Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà của các hộ nuôi tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRỊNH THỊ HỒNG VÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
TRONG NHÀ CỦA CÁC HỘ NUÔI TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRỊNH THỊ HỒNG VÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ NUÔI CHIM YẾN
TRONG NHÀ CỦA CÁC HỘ NUÔI TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã số:

8340410

Mã HV:



59CH438

Quyết định giao đề tài:

1467/QĐ-ĐHNT ngày 07/12/2018

Quyết định thành lập hội đồng:

1586/QĐ-ĐHNT ngày 10/12/2019

Ngày bảo vệ:

20/12/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch hội đồng:
PGS.TS ĐỖ THỊ THANH VINH
Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến
trong nhà của các hộ ni tại tỉnh Khánh Hịa” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong nghiên cứu này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được trình bày hay cơng bố ở bất

cứ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây. Các nguồn dữ liệu khác được sử dụng
trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ.
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2019
Tác giả

Trịnh Thị Hồng Vân

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy TS. Phạm Hồng Mạnh –
Giảng viên trường Đại học Nha Trang, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian nghiên cứu từ việc xây
dựng đề cương, các bước nghiên cứu và hướng dẫn hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Kinh tế trường Đại học Nha
Trang đã truyền đạt cho tôi những kiến thức q giá làm nền tảng để tơi có thể thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Yến Sào
Khánh Hịa, Trung tâm Kỹ thuật Cơng nghệ ni chim yến Sanatech và các anh chị
đồng nghiệp cùng cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi
nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu hồn thành luận văn này. Cảm ơn quý hộ nuôi
chim yến trong nhà trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả thu thập thông tin, tài liệu phục vụ trong công tác nghiên cứu.
Đặc biệt cảm ơn Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Cơng
ty Yến sào Khánh Hịa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn phân
tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hịa.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bố mẹ và chồng tôi
đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập
và làm luận văn này.

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2019
Tác giả

Trịnh Thị Hồng Vân

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................................3
1.6. Đóng góp của nghiên cứu.........................................................................................4
1.6.1. Về mặt lý thuyết ....................................................................................................4
1.6.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................................4
1.7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................5
2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế ..........................................................................5

2.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế..........................................................5
2.1.2. Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế.........................................................5
2.1.3. Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế ................................................................8
2.1.4. Bản chất và tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế .......................................................11
2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề ni chim yến trong nhà .........14
2.2. Tổng quan về tình hình ni chim yến và các nghiên cứu liên quan đến đề tài..............16
2.2.1. Tổng quan về nghề nuôi chim yến trên thế giới và Việt Nam ............................16
2.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................................................18
2.2.3. Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu liên quan.....................................21
2.3. Khung phân tích nghiên cứu...................................................................................22
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................23
v


CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........24
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..........................................................................24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa ....................................................................24
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Khánh Hịa ...........................................................26
3.2. Tình hình nghề ni chim yến trong nhà tại Khánh Hịa trong thời gian qua .......26
3.2.1. Mơ hình kỹ thuật xây nhà yến và các giải pháp kỹ thuật áp dụng khoa học công
nghệ vào việc nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam...................................................26
3.2.2. Đặc điểm và tình hình nghề ni chim yến trong nhà tại Khánh Hòa ................35
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................44
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................44
3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà ...........................46
3.3.3. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................47
3.3.4. Phiếu điều tra.......................................................................................................47
3.3.5. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập..........................................................48
3.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu...........................................48
Tóm tắt chương 3 ..........................................................................................................48

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHỀ NI CHIM
YẾN TRONG NHÀ TẠI KHÁNH HÒA ..................................................................49
4.1. Khái quát các hộ ni yến trong nhà tại Khánh Hịa .............................................49
4.2. Thực trạng hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hịa ......................51
4.2.1. Quy mơ nhà yến của hộ ni...............................................................................51
4.2.2. Phương thức nuôi ................................................................................................52
4.2.3. Vốn đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị ..................................53
4.2.4. Chi phí của hoạt động nuôi chim yên..................................................................53
4.2.5. Sản lượng và doanh thu nghề nuôi chim yến trong nhà......................................57
4.2.6. Hiệu quả kinh tế của nghề ni chim yến trong nhà tại Khánh Hịa ..................58
4.3. Kiểm định mối liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và các đặc điểm nghề nuôi chim yến
trong nhà của hộ ni ....................................................................................................60
4.3.1. Hiệu quả kinh tế theo trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi..............................60
4.3.2. Hiệu quả kinh tế theo kinh nghiệm nuôi .............................................................61
4.3.3. Hiệu quả kinh tế theo phương thức nuôi .............................................................61
4.3.4. Hiệu quả kinh tế theo quy mô .............................................................................62
vi


