Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.07 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I.Tổng quan về hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt,
giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển
ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam.
Ngày 26/04/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 177/Ttg thành lập
“Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” tại Bộ Tài chính, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến
thiết cơ bản”. Nhiệm vụ ban đầu của Ngân hàng là thanh toán và quản lý vốn do Nhà nước
cấp cho xây dựng cơ bản nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ
công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Nhằm cải tiến cơ chế hoạt động của Ngân hàng, ngày 24/06/1981, Chính phủ đã có
Quyết định số 259/CP về việc chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài
chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế
thị trường, sau khi 02 Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời, ngày 14/10/1990 Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng đã ra Quyết định số 401/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
thay thế Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 26/11/1990, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước đã có Quyết định số 104NH/QD phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động
của BIDV. Ngân hàng chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nguồn vốn ngân
sách cấp phát cho đầu tư xây dựng cơ bản giảm nhiều, Nhà nước cấp vốn đầu tư cho Ngân
hàng với yêu cầu Ngân hàng thực hiện quy chế cho vay trên cơ sở tính toán khả năng và
thời hạn hoàn trả vốn và lãi, thu hẹp dần hoạt động cấp phát.
Đến năm 1994, BIDV được thành lập lại theo Quyết định số 90/Ttg ngày 07/03/1994
của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định số 79 QĐ/NH5 quy định BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chức
năng huy động trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án phát triển kinh tế kỹ
thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, phát
triển, còn thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp trong và
ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư.


2. Đặc điểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Cơ cấu tổ chức của BIDV gồm Hội đồng quản trị (Văn phòng và Ban kiểm soát),
Ban Tổng giám đốc ( Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Văn phòng, các Ban, phòng
chức năng) và các đơn vị thành viên.
- Các đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm:
+ Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: được chủ động trong kinh doanh, hoạt
động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển và huy
động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc. Hiện nay, BIDV có 70 chi nhánh cấp 1
tại tất cả các tỉnh thành phố trên cả nước, 42 chi nhánh trực thuộc, 59 phòng giao dịch và
215 quỹ tiết kiệm.
+ Các thành viên hạch toán độc lập: là các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ kinh
doanh. Các doanh nghiệp này vừa có sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng
công ty, vừa có quyền tự chủ kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách pháp nhân kinh
tế độc lập, bao gồm Công ty thuê mua tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Quản lý nợ
và khai thác tài sản.
+ Các đơn vị liên doanh: được thành lập với tỷ lệ góp vốn giữa BIDV và các đối tác
nước ngoài, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngân hàng Liên
doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân hàng Liên doanh
Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào – Banque pour le Commerce
Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc (liên doanh với Tập đoàn bảo
hiểm QBE, Úc)
+ Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin,
Trung tâm thanh toán điện tử hoạt động theo quy chế do Tổng giám đốc duyệt, thực hiện
hạch toán nội bộ, lấy thu bù chi, được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng và được tạo nguồn
thu từ thực hiện dịch vụ, hợp đồng nghiên cứu.
II.Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
1.Mô hình tổ chức:
Từ năm 1990, nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường nên các
giao dịch ngoại thương đã có điều kiện phát triển làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
lên. Đặc biệt là từ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam thì ngày càng có

nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Để đảm bảo đáp
ứng được nhu cầu thanh toán quốc tế của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, từ
tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chính bắt đầu thực hiện nghiệp vụ
thanh toán quốc tế. Ban đầu do lượng khách hàng chỉ bó hẹp ở những khách hàng có quan
hệ tín dụng có nhu cầu thanh toán quốc tế, nên ngoài việc thực hiện hoạt động thanh toán
quốc tế, phòng Kinh tế đối ngoại còn đảm nhiệm các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, mua
bán ngoại tệ, quan hệ quốc tế… Sau này, để đáp ứng được nhu cầu khách hàng sử dụng
dịch vụ này ngày càng tăng, các nghiệp vụ dần được tách riêng, và Phòng Kinh tế đối
ngoại được đổi tên thành phòng Thanh toán quốc tế, chỉ đảm nhiệm nghiệp vụ thanh toán
quốc tế.
Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV được tổ chức theo ngành dọc. Đầu
mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống là Hội sở chính. Chỉ có Hội sở chính mới
được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngoài. Trong
hoạt động thanh toán quốc tế, các chi nhánh trong hệ thống BIDV được chia thành 2 loại:
+ Loại 1: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp: là các chi
nhánh có đủ điều kiện cần thiết để trực tiếp xử lý các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.Chi
nhánh trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, xử lý và chịu trách nhiệm vê các giao dịch phát
sinh với các đối tác trong và ngoài nước. Các điện giao dịch của chi nhánh sẽ được chuyển
tới Hội sở chính bằng hệ thống thanh toán điện tử T5 và SIBS (đối với các chi nhánh đã
triển khai dự án Hiện đại hoá Ngân hàng) để chuyển tiếp ra nước ngoài thông qua hệ thống
SWIFT. Định kỳ, các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp phải báo cáo
Hội sở chính về doanh số và tình hình hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát
sinh tại chi nhánh.
+ Loại 2: Các chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế gián tiếp: là các chi
nhánh có thị trường và khách hàng xuất nhập khẩu nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện
để thực hiện trực tiếp nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tại chi nhánh cũng tiếp nhận và kiểm
tra hồ sơ do khách hàng xuất trình. Những hồ sơ này sau đó sẽ được chuyển lên Hội sở
chính để xử lý nghiệp vụ và chuyển tiếp ra nước ngoài. Hội sở chính có trách nhiệm kiểm
tra nội dung của các loại giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật, các thông lệ quốc
tế, thực hiện giao dịch theo đúng quy trình đảm bảo an toàn về vốn và uy tín cho Ngân

hàng và khách hàng.
2. Các hoạt động TTQT chủ yếu:
2.1. Hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
a.L/C nhập khẩu:
Phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động thanh toán
quốc tế của BIDV. Do vậy, doanh số thanh toán nhập khẩu theo phương thức này chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV.
Về bản chất của việc mở thư tín dụng là ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán cho
người thụ hưởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều
kiện của thư tín dụng. Để tránh rủi ro trong việc thực hiện cam kết thanh toán, Ngân hàng
phải xem xét rất kỹ nguồn vốn thanh toán thư tín dụng.
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn vay của BIDV, khách hàng không cần
kí quỹ. Đây là các giao dịch an toàn về nguồn vốn thanh toán nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về
tín dụng. Khối lượng những giao dịch này chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao dịch tín
dụng chứng từ tại BIDV (chiếm khoảng 50% tổng khối lượng giao dịch bằng phương thức
tín dụng chứng từ của BIDV)
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tài trợ uỷ thác của các tổ chức quốc tế,
khách hàng cũng không cần ký quỹ. Các giao dịch này không nhiều nhưng thường có trị
giá lớn, nằm trong các dự án ODA do các tổ chức nước ngoài hoặc các quốc gia cấp cho
Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giao thông công cộng, cấp thoát nước… Việc thanh
toán được thực hiện theo phương thức tín dụng chứng từ bằng Thư cam kết của tổ chức
cấp ODA hoặc rút tiền từ tài khoản đặc biệt của khách hàng mở tại BIDV.
Đây là các giao dịch an toàn về vốn nhưng rất phức tạp về nghiệp vụ và khả năng
thu phí dịch vụ còn hạn chế.
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng nguồn vốn của bên thứ ba như vốn vay của
ngân hàng khác, vốn đồng tài trợ, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển, ngoài việc xem xét
điều kiện tín dụng của bên thứ ba đó, BIDV còn yêu cầu khách hàng phải có ký quỹ tối
thiểu 5%. Mức độ rủi ro của các giao dịch này phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính
của bên thứ ba cấp tín dụng hoặc bảo lãnh và các điều kiện khoản vay.
+ Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn tự có, BIDV yêu cầu khách hàng phải

