảng 15-25
triệu USD;
10


Những báo cáo này là tiền để để làm cơ sở tối ưu nhà máy trong tương lai với
việc đầu tư vừa và nhỏ.
Ngồi ra cịn nhiều cơng trình, đề tài, luận án, các bài cơng bố trên tạp chí khoa
học chuyên ngành trong nước và trên thế giới có liên quan đến chủ đề nâng cao năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành. Các cơng trình nêu trên đã tiếp cận năng lực
cạnh tranh với những góc độ và cấp độ khác nhau đồng thời làm rõ phần nào lý luận
và thực tiễn năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên cho đến
nay tại Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành lọc hóa dầu nói chung, BSR nói riêng theo hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực.
Bên cạnh đó đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhà máy lọc hóa dầu tại Việt
Nam, đây là lĩnh vực rất mới tại Việt Nam (Nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên tại Việt
Nam là BSR, cho ra sản phẩm thương mại đầu tiên vào năm 2009). Tác giả đã chọn đề
tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn” làm đề tài
nghiên cứu của mình là hồn tồn mới, không trùng lặp, chưa từng được công bố trong
bất ký nghiên cứu nào khác. Mặc khác, tác giả còn là một thành viên, một nhân tố
trong bộ máy hoạt động của BSR nên việc đi sâu vào nghiên cứu đề tài này theo tác
giả là hết sức cấp thiết và đúng đắn trong bối cảnh BSR hiện nay. Đây là một đề tài
với nội dung và hướng nghiên cứu sâu và rộng nên trong thời gian có hạn về nghiên
cứu và thực hiện luận văn, tác giả chỉ khái qt hóa, phân tích về năng lực cạnh tranh
của BSR, dựa trên kết quả phân tích thực tiễn để đề xuất các định hướng nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh, tiết giảm chi phí, tăng lợi nhuận để BSR có cơ hội phát triển
nhanh, có thể vững vàng hội nhập với kinh tế quốc tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty từ 2015-2018, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty BSR trong
tương lai (dự kiến đến năm 2023).
3.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích mơi trường kinh doanh trong đó mơi trường bên trong nhằm đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu và mơi trường bên ngồi nhằm phát huy các cơ hội cũng
như thách thức trong lợi thế cạnh tranh.
11



 Phân tích năng lực cạnh tranh của BSR trong giai đoạn 2015-2018
 Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của BSR
 Đánh giá ma trận từ các ý kiến các chuyên gia.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
BSR.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của công ty BSR.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của
công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn với các cơng ty, đối thủ khác tại Việt Nam
thông qua các số liệu thu thập được từ giai đoạn 2015-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để đánh giá xem xét năng lực
cạnh tranh của công ty BSR:
+ Phương pháp chuyên gia;
+ Phương pháp thu thập số liệu;
+ Ma trận hình ảnh cạnh tranh.Ngồi ra tác giả sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, lơgíc kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh.
- Nghiên cứu chuyên gia: Dựa trên ý kiến đánh giá và nhận định của những
chuyên gia trong lĩnh vực Lọc Hóa Dầu tại Việt Nam, gồm: Ban Tổng giám đốc, Lãnh
đao các phòng ban, chuyên gia.
- Phương pháp thu thập số liệu:
 Số liệu sơ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập thông qua khảo sát và hỏi
ý kiến các chuyên gia.
 Các số liệu thứ cấp trong luận văn được thu thập từ các báo cáo của Công ty
Cổ phần Lọc – Hóa dầu Bình Sơn.

12



×