4.3.5. Hiệu quả kinh tế theo địa bàn nuôi......................................................................63
4.4. Hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội ................................................................63
4.5. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà tại...........64
4.5.1. Thuận lợi..............................................................................................................64
4.5.2. Khó khăn..............................................................................................................64
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................66
5.1. Kết luận...................................................................................................................66
5.2. Các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh
Hòa.................................................................................................................................69
5.2.1. Phương thức và quy mô nuôi...............................................................................69

5.2.2 Về quy mô nuôi ....................................................................................................69
5.2.3. Về địa bàn nuôi....................................................................................................70
5.2.4. Đảm bảo thị trường đầu ra...................................................................................70
5.2.5. Áp dụng khoa học công nghệ vào việc nuôi chim yến trong nhà .......................70
5.2.6. Xây dựng qui trình vận hành nhà yến và hướng dẫn các hộ nuôi để đem lại hiệu
quả .................................................................................................................................78
5.3. Các khuyến nghị khác ............................................................................................90
5.3.1. Đối với Nhà nước ...............................................................................................90
5.3.2. Đối với địa phương..............................................................................................91
5.3.3. Đối với các hộ nuôi .............................................................................................91
5.4. Các hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................92
Tóm tắt chương 5: .........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................93
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BỘ KHCN

: Bộ khoa học công nghệ

BỘ NN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BỘ TNMT

: Bộ tài nguyên môi trường


CITES

: Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora (Công ước về thương mại quốc tế các
loài động, thực vật hoang dã nguy cấp)

DNA

: Deoxyribonucleic acid (chuỗi phân tử)

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

GO

: Gross Output (Tổng giá trị sản xuất)

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

IC

: Intermediational Cost (Chi phí trung gian)

IUCN

: International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)

MI

: Mix Income (Thu nhập hỗn hợp)

MPS

: Bảng cân đối kinh tế quốc dân

Pr

: Profit (Lợi nhuận)

SNA

: System of National Accounts (Hệ thống tài khoản quốc gia)

TC

: Total Cost (Tổng chi phí)

TSCĐ

: Tài sản cố định.

VA

: Value Advance ( Giá trị gia tăng)


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nhiệt độ và lượng mưa trong năm của tỉnh Khánh Hòa...............................25
Bảng 3.2: Phân bổ nhà yến tại Khánh Hòa....................................................................39
Bảng 3.3: Phân bố mẫu nghiên cứu theo vùng ..............................................................48
Bảng 4.1: Giới tính của các chủ hộ ni yến trong nhà tại Khánh Hịa........................49
Bảng 4.2: Trình độ văn hóa của các chủ hộ ni yến trong nhà tại Khánh Hịa...........49
Bảng 4.3: Trình độ chun mơn của các chủ hộ ni yến trong nhà tại Khánh Hịa...........50
Bảng 4.4: Lĩnh vực chuyên môn của các chủ hộ nuôi yến trong nhà tại Khánh Hịa........50
Bảng 4.5: Nghề nghiệp chính của các chủ hộ ni yến trong nhà tại Khánh Hịa........51
Bảng 4.6: Số hộ ni phân theo địa bàn tại Khánh Hịa ...............................................51
Bảng 4.7: Quy mơ diện tích nhà yến của hộ ni tại Khánh Hịa .................................52
Bảng 4.8: Phương thức ni yến trong nhà theo qui mô nhà yến .................................52
Bảng 4.9: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị ........................53
Bảng 4.10: Chi phí khấu hao các tài sản cố định của các hộ nuôi ................................54
Bảng 4.11: Các khoản mục chi phí trung gian của các hộ ni ....................................55
Bảng 4.12: Tổng chi phí bình qn năm tính cho 1 hộ theo qui mô nhà yến ...............55
Bảng 4.13: Chi phí bình qn năm tính cho 1 hộ theo qui mơ nhà yến và qui mơ chi
phí ..................................................................................................................................57
Bảng 4.14: Doanh thu bình qn năm của hộ theo qui mơ nhà yến..............................58
Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế của hộ theo qui mô nhà yến.............................................59
Bảng 4.16: Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế của hộ theo trình độ chun mơn của
chủ hộ ............................................................................................................................60
Bảng 4.17: Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế của hộ theo kinh nghiệm nuôi của chủ
hộ ...................................................................................................................................61
Bảng 4.18: Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế của hộ theo phương thức nuôi ............62
Bảng 4.19: Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế của hộ theo qui mô nhà yến ................62
Bảng 4.20: Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế của hộ theo địa bàn nuôi .....................63