ký quỹ tối thiểu 5% và có các biện pháp đảm bảo cho nguồn vốn còn lại như ký Hợp đồng
tín dụng dự phòng, Bảo lãnh của bên thứ ba
Bảng số 1: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu Đơn vị : triệu USD
Năm 2004 2005 2006 2007 Quí I/2008
Số lượng L/C phát hành 8375 8796 9215 9648 2791
Giá trị thanh toán 3765 4752 5367 5988 1025
Nguồn : Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số và số lượng thư tín dụng phát
hành, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu thanh toán qua BIDV cũng thay đổi qua các năm theo xu
hướng đa dạng hoá. Nếu trong những năm mới hoạt động, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là
máy móc thiết bị do các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nhập khẩu
để phục vụ sản xuất kinh doanh thì nay đã mở rộng thêm các mặt hàng điện tử, nguyên vật
liệu, phân bón, xăng dầu, bông sợi, hoá chất…
b. L/C xuất khẩu:
ĐốI vớI BIDV,nghiệp vụ thông báo L/C hàng xuất ngày càng phát triển qua các
năm. Để đạt được kết quả này, ngoài việc hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng
phát triển mà còn việc mở rộng quan hệ đạI lý của BIDV vớI các ngân hàng nước ngoài
trên thế giớI

Bảng số 2: Số liệu giao dịch thông báo L/C hàng xuất Đơn vị : triệu USD
Năm 2004 2005 2006 2007 Quí I/2008
Số món 5431 5786 5964 6013 1340
Giá trị thanh toán 360 378 402 441 126
Nguồn : Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp và hỗ trợ các khách hàng trong hoạt động xuất
khẩu, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu chứng từ hàng xuất có truy đòi. Chiết khấu
chứng từ hàng xuất là hình thức BIDV ứng trước trị giá bộ chứng từ cho hàng xuất khi
ngân hàng phát hành thanh toán. Nghiệp vụ này giúp cho khách hàng rút ngắn thời gian
vốn bị đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biệt đối với những khách hàng có trị giá
bộ chứng từ lớn như xuất than, gạo. Hiện nay BIDV đã thực hiện chiết khấu tối đa 95% trị

giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng trả ngay, 85% trị giá bộ chứng từ đối với thư tín dụng
trả chậm và được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này.
Nghiệp vụ thông báo và chiết khấu chứng từ hàng xuất được thực hiện tạI tất cả các
chi nhánh, hộI sở chính không có sự kiểm tra, kiểm soát từng giao dịch thanh toán quốc tế.
Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV ngày một đa dạng. Trước đây, các mặt hàng
xuất khẩu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công giầy dép, sản phẩm may mặc, là kết quả của
việc đầu tư nhập khẩu dây truyền thiết bị của Ngân hàng thì hiện nay mặt hàng đã thay đổi
theo cơ cấu đầu tư của Ngân hàng như thuỷ sản, gạo, cao su, cà phê, than, lâm sản…
2.2. Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu thanh toán hàng nhập khẩu
Phương thức này được thực hiện khi BIDV nhận được thư nhờ thu kèm chứng từ từ
Ngân hàng nước ngoài hoặc từ khách hàng chuyển tớI, BIDV thực hiện thông báo cho
khách hàng và xử lí bộ chứng từ như chỉ dẫn.ĐốI vớI BIDV hình thức thanh toán nhờ thu
không phảI là hình thức thanh toán phổ biến vì hình thức này phụ thuộc vào quan hệ mua
bán giữa hai bên mua bán.ĐốI vớI khách hàng của BIDV phương thức thanh toán này được
sử dụng chủ yếu đốI vớI khách hàng nhập khẩu nguyên vật liệu có uy tín và có mốI quan
hệ mật thiết vớI đốI tác xuất khẩu.
Trong hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, uy tín của
ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng để các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu lựa
chọn làm ngân hàng nhờ thu bộ chứng từ.
Bảng số 3: Tình hình thanh toán nhập khẩu tạI BIDV bằng phương thức nhờ thu
Năm 2004 2005 2006 2007 Quí I/2008
Số món 1784 1921 2248 2673 742
Giá trị thanh toán 62.7 86.4 106 134 31.8
Nguồn : Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Phương thức nhờ thu hàng xuất
Đây là hình thức thanh toán được thực hiện vớI doanh số thấp tạI BIDV.Lí do chủ
yếu vì đây là hình thức thanh toán không an toàn cho khách hàng xuất khẩu nên BIDV luôn
tư vấn cho khách hàng nên đề nghị đốI tác mở L/C.Vai trò của BIDV trong phương thức
này là kinh nghiệm trong giao dich để tư vấn cho khách hàng lập bộ chứng từ có khả năng