Bảng 5.1: Thiết bị hệ thống phun sương .......................................................................73
Bảng 5.2: Trang thiết bị và các hợp chất chuyên dùng .................................................74
ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung phân tích ............................................................................................22
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hịa ..............................................................24
Hình 3.2: Hệ thống đối lưu nhiệt dùng trong nhà yến ..................................................31
Hình 3.3: Mơ hình nhà yến bằng bê tơng cốt thép ........................................................33
Hình 3.4: Mơ hình nhà yến bằng vật liệu nhẹ ...............................................................33
Hình 3.5a: Tấm 3D dùng để thi công tường cách nhiệt, cách âm tốt............................34
Hình 3.5b: Tấm 3D dùng để thi cơng sàn nhẹ...............................................................34
Hình 3.6. Tấm lợp cách nhiệt ........................................................................................35
Hình 3.7: Bên trong gia đình nhà yến ...........................................................................37
Hình 3.8: Chim đang giao phối .....................................................................................41
Hình 3.9: Chim yến mẹ đang ấp trứng ..........................................................................42
Hình 3.10: Các giai đoạn phát triển của chim con ........................................................43
Hình 3.11: Quá trình sinh sản chim yến trong nhà .......................................................43
Hình 3.12: Chim mẹ đang cho chim con ăn..................................................................44
Hình 3.13: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu............................................................................45
Hình 5.1: Cách lắp đặt giá tổ trong nhà yến..................................................................71
Hình 5.2: Lắp đặt loa bên trong và bên ngồi nhà yến .................................................72
Hình 5.3: Chim yến vào nhà và ở lại nhà yến ...............................................................79
Hình 5.4: Sử dụng âm thanh và tổ mơ phỏng để kích thích chim làm tổ......................79
Hình 5.5: Thùng đựng chim con để chuyển đến nhà ni chim yến ............................81
Hình 5.6: Tập bay cho chim con ...................................................................................86
Hình 5.7: Kỹ thuật khai thác yến nhà............................................................................88

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Khánh Hịa có nhiều điều kiện để
phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khánh Hòa với lợi thế về ngành nghề khai
thác yến sào truyền thống và lâu đời. Môi trường sống vi mô của chim yến tại địa
phương Khánh Hòa được đảm bảo như: nhiệt độ trong nhà yến và nơi làm tổ từ 270C –
310C, độ ẩm khơng khí nằm trong phạm vi 70%-85%... Đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân
tại địa phương Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung. Việc nghiên cứu đánh giá
hiệu quả nghề nuôi chim yến này sẽ là cơ sở quan trọng góp phần định hướng phát triển
của nghề này trong thời gian tới. Từ kết quả điều tra tồn bộ các hộ ni, nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề ni chim yến trong nhà tại
Khánh Hịa trong thời gian qua. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho cho thấy, trong số
331 hộ ni trong tồn tỉnh, Tp Nha Trang chiếm tỉ lệ cao nhất với 44,1%, huyện Diên
Khánh chiếm 14,2%; huyện Ninh Hòa chiếm 13,9%. Những huyện, thị cịn lại chiếm tỉ
lệ khơng đáng kể.
Tuổi của hộ nuôi lớn nhất là 71 và thấp nhất là 34. Tuổi trung bình của hộ ni là
49,8 năm. Số năm kinh nghiệm nuôi chim yến trong nhà thấp nhất là 1 năm và nhiều
nhất là 15 năm. Kinh nghiệm trung bình của chủ hộ ni chim yến là 15 năm. Trình độ
văn hóa phần lớn học hết cấp 3 chiếm 92,1%; học hết cấp 2 chiếm 7,6% và 0,3% tỉ lệ
chủ hộ ni khơng biết chữ.
Nghề chính của các chủ hộ ni chim yến trong nhà tại Khánh Hịa làm ở nhiều
lĩnh vực, như: tỉ lệ hộ làm kinh doanh và thương mại dịch vụ chiếm 38,4%; là cán bộ
công nhân viên chiếm 20,2%; làm nông nghiệp chiếm 7,6% và làm nghề khác chiếm
33,5%. Chỉ có 1 hộ chuyên làm nghề ni chim yến. Trong đó, chun mơn là cơng
nhân kỹ thuật chiếm 15,1%; trung cấp chiếm 21,5%; cao đẳng chiếm 26%; đại học
chiếm 7,9% và 17,2% được đào tạo các lớp tập huấn ngắn hạn khác. Các chủ hộ ni
học các chun ngành khác nhau, trong đó lĩnh vực nông nghiệp và thú y chiếm 6,3%;
kinh tế chiếm 23,9%; ngành kỹ thuật chiếm 24,5%; ngành khác chiếm 45%.

Hộ nuôi có qui mơ nhỏ có diện tích dưới 200m² chiếm 53,5%; qui mơ vừa có
diện tích nhà yến từ 200m² đến 400m² chiếm tỉ lệ 38,7%. Tỉ lệ hộ nuôi có nhà yến qui
mơ lớn trên 400 m² chiếm tỉ lệ 7,9%.
Phương thức nuôi của các hộ nuôi chim yến dưới 2 hình thức: Tự nghiên cứu mơ
hình ni và được đơn vị tư vấn kỹ thuật. Trong đó, tỉ lệ hộ nuôi tự nghiên cứu mô
xi


hình ni chiếm 55,9% (tương ứng với 185 hộ); tỉ lệ hộ nuôi được đơn vị tư vấn kỹ
thuật chiếm 44,1% (tương ứng với 146 hộ). Những hộ ni có qui mơ diện tích nhà
yến nhỏ chủ yếu tự nghiên cứu mơ hình ni, trong khi những hộ có qui mơ diện tích
nhà yến ở mức vừa và lớn được đơn vị tư vấn kỹ thuật cho hoạt động nuôi.
Chi phí xây dựng ban đầu nhà yến chiếm 48,89% tổng chi phí đầu tư; chi phí vật
tư trang thiết bị nhà yến chiếm 14,39% tổng vốn đầu tư; chi phí chuyển giao công
nghệ chiếm 17,36%; đầu tư hệ thống âm thanh dẫn dụ chiếm 6,28%; đầu tư hệ thống
tạo ẩm chiếm 2,33%; đầu tư bộ điều khiển tự động chiếm 2,15%; đầu tư hệ thống giá
tổ chiếm 6,23%; đầu tư hệ thống camera giám sát chiếm 2,06% và đầu tư tài sản khác
chiếm 0,31%. Đối với chi phí trung gian của các hộ nuôi tại địa bàn tỉnh là 32286,4
triệu đồng, trong đó chi phí điện nước chiếm 4%; chi phí nhân cơng chiếm 51,72%; chi
phí dung dịch và chất tạo mùi dẫn dụ chiếm 15,36%; chi phí vệ sinh và phịng dịch
chiếm 2,45%; chi phí kiểm tra và bảo dưỡng chiếm 16,8%; chi phí khai thác tổ yến
chiếm 6,01% và chi phí quản lý chiếm 3,65%.
Đối với nhà yến có diện tích qui mơ nhỏ (Dưới 200m²), tổng chi phí ni bình
qn 1 hộ trong năm là 105,47 triệu đồng. Chí phí nhân cơng chiếm tỉ trọng cao nhất
với 45,7%; Chi phí kiểm tra bảo dưỡng chiếm 12,60%; chi phí dung dịch và chất tạo
mùi dẫn dụ chiếm 8,79%. Những khoản chi phí khác chiếm tỉ trọng dưới 8%. Trong
khi đó, đối với nhà yến có diện tích qui mơ vừa (từ 200m² đến 400m²), tổng chi phí
ni bình quân 1 hộ trong năm là 149,44 triệu đồng. Chí phí nhân cơng chiếm tỉ trọng
33,91%; Chi phí kiểm tra bảo dưỡng chiếm 12,55%; chi phí dung dịch và chất tạo mùi
dẫn dụ chiếm 11,98%; Chi phí khấu hao nhà yến hàng năm chiếm tỉ trọng 8,05%.

Những khoản chi phí khác chiếm tỉ trọng dưới 8%.
Đối với nhà yến có diện tích qui mơ lớn (trên 400m²), tổng chi phí ni bình qn
1 hộ trong năm là 241,73 triệu đồng. Chí phí nhân cơng chiếm tỉ trọng 26,73%; Chi phí
kiểm tra bảo dưỡng chiếm 10,69%; chi phí dung dịch và chất tạo mùi dẫn dụ chiếm
Về sản lượng: Sản lượng yến thu hoạch trung bình mỗi năm của hộ gia đình có
nhà yến qui mơ nhỏ đạt 6,33kg/năm; hộ có qui mơ vừa đạt 12,84kg/năm và hộ có qui
mơ lớn đạt 16,84kg/năm.
Về doanh thu: Doanh thu dưới 500 triệu đồng: những hộ ni có qui mơ nhà yến
nhỏ chiếm 56,3%; hộ có qui mơ nhà yến vừa chiếm 36,4% và hộ có qui mơ nhà yến
lớn chiếm 6,3%. Trong khi đó, doanh thu từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng: những hộ
ni có qui mơ nhà yến nhỏ chiếm 33,3%; hộ có qui mơ nhà yến vừa chiếm 59,3% và
hộ có qui mơ nhà yến lớn chiếm 7,4%.
xii