đòi tiền một cách nhanh nhất
2.3. Hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu
ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người thụ hưởng theo chỉ dẫn.
Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện chuyển tiền và
không chịu trách nhiệm về chỉ dẫn thanh toán.
a. Chuyển tiền đi
Nghiệp vụ chuyển đi được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế để
thanh toán hàng hoá nhập khẩu, chuyển tiền đặt cọc trong các hợp đồng mua bán thiết bị,
thanh toán tiền dịch vụ và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch khác.
Nghiệp vụ chuyển tiền tại BIDV chiếm một tỷ trọng khá lớn về số món và tăng mạnh
qua các năm.
Chất lượng của nghiệp vụ chuyển tiền thể hiện ở tốc độ thực hiện giao dịch, tính chính xác
và hiểu biết về hệ thống thanh toán của các loại ngoại tệ để đảm bảo người thụ hưởng nhận
được tiền nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Mọi khoản chuyển tiền ra nước ngoài thực hiện
tại BIDV đều tuân thủ chặt chẽ chế độ quản lý ngoại tệ ngoại hối do Nhà nước quy định
trong từng thời kỳ.
b. Chuyển tiền đến:
Tại BIDV, nghiệp vụ chuyển tiền đến được chia thành 3 loại chính, căn cứ vào mục
tiêu chuyển tiền, gồm: Chuyển tiền thanh toán hàng xuất khẩu, chuyển tiền kiều hối,
chuyển tiền phi mậu dịch khác và chuyển tiền uỷ thác đầu tư.
+ Chuyển tiền thanh toán hàng xuất khẩu: chiếm một tỷ trọng khá lớn trong doanh số
chuyển tiền đến của BIDV
+ Chuyển tiền phi mậu dịch: Trong các loại chuyển tiền phi mậu dịch, chuyển tiền kiều
hối là hình thức chính. Xác định rõ việc mở rộng hoạt động chi trả kiều hối không chỉ tăng
thu dịch vụ ngân hàng mà còn là lượng ngoại tệ tương đối lớn có thể thu hút với chi phí
thấp nên hoạt động chi trả kiều hối ngày càng được BIDV quan tâm phát triển.
+ Chuyển tiền uỷ thác đầu tư: Chuyển tiền uỷ thác đầu tư từ các tổ chức quốc tế như
WB, ADB… cho các Ban quản lý dự án tại Việt Nam là một nguồn ngoại tệ tương đối
quan trọng đối với BIDV. Các khoản chuyển tiền này thường có giá trị rất lớn hàng triệu

USD/món. Để phát triển được dịch vụ này, BIDV đã phải thiết lập quan hệ tốt với các đơn
vị tiếp nhận vốn đầu tư như Bộ Tài chính, các Ban quản lý dự án để thu hút hoạt động của
họ qua BIDV.

×