Doanh thu từ trên 1 tỷ đồng: những hộ nuôi có qui mơ nhà yến nhỏ chiếm 38,9%;
hộ có qui mơ nhà yến vừa chiếm 44,4% và hộ có qui mơ nhà yến lớn chiếm 16,7%.
Bình qn đối với nhà yến có qui mơ nhỏ, sản lượng bình qn đạt 6,32 kg
yến/năm; đối với nhà yến có qui mơ vừa đạt 12,85 kg yến/năm và những nhà yến có
qui mơ lớn đạt bình quân 16,84 kg yến/năm. Lợi nhuận bình quân 1 hộ nuôi nhà yến
qui mô nhỏ đạt 54,86 triệu đồng/năm; qui mô vừa đạt 155,14 triệu đồng/năm và qui
mơ lớn đạt 140,87 triệu đồng/năm.
Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim
yến trong nhà xét trên quy mô diện tích thì hầu hết các hộ ni đều đạt được kết quả và
hiệu quả cao. Tuy nhiên xét từng chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả và hiệu quả thì có
sự khác nhau giữa các nhóm qui mơ nhà yến.
Bình qn mỗi năm để có sản lượng 1kg yến tổ thì mỗi hộ ni của nhà yến có
qui mơ nhỏ phải bỏ ra tổng chi phí là 16,70 triệu đồng. Các hộ ni có quy mơ vừa là
11,63 triệu đồng và hộ ni có quy mơ lớn tốn chi phí là 14,36 triệu đồng. Trung bình
cứ 1 mét vng diện tích mỗi năm một hộ ni chim yến trong nhà có qui mơ nhỏ sẽ

thu 0,46 triệu đồng lợi nhuận. Các hộ ni có quy mơ vừa cứ một mét vng diện tích
mỗi năm thu được 0,56 triệu đồng và hộ có qui mơ lớn thu được 0,28 triệu đồng.
Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả nghề nuôi với các đặc điểm hoạt
động nuôi của hộ gia đình cho thấy có bằng chứng về mối liên hệ giữa hiệu quả nghề
nuôi chim yến trong nhà với kinh nghiệm nuôi của chủ hộ, phương thức nuôi và địa
bàn ni có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, kết quả kiểm định chưa có
bằng chứng về mối liên hệ giữa hiệu quả nghề ni chim yến trong nhà với trình độ
chun mơn của chủ hộ ni và qui mơ diện tích ni ở mức ý nghĩa 5%.
Từ kết quả nghiên cứu luận văn đã đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải
thiện hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hịa, đó là: Phương thức và qui
mơ ni, về địa bàn nuôi và vấn đề đảm bảo thị trường đầu ra…Những kiến nghị giải
pháp được trình bày trong phần sau của luận văn.
Từ khóa: nghề ni chim yến, trong nhà, hiệu quả, Khánh Hòa

xiii



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nghề nuôi chim yến (yến nhà) phát triển khá mạnh ở các nước Đông
Nam Á gồm Malaysia, Indonesia, Philippine, Việt Nam và Thái Lan. Mặc dù sản
phẩm yến sào của nhiều nước đã được thương mại hóa nhưng những thơng tin về quy
mô sản xuất, sản lượng khai thác, quy trình ni và phương thức quản lý dường như
vẫn chưa được các nước cơng khai vì nhiều lý do khác nhau. Theo ước tính của các
chuyên gia, năm 2018, sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 68 tấn. Theo
báo cáo sơ bộ của các tỉnh, hiện nay cả nước có 42/63 tỉnh có ni chim yến với tổng
số 8.548 nhà yến (Nguyễn Văn Trọng, 2019). Khánh Hòa tháng 11/2018 có 331 nhà
yến. Thị trường nhập khẩu chính là Hồng Kông, Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở
các nước Mỹ, Australia, New Zealand.

Nghề khai thác yến sào ở đảo yến thiên nhiên đã có mặt ở Việt Nam từ lâu. Cách
đây gần 700 năm, nghề khai thác yến sào đảo yến thiên nhiên đã có mặt ở Việt Nam.
Để phục vụ yến tiệc thời phong kiến tổ yến đã trở thành đối tượng khai thác để sử
dụng như một loại sản phẩm đặc biệt. Đến nay, nghề khai thác yến sào ở Việt Nam
không ngừng phát triển, quần thể đàn chim yến và sản lượng yến sào khai thác tự
nhiên ngày càng tăng cao.
Hiện nay chim yến trong nhà đã phát triển trên khắp các tỉnh thành từ Thanh Hóa
đến Cà Mau, Phú Quốc (Kiên Giang), đặc biệt là ở Khánh Hịa là nơi có số lượng quần
thể chim yến và sản lượng yến sào dẫn đầu cả nước.
Bên cạnh khai thác tổ yến đảo thiên nhiên, những năm gần đây nuôi chim yến
trong nhà mang lại nguồn lợi lớn, cùng với hiệu quả khi sử dụng yến sào, ngày càng có
nhiều người quan tâm. Hiện nay số lượng nhà nuôi chim yến đang bùng phát tại địa
phương, chính vì điều này đã tạo nên một xu hướng mới và được xã hội quan tâm.
Từ lâu nay, chim yến hàng sinh sống, làm tổ tự nhiên trong các hang đảo. Tuy
nhiên những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ trong
nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Đặc biệt chim yến nhà tập trung với số
lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung Bộ đến Cà Mau. Nghề ni chim
yến trong nhà đã hình thành và phát triển. Hiện nay các phân loài chim yến này phân
bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
1


Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho chim yến là vùng có độ che phủ 30% rừng cây,
20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm. Việt Nam nằm ở
khu vực Đơng Nam Á có bờ biển dài, nhiều ao hồ, sơng ngịi, thời tiết nhiệt đới gió
mùa ẩm thích hợp với nghề ni chim yến. Những điều kiện tự nhiên và khí hậu này
cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Giá trị sản phẩm yến sào Việt Nam
được đánh giá cao hơn sản phẩm của các nước trong khu vực. Thị trường xuất khẩu
yến sào của Việt Nam khá ổn định, duy trì khách hàng, thị trường truyền thống khá tốt.
Việc đánh giá hiệu quả nghề nuôi chim yến trong nhà đã được một số tác giả và

nhà khoa học nghiên cứu trong thời gian qua. Những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
có thể kể đến như: Hồ Thế Ân (1994), Nguyễn Quang Phách (1997), Nguyễn Ngọc
Hải (2014) hay ở nước ngoài như Philip Wildash (1968), Madnyana I.M (1998),
Somadikarta S., (1989), Tim Penulis PS (1996, 1999). Tuy nhiên, những nghiên cứu
này mới bước đầu xây dựng qui trình kỹ thuật cho hoạt động nuôi chim yến trong nhà.
Việc đánh giá hiệu quả nghề này, đặc biệt là theo các mô hình ni và địa bàn khác
nhau vẫn là những vấn đề cịn bỏ ngỏ.
Hiện nay nghề ni chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát khơng
có định hướng. Để nghề này phát triển ổn định, hiệu quả, và đúng hướng rất cần có có
những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả nghề này trên phạm vi toàn tỉnh. Trên cơ sở đó
để ngành nơng nghiệp và các cơ quan hữu quan có những chính sách tư vấn áp dụng
các giải pháp khoa học công nghệ cao cho hoạt động ni này một cách có hiệu quả.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi
chim yến trong nhà của các hộ ni tại tỉnh Khánh Hịa” để làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá hiệu quả nghề ni chim yến trong nhà
tại tỉnh Khánh Hịa. Trên cơ sở đó tìm các giải pháp phát triển nghề ni chim yến
trong nhà tại Khánh Hịa phát triển bền vững trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng của nghề nuôi chim yến trong nhà tại tỉnh Khánh Hịa.
(2) Phân tích hiệu quả kinh tế về các mơ hình ni, phương thức và quy mơ
ni chim yến trong nhà tại tỉnh Khánh Hòa.
2


(3) Kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả nghề nuôi với những đặc điểm nghề
nuôi chim yến trong nhà tại Khánh Hịa?
(4) Các gợi ý chính sách, giải pháp để nâng cao hiệu quả ngành nghề nuôi chim

yến trong nhà tại tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng của nghề nuôi chim yến trong nhà lấy tổ tại tỉnh Khánh Hòa
hiện nay như thế nào?
(2) Hiệu quả kinh tế nghề nuôi chim yến trong nhà đối với mỗi mơ hình ni,
phương thức và quy mơ ni hiện nay ra sao?
(3) Có mối liên hệ nào giữa hiệu quả nghề nuôi với những đặc điểm nghề ni
chim yến trong nhà tại Khánh Hịa?
(4) Các gợi ý chính sách nào nhằm nâng cao hiệu quả nghề ni chim yến
trong nhà tại tỉnh Khánh Hịa trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến
trong nhà tại tỉnh Khánh Hòa.
+ Đối tượng khảo sát: các hộ nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa.
 Phạm vi nghiên cứu
+ Về khơng gian: nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi tại tỉnh Khánh Hòa.
+ Về thời gian: Luận văn được thực hiện từ tháng 10/2018 – 4/2019.
1.5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Dựa trên mục tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim yến trong nhà,
đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế để phân
tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi. Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích hiệu quả
kinh tế gồm:
+ Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (Gross Output);
+ MI: thu nhập hỗn hợp (Mix Income);
+ IC: Chí phí trung gian (Intermediational Cost);
+ Năng suất lao động: GO/LĐ; MI/LĐ;
+ Hiệu quả sử dụng vốn: GO/IC; MI/IC; GM/IC;
3



+ Các chỉ tiêu phản ánh sử dụng chi phí, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
- Trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra, phân tích thống kê, tổng hợp, so
sánh, hạch tốn chi phí và kết quả sản xuất… cũng được áp dụng.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan, hồi qui tuyến tính bội
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề ni chim yến trong nhà.
1.6. Đóng góp của nghiên cứu
1.6.1. Về mặt lý thuyết
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế và phương pháp đánh giá
hiệu quả kinh tế trong hoạt động nuôi nói chung và ni chim yến trong nhà nói riêng;
- Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho nghề ni chim yến trong nhà tại
Khánh Hịa;
- Xây dựng khung phân tích cho hoạt động đánh giá hiệu quả cho nghề ni
chim yến trong nhà tại Khánh Hịa;
1.6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cho các hộ nuôi tại
tỉnh Khánh hòa, cụ thể như sau:
- Kết quả nghiên cứu này giúp cho các hộ nuôi nắm bắt được những mơ hình,
phương thức và qui mơ ni chim yến trong nhà hiệu quả, đem lại thu nhập cho hộ gia
đình tại tỉnh Khánh Hịa.
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các công ty nguyên liệu chế biến sản phẩm yến
sào nắm bắt được nguồn nguyên liệu đầu vào để phát triển sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của nhà yến, từ đó biết và chú ý cải thiện các yếu tố đó để nhà yến hiệu quả hơn.
1.7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt và
phụ lục, luận văn được trình bày gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu.
Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động của nghề ni chim yến trong nhà tại
Khánh Hịa.
Chương 5: Kết luận và khiến nghị

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế
2.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các
đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng
nhất định. (Nguyễn Văn Ngọc, 2015).
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế
trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc,
nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.2. Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế
Khi nói đến HQKT là nói đến phần còn lại của kết quả sau khi đã trừ đi chi
phí. HQKT là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí
trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Quan điểm truyền thống chưa thật sự toàn diện khi xem xét HQKT. Sự thiếu
toàn diện được thể hiện: Thứ nhất, HQKT được xem xét với quá trình sản xuất kinh
doanh trong trạng thái tĩnh, HQKT chỉ được phân tích sau khi đã kết thúc chu kỳ sản
xuất. Trong khi đó, HQKT khơng những cho chúng ta biết được kết quả của q
trình sản xuất mà cịn giúp xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư
hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan

điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, quan điểm truyền thống
khơng tính đến yếu tố thời gian khi tính tốn các khoản thu và chi cho một hoạt
động kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính tốn HQKT chưa đầy đủ và chính xác.
Đặc biệt những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài thì việc tính đến yếu tố thời gian
trong phân tích HQKT có ý nghĩa quan trọng. Thứ ba, HQKT được xác định bằng
cách so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong một số trường hợp khơng phản ánh chính xác HQKT.
Ví dụ, những hộ nơng dân có quy mơ sản xuất khác nhau, hộ có quy mơ nguồn
lực lớn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn hộ có quy mơ nguồn lực nhỏ, điều này khơng có
nghĩa tất cả hộ có quy mơ nguồn lực lớn đều hoạt động có hiệu quả hơn hộ có quy
5


mô nhỏ. Như vậy, HQKT không cho biết mức độ sử dụng có hiệu quả hay lãng phí
các yếu tố nguồn lực.
Hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất về một khái niệm hiệu quả. Tùy các lĩnh
vực khác nhau cách xem xét hiệu quả cũng khác nhau. Theo cách phổ biến khi nói
đến hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó thì ta quan tâm vấn đề hiệu quả trên những
lĩnh vực sau: kinh tế, chính trị và xã hội. Điều này tương ứng với 3 phạm trù: hiệu quả
kinh tế, tiếp đến là hiệu quả chính trị và cuối cùng là hiệu quả xã hội.
+ Với Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế có thể hiểu là hệ số giữa kết quả thu
về và chi phí bỏ ra. Trong đó, kết quả thu về nói trong khái niệm này như doanh
thu, tổng sản phẩm công nghiệp, lợi nhuận…Khi nói đến hiệu quả kinh tế, điều này
thể hiện trình độ sử dụng những yếu tố đầu vào của q trình sản xuất kinh doanh.
+ Hiệu quả chính trị, xã hội: Khi nhìn tổng thể phạm vi tồn xã hội và nền kinh
tế cả nước, ta có hai khái niệm đó là hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Nói cách
khác, hai khái niệm này phản ánh tác động của hoạt động kinh doanh sản xuất trong
việc thực hiện các yêu cầu và mục tiêu chung cả nền kinh tế xã hội.
+ "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong
tiêu thụ hàng hóa” (trích dẫn bởi Tạ Duy Bộ, 2003). Theo quan điểm này thì hiệu quả

là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận.
Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các
chỉ tiêu ấy. Quan điểm này thực sự khơng cịn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết
quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất
(đầu vào của quá trình sản xuất). Nếu hai doanh nghiệp có cùng một kết quả sản
xuất tuy có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất
kinh doanh của chúng là như nhau.
+ "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại
hàng hóa mà khơng cắt giảm sản xuất của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có
hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” (Paul A. Samuelson,
William, D. Nordhaus, 1989). Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh nghiệp thì
tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản
xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị
tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với
tình hình cơng nghệ và nhân cơng nhất định. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể
6


hiện ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1
càng có hiệu quả. Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tố đầu
vào nhưng lại đề cập không đầy đủ.
+ "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại
lượng kết quả và chi phí” (Theo Đặng Đình Đào & Hồng Đức Thân, 2002).
Cơng thức biểu diễn phạm trù này:
H = ΔK/ ΔC
ΔK : Phần gia tăng của kết quả sản xuất.
ΔC : Phần gia tăng của chi phí sản xuất.
H : Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn. Nó chỉ đề cập đến
hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của kinh doanh sản

xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập tồn bộ phần tham gia
vào q trình sản xuất, kinh doanh. Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi sự
vật, hiện tượng đều có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại một
cách riêng lẻ, độc lập. Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố
"tăng thêm" giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp
các động tới kết quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ln là kết
quả tổng hợp của tồn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Quan
điểm này chỉ đề cập đến phần tăng thêm trong khái niệm hiệu quả là chưa đầy đủ, thiếu
chính xác.
+ "Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác
định” (Nguyễn Thị Thu, 1989).
Công thức để biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh:
H = K/C.

Trong đó:

H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
K: Kết quả của q trình sản xuất kinh doanh.
C: Chi phí của q trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để đạt kết quả K).
Như vậy ta nhận thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản
ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn kết quả của quá
7


trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp
thì phải quan tâm cả kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó.
Với mọi điều kiện "động" trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thì quan điểm
này đánh giá trình độ lợi dụng các nguồn lực được tốt nhất.

Các quan điểm truyền thống chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế:
Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu
quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không những
cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra
quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện
này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ hai, nó khơng tính yếu tố
thời gian khi tính tốn thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu
và chi trong tính tốn hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thường chưa tính đủ và
chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai
phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính
đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các
hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động khơng chỉ đơn thuần về mặt kinh
tế mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí
lúc đầu khơng hoặc khó lượng hố được nhưng nó là những con số khơng phải là nhỏ
thì lại khơng được phản ánh ở cách tính này (Hồng Hùng, 2001).
2.1.3. Các quan điểm mới về hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm hiện đại khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố.
Cụ thể là:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này,
HQKT được thể hiện qua việc đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT
của từng hoạt động sản xuất.
- Yếu tố thời gian: được coi là một yếu tố quan trọng trong tính tốn HQKT.
Cùng một lượng vốn đầu tư như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có
thể HQKT khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất
nơng nghiệp, những hoạt động có chu kỳ sản xuất dài, việc tính đến yếu tố thời gian
của dòng tiền là rất quan trọng.
8


- Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường: hiệu quả về tài chính phải phù

hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng trưởng và phát triển bền vững
của các quốc gia.
Từ việc phân tích khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi
luận văn, khái niệm HQKT được hiểu như sau: Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh
trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất nhằm đạt được kết quả
đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất. Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra các
quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm khắc phục những điểm thiếu của các quan
điểm truyền thống:
Theo Hoàng Hùng (2001): quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ
vào tổ hợp các yếu tố:
+ Căn cứ vào trạng thái động trong mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Với
mối quan hệ này, chúng ta cần phân biệt rõ 3 phạm trù: về hiệu quả kỹ thuật (Technical
efficiency); về hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và cuối cùng là
hiệu quả kinh tế (Economic efficiency). Trong đó hiệu quả kỹ thuật là thể hiện số
lượng sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm. Theo đó, tỷ số
DO/DI được gọi là sản phẩm biên. Vì vậy hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị của
sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ
thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh
thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư
thêm. Nó chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
+ Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong
tính tốn hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu
bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau...
+ Hiệu quả tài chính, xã hội và mơi trường:
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba phương
diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả mơi trường. Hiệu quả tài chính mà trước
đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi
nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn... Hiệu quả xã hội của một dự
án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại như: Việc làm, mức tăng về
GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và sự được

bảo vệ hoặc sự hồn thiện hơn của mơi trường sinh thái. Một số tác giả khác khi đánh
9


×